You are on page 1of 155

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

DỰ THẢO:
VERSION 5.0R

ĐỀ ÁN THÀNH LẬP
TRƯỜNG VẬT LIỆU

Hà Nội, 3/2023
Hà Nội - 2021
MỤC LỤC
1. Mở đầu ................................................................................................................. 1
2. Bối cảnh và tiền đề xây dựng đề án ................................................................... 3
2.1. Bối cảnh và sự cần thiết ................................................................................................. 3
2.2. Tình hình đào tạo và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực vật liệu ........................... 4
2.3. Thực trạng của nền công nghiệp Vật liệu tại Việt Nam ............................................. 8
2.4. Thực trạng các ngành Dệt May - Da giầy Việt Nam ................................................... 8
2.5. Thực trạng ngành in Việt Nam ..................................................................................... 9
2.6. Tiền đề xây dựng đề án ................................................................................................ 10
2.6.1. Chiến lược phát triển công nghiệp vật liệu ở Việt Nam ......................................... 10
2.6.2. Chiến lược phát triển các ngành Dệt May - Da giầy Việt Nam .............................. 11
2.6.3. Chiến lược phát triển của ngành in Việt Nam ........................................................ 12
2.6.4. Chiến lược phát triển của Đại học Bách khoa Hà Nội ............................................ 13
2.7. Căn cứ xây dựng đề án ................................................................................................ 14
3. Tính cấp thiết..................................................................................................... 17
4. Tên gọi ................................................................................................................ 18
4.1. Tên đầy đủ bằng tiếng Việt ......................................................................................... 18
4.2. Tên đầy đủ bằng tiếng Anh ......................................................................................... 18
4.3. Tên viết tắt .................................................................................................................... 18
5. Vai trò, vị trí pháp lý của Trường Vật liệu trong tổng thể chung của
ĐHBKHN ............................................................................................................... 19
5.1. Vị trí pháp lý, chức năng ............................................................................................. 19
5.2. Nhiêm vụ, quyền hạn ................................................................................................... 19
6. Mục tiêu thành lập trường Vật liệu ................................................................ 20
6.1. Mục tiêu chiến lược ...................................................................................................... 20
6.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................................. 20
6.2.1. Đào tạo .................................................................................................................... 20
6.2.2. Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ ................................................... 20
6.2.3. Hợp tác quốc tế ....................................................................................................... 21
6.2.4. Xây dựng đội ngũ.................................................................................................... 21
6.2.5. Tư vấn, dịch vụ khoa học công nghệ ...................................................................... 21
7. Cơ sở xây dựng Trường Vật liệu ..................................................................... 22
7.1. Đội ngũ cán bộ .............................................................................................................. 22
7.2. Cơ sở vật chất ............................................................................................................... 23
7.2.1. Viện Khoa học và Kỹ thuật vật liệu ........................................................................ 23
7.2.2. Viện Dệt May - Da giầy và Thời trang ................................................................... 24
7.2.3. Bộ môn Công nghệ In & TT CN Polyme compozit ............................................... 25
7.2.4. Viện ITIMS ............................................................................................................. 26
7.3. Đào tạo và nghiên cứu khoa học ................................................................................. 26
7.3.1. Viện Khoa học và Kỹ thuật vật liệu ........................................................................ 26
7.3.2. Viện Dệt May - Da giầy và Thời trang ................................................................... 27
7.3.3. Bộ môn Công nghệ In & TT CN Polyme compozit ............................................... 28
7.3.4. Viện ITIMS ............................................................................................................. 29
7.4. Hợp tác quốc tế ............................................................................................................. 31
7.4.1. Viện Khoa học và Kỹ thuật vật liệu ........................................................................ 31
7.4.2. Viện Dệt May - Da giầy và Thời trang ................................................................... 31
7.4.3. Bộ môn Công nghệ In & TT CN Polyme compozit ............................................... 32
7.4.4. Viện ITIMS ............................................................................................................. 32
8. Cơ cấu và nhân sự ............................................................................................. 32
8.1. Cơ cấu tổ chức .............................................................................................................. 32
8.1.1. Ban giám hiệu ......................................................................................................... 32
8.1.2. Hội đồng trường ...................................................................................................... 33
8.1.3. Hội đồng khoa học và đào tạo................................................................................. 34
8.1.4. Hội đồng phát triển chương trình đào tạo ............................................................... 34
8.1.5. Khối đào tạo và nghiên cứu .................................................................................... 34
8.1.6. Khối hỗ trợ - phục vụ .............................................................................................. 38
8.2. Tổ chức nhân sự Trường Vật liệu ............................................................................... 39
8.3. Tổ chức và điều hành ................................................................................................... 40
8.3.1. Tổ chức và điều hành các hoạt động đào tạo .......................................................... 40
8.3.2. Tổ chức và điều hành các hoạt động nghiên cứu khoa học .................................... 41
8.3.3. Tổ chức và điều hành các hoạt động tài chính, tài sản............................................ 41
9. Tổ chức thực hiện đề án ................................................................................... 42
9.1. Kế hoạch triển khai trong thời gian chuyển đổi ........................................................ 42
9.1.1. Đào tạo .................................................................................................................... 42
9.1.2. Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ ................................................... 42
9.1.3. Truyền thông, hợp tác đối ngoại ............................................................................. 43
9.1.4. Cơ sở vật chất, tài sản và tài chính.......................................................................... 43
9.1.5. Nhân sự ................................................................................................................... 43
9.1.6. Chuyển đổi số ......................................................................................................... 44
9.2. Kế hoạch triển khai giai đoạn 2022 – 2025 ................................................................ 44
9.2.1. Đào tạo .................................................................................................................... 44
9.2.2. Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ ....................................................... 44
9.2.3. Hợp tác đối ngoại .................................................................................................... 45
9.2.4. Xây dựng đội ngũ.................................................................................................... 45
9.2.5. Cải cách hành chính và cơ chế quản lý ................................................................... 45
9.3. Mục tiêu đến năm 2030 ................................................................................................ 46
10. Hiệu quả kinh tế - xã hội ............................................................................. 46
11. Kết luận và kiến nghị .................................................................................. 47
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 50
Phụ lục 1 – Số lượng tuyển sinh 2017 – 2021 ........................................................................ 50
Phụ lục 2 – Danh sách các ngành, chương trình đào tạo và số lượng sinh viên đang đào
tạo ............................................................................................................................................. 51
Phụ lục 4 - Thống kê đề tài khoa học (2017 - 2021) ............................................................. 60
Phụ lục 5 - Danh sách các chương trình đào tạo Elitech và mở mới.................................. 66
Phụ lục 6 – Dự kiến số lượng đào tạo các ngành, chương trình đào tạo SĐH .................. 67
Phụ lục 7 - Danh sách cán bộ ................................................................................................. 68
Phụ lục 8 - Thống kế sử dụng đất đai, hạ tầng, cơ sở vật chất ........................................... 78
Phụ lục 9 - Dự kiến quy hoạch các học phần vào nhóm chuyên môn ................................ 85
Phụ lục 10 - Dự kiến quy hoạch nhân sự các nhóm chuyên môn ....................................... 99
Phụ lục 11 – Dự kiến quy hoạch nhân sự Khoa, Trung tâm KT, VP Trường ................ 103
Phụ lục 12 – Báo cáo tài chính của các đơn vị cấu thành Trường Vật liệu (Tính đến hết
tháng 09 năm 2021) ............................................................................................................... 107
Phụ lục 13 – Báo cáo tài chính các đề tài KHCN do các đơn vị cấu thành Trường Vật liệu
làm chủ nhiệm ....................................................................................................................... 116
Phụ lục 14 – Trang thiết bị tại các PTN do các đơn vị cấu thành Trường Vật liệu đang
quản lý .................................................................................................................................... 127
1. Mở đầu
Thế giới đang thay đổi nhanh chóng với quá trình toàn cầu hóa và chuyển đổi số, kéo theo những
biến động về nhu cầu nguồn nhân lực, thị trường giáo dục và định hướng phát triển khoa học công
nghệ. Nguồn nhân lực trình độ cao, chất lượng cao có tri thức và sáng tạo trở thành yếu tố cạnh
tranh cốt lõi giữa các doanh nghiệp, tổ chức và quốc gia. Giáo dục đại học vừa có vai trò đào tạo
nguồn nhân lực trình độ cao, chất lượng cao, đồng thời đóng vai trò là trung tâm đổi mới sáng tạo,
chuyển giao tri thức và thu hút, nuôi dưỡng tài năng của mỗi quốc gia.
Tại Việt Nam, Đảng và Nhà nước tiếp tục khẳng định giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ là
quốc sách hàng đầu, phát triển nguồn nhân lực là một trong ba đột phá chiến lược. Nâng cao chất
lượng đào tạo và hiệu quả hoạt động của các cơ sở GDĐH là yêu cầu bức thiết của toàn xã hội.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học năm 2018 (Luật số 34/2018/QH14)
và Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ có hiệu lực thi hành, cùng với
chủ trương quy hoạch, sắp xếp lại các cơ sở giáo dục đại học sẽ làm thay đổi nhanh chóng bức
tranh hệ thống giáo dục đại học Việt Nam trong những năm tới. Theo đó, các cơ sở GDĐH có
quyền tự chủ cao trong việc thực hiện các nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học; tổ chức bộ
máy, nhân sự; tài chính; chính sách học bổng, học phí; đầu tư, mua sắm; cơ chế giám sát. Tự chủ
đại học được coi là một chính sách đột phá nhằm thúc đẩy các trường đại học phát huy nội lực,
tăng cường huy động nguồn lực từ xã hội, trên cơ sở đó nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và
nghiên cứu, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhu cầu của người học và
hội nhập quốc tế.
Đại học Bách Khoa Hà Nội (ĐHBKHN) là đại học khoa học và công nghệ (KHCN) hàng đầu của
cả nước, có sứ mệnh lớn lao, trách nhiệm nặng nề nhưng hết sức vẻ vang trước Đảng, Nhà nước
và nhân dân trong việc đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao cho xã hội. Trong hơn 66 năm xây
dựng và phát triển, ĐHBKHN đã đào tạo cho đất nước hàng nghìn thạc sĩ và tiến sĩ, hàng trăm
nghìn kỹ sư, cán bộ khoa học kỹ thuật. Nguồn nhân lực trình độ cao do ĐHBKHN đào tạo đã góp
phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ tổ quốc. Trong quá trình
xây dựng và phát triển, ĐHBKHN luôn là nơi đi đầu trong các hoạt động đổi mới. Đề án “Quy
hoạch tổng thể xây dựng và phát triển Trường ĐHBKHN giai đoạn 2006–2030” đã được Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt ngày 01 tháng 02 năm 2007. Mục tiêu quan trọng của
Đề án quy hoạch tổng thể là nhanh chóng đưa Trường ĐHBKHN lên đẳng cấp cao theo chuẩn
quốc tế. Hướng tới mục tiêu của Đề án, các nội dung, nhiệm vụ vạch ra trong Đề án đang được
triển khai thực hiện. Theo đó, mỗi đơn vị đào tạo, NCKH của ĐHBKHN phải được đổi mới cơ
bản và toàn diện cho phù hợp với quy hoạch phát triển của Nhà trường, tạo điều kiện tốt nhất cho
sự phát triển của đơn vị trước những vận hội và thử thách mới, góp phần khẳng định, nâng cao uy
tín và vị thế của ĐHBKHN trong và ngoài nước.
Mô hình tổ chức ĐHBKHN hiện nay là kết quả của quá trình tái cấu trúc, thí điểm thực hiện tự
chủ đại học từ năm 2011. Đặc biệt, tháng 10 năm 2016, Thủ tướng chính phủ đã ra Quyết định về
việc phê duyệt đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của Trường ĐHBKHN. Từ đó đến nay
ĐHBKHN luôn tiên phong trong quá trình thí điểm tự chủ và đã đạt được nhiều kết quả tốt. Trên
cơ sở đổi mới quản trị theo hướng phân cấp mạnh, các đơn vị chuyên môn đã phát huy cao độ tính
chủ động và trách nhiệm, khai thác hiệu quả năng lực và thế mạnh nội tại, góp phần thúc đẩy tăng

