You are on page 1of 20

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA HTTT KINH TẾ VÀ TMĐT

HỌC PHẦN BLOCKCHAIN VÀ ỨNG DỤNG TRONG TMĐT

BÀI TẬP LỚN SỐ 1

ĐỀ TÀI:

TÌM HIỂU VÀ VIẾT BÁO CÁO VỀ DỰ ÁN ENERGY WEB

GIẢNG VIÊN: TS. TRẦN HOÀI NAM


SINH VIÊN THỰC HIỆN: PHAN THỊ QUỲNH ANH
MÃ SINH VIÊN: 22D140016
MÃ LỚP HỌC PHẦN: 201_PCOM0321_02

Hà Nội, tháng 10 năm 2023


MỤC LỤC
I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN............................................................................4

1.1. Tên dự án....................................................................................................4

1.2. Lĩnh vực hoạt động của dự án...................................................................4

1.2.1. Thị trường điện (Electricity Markets)...............................................4

1.2.2. Chuỗi cung ứng năng lượng sạch và carbon (Clean energy supply
chains & carbon)...............................................................................................5

1.3. Mục tiêu của dự án.....................................................................................5

1.4. Sứ mệnh của dự án.....................................................................................6

II. VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP.............................................................................6

2.1. Vấn đề đặt ra hiện nay...............................................................................7

2.2. Những giải pháp mà dự án đem đến.........................................................7

2.2.1. Energy Web Chain (EW Chain).........................................................7

2.2.2. Certificate of Origin (CoO).................................................................7

2.2.3. Decentralized Identifier (DID) và Verifiable Credential (VC).........8

2.2.4. Open Source Software.........................................................................8

2.2.5. Marketplace và ứng dụng dự án........................................................8

2.2.6. Hợp tác công nghiệp............................................................................8

III. CÁC CHỦ THỂ THAM GIA.......................................................................8

3.1. Energy Web Foundation (EWF)...............................................................9

3.2. Nhà sản xuất năng lượng tái tạo...............................................................9

3.3. Nhà cung cấp dịch vụ năng lượng.............................................................9

3.4. Người tiêu dùng..........................................................................................9

3.5. Các dự án và ứng dụng..............................................................................9

3.6. Nhà đầu tư và đối tác công nghiệp............................................................9


3.7. Cộng đồng và nhà phát triển...................................................................10

IV. KHÁI QUÁT CÁCH THỨC VẬN HÀNH/QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG
CỦA DỰ ÁN..........................................................................................................10

V. LỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN.............................................................................11

VI. NHÂN SỰ CỦA DỰ ÁN.............................................................................14

6.1. Đội ngũ phát triển....................................................................................14

6.2. Các đối tác................................................................................................17

6.3. Các nhà đầu tư.........................................................................................17

VII. CÁC KÊNH TRUYỀN THÔNG CỦA DỰ ÁN.........................................18

KẾT LUẬN............................................................................................................21
PHẦN NỘI DUNG

I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN


I.1. Tên dự án
Dự án có tên gọi là Energy Web (EW) với tên miền website chính thức là
https://www.energyweb.org/. EW được thành lập vào năm 2017 tại Zug, Thụy Sỹ -
một trong số những thành phố đáng sống nhất nước này và được xem là thủ phủ của
blockchain.
EW là một dự án mạng lưới blockchain mã nguồn mở và phi tập trung, được
thiết kế với mục đích trao quyền cho các nhà phát triển dApp trong lĩnh vực năng
lượng. Năm 2019, EW cho ra mắt EW Chain. Đây là một mã nguồn mở, là nền tảng
blockchain đầu tiên của thế giới về lĩnh vực năng lượng.
Để thực hiện được điều đó, Energy Web đã tạo ra một cơ sở hạ tầng kỹ thuật
số để kết nối các nhà khai thác lưới điện, khách hàng và các tài sản vật lý như xe
điện, tấm pin mặt trời và bộ điều nhiệt theo những cách mới. Do đó, dự án thu hút
rất nhiều sự chú ý của các đối tượng khác nhau.

