You are on page 1of 424

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỐNG KÊ HỌC


TÌNH HUỐNG

Bạn là nhân viên kinh doanh của 1 cửa hàng xe máy Honda và bạn được giao
nhiệm vụ báo cáo tình hình kinh doanh của cửa hàng trong tuần đầu tiên của tháng
4 năm N

Bạn sẽ cần phải làm những công việc gì để có thể hoàn thành báo cáo?
TÌNH HUỐNG

Có số liệu về doanh số bán ra của một cửa hàng xe máy Honda trong tuần đầu
tháng 4 năm N
Dòng xe Khách hàng
Thời gian
Wave Airblade Lead Vision Nam Nữ

01/4/N 5 6 3 7 10 11
02/4/N 8 7 2 8 12 13
03/4/N 5 5 4 6 10 10
04/4/N 7 7 6 5 13 12
05/4/N 6 7 6 12 10 21
06/4/N 9 4 5 10 13 15
07/4/N 6 5 7 13 9 22
TÌNH HUỐNG

Sắp xếp, hệ thống và tính toán lại dữ liệu ban đầu

Tổng xe Tỷ trọng
Dòng xe
bán ra (%) Khách Tổng xe Tỷ trọng
hàng bán ra (%)
Wave 46 25.41
Airblade 41 22.65 Nam 77 42.54
Lead 33 18.23
Nữ 104 57.46
Vision 61 33.7
Tổng 181 100 Tổng 181 100
TÌNH HUỐNG

Xác định xu hướng biến động số lượng xe bán ra


35
Thời
Wave Airblade Lead Vision Tổng 31 31
gian 30
28
01/4/N 5 6 3 7 21 25 25 25
02/4/N 8 7 2 8 25 21
20 20
03/4/N 5 5 4 6 20
04/4/N 7 7 6 5 25 15
05/4/N 6 7 6 12 31
10
06/4/N 9 4 5 10 28
07/4/N 6 5 7 13 31 5

Tổng 46 41 33 61 181 0
1 2 3 4 5 6 7
MỤC TIÊU

 Xác định đối tượng nghiên cứu của thống kê học và vai trò của
thống kê trong đời sống xã hội.

 Hiểu một số khái niệm và các loại thang đo được dùng nhiều
trong thống kê.

 Giới thiệu khái quát các giai đoạn của quá trình nghiên cứu
thống kê.

 Cơ cấu tổ chức của hệ thống thống kê ở Việt Nam.


NỘI DUNG

1.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA THỐNG KÊ HỌC

1.2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG THỐNG KÊ

1.3 THANG ĐO TRONG THỐNG KÊ

1.4 QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ

1.5 TỔ CHỨC THỐNG KÊ Ở VIỆT NAM


1.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA THỐNG KÊ HỌC
1.1.1. Sơ lược sự ra đời và phát triển của thống kê học
Thống kê học là môn khoa học xã hội có lịch sử hình thành và phát triển lâu
đời, gắn liền với quá trình phát triển của xã hội loài người.
Giai đoạn hiện
nay
Thời kỳ
Thời kỳ TBCN Được sử dụng rộng
rãi trên mọi lĩnh
Thời kỳ phong kiến
Phạm vi rộng vực
chiếm hữu Phương pháp xác Công cụ quản lý
nô lệ Phạm vi thu thập suất và toán học vĩ mô
rộng hơn được đưa vào trong
nghiên cứu thống
Phạm vi hẹp Sử dụng phương

pháp tính toán
Sử dụng phương
pháp đơn giản:
ghi chép số liệu
đơn giản
1.1.2. Đối tượng nghiên cứu của thống kê học

• Nghiên cứu các hiện tượng và quá trình kinh tế - xã hội

• Nghiên cứu mặt lượng trong sự liên hệ mật thiết với mặt chất

• Nghiên cứu hiện tượng số lớn

• Nghiên cứu hiện tượng trong điều kiện thời gian và không gian
cụ thể

 Đối tượng nghiên cứu của thống kê học là: mặt lượng trong sự
liên hệ mật thiết với mặt chất của các hiện tượng kinh tế xã hội số
lớn, trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG THỐNG KÊ
1.2.1. Tổng thể thống kê
1.2.1.1. Khái niệm
• Tổng thể thống kê là hiện tượng số lớn, bao gồm các đơn vị cần được
quan sát và phân tích về mặt lượng.
• Các đơn vị cá biệt hoặc phần tử cấu thành nên tổng thể được gọi là đơn
vị tổng thể.
Như vậy, muốn xác định được một tổng thể thống kê, cần phải xác định
được tất cả các đơn vị tổng thể thuộc phạm vi đó.
1.2.1. Tổng thể thống kê

1.2.1.2 Phân loại các tổng thể thống kê


• Căn cứ vào hình thức biểu hiện
+ Tổng thể bộc lộ
+ Tổng thể tiềm ẩn
• Căn cứ vào mục đích nghiên cứu
+ Tổng thể đồng chất
+ Tổng thể không đồng chất
• Căn cứ vào phạm vi
+ Tổng thể chung
+ Tổng thể bộ phận
1.2.2. Tiêu thức thống kê

1.2.2.1. Khái niệm


Tiêu thức thông kê là các đặc điểm của đơn vị tổng thể được chọn ra để nghiên
cứu.
1.2.2.2. Phân loại
• Tiêu thức thuộc tính: Là loại tiêu thức mà các biểu hiện của nó được dùng
để phản ánh các thuộc tính (loại hình hoặc tính chất) của đơn vị tổng thể.
• Tiêu thức số lượng: Là loại tiêu thức có biểu hiện trực tiếp bằng con số,
đây là những con số phản ánh đặc trưng về số lượng của đơn vị tổng thể
• Tiêu thức thay phiên: Là tiêu thức chỉ có 2 biểu hiện không trùng nhau
trên một đơn vị tổng thể. Tiêu thức thay phiên có thể là tiêu thức thuộc tính
và tiêu thức số lượng.
1.2.3. Chỉ tiêu và hệ thống chỉ tiêu thống kê

1.2.3.1. Chỉ tiêu thống kê


Khái niệm: Chỉ tiêu thống kê phản ánh đặc điểm về mặt lượng trong sự liên hệ
mật thiết với mặt chất của hiện tượng số lớn trong điều kiện thời gian và không
gian cụ thể.
Kết cấu của một chỉ tiêu thống kê gồm 2 phần:
+ Phần nội dung: là tên gọi của chỉ tiêu quy định về khái niệm, giới hạn về thuộc
tính, số lượng, thời gian của hiện tượng.
+ Phần mức độ: (hay con số) của chỉ tiêu phản ánh quy mô, tỷ lệ, quan hệ so
sánh với đơn vị tính phù hợp.
1.2.3. Chỉ tiêu và hệ thống chỉ tiêu thống kê

1.2.3.2. Phân loại chỉ tiêu thống kê


 Căn cứ vào nội dung phản ánh:
- Chỉ tiêu chất lượng: Biểu hiện các tính chất, trình độ phổ biến, mối quan
hệ của tổng thể.
- Chỉ tiêu khối lượng: Biểu hiện quy mô của tổng thể.
 Căn cứ vào cách biểu hiện:
- Chỉ tiêu hiện vật: Biểu hiện bằng đơn vị hiện vật, có thể là đơn vị tự
nhiên, đơn vị đo lường hoặc đơn vị đo lường quy ước.
- Chỉ tiêu giá trị: Biểu hiện bằng đơn vị tiền tệ.
1.2.3. Chỉ tiêu và hệ thống chỉ tiêu thống kê
1.2.3.2. Hệ thống chỉ tiêu thống kê
Khái niệm:
Hệ thống chỉ tiêu là tập hợp các chỉ tiêu thống kê có quan hệ mật thiết với nhau,
phản ánh các mặt, các mối liên hệ cơ bản của hiện tượng hay quá trình kinh tế - xã
hội trong điêu kiện thời gian và địa điểm cụ thể.
1.2.3.2. Phân loại hệ thống chỉ tiêu

 Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia

 Hệ thống chỉ tiêu thống kê Bộ, Ngành

 Hệ thống chỉ tiêu thống kê doanh nghiệp


1.2.4. Dữ liệu thống kê

1.2.4.1. Khái niệm


Dữ liệu thống kê là các số liệu thu thập, tổng hợp và phân tích để phát hiện

nội dung và ý nghĩa của nó. Tất cả dữ liệu có được trong một nghiên cứu cụ thể gọi

là một bộ dữ liệu. Dữ liệu có thể là số đơn vị tổng thể hoặc là trị số của tiêu thức,

chỉ tiêu.
1.2.4.2. Phân loại dữ liệu
- Căn cứ vào tính chất: dữ liệu định tính và dữ liệu định lượng
- Căn cứ nguồn hình thành: dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp
1.3. CÁC LOẠI THANG ĐO TRONG THỐNG KÊ

CÁC LOẠI THANG ĐO THƯỜNG SỬ DỤNG

1 2 3 4

Thang đo Thang đo Thang đo Thang đo


định danh thứ bậc khoảng tỷ lệ
1.3.1 Thang đo định danh
- Thang đo định danh là loại thang đo sử dụng cho các tiêu thức thuộc tính, mà
các biểu hiện của dữ liệu không có sự hơn kém, khác biệt về thứ bậc, không theo
một trật tự xác định nào.
Đặc điểm:
+ Giữa các con số này không có quan hệ hơn kém, không thực hiện được các
phép tính thống kê, mà chỉ đếm được tần số xuất hiện từng biểu hiện.
+ Các dữ liệu định tính thường được đo lường bằng loại thang đo này.
1.3.2 Thang đo thứ bậc
- Thang đo thứ bậc là thang đo định danh, nhưng giữa các biểu hiện của nó có
thứ bậc hơn kém.
Đặc điểm:
+ Thang đo này có ưu điểm là cho thấy sự khác biệt, sự hơn kém giữa các biểu
hiện của tiêu thức.
+ Không thực hiện được các phép tính số học trên thang đo, chỉ thể hiện đặc
trưng hơn hay kém của tổng thể một cách tương đối.
1.3.3 Thang đo khoảng
- Thang đo khoảng là thang đo thứ bậc có khoảng cách bằng nhau, nhưng
không có điểm gốc là 0.
Đặc điểm:
- Cho phép đánh giá được mức độ hơn kém cụ thể về mặt lượng.
- Thang đo này luôn có đơn vị đo và được sử dụng cho tiêu thức số lượng.
- Có thể thực hiện được các phép tính số học trên thang đo và tính được các
tham số thống kê như trung bình, phương sai …
- Hạn chế là thang đo này không có gốc 0 trên thực tế, mà chỉ có những điểm
xác định các khoảng theo trật tự nào đó, nếu có điểm 0 chỉ là quy ước.
1.3.4 Thang đo tỷ lệ
- Thang đo tỷ lệ là thang đo khoảng với giá trị 0 tuyệt đối (một trị số có
thực), được coi như là điểm xuất phát của độ dài đo lường trên thang.
Đặc điểm:
- Do có gốc 0, nên có thể so sánh được tỷ lệ giữa các số đo.
- Thang đo này cho phép thực hiện được tất cả các công cụ toán, thống kê để
tính toán và phân tích dữ liệu.
- Đây là thang đo chặt chẽ nhất, được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu
thống kê.
1.4. QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ

ĐIỀU TRA TỔNG HỢP PHÂN TÍCH


THỐNG KÊ THỐNG KÊ THÔNG TIN
(Thu thập (Xử lý VÀ
thông tin) thông tin) DỰ BÁO
1.5. TỔ CHỨC THỐNG KÊ Ở VIỆT NAM
1.5.1. Hệ thống tổ chức thống kê nhà nước ở Việt Nam
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
 Thống kê ra đời và phát triển theo yêu cầu của xã hội. Ngày nay thống kê trở
thành một phần không thể thiếu của đời sống kinh tế – xã hội, thống kê là công cụ
giúp cho việc ra các quyết định trong quản lý.
 Thống kê học là một môn học nghiên cứu về hệ thống các phương pháp thu thập –
xử lý – phân tích số liệu của các hiện tượng và quá trình kinh tế – xã hội.
 Đối tượng nghiên cứu của thống kê học là mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết
với mặt chất của các hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội số lớn trong điều kiện
thời gian và không gian cụ thể.
 Có nhiều thuật ngữ được sử dụng trong thống kê, trong đó có 3 thuật ngữ được
sử dụng rộng rãi nhất, đó là: (1) tổng thể thống kê, (2) tiêu thức thống kê và (3) chỉ
tiêu thống kê.
 Lựa chọn sử dụng các loại thang đo (thang đo định danh, thang đo thứ bậc, thang
đo khoảng và thang đo tỷ lệ) tuỳ theo đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu và tiêu
thức nghiên cứu.
 Quá trình nghiên cứu thống kê gồm có 3 giai đoạn chính: điều tra thống kê –
tổng hợp thống kê – phân tích và dự đoán thống kê.
CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Hãy làm rõ đối tượng nghiên cứu của thống kê học.


2. Trình bày các khái niệm cơ bản thường dùng trong thống kê học, ý nghĩa
của các khái niệm này? Cho ví dụ minh họa?
3. Phân biệt sự khác nhau của 2 khái niệm: tiêu thức và chỉ tiêu thống kê?
4. Phân biệt các loại thang đo thống kê. Cho ví dụ minh hoạ.
5. Trình bày cơ cấu tổ chức của hệ thống thống kê ở Việt Nam.
THUẬT NGỮ

 Hiện tượng số lớn


 Mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu
 Mặt chất của hiện tượng nghiên cứu
 Tổng thể thống kê
 Tiêu thức thống kê
 Chỉ tiêu thống kê
NGUYÊN LÝ THỐNG KÊ
Số tín chỉ: 03 (36, 18)

Bộ môn: Thống kê – Phân tích


Khoa: Kế toán – Kiểm toán
CHƯƠNG 2
ĐIỀU TRA THỐNG KÊ
TÌNH HUỐNG

Để phục
Côngvụ ABCquản
ty cho lý kinh
chuyên tế, xã
sản xuất và hội
kinhquốc gia,
doanh mỹcác dữ liệu
phẩm về
organic,
dân số
trong đó và ở rất
dưỡng
sonnhà môicần thiết.
là một sảnĐể
phẩm đượclược
có chiến dữ của
liệucông
thì cơ quan
ty. Trong
năm kê tổsốchức
thống2022, lượngcác ra của
báncuộc mặtđiều
tổng hàngtra. tục giảm
liênthực
nàyKhi hiện sút
cuộc ảnh
làmtổng
hưởng tới nhiều
điều tra, kết quảvấn
kinhđềdoanh.
lý luận và phương pháp phải giải quyết để
Ban quản trị của Công ty muốn tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình
việc thu thập dữ liệu đảm bảo tính khoa học và thực tiễn. Những
trạng này để đưa ra các giải pháp phù hợp. Với tư cách là nhân viên
nội dung cơ bản đó sẽ được giải quyết trong chương này.
thống kê, bạn cần phải thực hiện các công việc gì để cung cấp thông tin
hữu ích cho các nhà quản trị trong tình huống này?
TÌNH HUỐNG

Để phục vụ cho quản lý kinh tế, xã hội quốc gia, các dữ liệu về
Giải quyết tính huống
dân số và nhà ở rất cần thiết. Để có được dữ liệu thì cơ quan
 Tiến hành điều tra thống kê (thu thập thông tin) bao gồm:
thống kê tổ chức các cuộc tổng điều tra. Khi thực hiện cuộc tổng
- Lập kế hoạch điều tra (xác định mục đích điều tra, đối tượng và đơn
điều tra, nhiều vấn đề lý luận và phương pháp phải giải quyết để
vị điều tra, nội dung điều tra, thiết lập bảng hỏi,….);
việc
- Tổthu thập
chức thựcdữhiện
liệucuộc
đảm bảotratính
điều khoa
nhằm học và
thu thập thực
thông tintiễn. Những
cần thiết.
nội dung cơ bản đó sẽ được giải quyết trong chương này.
MỤC TIÊU CHƯƠNG 2

 Hiểu khái niệm, ý nghĩa và các loại điều tra thống kê

 Có khả năng thực hiện việc thu thập thông tin

 Nắm được các hình thức tổ chức điều tra thống kê

 Có khả năng thực hiện xây dựng phương án điều tra thống kê và thiết kế bảng hỏi

 Hiểu được các loại sai số và biện pháp khắc phục sai số trong điều tra thống kê
NỘI DUNG
2.1 KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA VÀ YÊU CẦU CỦA ĐIỀU TRA THỐNG KÊ

2.2 PHÂN LOẠI ĐIỀU TRA THỐNG KÊ

2.3 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN TRONG ĐIỀU TRA THỐNG KÊ

2.4 HÌNH THỨC TỔ CHỨC ĐIỀU TRA THỐNG KÊ

2.5 XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA

2.6 XÂY DỰNG BẢNG HỎI TRONG ĐIỀU TRA THỐNG KÊ

2.7 SAI SỐ TRONG ĐIỀU TRA THỐNG KÊ


2.1. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA VÀ YÊU CẦU CỦA ĐIỀU TRA THỐNG KÊ

2.1.1. Khái niệm

Điều tra thống kê là việc tổ chức một cách khoa học theo một kế hoạch
thống nhất việc thu thập, ghi chép nguồn tài liệu ban đầu về hiện tượng
nghiên cứu trong điều kiên cụ thể về thời gian và không gian.
2.1.2. Ý nghĩa của điều tra thống kê

 Căn cứ tin cậy để kiểm tra, đánh giá thực trạng hiện tượng nghiên cứu,
tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

 Cung cấp những luận cứ xác đáng cho việc phân tích, phát hiện những
yếu tố tác động, quyết định đến sự biến đổi của hiện tượng nghiên cứu.

 Căn cứ vững chắc cho việc phát hiện, xác định xu hướng, quy luật biến
động và dự đoán xu hướng biến động của hiện tượng trong tương lai.
2.1.3. Những yêu cầu cơ bản của điều tra thống kê

 Chính xác: tài liệu phải phản ánh đúng, trung thực tình hình thực tế của
hiện tượng nghiên cứu.

 Kịp thời: nhạy bén với sự biến đổi của hiện tượng và đúng lúc cần thiết.

 Đầy đủ: thông tin thu thập được phải đầy đủ về nội dung, số đơn vị điều
tra được quy định trong văn bản điều tra.
2.2. PHÂN LOẠI ĐIỀU TRA THỐNG KÊ

ĐIỀU TRA
THỐNG KÊ

Theo tính chất Theo phạm vi


liên tục của đối tượng
điều tra điều tra

Điều tra Điều tra


Điều tra Điều tra
không thường
thường xuyên toàn bộ không toàn bộ
xuyên

Điều tra Điều tra Điều tra


chọn mẫu trọng điểm chuyên đề
2.2.1. Điều tra thường xuyên và không thường xuyên

2.2.1.1. Điều tra thường xuyên

Là tiến hành thu thập, ghi chép tài liệu ban đầu của hiện tượng nghiên cứu
một cách liên tục, có hệ thống và thường theo sát với quá trình phát sinh, phát
triển của hiện tượng.

2.2.1.2. Điều tra không thường xuyên

Là tiến hành thu thập, ghi chép tài liệu ban đầu của hiện tượng nghiên cứu
một cách không liên tục, không gắn liền với quá trình phát sinh phát triển của
hiện tượng.
2.2.1. Điều tra toàn bộ và không toàn bộ

2.2.2.1. Điều tra toàn bộ

Là tiến hành thu thập, ghi chép tài liệu ban đầu trên toàn bộ các đơn vị
thuộc đối tượng điều tra, không loại trừ bất kỳ đơn vị nào.

2.2.2.2. Điều tra không toàn bộ

Là tiến hành thu thập, ghi chép tài liệu ban đầu trên một số đơn vị được
chọn ra trong toàn bộ các đơn vị của tổng thể chung. Những đơn vị được chọn
phải đáp ứng một số điều kiện nhất định.
2.2.2.2. Các loại Điều tra không toàn bộ

Điều tra chọn mẫu: Là loại điều tra không toàn bộ, trong đó chỉ chọn ra
một số đơn vị để điều tra thực tế. Kết quả thu thập được dùng để suy rộng
thành các đặc điểm của toàn bộ tổng thể.

Điều tra chuyên đề: Là loại điều tra không toàn bộ, chỉ tiến hành thu
thập tài liệu trên một số rất ít đơn vị nhưng lại đi sâu nghiên cứu chi tiết nhiều
khía cạnh khác nhau của đơn vị đó nhằm rút ra vấn đề đặc thù, cốt lõi.

Điều tra trọng điểm: Là loại điều tra không toàn bộ, trong đó chỉ tiến
hành thu thập tài liệu trên những bộ phận chủ yếu của hiện tượng nghiên cứu.
Kết quả điều tra không suy rộng mà chỉ giúp ta nhận thức được tình hình cơ
bản của hiện tượng nghiên cứu.
2.3. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN TRONG ĐIỀU TRA
THỐNG KÊ

2.3.1. Phương pháp đăng ký trực tiếp


 Khái niệm: Là phương pháp thu thập thông tin mà theo đó nhân viên điều tra
phải trực tiếp tiếp xúc với đối tượng điều tra, trực tiếp tiến hành hoặc giám
sát việc cân đong đo đếm và sau đó ghi chép những thông tin thu được vào
phiều điều tra.
 Ưu, nhược điểm:
o Ưu điểm: tài liệu có độ chính xác cao
o Nhược điểm: Không thể tiến hành với những hiện tượng không thể quan
sát hoặc trực tiếp đo lường. Những cuộc điều tra quy mô rộng cần nguồn
kinh phí lớn.
2.3.2. PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN
Là phương pháp thu thập thông tin theo đó việc ghi chép thu nhập tài liệu
được thực hiện thông qua quá trình hỏi – đáp giữa điều tra viên và người cung
cấp thông tin.
Phỏng vấn trực tiếp Phỏng vấn gián tiếp
Đều là phương pháp thu thập thông tin thông qua quá trình hỏi - đáp
Đặc điểm: Điều tra viên trực tiếp hỏi và ghi Đối tượng điều tra tự ghi câu trả lời và
câu trả lời (trực tiếp gặp mặt, gọi điện gủi lại cho điều tra viên (gửi lại phiếu
thoại) điều tra hoặc gửi thư đến)
Ưu điểm: Thông tin đảm bảo độ chính xác Dễ tổ chức, tiết kiệm chi phí
cao
Nhược điểm: Tốn thời gian, chi phí, đòi hỏi Khó kiểm tra, đánh giá độ chính xác của
phải có sự chuẩn bị kỹ càng thông tin, nội dung điều tra bị hạn chế;
đòi hỏi đối tượng điều tra có trình độ.
2.4. HÌNH THỨC TỔ CHỨC ĐIỀU TRA THỐNG KÊ
2.4.1. Báo cáo thống kê định kỳ
Là hình thức thu thập dữ liệu dựa trên các biểu mẫu báo cáo thống kê
được lập sẵn do cơ quan có thẩm quyền quy định.
Đặc điểm:
 Các đơn vị báo cáo tiến hành ghi chép số liệu theo biểu mẫu có sẵn và gửi
lên cấp trên theo quy định
 Báo cáo thống kê định kỳ bao gồm báo cáo thống kê quốc gia và báo cáo
thống kê Bộ, Ngành
 Cơ quan lãnh đạo có thể thường xuyên và kịp thời chỉ đạo nghiệp vụ đối
với cơ quan cấp dưới
2.5. XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA
Phương án điều tra thống kê là một loại văn bản trong đó quy định rõ những vấn
đề cần phải giải quyết và những vấn đề cần được hiểu một cách thống nhất trước,
trong và sau khi tiến hành điều tra.
Nội dung chủ yếu của một phương án điều tra:
 Xác định mục đích điều tra
 Xác định đối tượng và đơn vị điều tra
 Xác định nội dung điều tra và thiết lập phiếu điều tra
 Chọn thời điểm, thời kỳ và quyết định thời hạn điều tra
 Các danh mục và bảng phân loại
 Loại điều tra và phương pháp thu thập thông tin
 Lập kế hoạch tổ chức và tiến hành điều tra
2.5.1. Xác định mục đích điều tra

 Xác đinh mục đích điều tra: là xác định rõ cuộc điều tra nhằm tìm hiểu
vấn đề gì, phục vụ cho yêu cầu nghiên cứu nào.

 là căn cứ quan trọng để xác định đối tượng, đơn vị, xây dựng kế hoạch
và nội dung điều tra.

 Căn cứ để xác định mục đích điều tra thường là những nhu cầu thực tế
trong đời sống xã hội hoặc phục vụ cho một yêu cầu nghiên cứu cụ thể
nào đó.
2.5.2. Xác định đối tượng và đơn vị điều tra

 Xác định đối tượng điều tra: là xác định những đơn vị tổng thể nào
thuộc phạm vi điều tra, cần được thu thập tài liệu (giúp xác định ranh
giới giữa tổng thể nghiên cứu với các tổng thể khác, tránh tình trạng
trùng lặp hay bỏ sót khi tiến hành điều tra).

 Xác định đơn vị điều tra: là xác định đơn vị thuộc đối tượng điều tra và
được điều tra thực tế. Đơn vị điều tra là nơi phát sinh các tài liệu ban đầu,
điều tra viên đến đó để thu thập tài liệu.
2.5.3. Xác định nội dung điều tra và thiết lập phiếu điều tra

 Nội dung điều tra là toàn bộ các đặc điểm cơ bản của từng đối tượng, từng
đơn vị điều tra mà ta cần thu được thông tin.

 Căn cứ xác định nội dung điều tra:


 Mục đích điều tra
 Đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu
 Năng lực, trình độ thực tế của đơn vị, của người tổ chức điều tra
2.5.3. Xác định nội dung điều tra và thiết lập phiếu điều tra

Phiếu điều tra (bảng hỏi, biểu điều tra):

 Là tập hợp các câu hỏi về nội dung điều tra, được sắp xếp theo một trật tự
nhất định. Tuỳ theo yêu cầu, nội dung và đối tượng, mỗi cuộc điều tra có
thể phải xây dựng nhiều loại phiếu điều tra khác nhau.

 Là công cụ để tiến hành thu thập và lưu trữ thông tin.


2.5.4. Chọn thời điểm, thời kỳ và quyết định thời hạn điều tra

 Thời điểm điều tra: Là mốc thời gian được quy định thống nhất mà cuộc
điểu tra phải thu thập thông tin về hiện tượng tồn tại đúng thời điểm đó.

 Thời kỳ điều tra: Là khoảng thời gian (tuần, tháng, năm) được quy định để
thu thập số liệu về lượng của hiện tượng được tích luỹ trong cả thời kỳ đó.

 Thời hạn điều tra: Là khoảng thời gian dành cho việc thực hiện nhiệm vụ
thu thập số liệu.
2.5.5. Các danh mục và bảng phân loại

 Phân loại thống kê được sử dụng thống nhất trong hoạt động thống kê nhà
nước.

 Phân loại thống kê đóng vai trò quan trọng trong khâu xử lý và lập bảng số
liệu, giúp chúng ta nhận thức được các hiện tượng kinh tế - xã hội một cách
sâu sắc.
2.5.6. Loại điều tra và phương pháp thu thập thông tin

 Tùy thuộc vào từng cuộc điều tra có thể sử dụng các loại điều tra khác nhau,
có thể sử dụng riêng hoặc kết hợp các loại điều tra với nhau cho từng đối
tượng điều tra hoặc đơn vị đã được xác định trước đó.

 Trong phương án điều tra việc lựa chọn phương pháp thu thập thông tin phụ
thuộc vào đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu qua đó có thể chọn được phương
pháp phù hợp.

 Việc thu thập thông tin có thể được thực hiện bằng việc sử dụng một phương
pháp hoặc có những trường hợp nội dung điều tra phức tạp bắt buộc phải sử
dụng kết hợp nhiều phương pháp.
2.5.7. Lập kế hoạch tổ chức và tiến hành điều tra
Kế hoạch tổ chức bao gồm các khâu:
 Thành lập Ban chỉ đạo điều tra và quy định nhiệm vụ cơ quan điều tra các
cấp;
 Chuẩn bị lực lượng cán bộ điều tra, phân công trách nhiệm và tiến hành tập
huấn nghiệp vụ cho họ;
 Lựa chọn phương án điều tra thích hợp;
 Định các bước tiến hành điều tra;
 Phân chia khu vực và địa bàn điều tra;
 Tổ chức các cuộc hội nghị chuẩn bị;
 Tiến hành điều tra thử nghiệm;
 Xây dựng phương án tài chính và chuẩn bị các phương tiện vật chất khác;
 Tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của cuộc điều tra.
2.6. XÂY DỰNG BẢNG HỎI TRONG ĐIỀU TRA THỐNG KÊ

2.6.1. Bảng hỏi và yêu cầu của việc xây dựng bảng hỏi trong điều tra thống kê
 Bảng hỏi (hay phiếu điều tra) là hệ thống các câu hỏi được sắp xếp trên cơ sở
các nguyên tắc, trình tự logic và theo nội dung nhất định nhằm giúp cho người
điều tra có thể thu thập thông tin về hiện tượng nghiên cứu một cách đầy đủ,
đáp ứng mục tiêu nghiên cứu đã đề ra.
 Yêu cầu của bảng hỏi:
 Phiếu điều tra đẹp, dễ đọc, dễ hiểu có khả năng lôi kéo, duy trì sự quan
tâm của người trả lời
 Câu hỏi bố trí hợp lý, logic, thuận lợi cho việc ghi chép, mã hóa, nhập và
kiểm tra số liệu
 Câu hỏi phù hợp với trình độ, khả năng của người trả lời
2.6.2. Các loại câu hỏi và kỹ thuật đặt các loại câu hỏi

2.6.2.1. Các loại câu hỏi

 Câu hỏi theo nội dung

 Câu hỏi chức năng

 Câu hỏi theo cách biểu hiện


2.6.2.1. Các loại câu hỏi
Câu hỏi theo nội dung

Câu hỏi về sự kiện

Là những câu hỏi về một sự kiện thực tế nào đó đã và đang tồn tại trong
thời gian, không gian nhất định nhằm để nắm tình hình hiện thực khách
quan bao gồm cả tình hình về đối tượng điều tra.

Câu hỏi đo lường

Bao gồm những câu hỏi dùng để đo lường mức độ của vấn đề nghiên cứu
như: trạng thái của hiện tượng, trình độ nhận thức, thái độ, tình cảm,
động cơ… Tuy nhiên tính chuẩn xác của câu trả lời tương ứng sẽ phụ
thuộc vào nhận thức của người được hỏi.
2.6.2.1. Các loại câu hỏi
Câu hỏi chức năng
Câu hỏi tâm lý
Là câu hỏi tiếp xúc để gạt bỏ những nghi ngờ có thể này sinh, để giảm bớt
sự căng thẳng, hoặc chuyển từ chủ đề này sang chủ đề khác… thường dùng
trong phỏng vấn trực diện
Câu hỏi lọc
Có tác dụng tìm hiểu xem người được hỏi có thuộc nhóm người danh cho
những câu hỏi tiếp sau không. Khi xây dựng bảng hỏi, người ta thường sử
dụng kỹ thuật “bước nhảy” với ý nghĩa là cho phép chuyển đến câu hỏi khác
Câu hỏi kiểm tra
Có tác dụng kiểm tra tính chính xác của thông tin thu được. Nó được sử
dụng khi gặp một câu trả lời bị nghi ngờ về tính xác thực.
2.6.2.1. Các loại câu hỏi
Câu hỏi theo cách biểu hiện
Theo cách biểu hiện của câu trả lời
 Câu hỏi đóng: Là dạng câu hỏi có trước phương án trả lời cụ thể và người trả
lời chỉ việc chọn một trong số các phương án trên.
 Câu hỏi mở: Là câu hỏi không có phương án trả lời được nêu trước mà nó
hoàn toàn do người trả lời tự nghĩ ra. Cho phép người được hỏi tự thông tin
một cách tốt nhất những suy nghĩ của họ.
Theo cách biểu hiện của câu hỏi
 Câu hỏi trực tiếp: Là cách hỏi thẳng ngay vào nội dung vấn đề, người được
hỏi không bị câu nệ và có thể trả lời vào chính nội dung đó.
 Câu hỏi gián tiếp: Là cách hỏi không trực tiếp, mà thông qua những vấn đề có
liên quan để thu thập thông tin cần hỏi.
2.6.2. Các loại câu hỏi và kỹ thuật đặt các loại câu hỏi

2.6.2.2. Kỹ thuật đặt các loại câu hỏi

 Lựa chọn câu hỏi đúng loại và phù hợp

 Sắp xếp câu hỏi hợp lý, logic

 Cần quan tâm tới yếu tố tâm lý khi đặt câu hỏi
2.7. SAI SỐ TRONG ĐIỀU TRA THỐNG KÊ

2.7.1. Khái niệm và các loại sai số


2.7.1.1. Khái niệm
Sai số trong điều tra thống kê là chênh lệch giữa trị số thực của hiện
tượng nghiên cứu so với trị số của nó mà điều tra thống kê thu được.
2.7.1.2. Các loại sai số
 Sai số do đăng ký: có thể xảy ra ở tất cả các loại điều tra, phát sinh trong
quá trình ghi chép (bao gồm sai số ngẫu nhiên và sai số có hệ thống)
 Sai số do tính chất đại biểu: xảy ra trong điều tra chọn mẫu, phát sinh do
việc suy rộng từ những đơn vị không đảm bảo tính đại diện
2.7.2. Biện pháp hạn chế sai số

 Làm tốt công tác chuẩn bị điều tra

 Kiểm tra một cách có hệ thống toàn bộ cuộc điều tra

 Phúc tra lại kết quả điều tra

 Kiểm tra quá trình nhập số liệu vào máy tính


TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
 Điều tra thống kê là việc tổ chức một cách khoa học theo một kế hoạch thống nhất việc thu thập, ghi
chép nguồn tài liệu ban đầu về hiện tượng nghiên cứu trong điều kiện cụ thể về thời gian và không
gian. Khi tiến hành điều tra thống kê phải đảm bảo ba yêu cầu cơ bản là: chính xác, kịp thời và đầy đủ

 Nếu căn cứ vào tính chất liên tục, tính hệ thống của các cuộc điều tra, chia điều tra thống kê thành
Điều tra thường xuyên và Điều tra không thường xuyên. Nếu căn cứ vào phạm vi của đối tượng điều
tra thực tế, chia điều tra thống kê thành Điều tra toàn bộ và Điều tra không toàn bộ.

 Phương pháp chủ yếu trong điều tra thống kê là phương pháp đăng ký trực tiếp và phương pháp phỏng
vấn.

 Theo đặc tính của hiện tượng và yêu cầu nghiên cứu, có hai hình thức tổ chức điều tra là Báo cáo
thống kê định kỳ và Điều tra chuyên môn.

 Xây dựng phương án điều tra gồm các nội dung chủ yếu đó là: Mục đích, đối tượng, đơn vị điều tra;
thời gian điều tra; nội dung và phiếu điều tra; các danh mục và bảng phân loại; loại điều tra và phương
pháp thu thập thông tin; lập kế hoạch tổ chức và tiến hành điều tra.