1
trưởng trong các hoạt động đào tạo, nghiên cứu và dịch vụ của toàn Trường. Tuy nhiên, mô hình
hiện tại còn một số bất cập, không phù hợp với quy mô của Trường: quy mô các đơn vị khác nhau;
chồng chéo chức năng, lĩnh vực; thiếu chuyên môn/chuyên nghiệp hóa, nguồn lực phân tán nên
khó sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả cho các mục tiêu phát triển dài hạn. Mặt khác, mô
hình hiện tại với cấu trúc Viện đào tạo trong Trường đại học không phù hợp Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật giáo dục đại học (34/2018/QH14). Do đó cần tổ chức lại các Viện đào tạo
cần trở lại mô hình khoa như trước đây, hoặc ĐHBKHN sẽ trở thành đại học và các Viện đào tạo
được tổ chức thành các Trường có chức năng đào tạo, nghiên cứu thuộc ĐHBKHN. Đây chính là
mô hình phù hợp với chiến lược phát triển của ĐHBKHN hướng tới tự chủ, phân quyền cao hơn
và tận dụng mọi nguồn lực để phát triển.
Do đó, quá trình đổi mới cơ chế hoạt động trong những năm gần đây chỉ là bước khởi đầu trong
quá trình thực hiện tự chủ, đổi mới một cách toàn diện cơ cấu nhà trường. Chủ trương tái cấu trúc
các khoa/viện và nâng cấp Trường thành Đại học không chỉ khắc phục những bất cập trong mô
hình tổ chức hiện tại, mà đã nằm trong định hướng, tầm nhìn, chiến lược và quy hoạch phát triển
của Trường từ nhiều năm, qua nhiều nhiệm kỳ đại hội Đảng bộ trường.
Viện Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu, Viện Dệt may - Da giầy và Thời trang, Viện ITIMS
(International training institute for materials science), Trung tâm nghiên cứu Công nghệ Polyme
Compozit (Trung tâm hoạt động song song với PTN trọng điểm vật liệu Polyme và Compozit) và
Bộ môn Công nghệ in của ĐHBKHN là các đơn vị thực hiện nhiệm vụ đào tạo ngành Kỹ thuật
vật liệu, Công nghệ Dệt May, Công nghệ in, Polyme,… và thực hiện các hoạt động NCKH, CGCN
trong các lĩnh vực liên quan. Cùng với sự phát triển của ĐHBKHN, các ngành Khoa học và kỹ
thuật Vật liệu, Dệt may - Da giầy và Thời trang, Polyme, Công nghệ In đã có một truyền thống vẻ
vang, bề dày kinh nghiệm, đội ngũ cán bộ, giảng viên giỏi, vị thế và uy tín cao trong xã hội và
Quốc tế. Các Viện và Trung tâm luôn là địa chỉ đào tạo đại học và sau đại học hàng đầu về lĩnh
vực Khoa học và Kỹ thuật vật liệu, Dệt may - Da giầy và Thời trang trong cả nước. Trong giai
đoạn mới, với đội ngũ cán bộ, giảng viên có trình độ cao, năng động và sáng tạo, được đào tạo
chính quy trong và ngoài nước, ngành Khoa học Vật liệu và Công nghệ đang đứng trước một cơ
hội phát triển mới. Nhiệm vụ xây dựng một trường đào tạo và nghiên cứu thống nhất dựa trên hai
Viện đào tạo, một Viện Nghiên cứu, một Trung tâm nghiên cứu và một Bộ môn để trở thành một
cơ sở đào tạo, NCKH, và chuyển giao công nghệ (CGCN) hàng đầu của cả nước trong lĩnh vực
Khoa học Vật liệu và Công nghệ đạt đẳng cấp cao, có uy tín trong và ngoài nước là một nhiệm vụ
chiến lược trong tổng thể phát triển của ĐHBKHN. Thực hiện nhiệm vụ khó khăn và thách thức
này đòi hỏi, trước hết, phải đổi mới phương thức tổ chức và quản lý để tạo lập một môi trường
thuận lợi nhất cho sự phát triển.
Đề án xây dựng Trường Vật liệu được xây dựng nằm trong chiến lược phát triển chung của
ĐHBKHN, trên cơ sở kế thừa Viện Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu, Viện Dệt may - Da giầy và
Thời trang, Viện ITIMS, Trung tâm nghiên cứu Polyme và bộ môn Công nghệ in. Việc thành lập
Trường Vật liệu là một bước phát triển quan trọng, mở ra cơ hội phát triển mới cả về quy mô, chất
lượng đào tạo và NCKH. Sự thành công của Trường Vật liệu sẽ góp phần quan trọng trong việc
thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển ĐHBKHN và thực hiện sứ mạng cao cả của Nhà trường
trong sự nghiệp CNH & HĐH, xây dựng và bảo vệ đất nước.