Hình 1: Giao diện website của dự án EW


I.2. Lĩnh vực hoạt động của dự án
I.2.1. Thị trường điện (Electricity Markets)
Thị trường điện đang trở nên ngày càng phức tạp do nhiều yếu tố khác nhau
như sự xuất hiện của công nghệ mới, sự sẵn có của các nguồn lực ở các địa điểm
khác nhau, sự tham gia của nhiều bên liên quan hơn, thực hiện các mô hình kinh
doanh khác nhau, áp dụng thuế quan mới và tuân thủ các yêu cầu, quy định về hoạt
động. Sự phức tạp của thị trường điện dần lớn hơn bởi tác động của biến đổi khí hậu
và sự thay đổi sở thích của khách hàng.

Để quản lý sự phức tạp này, cần có những cách tốt hơn để chia sẻ thông tin và
phối hợp hành động giữa các bên liên quan. Điều này là rất quan trọng để đảm bảo
rằng thị trường điện hoạt động đạt mức hiệu quả.

Một trong những mục tiêu quan trọng để đảm bảo hoạt động trơn tru và hiệu
quả của thị trường điện là việc hài hòa hóa dữ liệu và quy trình công việc. Điều này
đề cập đến quá trình đảm bảo rằng tất cả các tổ chức tham gia vào thị trường điện
đang sử dụng cùng một tiêu chuẩn và giao thức để trao đổi dữ liệu và quản lý quy
trình làm việc. Nó cũng giúp đảm bảo rằng có sự nhất quán và hiệu quả trên thị
trường, đồng thời làm giảm nguy cơ sai sót hoặc hiểu lầm giữa các tổ chức.

I.2.2. Chuỗi cung ứng năng lượng sạch và carbon (Clean energy supply
chains & carbon)

Nói đến thúc đẩy việc áp dụng các giải pháp năng lượng sạch và giảm lượng
khí thải carbon, tính minh bạch là một yếu tố rất quan trọng. Tính minh bạch đề cập
đến sự sẵn có của thông tin và dữ liệu liên quan đến tiêu thụ năng lượng, sản xuất
và chuỗi cung ứng. Bằng cách tăng tính minh bạch, các bên liên quan có thể đưa ra
các quyết định sáng suốt về việc sử dụng năng lượng và xác định cơ hội để giảm
lượng khí thải carbon.

Các ngành công nghiệp sản xuất và chuỗi cung ứng sản phẩm đóng một phần
không nhỏ trong việc phát thải khí nhà kính và do đó có tác động đáng kể đến biến
đổi khí hậu. Vì thế, những ngành này cần phải minh bạch hơn để góp phần chuyển
đổi sang nền kinh tế carbon thấp và đạt được những mục tiêu khí hậu toàn cầu.

I.3. Mục tiêu của dự án


Như ở đầu trang web, dự án đã đưa ra mục tiêu của mình là: “We built digital
solutions that help companies navigate the energy transition”, tạm dịch là: “Chúng
tôi xây dựng các giải pháp số giúp các công ty điều hướng quá trình chuyển đổi
năng lượng”. EW được xây dựng với mong muốn bảo tồn năng lượng trong bối
cảnh lĩnh vực tiền mã hóa ngày càng phát triển.

Hiện tại, hầu hết các nâng cấp năng lượng đều được thực hiện thông qua việc
nâng cấp cơ sở hạ tầng vật lý. Tuy nhiên, chiến lược này lại quá tốn kém và phức
tạp. Từ đó, EW ra đời với mong muốn và mục tiêu giải quyết vấn đề này.

I.4. Sứ mệnh của dự án

Dự án đã nhấn mạnh sứ mệnh của mình: “Energy Web is a global non-profit


on a mission to accelerate the energy transition by developing and deploying open-
source Web3 technologies that help companies unlock business value from clean
and distributed energy resources”, tạm dịch là: “Energy Web là một tổ chức phi lợi
nhuận toàn cầu với sứ mệnh đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng bằng cách
phát triển và triển khai các công nghệ Web3 mã guồn mở, giúp các công ty khai
thác giá trị kinh doanh từ các nguồn năng lượng sạch và phân tán”.

EW định hướng đạt được sứ mệnh này bằng cách phát triển và triển khai các
công nghệ Web3 mã nguồn mở: phân cấp, an toàn và minh bạch. Tài nguyên năng
lượng sạch ở đây đề cập đến các nguồn năng lượng không tạo ra khí thải độc hại
hoặc các chất ô nhiễm, chẳng hạn như năng lượng mặt trời, gió và thủy điện. Tài
nguyên năng lượng phân tán đề cập đến các nguồn năng lượng nằm gần điểm tiêu
thụ, chẳng hạn như các tấm pin mặt trời trên mái nhà hay tuabin gió quy mô nhỏ.