 Cần nắm được các nguyên nhân phát sinh sai số trong điều tra thống kê để chủ động đề ra các biện
pháp khắc phục, hạn chế sai số.
CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Trình bày khái niệm, ý nghĩa và yêu cầu cơ bản của điều tra thống kê
2. Trình bày các loại điều tra thống kê
3. Trình bày các phương pháp thu thập thông tin trong điều tra thống kê
4. Trình bày các hình thức tổ chức điều tra thống kê
5. Trình bày các vấn đề cơ bản trong xây dựng phương án điều tra
6. Trình bày khái niệm, phân loại và các biện pháp khắc phục sai số
trong điều tra thống kê
THUẬT NGỮ
 Điều tra thống kê
 Điều tra thường xuyên, điều tra không thường xuyên
 Điều tra toàn bộ, điều tra không toàn bộ
 Điều tra chọn mẫu, điều tra trọng điểm, điều tra chuyên đề
 Phương pháp đăng ký trực tiếp, phương pháp phỏng vấn
 Báo cáo thống kê định kỳ, điều tra chuyên môn
 Phương án điều tra
 Bảng hỏi
 Sai số
NGUYÊN LÝ THỐNG KÊ
Số tín chỉ: 03 (36,18)

Bộ môn: Thống kê – Phân tích


Khoa: Kế toán – Kiểm toán
CHƯƠNG 3
TỔNG HỢP THỐNG KÊ
TÌNH HUỐNG

Công ty Food G9 chuyên cung cấp các sản phẩm sạch, an toàn từ sữa bò
và các loại hạt như sữa tươi, sữa hạt, sữa chua, bơ, pho mai,… Để có thể
đưa ra các chính sách đẩy mạnh hoạt động bán hàng. Ban quản trị, yêu
cầu lập báo cáo phân tích tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Từ
các số liệu có được thông qua việc ghi chép hàng ngày tại các điểm bán
sản phẩm, với vai trò là nhân viên thống kê, bạn cần làm gì đề cung cấp
được số liệu cho trưởng phòng phục vụ cho việc lập báo cáo cấp trên.
MỤC TIÊU CHƯƠNG 3
 Hiểu khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ, các vấn đề chủ yếu của tổng hợp
thống kê

 Vận dụng được phương pháp tổng hợp thống kê như là phương pháp phân
tổ trong các tình huống cụ thể

 Trình bày được kết quả của quá trình phân tổ


NỘI DUNG

3.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỔNG HỢP THỐNG KÊ

3.2 PHÂN TỔ THỐNG KÊ

3.3 BẢNG THỐNG KÊ VÀ ĐỒ THỊ THỐNG KÊ


3.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỔNG HỢP THỐNG KÊ

3.1.1. Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của tổng hợp thống kê


 Khái niệm: Tổng hợp thống kê là tiến hành tập trung chỉnh lý và hệ thống
hóa một cách khoa học các tài liệu đã thu thập được trong điều tra thống kê.
 Nhiệm vụ: Làm cho các đặc trưng riêng biệt của từng đơn vị tổng thể bước
đầu chuyển thành các đặc trưng chung của toàn bộ tổng thể.
 Ý nghĩa:
- Tổng hợp khoa học, đúng đắn làm căn cứ vững chắc cho phân tích và dự
báo thống kê
- Tổng hợp thống kê đúng đắn làm cho kết quả điều tra trở nên có giá trị
- Tạo điều kiện cho phân tích sâu sắc bản chất, tính quy luật phát triển của
hiện tượng
3.1.2. Các vấn đề chủ yếu của tổng hợp thống kê

3.1.2.1. Mục đích của tổng hợp thống kê

Khái quát những đặc điểm chung, những cơ cấu tồn tại khách quan theo
các mặt của tổng thể nghiên cứu bằng các chỉ tiêu thống kê.

3.1.2.2. Nội dung tổng hợp thống kê

 Nội dung tổng hợp là danh mục biểu hiện của tiêu thức điều tra được
chọn lọc. Theo mỗi biểu hiện được phân chia thành các nhóm khác nhau
để đáp ứng yêu cầu phản ánh các cơ cấu khác nhau phù hợp với mục
đích nghiên cứu.

 Nội dung tổng hợp còn là danh mục của một hệ thống chỉ tiêu tổng hợp
3.1.2. Các vấn đề chủ yếu của tổng hợp thống kê

3.1.2.3. Kiểm tra tài liệu dùng vào tổng hợp thống kê

Kiểm tra tài liệu nhằm đảm bảo tính chính xác của tài liệu, loại bỏ tất cả
hay một phần nội dung của những phiếu điều tra không đúng, nếu
không có điều kiện điều tra lại

3.1.2.4. Phương pháp tổng hợp thống kê

Phải nêu lên được cơ cấu theo các mặt của tổng thể nghiên cứu. Vì vậy,
phương pháp phân tổ thống kê được sử dụng để đáp ứng yêu cầu này.
3.1.2.5. Tổ chức và kỹ thuật tổng hợp thống kê
 Hình thức tổ chức tổng hợp
+ Tổng hợp từng cấp: là tổng hợp tài liệu điều tra theo từng bước, từ cấp
dưới lên cấp trên theo kế hoạch
- Ưu điểm: hạn chế được sai sót trong điều tra, tổng hợp nhanh gọn, phục
vụ kịp thời cho yêu cầu thông tin từng cấp
- Nhược điểm: phạm vi tổng hợp từng cấp nhỏ, kết quả tổng hợp chỉ giới
hạn trong một số chỉ tiêu nhất định
3.1.2.5. Tổ chức và kỹ thuật tổng hợp thống kê
 Hình thức tổ chức tổng hợp
+ Tổng hợp tập trung: là toàn bộ tài liệu được tập trung về một nơi để tiến
hành tổng hợp từ đầu đến cuối
- Ưu điểm: thường sử dụng phương tiện hiện đại để tính toán nhanh
chóng, chính xác những chỉ tiêu phức tạp. Giảm bớt được nhiều công
việc thủ công…
- Nhược điểm: Khối lượng công việc lớn nên việc cung cấp kết quả phục
vụ cho cấp dưới thường không nhanh.
3.1.2.5. Tổ chức và kỹ thuật tổng hợp thống kê
 Kỹ thuật tổng hợp
+ Tổng hợp thủ công: tổng hợp bằng tay hay sử dụng một số phương tiện
đơn giản.
+ Tổng hợp bằng máy: sử dụng hệ thống máy móc chuyên môn để tổng hợp
thống kê.
 Trình bày kết quả tổng hợp
Tùy vào đặc điểm cụ thể của hiện tượng, mục đích nghiên cứu mà có thể
trình bày kết quả tổng hợp bằng các hình thức khác nhau như: bảng thống
kê, đồ thị, bài viết…
3.2. PHÂN TỔ THỐNG KÊ
3.2.1. Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của phân tổ thống kê
 Khái niệm
Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức nào đó để tiến
hành phân chia các đơn vị của hiện tượng thành các tổ và các tiểu tổ có
tính chất khác nhau.
 Ý nghĩa
 Phân tổ thống kê là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê
 Phân tổ là một trong các phương pháp quan trọng của phân tích thống kê,
đồng thời là cơ sở để vận dụng các phương pháp thống kê khác.
 Hệ thống hoá tài liệu điều tra một cách khoa học để tính đặc trưng chung
của cả tổng thể
3.2.1. Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của phân tổ thống kê

 Nhiệm vụ

 Phân chia hiện tượng nghiên cứu theo các loại hình kinh tế - xã hội (phân
tổ phân loại).

 Biểu hiện kết cấu của hiện tượng nghiên cứu (phân tổ kết cấu). Phân chia
các đơn vị tổng thể thành các tổ, và mỗi tổ là các bộ phận của tổng thể.

 Biểu hiện mối liên hệ giữa các tiêu thức (phân tổ liên hệ). Khi tiến hành
phân tổ, các tiêu thức có liên quan với nhau được chia thành hai loại: Tiêu
thức nguyên nhân và tiêu thức kết quả.
3.2.2. Các bước tiến hành phân tổ thống kê
3.2.2.1. Lựa chọn tiêu thức phân tổ
Tiêu thức phân tổ là tiêu thức được chọn làm căn cứ để tiến hành phân tổ
thống kê.
Nguyên tắc lựa chọn tiêu thức:
 Dựa trên cơ sở phân tích lý luận một cách sâu sắc để chọn ra tiêu thức
bản chất phù hợp với mục đích nghiên cứu.
 Phải căn cứ vào điều kiện lịch sử cụ thể của hiện tượng nghiên cứu để
chọn ra tiêu thức phân tổ thích hợp
 Tùy theo mục đích nghiên cứu và điều kiện tài liệu thực tế mà quyết
định phân tổ hiện tượng theo một hay nhiều tiêu thức.
3.2.2. Các bước tiến hành phân tổ thống kê

3.2.2.2. Xác định số tổ và khoảng cách tổ

Phân tổ theo tiêu thức thuộc tính: các tổ được hình thành không phải do sự
khác nhau về số lượng biến của tiêu thức mà thường là do các loại hình khác
nhau.

- Trường hợp tiêu thức có ít biểu hiện: khi đó có thể coi mỗi loại hình là
một tổ

- Trường hợp tiêu thức có quá nhiều biểu hiện: khi đó cần phải ghép các
loại hình giống hoặc gần giống nhau thành một tổ
3.2.2. Các bước tiến hành phân tổ thống kê

3.2.2.2. Xác định số tổ và khoảng cách tổ

Phân tổ theo tiêu thức số lượng: các tổ được hình thành căn cứ vào lượng
biến khác nhau của tiêu thức mà xác định các tổ khác nhau về tính chất

- Trường hợp lượng biến của tiêu thức thay đổi ít: khi đó mỗi lượng
biến là cơ sở hình thành nên một tổ (Phân tổ không có khoảng cách tổ)

- Trường hợp lượng biến của tiêu thức biến thiên lớn: cần chú ý đến
mối liên hệ giữa lượng và chất, xem lượng tích lũy đến mức độ nào thì
chất của lượng biến mới thay đổi và làm nảy sinh một tổ mới (Phân tổ
có khoảng cách tổ)
3.2.2.2. Xác định số tổ và khoảng cách tổ

Phân tổ có khoảng cách tổ


Số công Số doanh Trị số kc tổ
nhân nghiệp (h)
Giới hạn
dưới
0 – 200 30 200
201 – 500 35 299
Giới hạn
trên 501 - 700 20 199

 Giới hạn dưới: là lượng biến nhỏ nhất để làm cho tổ đó hình thành
 Giới hạn trên: là lượng biến lớn nhất của tổ, nếu vượt quá lượng này thì chất
của hiện tượng thay đổi và hình thành nên tổ mới
 Trị số khoảng cách tổ (h): là chênh lệch giữa 2 giới hạn dưới và giới hạn trên
3.2.2. Các bước tiến hành phân tổ thống kê

3.2.2.2. Xác định số tổ và khoảng cách tổ


Để xác định ranh giới giữa các tổ, có hai trường hợp:
• Thứ nhất: Khi tiêu thức phân tổ biến thiên rời rạc thì giới hạn dưới của tổ
nào đó là trị số sát với giới hạn trên của tổ đứng trước liền kề và giới hạn
trên của tổ đó là trị số sát với giới hạn dưới của tổ đứng sau.
• Thứ hai: Khi tiêu thức phân tổ biến thiên liên tục thì giới hạn dưới của một
tổ nào đó là trị số trùng với giới hạn trên của tổ đứng trước liền kề và giới
hạn trên của tổ đó là trị số trùng với giới hạn dưới của tổ đứng sau liền kề.
Theo quy ước nếu một đơn vị nào đó có trị số tiêu thức trùng với giới hạn
trên của tổ thì được xếp vào tổ kế tiếp.
3.2.2.2. Xác định số tổ và khoảng cách tổ
 Trường hợp phân tổ có khoảng cách tổ không đều nhau

Năng suất lao động (tấn) Số công nhân (người)


35 - 40 10
40 - 45 20
45 -50 30
50 – 60 35
60 - 80 5

Chú ý:
Khi các tổ đều có giới hạn trên và dưới – gọi là phân tổ có khoảng cách tổ
đóng. Ngược lại phân tổ không có giới hạn trên và giới hạn dưới là phân tổ có
khoảng cách tổ mở.
3.2.2.2. Xác định số tổ và khoảng cách tổ

Phân tổ có khoảng cách tổ mở


Số công nhân (người) Số doanh nghiệp
< 100 25
101 - 200 70
201 - 500 55
501 - 1000 30
1001 - 2000 12
>2000 8
3.2.2.2. Xác định số tổ và khoảng cách tổ
 Trường hợp trị số khoảng cách tổ của các tổ bằng nhau, gọi là phân tổ có
khoảng cách tổ đều nhau (h = h1 = h2 = h3 = …= hn).

Trị số khoảng cách tổ h được xác định bằng công thức:


xmax  xmin
h
n

Trong đó h : Trị số khoảng cách tổ.

xmax : Lượng biến lớn nhất của tiêu thức phân tổ.

xmin : Lượng biến nhỏ nhất của tiêu thức phân tổ.

n : Số tổ dự định chia.
3.2.2.3. Các chỉ tiêu giải thích
Là chỉ tiêu nói lên các đặc trưng của các tổ cũng như của toàn bộ tổng thể
 Yêu cầu khi xây dựng chỉ tiêu giải thích
 Chỉ tiêu giải thích chọn ra phải căn cứ vào mục đích nghiên cứu và nhiệm
vụ phân tổ
 Các chỉ tiêu giải thích chọn ra phải có mối liên hệ, bổ sung cho nhau
 Khi chọn chỉ tiêu giải thích phải chú ý tới mối liên hệ nhất định giữa
chúng với tiêu thức phân tổ
 Ý nghĩa của chỉ tiêu giải thích
 Phản ánh đặc trưng của từng tổ và toàn bộ tổng thể
 Căn cứ để so sánh các tổ với nhau và tính các chỉ tiêu phân tích khác nhau.
3.2.3. Dãy số phân phối

 Khái niệm

Là dãy số trình bày có thứ tự số lượng đơn vị của từng tổ, trong một tổng
thể đã được phân tổ theo một tiêu thức nhất định. .

 Tác dụng của dãy số phân phối

- Khảo sát tình hình phân phối các đơn vị tổng thể theo một tiêu thức
nghiên cứu qua đó nêu lên kết cấu và sự biến động của kết cấu đó.

- Dùng để tính ra nhiều chỉ tiêu nêu lên các đặc trưng của từng tổ và của
tổng thể, biểu hiện mối liên hệ giữa các bộ phận hoặc giữa các tiêu
thức.
3.2.3. Dãy số phân phối

 Phân loại

- Dãy số phân phối theo tiêu thức thuộc tính (dãy số thuộc tính): phản ánh
kết cấu của tổng thể theo một tiêu thức thuộc tính nào đó.

Ví dụ: dãy số phân phối các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp theo thành
phần kinh tế, theo ngành sản xuất…

- Dãy số phân phối theo tiêu thức số lượng (dãy số lượng biến): phản ánh
kết cấu của tổng thể theo tiêu thức số lượng nào đó.

Ví dụ: Dãy số phân phối một tổng thể công nhân theo mức lương, dãy số
phân phối nhân khẩu theo độ tuổi
3.2.3. Dãy số phân phối
Các thành phần của dãy số lượng biến
- Lượng biến (𝐱 𝐢 ): là các trị số nói lên biểu hiện cụ thể của tiêu thức số lượng.
(gồm 2 loại là lượng biến rời rạc và lượng biến liên tục)
- Tần số (f𝐢 ): là số đơn vị được phân phối vào trong mỗi tổ hay số lần một
lượng biến nhận một trị số nhất định trong tổng thể.
- Tần suất (d𝐢 ) Khi tần số được biểu hiện bằng số tương đối. Tần suất biểu hiện
tỷ trọng của từng tổ, cho phép phân tích đặc điểm kết cấu tổng thể.
- Tần số tích lũy (Si): là tần số cộng dồn của các tổ
- Mật độ phân phối (mi) Là tỷ số giữa tần số (hoặc tần suất) và trị số khoảng
cách tổ của tổ đó. Áp dụng trong trường hợp dãy số có khoảng cách tổ không
bằng nhau. f
mi  i
Công thức xác định mật độ phân phối hi
3.3. BẢNG VÀ ĐỒ THỊ THỐNG KÊ
3.3.1. Bảng thống kê

3.3.1.1. Ý nghĩa, tác dụng của bảng thống kê

 Bảng thống kê: Bảng thống kê là một hình thức biểu hiện các tài liệu thống kê
một cách có hệ thống, hợp lý và rõ ràng, nhằm nêu lên các đặc trưng về mặt
lượng của hiện tượng nghiên cứu.

 Tác dụng:

- Giúp so sánh đối chiếu, phân tích theo phương pháp khác nhau, nhằm nêu
bản chất của hiện tượng

- Giúp cho việc phân tích trở nên sinh động, có sức thuyết phục.
3.3.1. Bảng thống kê

3.3.1.2. Cấu tạo bảng thống kê

 Về hình thức: Bao gồm các hàng ngang, cột dọc, các tiêu đề, tiêu mục, và
các tài liệu con số.

 Các hàng ngang, cột dọc phản ánh quy mô của bảng thống kê vì số hàng
và cột càng nhiều thì bảng thống kê càng lớn và phức tạp

 Tiêu đề của bảng phản ánh nội dung của bảng và của từng chi tiết trong
bảng.
3.3.1. Bảng thống kê
3.3.1.2. Cấu tạo bảng thống kê
 Về nội dung: Gồm 2 phần là chủ đề và giải thích
 Phần chủ đề nêu lên tổng thể hiện tượng được trình bày trong bảng thống kê,
tổng thể này được phân chia thành những bộ phận nào.
 Phần giải thích gồm các chỉ tiêu giải thích các đặc điểm của đối tượng
nghiên cứu, nghĩa là giải thích phần chủ đề của bảng.

Tên bảng thống kê (tiêu đề chung)


Giải thích Các chỉ tiêu giải thích (tên cột)

Chủ đề (1) (2) … (n)

Tên chủ đề
3.3.1. Bảng thống kê
3.3.1.3. Các loại bảng thống kê
 Bảng giản đơn
 Bảng phân tổ
 Bảng kết hợp
3.3.1.4. Các yêu cầu đối với việc xây dựng bảng thống kê
 Quy mô bảng không nên quá lớn
 Tiêu đề, tiêu mục cần ghi chính xác, rõ ràng, dễ hiểu. Tiêu đề chung phải
nêu rõ nội dung chủ yếu của bảng, thời gian, không gian nghiên cứu
 Các hàng và cột thường được ký hiệu bằng chữ hoặc bằng số để tiện cho
việc trình bày hoặc giải thích nội dung.
 Các chỉ tiêu giải thích trong bảng cần sắp xếp hợp lý, phù hợp mục đích
nghiên cứu
3.3.2. Đồ thị thống kê
3.3.2.1. Ý nghĩa và tác dụng của đồ thị thống kê
 Đồ thị thống kê có sức hấp dẫn và sinh động, làm cho người hiểu biết ít về
thống kê vẫn lĩnh hội được vấn đề chủ yếu một cách dễ dàng, đồng thời giữ
được ấn tượng khá sâu đối với hiện tượng.
 Đồ thị thống kê còn được coi là một phương tiện tuyên truyền, một công cụ
dùng để biểu dương các kết quả sản xuất và hoạt động văn hóa - xã hội.
3.3.2.2. Phân loại đồ thị thống kê
 Căn cứ vào hình thức biểu hiện: Đồ thị hình cột, đồ thị hình tròn, đồ thị đường
gấp khúc
 Căn cứ vào nội dung phản ánh: Đồ thị phát triển, đồ thị kết cấu, đồ thị liên hệ
3.3.2. Đồ thị thống kê
Một số dạng đồ thị
Đồ thị hình cột
Đồ thị hình tròn
30

25

20

15
Series1
1
10
2
5
3
4 0
1 2 3 4 5
5

Đồ thị đường gấp khúc


35

30

25

20
Series1
15

10

0
1 2 3 4 5
3.3.2. Đồ thị thống kê

3.3.2.3. Những yêu cầu chung đối với việc xây dựng đồ thị thống kê

 Chính xác, dễ xem, dễ hiểu và có tính mỹ thuật

 Quy mô

 Các ký hiệu hình học hoặc hình vẽ

 Hệ tọa độ

 Thang và tỷ lệ xích

 Phần giải thích


TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
 Tổng hợp thống kê là tiến hành tập trung chỉnh lý và hệ thống hoá một cách khoa
học các tài liệu thu thập được trong điều tra thống kê với mục tiêu cơ bản là làm
cho đặc trưng riêng biệt trên từng đơn vị bước đầu chuyển thành đặc trưng của
tổng thể.
 Trong trường hợp khối lượng tài liệu tổng hợp gồm nhiều đơn vị, thống kê sử dụng
phương pháp phân tổ thống kê để tiến hành tổng hợp
 Quá trình phân tổ thống kê được thực hiện theo ba bước: (1) Xác định tiêu thức
phân tổ; (2) Xác định số tổ cần thiết và khoảng cách tổ; (3) Xác định chỉ tiêu giải
thích
 Kết quả của quá trình phân tổ thống kê có thể được trình bày bằng bảng thống kê
hoặc đồ thị thống kê.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Trình bày khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của tổng hợp thống kê, những vấn đề cơ bản của
tổng hợp thống kê.

2. Trình bày khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của phân tổ thống kê.

3. Trình bày khái niệm tiêu thức phân tổ thống kê và phân tích các nguyên tắc lựa chọn tiêu
thức phân tổ thống kê.

4. Trình bày các bước phân tổ thống kê. Cho ví dụ minh hoạ.

5. Trình bày đặc điểm, tác dụng của bảng thống kê, các loại bảng thống kê và các nguyên tắc
trình bày bảng thống kê.

6. Trình bày đặc điểm, tác dụng, phân loại đồ thị thống kê. Cho ví dụ minh hoạ về một số loại
đồ thị thống kê.
THUẬT NGỮ

 Tổng hợp thống kê


 Phân tổ thống kê, tiêu thức phân tổ, khoảng cách tổ
 Dãy số phân phối, dãy số thuộc tính, dãy số lượng biến
 Lượng biến, tần suất, tần số, tần số tích luỹ, mật độ phân phối
 Lượng biến rời rạc, lượng biến liên tục
 Bảng thống kê, đồ thị thống kê
NGUYÊN LÝ THỐNG KÊ
Số tín chỉ: 03 (36,18)

Bộ môn: Thống kê – Phân tích


Khoa: Kế toán – Kiểm toán
CHƯƠNG IV
THỐNG KÊ MỨC ĐỘ CỦA HIỆN TƯỢNG
KINH TẾ - XÃ HỘI
TÌNH HUỐNG

Công ty Food G9 chuyên cung cấp các sản phẩm sạch, an toàn từ sữa bò
và các loại hạt như sữa tươi, sữa hạt, sữa chua, bơ, pho mai,….để thúc
đẩy doanh thu bán hang, nhà quản trị cần có báo cáo dữ liệu về tình hình
tieu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Sau khi đã có số liệu thống kê từ
việc ghi chép tại các điểm bán và tổng hợp dữ liệu, nhân viên thống kê
sẽ thực hiện bước tiếp theo gì để có thể hoàn thiện báo cáo kinh doanh?
MỤC TIÊU CHƯƠNG IV

 Nắm được khái niệm, đặc điểm các loại mức độ của hiện tượng, biết cách
tính các loại chỉ tiêu tuyệt đối, tương đối, trung bình, chỉ tiêu đo độ biến
thiên tiêu thức

 Vận dụng kiến thức để tính các chỉ tiêu kinh tế - xã hội trong thực tế, có
thể mô tả được đặc điểm của hiện tượng và làm cơ sở cho phân tích
NỘI DUNG

4.1 SỐ TUYỆT ĐỐI TRONG THỐNG KÊ

4.2 SỐ TƯƠNG ĐỐI TRONG THỐNG KÊ

4.3 SỐ TRUNG BÌNH TRONG THỐNG KÊ

4.4 NGHIÊN CỨU ĐỘ BIẾN THIÊN CỦA TIÊU THỨC


4.1. SỐ TUYỆT ĐỐI TRONG THỐNG KÊ
4.1.1. Khái niệm, ý nghĩa của số tuyệt đối
 Khái niệm:
Số tuyệt đối trong thống kê biểu hiện quy mô, khối lượng của hiện
tượng nghiên cứu trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.
 Ý nghĩa:
o Số tuyệt đối giúp nhận thức cụ thể về quy mô, khối lượng cụ thể của
hiện tượng nghiên cứu, là sự thật khách quan không thể phủ nhận.
o Là cơ sở để xây dựng kế hoạch và đánh giá tình hình thực hiện kế
hoạch của các chỉ tiêu.
o Là cơ sở đầu tiên để tiến hành phân tích thống kê đồng thời để tính số
tương đối và số bình quân.
4.1.1. Khái niệm, ý nghĩa của số tuyệt đối
 Đặc điểm:
o Số tuyệt đối bao giờ cũng chứa đựng một nội dung kinh tế xã hội
nhất định trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể.
o Số tuyệt đối không phải là con số được lựa chọn tuỳ ý mà phải qua
điều tra thực tế, tổng hợp chính xác.
o Mọi số tuyệt đối đều có đơn vị tính cụ thể:
• Đơn vị tự nhiên (đơn vị vật lý, đơn vị kép, đơn vị hiên vật)là
đơn vị tính phù hợp với đặc tính vật lý của hiện tượng.
• Đơn vị thời gian lao động: giờ - công, ngày – công… để tính
lượng lao động hao phí sản xuất ra sản phẩm.
• Đơn vị giá trị: biểu hiện giá trị sản phẩm, được sử dụng rộng rãi
nhất trong thống kê.
4.1.2. Các loại số tuyệt đối
4.1.2.1. Số tuyệt đối thời kỳ
 Khái niệm: Phản ánh quy mô, khối lượng của hiện tượng trong một thời
kỳ nhất định và được hình thành thông qua sự tích lũy về lượng của hiện
tượng trong suốt thời gian nghiên cứu.
 Đặc điểm
o Các số tuyệt đối thời kỳ của cùng một chỉ tiêu có thể cộng được với
nhau để phản ánh trị số của thời kỳ dài hơn.
o Các số tuyệt đối thời kỳ phụ thuộc vào độ dài thời gian nghiên cứu,
thời kỳ càng dài thì trị số của chỉ tiêu càng lớn.
4.1.2.2. Số tuyệt đối thời điểm
 Khái niệm: Phản ánh quy mô, khối lượng của hiện tượng nghiên cứu tại
một thời điểm nhất định.
 Đặc điểm
o Số tuyệt đối thời điểm chỉ phản ánh trạng thái của hiện tượng tại một
thời điểm nhất định.
o Các số tuyệt đối thời điểm của cùng một chỉ tiêu không thể cộng được
với nhau.
4.2 SỐ TƯƠNG ĐỐI TRONG THỐNG KÊ
4.2.1. Khái niệm, ý nghĩa của số tương đối

 Khái niệm: Số tương đối trong thống kê biểu hiện quan hệ so sánh giữa
hai mức độ của hiện tượng nghiên cứu. Đó là kết quả của việc:
o So sánh 2 mức độ của hiện tượng cùng loại nhưng khác nhau về điều
kiện thời gian.
o So sánh hai mức độ khác nhau nhưng có liên quan đến nhau.
o So sánh hai mức độ bộ phận trong cùng một tổng thể, hay mức độ bộ
phận với mức độ tổng thể.
4.2.1. Khái niệm, ý nghĩa của số tương đối
 Đặc điểm:

o Các số tương đối không phải là con số thu thập được qua điều tra mà
là kết quả so sánh giữa hai chỉ tiêu thống kê.

o Số tương đối bao giờ cũng có gốc so sánh. Tùy theo mục đích nghiên
cứu, gốc dùng để so sánh có thể khác nhau.

o Số tương đối trong thống kê có thể biểu hiện bằng số lần hoặc phần
trăm (%) hay đơn vị kép (người/km2 ; 1000 đ/ người; …).
4.2.1. Khái niệm, ý nghĩa của số tương đối
 Ý nghĩa:
o Trong phân tích thống kê, số tương đối được sử dụng rộng rãi cho
phép phân tích các đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu và nghiên
cứu các hiện tượng trong mối quan hệ so sánh với nhau
o Trong công tác lập kế hoạch và kiểm tra tình hình thực hiện kế
hoạch số tương đối đóng vai trò quan trọng.
o Trong trường hợp cần giữ bí mật số tuyệt đối, người ta có thể sử
dụng số tương đối để biểu hiện tình hình thực tế của hiện tượng.
4.2.2. Các loại số tương đối
4.2.2.1. Số tương đối động thái
Số tương đối động thái biểu hiện sự biến động về mức độ của hiện tượng
nghiên cứu theo thời gian. Số tương đối động thái được tính bằng cách so sánh
hai mức độ cùng loại của hiện tượng ở hai thời kỳ (hay thời điểm) khác nhau.
𝑦
Công thức tính: 𝑦đ = 𝑦1
0

Trong đó:𝑦đ : Số tương đối động thái


𝑦1 : Mức độ kỳ nghiên cứu (kỳ báo cáo)
𝑦0 : Mức độ kỳ gốc (kỳ lấy làm gốc so sánh)
4.2.2.2. Số tương đối kế hoạch
 Số tương đối kế hoạch là chỉ tiêu tương đối phản ánh mức cần đạt tới trong
kỳ kế hoạch và mức thực tế đạt được so với kế hoạch được giao về một chỉ
tiêu kinh tế - xã hội nào đó.
 Được sử dụng trong công tác xây dựng kế hoạch và kiểm tra tình hình thực
hiện kế hoạch của các chỉ tiêu kinh tế - xã hội.
 Có hai loại số tương đối kế hoạch: Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch và số
tương đối thực hiện kế hoạch.
4.2.2.2. Số tương đối kế hoạch
Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch: Biểu hiện quan hệ tỷ lệ giữa mức độ kỳ kế
hoạch (tức là mức độ cần đạt tới của chỉ tiêu nào đó trong kỳ kế hoạch) với
mức độ đã thực hiện ở kỳ gốc của chỉ tiêu nghiên cứu.
𝑦𝑘ℎ
Công thức tính 𝑦𝑁𝐾 =
𝑦0

Trong đó 𝑦𝑁𝐾 : Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch


𝑦𝑘ℎ : Mức độ kỳ kế hoạch
𝑦0 : Mức độ kỳ gốc (kỳ lấy làm gốc so sánh)
4.2.2.2. Số tương đối kế hoạch
Số tương đối hoàn thành kế hoạch: Biểu hiện quan hệ so sánh giữa mức độ
thực tế kỳ nghiên cứu với mức độ kỳ kế hoạch trong kỳ của chỉ tiêu nghiên
cứu.
𝑦
Công thức tính: 𝑦𝐻𝑇 = 𝑦 1
𝑘ℎ

Trong đó: 𝑦𝐻𝑇 : Số tương đối hoàn thành kế hoạch


𝑦𝑘ℎ : Mức độ kỳ kế hoạch
𝑦1 : Mức độ kỳ nghiên cứu
Số tương đối kế hoạch và số tương đối động thái có mối quan hệ tích số
với nhau
𝑡đ = 𝑡𝑁𝐾 . 𝑡𝐻𝑇
Ví dụ 4.1

Có tài liệu về giá trị sản lượng của 1 công ty như sau:

Đơn vị tính: triệu đồng

Phân xưởng Quý I Quý II


Thực tế Kế hoạch Thực tế
A 4.000 4.200 4.368
B 6.600 7.260 7.623
C 5.000 5.400 5.508
Yêu cầu
1. Tính các số tương đối động thái của mỗi phân xưởng và toàn công ty
2. Tính số tương đối kế hoạch của mỗi phân xưởng và toàn công ty
Ví dụ 4.1

Quý I Quý II
Phân
xưởng Thực tế Kế hoạch Thực tế 𝒚
𝒕đ = 𝒚𝟏.100(%) 𝒕𝑵𝑲=𝒚𝒌𝒉 (%) 𝒕𝑯𝑻 =
(𝑦0 ) (𝑦𝑘ℎ ) (𝑦1 ) 𝟎 𝒚𝟎 𝒚𝟏
(%)
𝒚
𝒌𝒉

A 4.000 4.200 4.368 109 105 104

B 6.600 7.260 7.623 116 110 105

C 5.000 5.400 5.508 110 108 102

∑ 15.600 16.860 17.499 112 108,1 103,79


Ví dụ 4.2

1. Kế hoạch của doanh nghiệp dự kiến tăng giá trị tổng sản lượng 8% so với kỳ gốc.
Thực tế so với kỳ gốc giá trị tổng sản lượng tăng 12%. Hãy tính số tương đối hoàn
thành kế hoạch về chỉ tiêu trên.
2. Doanh nghiệp dự kiến hạ giá thành đơn vị sản phẩm 5% so với kỳ gốc. Thực tế so
với kỳ gốc giá thành đơn vị sản phẩm giảm 7%. Hãy tính số tương đối hoàn thành
kế hoạch giá thành.
Ví dụ 4.2
Dựa trên mối quan hệ 𝑡đ = 𝑡𝑁𝐾 . 𝑡𝐻𝑇
𝑡
 𝑡𝐻𝑇 = 𝑡 đ
𝑁𝑉

1. Số tương đối hoàn thành kế hoạch

𝑡đ 1,12
𝑡𝑁𝐾 = 108%, 𝑡đ = 112%. 𝑡𝐻𝑇 = 𝑡 = 1,08 . 100 = 103,7%
𝑁𝐾

2. Số tương đối hoàn thành kế hoạch giá thành

𝑡đ 0,93
𝑡𝑁𝐾 = 95%, 𝑡đ = 93%. 𝑡𝐻𝑇 = 𝑡 = 0,95 . 100 = 97,89%
𝑁𝐾
4.2.2.3. Số tương đối kết cấu
Số tương đối kết cấu biểu hiện tỷ trọng của mỗi bộ phận cấu thành trong một
tổng thể. Số tương đối kết cấu là kết quả so sánh trị số của từng bộ phận với trị
số của cả tổng thể.
𝑦
Công thức tính: 𝑑𝑖 = 𝑦𝑏
𝑇

Trong đó: di : Số tương đối kết cấu


yb : Trị số tuyệt đối của từng bộ phận
yT : Trị số tuyệt đối của tổng thể
Ví dụ: 4.3 Sử dụng dữ liệu theo ví dụ 4.1 để tính số tương đối kết cấu về giá trị
sản lượng của từng phân xưởng.

Quý I Quý II
Phân Thực tế 𝒅𝑸𝟏 Kế hoạch 𝒅𝑲𝑯 Thực tế 𝒅𝑸𝟐
Xưởng (𝒚𝟎 ) (%) (𝒚𝒌𝒉) (%) (𝒚𝟏 ) (%)
A 4.000 ? 4.200 ? 4.368 ?

B 6.600 ? 7.260 ? 7.623 ?

C 5.000 ? 5.400 ? 5.508 ?

∑ 15.600 ? 16.860 ? 17.499 ?


Ví dụ: 4.3 Sử dụng dữ liệu theo ví dụ 4.1 để tính số tương đối kết cấu về giá trị
sản lượng của từng phân xưởng.