2
2. Bối cảnh và tiền đề xây dựng đề án
2.1. Bối cảnh và sự cần thiết
Vật liệu đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Sự phát triển của lĩnh vực vật
liệu, đặc biệt là các loại vật liệu tiên tiến, vật liệu mới, luôn là tiền đề cho sự phát triển của các
lĩnh vực khoa học và công nghệ khác. Có thể nói không quá rằng, vật liệu là chìa khóa mở ra sự
phát triển của các ngành công nghiệp, nhất là trong thời đại công nghiệp 4.0. Vật liệu là nền tảng
vật chất cho một nền kinh tế quốc dân vững mạnh, cho tiến bộ xã hội và cho an ninh quốc gia. Là
nền tảng của một loạt các ngành công nghiệp, vật liệu đã và đang là động lực cho sự phát triển
khoa học và công nghệ trong quá trình tiến hóa của nền văn minh nhân loại. Khoa học và kỹ thuật
vật liệu luôn là cơ sở hạ tầng, hướng dẫn và thẩm thấu, và do đó trình độ nghiên cứu vật liệu, cùng
với trình độ học vấn, cũng phản ánh sức mạnh toàn diện của một quốc gia.
Sự xuất hiện của các vật liệu tiên tiến (vật liệu tích trữ và chuyển đổi năng lượng, vật liệu điện tử,
vật liệu y sinh và môi trường, các hợp kim đặc biệt, vật liệu phỏng sinh và compozit, vật liệu cấu
trúc nano, …), cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, tự động hóa và trí tuệ
nhân tạo, đã làm thay đổi mang tính đột phá cho các ngành công nghiệp chế tạo linh kiện, thiết bị
điện tử thông minh và sản xuất hàng hóa phục vụ đời sống, nâng cao sức khỏe con người, đồng
thời giải quyết các vấn đề cấp bách hiện nay về năng lượng và môi trường. Việc chế tạo và ứng
dụng vật liệu mới đã làm thay đổi thế giới khoa học và công nghệ. Sự thành công của các tập đoàn
công nghiệp lớn cũng không nằm ngoài sự phát triển của lĩnh vực khoa học và công nghệ vật liệu.
Đại học Bách Khoa Hà Nội được thành lập năm 1956 với mô hình truyền thống ba cấp của Liên
Xô trước đây bao gồm: trường đại học, khoa/viện và bộ môn. Trong 65 năm hình thành và phát
triển, Trường đã tạo dựng được vị thế ở trong nước và trở thành một trong những trường khoa học
kỹ thuật hàng đầu phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao tri thức.
Tuy nhiên, sự phát triển đại học trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng đã có những
thay đổi mạnh mẽ. Kể từ năm 1993, với sự ra đời của các đại học quốc gia và đại học vùng như:
Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Đà nẵng, Đại học
Thái nguyên, … Trong những năm gần đây, mô hình các trường đại học lớn tồn tại bên cạnh các
trường đại học tư thục và các trường đại học có yếu tố nước ngoài cho thấy sự phát triển và chính
sách mở cửa trong giáo dục đại học của nước ta.
Tại Việt Nam, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học số 34/2018/QH14
ngày 19/11/2018 đã tạo điều kiện cho sự phát triển của các trường đại học mạnh mẽ hơn theo
hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm trước Chính phủ và xã hội. Các yêu cầu trên đã tạo sức ép cho
các trường đại học kỹ thuật phải đổi mới về phương pháp đào tạo, mô hình quản trị đại học để
thích hợp với hoàn cảnh mới. Trường Đại học Bách khoa Hà Nội thực hiện thí điểm cơ chế tự chủ
từ năm 2017 và hiện nay hoạt động với mô hình thực hiện theo Luật giáo dục đại học số
34/2018/QH14, trong đó Hội đồng trường đóng vai trò quan trọng trong hệ thống quản trị của Nhà
trường. Các đơn vị trực thuộc cần tinh giản số đầu mối và phải có cơ chế hoạt động mới nhằm
thực hiện thành công sứ mạng của Đại học Bách Khoa Hà Nội là “đem lại cho xã hội và cộng đồng
các lợi ích với chất lượng tốt nhất từ các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao
công nghệ và dịch vụ, góp phần đắc lực vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước,

3
giữ gìn an ninh quốc phòng và phát triển Hệ thống Giáo dục Đại học Việt Nam”, đẩy mạnh sự
phát triển của Trường trong hội nhập quốc tế nhưng vẫn duy trì đặc trưng của một trường đại học
kỹ thuật hàng đầu trong nước.
Mặt khác, sự ra đời của Đại học theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
giáo dục đại học số 34/2018/QH14 là xu thế tất yếu, phù hợp với sự phát triển của các đại học trên
thế giới với mục tiêu thúc đẩy sáng tạo của mỗi cá nhân trong Nhà trường. Để thực hiện cần phải
thay đổi mô hình quản trị và mô hình Trường, đưa vị thế của Đại học Bách khoa Hà Nội vượt qua
rào cản để trở thành đại học có thứ hạng cao trong khu vực và trên thế giới. Chính vì lẽ đó, năm
2020 tại Hội nghị đại biểu Đảng bộ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã đề ra nghị quyết sớm
chuyển đổi mô hình thành Đại học Bách Khoa Hà Nội gồm nhiều trường trực thuộc và theo định
hướng “Một Bách khoa”, thống nhất về sứ mạng và mục tiêu trong toàn Đại học.
Cho đến nay, các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học liên quan đến nhóm ngành vật liệu
được thực hiện ở nhiều đơn vị khác nhau trong Đại học Bách Khoa Hà Nội, điều này dẫn đến một
số vấn đề về hiệu quả khai thác nguồn nhân lực và cơ sở vật chất, chưa có sự phối hợp chặt chẽ
trong các hoạt động. Trên cơ sở quyết định số 1512/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2022 của Thủ
tướng Chính phủ về việc chuyển Trường Đại học Bách khoa Hà Nội thành Đại học Bách khoa Hà
Nội, chính vì vậy ĐHBK Hà Nội cần thiết phải có sự sắp xếp lại các đơn vị và tái cấu trúc các đơn
vị liên quan đến nhóm ngành vật liệu.
2.2. Tình hình đào tạo và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực vật liệu
Trên thế giới, ở các nước có nền khoa học và công nghệ phát triển, nghiên cứu trong lĩnh vực khoa
học và kỹ thuật vật liệu, đặc biệt là vật liệu tiên tiến, thường chiếm vị trí ưu tiên hàng đầu. Việc
đầu tư cho nghiên cứu đều mang tính đón đầu từ ít nhất 10 đến 15 năm. Nghiên cứu khoa học và
công nghệ trong lĩnh vực vật liệu tiên tiến trên thế giới đã đạt được những thành tựu to lớn, đáng
kinh ngạc góp phần thúc đẩy nền kinh tế của quốc gia. Các nước đứng đầu thế giới về lĩnh vực
công nghệ như Mỹ, Đức, Nhật Bản, Hàn quốc, v.v… đều có một nền khoa học về lĩnh vực vật liệu
phát triển mạnh mẽ. Có thể coi lĩnh vực vật liệu là một lĩnh vực cơ sở cho sự phát triển công
nghiệp của một quốc gia và thực sự là thước đo năng lực cạnh tranh quốc gia. Như tại Hàn Quốc,
đằng sau sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô, đóng tàu và các ngành công nghiệp nặng khác,
đã đóng góp rất nhiều vào sự phát triển của một quốc gia công nghiệp tiên tiến là vật liệu thép, và
các vật liệu vô cơ khác nằm sau sự phát triển của các thành phố, xây dựng và công trình dân dụng.
Đằng sau sự phát triển của ngành công nghiệp bán dẫn cần thiết cho thông tin và truyền thông
ngày nay là nhiều nỗ lực của ngành kỹ thuật vật liệu trong quá trình phát triển, và sự phát triển
của vật liệu nhựa. Những phát kiến đó đảm bảo Hản Quốc hiện nay là một quốc gia hùng mạnh
về lĩnh vực điện tử với các tập đoàn lớn như Samsung, LG v.v... Như vậy, khoa học và kỹ thuật
vật liệu luôn đóng một vai trò trung tâm trong việc giải quyết các vấn đề của xã hội liên quan đến
khoa học và công nghệ. Trong các tập đoàn lớn cạnh tranh trên thế giới, tập đoàn nào nắm bí quyết
công nghệ về vật liệu sẽ cho phép làm chủ cuộc chơi, cũng như điều khiển đối thủ cạnh tranh. Ví
dụ cuộc cạnh tranh về chíp bán dẫn hiện nay có thể coi là cuộc cạnh tranh toàn cầu. Chỉ có những
quốc gia làm chủ hầu hết các công nghệ mới có thể tự chủ được các sản phẩm. Điều này vô cùng
ý nghĩa trong bối cảnh xảy ra chiến tranh, hay các cạnh tranh giữa các tập đoàn lớn. Do đó, trên
thế giới, bất cứ quốc gia nào cũng đầu tư cho lĩnh vực vật liệu.