Bằng cách mở khóa giá trị kinh doanh từ các nguồn tài nguyên này, EW nhằm
mục đích tạo ra các ưu đãi kinh tế cho các công ty đầu tư vào năng lượng sạch và
phân tán, từ đó đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng.

II. VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP


II.1. Vấn đề đặt ra hiện nay
Năng lượng thường là tâm điểm của những chủ đề bàn luận cùng những chỉ
trích xoay quanh hoạt động khai thác tiền mã hóa. Vì thế, nhiều biện pháp đang
được triển khai để giảm chi tiêu năng lượng hoặc cải thiện việc sử dụng năng lượng.

EW ra đời vào năm 2017, là một nỗ lực chung giữa RMI, một tổ chức phi lợi
nhuận toàn cầu đã làm việc trong nhiều thập kỷ để xác định các cách để khử carbon
cho ngành năng lượng một cách có lợi và Grid Singularity, một nhà phát triển
blockchain nổi tiếng đã nhận ra tiềm năng của công nghệ blockchain trong lĩnh vực
năng lượng. Cùng với RMI và Grid Singularity, 10 công ty năng lượng sáng lập
cũng tham gia sáng kiến này.

Dự án này ra đời trong bối cảnh nhu cầu ngày càng tăng về năng lượng sạch
và sự cần thiết của việc sử dụng công nghệ blockchain để cải thiện quản lý và tích
hợp hệ thống năng lượng. Với tình hình biến đổi khí hậu trở nên ngày càng nghiêm
trọng và sự quan tâm đối với năng lượng tái tạo và năng lượng sạch ngày càng tăng
lên, cần có giải pháp để tăng cường khả năng tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo
vào hệ thống điện lưới. Trong khi đó, công nghệ blockchain cung cấp cơ hội để tạo
ra một hệ thống phi tập trung cho ngành công nghiệp năng lượng. Điều này có thể
giúp nâng cao tính bảo mật, minh bạch và hiệu quả trong quản lý năng lượng.

II.2. Những giải pháp mà dự án đem đến


II.2.1. Energy Web Chain (EW Chain)

EW Chain là mạng blockchain phân tán được phát triển bởi EW dành riêng
cho ngành công nghiệp năng lượng. Nó cung cấp một nền tảng an toàn và minh
bạch cho việc quản lý và tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo cũng như các thành
phần của hệ thống năng lượng.

II.2.2. Certificate of Origin (CoO)

EW đã phát triển một chuẩn Certificate of Origin (CoO) trên blockchain để


xác minh và theo dõi nguồn gốc của năng lượng tái tạo. Điều này giúp đảm bảo tính
minh bạch trong việc chứng minh rằng năng lượng được sản xuất thực sự là năng
lượng tái tạo và giúp xác định các giá trị môi trường.

II.2.3. Decentralized Identifier (DID) và Verifiable Credential (VC)


EW cung cấp các giải pháp cho việc quản lý danh tính và xác minh thông tin
trên blockchain bằng cách sử dụng các tiêu chuẩn DID và VC. Điều này giúp ích rất
nhiều trong việc quản lý thông tin về tài sản năng lượng và quản lý quyền sở hữu.

II.2.4. Open Source Software

EW cung cấp nhiều mã nguồn mở và công cụ để cộng đồng phát triển các ứng
dụng và giải pháp liên quan đến năng lượng và blockchain. Điều này thúc đẩy sự
phát triển và đổi mới trong ngành.

II.2.5. Marketplace và ứng dụng dự án

EW đã phát triển các ứng dụng và thị trường trên nền tảng EW Chain, cho
phép các đối tác và thành viên của cộng đồng phát triển và khai các giải pháp cụ thể
trong lĩnh vực năng lượng, bao gồm quản lý năng lượng tái tạo, quản lý lưới điện
thông minh và các ứng dụng khác.

II.2.6. Hợp tác công nghiệp

EW đã thu hút sự hợp tác của nhiều công ty lớn trong ngành công nghiệp năng
lượng để xây dựng và triển khai các giải pháp sử dụng blockchain trong ngành.