Quý I Quý II
Phân Thực tế 𝒅𝑸𝟏 Kế hoạch 𝒅𝑲𝑯 Thực tế 𝒅𝑸𝟐
Xưởng (𝒚𝟎 ) (%) (𝒚𝒌𝒉) (%) (𝒚𝟏 ) (%)
A 4.000 25,64 4.200 24,91 4.368 24,96

B 6.600 42,31 7.260 43,06 7.623 43,56

C 5.000 32,05 5.400 32,02 5.508 31,48

∑ 15.600 100 16.860 100 17.499 100


4.2.2.4. Số tương đối cường độ
 Số tương đối cường độ biểu hiện trình độ phổ biến của hiện tượng trong
điều kiện lịch sử nhất định. Số tương đối cường độ được tính bằng cách
so sánh mức độ của hai hiện tượng khác nhau nhưng có quan hệ với
nhau.
 Số tương đối cường độ có đơn vị tính kép do đơn vị tính ở tử số và mẫu
số của số tương đối hợp thành.
 Số tương đối cường độ được sử dụng rộng rãi để biểu hiện trình độ phát
triển sản xuất, trình độ đảm bảo vật chất và văn hóa của nhân dân một
nước hoặc so sánh sự phát triển kinh tế giữa các nước trong khu vực và
trên thế giới.
Ví dụ 4.4
Diện tích đất đai của tỉnh X là 4.000 km2, dân số trung bình trong năm là 808.000
người, cũng trong năm các cơ quan hành chính của tỉnh đã đăng ký khai sinh
40.400 người và khai tử là 9.696 người.

Yêu cầu
1. Tính mật độ dân số của tỉnh

2. Tính tỷ suất sinh, tỷ suất tử, tỷ suất tăng tự nhiên của nhân khẩu trong tỉnh.

Các chỉ tiêu trên thuộc loại chỉ tiêu gì?


Ví dụ 4.4
𝐷â𝑛 𝑠ố 𝑡𝑟𝑢𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ
1. Mật độ dân số của tỉnh = 𝐷𝑖ệ𝑛 𝑡í𝑐ℎ đấ𝑡 đ𝑎𝑖

808.000 𝑛𝑔ườ𝑖
𝑀ậ𝑡 độ 𝑑â𝑛 𝑠ố = = 202 ( )
4000 𝑘𝑚2

2. Tỷ suất sinh, tỷ suất tử, tỷ suất tăng tự nhiên của nhân khẩu trong tỉnh

40.400
Tỷ suất sinh = . 100 = 5 (%)
808.000

9696
Tỷ suất tử = 808.000
. 100 = 1,2 (%)

(40.400−9.696)
Tỷ suất sinh = . 100 = 3,8 (%)
808.000
4.2.2.5. Số tương đối so sánh
Số tương đối so sánh biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của bộ phận
trong một tổng thể hoặc giữa hai mức độ của hai hiện tượng cùng loại nhưng
khác nhau về không gian.
𝑦 𝑦
Công thức tính: 𝑡𝑠 = 𝑦𝐴 ℎ𝑜ặ𝑐 𝑡𝑠 = 𝑦𝐵
𝐵 𝐴

Trong đó: 𝑡𝑠 : Số tương đối so sánh


𝑦𝐴 : Mức độ hiện tượng địa điểm A
𝑦𝐵 : Mức độ hiện tượng địa điểm B
4.2.3. Điều kiện vận dụng số tuyệt đối và số tương đối
4.2.3.1. Phải xét đến đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu
Khi sử dụng số tuyệt đối và số tương đối phải chú ý đến đặc điểm của
hiện tượng trong điều kiện thời gian và không gian khác nhau.
4.2.3.2. Phải vận dụng kết hợp các số tương đối với số tuyệt đối
Khi nghiên cứu thống kê nếu vận dụng kết hợp cả số tương đối và số
tuyệt đối thì sẽ nhận thức được sâu sắc và chính xác đặc điểm của hiện
tượng cả về quy mô, mức độ hơn kém, to nhỏ, nhanh chậm, tốc độ tăng
(giảm), trình độ phổ biến…
4.3. SỐ TRUNG BÌNH TRONG THỐNG KÊ
4.3.1. Khái niệm, ý nghĩa của số trung bình
4.3.1.1 Khái niệm
 Số trung bình trong thống kê biểu hiện mức độ đại biểu (điển hình) theo
một tiêu thức nào đó của một tổng thể bao gồm nhiều đơn vị cùng loại.
 Số trung bình có tính chất tổng hợp và khái quát cao. Chỉ dùng một trị số
để nêu lên mức độ chung nhất, phổ biến nhất, có tính chất đại biểu nhất của
tiêu thức nghiên cứu, không kể đến sự chênh lệch thực tế giữa các đơn vị
tổng thể.
 Số trung bình có đặc điểm san bằng mọi chênh lệch giữa các đơn vị về trị
số của tiêu thức nghiên cứu nhưng sự san bằng này chỉ có ý nghĩa khi ta
tính toán số trung bình từ số lượng đủ lớn.
4.3.1.2. Ý nghĩa
 Số trung bình được dùng trong công tác nghiên cứu kinh tế nhằm nêu lên
đặc điểm chung của hiện tượng kinh tế - xã hội số lớn trong điều kiện thời
gian và địa điểm cụ thể.
 Việc sử dụng số trung bình tạo điều kiện để so sánh giữa các hiện tượng
không có cùng quy mô.
 Số trung bình còn được dùng để nghiên cứu các quá trình biến động qua
thời gian, nhất là các quá trình sản xuất.
 Số trung bình không chỉ dùng trong công tác thống kê mà còn cả trong
công tác kế hoạch. Rất nhiều chỉ tiêu kế hoạch được biểu hiện bằng số
trung bình.
 Số trung bình chiếm một vị trí quan trọng trong việc vận dụng các phương
pháp phân tích thống kê.
4.3.2. Các loại số trung bình
4.3.2.1. Số trung bình cộng
Số trung bình cộng (còn gọi là số bình quân số học) được tính bằng cách chia
tổng các lượng biến (theo một tiêu thức nào đó) cho số đơn vị tổng thể.
 Số trung bình cộng giản đơn: Được vận dụng để tính các mức độ trung
bình của các chỉ tiêu khi tài liệu thu thập chỉ có ít, không có phân tổ.
n

Công thức tính x  x  ...xn  xi


x 1 2  i 1

n n

Trong đó: 𝑥ҧ : Số trung bình


xi : Các lượng biến (i = 1,2,…,n).
n : số đơn vị tổng thể
4.3.2.1. Số trung bình cộng

Ví dụ: Một cửa hàng có 5 nhân viên bán hàng, doanh số bán hàng của mỗi
nhân viên trong tháng lần lượt là: 150, 160, 170,180, 185 (tr.đ).

x
 x i

150  160  170  180  185
 169
n 5
Vậy doanh số trung bình cho một nhân viên trong tháng ở cửa hàng trên là
169 triệu đồng
4.3.2.1. Số trung bình cộng
 Số trung bình cộng gia quyền: Được áp dụng để tính bình quân các lượng
biến, trong đó, mỗi lượng biến có số lần gặp khác nhau (số lần gặp còn gọi là
tần số hay gọi là quyền số). Như vậy số trung bình gia quyền được áp dụng
để tính bình quân các lượng biến trong dãy số có phân tổ.
Công thức tính: x1 f i  x2 f 2  ...  xi f i  xi f i
x 
f1  f 2  ...  f n  fi
Trong đó: 𝑥ҧ : Số trung bình
xi : Các lượng biến (i = 1,2,…,n).
fi: Các quyền số (tần số).
Ví dụ 4.7.1
Tiền lương Công nhân (người) Mức tiền lương
(triệu đồng) (𝒇𝒊 ) (𝒙𝒊 . 𝒇𝒊 )
(𝒙𝒊 )
3,5 5 17.5
5 10 50
6,5 3 19.5
7 2 14
∑ 20 101

σ 𝑥𝑖 𝑓𝑖 101
𝑥ҧ = = = 5,05
σ 𝑓𝑖 20
Tiền lương trung bình một công nhân trong tháng là 5,05 triệu đồng
Ví dụ 4.7.2 Có số liệu về NSLĐ của công nhân 1 phân xưởng

Năng suất Công nhân


lao động (người) (𝒙𝒊 . 𝒇𝒊 )
(triệu đồng) (𝒇𝒊 )
(𝒙𝒊 )
50 3 150
55 5 275
60 10 600
65 12 780
70 7 490
72 3 216 σ 𝑥𝑖 𝑓𝑖 2511
𝑥ҧ = σ 𝑓𝑖
= = 62,8
∑ 40 2511 40
4.3.2.1. Số trung bình cộng
Chú ý:
 Khi tính số trung bình theo số liệu từ dãy số phân tổ và có khoảng cách
tổ, ta phải tính số trung bình tổ (trị số giữa của mỗi tổ) sau đó áp dụng
công thức số trung bình cộng gia quyền.
x  xmin i
Số trung bình tổ (trị số giữa mỗi tổ) xi  max i

2
Trong đó: 𝑥max 𝑖 , 𝑥m𝑖𝑛 𝑖 là giới hạn trên và giới hạn dưới của khoảng
cách tổ ở mỗi tổ, trị số xi này được coi là lượng biến đại diện cho mỗi tổ.
 Đối với những dãy số lượng biến có khoảng cách tổ mở (tức là tổ đầu và
tổ cuối không có giới hạn dưới và giới hạn trên) thì việc tính toán trị số
giữa của các tổ này phải căn cứ vào khoảng cách tổ gần chúng nhất để
tính toán hợp lý.
Ví dụ 4.8 Có số liệu của một doanh nghiệp như sau

NSLĐ (tấn) Số công nhân (người)

20-22 10
22-24 40
24-26 80
26-28 50
28-30 20

Yêu cầu: Tính năng suất lao động trung bình của một công nhân trong
doanh nghiệp
Ví dụ 4.8
NSLĐ (tấn) Số công nhân (người) Trị số Sản lượng
(𝒇𝒊 ) giữa (𝒙𝒊 . 𝒇𝒊 )
(𝒙𝒊 )
20 - 22 10 21 210
22 - 24 40 23 920
24 - 26 80 25 2.000
26 - 28 50 27 1.350
28 - 30 20 29 580
∑ 200 5.060
σ 𝑥𝑖 𝑓𝑖 5.060
𝑥ҧ = = = 25,3
σ 𝑓𝑖 200
Năng suất lao động trung bình một công nhân trong doanh nghiệp là 25,3 tấn
Ví dụ 4.8 Có số liệu về mức bán hàng của nhân viên trong doanh nghiệp

Mức bán hàng của nhân viên Số nhân viên (người)


( triệu đồng) (𝒇𝒊 )
(𝒙𝒊 )
Dưới 600 2
600 - 700 10
700 - 800 30
800 - 900 25
900 – 1.000 15
Trên 1.000 8

Yêu cầu: Tính mức bán hàng trung bình của một nhân viên toàn doanh nghiệp
Ví dụ 4.9
Mức bán ra Số công nhân (người) Trị số (𝒙𝒊 . 𝒇𝒊 )
(tấn) (𝒇𝒊 ) giữa
(𝒙𝒊 )
Dưới 600 2 550 1.100
600 - 700 10 650 6.500
700 - 800 30 750 22.500
800 - 900 25 850 21.250
900 – 1.000 15 950 14.250
Trên 1.000 8 1.050 8.400
∑ 90
74.000
σ 𝑥𝑖 𝑓𝑖 74.000
𝑥ҧ = = = 822,22
σ 𝑓𝑖 90
Mức bán ra trung bình một nhân toàn doanh nghiệp 822,22 triệu đồng
4.3.2.1. Số trung bình cộng
Chú ý:
 Trường hợp tần số (fi) cho dưới dạng tỷ trọng (số tương đối kết cấu), ta có
công thức tính:

x
x d  x d ;
i i i i

 d 100 i

fi
Trong đó: di  ;
 fi
Ví dụ 4.10. Có số liệu về giá thành đơn vị sản phẩm của 3 phân xưởng trong
doanh nghiệp

Giá thành Tỷ trọng sản lượng (%)


(triệu đồng) (𝒅𝒊 )
(𝒙𝒊 )
13 20
12,8 35
12,5 45

Yêu cầu: Tính giá thành trung bình 1 sản phẩm toàn doanh nghiệp
Ví dụ 4.10 Trường hợp tần số cho dưới dạng tỷ trọng

Giá thành Tỷ trọng sản lượng (𝒙𝒊 . 𝒅𝒊 )


(triệu đồng) (%)
(𝒙𝒊 ) (𝒅𝒊 )
13 20 260
12,8 35 448
12,5 45 562,5
∑ 100 1.270,5

σ 𝑥𝑖 𝑑𝑖 1.270,5
𝑥ҧ = = = 12,705
100 100
Giá thành trung bình một sản phẩm là 12,705 triệu đồng
4.3.2.2. Số trung bình điều hoà
Số trung bình điều hòa cũng có nội dung kinh tế như số trung bình cộng, tính
được bằng cách đem chia tổng các lượng biến của tiêu thức cho số đơn vị
tổng thể.
Số trung bình điều hoà được chia thành
 Số trung hình điều hoà gia quyền
 Số trung bình điều hoà giản đơn
4.3.2.2. Số trung bình điều hoà
 Số trung bình điều hòa gia quyền
o Trường hợp tài liệu chỉ có lượng biến xi và tổng lượng biến Mi (xi.fi), thiếu số
liệu về đơn vị tổng thể, ta áp dụng công thức số trung bình điều hòa gia quyền.
x
 M i
M
x i

i
Trong đó 𝑥ҧ : Số trung bình.
xi : Các lượng biến (i = 1,2,…,n)
Mi: Tổng các lượng biến của tiêu thức (i = 1,2,…,n);
o Trường hợp Mi cho dưới dạng tỷ trọng (số tương đối kết cấu), ta có công thức:

x
 d  100 Trong đó: d  M i là tỷ trọng của tổng lượng biến.
M
i
i
1 d
 d x i
i i

xi i
Ví dụ 4.11 Có tài liệu về năng suất thu hoạch và sản lượng lúa của 10 xã
trong huyện T trong năm như sau
Số thứ tự Năng suất thu hoạch trung bình 1ha (tấn) Sản lượng (tấn)
1 60 21.000
2 66 38.480
3 64 37.280
4 58 38.560
5 54 38.360
6 50 33.000
7 75,6 45.704
8 76 43.560
9 72,8 38.200
10 75 41.000

Yêu cầu: Tính năng suất thu hoạch lúa trung bình toàn huyện
STT NSTH SL(tấn) (𝑴𝒊 /𝒙𝒊 )
(tấn) (𝒙𝒊 ) (𝑴𝒊 )
1 60 21.000 350
2 66 38.480 583,03
3 64 37.280 582,5 σ 𝑀𝑖 3.751.44
𝑥ҧ = = = 64,68
4 58 38.560 𝑀𝑖 5.799,828
664,82 σ
𝑥𝑖
5 54 38.360 710,37
Năng suất thu hoạch lúa trung bình
6 50 33.000 660 của toàn huyện là 64,68 tấn
7 75,6 45.704 604,55
8 76 43.560 573,15
9 72,8 38.200 524,72
10 75 41.000 546,67
375.144 5.799,83
Ví dụ 4.12 Có giá thành đơn vị sản phẩm của các phân xưởng trong 1 doanh
nghiệp

Giá thành (triệu đồng) Tỷ trọng tổng


(𝒙𝒊 ) giá thành sản phẩm (%)
(𝒅𝒊 )
13,2 30

12,7 60

12,0 10

∑ 100

Yêu cầu: Tính giá thành trung bình 1 sản phẩm toàn doanh nghiệp
Ví dụ 4.12

Giá thành Tỷ trọng tổng (𝒅𝒊 /𝒙𝒊 )


(triệu đồng) giá thành sản phẩm (lần) 100
(𝒙𝒊 ) (%) xത = = 12,78
7,823
(𝒅𝒊 )
Giá thành trung bình một sản phẩm
13,2 30 2,27
là 12,78 triệu đồng
12,7 60 4,72

12,0 10 0,83

∑ 100 7,823
4.3.2.2. Số trung bình điều hoà

 Số trung bình điều hoà giản đơn:

Trường hợp các quyền số (Mi) bằng nhau, tức là khi: M1 = M2 =…= Mn = M

Ta có công thức xác định số trung bình như sau:

x
M i

nM

n

x x x
M i 1 1
M
i i i
4.3.2.3. Số trung bình nhân
Số trung bình nhân là số trung bình của những đại lượng có quan hệ tích
số với nhau.
Có 2 loại số trung bình nhân:
 Số trung bình nhân giản đơn
 Số trung bình nhân gia quyền
4.3.2.3. Số trung bình nhân
 Số bình quân nhân giản đơn:
x  n x1 x2 ...xn  n xi (Công thức nên có chỉ số chạy)

Trong đó 𝑥ҧ : Số trung bình


xi : là các lượng biến
n: số đơn vị tổng thể
Ví dụ 4.13 Có tài liệu về tốc độ phát triển từng năm của giá thành đơn vị sản phẩm ở
một doanh nghiệp:

Năm N+1 so với năm N: 97%


Năm N+2 so với năm N+1: 95%
Năm N+3 so với năm N+2: 92%
Năm N+4 so với năm N+3: 90%
Yêu cầu : Tính tốc độ phát triển trung bình một năm, về giá thành đơn vị sản phẩm ở
doanh nghiệp trong thời gian trên.
Ví dụ 4.13

Tốc độ phát triển trung bình về giá thành đơn vị sản phẩm của doanh nghiệp là:

𝑛 4
𝑥ҧ = 𝑥1 . 𝑥2. 𝑥3 . 𝑥4 = 97.95.92.90 = 0,9346 lần hay 93,46 (%)
4.3.2.3. Số trung bình nhân

 Số bình quân nhân gia quyền

Khi các lượng biến xi có các tần số fi khác nhau, ta có công thức số trung bình
nhân gia quyền.
x   x1f x2f ...xnf    xif
fi 1 2 n
fi i

Trong đó: fi: là quyền số của các lượng biến. (i=1,2…k)

∑ fi = n
Ví dụ 4.14 Tốc độ phát triển về mức bán ra của công ty X qua 8 năm như sau:

2 năm đầu tốc độ phát triển mỗi năm là 115%


3 năm tiếp theo tốc độ phát triển mỗi năm là 112%
3 năm cuối tốc độ phát triển mỗi năm là 120%
Yêu cầu : Tính tốc độ phát triển trung bình một năm, về giá thành đơn vị sản phẩm ở
doanh nghiệp trong thời gian trên.
Ví dụ 4.14

Tốc độ phát triển trung bình về giá thành đơn vị sản phẩm của doanh nghiệp là:

x   x1f x2f ...xnf    xif


fi 1 2 n
fi i

σ 𝑓𝑖 8
𝑥ҧ = 𝑥 𝑓11 1,152 . 1,123 . 1,23 = 1,1569 𝑙ầ𝑛 hay 115,69 (% )
4.3.2.4. Mốt (Mode)
Mốt là biểu hiện của tiêu thức gặp nhiều nhất trong một tổng thể hay trong
một dãy số phân phối. Nó không san bằng, bù trừ chênh lệch giữa các
lượng biến.
4.3.2.4. Mốt (Mode)
 Đối với dãy số lượng biến không có khoảng cách tổ: Mốt là lượng biến
có tần số lớn nhất
Ví dụ:

NSLĐ (tr.đ)(x) Công nhân (f)


25 120
30 150
32 450
35 200
40 400
4.3.2.4. Mốt (Mode)
 Đối với dãy số lượng biến có khoảng cách tổ
o Trường hợp phân tổ có khoảng cách tổ đều nhau: Tổ có chứa Mốt là
tổ có tần số lớn nhất và Mốt được tính bằng công thức
f 2  f1
M x h
0 min ( f  f )( f  f )
2 1 2 3
Trong đó x min : Giới hạn dưới của tổ chứa mốt
h : Trị số khoảng cách tổ chứa mốt
f2 : Tần số của tổ chứa mốt
f1 : Tần số của tổ đứng trước tổ chứa mốt
f3 : Tần số của tổ đứng sau tổ chứa mốt
Ví dụ 4.16 Có tài liệu tại một doanh nghiệp như sau:

NSLĐ (tấn) Số công nhân (người)


(𝒙𝒊 ) (𝒇𝒊 )
20 - 22 10
22 - 24 40
24 - 26 80
26 - 28 50
28 - 30 20

Yêu cầu: Tính mốt về năng suất lao động của công nhân trong doanh nghiệp
Ví dụ 4.16

NSLĐ Số công nhân


(tấn) (người)
f 2  f1
(𝒙𝒊 ) (𝒇𝒊 ) M x h
0 min ( f  f )( f  f )
2 1 2 3
20 - 22 10
22 - 24 40 (80 − 40)
M0 = 24 + 2. = 25,14
24 - 26 80 80 − 40 + (80 − 50)
26 - 28 50 Mốt về năng suất lao động của công nhân trong doanh
nghiệp là 25,14 tấn
28 - 30 20
Tổng 200
4.3.2.4. Mốt (Mode)
 Đối với dãy số lượng biến có khoảng cách tổ
o Trường hợp phân tổ có khoảng cách tổ không đều: Với dãy số phân phối
có khoảng cách tổ không đều thì tần số các tổ không thể so sánh được với
nhau, khi đó mốt được xác định dựa vào mật độ phân phối (m) và mốt
được xác định theo công thức sau: m  m
2 1
M x h
0 min (m  m )  (m  m )
2 1 2 3
Trong đó: m: Mật độ phân phối (m=f/h)
𝑥min : Giới hạn dưới của tổ chứa mốt
h: Trị số khoảng cách tổ chứa mốt
𝑚2 : Mật độ phân phối của tổ chứa mốt
𝑚1 : Mật độ phân phối của tổ đứng liền trước tổ chứa mốt
𝑚3 : Mật độ phân phối của tổ đứng liền sau tổ chứa mốt
Ví dụ 4.17 Có tài liệu về tình hình thu hoạch lúa mùa của địa phương X như sau :

Năng suất thu hoạch Diện tích gieo trồng (ha)


(tạ/ha) (𝒇𝒊 )
35 - 40 10
40 - 45 20
45 - 50 30
50 - 60 35
60 - 80 5

Yêu cầu: Tính mốt về năng suất thu hoạch lúa trung bình 1ha ở địa phương
Ví dụ 4.17

NSTH (tạ/ha) Diện tích (ha) 𝒉𝒊 𝒇


(𝒎𝒊 = 𝒉𝒊 )
(𝒙𝒊 ) (𝒇𝒊 ) 𝒊

35 - 40 10 5 2
40 - 45 20 5 4
45 - 50 30 5 6
50 - 60 35 10 3,5
60 - 80 5 20 0,25
(6 − 4)
𝑀0 = 45 + 5. = 47,22(𝑡ạ/ℎ𝑎)
6 − 4 + (6 − 3,5)

Mốt về năng suất thu hoạch lúa mùa ở địa phương X là 47,22 (tạ/ha)
4.3.2.5. Số trung vị (Median)
Số trung vị là lượng biến của đơn vị đứng ở vị trí chính giữa trong tổng số các
đơn vị của dãy số lượng biến.
 Trường hợp tài liệu không phân tổ:
Nếu số đơn vị tổng thể là lẻ thì Số đơn vị tổng thể là chẵn thì trung
trung vị là lượng biến của đơn vị vị là số trung bình cộng của hai
đứng vị trí chính giữa mức độ chính giữa tổng thể
Me = xm Me = (xm +xm+1)/2

Công nhân Tiền lương (tr.đ) (x) Công nhân Tiền lương (tr.đ) (x)

A 3,5 A 3,5
B 5 B 5
C 6,5 C 6,5
D 7,5 D 7,5
E 8 E 8
F 8,2
4.3.2.5. Số trung vị (Median)
 Trường hợp tài liệu phân tổ
Tổ có chứa trung vị là tổ có tần số tích lũy bắt đầu lớn hơn hoặc bằng một
nửa tổng số đơn vị tổng thể. Và trung vị được xác định theo công thức:
σ 𝑓𝑖
− 𝑆𝑀𝑒−1
𝑀𝑒 = 𝑥𝑚𝑖𝑛𝑀𝑒 + ℎ𝑀𝑒 2
𝑓𝑀𝑒
Trong đó: 𝑥𝑚𝑖𝑛𝑀𝑒 Giới hạn dưới của tổ có số trung vị
ℎ𝑀𝑒 : Trị số khoảng cách tổ có số trung vị
𝑓𝑀𝑒 : tần số của tổ số trung vị
𝑆𝑀𝑒−1 : tần số tích lũy của tổ đứng trước tổ có số trung vị

∑fi :Tổng các tần số của dãy số lượng biến


Ví dụ 4.18 Có tài liệu tại một doanh nghiệp như sau:

NSLĐ (tấn) Số công nhân (người)


(𝒙𝒊 ) (𝒇𝒊 )
20 - 22 10
22 - 24 40
24 - 26 80
26 - 28 50
28 - 30 20

Yêu cầu: Tính Trung vị về năng suất lao động


Ví dụ 4.18
NSLĐ Số công nhân 𝑺𝒊
(tấn) (người)
(𝒙𝒊 ) (𝒇𝒊 )
20 - 22 10 10
22 - 24 40 50
24- 26 80 130
26 - 28 50
28 - 30 20
Tổng 200
200
− 50
Me = 24 + 2 2 = 25,25
80
Trung vị về năng suất lao động trung bình một công nhân trong doanh nghiệp là 25,25 (tấn)
4.3.3. Điều kiện vận dụng số trung bình
 Thứ nhất, số trung bình chỉ được tính ra từ tổng thể đồng chất. Tổng thể
đồng chất là tổng thể bao gồm những đơn vị, hiện tượng có cùng chung
một tính chất, thuộc cùng một loại hình kinh tế - xã hội theo một tiêu thức
nào đó.
 Thứ hai, số trung bình chung cần được vận dụng kết hợp với số trung
bình tổ hay dãy số phân phối. Số trung bình tổ chính là số trung bình tính
riêng cho từng tổ, từng bộ phận cấu thành tổng thể, giúp ta đi sâu nghiên
cứu đặc điểm riêng từng tổ hoặc bộ phận, giải thích được nguyên nhân
phát triển chung của hiện tượng.
4.4. NGHIÊN CỨU ĐỘ BIẾN THIÊN CỦA TIÊU THỨC
4.4.1. Ý nghĩa nghiên cứu độ biến thiên của tiêu thức
 Thứ nhất, độ biến thiên tiêu thức giúp ta đánh giá trình độ đại biểu của số
trung bình.
 Thứ hai, quan sát độ biến thiên tiêu thức trong một dãy số lượng biến sẽ
thấy được nhiều đặc trưng của dãy số.
 Thứ ba, trong phân tích hoàn thành kế hoạch, độ biến thiên tiêu thức giúp
ta thấy được chất lượng công tác và nhịp điệu hoàn thành kế hoạch
chung, cũng như của từng bộ phận, phát hiện khả năng tiềm tàng của đơn
vị.
 Thứ tư, độ biến thiên của tiêu thức còn được sử dụng trong nhiều trường
hợp nghiên cứu thống kê khác.
4.4.2. CÁC CHỈ TIÊU ĐO ĐỘ BIẾN THIÊN CỦA TIÊU THỨC
4.4.2.1. Khoảng biến thiên
Khoảng biến thiên là độ chênh lệch giữa lượng biến lớn nhất và lượng biến nhỏ
nhất của tiêu thức nghiên cứu.
Công thức tính: R  xmax  xmin
Đặc điểm:
 Tính toán đơn giản, là chỉ tiêu đơn giản nhất để đánh giá độ biến thiên của
tiêu thức.
 Nếu khoảng biến thiên (R) càng nhỏ thì tính chất đại biểu của số trung bình
càng cao và ngược lại.
Ví dụ: Khi quan sát NSLĐ của 2 tổ công nhân trong doanh nghiệp
Tổ 1 20 30 40 50 60
Tổ 2 38 39 40 41 42
4.4.2.2. Độ lệch tuyệt đối bình quân
Độ lệch tuyệt đối bình quân là trung bình cộng các trị số tuyệt đối của các độ
lệch giữa các lượng biến và trung bình của các lượng biến.
Công thức tính: Ta có 2 trường hợp
 Trường hợp tài liệu ko phân tổ d
 x x i

n
d
 xi  x . fi
 Trường hợp tài liệu phân tổ:
Đặc điểm:
f i

 Phản ánh độ biến thiên của tiêu thức chặt chẽ hơn khoảng biến thiên vì chỉ
tiêu có xét đến tất cả các lượng biến với giá trị trung bình.
 Chỉ tiêu này chỉ xét các trị số tuyệt đối của độ lệch nên bỏ qua sự chênh
lệch thực tế về dấu do đó chưa thực sự là chỉ tiêu hoàn thiện.
Ví dụ 4.19. Có năng suất thu hoach của một địa phương như sau
NSTH (tạ/ha) Diện tích (ha)
(𝒙𝒊 ) (𝒇𝒊 )

35 - 40 10
40 - 45 20
45 - 50 30
50 - 60 35
60 - 80 5

Yêu cầu: Tính độ lệch tuyệt đối trung bình của chỉ tiêu NSTH
Ví dụ 4.19
σ 𝑥𝑖 𝑓𝑖
xത = 49,25
σ 𝑓𝑖
NSTH Diện Trị ഥ
𝒙𝒊 − 𝒙 ഥ 𝒇𝒊
𝒙𝒊 − 𝒙
Năng suất thu hoạch trung bình là
(tạ/ha) tích (ha) số
(𝒇𝒊 ) giữa 49,25 (tạ/ha)
(𝒙𝒊 )
35 - 40 10 37,5 11.75 117.5 d
 x  x. f
i i

40 - 45 20 42,5 6.75 135 f i

45 - 50 30 610
47,5 1.75 52.5 dത = = 6,1
100
50 - 60 35 55 5.75 201.25 Độ lệch tuyệt đối trung bình về năng
60 - 80 5 70 20.75 103.75 suất thu hoạch là 6,1 (tạ/ha)
100 610
4.4.2.3. Phương sai
Phương sai là số trung bình cộng của bình phương các độ lệch giữa lượng biến
với số trung bình của các lượng biến đó.
Công thức tính: Ta có 2 trường hợp
 xi  x 
n
2

 Trường hợp tài liệu không phân tổ: 2  i 1


n
 Trường hợp tài liệu được phân tổ:  xi  x 
n
2
fi
i 1
 
2
n
 fi
i 1
Đặc điểm:
Phương sai khắc phục được sự khác nhau về dấu giữa các độ lệch. Phương
sai có trị số càng nhỏ thì tổng thể nghiên cứu càng đồng đều, tính chất đại
biểu của số trung bình càng cao và ngược lại. Tuy nhiên tính bình phương
nên trị số bị khuếch đại và đơn vị tính không phù hợp
Ví dụ 4.20 Có tài liệu về tình hình thu hoạch lúa của địa phương X như sau :

NSTH (tạ/ha) Diện tích (ha)


(𝒙𝒊 ) (𝒇𝒊 )
35 - 40 10
40 - 45 20
45 - 50 30
50 - 60 35
60 - 80 5

Yêu cầu: Tính phương sai về năng suất thu hoạch


Ví dụ 4.20 xത = 49,25
Năng suất thu hoạch trung bình
NSTH Diện Trị (𝒙𝒊 − 𝒙 ഥ)𝟐 . 𝒇𝒊
ഥ) (𝒙𝒊 − 𝒙
là 49,25(tạ/ha)
(tạ/ha) tích (ha) số
(𝒇𝒊 ) giữa
 xi  x 
n
(𝒙𝒊 ) 2
fi
i 1
35 - 40 10  2
n
37,5 11.75 1.380,63
 fi
40 - 45 20 i 1
42,5 6.75 911,25
45 - 50 30 5693,75
47,5 1.75 91,875 σ2 = = 56,9375
100
50 - 60 35 55 5.75 1.157,19 Phương sai về năng suất thu
60 - 80 5 hoạch là 56,9375
70 20.75 2.152,81
100 5.693,75
4.4.2.4. Độ lệch tiêu chuẩn

Là căn bậc 2 của phương sai

Công thức tính: Ta có 2 trường hợp n


 xi  x 2
 Trường hợp không phân tổ:   i 1
n

n
 xi  x 2 f i
i 1
 Trường hợp có phân tổ:   n
 fi
i 1
Ví dụ 4.20 xത = 49,25
Năng suất thu hoạch trung bình
NSTH Diện Trị (𝒙𝒊 − 𝒙 ഥ)𝟐 . 𝒇𝒊
ഥ) (𝒙𝒊 − 𝒙
là 49,25(tạ/ha)
(tạ/ha) tích (ha) số
(𝒇𝒊 ) giữa n
(𝒙𝒊 )  xi  x 2 f i
i 1
 
35 - 40 10 n
37,5 11.75 1.380,63  fi
i 1
40 - 45 20 42,5 6.75 911,25
45 - 50 30 5693,75
47,5 1.75 91,875 σ = 100
= 7,74 Độ lêch
50 - 60 35 55 5.75 1.157,19 tiêu chuẩn về năng suất thu hoạch
60 - 80 5 là 7,74 𝑡ạ/ℎ𝑎
70 20.75 2.152,81
100 5.693,75
4.4.2.5. Hệ số biến thiên

Hệ số biến thiên là tỷ số giữa độ lệch tiêu chuẩn với số trung bình của các
lượng biến.
𝑑ҧ
Công thức tính 𝑉=
𝑥lj


Hoặc V 
x
Đặc điểm: Độ phân tán tương đối cho phép so sánh độ phân tán của các
tiêu thức khác nhau
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
 Nghiên cứu các mức độ của hiện tượng kinh tế - xã hội là một trong những nội dung
quan trọng của phân tích thống kê, và là cơ sở xuất phát của nhiều nội dung phân
tích thống kê khác.
 Số tuyệt đối trong thống kê là chỉ tiêu biểu hiện quy mô khối lượng của hiện tượng
nghiên cứu trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể (số tuyệt đối thời kỳ, số
tuyệt đối thời điểm)
 Số tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của hiện tượng nghiên cứu
(số tương đối động thái, số tương đối kết cấu, số tương đối so sánh, số tương đối
cường độ, số tương đối kế hoạch)
 Số trung bình biểu hiện mức độ đại diện của một tổng thể bao gồm nhiều đơn vị
cùng loại (trung bình cộng, trung bình điều hoà, trung bình nhân, mốt, trung vị)
 Các chỉ tiêu đo độ biến thiên là tiêu thức sử dụng để đánh giá độ đồng đều của tổng
thể nghiên cứu (khoảng biến thiên, độ lệch tuyệt đối trung bình, phương sai, độ lệch
tiêu chuẩn, hệ số biến thiên)
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Khái niệm, ý nghĩa và đặc điểm của số tuyệt đối trong thống kê.
2. Phân biệt các loại số tuyệt đối trong thống kê
3. Khái niệm, ý nghĩa và đặc điểm của số tương đối trong thống kê
4. Trình bày các loại số tương đối trong thống kê
5. Khái niệm, ý nghĩa và đặc điểm của số trung bình trong thống kê
6. Trình bày các loại số trung bình trong thống kê
7. Phân tích điều kiện vận dụng số tương đối, số tuyệt đối và số trung bình trong
thống kê
8. Trình bày các chỉ tiêu đo độ biến thiên của tiêu thức
THUẬT NGỮ

 Mức độ của hiện tượng kinh tế - xã hội


 Số tuyệt đối thời kỳ, số tuyệt đối thời điểm
 Số tương đối động thái, số tương đối kết cấu, số tương đối so sánh, số
tương đối cường độ, số tương đối kế hoạch
 Trung bình cộng, trung bình điều hoà, trung bình nhân, mốt, trung vị
 Khoảng biến thiên, độ lệch tuyệt đối trung bình, phương sai, độ lệch tiêu
chuẩn, hệ số biến thiên
NGUYÊN LÝ THỐNG KÊ
Số tín chỉ: 03 (36,18)

Bộ môn: Thống kê – Phân tích


Khoa: Kế toán – Kiểm toán
CHƯƠNG 5
HỒI QUY VÀ TƯƠNG QUAN
TÌNH HUỐNG

Một doanh nghiệp sau một thời gian đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh,
dựa trên việc so sánh ban đầu về số liệu của doanh số bán ra cùng với chi
phí quảng cáo. Ban quản trị của doanh nghiệp nhận thấy. Doanh số của
doanh nghiệp thời gian đầu thấp, nhưng sau một thời gian khi tăng hoạt
động quảng cáo thì kết quả kinh doanh có dấu hiệu tăng lên. Để kiểm tra
xem hoạt động quảng cáo có thực sự giúp cho doanh số của doanh nghiệp
tăng lên hay không. Bạn với tư cách là nhân viên thống kê sẽ cần thực hiện
công việc gì để xác định được mối quan hệ này.
MỤC TIÊU CHƯƠNG 5

 Trang bị cho người học kiến thức, phương pháp về hồi quy và tương quan
phục vụ cho quá trình nghiên cứu thống kê.