4
Tại Nhật Bản, Trường Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu thuộc Đại học Tohoku được xây dựng trên
cơ sở các Khoa Luyện kim, Khoa học Vật liệu và Công nghệ Vật liệu. Đại học Tohoku từ lâu đã
nổi tiếng quốc tế về nghiên cứu và đào tạo về khoa học và công nghệ vật liệu, bởi đây là nhóm các
viện nghiên cứu thuộc loại lớn nhất ở Nhật Bản và là một trong những viện lớn nhất trên thế giới.
Chương trình đào tạo đại học tập trung trong ba khoa được tổ chức để cung cấp cho sinh viên một
nền tảng rộng rãi trong lĩnh vực khoa học vật liệu, bao gồm kim loại, chất bán dẫn, gốm sứ và vật
liệu tổ hợp. Trọng tâm của giáo dục đại học là về công nghệ công nghiệp trong từng lĩnh vực ứng
dụng cụ thể và khoa học cơ bản, bao gồm nhiệt động lực học, hiện tượng vận tải, vật lý trạng thái
rắn, cơ học và khoa học cấu trúc vi mô. Khoa Luyện kim được dành cho việc nghiên cứu vật liệu
kim loại, tinh chế và hóa học trong đó chú trọng vào các phần sau: vật liệu thiết bị hóa học, quá
trình luyện kim màu, kỹ thuật quy trình vật liệu chức năng, kỹ thuật quy trình vật liệu cho môi
trường ý thức, hóa lý của vật liệu, điện hóa của vật liệu, và hóa lý của các phân tử sinh học và vật
liệu. Khoa Khoa học Vật liệu dành cho việc nghiên cứu các đặc tính cấu trúc và chức năng của vật
liệu với 8 giáo sư phụ trách các phần sau: khoa học vật liệu nguyên tử, vật lý trạng thái rắn ứng
dụng, khoa học bề mặt rắn, khoa học cấu trúc vi mô, vật liệu cấu trúc, vật liệu quang điện tử , vật
liệu từ tính và vật liệu chức năng đặc biệt. Khoa công nghệ Vật liệu dành cho việc nghiên cứu sự
hình thành, định hình và đánh giá vật liệu với bảy giáo sư đầy đủ phụ trách các phần sau: hệ thống
vật liệu và thiết kế, cơ học vật liệu compozit, công nghệ hàn và nối, đánh giá vật liệu, xử lý pha
lỏng , xử lý biến dạng vật liệu, và công nghệ xử lý bột. Các lĩnh vực nghiên cứu được phát triển
mạnh mẽ dựa trên các hướng nghiên cứu như kỹ thuật quy trình luyện kim; kiểm soát cấu trúc và
hình thành vật liệu; vật liệu nâng cao hóa lý; thiết kế quy trình vật liệu; luyện kim bền vững cho
kim loại nhẹ; vật liệu điện hóa; khoa học vật liệu nano; vật liệu quang điện tử; vật liệu từ tính và
spintronics; vật liệu năng lượng; vật liệu y sinh v.v…
Tại Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc, Khoa Kỹ thuật và Khoa học Vật liệu bắt đầu như một
khoa mới bằng cách kết hợp Khoa Kỹ thuật Luyện kim, Khoa Kỹ thuật Vật liệu Vô cơ, và Khoa
Khoa học Sợi và Polyme. Hiện nay khoa bao gồm 43 giáo sư, 17 giáo sư đặc biệt, giáo sư hợp
đồng, giáo sư thỉnh giảng, giáo sư trợ giảng, giáo sư khách mời, khoảng 300 sinh viên thạc sĩ và
tiến sĩ, và 450 sinh viên đại học. Tại đây tập trung tiến hành nghiên cứu chung với các chuyên gia
trong và ngoài nước về các vật liệu khác nhau, bao gồm vật liệu thông tin và truyền thông cho bán
dẫn và màn hình, vật liệu cấu trúc cho hàng không vũ trụ và công trình dân dụng, vật liệu sinh học
để cung cấp thuốc và các cơ quan nhân tạo, vật liệu năng lượng cho pin mặt trời, pin, nhiên liệu
tế bào và siêu tụ điện, vật liệu thân thiện với môi trường có thể phân hủy, vật liệu siêu dẫn và vật
liệu cho ô tô và tàu thủy. Đào tạo và nghiên cứu về lĩnh vực vật liệu đã góp phần thúc đẩy xã hội
hiện đại thay đổi nhanh chóng với sự phát triển của các ngành công nghệ cao như máy móc chính
xác, điện tử, hàng không vũ trụ, kỹ thuật năng lượng, kỹ thuật môi trường v.v…Có thể thấy, trong
suốt lịch sử, nhân loại đã phát triển cùng với những thay đổi về vật liệu. Các hoạt động đào tạo và
nghiên cứu về vật liệu góp phần phát triển và mở ra các ứng dụng trong tương lai chưa từng có
như tàu con thoi đã thực hiện thành công sứ mệnh của mình, chúng ta coi đó là điều hiển nhiên,
nhưng một trong những lý do chính mà nó chỉ được tạo ra gần đây là vật liệu cách nhiệt bảo vệ
thân tàu khi đi vào bầu khí quyển của Trái đất. Đặc biệt, với sự phát triển của công nghệ nano, các
đặc tính mới không có trong các vật liệu hiện có đang được khám phá, và các vật liệu mới và sự
ra đời của ngành công nghiệp nano được mong đợi một cách đầy tự tin. Sự kết hợp giữa công nghệ