III. CÁC CHỦ THỂ THAM GIA

Hệ sinh thái của Energy Web bao gồm nhiều đối tượng khác nhau trong ngành
công nghiệp năng lượng và công nghệ blockchain. Dưới đây là một số đối tượng
quan trọng tham gia vào hệ sinh thái của Energy Web:

III.1. Energy Web Foundation (EWF)

EWF là tổ chức phi lợi nhuận chịu trách nhiệm chủ đạo trong việc phát triển
và quản lý hệ sinh thái EW. Họ phát triển EW Chain và các công nghệ liên quan.

III.2. Nhà sản xuất năng lượng tái tạo

Các nhà sản xuất năng lượng tái tạo như các trang trại gió, nhà máy năng
lượng mặt trời và các dự án năng lượng sạch khác có thể tham gia để đăng ký và
chứng nhận nguồn gốc năng lượng tái tạo thông qua EW.
III.3. Nhà cung cấp dịch vụ năng lượng

Các công ty cung cấp dịch vụ năng lượng, bao gồm cả các nhà cung cấp điện
lưới, có thể sử dụng công nghệ EW để cải thiện quản lý và tích hợp năng lượng sạch
vào hệ thống của họ.

III.4. Người tiêu dùng

Người tiêu dùng có thể tham gia vào hệ sinh thái để theo dõi và xác minh
nguồn gốc của năng lượng mà họ sử dụng, giúp tạo ra như cầu cho năng lượng tái
tạo và minh bạch hơn trong hệ thống năng lượng.

III.5. Các dự án và ứng dụng

Các dự án và ứng dụng cụ thể, bao gồm cả các ứng dụng quản lý năng lượng
và giải pháp liên quan đến blockchain, được phát triển và triển khai trên nền tảng
EW Chain.

III.6. Nhà đầu tư và đối tác công nghiệp

Các nhà đầu tư, tổ chức tài chính và các đối tác công nghiệp có thể đóng vai
trò quan trọng trong việc hỗ trợ và phát triển các dự án và giải pháp trong hệ sinh
thái EW.

III.7. Cộng đồng và nhà phát triển

Cộng đồng các nhà phát triển, nhà nghiên cứu và cá nhân có kiến thức về
blockchain và năng lượng cũng đóng góp vào việc phát triển và mở rộng hệ sinh
thái EW thôgn qua việc tạo ra các ứng dụng và công cụ mới.

IV. KHÁI QUÁT CÁCH THỨC VẬN HÀNH/QUY TRÌNH HOẠT


ĐỘNG CỦA DỰ ÁN

Giống như các phần mềm nguồn mở thành công khác, mô hình kinh doanh của
EW dự trên việc cung cấp cho các doanh nghiệp và những người tham gia thị
trường năng lượng lớn các dịch vụ tư vấn, tùy chỉnh, triển khai và quản lý xung
quanh các giải pháp này.

Quy trình hoạt động cơ bản của EW như sau:


- Lập kế hoạch và nghiên cứu: Dự án EW bắt đầu với việc thiết lập một
kế hoạch chi tiết và nghiên cứu về cách sử dụng công nghệ blockchain để cải thiện
ngành công nghiệp năng lượng. Điều này bao gồm việc xác định các vấn đề cụ thể
cần được giải quyết và xác định rõ mục tiêu của dự án.
- Phát triển blockchain cơ bản: Energy Web phát triển một blockchain
riêng, được gọi là Energy Web Chain (EWC), dựa trên công nghệ blockchain công
khai. EWC được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu cụ thể của ngành công nghiệp
năng lượng, bao gồm khả năng xác minh các giao dịch năng lượng và quản lý danh
sách trắng các thực thể tham gia.
- Xây dựng hệ thống quản lý danh sách trắng: Dự án EW xây dựng và
quản lý danh sách trắng (whitelist) cho các thực thể tham gia, bao gồm các nhà cung
cấp năng lượng, người tiêu dùng, thiết bị năng lượng thông minh và ứng dụng.
- Phát triển ứng dụng và dịch vụ: EW khuyến khích các công ty và nhà
phát triển xây dựng các ứng dụng và dịch vụ sử dụng EWC để cải thiện việc quản lý
năng lượng, tối ưu hóa tiêu thụ, và tham gia vào thị trường năng lượng phi tập
trung.
- Thử nghiệm và triển khai: Các ứng dụng và dịch vụ được phát triển
trên nền tảng EWC được thử nghiệm và triển khai trong các tình huống thực tế để
đảm bảo tính ổn định và hiệu suất.
- Hợp tác và mở rộng: Energy Web liên tục hợp tác với các đối tác
trong ngành công nghiệp năng lượng và mở rộng hệ thống của họ để tạo ra một hệ
thống năng lượng phi tập trung lớn hơn và mạnh mẽ hơn.
- Bảo mật và duy trì: EW đảm bảo tính bảo mật của mạng blockchain
và thực hiện các biện pháp bảo mật để đối phó với các rủi ro tiềm ẩn, bao gồm cả
việc cập nhật phần mềm định kỳ.
V. LỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN

Từ lúc được thành lập vào năm 2017, dự án đã có những dấu mốc với những
thành tích đáng kể, cụ thể là:

2017 Quý I EW chính thức ra mắt với 10 công ty sáng lập: Shell, Tokyo
Electric, Sempra, Equinor, Centrica, Stedin, TWL, Singapore
Power, Elia Group và Engie.
Các lực lượng đặc nhiệm ban đầu bắt đầu công việc khám phá
các giải pháp blockchain để truy xuất nguồn gốc, đáp ứng nhu
Quý III
cầu và thanh toán tiện ích. Tobalaba, mạng thử nghiệm chuỗi
khối EW đầu tiên, được ra mắt với 13 trình xác nhận
Quý I Số thành viên của EW vượt quá 50 công ty.
2018 Origin, ứng dụng phi tập trung EW đầu tiên để cấp chứng chỉ
Quý III
năng lượng tái tạo, được ra mắt.
Volta, mạng thử nghiệm tiền sản xuất của EW, được ra mắt với
Quý I
số lượng thành viên vượt quá 100 công ty.
Quý II EWC được ra mắt với 10 trình xác nhận ban đầu.
EW Token lần đầu tiên được niêm yết trên sàn giao dịch công
2019
Quý III cộng. Nhiều công ty năng lượng triển khai các ứng dụng trên
chuỗi EW Chain.
Flex, ứng dụng phi tập trung EW để quản lý các nguồn năng
Quý IV
lượng phân tán, được ra mắt.
Hệ điều hành phi tập trung EW, một tập hợp đầy đủ các dịch vụ,
Quý I
ứng dụng và công nghệ chuỗi khối phi tập trung, đã được ra mắt
Lộ trình ban đầu sử dụng EW Token để thanh toán cho các dịch
Quý II vụ công nghệ thông tin đi kèm trong lớp tiện ích của EW-DOS
2020
được công bố.
Quý III Cơ chế quản trị Quỹ Cộng đồng EW được thành lập
Switchboard, ứng dụng phi tập trung của EW để quản lý quyền
Quý IV
truy cập và nhận dạng tự chủ, được ra mắt.
Giới thiệu đặt cược EW Token để đảm bảo mức độ dịch vụ phi
Quý I
tập trung cho Dịch vụ lớp tiện ích
2021
Nhóm đặt cược EW Token ban đầu, nhóm đầu tiên có tính năng
Quý IV
xác thực và uỷ quyền dựa trên DID, được ra mắt
2022 Lộ trình cho thế hệ tiếp theo của công nghệ EW, được hỗ trợ
Quý I
bởi Consortia Relay Chain, đã được công bố.
Quý IV Các thành phần EW-DOS được đóng gói thành ba giải pháp
toàn diện: Asset Management, Data Exchange and Green Proofs
Quý Dự kiến ra mắt Energy Web X - testnet
I&II
 Doanh nghiệp:
- Composer Pre-Alpha
- Digital Spline Toolkit
Quý II - GP4BTC Production Release
 EWX:
- EWX Testnet
- Marketplace alpha
 Doanh nghiệp:
- SAFc V1.0
- Asset Management Toolkit
2023 Quý III - Composer Alpha
 EWX:
- Marketplace Beta
- Playground Beta
 Doanh nghiệp:
- SAFc V2.0
- 24/7 Matching V1.0
- Composer Beta
Quý IV  EWX:
- EWX mainet
- Playground Education
- Marketplace Production
 Deploy Initial Worker Node Networks