 Sau khi học xong, người học sẽ hiểu khái niệm, nhiệm vụ, phương pháp
hồi quy và tương quan, cách thức vận dụng phương pháp hồi quy và
tương quan để phân tích mối liên hệ giữa các tiêu thức nguyên nhân ảnh
hưởng tới tiêu thức kết quả.
NỘI DUNG
5.1 MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC HIỆN TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ PHÂN TÍCH HỒI QUY,
TƯƠNG QUAN

5.2 LIÊN HỆ TƯƠNG QUAN TUYẾN TÍNH GIỮA HAI TIÊU THỨC SỐ LƯỢNG

5.3 LIÊN HỆ TƯƠNG QUAN PHI TUYẾN TÍNH GIỮA HAI TIÊU THỨC SỐ LƯỢNG

5.4 LIÊN HỆ TƯƠNG QUAN TUYẾN TÍNH GIỮA NHIỀU TIÊU THỨC SỐ LƯỢNG

5.5 HỆ SỐ CO GIÃN
5.1. MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC HIỆN TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ PHÂN
TÍCH HỒI QUY, TƯƠNG QUAN

5.1.1. Mối liên hệ giữa các hiện tượng


Mối liên hệ giữa các hiện tượng kinh tế - xã hội có thể diễn ra trong không
gian và thời gian.
 Liên hệ trong không gian là sự tác động qua lại, sự phụ thuộc vào nhau
khi chúng ở trong cùng một thời gian.
 Liên hệ trong thời gian là sự tác động qua lại, sự phụ thuộc vào nhau khi
chúng ở các giai đoạn phát triển khác nhau.
Khi phân tích mối liên hệ giữa các hiện tượng phải đặt chúng trong điều
kiện thời gian và không gian nhất định.
5.1.1. Mối liên hệ giữa các hiện tượng
 Xét theo mức độ của mối liên hệ:
- Liên hệ hàm số là mối liên hệ hoàn toàn chặt chẽ giữa hai hiện tượng
nghiên cứu. Có nghĩa là khi hiện tượng này thay đổi thì nó hoàn toàn
quyết định đến sự thay đổi của hiện tượng có liên quan theo một tỷ lệ
tương ứng.
- Liên hệ tương quan là mối liên hệ không hoàn toàn chặt chẽ giữa các hiện
tượng nghiên cứu. Khi hiện tượng này thay đổi có thể làm cho hiện tượng
có liên quan thay đổi theo, nhưng không có ảnh hưởng hoàn toàn quyết
định sự thay đổi đó.
5.1.1. Mối liên hệ giữa các hiện tượng
 Xét theo chiều hướng của mối liên hệ:
- Liên hệ thuận được biểu hiện khi trị số của tiêu thức nguyên nhân và trị
số của tiêu thức kết quả phát triển theo cùng một hướng (cùng tăng hoặc
cùng giảm).
- Liên hệ nghịch được biểu hiện khi trị số của tiêu thức nguyên nhân và trị
số của tiêu thức kết quả phát triển ngược chiều.
5.1.2. Nhiệm vụ của phương pháp hồi quy tương quan
• Xác định mô hình hồi quy biểu hiện mối liên hệ
- Dựa trên cơ sở phân tích lý luận để giải thích về sự tồn tại thực tế và bản
chất của mối liên hệ giữa các hiện tượng nghiên cứu.
- Kết hợp phân tích lý luận với việc thăm dò mối liên hệ đó bằng các
phương pháp thống kê hoặc dựa trên cơ sở các kết quả nghiên cứu có từ
trước về hiện tượng.
- Lựa chọn phương trình hồi quy để biểu hiện mối liên hệ.
- Tính toán và nêu ý nghĩa các tham số của phương trình hồi quy.
• Đánh giá trình độ chặt chẽ của mối liên hệ bằng các chỉ tiêu hệ số tương
quan, tỉ số tương quan…
5.2 LIÊN HỆ TƯƠNG QUAN TUYẾN TÍNH GIỮA HAI TIÊU THỨC SỐ LƯỢNG

5.2.1 Phương trình hồi quy tuyến tính


Đường hồi quy lý thuyết là đường thẳng được biểu diễn bằng hàm số
y(x) = a + bx
Trong đó: y(x) – trị số lý thuyết của tiêu thức kết quả
x – trị số của tiêu thức nguyên nhân
y – trị số (thực tế) của tiêu thức kết quả
a – các tham số tự do của phương trình
b – hệ số hồi quy
5.2.1 Phương trình hồi quy tuyến tính

Xét ví dụ về mối liên hệ giữa tuổi nghề và năng suất lao động trong năm qua tài
liệu điều tra khảo sát ngẫu nhiên 10 công nhân tại một doanh nghiệp như sau:
Bảng 5.1: Tuổi nghề và Năng suất lao động (NSLĐ) của công nhân
Stt Tuổi nghề NSLĐ (tr.đ)
(𝒙𝒊 ) (𝒚𝒊 )
1 1 3
2 3 12
3 4 9
4 6 16
5 7 12
6 8 21
7 10 24
8 12 24
9 14 19
10 15 27
80 167
5.2.1 Phương trình hồi quy tuyến tính
Theo dõi mối liên hệ giữa hai tiêu thức số lượng. Khảo sát dạng hàm hồi quy
bằng đồ thị biểu hiện mối liên hệ giữa hai tiêu thức.

27
Đường hồi quy thực 24 24
tế 21
19 NSLĐ
16
12 12
9

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
5.2.1 Phương trình hồi quy tuyến tính
Đường hồi quy lý thuyết là đường thẳng được biểu diễn bằng hàm số
y(x) = a + bx
Trong đó: y(x) – trị số lý thuyết của tiêu thức năng suất lao động
x – trị số của tiêu thức tuổi nghề
y – trị số (thực tế) của tiêu thức năng suất lao động
a – các tham số tự do của phương trình
b – hệ số hồi quy
5.2.1 Phương trình hồi quy tuyến tính

27
Đường hồi quy thực 24 24
tế 21 NSLĐ
19
16 Linear (NSLĐ)
Đường hồi quy lý
12 12 thuyết
9

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Để xác định giá trị của a và b, ta áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất và giải
hệ phương trình
෍ 𝑦 = 𝑛𝑎 + 𝑏 ෍ 𝑥

෍ 𝑥𝑦 = 𝑎 ෍ 𝑥 + 𝑏 ෍ 𝑥 2
5.2.1 Phương trình hồi quy tuyến tính
Để giải hệ phương trình (5.2) ta lập bảng tính toán:
Bảng 5.2: Các đại lượng tính các tham số của phương trình

Stt Tuổi nghề NSLĐ(tr.đ) (𝒙𝒊 . 𝒚𝒊 ) 𝒙𝟐 𝒚𝟐


Thay số liệu trong bảng tính
(𝒙𝒊 ) (𝒚𝒊 )
1 1 3
toán vào hệ phương trình
3 1 9
2 3 12 36 9 144 (5.2):
3 4 9 36 16 81 10a + 80b = 167
4 6 16 96 36 256 80a + 840b = 1622
5 7 12 84 49 144
6 8 21 168 64 441 Phương trình hồi quy có dạng:
7 10 24 240 100 576 y(x) = 5,26 + 1,43x
8 12 24 288 144 576
9 14 19 266 196 361
10 15 27 405 225 729
80 167 1622 840 3317
5.2.2. Hệ số tương quan
- Hệ số tương quan tuyến tính là chỉ tiêu tương đối (số lần) để đánh giá trình độ
chặt chẽ và chiều hướng của mối liên hệ tương quan tuyến tính.
Công thức tính:
σ(𝑥𝑖 − 𝑥). (𝑦𝑖 − 𝑦)
𝑟=
1) 2
σ(𝑥𝑖 − 𝑥) . σ(𝑦𝑖 − 𝑦)2

𝑥. 𝑦 − 𝑥. 𝑦
𝑟=
2) 𝜎𝑥 . 𝜎𝑦

𝜎𝑥 𝜎𝑥 2
3) 𝑟=𝑏
𝜎𝑦
=𝑏
𝜎𝑦 2
5.2.2. Hệ số tương quan
Hệ số tương quan nhận giá trị trong khoảng -1≤ r ≤ 1
• r mang dấu (+) mối liên hệ tương quan thuận.
• r mang dấu (-) mối liên hệ tương quan nghịch.
• r = ± 1: Giữa x và y có liên hệ hàm số.
• r = 0: Giữa x, y không có liên hệ tương quan tuyến tính.
• r càng gần ±1, mối liên hệ càng chặt chẽ và càng gần 0 mối liên hệ càng
lỏng lẻo.
Mức độ chặt chẽ hay lỏng lẻo của hệ số tương quan được xác định như sau:
• r < 0,3 : lỏng lẻo
• 0,3 < r < 0,7 : vừa phải
• r > 0,7 : chặt chẽ
Theo ví dụ 5.2. Đánh giá mối liên hệ giữa tuổi nghề và năng suất lao động của
công nhân trong doanh nghiệp bằng hệ số tương quan.
Để tính hệ số tương quan ta xác định độ lệch chuẩn của x và y:
840 80 𝟐
𝝈𝒙 = − 10 =4,47
10

3317 167 𝟐
𝝈𝒚 = − = 7,267
10 10
Hệ số tương quan giữa tuổi nghề và năng suất lao động của lao động trong
𝜎 4,47
doanh nghiệp là: 𝑟 = 𝑏 𝑥 → 𝑟 = 1,43. =0,879
𝜎𝑦 7,267

Như vậy, giữa tuổi nghề và năng suất lao động của lao động trong doanh
nghiệp có mối liên hệ tương quan thuận và chặt chẽ.
5.3. LIÊN HỆ TƯƠNG QUAN PHI TUYẾN TÍNH GIỮA HAI TIÊU THỨC SỐ LƯỢNG

5.3.1. Các phương trình hồi quy phi tuyến tính


Về mặt toán học, có nhiều phương trình hồi quy để biểu hiện mối liên hệ tương
quan phi tuyến tính. Sau đây là một số dạng phương trình tiêu biểu:

 Hàm parabol: y = a + bx + cx2

 Hàm hyperpol: y = a +b/x

 Hàm mũ: y = abx


5.3.1.1. Phương trình hồi quy Parabol
Trường hợp khi tiêu thức nguyên nhân tăng (giảm) với lượng đều nhau, thì tiêu
thức kết quả biến động không đều và đến một mức độ nào đó (cực tiểu hay cực
đại) lại đảo chiều.
Phương trình pa-ra-bôn: yˆ x  a  bx  cx 2

Áp dụng phương trình bình phương nhỏ


nhất, tìm giá trị các hệ số a, b, c

෍ 𝑦 = 𝑛𝑎 + 𝑏 ෍ 𝑥 + 𝑐 ෍ 𝑥 2

෍ 𝑥𝑦 = 𝑎 ෍ 𝑥 + 𝑏 ෍ 𝑥 2 + 𝑐. ෍ 𝑥 3

෍ 𝑥2𝑦 = 𝑎 ෍ 𝑥2 + 𝑏 ෍ 𝑥3 + 𝑐 ෍ 𝑥4
5.3.1.2. Phương trình hồi quy Hypebol
Trường hợp khi tiêu thức nguyên nhân tăng mà trị số của tiêu thức kết quả giảm
với tốc độ không đều, lúc đầu nhanh sau chậm dần.
b
Phương trình hy-pe-bôn: yˆ x  a 
x
Áp dụng phương pháp bình
phương nhỏ nhất sẽ có hệ
phương trình sau đây để tìm
giá trị các hệ số a, b:
1
෍ 𝑦 = 𝑛𝑎 + 𝑏 ෍
𝑥
𝑦 1 1
෍ = 𝑎෍ +𝑏෍ 2
𝑥 𝑥 𝑥
5.3.1.3. Phương trình hàm số mũ
Trường hợp khi tiêu thức nguyên nhân tăng (giảm) làm cho tiêu thức kết quả
thay đổi gần như một cấp số nhân.

Phương trình hàm số mũ: yˆ x  ab x

Áp dụng phương pháp bình phương


nhỏ nhất sẽ có hệ phương trình sau
đây để tìm giá trị các hệ số a, b:

෍ ln 𝑦 = 𝑛 ln 𝑎 + ln 𝑏 ෍ 𝑥

෍ 𝑥 ln 𝑦 = ln 𝑎 ෍ 𝑥 + ln 𝑏 ෍ 𝑥 2
5.3.2. Tỷ số tương quan

Tỷ số tương quan: được sử dụng để đánh giá mức độ chặt chẽ mối liên hệ
tương quan phi tuyến tính giữa hai tiêu thức số lượng.

∧ 2
σ 𝑦 − 𝑦𝑥
𝜂= 1− 2
σ 𝑦−𝑦

Trong đó:
Y : Các giá trị thực tế
𝑦ො𝑥 : Các giá trị lý thuyết của y theo x
𝑦ത : Giá trị trung bình của y
5.3.2. Tỷ số tương quan

Tính chất: nằm trong khoảng [0;1] tức là: 0 ≤  ≤ 1


Cụ thể:
Nếu  = 1 : Giữa x và y có mối liên hệ hàm số.
Nếu  = 0 : Giữa x và y không có mối liên hệ.
Nếu  càng gần 1 : Mối liên hệ càng chặt chẽ và càng gần 0 thì mối liên
hệ càng lỏng lẻo.
Ví dụ 5.5.
Có tài liệu sản lượng sản xuất (nghìn sản phẩm) và giá thành đơn vị sản phẩm
(nghìn đồng/sản phẩm) của 10 doanh nghiệp cùng sản xuất một loại sản phẩm
như sau:
Bảng 5.5: Sản lượng sản xuất và giá thành đơn vị sản phẩm
Sản lượng Giá thành Sản lượng Giá thành
(1000.sp) (1000.đ/sp) (1000.sp) (1000.đ/sp)
10 15,60 35 15,15

15 15,40 40 15,14

20 15,27 50 15,12

25 15,24 60 15,10

30 15,20 80 15,05
5.3.1.2. Phương trình hồi quy Hypebol
Thăm dò hình dáng mối quan hệ bằng đồ thị
Phương trình hy-pe-bôn biểu diễn mối quan hệ giữa sản lượng và giá thành:
b
yˆ x  a 
x Áp dụng phương pháp bình
phương nhỏ nhất sẽ có hệ
phương trình sau đây để tìm
giá trị các hệ số a, b:

1
෍ 𝑦 = 𝑛𝑎 + 𝑏 ෍
𝑥
𝑦 1 1
෍ = 𝑎෍ +𝑏෍ 2
𝑥 𝑥 𝑥
Căn cứ vào hệ phương trình của mô hình hy-pe-bôn, ta có bảng tính toán sau đây:
Bảng 5.6: Các đại lượng để tính các tham số của phương trình
x y 1/x 1/𝒙𝟐 y/x
10 15,60 0,100 0,010 1,560
15 15,40 0,067 0,004 1,032
20 15,27 0,050 0,003 0,764
25 15,24 0,040 0,002 0,610
30 15,20 0,033 0,001 0,502
35 15,15 0,029 0,001 0,439
40 15,14 0,025 0,001 0,379
50 15,12 0,020 0,001 0,302
60 15,10 0,017 0,001 0,257
80 15,05 0,013 0,001 0,196

σ 152,27 0,394 0,025 6,041


Thay số liệu vào hệ phương trình:

10a + 0,394b = 152,27


0,394a + 0,025b = 6,041

Giải hệ phương trình ta có: a = 15,054; b = 4,385

4,385
Phương trình hồi quy: 𝑦ො = 15,054 +
𝑥
Ví dụ 5.5
Lập bảng tương tự để tính tỷ số tương quan: Từ số liệu bảng trên, áp dụng
công thức tính được tỷ số
Bảng 5.7: Các đại lượng để tính tỷ số tương quan tương quan:
x y ෝ𝒙
𝒚 ෝ 𝒙 )𝟐
(𝒚 − 𝒚 ഥ)𝟐
(𝒚 − 𝒚
10 15,60 15,49 0,0121 0,1391 ∧ 2
σ 𝑦 − 𝑦𝑥
15 15,40 15,35 0,0025 0,0299 𝜂= 1− 2
σ 𝑦−𝑦
20 15,27 15,27 0,0001 0,0018
25 15,24 15,23 0,0001 0,0001
30 15,20 15,20 0,0000 0,0007
0,0209
35 15,15 15,18 0,0009 0,0059 𝜂= 1− = 0,956
0,2442
40 15,14 15,16 0,0004 0,0076
50 15,12 15,14 0,0004 0,0114 Như vậy, mối liên hệ giữa sản
60 15,10 15,13 0,0009 0,0161 lượng và giá thành đơn vị sản
80 15,05 15,11 0,0036 0,0313 phẩm khá chặt chẽ.
∑ 152,27 152,26 0,0209 0,2442
5.4. LIÊN HỆ TƯƠNG QUAN TUYẾN TÍNH GIỮA NHIỀU TIÊU THỨC SỐ LƯỢNG
5.4.1. Phương trình hồi quy tuyến tính giữa nhiều tiêu thức
Phương trình hồi quy tuyến tính biểu hiện mối liên hệ giữa nhiều tiêu thức có
dạng tổng quát như sau:
y = a0 + a1x1 + a2x2 + … + anxn
Trong đó:
xi (i = 1,…, k) là trị số của các tiêu thức nguyên nhân.
ai (i = 0,…, k) là các tham số của phương trình.
Các tham số ai trong phương trình hồi quy được xác định bằng phương pháp
bình phương nhỏ nhất a0 .n  a1  x1  a2  x2  ...  ak  xk   y
a0 .  x1  a1  x12  a2  x1 x2  ...  ak  x1 xk   x1 y
a0 .  x2  a1  x1 x2  a2  x22  ...  an  x2 xk   x2 y
..................
a0 .  xk  a1  x1 xk  a2  x2 xk  ...  a2  xk2   xk y
5.4.1. Phương trình hồi quy tuyến tính giữa nhiều tiêu thức số lượng
 Giả sử có hai tiêu thức nguyên nhân x1 và x2 tác động lớn nhất đến tiêu
thức kết quả y. Ta có thể dùng phương trình tuyến tính để phản ánh mối
quan hệ này. Y(x1, x2) = a + bx1 + cx2
 Áp dụng phương trình bình phương nhỏ nhất sẽ có phương trình sau đây:

෍ 𝑦 = 𝑛𝑎 + 𝑏 ෍ 𝑥1 + 𝑐 ෍ 𝑥2

෍ 𝑥1 𝑦 = 𝑎 ෍ 𝑥1 + 𝑏 ෍ 𝑥1 2 + 𝑐 ෍ 𝑥1 𝑥2

෍ 𝑥2 𝑦 = 𝑎 ෍ 𝑥2 + 𝑏 ෍ 𝑥1 𝑥2 + 𝑐 ෍ 𝑥2 2
5.4.2. Hệ số tương quan
Hệ số tương quan bội được dùng để đánh giá trình độ chặt chẽ của mối liên hệ
giữa tất cả các tiêu thức nguyên nhân nghiên cứu đến tiêu thức kết quả.
Công thức:
𝑟 2 𝑦𝑥1 + 𝑟 2 𝑦𝑥2 − 2𝑟𝑦𝑥1 𝑟𝑦𝑥2 𝑟𝑥1𝑥2
𝑅𝑦.𝑥1 𝑥2 . = 2
1 − 𝑟𝑥1𝑥2

Hệ số tương quan bội nhận giá trị từ 0 ≤ R ≤ 1


R=0 : Không có liên hệ tuyến tính.
R=1 : Mối liên hệ hàm số.
R càng gần 1 : thì mối liên hệ càng chặt chẽ.
5.4.2. Hệ số tương quan
Hệ số tương quan riêng được dùng để đánh giá trình độ chặt chẽ mối liên hệ
giữa tiêu thức kết quả với từng tiêu thức nguyên nhân với điều kiện loại trừ
ảnh hưởng của các tiêu thức nguyên nhân khác.

 Hệ số tương quan riêng giữa y và x1 (loại trừ ảnh hưởng của x2)
𝑟𝑦𝑥1 − 𝑟𝑦𝑥2 𝑟𝑥1 𝑥2
𝑅𝑦𝑥1 (𝑥2 ) =
2
(1 − 𝑟𝑦𝑥 2
) − (1 − 𝑟𝑥21 𝑥2 )

 Hệ số tương quan riêng giữa y và x2 ( loại trừ ảnh hưởng của x1)
𝑟𝑦𝑥2 − 𝑟𝑦𝑥1 𝑟𝑥1 𝑥2
𝑅𝑦𝑥2 (𝑥1 ) =
2 2
(1 − 𝑟𝑦𝑥1
) − (1 − 𝑟𝑥1 𝑥2
)
Ví dụ. Phân tích mối liên hệ tương quan giữa ba tiêu thức
Giả sử có tài liệu điều tra thống kê về tuổi đời, tuổi nghề và năng suất lao động
của 5 công nhân trong một phân xưởng như sau:
Bảng 5.8: Số liệu về tuổi nghề, tuổi đời, năng suất lao động của công nhân
Năng suất
Tuổi nghề Tuổi đời
Công nhân lao động
(năm) x1 (năm) x2
(sản phẩm) y
A 1 22 4
B 3 21 5
C 4 24 6
D 8 26 7
E 10 35 9
Tổng 26 128 31
Số trung bình 5,2 25,6 6,2
Phương trình hồi quy biểu hiện mối liên hệ giữa 3 tiêu thức tuổi nghề (x1), tuổi đời
(x2) và năng suất lao động (y). Có dạng như sau:
𝑦
ෞ𝑥 = 𝑎0 + 𝑎1 𝑥1 + 𝑎2 𝑥2
Tính cách tham số 𝑎0 , 𝑎1 , 𝑎2
𝜎𝑦 𝑟𝑦𝑥1 − 𝑟𝑦𝑥2 . 𝑟𝑥1𝑥2
𝑎1 = . 2
𝜎𝑥1 1 − 𝑟𝑥1𝑥2
𝜎𝑦 𝑟𝑦𝑥2 − 𝑟𝑦𝑥1 . 𝑟𝑥1𝑥2
𝑎2 = . 2
𝜎𝑥2 1 − 𝑟𝑥1𝑥2
𝑎0 = 𝑦ത − 𝑎1 𝑥1 − 𝑎2 𝑥2
𝑦𝑥1 − 𝑦.ത 𝑥1
𝑟𝑦𝑥1 =
𝜎𝑦 𝜎𝑥1
𝑦𝑥2 − 𝑦.ത 𝑥2
𝑟𝑦𝑥2 =
𝜎𝑦 𝜎𝑥2
𝑥1 𝑥2 − 𝑥1 . 𝑥2
𝑟𝑦𝑥1 =
𝜎𝑥1 𝜎𝑥2
Bảng 5.9: Các đại lượng để tính các tham số của phương trình

Công nhân x1y yx2 x 1x 2 x 12 x22 y2


A 4 88 22 1 484 16
B 15 105 63 9 441 25
C 24 144 96 16 576 36
D 56 182 208 64 676 49
E 90 315 350 100 1225 81
Tổng 189 834 739 190 3402 207
Số trung bình 37,8 166,8 147,8 38 680,4 41,4
1. Theo tài liệu ở bảng trên, tính được: 2. Từ kết quả trên tính ra các tham
2 số của phương trình hồi quy theo
 x  x12  x1  38  5,2 2  3,31
1 công thức:
2
 x  x22  x2  680,4  25,6 2  5,00 1,72 0,976  0,94  0,887
2
a1    0,35
2 3,31 1  0,887 2
 y  y 2  y  41,4  6,2 2  1,72 1,72 0,94  0,976  0,887
a2    0,12
5,00 1  0,887 2
yx1  y.x1 37,8  6,2  5,2
ryx1    0,976 a0  6,2  0,35  5,2  0,12  25,6  1,31
 y x1 1,72  3,31
yx  y.x 2 166,8  6,2  25,6 3. Ta có phương trình hồi quy:
ryx2  2   0,94
 y x2 1,72  5 yx = 1,31+ 0,35x1 + 0,12x2
x1 x2  x1.x 2 147,8  5,2  25,6
rx1x2    0,887
 x1 x2 3,31  5,0
5. Hệ số tương quan bội 0,976 2  0,94 2  2  0,976  0,94  0,887
R y x1x2   0,99
1  0,887 2

6. Các hệ số tương quan riêng


- Hệ số tương quan riêng giữa tuổi nghề (x1) và năng suất lao động (y),
loại trừ ảnh hưởng của tuổi đời (x2):
0,976  0,94  0,887
Ryx1 ( x2 )   0,90
(1  0,94 )(1  0,887 )
2 2

- Hệ số tương quan riêng giữa tuổi đời (x2) và năng suất lao động (y),
loại trừ ảnh hưởng của tuổi nghề (x1):
0,94  0,976  0,887
R y x2 ( x1 )   0,74
(1  0,976 2 )(1  0,887 2 )
5.5. Hệ số co giãn
Hệ số co giãn để đo mức độ phản ứng của tiêu thức kết quả (y) đối với sự
biến thiên của tiêu thức nguyên nhân (x).
𝑥 𝑥lj
𝐸 = 𝑏. = 𝑏.
𝑦 𝑦lj

 Ý nghĩa: khi tiêu thức nguyên nhân x biến đổi 1% làm cho tiêu thức kết
quả y biến đổi bao nhiêu %
 Tính chất của hệ số co giãn
E>0: biến thiên cùng chiều
E<0: biến thiên ngược chiều
E=0: Y không biến đổi
E=±1: x,y biến thiên trùng nhau
|E|>1: x biến thiên nhanh hơn y
|E|<1: x biến thiên chậm hơn y
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI

 Tuỳ theo mức độ phụ thuộc các mối quan hệ giữa các hiện tượng kinh tế - xã
hội, có thể chia thành liên hệ hàm số và liên hệ tương quan.
 Mối liên hệ giữa các hiện tượng kinh tế - xã hội thường là mối liên hệ tương
quan. Để nghiên cứu mối quan hệ đó, thống kê sử dụng phương pháp hồi quy
và tương quan.
 Phương pháp hồi quy và tương quan giúp nghiên cứu mối quan hệ giữa hai
hay nhiều tiêu thức.
 Phương pháp hồi quy và tương quan nhằm giải quyết hai nhiệm vụ cơ bản, đó
là xác định mô hình hồi quy biểu hiện mối liên hệ và đánh giá trình độ chặt
chẽ của mối liên hệ bằng các hệ số tương quan hay tỷ số tương quan.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Ý nghĩa nghiên cứu mối liên hệ giữa các hiện tượng kinh tế - xã hội. Phân
biệt các mối liên hệ hàm số và liên hệ tương quan.
2. Nhiệm vụ của phương pháp phân tích hồi quy và tương quan.
3. Ý nghĩa của các hệ số trong phương trình hồi quy tuyến tính giữa hai tiêu
thức số lượng.
4. Ý nghĩa, phương pháp xác định tính chất của hệ số tương quan.
5. Các dạng mô hình hồi quy tuyến tính tiêu biểu. Ý nghĩa, phương pháp tính
tỷ số tương quan.
6. Ý nghĩa nghiên cứu mối liên hệ tương quan giữa nhiều tiêu thức số lượng, ý
nghĩa hệ số tương quan bội và hệ số tương quan riêng.
7. Ý nghĩa và phương pháp tính hệ số co giãn.
THUẬT NGỮ

 Liên hệ hàm số, liên hệ tương quan


 Phương pháp hồi quy (hồi quy tuyến tính, hồi quy phi tuyến tính)
 Phương pháp tương quan (tương quan tuyến tính, tương quan phi tuyến tính)
 Hệ số co giãn
NGUYÊN LÝ THỐNG KÊ
Số tín chỉ: 03 (36,18)

Bộ môn: Thống kê – Phân tích


Khoa: Kế toán – Kiểm toán
CHƯƠNG 6
DÃY SỐ THỜI GIAN
TÌNH HUỐNG

Nhu cầu thông tin về biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình ngày càng
được người dùng tin rất quan tâm, đặc biệt là các cấp, các ngành. Để đánh
giá thực hiện các chỉ tiêu dân số chủ yếu, xu hướng biến động cũng như các
đặc trưng kinh tế – xã hội của dân số, từ đó giúp hoạch định chính sách, xây
dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội hàng năm cũng như thời kỳ. Tổng
cục thống kê đã tổ chức điều tra công bố về số liệu dân số qua các năm.
Dân số trung bình (nghìn người)
2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021

91.713,30 92.695,10 93.671,60 94.666,00 96.484,00 97.582,69 98.506,19


Với số liệu trên có thể đánh giá xu hướng biến động, đặc điểm cơ bản về xu
hướng biến động của đân số Việt nam như thế nào? Có thể có dự báo đơn
giản về dân số trong các năm tiếp theo hay không?
MỤC TIÊU CHƯƠNG 6

 Trang bị cho người học kiến thức, phương pháp, kỹ năng về thống kê để
phân tích biểu hiện đặc điểm, xu hướng biến động và dự báo mức độ
tương lai của hiện tượng.