5
nano và kỹ thuật vật liệu này hứa hẹn sự phát triển và thịnh vượng của nhân loại và sẽ trở thành
động lực cho xã hội trong tương lai.
Tại Trường Đại học Công nghệ Nanyang Singapore, đã thành lập Trường Khoa học và Kỹ thuật
Vật liệu được hơn 30 năm. Trường đã trải qua quá trình chuyển đổi đáng kể trong những năm qua,
trong đó chú trọng vào nghiên cứu phát triển trong lĩnh vực vật liệu y sinh, vật liệu nano và nano
điện tử. Trường được toàn thế giới công nhận là cơ sở nghiên cứu hàng đầu với các trường đại học
hàng đầu, các tập đoàn đa quốc gia và các tổ chức R&D là cộng tác viên nghiên cứu và đối tác tài
trợ. Trường có hơn 40 giáo sư, nghiên cứu và đào tạo trong lĩnh vực vật liệu. Các lĩnh vực đào tạo
và nghiên cứu của ủa Trường Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu bao gồm: Vật liệu sinh học và thiết
bị y sinh; Khoa học Vật liệu Tính toán; Vật liệu Quốc phòng; Vật liệu chức năng và vật liệu tổ
hợp; Vật liệu cho tính bền vững; Điện tử nano, Vật liệu nano và vật liệu Multiferroics; Polymer
Nanocompozit; Vật liệu thông minh; Vật liệu thể thao. Các nghiên cứu cũng tập trung vào lĩnh
vực Chế tạo bóng bán dẫn hữu cơ và tế bào quang điện; Thiết bị nhớ không bay hơi dựa trên bóng
bán dẫn hữu cơ; Lắng đọng, mô tả và chế tạo các điốt phát sáng hữu cơ đầy đủ màu sắc cho màn
hình phẳng.
Tại Trung Quốc, Trường Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu thuộc Đại học Thanh Hoa được thành lập
vào tháng 12 năm 2012, bằng cách kết hợp giữa Khoa Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu và bộ phận
Xử lý Vật liệu trong Khoa Cơ khí. Trường Kỹ thuật và Khoa học Vật liệu được thành lập lần đầu
tiên vào năm 1988 bằng sự hợp nhất của một số bộ phận trong Đại học Thanh Hoa, bao gồm bộ
phận Vật liệu phi kim loại vô cơ từ Khoa Hóa học, bộ phận Vật lý Vật liệu từ Khoa Vật lý Kỹ
thuật, và Bộ phận Vật liệu kim loại từ Khoa Cơ khí. Hiện nay đơn vị có đội ngũ giảng viên cạnh
tranh cao, bao gồm 52 giáo sư, 31 phó giáo sư, 8 trợ lý giáo sư và 19 kỹ sư cao cấp, cũng như 8
kỹ sư / nhân viên. Đối với các hoạt động đào tạo, trường tập trung vào việc đào tạo ra những sinh
viên tài năng có tầm nhìn quốc tế và tinh thần sáng tạo, cũng như có hiểu biết lý thuyết vững chắc
về khoa học vật liệu và khả năng nghiên cứu xuất sắc. Hiện có hơn 370 sinh viên đang theo học
bằng tiến sĩ trong Trường. Ngoài ra, hơn 350 sinh viên đang theo học bằng Thạc sĩ, với hơn 470
sinh viên chưa tốt nghiệp theo học bằng cử nhân, trong đó có hơn 30 sinh viên quốc tế.
Tại Mỹ, Trường Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu thuộc Viện công nghệ Georgia được thành lập vào
năm 1985 bằng cách kết hợp Trường Kỹ thuật Gốm trước đây với Chương trình Luyện kim nằm
trong Trường Kỹ thuật Hóa học. Đến năm 2010 tiếp tục sáp nhập với Trường Kỹ thuật Polyme,
Dệt và Sợi (được thành lập vào năm 1897 với tên gọi chương trình Kỹ thuật Dệt may) thành
Trường Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu ngày nay. Trường được tích hợp hoàn toàn và thống nhất,
với các chương trình học thuật và nghiên cứu đa dạng trải dài trên mọi hình thức và lớp tài liệu.
Trường được xây dựng như một chương trình khoa học và kỹ thuật vật liệu tổng thể, sáng tạo và
hiện đại, có môi trường, cơ sở hạ tầng và văn hóa của sự sáng tạo, ham học hỏi, tinh thần kinh
doanh, đổi mới và hòa nhập. Các nghiên cứu đa dạng từ các ứng dụng chịu tải kết cấu đến lưu trữ
và thu hoạch năng lượng; và các thiết bị điện tử, quang tử và quang điện tử để phân phối thuốc;
và phát triển các cách tiếp cận xử lý bền vững đối với học máy và mô tả cấu trúc tại chỗ để khám
phá vật liệu. Là đơn vị hàng đầu thế giới trong việc đào tạo thế hệ tiếp theo của các nhà khoa học
và kỹ sư vật liệu, Trường đang xác định tương lai của ngành học thông qua sự xuất sắc trong học
tập, học tập kinh nghiệm và đổi mới nghiên cứu, với trọng tâm là hình dung, dự đoán, thiết kế và
phát triển vật liệu để đáp ứng những thách thức của ngày mai về năng lượng, môi trường, sức khỏe

6
và phúc lợi con người, cơ sở hạ tầng, an ninh và giao thông vận tải. Đây có thể coi là trường đầu
tiên trên thế giới kết hợp các ngành thuộc lĩnh vực vật liệu để thành lập trường khoa học và kỹ
thuật vật liệu, trong đó có các ngành như vật liệu kim loại hay luyện kim, vật liệu điện tử - khoa
học vật liệu, vật liệu polyme và lĩnh vực dệt và sợi. Trường thực hiện đào tạo và nghiên cứu nghiên
cứu tập trung vào tất cả các loại và dạng vật liệu, bao gồm kim loại, gốm sứ, polyme, sợi, dệt, vật
liệu tổng hợp, cấu trúc nano và vật liệu kích hoạt sinh học/phỏng sinh học.
Như vậy, có thể thấy tại các nước tiên tiến trên thế giới, lĩnh vực vật liệu được đặc biệt quan tâm
phát triển cả về đào tạo và nghiên cứu khoa học. Các hướng đào tạo và nghiên cứu thuộc lĩnh vực
vật liệu rất đa dạng, từ vật liệu kim loại, vật liệu nano điện tử, đến vật liệu polyme, hay vật liệu
sợi đều được chú trọng đầu tư phát triển, đồng thời góp phần to lớn trong thúc đẩy nền kinh tế
quốc gia. Cho đến nay, những thách thức trong tương lai đòi hỏi các giải pháp nâng cao công nghệ
cần thiết để tạo ra vật liệu có nhiều chức năng, hình thức quy định và đặc tính được tùy chỉnh cho
các ứng dụng cụ thể và các yêu cầu về hiệu suất. Lĩnh vực khoa học vật liệu và kỹ thuật là cốt lõi
của những đổi mới khoa học và công nghệ. Với chuyên môn đa dạng của đội nghiên cứu liên quan
đến vật liệu đang được theo đuổi để giải quyết những thách thức lớn khác nhau mà xã hội ngày
nay đang phải đối mặt.
Ở Việt Nam, có nhiều trường đại học, viện đào tạo và nghiên cứu về vật liệu. Trong đó, có một số
đơn vị chính sau đây:
- Đại học Bách Khoa Hà Nội: có Viện Khoa học và Kỹ thuật vật liệu, Viện ITIMS, và một số
đơn vị thuộc Viện Kỹ thuật hóa học, Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang. Lĩnh vực đào
tạo và nghiên cứu chủ yếu liên quan đến vật liệu kim loại và phi kim loại, vật liệu điện tử và
quang tử, vật liệu compozit, vật liệu y sinh, vật liệu năng lượng, vật liệu nano, … Riêng lĩnh
vực vật liệu kim loại (trước đây là Luyện kim), ở Việt Nam chỉ có duy nhất Đại học Bách
Khoa Hà Nội thực hiện đào tạo từ bậc cử nhân, kỹ sư, thạc sỹ và tiến sỹ mang định hướng
chuyên sâu nhằm phục vụ phát triển nền công nghiệp nặng nước nhà. Sau khi tốt nghiệp,
sinh viên và học viên sau đại học làm việc trong các lĩnh vực công nghiệp, viện nghiên cứu
và trường đại học, …
- Trường Đại học Bách Khoa (ĐH Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh) có Khoa Công nghệ vật
liệu, gồm 4 bộ môn: khoa học vật liệu, công nghệ vật liệu kim loại, công nghệ vật liệu
polyme, công nghệ vật liệu silicat. Nội dung đào tạo và nghiên cứu tương ứng với tên gọi
các bộ môn.
- Viện Khoa học vật liệu (Viện Hàn lâm KH&CN quốc gia) có các phòng nghiên cứu về vật
liệu kim loại, vật liệu điện tử, công nghệ khoáng sản và polyme, vật liệu đất hiếm, ăn mòn
và bảo vệ vật liệu, vật liệu kim loại tiên tiến, vật liệu quang tử, … Viện không đào tạo bậc
đại học, chỉ tham gia vào đào tạo sau đại học.

Ngoài ra, còn một số đại học hoặc viện nghiên cứu khác có đào tạo hoặc nghiên cứu về vật liệu,
như: đại học bách khoa Đà Nẵng, đại học khoa học và công nghệ Hà Nội, đại học khoa học tự
nhiên, Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên, Viện kỹ thuật nhiệt đới (Viện Hàn lâm
KH&CN quốc gia), Học viện Kỹ thuật quân sự, …
Hàng năm, số lượng tuyển sinh của tất cả các cơ sở đào tạo về vật liệu trong cả nước ước tính
khoảng 3000 sinh viên và khoảng gần 200 học viên cao học và nghiên cứu sinh.
7
Về nghiên cứu, các chủ đề chính bao gồm:
- Nghiên cứu các tính chất vật lý, hóa học, cơ học, ... của vật liệu;
- Mô phỏng tính toán vật liệu;
- Mô phỏng tính toán các quá trình công nghệ;
- Nghiên cứu phát triển các hệ vật liệu tiên tiến, vật liệu thông minh;
- Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ nguồn;
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao vào đời sống;
- Giải mã công nghệ, tư vấn công nghệ và phản biện xã hội.