VI. NHÂN SỰ CỦA DỰ ÁN


VI.1. Đội ngũ phát triển
Jon Creyts – Giám đốc: Ông là thành viên trong hội đồng của EWF, đồng thời
cũng là giám đốc điều hành tại Rocky Mountain Institute (RMI), một tổ chức phi lợi
nhuận hoạt động để thúc đẩy các giải pháp năng lượng bền vững. Tại RMI, Jon dẫn
đầu các hoạt động nghiên cứu và hợp tác về các công nghệ đột phá, là những đổi
mới thay đổi cơ bản cách mọi thứ được thực hiện trong một ngành công nghiệp.
Ông cũng là người sáng lập và đồng lãnh đạo Chương trình Trung Quốc của RMI,
tập trung vào việc thúc đẩy các giải pháp năng lượng bền vững ở Trung Quốc. Jon
làm việc với các chính phủ, công ty và các nhà lãnh đạo tư tưởng khác để tạo ra giá
trị và mở rộng các giải pháp năng lượng sạch trên toàn cầu. Điều này có nghĩa là
ông giúp các tổ chức này tìm cách làm cho các giải pháp năng lượng bền vững trở
nên khả thi hơn về mặt kinh tế và dễ tiếp cận hơn với nhiều người trên khắp thế
giới.

Trước khi gia nhập RMI, Jon là đối tác của McKinsey & Co., một công ty tư
vấn quản lý toàn cầu. Trong vai trò này, ông có thể đã tư vấn cho các công ty về
cách cải thiện hoạt động và chiến lược của họ. Jon cũng có kinh nghiệm làm nhà
thiết kế trong cả ngành hàng không vũ trụ và điện. Điều này có nghĩa là ông có thể
đã giúp thiết kế các sản phẩm hoặc hệ thống liên quan đến máy bay hoặc sản xuất
điện.

Ông nhận bằng tiến sĩ kỹ thuật cơ khí tại Đại học California, Berkeley, điều đó
có nghĩa là ông có hiểu biết sâu sắc về cách thức hoạt động của các hệ thống cơ khí
và có thể áp dụng kiến thức này vào các giải pháp năng lượng bền vững.
Hình 3: Chân dung Jon Creyts

Ana Trbovich – Phó giám đốc: Ana là một cá nhân có thành tích cao, nắm giữ
nhiều vị trí và có nhiều kinh nghiệm đa dạng. Ana cũng là đồng sáng lập và COO
của Grid Singularity, một công ty công nghệ năng lượng đã được công nhận vì công
việc sáng tạo trong việc tạo điều kiện cho thị trường năng lượng ngang hàng. Là
COO, Ana có thể giám sát các hoạt động hằng ngày của công ty.

Ana có nền tảng dạy và tư vấn về các chủ đề liên quan đến quản trị tốt, khả
năng cạnh tranh và đổi mới. Bà đã thực hiện nhiều dự án chính sách và phát triển
kinh tế cho các tổ chức như EU, USAID và Ngân hàng Thế giới. Trước khi đảm
nhận vai trò hiện tại, Ana từng là Trợ lý Bộ trưởng phụ trách gia nhập EU của
Serbia và là cố vấn chính phủ về khả năng cạnh tranh và tinh thần kinh doanh.
Những vị trí này có thể liên quan đến việc làm việc chặt chẽ với các quan chức
chính phủ để phát triển các chính sách và chiến lược liên quan đến kinh tế.

Ana có một số bằng cấp cao, bao gồm bằng Tiến sĩ và MALD từ Trường
Fletcher (bao gồm một học kỳ tại ScPO Paris) và bằng MPA từ Trường Chính Phủ
Kennedy của Havard. Những bằng cấp này cho thấy Ana có nền tảng học thuật
mạnh mẽ trong các lĩnh vực như quan hệ quốc tế, chính sách công và kinh doanh.
Hình 4: Chân dung Ana Trbovich

Ngoài Jon Creyts và Ana Trbovich, hội đồng thành lập dự án EWF còn có
nhiều thành viên khác là Chrishtoph Frei (Có bằng kỹ sư điện và bằng thạc sĩ về
kinh tế và quản lý năng lượng, bằng thạc sĩ về đạo đức ứng dụng), Etienne Gehain
(Có bằng tiến sĩ về điện hóa học tại Đại học Middlesex, London; có hơn 10 năm
kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực R&D tại Gaz de France), Ewald Hesse (Có
bằng Cao đẳng về Kỹ thuật Cơ khí và Quản lý Dự án của Đại học Konstanz, Đức,
Jules Kortenhorst, Patrick Storchenegger

VI.2. Các đối tác

Một số đối tác của dự án EW bao gồm:


- Australian Energy Market Operator (AEMO): Có vai trò là quản lý các hệ
thống và thị trường điện, khí đốt trên khắp nước Úc, giúp đảm bảo người dân
Úc có thể tiếp cận nguồn năng lượng đáng tin cậy, an toàn và giá cả phải chăng
- Austrian Power Grid (APG): Là nhà điều hành hệ thống truyền tải điện độc
lập của Áo và chịu trách nhiệm về mạng lưới truyền tải điện trong nước ở cấp
điện áp cực cao
- Deutsche Energie-Agentur (dena): Tự coi mình là cơ quan thúc đẩy độc lập và
tiên phong trong quá trình chuyển đổi năng lượng trong nước và quốc tế
- Bamboo Energy: Phát triển một nền tảng dành cho các nhà bán lẻ và nhà tổng
hợp để quản lý hiệu quả các tài nguyên linh hoạt được phân phối
- Bebat: Công ty có sứ mệnh là hướng tới một môi trường tốt hơn bằng cách thu
thập ngày càng nhiều pin rỗng và tái chế chúng tốt hơn và an toàn hơn
VI.3. Các nhà đầu tư

Một số nhà đầu tư nổi bật của dự án Energy Web bao gồm:

- Rockefeller Foundation: Quỹ Rockefeller đã đầu tư vào Energy Web để hỗ trợ


phát triển các giải pháp blockchain cho năng lượng sạch và sử dụng hiệu quả
năng lượng.
- Grid Singularity: Grid Singularity là công ty công nghệ năng lượng và đối tác
chính của Energy Web. Họ đã đóng góp nhiều cho sự phát triển và triển khai
của nền tảng Energy Web.
- Energinet: Energinet là một trong những công ty quản lý hệ thống điện lớn ở
Đan Mạch. Họ đã hợp tác với Energy Web để thử nghiệm và triển khai giải
pháp blockchain cho năng lượng.
- Shell: Tập đoàn dầu khí lớn Shell đã tham gia vào dự án Energy Web với mục
tiêu hỗ trợ sự phát triển của năng lượng sạch và bền vững.
- Siemens: Siemens là một trong những tập đoàn công nghiệp lớn trên toàn cầu
và đã hợp tác với Energy Web để nghiên cứu và phát triển các ứng dụng
blockchain trong lĩnh vực năng lượng.
- ENGIE: ENGIE là một tập đoàn năng lượng và dịch vụ công nghiệp lớn. Họ
đã tham gia vào dự án Energy Web để khám phá cách sử dụng blockchain
trong hoạt động năng lượng của họ.
- Centrica: Centrica, một công ty năng lượng và dịch vụ năng lượng lớn có trụ
sở tại Anh, đã tham gia vào Energy Web để nghiên cứu và phát triển các giải
pháp blockchain cho ngành công nghiệp năng lượng.
VII. CÁC KÊNH TRUYỀN THÔNG CỦA DỰ ÁN

Chúng ta có thể truy cập và theo dõi dự án Energy Web thông qua các kênh
truyền thông xã hội phổ biến như:

Website: https://www.energyweb.org/

X: https://twitter.com/energywebx

Hình 5: Giao diện của dự án trên kênh X


Reddit: https://reddit.com/r/EnergyWeb

Hình 6: Giao diện của dự án trên kênh Reddit

Telegram: https://t.me/energyweb

Hình 7: Giao diện của dự án trên kênh Telegram


Facebook: https://www.facebook.com/208773166725845

Hình 8: Giao diện của dự án trên kênh Facebook

Linkedin: https://www.linkedin.com/company/energy-web-foundation/

Hình: Giao diện của dự án trên kênh Linkedin


Youtube: https://www.youtube.com/channel/UC3y_C3oZnzVO3KF_yn6m45w

Hình 9: Giao diện của dự án trên Youtube

KẾT LUẬN
Theo những tìm hiểu và nghiên cứu sơ bộ, ta có thể thấy một điều rõ ràng rằng
Energy Web đã và đang hoàn thành được sứ mệnh mà chính dự án đề ra. Với đội
ngũ nhà sáng lập và phát triển có dày dặn kinh nghiệm, Energy Web hứa hẹn sẽ
mang lại nhiều điểm sáng trong lĩnh vực năng lượng sạch trong tương lai. Là một
trong những dự án đi đầu trong đề tài này, Energy Web xứng đáng được vinh danh
là “phát súng” đầu tiên và có giá trị, là kim chỉ nam cho những dự án mới mẻ và
sáng tạo hơn sau này.

You might also like