 Sau khi học xong, người học sẽ hiểu khái niệm, ý nghĩa dãy số thời gian,
các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian, các phương pháp biểu hiện xu
hướng phát triển cơ bản của hiện tượng và một số phương pháp dự báo
thống kê.
NỘI DUNG

6.1 KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA CỦA DÃY SỐ THỜI GIAN

6.2 CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH DÃY SỐ THỜI GIAN

6.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CƠ BẢN
CỦA HIỆN TƯỢNG

6.4 DỰ BÁO THỐNG KÊ


6.1. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA CỦA DÃY SỐ THỜI GIAN
6.1.1. Khái niệm dãy số thời gian
Dãy số thời gian là dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ
tự thời gian nhất định.
o Ví dụ 6.1. Có tài liệu về doanh thu của doanh nghiệp A như bảng sau:
Năm 2017 2018 2019 2020 2021

Doanh thu (tỷ đồng) 32 35 38 40 42

o Ví dụ 6.2. Có tài liệu về giá trị hàng tồn kho của doanh nghiệp X vào các
ngày đầu của 4 tháng đầu năm 2021
Ngày 1/1 1/2 1/3 1/4

Giá trị hàng tồn kho (tỷ đồng) 36 48 42 50


6.1. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA CỦA DÃY SỐ THỜI GIAN
6.1.1. Khái niệm dãy số thời gian
Một dãy số thời gian gồm hai thành phần:
o Thời gian (𝒕):
Tùy theo yêu cầu và mục đích nghiên cứu thời gian có thể là giờ, ngày, tháng,
quý, năm…
o Chỉ tiêu về hiện tượng nghiên cứu (𝒚𝒊 ): thường được biểu hiện bằng các
trị số cụ thể, được gọi là các mức độ của dãy số. (i=1;n)
Các mức độ này có thể là các số tuyệt đối, số tương đối hoặc số trung bình.
6.1.1. Khái niệm dãy số thời gian
Phân loại dãy số thời gian
Căn cứ vào các loại chỉ tiêu
o Dãy số số tuyệt đối
o Dãy số số tương đối
o Dãy số số trung bình
Căn cứ vào đặc điểm biến động về quy mô của hiện tượng qua thời gian
o Dãy số thời kỳ
o Dãy số thời điểm
6.1.1. Khái niệm dãy số thời gian
Phân loại dãy số thời gian
 Dãy số thời kỳ
o Dãy số thời kỳ là dãy số biểu hiện quy mô, khối lượng của hiện tượng
trong từng khoảng thời gian nhất định.
o Các mức độ của dãy số thời kỳ là các số tuyệt đối thời kỳ nên phụ
thuộc vào khoảng cách thời gian.
o Khoảng cách thời gian trong dãy số càng dài thì trị số của chỉ tiêu
càng lớn.
Ví dụ 6.3. Có tài liệu về lợi nhuận của doanh nghiệp X như bảng sau:
Năm 2017 2018 2019 2020 2021
Lợi nhuận (tr. đ.) 4.150 4200 4320 4320 4500
6.1.1. Khái niệm dãy số thời gian
Phân loại dãy số thời gian
 Dãy số thời điểm
o Dãy số thời điểm là dãy số biểu hiện quy mô (khối lượng) của hiện
tượng nghiên cứu tại những thời điểm nhất định.
o Các mức độ của dãy số thời điểm là các số tuyệt đối thời điểm.
o Các trị số của chỉ tiêu không phụ thuộc vào khoảng cách thời gian,
không được cộng các trị số này lại với nhau.
o Dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau
Ví dụ 6.4. Có tài liệu về giá trị hàng tồn kho của doanh nghiệp X vào các ngày
đầu của 4 tháng đầu năm 2021 như sau:
Ngày 1/1 1/2 1/3 1/4
Giá trị hàng tồn kho (tỷ đồng) 36 48 42 50

o Dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian không bằng nhau
Ví dụ 6.5. Có tài liệu về số công nhân của doanh nghiệp vào các ngày trong quý
năm 2021:
Ngày 1/1 15/1 20/2 13/3
Số lao động (người) 102 104 100 110
6.1.2. Ý nghĩa của dãy số thời gian
o Ý nghĩa:
Dãy số thời gian cho phép thống kê nghiên cứu đặc điểm và xu hướng về sự
biến động của hiện tượng theo thời gian.
Vạch rõ xu hướng và tính quy luật của sự phát triển.
Trên cơ sở đó dự báo sự phát triển của hiện tượng trong tương lai.
o Điều kiện xây dựng dãy số thời gian
Phải thống nhất về nội dung và phương pháp tính chỉ tiêu qua thời gian.
Phải thống nhất về phạm vi tổng thể nghiên cứu.
Các khoảng cách thời gian trong dãy số nên bằng nhau (nhất là đối với dãy
số thời kỳ).
6.2. CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH DÃY SỐ THỜI GIAN
6.2.1. Mức độ trung bình theo thời gian
6.2.2. Lượng tăng (giảm) tuyệt đối
6.2.3. Tốc độ phát triển
6.2.4. Tốc độ tăng (giảm)
6.2.5 Giá trị tuyệt đối 1% của tốc độ tăng (giảm)
6.2. CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH DÃY SỐ THỜI GIAN
6.2.1. Mức độ trung bình theo thời gian
Là số trung bình của các mức độ trong dãy số, phản ánh mức độ đại diện điển
hình của dãy số thời gian.
o Đối với dãy số tuyệt đối thời kỳ:
𝑦1 +𝑦2 +...+𝑦𝑛 σ𝑛
𝑖=1 𝑦𝑖
Công thức tính: 𝑦 = = (6.2.1)
𝑛 𝑛

Trong đó: i = 1,2, …,n


𝑦ത ∶ Mức độ trung bình theo thời gian
𝑦𝑖 : Các mức độ của dãy số thời kỳ
n : Số thời kỳ (hay số mức độ của dãy số)
Ví dụ 6.6. Từ số liệu về doanh thu của doanh nghiệp A ở ví dụ 6.1. Tính mức
độ trung bình về chỉ tiêu doanh thu.
Năm 2017 2018 2019 2020 2021

Doanh thu (tỷ đồng) 32 35 38 40 42

32 + 35 + 38 + 40 + 42
→𝑦= = 37,4 (𝑡ỷ đồ𝑛𝑔)
5
6.2.1. Mức độ trung bình theo thời gian
o Đối với dãy số tuyệt đối thời điểm
Trường hợp dãy số có biến động đều
𝑦Đ𝐾 + 𝑦𝐶𝐾
𝑦lj = (6.2.2)
2
Trường hợp dãy số có biến động không đều, các thời điểm có khoảng cách thời
gian bằng nhau
𝑦1 𝑦𝑛
+ 𝑦2 +. . . . +𝑦𝑛−1 +
𝑦lj = 2 2 (6.2.3)
𝑛−1

Trong đó: i = 1,2, …,n


yi: Các mức độ của dãy số thời gian
ti : Độ dài thời gian có các mức độ yi tương ứng
n : Số mức độ của dãy số
Ví dụ 6.7. Có tài liệu về giá trị hàng tồn kho của doanh nghiệp X như sau:
Thời điểm 1/1 1/2 1/3 1/4
Chỉ tiêu
Giá trị hàng tồn kho (tỷ đồng) 36 48 42 50

Yêu cầu: Tính giá trị hàng tồn kho trung bình Quý I

Giá trị hàng tồn kho trung bình Quý I được xác định theo công thức (6.2.3)
36 50
+ 48 + 42 +
𝑦ത𝑄1 = 2 2 = 44,33 (triệu đồng)
4−1
6.2.1. Mức độ trung bình theo thời gian
o Đối với dãy số tuyệt đối thời điểm
Trường hợp dãy số có biến động không đều, các thời điểm có khoảng cách thời gian
không bằng nhau

𝑦1 𝑡1 + 𝑦2 𝑡2 + ⋯ + 𝑦𝑛 𝑡𝑛 σ𝑛𝑖=1 𝑦𝑖 . 𝑡𝑖
𝑦lj = = (6.2.4)
𝑡1 + 𝑡1 + ⋯ + 𝑡𝑛 σ𝑛𝑖=1 𝑡𝑖

Trong đó: i = 1,2, …,n


yi: Các mức độ của dãy số thời gian
ti : Độ dài thời gian có các mức độ yi tương ứng
Ví dụ 6.8. Có tài liệu về số lao động của một doanh nghiệp trong tháng 9/2021
Ngày 1/9 – 200 công nhân
Ngày 10/9 – bổ sung 6 công nhân
Ngày 16/9 – bổ sung 3 công nhân
Ngày 26/9 – cho nghỉ việc 2 và bổ sung 3 công nhân
Từ đó đến hết tháng không thay đổi
Yêu cầu: Tính số công nhân trung bình tháng 9 của doanh nghiệp
Thời gian Số ngày Số lao động y.t
(t) (người) (y) Số lao động trung bình tháng 9/2021
của doanh nghiệp được xác định theo
1/9 – 9/9 9 200 1800
công thức (6.2.4)
10/9 – 15/9 6 206 1236 6176
yത T9 = 30 ≈ 206 (người)
16/9 – 25/9 10 209 2090
26/9 – 30/9 5 210 1050
30 6176
6.2.2. Lượng tăng (giảm) tuyệt đối
Lượng tăng (giảm) tuyệt đối là chỉ tiêu phản ánh sự thay đổi về mức độ tuyệt
đối của hiện tượng giữa hai thời gian nghiên cứu.
6.2.2.1. Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn
Là trị số chênh lệch giữa hai mức độ liền kề nhau trong dãy số hay chênh lệch
giữa mức độ kỳ nghiên cứu với mức độ kỳ ngay trước đó (kỳ gốc liên hoàn).
Công thức tính: i = yi – yi-1 (i = 2,3,…, n)
Trong đó:
i : Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn ở thời gian thứ i
yi : Mức độ kỳ nghiên cứu i
yi-1 : Mức độ kỳ gốc liên hoàn (i-1)
6.2.2.2. Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc
Là trị số chênh lệch giữa mức độ kỳ nghiên cứu và mức độ của kỳ nào đó
được chọn làm gốc cố định cho mọi lần so sánh (thường là mức độ đầu tiên
trong dãy số).
Công thức tính: i = y i – y 1 (i= 2, 3,..., n)

Trong đó:
i: lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc ở thời gian i so với thời gian
đầu của dãy số
y1: mức độ tuyệt đối của kỳ gốc cố định

Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối của hiện tượng
trong khoảng thời gian dài.
Ví dụ 6.9. Có tài liệu về mức bán lẻ hàng hóa của một công ty
Yêu cầu: Tính lượng tăng tuyệt đối liên hoàn và định gốc về mức bán lẻ

Năm N N+1 N+2 N+3 N+4


Chỉ tiêu
Mức bán lẻ (tr đ.) (y) 3000 3300 3600 4000 4800
Lượng tăng tuyệt đối
𝜹𝒊 = 𝒚𝒊 − 𝒚𝒊−𝟏 (tr. đ.) - 300 300 400 800
∆𝒊 = 𝒚𝒊 − 𝒚𝟏 (tr đ.) - 300 600 1000 1800
6.2.2. Lượng tăng (giảm) tuyệt đối
Mối quan hệ giữa i và i
Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc ở thời gian thứ n bằng tổng đại số các
lượng tăng (giảm) liên hoàn trong suốt thời gian đó.
n
 n    i  yn  y1
i2

Trong đó: i = 2,3,…, n


n: Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc ở thời gian n so với thời gian
đầu của dãy số
y1: Mức độ tuyệt đối của kỳ gốc cố định
yn: Mức độ tuyệt đối ở thời gian n
6.2.2.3. Lượng tăng (giảm) tuyệt đối trung bình
Là số trung bình cộng của các lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn. Chỉ tiêu
này phản ánh trung bình mỗi khoảng thời gian hiện tượng tăng hoặc giảm
với mức độ tuyệt đối là bao nhiêu.
𝛿2 + 𝛿3 +. . . . +𝛿𝑛 σ𝑛𝑖=2 𝛿𝑖 Δ𝑛 𝑦𝑛 − 𝑦1
𝛿ሜ = = = =
𝑛−1 𝑛−1 𝑛−1 𝑛−1

Trong đó: i = 2,3,…, n


𝛿:ҧ Lượng tăng (giảm) tuyệt đối trung bình
Từ Ví dụ 6.9. Ta có lượng tăng tuyệt đối trung bình về mức bán lẻ của
công ty như sau:
4800−3000
𝛿ҧ = 450 (triệu đồng)
4
6.2.3. Tốc độ phát triển
6.2.3.1. Khái niệm
Tốc độ phát triển là số tương đối động thái (biểu hiện bằng số lần hay %)
phản ánh xu hướng và trình độ phát triển của hiện tượng theo thời gian.
6.2.3.2. Tốc độ phát triển liên hoàn
Là tỷ lệ so sánh giữa hai mức độ liền kề nhau trong dãy số hay giữa mức
độ kỳ nghiên cứu với mức độ kỳ gốc liên hoàn.
y
ti  i .100 (i = 2,3,…, n)
yi 1
Trong đó:
t i: tốc độ phát triển liên hoàn thời gian i so với thời gian i -1 và có
thể biểu hiện bằng lần hoặc %
y i: Mức độ kỳ nghiên cứu i
yi-1: Mức độ kỳ gốc liên hoàn (i-1)
6.2.3.3. Tốc độ phát triển định gốc
Là tỷ lệ so sánh giữa mức độ kỳ nghiên cứu với mức độ kỳ gốc cố định.
yi
Ti  .100 (i = 2, 3,..., n)
y1
Trong đó:
T i: Tốc độ phát triển định gốc thời gian i so với mức độ đầu của dãy
số và có thể biểu hiện bằng lần hoặc %.
y i: mức độ tuyệt đối ở thời gian i
y1: mức độ tuyệt đối của kỳ gốc cố định
Chỉ tiêu này phản ánh xu hướng biến động và trình độ phát triển của hiện
tượng giữa kỳ nghiên cứu với một kỳ cố định.
Ví dụ 6.10. Sử dụng dữ liệu theo ví dụ 6.9 về mức bán lẻ hàng hóa tại công ty
Lập bảng tính tốc độ phát triển và đưa ra nhận xét.

Năm N N+1 N+2 N+3 N+4


Chỉ tiêu
Mức bán lẻ (tr. đ.) (y) 3000 3300 3600 4000 4800
Tốc độ phát triển
𝒚𝒊
𝒕𝒊 = (%) - 110 109,1 111,1 120
𝒚𝒊−𝟏
𝒚𝒊
𝑻𝒊 = (%) - 110 120 133,33 160
𝒚𝟏
6.2.3.4. Tốc độ phát triển định gốc
Mối quan hệ giữa ti và Ti
Tốc độ phát triển định gốc của một thời kỳ bằng tích số của các tốc
độ phát triển liên hoàn của thời kỳ đó.
n

Tn   ti
i2

Thương của 2 tốc độ phát triển định gốc liền nhau bằng tốc độ phát
triển liên hoàn giữa hai thời gian đó.
Ti
 ti (i = 2,3,…, n)
Ti 1
6.2.3.5. Tốc độ phát triển trung bình
Là số trung bình nhân của các tốc độ phát triển liên hoàn trong thời kỳ nghiên
cứu.
n
yn
t  n 1 t 2 .t3 ...t n  n 1  ti  n 1
i2 y1
Trong đó 𝑡:ҧ Tốc độ phát triển trung bình
Chỉ tiêu này phản ánh trung bình giữa hai thời gian hiện tượng phát triển với tốc
độ bao nhiêu lần hay bao nhiêu %.

Từ Ví dụ 6.9. Ta có tốc độ phát triển trung bình về mức bán lẻ của công ty như
sau:
𝟒 𝟒𝟖𝟎𝟎
𝒕ҧ = = 1,1246 𝑙ầ𝑛 (ℎ𝑎𝑦 112,46%)
𝟑𝟎𝟎𝟎
6.2.4. Tốc độ tăng (giảm)
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ của hiện tượng giữa hai thời gian đã tăng
(giảm) bao nhiêu lần hoặc bao nhiêu %.
6.2.4.1. Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn
Chỉ tiêu này phản ánh giữa hai thời gian liền nhau hiện tượng đã tăng
(giảm) bao nhiêu lần hoặc bao nhiêu %.
𝑦𝑖 − 𝑦𝑖−1 𝛿𝑖
𝑎𝑖 = = = 𝑡𝑖 − 1
𝑦𝑖−1 𝑦𝑖−1
Trong đó:
𝑎𝑖 : Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn ở thời gian thứ i
y i: Các mức độ của dãy số thời gian
ti: Tốc độ phát triển liên hoàn thời gian i so với thời gian i -1
6.2.4. Tốc độ tăng (giảm)
6.2.4.2. Tốc độ tăng (giảm) định gốc
Là tỷ lệ so sánh giữa lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc với mức độ
kỳ gốc cố định.
𝑦𝑖 − 𝑦1 𝛿𝑖
𝐴𝑖 = = = 𝑇𝑖 − 1
𝑦1 𝑦1
Trong đó 𝐴𝑖 : Tốc độ tăng (giảm) định gốc ở thời gian thứ i
Chỉ tiêu này phản ánh hiện tượng ở kỳ nghiên cứu đã tăng (giảm) bao
nhiêu lần hoặc bao nhiêu % so với kỳ gốc cố định.
6.2.4.3. Tốc độ tăng (giảm) trung bình
Là chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng (giảm) đại diện của hiện tượng trong
suốt thời gian nghiên cứu.
𝑎 = 𝑡 − 1 (lần)
Trong đó: 𝑎:
ത Tốc độ tăng (giảm) trung bình
𝑎 = 𝑡 − 100 (%)
Ví dụ 6.11. Sử dụng dữ liệu theo ví dụ 6.9 Tính các tốc độ tăng (giảm)

Năm N N+1 N+2 N+3 N+4


Chỉ tiêu
Mức bán lẻ (triệu đồng) (y) 3.000 3.300 3.600 4.000 4.800
Tốc độ phát triển
𝒚𝒊
𝒕𝒊 = (%) - 110 109,1 111,1 120
𝒚𝒊−𝟏
𝒚𝒊
𝑻𝒊 = (%) - 110 120 133,33 160
𝒚𝟏

𝒕ҧ = 𝟏𝟏𝟐, 𝟒𝟔%

Tốc độ tăng
𝒂𝒊 = 𝒕𝒊 − 𝟏𝟎𝟎(%) - 10 9,1 11,11 20
𝑨𝒊 = 𝑻𝒊 − 𝟏𝟎𝟎(%) - 10 20 33,33 60
ഥ = 𝟏𝟐, 𝟒𝟔 %
𝒂
6.2.5 Giá trị tuyệt đối 1% của tốc độ tăng (giảm)
Là lượng tăng (giảm) tuyệt đối tương ứng với 1% của tốc độ tăng hoặc giảm
liên hoàn.
𝛿𝑖 𝛿𝑖 𝑦𝑖−1
𝑔𝑖 = = =
𝑎𝑖 (%) 𝛿𝑖 100
. 100
𝑦𝑖−1
Trong đó: i = 2,3,…, n
gi: Giá trị tuyệt đối 1% tăng (giảm)
i: Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn ở thời gian i
𝑎𝑖 : Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn ở thời gian thứ i
y i: Mức độ tuyệt đối ở thời gian i
Ví dụ 6.12. Sử dụng dữ liệu theo ví dụ 6.9 Tính giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm)

Năm N N+1 N+2 N+3 N+4


Chỉ tiêu

Mức bán lẻ (triệu đồng) 3.000 3.300 3.600 4.000 4.800


(y)
Tốc độ tăng
𝒂𝒊 = 𝒕𝒊 − 𝟏𝟎𝟎(%) - 10 9,09 11,11 20
𝑨𝒊 = 𝑻𝒊 − 𝟏𝟎𝟎(%) - 10 20 33,33 60
ഥ = 𝟏𝟐, 𝟒𝟔 %
𝒂
𝒚𝒊−𝟏
𝒈𝒊 = (triệu đồng) - 30 33 36 40
𝟏𝟎𝟎
Ví dụ: Có tài liệu về tình hình sản xuất của một doanh nghiệp như
sau:
Chỉ tiêu Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3
- Giá trị sản xuất (triệu đồng) 31.620 33.600 33.800
- Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch 102 105 104
giá trị sản xuất
- Số nhân viên ngày đầu tháng (người) 300 304 304
Biết thêm số nhân viên ngày 1/4 là 308 người.
Yêu cầu:
1. Tính giá trị sản xuất thực tế trung bình một tháng trong quý I.
2. Tính số nhân viên trung bình trong mỗi tháng và cả quý I.
3. Tính năng suất lao động trung bình của nhân viên mỗi tháng và 1 tháng trong
quý I.
4. Tính tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch trung bình về giá trị sản xuất của quý I.
Chỉ tiêu Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3
- Giá trị sản xuất (triệu đồng) (𝑦𝑖 ) 31.620 33.600 33.800
- Tỷ lệ % HTKH giá trị sản xuất (𝑡𝑖 ) 102 105 104
- Số nhân viên ngày đầu tháng (người) (𝐿𝑖 ) 300 304 304

𝑦1 +𝑦2 +𝑦3 31.620+33.600+33.800


1. 𝑦ത = = = 33.007 (𝑡𝑟𝑖ệ𝑢 đồ𝑛𝑔)
𝑛 3

2a. Số NV trung bình mỗi tháng. Biết ngày 1/4 số NV


302 304 306
là 308 người
𝑦1 𝑦 300 308
+𝑦2 +𝑦3 + 4 +304+304+
2b. 𝐿ത = 2 2
= 2 2
= 304 (𝑛𝑔ườ𝑖)
𝑛−1 4−1
3a. NSLĐ trung bình của NV mỗi tháng (triệu đồng) 104,7 110,53 110,46

33.007
3b. NSLĐ trung bình của NV Quý I: 𝑤
ഥ= = 108,57 (𝑡𝑟𝑖ệ𝑢 đồ𝑛𝑔)
304
3
4. 𝑡ҧ = 𝑛
𝑡1 . 𝑡2 . 𝑡3 = 1,02 . 1,05 . 1,04 = 1,0365 𝑙ầ𝑛 ℎ𝑎𝑦 103,65%
6.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN
CƠ BẢN CỦA HIỆN TƯỢNG
6.3.1. Phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian
6.3.2. Phương pháp số trung bình di động
6.3.3. Phương pháp hồi quy
6.3.4. Phương pháp biểu hiện biến động thời vụ
6.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CƠ BẢN
CỦA HIỆN TƯỢNG
6.3.1. Phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian
• Phạm vi áp dụng
Phương pháp này được áp dụng khi dãy số thời kỳ có nhiều mức độ và các
khoảng cách thời gian giữa các mức độ ngắn, đồng thời chưa thấy rõ xu
hướng phát triển cơ bản của hiện tượng.
• Nội dung phương pháp
 Trên cơ sở dãy số ban đầu, có thể xây dựng một dãy số mới với các
khoảng cách thời gian dài hơn, khi đó sẽ rút bớt được số lượng các
mức độ trong dãy số.
 Bằng phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian như biến đổi mức
độ hàng ngày thành mức độ hàng tháng, từ tháng thành quý, từ quý
thành năm…
Ví dụ 6.13. Có tài liệu về doanh thu hàng tháng trong năm của một
doanh nghiệp như sau:

Chỉ tiêu Chỉ tiêu


Doanh thu Doanh thu
Tháng (Tỷ đồng) Tháng (Tỷ đồng)

1 50 7 53

2 52 8 55

3 48 9 52

4 51 10 58

5 49 11 54

6 56 12 60
Ví dụ 6.13. Ta có thể mở rộng khoảng cách thời gian từ tháng sang quý.
Kết quả sẽ được dãy số thời gian mới với khoảng cách thời gian theo quý
như sau:

Chỉ tiêu Doanh thu


Quý (tỷ đồng)

I 150

II 156

III 160

IV 172
Ví dụ 6.14. Có tài liệu về lượng hàng hoá tiêu thụ một loại hàng ở địa phương X
Đơn vị tính: tấn
Năm
2019 2020 2021
Tháng
1 1.200 1.300 1.240
2 1.180 1.250 1.200
3 1.500 1.600 1.450
4 1.800 1.900 1.780
5 2.700 2.600 2.630
6 3.400 3.300 3.000
7 4.400 4.500 4.300
8 5.000 4.900 4.800
9 4.000 3.800 3.900
10 2.100 2.050 1.800
11 1.500 1.400 1.450
12 1.000 1.100 1.070
Ví dụ 6.14.
Lượng hàng hoá tiêu thụ một loại hàng ở địa phương X sau khi được điều
chỉnh bằng phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian
Đơn vị tính: tấn
Năm 2019 2020 2021
Quý
I 3.880 4.150 3.890
II 7.900 7.800 7.410
III 13.400 13.200 13.000
IV 4.600 4.550 4.320
Σ 29.780 29.700 28.620
6.3.2. Phương pháp số trung bình di động (số trung bình trượt)
• Phạm vi áp dụng
Phương pháp này được vận dụng trong trường hợp các mức độ trong
dãy số có biến động ngẫu nhiên nhưng mức biến động không lớn.
• Nội dung của phương pháp
- Số trung bình di động là số trung bình cộng của một nhóm nhất định
các mức độ trong dãy số, được tính bằng cách loại trừ dần mức độ
đầu, đồng thời thêm vào đó mức độ tiếp theo sao cho số lượng các
mức độ tham gia tính số trung bình di động không thay đổi.
- Dãy số mới (hay dãy số trung bình trượt) là dãy số mà các mức độ
sẽ là các số trung bình di động.
6.3.2. Phương pháp số trung bình di động (số trung bình trượt)
Giả sử có 1 dãy số biến động theo thời gian như sau:
ti t1 t2 t3 … tn-1 tn

yi y1 y2 y3 … yn-1 yn

Dãy số ban đầu Dãy số trung bình trượt


𝑦1 𝑦1 + 𝑦2 + 𝑦3
𝑦ത2 =
𝑦2 3
𝑦2 + 𝑦3 + 𝑦4
𝑦3 𝑦ത2 =
3
… …
… 𝑦𝑛−2 + 𝑦𝑛−1 + 𝑦𝑛
𝑦ത𝑛−1 =
𝑦𝑛 3
Ví dụ 6.15. Có tài liệu về doanh thu của công ty X qua 7 năm, khi tính số trung bình
di động cho nhóm 3 mức độ, ta sẽ có kết quả như sau:

Chỉ tiêu Doanh thu Dãy số trung bình trượt


Năm (triệu đồng) (triệu đồng)
2016 2.000 -
2017 2.400 2.333,33
2018 2.600 2.500
2019 2.500 2.663,33
2020 2.890 3.063,33
2021 3.800 3.630
2022 4.200 -
6.3.3. Phương pháp hồi quy
• Phạm vi áp dụng
Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp dãy số thời gian có
nhiều biến động lớn, khi tăng khi giảm thất thường.
• Nội dung phương pháp
Trên cơ sở dãy số thời gian, lựa chọn một dạng phương trình thích hợp để
biểu hiện xu hướng biến động của hiện tượng theo thời gian (gọi là
phương trình hồi quy hay hàm xu thế).
• Dạng tổng quát của hàm xu thế
yt = f (t) = f(t, a0, a1,…, an)
Trong đó y(t): giá trị lý thuyết
t: biến thời gian
6.3.3. Phương pháp hồi quy
• Phương trình hồi quy tuyến tính (đường thẳng):
Trong trường hợp hiện tượng phát triển tăng (giảm) tương đối đều đặn
theo một chiều hướng nhất định, tức là khi dãy số có các lượng tăng
(giảm) tuyệt đối liên hoàn xấp xỉ bằng nhau.
Phương trình hồi quy: y t = a0 + a1t
Hệ phương trình để xác định các tham số:

  y  na 0  a1  t


  
2

 yt  a 0 t  a 1 t
6.3.3. Phương pháp hồi quy
• Phương trình pa-ra-bôn:
Trường hợp các mức độ của dãy số thời gian tăng dần theo thời gian, đạt
giá trị cực đại sau đó lại giảm dần; hoặc ngược lại giảm dần theo thời
gian, đạt giá trị cực tiểu rồi lại tăng dần.
Phương trình hồi quy: yt = a0 + a1t + a2t2
Hệ phương trình để xác định các tham số:
na0  a1.  t  a2  t 2   y
a0 .  t  a1  t 2  a2  t 3   ty
a0 .  t 2  a1  t 3  a2  t 4   t 2 y
6.3.3. Phương pháp hồi quy
• Phương trình hy-pe-bôn:
Trường hợp các mức độ của dãy số thời gian có xu hướng giảm dần theo
thời gian, nhưng không đều nhau. Dạng phương trình hy-pe-bôn như sau:
a1
yˆ x  a0 
t
Hệ phương trình để xác định các tham số:
1
na0  a1    y
t
1 1 y
a0   a1  2  
t t t
6.3.3. Phương pháp hồi quy
• Phương trình hàm mũ:
Trường hợp dãy số thời gian có các tốc độ phát triển liên hoàn xấp xỉ nhau,
phương trình hồi quy có dạng:

yˆ t  a0 .a1
t

Hệ phương trình để xác định các tham số:

n ln a0  ln a1  t   ln y
ln a0 t  ln a1  t 2   ln yt
Ví dụ 6.16. Có tài liệu về lượng hàng hóa tiêu thụ tại một doanh nghiệp như
bảng sau:

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Chỉ tiêu
Lượng hàng hóa 126 134 165 263 320 430 480 500 580
tiêu thụ (tr. đ)

Yêu cầu: Xác định phương trình đường thẳng để mô hình hóa sự phát triển của
lượng hàng hóa tiêu thụ từ tháng 1→ tháng 9.
Ví dụ 6.16. Tháng Lượng hàng ෝ
𝒚
tiêu thụ 𝟐
- Lập bảng tính toán (t) y.t 𝒕 (tr.đ)
(triệu đồng)
- Tìm các tham số a0 , a1 bằng hệ
1 126 126 1 85,71
phương trình:
2 134 268 4 147,56
9a0 + 45a1 = 2998
ቊ 3 165 495 9 209,41
45a0 + 285a1 = 18701
4 263 1.052 16 271,86
a0 = 23,86
=> ቊ 5 320 1.600 25 333,1
a1 = 61,85
6 430 2.580 36 394,96
Phương trình đường thẳng mô
7 480 3.360 49 456,81
hình hóa sự phát triển của lượng
hàng hóa tiêu thụ từ tháng 1→ 8 500 4.000 64 518,66
tháng 9 như sau: 9 580 5.220 81 580,51
𝑦ො t = 23,86 + 61,85t 45 2.998 18.701 285
6.3.4. Phương pháp biểu hiện biến động thời vụ
Phương pháp này phản ánh sự biến động của hiện tượng bằng cách đi tính chỉ
số thời vụ và sử dụng số liệu ít nhất trong 3 năm.
Công thức tính
𝑦𝑖
𝐼𝑖 = . 100
𝑦
Trong đó:
𝐼𝑖 : Chỉ số thời vụ của tháng hoặc quý thứ i
𝑦ത𝑖 : Mức độ trung bình của từng tháng hoặc quý trong các năm nghiên
cứu
ത Mức độ trung bình chung của một tháng hoặc quý trong các năm
𝑦:
nghiên cứu

Nếu 𝐼𝑖 > 1 (100%): hiện tượng biến động tăng vào thời gian i
Nếu 𝐼𝑖 < 1 (100%): hiện tượng biến động giảm vào thời gian i
Ví dụ 6.17. Có số liệu về lượng hàng hoá tiêu thụ một loại hàng ở địa phương X
Đơn vị tính: tấn
2019 2020 2021 ഥ𝒊
𝒚 𝒚𝒊
𝑰= ഥ
(%)
𝒚

I 3.880 4.150 3.890 3.973,33 54,12


II 7.900 7.800 7.410 7.703,33 104,93
III 13.400 13.200 13.000 13.200 179,79
IV 4.600 4.550 4.320 4.490 61,16
Σ 29.780 29.700 28.620

29780+29700+28620
Trong đó: 𝑦ത = = 7.341,6 (𝑡ấ𝑛)
12
6.4. DỰ BÁO THỐNG KÊ
6.4.1 Khái niệm và phân loại dự báo
6.4.1.1. Khái niệm
Dự báo hiểu theo nghĩa chung nhất là xác định mức độ, trạng thái của hiện
tượng nghiên cứu trong tương lai.
6.4.1.2. Phân loại
 Dựa vào độ dài thời gian dự báo
- Dự báo ngắn hạn
- Dự báo trung hạn
- Dự báo dài hạn
 Dựa vào phương pháp dự báo
- Dự báo bằng phương pháp chuyên gia
- Dự báo theo mô hình hình hồi quy
- Dự báo dựa vào dãy số thời gian
6.4.1. Khái niệm và phân loại dự báo
6.4.1.2. Phân loại
 Dựa vào độ dài thời gian dự báo
- Dự báo ngắn hạn: Là những dự báo có thời gian dưới ba năm,
thường phục vụ cho lập kế hoạch ngắn hạn, là công cụ quan trọng
để tổ chức quản lý thường xuyên các hoạt động của các đơn vị, các
cấp, các ngành.
- Dự báo trung hạn: Là những dự báo có thời hạn từ ba đến năm
năm, thường phục vụ cho việc lập kế hoạch trung hạn.
- Dự báo dài hạn: Là những dự báo có thời hạn từ 5 năm trở lên,
thường dự báo các mục tiêu chiến lược về kinh tế - xã hội phục vụ
cho xây dựng kế hoạch định hướng phát triển dài hạn.
6.4.1. Khái niệm và phân loại dự báo
6.4.1.2. Phân loại
 Dựa vào phương pháp dự báo
- Dự báo bằng phương pháp chuyên gia: Là dự báo tiến hành trên cơ sở
tổng hợp, xử lý, phân tích những ý kiến của các chuyên gia.
- Dự báo theo mô hình hình hồi quy: Mức độ cần dự báo phải được xây
dựng trên cơ sở mô hình hồi quy phù hợp với đặc điểm và xu thế phát
triển của hiện tượng.
- Dự báo dựa vào dãy số thời gian: Trên cơ sở dãy số thời gian phản
ánh xu hướng biến động của hiện tượng trong thời gian đã qua để xác
định mức độ của hiện tượng trong tương lai.
6.4.2. Dự báo thống kê
Việc sử dụng dãy số thời gian trong dự báo có những ưu điểm cơ bản sau:
 Dãy số thời gian sử dụng cho dự báo không đòi hỏi quá nhiều mức
độ như dự báo dựa vào mô hình hồi quy
 Việc sử dụng mô hình dự báo được tiến hành tương đối đơn giản, ít
bị ràng buộc bởi các giả thiết như trong xây dựng mô hình hồi quy
 Dự báo dãy số thời gian sẽ rất thuận lợi cho việc ứng dụng tin học
nhờ đó việc tính toán trở nên thuận tiện, đồng thời cho phép lựa chọn
mô hình dự báo phù hợp.
6.4.3 Một số phương pháp dự báo thống kê thông dụng
6.4.3.2 Dự báo dựa vào tốc độ phát triển trung bình
Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp dự báo đối với hiện tượng
nghiên cứu có nhịp độ phát triển đều đặn, dãy số thời gian có các tốc độ phát
triển liên hoàn xấp xỉ nhau.
yˆ n  L  yn . t 
L
Mô hình dự báo
Trong đó:
yˆ n L Giá trị dự báo ở thời gian n + L
yn Giá trị thực tế ở thời gian thứ n
t Tốc độ phát triển bình quân
L Tầm xa dự báo
Ví dụ 6.19. Có tài liệu về doanh thu trong 7 năm của công ty X như bảng sau:

Năm Doanh thu


(tr đ.)  Trên cơ sở tốc độ phát triển trung bình, dự báo danh
thu 2 năm tiếp theo.
2016 2.000
𝑛−1 𝑦𝑛 7−1 4200
2017 2.400 𝑡ҧ = = = 1,132 lần
𝑦1 2000
2018 2.600
Với L=1: 𝑦𝑛+7 = 4200. (1,132)1 = 4754,4(𝑡𝑟. đ. )
2019 2.500 Với L=2: 𝑦𝑛+8 = 4200. (1,132)2 = 5381,98(𝑡𝑟. đ. )
2020 2.890
2021 3.800
2022 4.200
6.4.3. Một số phương pháp dự báo thống kê thông dụng
6.4.3.3. Dự báo dựa vào hàm xu thế (dựa vào hàm hồi quy)
Phương trình hồi quy theo thời gian :

yt = f ( t, a0, a1,...., an)


Sau khi xác định được hàm xu thế biểu hiện xu hướng biến động của hiện
tượng theo thời gian, có thể dựa vào đó để dự báo theo mô hình sau:

Mô hình dự báo: yn + L = f ( t +L)


Trong đó:
yn + L: Giá trị dự báo ở thời gian n + L
L: Tầm xa dự báo
Ví dụ 6.20. Với bảng số liệu ở ví dụ 6.16. về lượng hàng hóa tiêu thụ tại một
doanh nghiệp hãy dự đoán lượng hàng tiêu thụ cho 3 tháng cuối năm.
(t) Lượng tiêu thụ y.t 𝒕𝟐
Phương trình đường thẳng để mô hình hóa sự phát (triệu đồng)
triển của lượng hàng hóa tiêu thụ từ tháng 1→ tháng
1 126 126 1
9 của doanh nghiệp
2 134 268 4
𝑦ො t = 23,86 + 61,85t
3 165 495 9
Dự đoán lượng hàng tiêu thụ cho 3 tháng cuối năm 4 263 1.052 16
𝑦𝑇 10 = 23,86 + 61,85. 9 + 1 = 642,36 𝑡𝑟. đ 5 320 1.600 25
𝑦𝑇11 = 23,86 + 61,85. 9 + 2 = 704,21 𝑡𝑟. đ 6 430 2.580 36
𝑦𝑇12 = 23,86 + 61,85. 9 + 3 = 766,06(𝑡𝑟. đ. ) 7 480 3.360 49
8 500 4.000 64
9 580 5.220 81
45 2.998 18.701 285
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
 Phương pháp dãy số thời gian để phân tích đặc điểm, xu hướng biến động của
hiện tượng theo thời gian. Trên cơ sở đó, dự báo mức độ tương lai của hiện
tượng. Căn cứ vào đặc điểm tồn tại của hiện tượng theo thời gian, có hai loại:
Dãy số thời kỳ và dãy số thời điểm.
 Để phân tích và đo lường sự biến động của hiện tượng qua thời gian, sử dụng
các chỉ tiêu: mức độ trung bình theo thời gian, lượng tăng (giảm) tuyệt đối,
tốc độ phát triển, tốc độ tăng (giảm) và giá trị tuyệt đối của 1% tốc độ tăng
(giảm).
 Hiện tượng biến động qua thời gian thường chịu ảnh hưởng của nhiều nhân
tố. Để biểu hiện rõ quy luật phát triển của hiện tượng, có thể sử dụng các
phương pháp: Mở rộng khoảng cách thời gian, số bình quân di động, phương
pháp hồi quy, chỉ số thời vụ.
 Dự báo (dự đoán) thống kê là xác định mức độ của hiện tượng trong tương lai
trên cơ sở các tài liệu thống kê về hiện tượng.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Trình bày khái niệm, ý nghĩa của dãy số thời gian. Các loại dãy số thời gian?
2. Phân tích các điều kiện xây dựng dãy số thời gian?
3. Ý nghĩa, phương pháp tính các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian?
4. Ý nghĩa nghiên cứu xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng theo thời
gian? Trình bày các phương pháp nghiên cứu xu hướng phát triển cơ bản của
hiện tượng?
5. Khái niệm, ý nghĩa và phân loại dự báo?
6. Trình bày các phương pháp dự báo thống kê thường dùng?
THUẬT NGỮ

 Dãy số thời gian, dãy số thời kỳ, dãy số thời điểm


 Mức độ trung bình theo thời gian, lượng tăng giảm tuyệt đối, lượng tăng giảm
liên hoàn, tốc độ phát triển, tốc độ tăng (giảm), giá trị tuyệt đối 1% tăng (giảm)
 Dự báo thống kê
NGUYÊN LÝ THỐNG KÊ
Số tín chỉ: 03 (36,18)

Bộ môn: Thống kê – Phân tích


Khoa: Kế toán – Kiểm toán
CHƯƠNG 7
CHỈ SỐ
TÌNH HUỐNG

Một cửa hàng bán sản phẩm của doanh nghiệp đang đứng trước nguy cơ phải đóng cửa vì
nhiều tháng liền, doanh số liên tục giảm. Bạn được giao nhiệm vụ thay người phụ trách cũ
với mục tiêu giữ lại cửa hàng đó trong chuỗi cửa hàng bán sản phẩm của doanh nghiệp. Sau
hai tháng quản lý, tình hình doanh số của cửa hàng đã có nhiều cải thiện, tháng sau tăng hơn
so với tháng trước. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, doanh số của cửa hàng đó tăng là không
bền vững do tăng giá bán. Bạn không đồng ý với ý kiến trên và quyết định sẽ chứng minh
việc tăng doanh số đó là bền vững vì dù giá có tăng nhưng khối lượng hàng tiêu thụ không
hề giảm, số lượng khách đến mua hàng ngày càng tăng. Bằng phương pháp thống kê nào có
thể giúp bạn giải quyết vấn đề trên?
MỤC TIÊU CHƯƠNG 7

 Trang bị cho người học kiến thức, phương pháp, kỹ năng về phương pháp
chỉ số được sử dụng trong thống kê.