2.3. Thực trạng của nền công nghiệp Vật liệu tại Việt Nam
Vật liệu là nguyên liệu đầu vào cho tất cả ngành sản xuất công nghiệp cũng như có hiệu ứng lan
tỏa, tác động tích cực thúc đẩy sự phát triển nhiều ngành công nghiệp, như công nghiệp chế tạo,
công nghệ thông tin, điện tử, hóa chất, các ngành công nghiệp công nghệ cao, các sản phẩm phục
vụ cho sản xuất nông, lâm, thủy sản, chăn nuôi, … Việc sản xuất được một số loại vật liệu công
nghiệp phục vụ cho sản xuất trong nước cũng đã góp phần giảm nhập khẩu nguyên liệu từ nước
ngoài và tối ưu hóa các chi phí đầu tư trong sản xuất của một số ngành công nghiệp.
Có thể thấy rằng, nhóm ngành liên quan đến vật liệu ở Việt Nam có những đặc điểm sau:
- Gắn liền với sự phát triển của các ngành công nghiệp khác như công nghiệp nặng, cơ khí,
đóng tàu, khai khoáng, công nghiệp nhẹ, giao thông vận tải, … và đặc biệt là ngành công
nghiệp phụ trợ đang được khuyến khích phát triển.
- Trình độ công nghệ đang ở mức trung bình, nằm giữa mức thô sơ và cốt lõi (nguồn). Sản
xuất các loại vật liệu mới chỉ tập trung nhiều vào vật liệu đơn giản, các loại vật liệu tiên
tiến phục vụ công nghiệp cơ khí, đóng tàu, xe hơi, công nghiệp điện – điện tử, … còn hạn
chế. Vì vậy, rất cần phát triển công nghệ lõi để có thể làm chủ nguồn tài nguyên này.
- Công nghiệp phụ trợ vẫn còn sơ khai, ít công nghệ mới mà chủ yếu vẫn nhập các công
nghệ cũ của các nước tiên tiến.

Về xu hướng phát triển của nhóm ngành vật liệu, Chính phủ đã giao Bộ Công thương xây dựng
Trung tâm đào tạo và chuyển giao công nghệ tại Hòa Lạc với các định hướng phát triển công nghệ
nguồn cùng đào tạo, chuyển giao cho các doanh nghiệp trong nước. Đây là cơ hội tốt cho sự phát
triển ngành công nghệ vật liệu. Quyết định 880/QĐ-TTg ký ngày 9 tháng 6 năm 2014 của Thủ
tướng chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Ngành công nghiệp Việt Nam đến 2020,
tầm nhìn 2030 nêu rõ định hướng và một số nội dung liên quan đến công nghiệp khai khoáng,
luyện kim, sản xuất thép, cũng như các lĩnh vực của ngành dệt may – da giày và vật liệu, công
nghệ ở trình độ cao theo hội nhập quốc tế. Một số ngành công nghệ vật liệu tiên tiến (vật liệu điện
tử, nano, pin…) cũng đang được đầu tư phát triển thể hiện sự quan tâm của Chính phủ đối với lĩnh
vực này.
2.4. Thực trạng các ngành Dệt May - Da giầy Việt Nam
Ngành Dệt May, Da giầy Việt Nam là các ngành có vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Việt Nam
hiện là một các nước sản xuất sản phẩm Dệt May, Da giầy đứng thứ 2 thế giới. Hiện nay các ngành
này có trên 8000 doanh nghiệp với trên 4 triệu lao động. Sản phẩm Dệt May, Da giầy của Việt
Nam đã có mặt trên 80 nước ở khắp các châu lục. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là các nước thuộc
8
Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, Nhật Bản... Trong những năm gần đây, các ngành Dệt May, Da
giầy Việt Nam đã không ngừng phát triển và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Kim ngạch xuất
khẩu của dệt may, da giầy đã đóng góp hơn 62 tỷ USD (bằng 24%) kim ngạch xuất khẩu cả nước
năm 2019. Năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, xuất khẩu của các ngành
Dệt May, Da giầy đã đóng góp hơn 60 tỷ USD. Năm 2022, đang là năm có nhiều thuận lợi cho
các ngành Dệt May, Da giầy với kim ngạch xuất khẩu được dự báo sẽ tăng khoảng 15% so với
năm 2021.
Điểm thuận lợi của các ngành Dệt May, Da giầy đó là sản phẩm được nhiều thị trường thế giới
chấp nhận, chất lượng tốt, chi phí nhân công hợp lý, lao động khéo tay và chịu khó. Bên cạnh đó
các hiệp định thương mại đã được Chính phủ ký kết như (CPTPP, EVFTA …) là những điều kiện
rất thuận lợi cho sự phát triển mạnh mẽ của các ngành Dệt May, Da giầy trong thời gian tới. Thị
trường nội địa với hơn 90 triệu dân là thị trường rất tiềm năng của các doanh nghiệp dệt may, da
giầy.
Khó khăn của các ngành Dệt May, Da giầy trước hết là ở khâu nội địa hóa hay chưa tự chủ được
nguyên vật liệu đầu vào. Hiện nay nguyên vật liệu trong nước mới đáp ứng được khoảng 40-50%
nhu cầu sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Phương thức sản xuất hiện nay chủ yếu vẫn là gia công nên
chưa tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu và hiệu quả không cao. Giá nhân công ngày càng
tăng cao, nguồn nhân lực chi phí thấp và dồi dào đang bị thu hẹp bởi sự cạnh tranh của các ngành
công nghiệp khác. Bên cạnh đó chúng ta cũng phải cạnh tranh mạnh mẽ với các ngành Dệt May,
Da giầy của các nước trong khu vực. Ứng dụng khoa học công nghệ và các thành tựu của cách
mạng công nghiệp 4.0 vào các ngành Dệt May, Da giầy còn hạn chế, đặc biệt là các doanh nghiệp
vừa và nhỏ có vốn đầu tư trong nước.
2.5. Thực trạng ngành in Việt Nam
Theo báo cáo tổng kết năm 2019 của Bộ thông tin và Truyền thông, tổng sản lượng in toàn cầu
năm 2019 là khoảng 50 nghìn tỷ trang A4; tổng giá trị sản phẩm in đạt 826 tỉ USD trong đó châu
Á được xem là khu vực phát triển năng động nhất, đạt 349 tỉ USD, chiếm 42% với 6 thị trường
lớn nhất gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Indonesia, Đài Loan. Việt Nam đứng
thứ 12 ở Châu Á và thứ 6 ở Đông Nam Á. Cơ cấu sản phẩm in, in bao bì toàn cầu tiếp tục chiếm
thị phần lớn nhất, chiếm khoảng 40%, tăng khoảng 4% so giai đoạn 2013-2018, trong đó khu vực
châu Á có tốc độ tăng trưởng in bao bì lớn nhất, khoảng 6%.
Tại Việt Nam, năm 2019, sản lượng ngành in hiện nay vào khoảng 300 tỉ trang A4 tăng 5,4% so
với năm 2018, đứng vị trí thứ 6 trong khu vực Đông Nam Á. Lĩnh vực in bao bì, nhãn hàng, in
thương mại tăng trưởng mạnh và là khu vực có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất trong 10 năm qua,
đạt trên 10%/năm. Đến hết năm 2019, sản lượng in bao bì, thương mại ước tính chiếm khoảng
70% tổng sản lượng toàn ngành. Doanh thu năm 2019 đạt 96,976 nghìn tỷ năm 2019 (tăng 5,9%).
Hiện nay, các doanh nghiệp in đã hiện đại hoá cả 3 công đoạn trước in, in và sau in theo các
phương pháp in chính là in offset, in flexo và in ống đồng. Một số doanh nghiệp in đã ứng dụng
công nghệ thông tin trong sản xuất và quản lý, đầu tư thiết bị in hiện đại nhằm nâng cao chất lượng
sản phẩm. Nhiều doanh nghiệp in bao bì đã tham gia được vào chuỗi cung ứng của các doanh
nghiệp sản xuất hàng hóa lớn.