 Sau khi học xong, người học sẽ hiểu khái niệm, phân loại chỉ số, phương
pháp tính các chỉ số và sử dụng hệ thống chỉ số để phân tích ảnh hưởng
nhân tố, một số chỉ số thông dụng được sử dụng phổ biến trong nền kinh
tế.
NỘI DUNG

7.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHỈ SỐ

7.2 PHƯƠNG PHÁP TÍNH CHỈ SỐ

7.3 HỆ THỐNG CHỈ SỐ

7.4 MỘT SỐ CHỈ SỐ THÔNG DỤNG Ở VIỆT NAM


7.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHỈ SỐ
7.1.1. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của chỉ số
7.1.1.1. Khái niệm
Chỉ số trong thống kê là chỉ tiêu tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa
2 mức độ của một hiện tượng nghiên cứu (hai thời gian, không gian khác nhau
hoặc thực tế và kế hoạch).
Ví dụ:
 Chỉ số về sản lượng của doanh nghiệp A năm 2022 so với năm 2021 là
1,12 lần hay 112%.
 Chỉ số giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tháng 3/N so với tháng 2/N là
1,01 lần hay 101%
 Doanh thu thực tế của doanh nghiệp B so với doanh thu kế hoạch trong
năm 2021 bằng 1,06 lần hay 106%.
7.1.1.2. Đặc điểm của phương pháp chỉ số
Khi so sánh mức độ của hiện tượng kinh tế - xã hội phức tạp, trước hết
phải chuyển các đơn vị không trực tiếp cộng được với nhau về dạng chung để
có thể cộng được bằng cách sử dụng nhân tố thông ước chung.
Để nghiên cứu biến động của một nhân tố, cần giả định các nhân tố khác
không thay đổi tức là cố định các nhân tố đó ở cùng một thời kỳ.
7.1.1.3. Ý nghĩa của chỉ số
Biểu hiện sự biến động tổng hợp của hiện tượng nghiên cứu qua thời
gian và qua không gian
Biểu hiện tổng hợp các nhiệm vụ kế hoạch và tình hình thực hiện kế
hoạch thông qua chỉ số kế hoạch.
Phân tích mức độ ảnh hưởng và vai trò đóng góp của các nhân tố
khác nhau đến sự biến động chung của hiện tượng phức tạp.
7.1.1.3. Ý nghĩa của chỉ số

Doanh thu = Giá bán x Lượng hàng hoá tiêu thụ

 Khi giá bán tăng (giảm) thì doanh thu cũng tăng (giảm).
 Khi lượng hàng hoá tiêu thụ tăng (giảm) thì doanh thu cũng tăng
(giảm).
Như vậy, phương pháp chỉ số không những có khả năng tổng hợp từ
phân tích sự biến động riêng biệt từng nhân tố của hiện tượng phức tạp,
mà còn có thể xác định được vai trò đóng góp của từng nhân tố đó đến sự
biến động chung của hiện tượng.
7.1.2. Phân loại chỉ số
 Căn cứ vào nội dung mà chỉ số phản ánh
Chỉ số phát triển: Biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của hiện
tượng ở hai thời gian khác nhau.
Chỉ số không gian: Biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của hiện
tượng ở hai điều kiện không gian khác nhau.
Chỉ số kế hoạch: Biểu hiện quan hệ so sánh giữa các mức độ thực tế và
kế hoạch của chỉ tiêu nghiên cứu bao gồm chỉ số nhiệm vụ kế hoạch và chỉ
số thực hiện kế hoạch.
7.1.2. Phân loại chỉ số
 Căn cứ vào phạm vi tính toán:
Chỉ số đơn (chỉ số cá thể) (ký hiệu - i): Biểu hiện sự biến động của từng đơn
vị, từng phần tử, hiện tượng cá biệt.
Chỉ số chung (chỉ số tổng hợp) (ký hiệu - I): Biểu hiện sự biến động các nhân
tố của hiện tượng phức tạp bao gồm nhiều đơn vị, phần tử cá biệt.
 Căn cứ theo tính chất của chỉ tiêu nghiên cứu:
Chỉ số chỉ tiêu chất lượng: Biểu hiện sự biến động của các chỉ tiêu chất lượng.
Chỉ số chỉ tiêu khối lượng: Biểu hiện sự biến động của các chỉ tiêu khối lượng.
7.1.2. Phân loại chỉ số
 Căn cứ vào hình thức biểu hiện của chỉ số
Chỉ số ở dạng cơ bản: Là chỉ số được giữ nguyên công thức ban đầu khi
xây dựng, không qua bất kỳ giai đoạn biến đổi nào khác.
Chỉ số ở dạng trung bình: Được biến đổi từ dạng cơ bản về dạng như là số
trung bình số học (trung bình cộng) gia quyền hay trung bình điều hòa gia
quyền.
 Căn cứ theo kỳ gốc so sánh
Chỉ số liên hoàn: Là chỉ số tính cho nhiều thời kỳ liên tiếp nhau, trong đó
mỗi chỉ số đều so sánh kỳ nghiên cứu (báo cáo) với thời kỳ liền kề trước đó.
Chỉ số định gốc: Là chỉ số tính cho nhiều thời kỳ khác nhau so với cùng
một thời kỳ được chọn làm gốc.
7.2. PHƯƠNG PHÁP TÍNH CHỈ SỐ

Để minh họa phương pháp xây dựng và phân tích chỉ số trong thống kê,
đề cập đến hai loại chỉ số thông dụng nhất của thống kê kinh tế - xã hội là chỉ
số chỉ tiêu chất lượng và chỉ số chỉ tiêu khối lượng, trên cơ sở sử dụng mối
quan hệ:
Doanh thu = Giá bán x Lượng hàng hoá tiêu thụ
Sử dụng các ký hiệu như sau:
p: Giá đơn vị sản phẩm q: Lượng hàng hoá tiêu thụ
i : Chỉ số đơn I: Chỉ số tổng hợp
7.2.1. Phương pháp tính chỉ số phát triển
Chỉ số phát triển là số tương đối phản ánh quan hệ so sánh giữa hai mức độ
của hiện tượng nghiên cứu ở hai thời gian khác nhau.
7.2.1.1. Phương pháp tính chỉ số đơn
Chỉ số đơn được tính bằng cách so sánh mức độ kỳ nghiên cứu với mức độ kỳ
gốc.

Chỉ số đơn về giá: p1 (lần, %) (7.2.1𝑎)


ip 
p0
Chênh lệch tuyệt đối về giá:  p  p1  p0

q1
Chỉ số đơn về lượng: iq  (lần, %) (7.2.1𝑏)
q0
Chênh lệch tuyệt đối về lượng:  q  q1  q0
Ví dụ 7.1. Có tài liệu về giá bán lẻ và lượng hàng tiêu thụ tại một doanh
nghiệp như bảng sau:

Loại Đơn vị Giá bán lẻ (1.000đ) Lượng hàng tiêu thụ


hàng tính
Kỳ gốc Kỳ báo cáo Kỳ gốc Kỳ báo cáo

A kg 30 25 12.000 15.000
B m 100 125 11.400 12.000
C lít 60 75 3.500 4.000

Yêu cầu: Tính chỉ số đơn về giá bán lẻ và lượng hàng hóa tiêu thụ của từng
loại hàng.
Từ số liệu trên ví dụ 7.1, ta tính được chỉ số đơn về giá bán lẻ của từng loại
hàng theo công thức (7.2.1a):

Loại Đơn vị Giá bán lẻ (1.000đ) So sánh


hàng tính
𝒑𝟎 𝒑𝟏 𝒊𝒑 (%) Số tiền
A kg 30 25 83,33 (-5)
B m 100 125 125 25
C lít 60 75 125 15
Từ số liệu trên ví dụ 7.1, ta tính được chỉ số đơn về lượng hàng tiêu thụ của
từng loại hàng theo công thức (7.2.1b):

Loại Đơn vị Lượng hàng tiêu thụ So sánh


hàng tính
𝑞0 𝑞1 𝑖𝑞 (%) Số lượng
A kg 12.000 15.000 125 3.000
B m 11.400 12.000 105,26 600
C lít 3.500 4.000 114,28 500
Có tài liệu về tình hình sản xuất một loại sản phẩm tại doanh nghiệp. Tính chỉ
số đơn về giá thành đơn vị sản phẩm và sản lượng.

- Chỉ số đơn về giá thành của từng loại hàng theo công thức (7.2.1a)
- Chỉ số đơn về sản lượng của từng loại hàng theo công thức (7.2.1b)
Kỳ gốc Kỳ nghiên cứu So sánh So sánh
Đơn Giá
Loại Sản Sản Giá thành
vị thành Số Số
hàng lượng lượng (1.000 đ) 𝑖𝑧 (%) 𝑖𝑞 (%)
tính (1.000 đ) tiền lượng
(𝑞0 ) (𝑞1 ) (𝑧1 )
(𝑧0 )
A Chiếc 5.000 100 6.000 95 95 -5 120 1000
B Kg 3.500 105 4.000 100 95,24 -5 114,28 500
C M 4.500 110 2.000 105 95,45 -5 88,88 -500

Nhận xét:
7.2.1.2. Phương pháp tính chỉ số chung
a. Tính chỉ số chung bằng phương pháp tổng hợp
Được dùng trong trường hợp có tài liệu về từng đơn vị trong tổng thể.
Bước 1: Chuyển từ một tổng thể bao gồm các phần tử không thể trực tiếp
cộng được thành một tổng thể, trong đó các phần tử có thể cộng được bằng
cách sử dụng nhân tố thông ước chung.
Bước 2: Cố định nhân tố thông ước chung ở cả tử và mẫu số của công thức
cùng theo một thời kỳ nào đó để nghiên cứu biến động riêng của nhân tố
nghiên cứu.
7.2.1.2. Phương pháp tính chỉ số chung
a. Tính chỉ số chung bằng phương pháp tổng hợp
o Chỉ số tổng hợp chỉ tiêu chất lượng
Cụ thể trong trường hợp tính chỉ số tổng hợp về giá (Ip ), ta có:
Giá bán (p) x lượng hàng hoá tiêu thụ (q) = Doanh thu (p.q)
Bước 1: Nhân tố lượng hàng hoá tiêu thụ đóng vai trò là nhân tố thông ước
chung và đóng vai trò là quyền số của chỉ số tổng hợp.
σ 𝑝1 𝑞
𝐼𝑝 = (7.2.2)
σ 𝑝0 𝑞
Trong đó: Nhân tố (q) được gọi là quyền số của chỉ số giá tổng hợp
7.2.1.2. Phương pháp tính chỉ số chung
a. Tính chỉ số chung bằng phương pháp tổng hợp
Bước 2: Từ công thức (7.2.2) ta có:
 Nếu quyền số (q) cố định ở kỳ gốc, ta có công thức tính chỉ số giá như sau
(chỉ số giá Laspeyres):
σ𝑝 𝑞
𝐼𝑝 = σ 𝑝1𝑞0 (7.2.2a)
0 0
𝑝
Chênh lệch tuyệt đối: ∆𝑝𝑞 = 𝛴𝑝1 𝑞0 − 𝛴𝑝0 𝑞0

Trong đó:
σ 𝑝1 𝑞0 : Tổng doanh thu kỳ gốc tính theo giá kỳ nghiên cứu
σ 𝑝0 𝑞0 : Tổng doanh thu kỳ gốc
Ví dụ 7.2a. Từ số liệu ví dụ 7.1. Tính chỉ số chung về giá bán.
Ta có bảng tính toán các đại lượng như sau:

Chỉ tiêu Giá bán Lượng hàng hóa


(1.000đ) tiêu thụ 𝒑𝟎 𝒒𝟎 𝒑𝟏 𝒒𝟎
Loại (1.000đ) (1.000đ)
𝑝0 𝑝1 𝑞0 𝑞1
hàng

A 30 25 12.000 15.000 360.000 300.000


B 100 125 11.400 12.000 1.140.000 1.425.000
C 60 75 3.500 4.000 210.000 262.500
Σ 1.710.000 1.987.500

Nếu cố định quyền số ở kỳ gốc: Áp dụng công thức (7.2.2a)


Σp q 1.987.500
Ip = Σp1q0 → Ip = 1.710.000 = 1,1622 (116,22%)
0 0
p
Chênh lệch tuyệt đối : ∆pq = Σp1 q0 -Σp0 q0 = 277.500 (nghìn đồng)
7.2.1.2. Phương pháp tính chỉ số chung
a. Tính chỉ số chung bằng phương pháp tổng hợp
 Nếu quyền số (q) cố định ở kỳ nghiên cứu, ta có công thức tính chỉ số giá
như sau (chỉ số giá Paasche):
σ𝑝 𝑞
𝐼𝑝 = σ 𝑝1𝑞1 (7.2.2b)
0 1
𝑝
Chênh lệch tuyệt đối: ∆𝑝𝑞 = 𝛴𝑝1 𝑞1 − 𝛴𝑝0 𝑞1

Trong đó:
σ 𝑝1 𝑞1 : Tổng doanh thu kỳ nghiên cứu
σ 𝑝0 𝑞1 : Tổng doanh thu kỳ nghiên cứu tính theo giá kỳ gốc
Ví dụ 7.2b. Từ số liệu ví dụ 7.1. Tính chỉ số chung về giá bán.
Ta có bảng tính toán các đại lượng như sau:
Chỉ tiêu Giá bán Lượng hàng hóa
(1.000đ) tiêu thụ 𝒑𝟏 𝒒𝟏 𝒑𝟎 𝒒𝟏
Loại (1.000đ) (1.000đ)
𝑝0 𝑝1 𝑞0 𝑞1
hàng

A 30 25 12.000 15.000 375.000 450.000


B 100 125 11.400 12.000 1.500.000 1.200.000
C 60 75 3.500 4.000 300.000 240.000
Σ 2.175.000 1.890.000

Nếu cố định quyền số ở kỳ nghiên cứu: Áp dụng công thức (7.2.2b)


Σp q 2.175.000
Ip = Σp1q1 → Ip = 1.890.000 = 1,1507(115,07%)
0 1
p
Chênh lệch tuyệt đối : ∆pq = Σp1 q1 -Σp0 q1 = 285.000 (nghìn đồng)
7.2.1.2. Phương pháp tính chỉ số chung
a. Tính chỉ số chung bằng phương pháp tổng hợp
o Chỉ số tổng hợp chỉ tiêu khối lượng
Cụ thể trong trường hợp tính chỉ số tổng hợp về lượng hàng hóa tiêu thụ (Iq ).
Bước 1: Nhân tố giá bán đóng vai trò là nhân tố thông ước chung và đóng vai
trò là quyền số của chỉ số tổng hợp.
σ 𝑝𝑞1
𝐼𝑞 = σ (7.2.3)
𝑝𝑞0

Trong đó: Nhân tố (p) được gọi là quyền số của chỉ số lượng hàng hóa tiêu thụ
7.2.1.2. Phương pháp tính chỉ số chung
a. Tính chỉ số chung bằng phương pháp tổng hợp
Bước 2: Từ công thức (7.2.3) ta có:
 Nếu quyền số (p) cố định ở kỳ gốc(chỉ số lượng hàng hóa tiêu thụ theo
Laspeyres):
σ 𝑝0 𝑞1
𝐼𝑞 = 7.2.3a
σ 𝑝0 𝑞0
𝑞
Chênh lệch tuyệt đối: ∆𝑝𝑞 = 𝛴𝑝0 𝑞1 − 𝛴𝑝0 𝑞0

Trong đó: σ 𝑝0 𝑞0 : Tổng doanh thu kỳ gốc


σ 𝑝0 𝑞1 : Tổng doanh thu kỳ nghiên cứu tính theo giá kỳ gốc
Ví dụ 7.3. Từ số liệu ví dụ 7.1. Tính chỉ số chung về lượng hàng hoá tiêu thụ.
Ta có bảng tính toán các đại lượng như sau:
Chỉ tiêu Giá bán Lượng hàng hóa
(1.000đ) tiêu thụ 𝒑 𝟎 𝒒𝟏 𝒑 𝟎 𝒒𝟎
Loại (1.000đ) (1.000đ)
𝑝0 𝑝1 𝑞0 𝑞1
hàng

A 30 25 12.000 15.000 450.000 360.000


B 100 125 11.400 12.000 1.200.000 1.140.000
C 60 75 3.500 4.000 240.000 210.000
Σ 1.890.000 1.710.000

Nếu cố định quyền số ở kỳ gốc: Áp dụng công thức (7.2.3a)


Σp q 1.890.000
Iq = Σp0q1 → Iq = 1.710.000 = 1,1052(110,52%)
0 0
q
Chênh lệch tuyệt đối : ∆pq = Σp0 q1 -Σp0 q0 = 180.000 (nghìn đồng)
7.2.1.2. Phương pháp tính chỉ số chung
a. Tính chỉ số chung bằng phương pháp tổng hợp
Bước 2: Từ công thức (7.2.3) ta có:
 Nếu quyền số (p) cố định ở kỳ nghiên cứu (chỉ số lượng hàng hóa tiêu thụ
theo Paasche):
σ 𝑝1 𝑞1
𝐼𝑞 = 7.2.3b
σ 𝑝1 𝑞0
𝑞
Chênh lệch tuyệt đối: ∆𝑝𝑞 = 𝛴𝑝1 𝑞1 − 𝛴𝑝1 𝑞0
Trong đó: σ 𝑝1 𝑞1 : Tổng doanh thu kỳ nghiên cứu
σ 𝑝1 𝑞0 : Tổng doanh thu kỳ gốc tính theo giá kỳ nghiên cứu
Ví dụ 7.3b. Từ số liệu ví dụ 7.1. Tính chỉ số chung về lượng hàng hoá tiêu thụ.
Ta có bảng tính toán các đại lượng như sau:
Chỉ tiêu Giá bán Lượng hàng hóa
(1.000đ) tiêu thụ 𝒑𝟏 𝒒𝟏 𝒑𝟏 𝒒𝟎
Loại (1.000đ) (1.000đ)
𝑝0 𝑝1 𝑞0 𝑞1
hàng

A 30 25 12.000 15.000 375.000 300.000


B 100 125 11.400 12.000 1.500.000 1.425.000
C 60 75 3.500 4.000 300.000 262.500
Σ 2.175.000 1.987.500

Nếu cố định quyền số ở kỳ nghiên cứu: Áp dụng công thức (7.2.3b)


Σp q 2.175.000
Iq = 1 1 → Iq =
Σp1 q0
= 1,0943(109,43%)
1.987.500
q
Chênh lệch tuyệt đối : ∆pq = Σp1 q1 -Σp0 q1 = 187.500 (nghìn đồng)
7.2.1.2. Phương pháp tính chỉ số chung
b. Tính chỉ số chung bằng phương pháp trung bình
o Chỉ số trung bình cộng chỉ tiêu chất lượng
Cụ thể trong trường hợp tính chỉ số về giá có quyền số cố định ở kỳ gốc, thay
𝑝1 = 𝑖𝑝 . 𝑝0 vào công thức (7.2.2a)
σ 𝑖𝑝 .𝑝0 𝑞0
Ta có công thức: 𝐼𝑝 = σ 𝑝0 𝑞0
(7.2.4a)
𝑝
Chênh lệch tuyệt đối: ∆𝑝𝑞 = 𝛴𝑖𝑝 . 𝑝𝑜 𝑞0 − 𝛴𝑝0 𝑞0

Trong đó
𝑖𝑝 : Chỉ số đơn về giá đóng vai trò lượng biến của chỉ số trung bình
𝑝0 𝑞0 : Giá trị hàng hóa tiêu thụ kỳ gốc đóng vai trò quyền số
σ 𝑝0 𝑞0 : Tổng doanh thu kỳ gốc
Ví dụ 7.4. Có tài liệu của công ty X như sau:

Chỉ tiêu Mức bán ra


Chỉ số đơn về giá
kỳ gốc
(%)
Mặt hàng (triệu đồng)
A 3.000 100
B 2.500 93,3
C 4.500 86,8

Yêu cầu: Tính chỉ số giá chung 3 loại hàng trên.


Ví dụ 7.4. Ta có bảng tính các đại lượng như sau:
Chỉ tiêu Mức bán ra
Chỉ số đơn
kỳ gốc
về giá (𝒊𝒑 ) 𝑖𝑝 . 𝑝0 𝑞0
(triệu đồng)
(lần)
Mặt hàng (𝒑𝒐 𝒒𝟎 )
A 3.000 1 3.000
B 2.500 0,933 2.332,5
C 4.500 0,868 3.906
∑ 10.000 9.238,5
Chỉ số giá chung 3 loại hàng trên được xác định theo công thức (7.2.4a)
σ 𝑖𝑝 . 𝑝0 𝑞0 9.238,5
𝐼𝑝 = → 𝐼𝑝 = = 0,924 (lần) hay 92,4 %
σ 𝑝0 𝑞0 10.000
𝑝
Chênh lệch tuyệt đối: ∆𝑝𝑞 = 9.238,5 − 10.000 = −761,5 (triệu đồng)
7.2.1.2. Phương pháp tính chỉ số chung
b. Tính chỉ số chung bằng phương pháp trung bình
𝑝 𝑞0
Chú ý: Trường hợp khi quyền số cho dưới dạng tỷ trọng (𝑑0 = σ 𝑝0 ), thay
0 𝑞0
vào công thức (7.2.4a).
σ 𝑖𝑝 .𝑑0
Chỉ số chung về giá tính theo công thức: 𝐼𝑝 = σ 𝑑0
(7.2.4b)

Trong đó:
σ 𝑑0 = 100% (nếu tính bằng %), σ 𝑑0 = 1 (nếu tính bằng số lần)
𝑑0 : Tỷ trọng doanh thu của từng loại mặt hàng kỳ gốc
7.2.1.2. Phương pháp tính chỉ số chung
b. Tính chỉ số chung bằng phương pháp trung bình
o Chỉ số trung bình điều hòa chỉ tiêu chất lượng
Cụ thể trong trường hợp tính chỉ số trung bình điều hòa về giá có quyền số cố
𝑝
định ở thời kỳ nghiên cứu, thay 𝑝0 = 1 vào công thức (7.2.2b)
𝑖𝑝

σ 𝑝1 𝑞1
Ta có công thức: 𝐼𝑝 = 𝑝 𝑞 (7.2.4c)
σ 1 1
𝑖𝑝

𝑝 𝑝1 𝑞1
Chênh lệch tuyệt đối: ∆𝑝𝑞 = 𝛴𝑝1 𝑞1 − σ 𝑖𝑝

Trong đó:
𝑖𝑝 : Chỉ số đơn về giá đóng vai trò lượng biến của chỉ số trung bình
σ 𝑝1 𝑞1 : Tổng doanh thu kỳ nghiên cứu
Ví dụ 7.5. Có tài liệu của công ty X như sau:

Chỉ tiêu Doanh thu Tỷ lệ tăng, giảm giá


kỳ báo cáo kỳ báo cáo so với
Mặt hàng (triệu đồng) kỳ gốc (%)
A 2.340 - 10
B 4.180 +10
C 4.900 -2

Yêu cầu: Tính chỉ số giá chung 3 loại hàng trên. Do giá cả thay đổi người tiêu
dùng đã tiết kiệm hoặc vượt chi bao nhiêu khi so sánh kỳ báo cáo với kỳ gốc.
Ví dụ 7.5. Ta có bảng tính toán các đại lượng.

Mặt hàng Doanh thu 𝑖𝑝 𝑝1 𝑞1


(triệu đồng) (lần) 𝑖𝑝
(𝑝1 𝑞1 )
A 2.340 0,9 2.600
B 4.180 1,1 3.800
C 4.900 0,98 5.000
∑ 11.420 11.400
Chỉ số giá chung 3 loại hàng trên được xác định theo công thức (7.2.4c)
Σ𝑝1 𝑞1 11420
𝐼𝑝 = 𝑝 𝑞 → 𝐼𝑝 = 11400 = 1,002 𝑙ầ𝑛 ℎ𝑎𝑦 100,2% .
σ 1 1
𝑖𝑝
𝑝
∆𝑝𝑞 = 11420 − 11400 = 20 (𝑡𝑟𝑖ệ𝑢 đồ𝑛𝑔).
7.2.1.2. Phương pháp tính chỉ số chung
b. Tính chỉ số chung bằng phương pháp trung bình
𝑝 𝑞1
Chú ý: Trường hợp khi quyền số cho dưới dạng tỷ trọng (𝑑1 = σ 𝑝1 ), thay vào
1 𝑞1
công thức (7.2.4c).
σ 𝑑1
Chỉ số chung về giá tính theo công thức : 𝐼𝑝 = 𝑑 (7.2.4d)
σ 1
𝑖𝑝

Trong đó:
σ 𝑑1 = 100% (nếu tính bằng %), σ 𝑑1 = 1 (nếu tính bằng số lần)
𝑑1 : Tỷ trọng doanh thu của từng loại mặt hàng kỳ nghiên cứu
Ví dụ 7.6. Có tài liệu của một doanh nghiệp như bảng sau:
Tỷ trọng mức tiêu thụ
Nhóm Tỷ lệ % tăng (giảm)
hàng hóa kỳ báo cáo
hàng giá so với kỳ gốc
(%)
A 54 +8
B 14,8 -4
C 10,2 +2
D 21 +5

Yêu cầu: Tính chỉ số giá chung của 4 nhóm hàng kỳ báo cáo so với kỳ
gốc của doanh nghiệp trên.
Ví dụ 7.6. Ta tính toán các đại lượng như bảng sau:

Nhóm Tỷ trọng mức tiêu thụ 𝒊𝒑 (lần) 𝒅𝟏


(%)
𝒊𝒑
hàng hàng hóa (𝒅𝟏 ) (%)
A 54 1,08 50
B 14,8 0,96 15,42
C 10,2 1,02 10
D 21 1,05 20
∑ 100 95,42

Chỉ số giá chung của 4 nhóm hàng được xác định theo công thức (7.2.4d)
100 100
𝐼𝑝 = → 𝐼𝑝 = = 1,05 𝑙ầ𝑛 (ℎ𝑎𝑦 105%)
𝑑1 95,42
σ
𝑖𝑝
7.2.1.2. Phương pháp tính chỉ số chung
b. Tính chỉ số chung bằng phương pháp trung bình
o Chỉ số trung bình cộng chỉ tiêu khối lượng
Cụ thể trong trường hợp tính chỉ số về lượng hàng hóa tiêu thụ có quyền số
cố định ở thời kỳ gốc, thay 𝑞1 = 𝑖𝑞 . 𝑞0 vào công thức (7.2.3a), ta có công thức:
σ 𝑖𝑞 𝑝0 .𝑞0
𝐼𝑞 = σ 𝑝0 𝑞0
(7.2.5a)
𝑞
Chênh lệch tuyệt đối: ∆𝑝𝑞 = 𝛴𝑖𝑞 𝑝𝑜 . 𝑞0 −𝛴𝑝0 𝑞0
Trong đó:
𝑖𝑞 : Chỉ số đơn về lượng hàng hóa tiêu thụ đóng vai trò lượng biến của
chỉ số trung bình
𝑝0 𝑞0 : Giá trị hàng hóa tiêu thụ kỳ gốc đóng vai trò quyền số
σ 𝑝0 𝑞0 : Tổng doanh thu kỳ gốc
Ví dụ 7.7. Có tài liệu tại công ty X như bảng sau:

Tỷ lệ % tăng lượng hàng hóa


Doanh thu kỳ gốc
Mặt hàng tiêu thụ kỳ báo cáo so với kỳ
(triệu đồng)
gốc (%)
A 1.700 +6
B 1.805 +8
C 2.500 +15

Yêu cầu: Tính chỉ số chung về lượng hàng hoá tiêu thụ kỳ báo cáo so với
kỳ gốc của công ty X.
Ví dụ 7.7. Ta tính toán các đại lượng như bảng sau:
Doanh thu
Mặt 𝒊𝒒 𝒊 𝒒 . 𝒑𝟎 𝒒 𝟎
(triệu đồng)
hàng (lần) (%)
(𝒑𝟎 𝒒𝟎 )
A 1.700 1,06 1802
B 1.805 1,08 1.949,4
C 2.500 1,15 2875
∑ 6.005 6.626,4

Chỉ số chung về lượng hàng hoá tiêu thụ được xác định theo công thức (7.2.5a)
σ 𝑖𝑞 𝑝0 𝑞0 6.626,4
𝐼𝑞 = → 𝐼𝑞 = = 1,103 lần (hay 110,3%)
σ 𝑝0 𝑞0 6.005
𝑞 𝑞
∆𝑝𝑞 = 𝛴𝑖𝑞 𝑝𝑜 . 𝑞0 −𝛴𝑝0 𝑞0 → ∆𝑝𝑞 = 621,4 (triệu đồng)
Nhận xét:
7.2.1.2. Phương pháp tính chỉ số chung
b. Tính chỉ số chung bằng phương pháp trung bình
𝑝 𝑞0
Chú ý: Trường hợp khi quyền số cho dưới dạng tỷ trọng (𝑑0 = σ 𝑝0 ), thay vào
0 𝑞0
công thức (7.2.5a), Chỉ số chung về lượng hàng hóa tiêu thụ tính theo công thức:
σ 𝑖𝑞 𝑑0
𝐼𝑞 = σ 𝑑0
(7.2.5b)

Trong đó:
σ 𝑑0 = 100% (nếu tính bằng %), σ 𝑑0 = 1 (nếu tính bằng số lần)
𝑑0 : Tỷ trọng doanh thu của từng mặt hàng kỳ gốc
Ví dụ 7.8. Có tài liệu tại một doanh nghiệp như sau:

Tỷ trọng doanh thu Tỷ lệ % tăng lượng


Mặt hàng hàng hóa kỳ gốc (%) hàng hóa tiêu thụ
so với kỳ gốc
A 38 + 8,5
B 25 + 12
C 37 + 16

Yêu cầu: Tính chỉ số chung về lượng hàng hóa tiêu thụ của doanh nghiệp kỳ
báo cáo so với kỳ gốc
Ví dụ 7.8. Ta có bảng tính toán các đại lượng như sau:

𝒊𝒒 . 𝒅𝟎
Mặt hàng 𝒅𝟎 (%) 𝒊𝒒 (lần)
(%)
A 38 1,085 41,23
B 25 1,12 28
C 37 1,16 42,92
∑ 100 112,15

Chỉ số chung về lượng hàng hóa tiêu thụ được xác định theo công thức (7.2.5b)
σ 𝑖𝑞 𝑑0
𝐼𝑞 = → 𝐼𝑞 = 1,1215 lần (hay 112,15%)
σ 𝑑0
7.2.1.2. Phương pháp tính chỉ số chung
b. Tính chỉ số chung bằng phương pháp trung bình
 Chỉ số trung bình điều hòa chỉ tiêu khối lượng
Cụ thể trong trường hợp tính chỉ số trung bình điều hòa về lượng hàng hóa
𝑞
tiêu thụ có quyền số cố định ở thời kỳ nghiên cứu, thay 𝑞0 = 𝑖 1 vào công
𝑞
thức (7.2.3b), Ta có công thức:
σ 𝑝1 𝑞1
𝐼𝑞 = 𝑝 𝑞 (7.2.5c)
σ 1 1
𝑖𝑞
𝑞 𝑝1 𝑞1
Chênh lệch tuyệt đối: ∆𝑝𝑞 = 𝛴𝑝1 𝑞1 − σ 𝑖𝑞

Trong đó:
𝑖𝑞 : Chỉ số đơn về lượng hàng hóa tiêu thụ đóng vai trò lượng biến
của chỉ số trung bình
σ 𝑝1 𝑞1 : Tổng doanh thu kỳ nghiên cứu
7.2.1.2. Phương pháp tính chỉ số chung
b. Tính chỉ số chung bằng phương pháp trung bình
𝑝 𝑞1
Chú ý: Trường hợp khi quyền số cho dưới dạng tỷ trọng (𝑑1 = σ 𝑝1 ), thay
1 𝑞1
vào công thức (7.2.5c), ta có chỉ số chung về lượng hàng hóa tiêu thụ tính
theo công thức:
σ 𝑑1
𝐼𝑞 = 𝑑 (7.2.5d)
σ 1
𝑖𝑞

Trong đó:
σ 𝑑1 = 100% (nếu tính bằng %), σ 𝑑1 = 1 (nếu tính bằng số lần)
𝑑1 : Tỷ trọng doanh thu của từng mặt hàng kỳ nghiên cứu
7.2.2. Phương pháp tính chỉ số không gian
Chỉ số không gian biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của hiện tượng
nghiên cứu ở hai không gian (địa phương) khác nhau.
7.2.2.1. Chỉ số đơn
Chỉ số đơn về giá phản ánh quan hệ so sánh về giá của một mặt hàng ở hai
không gian khác nhau.
𝑝 𝑝
Công thức tính: 𝑖𝑝(𝐴/𝐵) = 𝑝𝐴 hoặc 𝑖𝑝(𝐵/𝐴) = 𝑝𝐵 (7.2.6a)
𝐵 𝐴

Trong đó:
𝑝𝐴 : Giá của một loại hàng ở thị trường A
𝑝𝐵 : Giá của một loại hàng ở thị trường B
7.2.2. Phương pháp tính chỉ số không gian
7.2.2.1. Chỉ số đơn
Chỉ số đơn về lượng hàng hóa tiêu thụ phản ánh quan hệ so sánh về khối
lượng sản phẩm ở hai không gian khác nhau.
𝑞𝐴 𝑞𝐵
Công thức tính: 𝑖𝑞(𝐴/𝐵) = hoặc 𝑖𝑞(𝐵/𝐴) = (7.2.6b)
𝑞𝐵 𝑞𝐴

Trong đó:
𝑞𝐴 : khối lượng sản phẩm của một loại hàng ở thị trường A
𝑞𝐵 : khối lượng sản phẩm của một loại hàng ở thị trường B
Ví dụ 7.9. Có tài liệu về giá bán và lượng hàng hóa tiêu thụ của mặt hàng
A và B ở hai thị trường như sau:

Thị trường A Thị trường B


Giá bán Lượng hàng Giá bán Lượng hàng
Mặt hàng (tr.đồng/sản hóa tiêu thụ (tr.đồng/sản hóa tiêu thụ
phẩm) (sản phẩm) phẩm) (sản phẩm)

X 30 25.000 40 22.000
Y 35 17.000 42 20.000

Yêu cầu: Tính chỉ số đơn về giá bán và lượng hàng hóa tiêu thụ của 2 thị trường
A và B
Ví dụ 7.9a. Từ số liệu trên, áp dụng công thức (7.2.6a) và (7.2.6b) ta tính được
chỉ số đơn về giá bán và lượng hàng tiêu thụ theo không gian như bảng sau:
Mặt hàng
X Y
Chỉ tiêu
Thị trường A 𝑝𝐴 (tr.đồng) 30 35
𝑞𝐴 (sản phẩm) 25.000 17.000
Thị trường B 𝑝𝐵 (tr.đồng) 40 42
𝑞𝐵 (sản phẩm) 22.000 20.000
𝑝
𝑖𝑝(𝐴/𝐵) = 𝑝𝐴 (%) 75 83,33
𝐵
𝑞𝐴
𝑖𝑞(𝐴/𝐵) = (%)
𝑞𝐵 113,63 85
7.2.2. Phương pháp tính chỉ số không gian
7.2.2.2. Chỉ số tổng hợp
Chỉ số tổng hợp về chỉ tiêu chất lượng, cụ thể lấy giá bán làm ví dụ.
Chỉ số tổng hợp về giá phản ánh quan hệ so sánh của một nhóm hàng, hoặc
tất cả các loại hàng hóa ở hai không gian khác nhau.
σ 𝑝 .𝑄
Công thức tính: 𝐼𝑝(𝐴/𝐵) = σ 𝑝𝐴 .𝑄 (7.2.7a)
𝐵

Trong đó:
Quyền số là chỉ tiêu khối lượng Q (𝑄 = 𝑞𝐴 + 𝑞𝐵 ), là tổng khối lượng sản
phẩm của từng mặt hàng ở cả hai thị trường.
Ví dụ 7.9b. Từ số liệu của ví dụ 7.9, ta có:
Tổng lượng hàng tiêu thụ của từng mặt hàng ở cả hai thị trường.
𝑄𝑋 = 𝑞𝐴 + 𝑞𝐵 → 𝑄𝑋 = 25.000 + 22.000 = 47.000(𝑠ả𝑛 𝑝ℎẩ𝑚)
𝑄𝑌 = 𝑞𝐴 + 𝑞𝐵 → 𝑄𝑌 = 17.000 + 20.000 = 37.000 𝑠ả𝑛 𝑝ℎẩ𝑚

σ 𝑝 .𝑄
Chỉ số tổng hợp về giá bán theo không gian theo công thức (7.2.7a)𝐼𝑝(𝐴/𝐵) = σ 𝑝𝐴 .𝑄
𝐵

30x47.000 + 40x37000 2.705.000


𝐼𝑝(𝐴/𝐵) = = = 0,7877 𝑙ầ𝑛 (78,77%)
40x47.000 + 42x37000 3.434.000
Như vậy, giá bán các mặt hàng ở thị trường A thấp hơn thị trường B là 21,23%
7.2.2. Phương pháp tính chỉ số không gian
7.2.2.2. Chỉ số tổng hợp
Chỉ số tổng hợp về khối lượng sản phẩm phản ánh quan hệ so sánh về
khối lượng sản phẩm của một nhóm hàng hoặc tất cả các loại hàng hóa ở hai
không gian khác nhau.
Quyền số có thể chọn là giá cố định hoặc giá trung bình.
σ 𝑝.𝑞
ҧ 𝐴
Công thức tính: 𝐼𝑞(𝐴/𝐵) = σ 𝑝.𝑞
ҧ
(7.2.7b)
𝐵

Trong đó:
𝑝𝐴 .𝑞𝐴 +𝑝𝐵 .𝑞𝐵
Quyền số là giá trung bình (𝑝ҧ = )
𝑞𝐴 +𝑞𝐵
Ví dụ 7.9c. Có tài liệu về giá và lượng của hàng X và Y ở hai thị trường như sau:
Thị trường A Thị trường B
Mặt hàng 𝑝𝐴 𝑝𝐵 𝑝𝐴 𝑞𝐴 𝑝𝐵 𝑞𝐵
𝑞𝐴 (sp.) 𝑞𝐵 (sp.)
(tr.đồng) (tr.đồng)
X 30 25.000 40 22.000 750.000 880.000
Y 35 17.000 42 20.000 595.000 840.000

Giá trung bình của từng mặt hàng giữa hai thị trường
𝑝𝐴 𝑞𝐴 + 𝑝𝐵 𝑞𝐵 750.000 + 880.000
𝑝𝑋ҧ = → 𝑝𝑋ҧ = = 34,68 (𝑡𝑟. đồ𝑛𝑔)
𝑞𝐴 + 𝑞𝐵 25.000 + 22.000
𝑝𝐴 𝑞𝐴 + 𝑝𝐵 𝑞𝐵 595.000 + 840.000
𝑝ҧ𝑌 = → 𝑝ҧ𝑌 = = 38,78(𝑡𝑟. đồ𝑛𝑔)
𝑞𝐴 + 𝑞𝐵 17.000 + 20.000
Chỉ số tổng hợp về lượng+
34,68x25.000 hàng hóa tiêu thụ theo
38,78x17.000 không gian
1.526.260
𝐼𝑞(𝐴/𝐵) = = = 0,992 𝑙ầ𝑛 (99,2%)
34,68x22.000 + 38,78x20.000 1.538.560
7.3. HỆ THỐNG CHỈ SỐ
Khái niệm
Hệ thống chỉ số là tập hợp các chỉ số có mối liên hệ với nhau và lập
thành một phương trình cân bằng. Vế trái là chỉ số chung phản ánh biến
động của tất cả các nhân tố còn vế phải là các chỉ số nhân tố.
Ý nghĩa
Sử dụng để phân tích vai trò ảnh hưởng biến động của từng nhân tố
đến sự biến động của toàn bộ hiện tượng phức tạp.
Sử dụng để tính chỉ số chưa biết trong hệ thống, chỉ số khi biết các
chỉ số còn lại trong hệ thống chỉ số.
7.3.1. Hệ thống chỉ số tổng hợp
7.3.1.1. Phương pháp liên hoàn
 Hệ thống chỉ số này được hình thành dựa trên mối liên hệ thực tế
giữa các chỉ tiêu và một số quy ước sau:
- Nhân tố chất lượng xếp trước, nhân tố khối lượng xếp sau theo thứ tự
tính chất giảm dần
- Khi nghiên cứu ảnh hưởng biến động của một nhân tố thì cố định các
nhân tố còn lại
- Quyền số của nhân tố nghiên cứu là các nhân tố còn lại và lấy ở kỳ gốc
đối với nhân tố xếp trước và kỳ nghiên cứu đối với nhân tố xếp sau
- Trong hệ thống chỉ số tổng hợp nếu chỉ tiêu chung được cấu thành từ bao
nhiêu nhân tố thì hệ thống chỉ số có bấy nhiêu chỉ số thành phần
7.3.1.1. Phương pháp liên hoàn
Ta có HTCS: 𝐼𝑝𝑞 = 𝐼𝑝 . 𝐼𝑞
σ𝑝1 .𝑞1 σ𝑝 .𝑞 σ𝑝 .𝑞
Biến động tương đối: σ𝑝0 .𝑞0
= σ𝑝1.𝑞1 𝑥 σ𝑝0.𝑞1 (7.3.1)
0 1 0 0

Biến động tuyệt đối: Δ𝑝𝑞 = Δ𝑝 𝑝𝑞 + Δ𝑞 𝑝𝑞


(σ𝑝1 𝑞1 − σ𝑝0 𝑞0 ) = (σ𝑝1 𝑞1 − σ𝑝0 𝑞1 ) + (σ𝑝0 𝑞1 − σ𝑝0 𝑞0 )
Trong đó:
Ip, Iq : Các chỉ số nhân tố
Ipq: Chỉ số chỉ tiêu tổng lượng tiêu thức
∆pq: Chênh lệch tuyệt đối của tổng lượng tiêu thức
∆ppq: Chênh lệch tuyệt đối của tổng lượng tiêu thức do ảnh hưởng của
chỉ tiêu chất lượng (giá)
∆qpq: Chênh lệch tuyệt đối của tổng lượng tiêu thức do ảnh hưởng của
chỉ tiêu khối lượng (lượng hàng hóa tiêu thụ)
Ví dụ 7.10. Có tài liệu về giá bán và lượng hàng tiêu thụ tại một công ty như sau:

Loại Đơn Giá bán (1000đ) Lượng hàng tiêu thụ


hàng vị Kỳ Kỳ nghiên Kỳ gốc Kỳ nghiên
tính gốc cứu cứu
A kg 30 25 12000 15000
B m 100 125 11400 12000
C lít 60 75 3500 4000

Yêu cầu. Phân tích nguyên nhân biên động của tổng doanh thu toàn công ty.
Ta có HTCS: 𝐼𝑝𝑞 = 𝐼𝑝 . 𝐼𝑞
Lập bảng tính toán các đại lượng cần thiết:
Loại Giá (1000đ) Lượng hàng tiêu thụ
hàng 𝑝0 𝑝1 𝑞0 𝑞1 𝒑𝟏 𝒒𝟏 𝒑𝟎 𝒒𝟏 𝒑𝟎 𝒒𝟎

A 30 25 12000 15000 375.000 450.000 360.000


B 100 125 11400 12000 1.500.000 1.200.000 1.140.000
C 60 75 3500 4000 300.000 240.000 210.000
Σ 2175000 1890000 1.710.000
σ 𝑝1 𝑞1 σ𝑝 𝑞 σ𝑝 𝑞
Biến động tương đối: σ 𝑝0 𝑞0
= σ 𝑝1𝑞1 . σ 𝑝0𝑞1
0 1 0 0
2.175.000 2.175.000 1890000
= .
1710000 1.890.000 1710000
127,19% = 115,07% .110,52%
Biến động tuyệt đối: σ𝑝1 𝑞1 − σ𝑝0 𝑞0 = (σ𝑝1 𝑞1 - σ𝑝0 𝑞1 ) + (σ𝑝0 𝑞1 − σ𝑝0 𝑞0 )
465.000 𝑛𝑔ℎ. đ = 285.000 𝑛𝑔ℎ. đ + 180.000 𝑛𝑔ℎ. đ
Nhận xét:
Ví dụ 7.11. Có tài liệu về tình hình sản xuất một loại sản phẩm ở doanh nghiệp
X như bảng sau:

Kỳ gốc Kỳ nghiên cứu


Phân Sản lượng Giá thành đơn Sản lượng Giá thành đơn
xưởng (cái) vị sản phẩm (cái) vị sản phẩm
(1.000 đ) (1.000 đ)
1 2.000 100 6.000 95
2 3.500 105 4.000 100
3 4.500 110 2.000 105

Yêu cầu: Phân tích nguyên nhân biến động của tổng giá thành sản phẩm của
toàn doanh nghiệp.
Ví dụ 7.11. Ta sử dụng HTCS:
𝐼𝑧𝑞 = 𝐼𝑧 . 𝐼𝑞
σ 𝑧1 𝑞1 σ 𝑧1 𝑞1 σ 𝑧0 𝑞1
→ = .
σ 𝑧0 𝑞0 σ 𝑧0 𝑞1 σ 𝑧0 𝑞0
Từ đó ta có bảng tính toán các đại lượng cần như sau:
PX Kỳ gốc Kỳ nghiên cứu
Sản lượng Giá thành Sản lượng Giá thành (𝒛𝟎 𝒒𝟎 ) (𝒛𝟎 𝒒𝟏 )
(𝒛𝟏 𝒒𝟏 )
(cái) (1.000 đ) (cái) (1.000 đ)
(𝑞0 ) (𝑧0 ) (𝑞1 ) (𝑧1 )
1 2.000 100 6.000 95 200.000 570.000 600.000
2 3.500 105 4.000 100 367.500 400.000 420.000
3 4.500 110 2.000 105 495.000 210.000 220.000
∑ 10.000 12.000 1.062.500 1.180.000 1.240.000
Ví dụ 7.11.
Phân tích nguyên nhân biến động tổng giá thành sản phẩm của toàn doanh nghiệp.
σ𝑧 𝑞 σ𝑧 𝑞 σ𝑧 𝑞
Ta có HTCS: 𝐼𝑧𝑞 = 𝐼𝑧 . 𝐼𝑞 → σ 𝑧1 𝑞1 = σ 𝑧1 𝑞1 . σ 𝑧0 𝑞1
0 0 0 1 0 0
1.180.000 1.180.000 1.240.000
= .
1.062.500 1.240.000 1.062.500
(111,06%) 95,16% (116,71%)
BĐ tương đối (+ 11,06%) (-4,84%) (+16,71%)
BĐ tuyệt đối: σ𝑧1 𝑞1 − σ𝑧0 𝑞0 = (σ𝑧1 𝑞1 - σ𝑧0 𝑞1 ) + (σ𝑧0 𝑞1 − σ𝑧0 𝑞0 )
117.500 = −60.000 + 177.500 (nghìn đồng)
Nhận xét:
7.3.1. Hệ thống chỉ số tổng hợp
7.3.1.2. Phương pháp biểu hiện biến động riêng biệt
Hệ thống chỉ số xây dựng theo phương pháp này được quy định:
- Tất cả các nhân tố đồng thời biến động và cùng liên hệ tác động lẫn nhau.
- Việc loại trừ ảnh hưởng biến động của các nhân tố không định nghiên cứu
phải được tiến hành theo cùng một phương pháp, cùng một quan điểm.
- Mỗi chỉ số nhân tố biểu hiện được ảnh hưởng biến động riêng biệt của nó
đối với sự biến động của hiện tượng phức tạp.
- Quyền số của các chỉ số này phải được chọn theo cùng một thời kỳ:
7.3.1. Hệ thống chỉ số tổng hợp
7.3.1.2. Phương pháp biểu hiện biến động riêng biệt
Trên cơ sở mối liên hệ giữa doanh thu, giá bán và lượng hàng hóa tiêu thụ.
Theo nguyên tắc của phương pháp biểu hiện biến động riêng biệt, ta có:
- Chỉ số giá bán với quyền số kỳ gốc, biểu hiện ảnh hưởng biến động riêng
biệt của nhân tố giá bán đối với biến động của doanh thu.
σ 𝑝1 𝑞0
𝐼𝑝 =
σ 𝑝0 𝑞0
- Chỉ số lượng hàng hoá tiêu thụ biểu hiện ảnh hưởng biến động riêng biệt
của nhân tố lượng hàng hoá tiêu thụ đối với sự biến động của doanh thu và
quyền số là giá bán cùng cố định ở kỳ gốc.
σ 𝑝0 𝑞1
𝐼𝑞 =
σ 𝑝0 𝑞0
7.3.1. Hệ thống chỉ số tổng hợp
7.3.1.2. Phương pháp biểu hiện biến động riêng biệt
Ta có hệ thống chỉ số xây dựng theo phương pháp biến động riêng biệt:
𝐼𝑝𝑞 = 𝐼𝑝 . 𝐼𝑞 . 𝐾
σ 𝑝1 𝑞1 σ𝑝 𝑞 σ𝑝 𝑞
σ 𝑝0 𝑞0
= σ 𝑝1𝑞0 x σ 𝑝0𝑞1 x 𝐾 (7.3.1.2a)
0 0 0 0
σ 𝑝 𝑞 .σ 𝑝 𝑞
Trong đó: K là chỉ số liên hệ (K = σ 𝑝1𝑞1.σ 𝑝0𝑞0 )
1 0 0 1

Thay giá trị của K vào (7.3.1.2a) ta có:


σ 𝑝1 𝑞1 σ𝑝 𝑞 σ𝑝 𝑞 σ 𝑝 𝑞 .σ 𝑝 𝑞
σ 𝑝0 𝑞0
= σ 𝑝1𝑞0 x σ 𝑝0𝑞1 x σ 𝑝1𝑞1.σ 𝑝0𝑞0 (7.3.1.2b)
0 0 0 0 1 0 0 1

Tăng (giảm) tuyệt đối mức tiêu thụ: Δ𝑝𝑞 = Δ𝑝 𝑝𝑞 + Δ𝑞 𝑝𝑞 + Δ𝐾 𝑝𝑞


σ𝑝1 𝑞1 − σ𝑝0 𝑞0 = σ𝑝1 𝑞0 − σ𝑝0 𝑞0 + σ𝑝0 𝑞1 − σ𝑝0 𝑞0
+ σ𝑝1 𝑞1 + σ𝑝0 𝑞0 − σ𝑝1 𝑞0 − σ𝑝0 𝑞1
7.3.2. Hệ thống chỉ số phân tích sự biến động của chỉ tiêu trung bình
Chỉ tiêu trung bình chịu ảnh hưởng biến động của 2 nhân tố:
+ Do bản thân tiêu thức nghiên cứu
+ Do kết cấu của tổng thể
Cụ thể ta phân tích biến động tiền lương trung bình một công nhân
+ Do biến động của bản thân mức lương của các loại công nhân
+ Do biến động kết cấu số công nhân có mức lương khác nhau
Ta sử dụng các ký hiệu sau:
x1, x0 – mức lương của công nhân kỳ nghiên cứu và kỳ gốc
f1, f0 – số công nhân kỳ nghiên cứu và kỳ gốc
𝑥lj 1 , 𝑥lj 0 - tiền lương trung bình một công nhân kỳ nghiên cứu và kỳ gốc
7.3.2. Hệ thống chỉ số phân tích sự biến động của chỉ tiêu trung bình
a. Chỉ số trung bình chung: Chỉ số trung bình chung phản ánh biến động
của cả hai nhân tố.
σ 𝑥1 𝑓1
𝑥lj 1 σ 𝑓1
𝐼𝑥lj = = σ 𝑥0 𝑓0 (7.3.2.1)
𝑥lj 0
σ 𝑓0

b. Chỉ số trung bình cố định kết cấu: Để biểu hiện riêng ảnh hưởng của
lượng biến, thì quyền số phải được cố định ở một kỳ.
σ 𝑥1 𝑓1
𝑥lj 1 σ 𝑓1
𝐼𝑥lj ′ = = σ 𝑥0 𝑓1 (7.3.2.2)
𝑥lj 01
σ 𝑓1

c. Chỉ số trung bình ảnh hưởng kết cấu: Để nghiên cứu ảnh hưởng riêng
biến động kết cấu đơn vị tổng thể.
σ 𝑥0 𝑓1
𝑥lj 01 σ 𝑓1
𝐼𝑠 = 𝑥lj 0
= σ 𝑥0 𝑓0 (7.3.2.3)
σ 𝑓0
7.3.2. Hệ thống chỉ số phân tích sự biến động của chỉ tiêu trung bình
Ba chỉ số trên kết hợp thành hệ thống chỉ số:
𝐼𝑥lj = 𝐼𝑥′lj . 𝐼𝑠 (7.3.2.)
𝑥lj 1 𝑥lj 𝑥lj 01
Biến động tương đối: = 𝑥lj 1 .
𝑥lj 0 01 𝑥lj 0

𝑓𝑖
Biến động tuyệt đối: Δ𝑥ҧ = Δ𝑥𝑖 𝑥ҧ + Δ σ 𝑓𝑖
𝑥ҧ

𝑥lj 1 − 𝑥lj 0 = 𝑥lj 1 − 𝑥lj 01 + 𝑥lj 01 − 𝑥lj 0

σ 𝑥1 𝑓1 σ 𝑥0 𝑓0 σ 𝑥0 𝑓1
Trong đó: 𝑥lj 1 = σ 𝑓1
, 𝑥lj 0 = σ 𝑓0
, 𝑥lj 01 = σ 𝑓1
Ví dụ 7.12. Có tài liệu về năng suất lao động và số công nhân của 2 phân xưởng
sản xuất trong một doanh nghiệp như sau:

Năng suất lao động


Số công nhân (người)
Phân (1.000 đ)
xưởng
Kỳ gốc Kỳ nghiên cứu Kỳ gốc Kỳ nghiên cứu

Số 1 700 800 50 54
Số 2 750 780 50 52

Yêu cầu: Phân tích nguyên nhân biến động năng suất lao động trung bình một
công nhân toàn doanh nghiệp kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc.
𝑋ത 𝑋ത 𝑋ത01
Ví dụ 7.12. Ta sử dụng HTCS: 𝐼𝑥ҧ = 𝐼𝑥 ′ . 𝐼𝑠 ↔ 𝑋ത1 = 𝑋ത 1 . ത0
0 01 𝑋

Khi đó ta có bảng tính các đại lượng như sau:


Phân NSLĐ (1.000 đ)) Số công nhân (người)
x0f0 x1f1 x0f1
xưởng (x0) (x1) (f0) (f1)
Số 1 1 2 3 4 5=1x3 6=2x4 7=1x4
Số 2 700 800 50 54 35.000 43.200 37.800
Số 3 750 780 50 52 37.500 40.560 39.000
∑ 100 106 72.500 83.760 76.800
Từ số liệu của bảng số liệu trên ta tính:
σ 𝑥1 𝑓1 83.760
𝑥ҧ1 = = = 790,2 𝑛𝑔ℎì𝑛 đồ𝑛𝑔
σ 𝑓1 106
σ 𝑥0 𝑓1 76.800
𝑥ҧ 01 = = = 724,5(𝑛𝑔ℎì𝑛 đồ𝑛𝑔)
σ 𝑓1 106
σ 𝑥0 𝑓0 72.500
𝑥ҧ 0 = = = 725(𝑛𝑔ℎì𝑛 đồ𝑛𝑔)
σ 𝑓0 100
Ví dụ 7.12. Phân tích nguyên nhân biên động năng suất lao động trung bình một
công nhân trong doanh nghiệp kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc.
Ta có HTCS: 𝐼𝑥ҧ = 𝐼𝑥 ′ . 𝐼𝑠
𝑋ത1 𝑋ത1 𝑋ത01
= .
𝑋ത0 𝑋ത01 𝑋ത0
790,2 790,2 724,5
= .
725 724,5 725
108,9% 109,1% 99,93%
BĐ tương đối: (+8,9%) (+9,1%) (-0,07%)
BĐ tuyệt đối: 65,2 = 65,7 + (−0,5) (nghìn đồng)
Nhận xét:
Ví dụ 7.13. Trên cơ sở số liệu ví dụ 7.11, Phân tích nguyên nhân biến động giá thành
trung bình 1 sản phẩm chung của 3 phân xưởng.
σ 𝑧1 𝑞1 1.180.000
ҧ
𝑍1 = = = 98,33 𝑛𝑔ℎì𝑛 đồ𝑛𝑔
σ 𝑞1 12.000
σ𝑧 𝑞 1.240.000
𝑍ҧ01 = σ 0𝑞 1 = 12000 = 103,33(𝑛𝑔ℎì𝑛 đồ𝑛𝑔)
1
σ𝑧 𝑞 1.062.500
𝑍ҧ0 = σ 0𝑞 0 = 10.000 = 106,25(𝑛𝑔ℎì𝑛 đồ𝑛𝑔)
0

Ta có HTCS: 𝐼𝑧ҧ = 𝐼𝑧 ′ . 𝐼𝑠
𝑍1ҧ 𝑍1ҧ 𝑍ҧ01 98,33 98,33 103,33
= . = .
𝑍ҧ0 𝑍ҧ01 𝑍ҧ0 106,25 103,33 106,25
92,55% = 95,16% . 97,25%
BĐ tương đối: (-7,45%) (-4,84%) (-2,75%)
BĐ tuyệt đối: −7,92 = −5 + (−2,92) (nghìn đồng)
Nhận xét:
7.3.3. Hệ thống chỉ số nghiên cứu biến động của chỉ tiêu tổng lượng biến
Hệ thống chỉ số nghiên cứu biến động chỉ tiêu tổng lượng biến cho
phép phân tích ảnh hưởng của 2 nhân tố:
+ Chỉ tiêu trung bình
+ Tổng số đơn vị của tổng thể
Cụ thể ta phân tích sự biến động của sản lượng do ảnh hưởng của năng
suất lao động trung bình và số lượng công nhân, ta có:
σ 𝑥𝑖 𝑓𝑖 = 𝑥lj . σ 𝑓𝑖
Trong đó:
𝑥:lj Năng suất lao động trung bình
σ 𝑓𝑖: Tổng số công nhân
7.3.3. Hệ thống chỉ số nghiên cứu biến động của chỉ tiêu tổng lượng biến
Trên cơ sở mối quan hệ này, ta có hệ thống chỉ số:
𝐼𝑥.𝑓 = 𝐼𝑥lj . 𝐼σ 𝑓
σ 𝑥1 𝑓1 𝑥lj σ𝑓
- Biến động tương đối: σ 𝑥0 𝑓0
= 𝑥lj 1 . σ 𝑓1 (7.3.3)
0 0

- Biến động tuyệt đối: Δ𝑥.𝑓 = Δ𝑥ҧ 𝑥.𝑓 + Δσ 𝑓 𝑥.𝑓


(σ 𝑥1 𝑓1 − σ 𝑥0 𝑓0 ) = (𝑥lj 1 − 𝑥lj 0 ) σ 𝑓1 + (σ 𝑓1 − σ 𝑓0 )𝑥lj 0
Trong đó:
𝐼𝑥𝑓 : Chỉ số tổng lượng tiêu thức
𝐼𝑥lj : Chỉ số chỉ tiêu trung bình
𝐼σ 𝑓 : Chỉ số tổng tần số
Δ𝑥.𝑓 : Chênh lệch về tổng lượng biến
Δ𝑥ҧ 𝑥.𝑓 : Chênh lệch về tổng lượng biến do chỉ tiêu trung bình
Δσ 𝑓 𝑥.𝑓 : Chênh lệch về tổng lượng biến do tần số
Ví dụ 7.13 Trên cơ sở số liệu ví dụ 7.10, phân tích nguyên nhân biến động của
tổng giá thành sản phẩm sản xuất của toàn doanh nghiệp.

Ta có HTCS: 𝐼𝑧𝑞 = 𝐼𝑍ത . 𝐼σ 𝑞


σ 𝑧1 𝑞1 𝑍1 σ 𝑞1
= .
σ 𝑧0 𝑞0 𝑍0 σ 𝑞0
1.180.000 1.180.000/12.000 12000
= .
1.062.500 1.062.500/10.000 10000
(111,06%) (92,55%) (120%)
BĐ tương đối: (+11,06%) (-7,45%) (+20%)
BĐ tuyệt đối: (σ 𝑧1 𝑞1 − σ 𝑧0 𝑞0 ) = (𝑧1lj − 𝑧lj0 ) σ 𝑞1 + (σ 𝑞1 − σ 𝑞0 )𝑧lj0
117.500 = 95.000 + 212.500 (nghìn đồng)
Nhận xét:
Ví dụ 7.14. Trên cơ sở số liệu ví dụ 7.12, phân tích nguyên nhân biến động của
tổng sản lượng của toàn doanh nghiệp.
Ta có HTCS: 𝐼𝑥𝑓 = 𝐼𝑥ҧ . 𝐼σ 𝑓
σ 𝑥1 𝑓1 𝑥lj 1 σ 𝑓1
= .
σ 𝑥0 𝑓0 𝑥lj 0 σ 𝑓0
83.760 790,2 106
= .
72.500 725 100
115,53% = 108,9%. 106%
BĐ tương đối: (+15,53%) (+8,9%) (+6%)
BĐ tuyệt đối:
83.760 − 72.500 = 790,2 − 725 . 106 + 106 − 100 . 725

11.260 = 6.910 + 4.350 (nghìn đồng)


Nhận xét:
Khi kết hợp hệ thống chỉ số phân tích biến động chỉ tiêu bình quân đề cập ở mục
7.3.2 với hệ thống chỉ số theo công thức 7.3.3, ta có hệ thống chỉ số phân tích
biến động chỉ tiêu lượng biến với 3 nhân tố như sau:
𝐼𝑥.𝑓 = 𝐼𝑥′
ഥ . 𝐼𝑓/ σ 𝑓 . 𝐼σ 𝑓

𝑥ҧ1 σ 𝑓1 𝑥ҧ σ 𝑓1 𝑥ҧ01 σ 𝑓1 𝑥ҧ0 σ 𝑓1


Biến động tương đối: = 𝑥ҧ 1 . .
𝑥ҧ0 σ 𝑓0 01 σ 𝑓1 𝑥ҧ 0 σ 𝑓1 𝑥ҧ 0 σ 𝑓0
σ 𝑥1 𝑓1 σ 𝑥1 𝑓1 σ 𝑥0 𝑓1 𝑥ҧ0 σ 𝑓1
= . .
σ 𝑥0 𝑓0 σ 𝑥0 𝑓1 𝑥ҧ0 σ 𝑓1 σ 𝑥0 𝑓0
Biến động tuyệt đối:
ഥ 1 σ 𝑓1 − 𝑥ҧ01 σ 𝑓1 ) + (𝑥ҧ01 σ 𝑓1 − 𝑥ҧ0 σ 𝑓1 ) + (𝑥ҧ0 σ 𝑓1 − 𝑥ҧ0 σ 𝑓0 )
(𝑥1ҧ σ 𝑓1 − 𝑥ҧ0 σ 𝑓0 ) = (𝑥
σ 𝑥1 𝑓1 − σ 𝑥0 𝑓0 = σ 𝑥1 𝑓1 − σ 𝑥0 𝑓1 + σ 𝑥0 𝑓1 − 𝑥ҧ 0 σ 𝑓1 + (𝑥ҧ0 σ 𝑓1 − σ 𝑥0 𝑓0 )
Trên cơ sở số liệu ví dụ 7.12, phân tích nguyên nhân biến động của tổng sản lượng
của toàn doanh nghiệp do ảnh hưởng bởi 3 nhân tố: Năng suất lao động, kết cấu
số lao động và tổng số lao động.
𝐼𝑥.𝑓 = 𝐼𝑥ҧ . 𝐼𝑓/ σ 𝑓 . 𝐼σ 𝑓
σ 𝑥1 𝑓1 σ 𝑥1 𝑓1 σ 𝑥0 𝑓1 𝑥ҧ 0 σ 𝑓1
Biến động tương đối: σ 𝑥0 𝑓0

𝑥0 𝑓1
×
𝑥ҧ 0 σ 𝑓1
× σ 𝑥0 𝑓0

83.760 83760 76.800 725 × 106


= × ×
72.500 76.800 725 × 106 72500
115,53%=109,06% × 99,93% × 106%

Biến động tuyệt đối:


σ 𝑥1 𝑓1 − σ 𝑥0 𝑓0 = σ 𝑥1 𝑓1 − σ 𝑥0 𝑓1 + σ 𝑥0 𝑓1 − 𝑥ҧ0 σ 𝑓1 + (𝑥ҧ0 σ 𝑓1 − σ 𝑥0 𝑓0 )
83.760 − 72.500 = 83.760 − 76.800 + 76.800 − 725 × 106 + (725 × 106 − 72.500)
11.260 = 6.960 + −50 + 4.350 (𝑛𝑔ℎì𝑛 đồ𝑛𝑔)

Nhận xét:
7.4. MỘT SỐ CHỈ SỐ THÔNG DỤNG Ở VIỆT NAM
7.4.1. Chỉ số giá tiêu dùng
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là chỉ tiêu tương đối phản ánh sự biến động chung
theo thời gian của mức giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cuối cùng của dân cư.
Phương pháp tính CPI được tiến hành qua một số bước:
- Bước 1: Xác định kỳ gốc. Kỳ gốc là kỳ nào đó được chọn làm gốc so
sánh. Kỳ gốc có thể là gốc liên hoàn hoặc gốc cố định.
- Bước 2: Xác định “giỏ” hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng. Giỏ hàng hóa này
là danh mục các hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng đại diện được quy định
thống nhất.
- Bước 3: Xác định giá của từng mặt hàng, tức xác định (p) - kỳ gốc và kỳ
nghiên cứu.
p q
- Bước 4: Tính CPI theo công thức của Laspeyres: CPI  1 0 x100
p0 q0
7.4.2. Chỉ số giá chứng khoán
Chỉ số giá chứng khoán là số tương đối phản ánh quan hệ so sánh
giữa giá cổ phiếu bình quân kỳ nghiên cứu với giá bình quân kỳ gốc.
Cụ thể VN - Index được tính như sau:
Pti Qti
VN.Index  x100
P0i Qti
Trong đó:
i: Là cổ phiếu niêm yết I tham gia tính chỉ số giá (i = 1 ÷ n)
n: Là số lượng cổ phiếu niêm yết đưa vào tính chỉ số giá
Pti: Giá của cổ phiếu I niêm yết tại thời điểm nghiên cứu (t)
Poi: Giá của cổ phiếu I niêm yết tại kỳ gốc (0)
Qti: Khối lượng cổ phiếu I niêm yết tại thời điểm nghiên cứu (t)
7.4.3. Chỉ số sản xuất công nghiệp
Công thức tính chỉ số sản xuất công nghiệp:
σ 𝑖𝑞 𝑊𝑞0
𝐼𝑞 =
σ 𝑊𝑞0
Trong đó:
𝐼𝑞 : Tốc độ phát triển sản xuất của một ngành, một khu vực hoặc một
tỉnh, thành phố, tính theo khối lượng sản phẩm
𝑖𝑞 : Tốc độ phát triển của sản phẩm, hoặc của một ngành cấp dưới để
tính cho ngành ở cấp cao hơn
𝑊𝑞 : Là quyền số được tính bằng giá trị tăng thêm
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
• Hệ thống chỉ số là một dãy các chỉ số có mối liên hệ với nhau, hợp thành
một phương trình. Một hệ thống chỉ số gồm chỉ số chung và các chỉ số
nhân tố.
• Phương pháp xây dựng hệ thống chỉ số bao gồm phương pháp liên hoàn
và phương pháp biến động riêng biệt.
• Hệ thống chỉ số được sử dụng để phân tích vai trò ảnh hưởng của từng
nhân tố đối với sự biến động của chỉ tiêu tổng hợp. Trong thống kê
thường sử dụng hệ thống chỉ số tổng hợp, hệ thống chỉ số trung bình và
hệ thống chỉ số tổng lượng biến.
• Trong nền kinh tế một số chỉ tiêu kinh tế quan trọng thể hiện bằng các chỉ
số là: Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá chứng khoán, chỉ số sản xuất công
nghiệp.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Trình bày khái niệm, đặc điểm của chỉ số trong thống kê, phân biệt sự khác
nhau giữa chỉ số và số tương đối?
2. Trình bày tác dụng của chỉ số, cho ví dụ minh họa?
3. Trình bày phương pháp xây dựng công thức tính chỉ số tổng hợp chỉ tiêu
chất lượng và chỉ số tổng hợp chỉ tiêu khối lượng?
4. Trình bày công thức tính chỉ số tổng hợp bằng phương pháp trung bình.
Trường hợp vận dụng cụ thể của các công thức đó?
5. Trình bày hệ thống chỉ số phân tích sự biến động của chỉ tiêu trung bình, ý
nghĩa của hệ thống chỉ số đó. Cho ví dụ minh họa về trường hợp vận dụng
cụ thể?
6. Trình bày hệ thống chỉ số phân tích sự biến động của tổng lượng tiêu thức,
ý nghĩa của từng chỉ số trong hệ thống chỉ số?
THUẬT NGỮ

 Chỉ số đơn, chỉ số chung, chỉ số chỉ tiêu chất lượng, chỉ số chỉ tiêu số
lượng, chỉ số phát triển, chỉ số không gian
 Hệ thống chỉ số
 Chỉ số phân tích biến động chỉ tiêu trung bình
 Hệ thống chỉ số nghiên cứu biến động của chỉ tiêu tổng lượng biến
 Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá chứng khoán, chỉ số sản xuất công
nghiệp
NGUYÊN LÝ THỐNG KÊ
Số tín chỉ: 03 (36,18)

Bộ môn: Thống kê – Phân tích


Khoa: Kế toán – Kiểm toán
CHƯƠNG 8
ĐIỀU TRA CHỌN MẪU
TÌNH HUỐNG

Một công ty chuyên lắp rắp linh kiện điện tử. Lĩnh vực này đang phát triển
mạnh và cần công nhân có tay nghề cao để đáp ứng cung cấp sản phẩm chất
lượng cho đối tác. Công ty đang lên kế hoạch điều chỉnh mức lương nhằm
tăng năng suất lao động. Với tư cách là người tư vấn cho lãnh đạo doanh
nghiệp, bạn thực hiện một cuộc điều tra nhằm đánh giá năng suất lao động
bình quân của công nhân trong doanh nghiệp tại thời điểm hiện tại. Đây là cơ
sở để bạn đưa ra mức tiền lương là bao nhiêu cho phù hợp nhằm tăng năng
suất. Nhưng để điều tra trên khoảng 2.000 công nhân của doanh nghiệp thì
mất khá nhiều thời gian và tốn kém, bạn quyết định thực hiện điều tra ngẫu
nhiên trên một mẫu gồm 200 lao động. Bạn sẽ thực hiện trình tự cuộc điều tra
đó thế nào? Làm thế nào để có thể suy rộng kết quả điều tra?
MỤC TIÊU CHƯƠNG 8

 Trang bị cho người học kiến thức, phương pháp, kỹ năng về điều tra chọn
mẫu để thu thập tài liệu ban đầu.