9
Hạn chế của ngành in là các doanh nghiệp in có quy mô nhỏ ngoại trừ một số ít các doanh nghiệp
FDI có quy mô vừa và lớn. Hầu hết các doanh nghiệp chưa đầu tư, quan tâm đúng đến xây dựng
các tiêu chuẩn quốc tế để tham gia chuỗi sản xuất hàng hóa cung ứng toàn cầu. Việc ứng dụng hệ
thống thông tin quản lý chung của doanh nghiệp MIS (Management infromation System) theo
chuẩn công nghệ của Industry 4.0 trong ngành in còn chưa được phổ biến và gặp nhiều khó khăn
khi áp dụng. Ngoài ra, nguyên vật liệu đầu vào của ngành in vẫn phải nhập khẩu chủ yếu dẫn đến
chi phí sản xuất tăng.
2.6. Tiền đề xây dựng đề án
2.6.1. Chiến lược phát triển công nghiệp vật liệu ở Việt Nam
Phát triển công nghiệp vật liệu trong nước là yếu tố góp phần chủ động giải quyết việc làm, nâng
cao năng suất lao động, thương hiệu sản phẩm quốc gia và cạnh tranh quốc tế, nâng cao sự tự chủ
cho công nghiệp quốc phòng - an ninh, cung ứng vật tư cho các thị trường sản xuất trong nước,
giảm nhập siêu, tăng giá trị xuất khẩu, nâng cao giá trị gia tăng, chất lượng sản phẩm của hàng
hóa Việt Nam, bảo đảm tính ổn định, phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Công nghiệp vật liệu có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các thị trường sản xuất, là điều kiện
cần thiết để phát triển nền công nghiệp hiện đại, đáp ứng yêu cầu hội nhập. Đây là yếu tố tác động
mạnh tới tăng trưởng kinh tế, là cơ sở phát triển cho nhiều ngành, nghề và sản phẩm mới, tạo điều
kiện khai thác tối ưu các nguồn lực phục vụ phát triển sản xuất, nâng cao năng suất lao động, chất
lượng sản phẩm, vị thế cạnh tranh và tham gia toàn cầu hóa. Ở nước ta, phát triển ngành sản xuất
vật liệu công nghiệp càng là một đòi hỏi tất yếu để đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
Báo cáo về “định hướng phát triển công nghiệp vật liệu giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến
năm 2045” trong hội thảo quốc tế “phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp vật liệu đáp ứng
yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2045” của Bộ
Công thương có nêu:
i. Phát triển sản xuất công nghiệp vật liệu từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 để
từng bước đáp ứng nguyên, nhiên, vật liệu cung ứng cho các thị trường sản xuất trong
nước, giảm nhập khẩu nguyên, vật liệu công nghiệp.
ii. Lựa chọn sản xuất một số lĩnh vực vật liệu phù hợp điều kiện của Việt Nam, gắn phát triển
ngành công nghiệp vật liệu trong tổng thể công nghiệp quốc gia, thúc đẩy sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước sớm hoàn thành mục tiêu của Đảng, Nhà nước đề ra.
iii. Tập trung đầu tư một số cơ sở nghiên cứu, cơ sở sản xuất đối với một số loại vật liệu chiến
lược, dùng cả cho mục đích quốc phòng và mục đích dân sự.
iv. Đầu tư phát triển một số chủng loại vật liệu công nghiệp tiếp cận được trình độ công nghệ
của các nước phát triển, một số lĩnh vực phải đạt trình độ tiên tiến trên thế giới. Nghiên
cứu phát triển vật liệu công nghiệp từ các nguồn nguyên liệu trong nước.
v. Phát triển thị trường sản xuất công nghiệp vật liệu Việt Nam có đủ năng lực đáp ứng nhu
cầu cho sản xuất một số ngành/lĩnh vực công nghiệp, như: Năng lượng; cơ khí chế tạo;
máy động lực; tàu biển; giàn khoan; ô tô, xe máy; linh kiện, điện tử; dệt may - Da giầy;
vật liệu công nghiệp cho xây dựng cơ sở hạ tầng (giao thông, thuỷ lợi, xây dựng, đô thị);
khai thác, chế biến của kinh tế biển; nông lâm nghiệp thủy sản, thực phẩm; hoá chất, dược
liệu và y tế...; các loại vật liệu có tính năng kỹ thuật cao, vật liệu mới.
10
2.6.2. Chiến lược phát triển các ngành Dệt May - Da giầy Việt Nam
Trong thời gian tới, các ngành Dệt May, Da giầy vẫn là các ngành công nghiệp quan trọng của
nước ta góp phần tích cực vào phát triển kinh tế xã hội, cụ thể là đóng góp lớn vào kim ngạch xuất
khẩu và tạo việc làm cho lượng lớn lao động, trong đó phần lớn là lao động vùng nông thôn.
Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương, đường lối nhằm phát triển các ngành Dệt May, Da
giầy Việt Nam:
✓ QĐ 3218/QĐ-BCT năm 2014 phê duyệt “Quy hoạch phát triển ngành Dệt May đến 2020
tầm nhìn đến năm 2030”. Trong đó đưa ra mục tiêu đến năm 2030, kim ngạch xuất khẩu
ngành dệt may đạt 64-67 tỷ USD, với tỷ lệ nội địa hóa tối thiểu 70%, sử dụng 4,4 triệu lao
động.
✓ Quy hoạch phát triển ngành da giầy Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.
Trong đó đưa ra mục tiêu đến năm 2030, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may đạt 50 tỷ
USD, với tỷ lệ nội địa hóa tối thiểu 60%, sử dụng 2 triệu lao động.
✓ Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển công nghiệp quốc gia đến 2030, tầm nhìn 2045
số 23-NQ/TW đã chỉ rõ: “Việt Nam cần tiếp tục phát triển công nghiệp Dệt May, Da giầy,
nhưng ưu tiên tập trung vào các khâu tạo giá trị gia tăng cao gắn với các qui trình sản xuất
thông minh, tự động hóa”.
Theo đánh giá của các Hiệp hội Dệt May Việt Nam, Hiệp hội Da giầy-Túi xách Việt Nam, các
ngành dệt may, Da giầy của nước ta vẫn duy trì được đà tăng trưởng và lợi thế cạnh tranh đến sau
năm 2030. Tuy nhiên để có thể phát triển bền vững các ngành dệt may, da giầy, cần thiết phải có
sự thay đổi lớn, cụ thể như sau:
Chuyển đổi phương thức sản xuất, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng dệt may, da giầy toàn
cầu: Hiện nay các doanh nghiệp dệt may, da giầy nước ta chủ yếu tham gia vào khâu sản xuất –
khâu có giá trị gia tăng thấp nhất của chuỗi cung ứng. Các khâu nghiên cứu thị trường, thiết kế và
phát triển sản phẩm, cung ứng nguyên phụ liệu, bán hàng v.v. là các khâu có giá trị gia tăng lớn
thì chúng ta chưa tham gia sâu được. Do vậy hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
dệt may, da giầy không cao, đặc biệt là trong bối cảnh nguồn nhân lực chi phí thấp và dồi dào
ngày càng hạn hẹp và bị cạnh tranh lao động mạnh mẽ của các ngành công nghiệp khác. Để phát
triển bền vững và hiệu quả, các doanh nghiệp dệt may, da giầy sẽ phải chuyển đổi phương thức
sản xuất từ gia công sang tự chủ về thiết kế phát triển sản phẩm và cung ứng nguyên vật liệu v.v.
nói cách khác không chỉ phát triển về số lượng mà phát triển về chất lượng. Thời gian quan, một
số doanh nghiệp dệt may, da giầy đã và đang phát triển theo hướng này. Các điều kiện quan trọng
nhất để các doanh nghiệp thực hiện được việc này chính là nguồn nhân lực trình độ cao được đào
tạo về thiết kế, công nghệ, vật liệu, quản lý, nghiên cứu thị trường và tự chủ cao về cung ứng
nguyên vật liệu trong nước
Ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trong sản xuất kinh
doanh: Việc ứng dụng các công nghệ như tự động hóa, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, dữ
liệu lớn, liên kết vạn vật, các loại vật liệu mới, vật liệu nano … kết hợp với chuyển đổi số trong
quản lý, quản trị doanh nghiệp, cùng với việc áp dụng các phương thức tổ chức sản xuất mới như
Lean v.v. đã cho thấy hiệu quả to lớn đối với các doanh nghiệp dệt may, da giầy. Việc áp dụng
các công nghệ mới, tự động hóa, quản trị số đã giúp doanh nghiệp giảm lao động thủ công, tăng
năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm, tối ưu hóa trong quản