 Sau khi học xong, người học sẽ hiểu khái niệm, ý nghĩa, cách thức vận
dụng phương pháp xác định phạm vi sai số chọn mẫu, suy rộng kết quả
điều tra chọn mẫu, xác định số đơn vị tổng thể mẫu, các phương pháp tổ
chức chọn mẫu ngẫu nhiên và quy trình tiến hành 1 cuộc điều tra chọn
mẫu.
NỘI DUNG

8.1 KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA CỦA ĐIỀU TRA CHỌN MẪU

8.2 ĐIỀU TRA CHỌN MẪU NGẪU NHIÊN

8.3 QUY TRÌNH MỘT CUỘC ĐIỀU TRA CHỌN MẪU NGẪU NHIÊN

8.4 ĐIỀU TRA CHỌN MẪU PHI NGẪU NHIÊN


8.1. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA CỦA ĐIỀU TRA CHỌN MẪU

8.1.1. Khái niệm


Điều tra chọn mẫu là loại điều tra thống kê không toàn bộ mà trong đó một
số đơn vị được chọn ra đảm bảo tính đại diện để điều tra thực tế và dựa vào kết
quả điều tra được để tính toán suy rộng cho toàn bộ hiện tượng.
8.1.2. Ý nghĩa
- Tiến hành nhanh gọn, và có tính kịp thời cao.
- Tiết kiệm được nhân lực, chi phí.
- Cho phép mở rộng nội dung điều tra, đi sâu nghiên cứu nhiều mặt của
hiện tượng nghiên cứu.
- Tài liệu thu được có độ chính xác cao.
- Không đòi hỏi phải tổ chức lớn như điều tra toàn bộ.
8.1. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA CỦA ĐIỀU TRA CHỌN MẪU

8.1.3. Trường hợp vận dụng


- Khi đối tượng nghiên cứu cho phép điều tra toàn bộ hoặc điều tra chọn
mẫu
- Khi tiến hành điều tra làm biến dạng hoặc phá hủy đơn vị
- Trường hợp không thể xác định được tất cả các đơn vị
- Khi muốn mở rộng nội dung điều tra và đánh giá kết quả của điều tra
toàn bộ
- Khi muốn so sánh các hiện tượng với nhau mà chưa có thông tin cụ thể
hoặc khi muốn kiểm định một giả thuyết đặt ra.
8.2. ĐIỀU TRA CHỌN MẪU NGẪU NHIÊN

8.2.1. Một số lý luận trong điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên
8.2.1.1. Tổng thể chung và tổng thể mẫu
Tổng thể chung: là tổng thể bao gồm toàn thể các đơn vị thuộc đối tượng
điều tra.
Tổng thể mẫu: là tổng thể bao gồm một số đơn vị nhất định được chọn ra
từ tổng thể chung để tiến hành điều tra thực tế.
Tổng thể chung cũng như tổng thể mẫu đều có những tham số đặc trưng
như: Số trung bình, tỷ lệ, phương sai....
8.2.1.1. Tổng thể chung và tổng thể mẫu

Các chỉ tiêu Tổng thể chung Tổng thể mẫu


Quy mô tổng thể N
𝑛 = ෍ 𝑓𝑖

Mức độ trung 𝑋ത σ 𝑥𝑖 𝑓𝑖
𝑥ҧ =
bình σ 𝑓𝑖
Tỷ lệ theo một p 𝑚
𝑤=
tiêu thức 𝑛
𝜎2 𝜎0 2 = σ
𝑥𝑖 −𝑥ҧ 2 𝑓𝑖
σ 𝑓𝑖
𝑛
Phương sai (𝑆 2 = . 𝜎 0
2)
𝑛−1
p(1-p) w(1-w)
Ví dụ 8.1. Trong một doanh nghiệp có 2.000 công nhân, người ta chọn ra 100
công nhân để điều tra về năng suất lao động.

NSLĐ (tấn) 35-45 45-55 55-65 65-75 75-85


Số công nhân (người) 14 20 42 20 4

Yêu cầu:
1. Năng suất lao động trung bình của công nhân được điều tra.
2. Phương sai mẫu về năng suất lao động.
3. Tỷ lệ số công nhân đạt năng suất lao động tiên tiến (từ 65 tấn trở lên)
của mẫu điều tra.
Ví dụ 8.1. Lập bảng tính toán các đại lượng.
NSLĐ Số công nhân Trị số giữa (𝑥𝑖 − 𝑥)ҧ
𝑥𝑖 . 𝑓𝑖 (𝑥𝑖 − 𝑥)ҧ 2 (𝑥𝑖 − 𝑥)ҧ 2 . 𝑓𝑖
(tấn) (người) (𝑓𝑖 ) 𝑥𝑖
35-45 14 40 560 -18 324 4.536
45-55 20 50 1.000 -8 64 1.280
55-65 42 60 2.520 -2 4 168
65-75 20 70 1.400 12 144 2.880
75-85 4 80 320 22 484 1.936
Cộng 100 - 5.800 - 10.800

σ 𝑥𝑖 𝑓𝑖 5800
1. Năng suất lao động trung bình của mẫu điều tra:ഥ𝑥 = σ 𝑓𝑖
= = 58 (𝑡ấ𝑛)
100

σ(𝑥𝑖 −𝑥)ҧ 2 .𝑓𝑖 10800


2. Phương sai mẫu về năng suất lao động: 𝜎02 = σ 𝑓𝑖
= = 108
100

3. Tỷ lệ số công nhân đạt năng suất lao động tiên tiến (từ 65 tấn trở lên) của mẫu
𝑚 20+4
điều tra (tỷ lệ mẫu): 𝑤 = 𝑛 = 100 = 0,24 (ℎ𝑎𝑦 24%)
8.2.1.2. Chọn hoàn lại và không hoàn lại

Chọn nhiều lần Chọn một lần


(hoàn lại, lặp lại) (không hoàn lại)
Cách thức - Từ N rút 1 đv điều tra -Từ N rút 1 đv điều tra bỏ đv
trả đv này vào tổng thể. đó ra khỏi tổng thể.
- Tiếp tục các bước trên cho -Từ (N-1) đv tiếp tục rút 1 đv đt
đến khi đủ n đv -Tiếp tục cho đến khi đủ n đv
Số mẫu 𝑁!
𝐾= 𝐶𝑛𝑁 =
hình thành 𝐾 = 𝑁𝑛 𝑛! 𝑁 − 𝑛 !
8.2.1.3. Sai số chọn mẫu và phạm vi sai số chọn mẫu
- Sai số chọn mẫu là chênh lệch giữa mức độ tính từ tổng thể mẫu với mức
độ thực tế của hiện tượng nghiên cứu.
- Phân loại sai số chọn mẫu
+ Sai số do ghi chép: Đó là sai số xảy ra do nhiều nguyên nhân như chưa
hiểu đúng nội dung điều tra, đo lường sai, vô tình ghi chép sai v.v...
+ Sai số do tính đại biểu: Là sai số xảy ra do chỉ điều tra một số ít đơn vị
mà kết quả lại suy rộng cho toàn bộ tổng thể.
8.2.1.3. Sai số chọn mẫu và phạm vi sai số chọn mẫu
- Các nhân tố ảnh hưởng đến sai số chọn mẫu
+ Số lượng đơn vị tổng thể mẫu (n).
+ Tính đồng đều của các đơn vị tổng thể nghiên cứu (𝜎 2 ).
+ Phương pháp chọn mẫu.
8.2.1.3. Sai số chọn mẫu và phạm vi sai số chọn mẫu
- Xác định sai số trung bình chọn mẫu
Cách chọn Chọn hoàn lại Chọn không hoàn lại
Suy rộng (Chọn nhiều lần) (Chọn 1 lần)

𝜎2 𝜎2 𝑛
𝜇𝑥ҧ = 𝜇𝑥ҧ = (1 − )
Mức độ 𝑛 𝑛 𝑁
trung bình
𝑆2 𝑆2 𝑛
𝜇𝑥ҧ = 𝜇𝑥ҧ = (1 − )
𝑛 𝑛 𝑁

𝑝(1 − 𝑝) 𝑝(1 − 𝑝) 𝑛
𝜇𝑝 = 𝜇𝑝 = (1 − )
𝑛 𝑛 𝑁
Tỷ lệ
𝑤(1 − 𝑤) 𝑤(1 − 𝑤) 𝑛
𝜇𝑝 = 𝜇𝑝 = (1 − )
𝑛−1 𝑛−1 𝑁
Ví dụ 8.2. Từ kết quả điều tra chọn mẫu trên ví dụ 8.1, sai số trung bình chọn
mẫu được xác định như sau:
o Trường hợp chọn nhiều lần:
- Khi suy rộng về năng suất lao động trung bình:
𝜎02 108
𝜇𝑥ҧ = = = 1,044 (𝑡ấ𝑛).
𝑛−1 99

- Khi suy rộng tỷ lệ công nhân đạt năng suất lao động tiên tiến:
𝑤(1−𝑤) 0,24.0,76
𝜇𝑝 = = = 0,02429 ℎ𝑎𝑦 24,29 %.
𝑛−1 100−1

o Trường hợp chọn một lần:


𝜎02 𝑛 108 100
𝜇𝑥ҧ = (1 − ) = (1 − 2000) = 0,036.
𝑛−1 𝑁 99
𝑛
𝑤(1−𝑤)(1−𝑁) 0,24.0,76 100
𝜇𝑝 = = (1 − ) = 0,0418 ℎ𝑎𝑦 4,18%.
𝑛−1 99 2000
8.2.1.3. Sai số chọn mẫu và phạm vi sai số chọn mẫu
- Phạm vi sai số chọn mẫu hay độ chính xác của suy rộng là chênh lệch giữa
các chỉ tiêu của tổng thể mẫu và các chỉ tiêu tương ứng của tổng thể chung
với độ tin cậy nhất định.
- Vậy có thể xác định phạm vi sai số chọn mẫu theo công thức: 𝜺 = 𝒕. 𝝁
Trong đó:
ε: phạm vi sai số cho phép cần tìm
t: hệ số tin cậy (ứng với hàm xác suất (t))
Với 𝛼 là xác suất sai lầm; (1 − 𝛼) gọi là độ tin cậy ước lượng. Sau đây là
một vài trị số tiêu biểu của t: t = 1 thì (t) = 0,6827, t = 2 thì (t) = 0,9545, t = 3
thì (t) = 0,9973
Ví dụ 8.3. Sử dụng dữ liệu ví dụ 8.1. Trong một doanh nghiệp có 2.000 công
nhân, người ta chọn ra 100 công nhân để điều tra về năng suất lao động.

NSLĐ (tấn) 35-45 45-55 55-65 65-75 75-85


Số công nhân (người) 14 20 42 20 4

Xác định phạm vi sai số chọn mẫu với trình độ tin cậy β = 0,9545.
1. Khi suy rộng năng suất lao động trung bình một công nhân.
2. Khi tính tỷ lệ số công nhân đạt năng suất lao động tiên tiến.
Ví dụ 8.3. Sử dụng dữ liệu ví dụ 8.1. Xác định phạm vi sai số chọn mẫu với
trình độ tin cậy β = 0,9545.

Hệ số tin cậy (t) được xác định theo hàm (t) của Lia – pu – nốp (t = 2)
Vậy có thể xác định phạm vi sai số chọn mẫu:
o Trường hợp chọn nhiều lần:
εx = t. μx → εx = 2.1,044 = 2,088
εp = t. μp → εp = 2.0,02429 = 0,04858
o Trường hợp chọn một lần:
εx = t. μx → εx = 2.0,036 = 0,072
εp = t. μp → εp = 2.0,0418 = 0,0836
8.2.1.4. Xác định quy mô tổng thể mẫu

- Xác định số đơn vị mẫu điều tra


Xác định số đơn vị mẫu điều tra cần đáp ứng hai yêu cầu:
+ Bảo đảm sai số chọn mẫu nhỏ nhất.
+ Làm cho chi phí thấp nhất.
8.2.1.4. Xác định quy mô tổng thể mẫu
Từ công thức tính phạm vi sai số chọn mẫu:  = t ta có số lượng đơn vị
tổng thể mẫu khi suy rộng chỉ tiêu trung bình và chỉ tiêu tỷ lệ

Tham số nghiên cứu Chọn nhiều lần Chọn một lần


Mức độ trung bình 𝑡 2𝜎 2 𝑁. 𝑡 2 𝜎 2
𝑛= 2 𝑛=
𝜀𝑥 𝑁. 𝜀𝑥2 + 𝑡 2 𝜎 2

Tỷ lệ 𝑡 2 𝑝. 𝑞 𝑁. 𝑡 2 𝑝. 𝑞
𝑛= 𝑛=
𝜀𝑝2 𝑁. 𝜀𝑝2 + 𝑡 2 𝑝. 𝑞

Trong đó: q = 1 - p
8.2.1.4. Xác định quy mô tổng thể mẫu
- Các nhân tố quyết định số đơn vị mẫu cần điều tra
+ Thứ nhất: Số đơn vị mẫu (n) phụ thuộc vào phạm vi sai số chọn mẫu ().
+ Thứ hai: Số đơn vị mẫu (n) phụ thuộc vào hệ số tin cậy (t).
+ Thứ ba: Số đơn vị mẫu (n) còn phụ thuộc vào tính chất đồng đều của
hiện tượng nghiên cứu.
8.2.1.4. Xác định quy mô tổng thể mẫu
Trong thực tế, khi tính số đơn vị mẫu cần điều tra thường không có tài
liệu về phương sai chung, vì vậy việc áp dụng các công thức trên sẽ gặp khó
khăn, có thể giải quyết bằng các cách sau:
- Lấy phương sai lớn nhất của các lần điều tra trước (nếu có).
- Lấy phương sai của các hiện tượng khác tương tự.
- Tổ chức điều tra thí điểm để tính phương sai.
Ví dụ 8.4 Trong một xí nghiệp dệt gồm 4000 công nhân, người ta cần tính
năng suất lao động trung bình trong một ngày bằng phương pháp chọn mẫu,
yêu cầu trình độ tin cậy là 0,997 và sai số không vượt quá 2 mét.
Thực tế trong xí nghiệp cho thấy rằng, nhìn chung mỗi người ít nhất cũng
dệt được 60 mét, người nhiều nhất dệt được không quá 90 mét. Vậy cần phải
chọn ra ít nhất bao nhiêu công nhân để điều tra thực tế?

90−60
Độ lệch tiêu chuẩn: 𝜎 = 6 = 5 𝑚é𝑡 , ta có hệ số tin cậy t = 3.
- Nếu chọn theo cách chọn nhiều lần, tính theo công thức:
𝑡 2 𝜎2 32 .52
𝑛= = = 57 𝑐ô𝑛𝑔 𝑛ℎâ𝑛.
𝜀𝑥2 22
- Nếu chọn theo cách chọn một lần, tính theo công thức:
𝑁.𝑡 2 𝜎2 4000.32 .52
𝑛= = = 56 𝑐ô𝑛𝑔 𝑛ℎâ𝑛.
𝑁.𝜀𝑥2 +𝑡 2 𝜎2 4000.22 +32 .52
Ví dụ 8.5 Một xí nghiệp đồ hộp tiến hành điều tra chọn mẫu để xác định
tỷ lệ đồ hộp không đúng quy cách trong một đợt sản xuất. Yêu cầu xác suất
của tài liệu suy rộng là 0,9545, phạm vi sai số không vượt quá 4%. Trong ba
lần điều tra trước tỷ lệ đồ hộp không đạt tiêu chuẩn là 3%, 4% và 5%. Hãy
tính số đồ hộp cần điều tra lần này.

Để có phương sai lớn nhất ta sử dụng tỷ lệ p = 0,05. Với yêu cầu độ tin
cậy 95,45% tra bảng phân phối chuẩn ta được t = 2. Vì số đồ hộp sản xuất ra
thường rất nhiều (N lớn) nên dù có chọn theo phương pháp chọn một lần vẫn
có thể sử dụng công thức:
22 × 0,05 × 0,95
𝑛= = 119 hộp
0,042
8.2.1.4. Xác định quy mô tổng thể mẫu
- Kiểm tra tính chất đại biểu của tổng thể mẫu:
+ So sánh một số chỉ tiêu bình quân hoặc chỉ tiêu tương đối của tổng thể
mẫu được chọn với các chỉ tiêu tương ứng của tổng thể chung.
+ Kiểm tra và xử lý những số liệu nghi ngờ. Nếu trong quá trình chọn các
đơn vị điều tra gặp phải một vài đơn vị có số liệu quá lớn hay quá bé, ta
cần kiểm tra và xử lý như sau:
• Nếu số đơn vị có số liệu đột xuất đó không nhiều thì nên loại bỏ để
thay thế bằng đơn vị khác.
• Nếu số đơn vị có số liệu đột xuất không phải là cá biệt thì nên chọn
phân loại để đảm bảo có một số đơn vị mẫu nhất định đại diện cho
loại đó trong tổng thể chung.
8.2.1.5. Suy rộng kết quả điều tra chọn mẫu
- Phương pháp tính đổi trực tiếp
Phương pháp này được áp dụng khi người ta dùng các số bình quân hay số
tương đối của tổng thể mẫu để tính ra các tham số tương ứng của tổng thể chung.
Cách tính như sau:
𝑋ത = 𝑥ҧ ± 𝜀𝑥 ℎ𝑎𝑦 ഥ𝑥 − 𝜀𝑥 ≤ 𝑋ത ≤ 𝑥ҧ + 𝜀𝑥
𝑝 = 𝑤 ± 𝜀𝑝 ℎ𝑎𝑦 𝑤 − 𝜀𝑝 ≤ 𝑝 ≤ 𝑤 + 𝜀𝑝
- Phương pháp hệ số điều chỉnh
Phương pháp này thường được dùng để xác minh kết quả điều tra toàn bộ.
Căn cứ vào kết quả của điều tra toàn bộ và điều tra chọn mẫu, tính ra tỷ lệ chênh
lệch rồi dùng tỷ lệ này làm hệ số điều chỉnh kết quả điều tra toàn bộ.
Ví dụ 8.6. Sử dụng dữ liệu ví dụ 8.1 Trong một doanh nghiệp có 2.000 công
nhân, người ta chọn ra 100 công nhân để điều tra về năng suất lao động.

NSLĐ (tấn) 35-45 45-55 55-65 65-75 75-85


Số công nhân (người) 14 20 42 20 4

Yêu cầu:
1. Suy rộng năng suất lao động trung bình một công nhân trong toàn doanh
nghiệp, với trình độ tin cậy β = 0,9545.
2. Tính tỷ lệ số công nhân đạt năng suất lao động tiên tiến (từ 65 tấn trở lên)
của toàn doanh nghiệp.
Ví dụ 8.6. Từ các dữ liệu đã tính 𝑥ҧ = 58 𝑡ấ𝑛 , 𝑤 = 0,24
Trường hợp chọn nhiều lần:
εx = 2,088, εp = 0,048
Năng suất lao động trung bình một công nhân trong toàn DN:
ഥ𝑥 − 𝜀𝑥 ≤ 𝑋ത ≤ 𝑥ҧ + 𝜀𝑥 → 55,91 ≤ 𝑋ത ≤ 60,09
Tỷ lệ số công nhân đạt năng suất lao động tiên tiến (từ 65 tấn trở lên) toàn DN:
𝑤 − 𝜀𝑝 ≤ 𝑝 ≤ 𝑤 + 𝜀𝑝 → 0,19 ≤ 𝑝 ≤ 0,29
Ví dụ 8.6. Từ các dữ liệu đã tính 𝑥ҧ = 58 𝑡ấ𝑛 , 𝑤 = 0,24
Trường hợp chọn một lần:
εx = 0,072, εp = 0,0836
Năng suất lao động trung bình một công nhân trong toàn DN:
ഥ𝑥 − 𝜀𝑥 ≤ 𝑥ҧ ≤ 𝑥ҧ + 𝜀𝑥 → 57,93 ≤ 𝑥ҧ ≤ 58,07
Tỷ lệ số công nhân đạt năng suất lao động tiên tiến (từ 65 tấn trở lên) toàn DN:
𝑤 − 𝜀𝑝 ≤ 𝑝 ≤ 𝑤 + 𝜀𝑝 → 0,16 ≤ 𝑝 ≤ 0,32
8.2.2. Các phương pháp tổ chức chọn mẫu thường dùng trong thống kê
8.2.2.1. Phương pháp chọn ngẫu nhiên đơn thuần
Là phương pháp tổ chức chọn các đơn vị mẫu trong tổng thể chung một
cách ngẫu nhiên không qua một sự sắp xếp nào cả.
Mỗi đơn vị tổng thể chung có thể được chọn một lần hoặc chọn nhiều lần.
Ưu điểm: Là phương pháp đơn giản nhất.
Nhược điểm:
+ Nếu tổng thể nghiên cứu có kết cấu phức tạp thì khi sử dụng phương
pháp này số đơn vị tổng thể mẫu không được phân phối đều trong tổng thể
chung, tính chất đại biểu của tổng thể mẫu sẽ không cao.
+ Nếu tổng thể chung có quy mô lớn thì việc đặt số hiệu thăm cho tất cả
các đơn vị cũng gặp khó khăn.
8.2.2.2. Phương pháp chọn máy móc
Phương pháp chọn máy móc là phương pháp tổ chức chọn mẫu trong đó
mỗi đơn vị được chọn căn cứ vào từng khoảng cách nhất định.
Khoảng cách này được xác định bằng cách lấy số đơn vị tổng thể chung
chia cho số đơn vị tổng thể mẫu.
𝑁
𝑑=
𝑛
Phương pháp chọn máy móc có thủ tục tiến hành đơn giản hơn chọn ngẫu
nhiên đơn thuần.
Sai số chọn mẫu của chọn máy móc thường nhỏ hơn so với sai số của chọn
ngẫu nhiên đơn thuần.
8.2.2.3. Phương pháp chọn phân loại
Chọn phân loại là tiến hành chọn các đơn vị mẫu khi tổng thể chung đã
được phân chia thành các tổ theo tiêu thức liên quan trực tiếp đến mục đích
nghiên cứu.
Việc chọn các đơn vị từ các tổ tiến hành theo phương pháp chọn ngẫu
nhiên. Số đơn vị chọn trong mỗi tổ sẽ được tính theo công thức:
𝑁𝑖
𝑛𝑖 = 𝑛.
𝑁
Sai số bình quân chọn mẫu trong chọn phân loại tỷ lệ không phụ thuộc
vào phương sai chung mà phụ thuộc vào bình quân các phương sai tổ.
8.2.2.4. Phương pháp chọn cả khối
Trong chọn cả khối mỗi lần chọn, số mẫu được rút ra không phải lẻ tẻ từng
đơn vị mà từng nhóm (khối) đơn vị.
Mỗi nhóm đơn vị chọn ra được điều tra hết không bỏ sót một đơn vị nào.
Điều kiện vận dụng:
+ Tổng thể chung phải được chia thành các khối có quy mô bằng nhau hoặc
khác nhau.
+ Chia thành các khối có quy mô bằng nhau.
+ Tiến hành theo phương pháp chọn ngẫu nhiên đơn thuần hoặc chọn máy
móc.
8.2.2.4. Phương pháp chọn cả khối
Sai số trung bình chọn mẫu trong chọn cả khối được tính như sau:
- Khi suy rộng số trung bình:
𝑅−𝑟
𝜇𝑥 = 𝜎𝑥2 (𝑅−1)

Trong đó: R: Số khối của tổng thể chung


r: Số khối được chọn ra để điều tra
- Khi suy rộng tỷ lệ:

𝑤𝑟 1−𝑤𝑟 𝑅−𝑟
𝜇𝑝 = .( )
𝑟 𝑅−1

Trong đó: 𝑤𝑟 : Tỷ lệ trung bình của các khối được chọn


8.2.2.5. Phương pháp chọn mẫu phân tầng
Chọn mẫu phân tầng là phương pháp tổ chức chọn mẫu phải thông qua ít
nhất hai cấp chọn trung gian.
Sai số chọn mẫu trong trường hợp chọn từ ba bậc trở lên được tính theo
công thức:
𝜇12 𝜇12 𝜇12
𝜇2 = 𝜇12 + + + +⋯
𝑛1 𝑛1 𝑛2 𝑛1 𝑛2 𝑛3
Trong đó:
𝜇1 , 𝜇2 , 𝜇3 : Là sai số bình quân chọn mẫu ở từng bậc.
𝑛1, 𝑛2 , 𝑛3 : Là số đơn vị mẫu ở từng bậc.
8.3. QUY TRÌNH TIẾN HÀNH MỘT CUỘC ĐIỀU TRA CHỌN MẪU
NGẪU NHIÊN
8.3.1. Xác định mục đích nghiên cứu
Xác định mục đích nghiên cứu tức là phải xác định một cách rõ ràng là
cuộc điều tra đó nhằm tìm hiểu những vấn đề gì, phục vụ cho các yêu cầu cụ
thể nào?
Xác định mục đích nghiên cứu là bước khởi đầu quan trọng, là tiền đề cho
các giai đoạn sau.
8.3.2. Xác định tổng thể nghiên cứu
Tổng thể nghiên cứu là tổng thể chung bao gồm cả các đơn vị của hiện
tượng nghiên cứu - tức xác định N.
Để xác định tổng thể nghiên cứu phải dựa vào mục đích nghiên cứu
khác nhau thì tổng thể nghiên cứu khác nhau.
8.3.3. Xác định nội dung điều tra
Xác định nội dung điều tra là xác định danh mục các tiêu thức cần điều
tra trên các đơn vị của tổng thể mẫu và được cụ thể hóa bằng phiếu (biểu)
điều tra.
Để xác định nội dung điều tra thì phải dựa vào mục đích nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu đòi hỏi phải giải quyết nhiều vấn đề thì nội dung điều
tra phải bao gồm nhiều tiêu thức.
8.3.4. Xác định số lượng đơn vị của tổng thể mẫu và phương pháp tổ
chức chọn mẫu
Xác định số lượng đơn vị của tổng thể mẫu tức là xác định n (còn gọi
là kích thước mẫu, quy mô mẫu).
Để xác định số lượng đơn vị của tổng thể mẫu cần phải cho trước phạm
vi sai số chọn mẫu và xác suất suy rộng tài liệu.
Sau khi đã xác định được số lượng đơn vị của tổng thể mẫu, dựa vào
đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu và khả năng tổ chức điều tra để áp
dụng các phương pháp tổ chức chọn mẫu thích hợp.
8.3.5. Tiến hành thu thập tài liệu ở các đơn vị của tổng thể mẫu
Dựa vào phiếu điều tra để tiến hành thu thập tài liệu ở các đơn vị của tổng
thể mẫu.
Có nhiều phương pháp thu thập tài liệu như: Phương pháp đăng ký trực
tiếp, phương pháp phỏng vấn trực tiếp,…
Tùy thuộc vào điều kiện và tính chất của cuộc điều tra để áp dụng phương
pháp thu thập tài liệu cho phù hợp.
8.3.6. Suy rộng kết quả điều tra chọn mẫu
Có hai phương pháp suy rộng là: Suy rộng trực tiếp và suy rộng khoảng.
+ Suy rộng trực tiếp là coi các mức độ của tổng thể mẫu cũng là các
mức độ của tổng thể chung.
+ Suy rộng khoảng là các mức độ của tổng thể chung được xác định
nhận giá trị trong một khoảng nào đó với xác suất cho trước.
8.3.7. Đưa ra kết luận về tổng thể chung
Đây là giai đoạn cuối cùng thể hiện kết quả của quá trình nghiên cứu.
 “Có thể có các kết luận gì về tổng thể chung?”
 “Các kết luận đó có đáp ứng được mục đích nghiên cứu đã được đặt ra hay
không?”
 “Có phản ánh được đặc điểm, bản chất của hiện tượng hay không?”
Từ các câu hỏi đặt ra, cần đưa ra những giải pháp, kiến nghị cụ thể để thúc
đẩy sự phát triển của hiện tượng.
Các kết quả nghiên cứu đạt được cần được trình bày thông qua các bảng
thống kê, các đồ thị thống kê và báo cáo phân tích.
8.4. ĐIỀU TRA CHỌN MẪU PHI NGẪU NHIÊN
Khái niệm
Là điều tra chọn mẫu mà trong đó phạm vi của tổng thể mẫu được chọn ra
trên cơ sở phân tích đặc điểm của hiện tượng và kinh nghiệm thực tế.
Để đảm bảo chất lượng của tài liệu điều tra, cần giải quyết tốt các vấn đề
- Phân tổ chính xác hiện tượng nghiên cứu
- Xác định số lượng đơn vị cần điều tra
- Lựa chọn các đơn vị điều tra
- Suy rộng kết quả điều tra
8.4.1. Phân tổ chính xác hiện tượng nghiên cứu
Trên cơ sở phân tổ chính xác hiện tượng nghiên cứu, các đơn vị có đặc
điểm và tính chất giống nhau (hoặc gần giống nhau) sẽ được đưa vào một tổ.
Từ mỗi tổ sẽ chọn ra các đơn vị đại diện (còn gọi là điển hình) cho tổ đó.
Tập hợp các đơn vị đại diện của các tổ tạo thành tổng thể mẫu.
8.4.2. Xác định số lượng đơn vị cần điều tra
Việc xác định số lượng đơn vị cần điều tra phải căn cứ vào tính chất
phức tạp của hiện tượng nghiên cứu, lực lượng cán bộ, kinh phí cho cuộc
điều tra,…
Từ đó, quyết định điều tra bao nhiêu đơn vị. Số lượng các đơn vị được
chọn ra để điều tra phải đủ lớn, có thể đại diện cho toàn bộ hiện tượng.
8.4.3. Lựa chọn các đơn vị điều tra
Các đơn vị được lựa chọn để điều tra thực tế thường là những đơn vị có
mức độ xấp xỉ với mức độ bình quân của tổ.
Khi lựa chọn các đơn vị để điều tra thực tế cần phải thông qua việc phân
tích, bàn bạc tập thể của những người có kinh nghiệm, am hiểu tình hình thực
tế.
8.4.4. Suy rộng kết quả điều tra
Sau khi đã thu thập được tài liệu ở các đơn vị điều tra thì tiến hành tính
toán suy rộng trực tiếp cho toàn bộ hiện tượng.
Vì các đơn vị điều tra được lựa chọn đại diện cho từng tổ nên khi suy
rộng phải chú ý đến tỷ trọng của mỗi tổ chiếm trong toàn bộ hiện tượng.
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
• Điều tra chọn mẫu là một loại điều tra không toàn bộ, trong đó chỉ chọn ra
một số đơn vị trong toàn bộ các đơn vị của đối tượng nghiên cứu để điều
tra thực tế.
• Phương pháp điều tra chọn mẫu bao gồm điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên và
điều tra chọn mẫu phi ngẫu nhiên. Sử dụng các công thức toán học để xác
định sai số trung bình chọn mẫu, phạm vi sai số chọn mẫu, số đơn vị tổng
thể mẫu.
• Tùy thuộc vào đặc điểm của tổng thể chung và khả năng tổ chức điều tra,
có thể sử dụng các phương pháp để lựa chọn đơn vị tổng thể mẫu sau đây:
Chọn ngẫu nhiên, chọn đơn thuần, chọn máy móc, chọn phân loại, chọn cả
khối. Phạm vi sai số chọn mẫu đối với từng phương pháp có sự khác nhau.
• Để đảm bảo chất lượng của cuộc điều tra, cần tiến hành theo một quy trình
nhất định.
CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Trình bày khái niệm và ý nghĩa của điều tra chọn mẫu?
2. Thế nào là tổng thể chung và tổng thể mẫu?
3. Làm thế nào để xác định sai số chọn mẫu và phạm vi sai số chọn mẫu?
4. Xác định quy mô tổng thể mẫu?
5. Trình bày các phương pháp tổ chức chọn mẫu ngẫu nhiên thường dùng
trong thống kê?
6. Trình bày quy trình một cuộc điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên?
THUẬT NGỮ

 Tổng thể chung, tổng thể mẫu


 Sai số chọn mẫu, phạm vi sai số chọn mẫu
 Điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên, điều tra chọn mẫu phi ngẫu nhiên
 Suy rộng kết quả điều tra chọn mẫu
 Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn thuần, chọn máy móc, chọn phân loại,
chọn cả khối

You might also like