11
lý. Việc nghiên cứu ứng dụng các các loại vật liệu mới (trên nền tảng polyme), vật liệu nano …
sẽ là nền tảng để gia tăng mạnh mẽ giá trị gia tăng của sản phẩn dệt may, da giầy của nước ta trong
thời gian tới.
Tăng cường nội địa hóa hay tăng cường tự chủ nguyên vật liệu: Hiện nay tỷ lệ nội địa hóa của các
ngành dệt may, da giầy còn thấp, điều này là một trong các nguyên nhân làm hạn chế phát triển
khâu thiết kế sản phẩm, cũng như việc chứng minh nguồn gốc xuất sứ sản phẩm - vốn là các điều
kiện quan trọng trong các hiệp định tự do thương mại. Vật liệu quyết định đến thiết kế và công
nghệ sản xuất sản phẩm dệt may, da giầy. Do vậy việc đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất nguyên vật
liệu hay tự chủ nguyên vật liệu trong nước là rất quan trọng đối với sự phát triển bền vững của các
ngành dệt may, da giầy. Công nghiệp phụ trợ đang được Chính phủ quan tâm phát triển để thúc
đẩy các ngành công nghiệp phát triển.
Như vậy có thể thấy, phát triển khoa học vật liệu, tự chủ trong sản xuất và cung ứng được nguyên
vật liệu là nền tảng của sự phát triển nhanh và bền vững của các ngành dệt may, da giầy nước ta
trong thời gian tới. Vật liệu dệt may (sợi, vải, da thuộc, da nhân tạo, đế giầy, phụ liệu …) thường
là các vật liệu hữu cơ, có bản chất polyme. Vật liệu quyết định đến thiết kế sản phẩm, công nghệ
sản xuất … Do vậy sự phối hợp nghiên cứu liên ngành vật liệu dệt may, da giầy và vật liệu polyme,
vật liệu mới, vật liệu nano, vật liệu điện tử …. là rất cần thiết cho sự phát triển công nghiệp dệt
may da giầy và thời trang trong giai đoạn tới.
2.6.3. Chiến lược phát triển của ngành in Việt Nam
Cùng với sự chuyển mình của Châu Á, thị trường in Việt Nam được đánh giá là một trong những
thị trường tiềm năng khu vực và thế giới.
Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương, đường lối nhằm phát triển ngành in Việt Nam:
- Chỉ thị 42-CT/TW, ngày 25 tháng 8 năm 2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “về nâng
cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản”.
- Quyết định số 115/QĐ-TTg ngày 16/01/2014 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển xuất
bản, in và phát hành xuất bản phẩm đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Theo đánh giá của Bộ thông tin và truyền thông, việc chuyển dịch thị trường sản xuất in từ Trung
Quốc, Thái Lan sang Việt Nam vừa là cơ hội, vừa là thách thức, đòi hỏi ngành in Việt Nam cần
thay đổi và định hướng phát triển cụ thể như sau:
Xây dựng ngành công nghiệp in thành ngành kinh tế - công nghệ hiện đại, ngang tầm các nước
phát triển trong khu vực: Hiện đại hóa các cơ sở in, hạn chế phát triển cơ sở in qui mô nhỏ, tập
trung cơ sở in vào các khu công nghiệp; phấn đấu đến năm 2030, có 80% số cơ sở in sử dụng thiết
bị, công nghệ hiện đại; không có cơ sở in đặt khu dân cư. Phát triển thị trường in bao bì, in thương
mại; đẩy mạnh thị trường in xuất khẩu, tham gia vào chuỗi cung ứng của các tập đoàn đa quốc
gia, đưa tỉ trọng xuất khẩu trong ngành in, đạt 30% vào năm 2025 và 40% vào năm 2030.
Phát triển công nghiệp in trên cơ sở ứng dụng công nghệ hiện đại kết hợp công nghệ xanh, phát
triển bền vững và bảo vệ môi trường: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá thiết
bị trong sản xuất, quản lý tại các doanh nghiệp sản xuất in. Tích cực nghiên cứu, ứng dụng để đáp
ứng các điều kiện, tiêu chuẩn về chất lượng và môi trường của các nước phát triển, nhất là Mỹ và
Châu Âu. Việc ngày càng tham gia sâu vào chuỗi cung ứng của các tập đoàn yêu cầu các doanh
nghiệp in phải thay đổi sản xuất cơ bản. Các sản phẩm bao bì sử dụng mực gốc nước, mực gốc

12
dầu thực vật, vật liệu tái chế thân thiện với môi trường có nhu cầu ngày càng lớn. Ngoài ra, xu
hướng phát triển bao bì thông minh sẽ góp phần nâng cao giá trị sản xuất in. Vì vậy nghiên cứu
ứng dụng các các loại vật liệu mới (mực điện tử, mực sinh học,...) và các kỹ thuật in mới (các kỹ
thuật in 3D) sẽ là điều kiện tăng giá trị sản phẩm in của nước ta trong thời gian tới.
Tăng cường tự chủ nguyên vật liệu đầu vào: Nguyên vật liệu chính trong sản xuất in là các loại
vật liệu nền (giấy, màng) và mực in. Trong sản xuất in, chi phí nguyên vật liệu chiếm 60 % giá
thành sản xuất. Chính vì vậy, việc đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất nguyên vật liệu trong nước là
rất quan trọng đối với sự phát triển bền vững của ngành in Việt Nam.
Tóm lại, nghiên cứu phát triển vật liệu in thân thiện với môi trường và tự chủ trong sản xuất nguyên
vật liệu in góp phần làm giảm chi phí sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh của ngành in Việt Nam.
Đây là điều kiện để các doanh nghiệp in Việt Nam tăng giá trị sản phẩm in và tham gia sâu vào
chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp sản xuất trong nước và quốc tế. Sự phối hợp nghiên cứu
liên ngành vật liệu in, vật liệu polime, vật liệu điện tử, vật liệu in 3D, ... là rất cần thiết cho sự phát
triển của ngành công nghiệp in Việt Nam trong tương lai.
2.6.4. Chiến lược phát triển của Đại học Bách khoa Hà Nội
Theo Quy hoạch tổng thể xây dựng và phát triển Đại học Bách Khoa Hà Nội giai đoạn 2006–2030
đã chỉ rõ chiến lược phát triển của Trường là “phải trở thành đại học nghiên cứu, đào tạo đa ngành,
đa lĩnh vực đạt trình độ và chất lượng quốc tế; một trung tâm nghiên cứu khoa học và kỹ thuật
hiện đại; hội nhập hệ thống đại học khu vực và thế giới; là địa chỉ hợp tác và đầu tư tin cậy, hấp
dẫn đối với xã hội, các tổ chức, các cơ quan đào tạo và nghiên cứu, giới doanh nghiệp, tài chính
trong và ngoài nước”. Chiến lược này cũng được thể hiện trong các nghị quyết của Đảng ủy trường
qua các thời kỳ, gần đây là Nghị quyết chuyên đề của Ban chấp hành Đảng bộ Khóa XXX về
chuyển đổi mô hình, tổ chức, xây dựng hình mẫu ĐHBKHN tự chủ và hiện đại.
Công tác đào tạo: Nhà trường đã bắt đầu thực hiện đổi mới mô hình đào tạo (đại học và sau
đại học) để hội nhập với thế giới, phù hợp với điều kiện kinh tế và yêu cầu đội ngũ nhân lực trình
độ cao của xã hội, hướng đến đưa ĐHBKHN thành một đại học nghiên cứu, đa ngành. Cụ thể là
đẩy mạnh phát triển đào tạo sau đại học, chuyển đổi mô hình đào tạo kỹ sư thành trình độ sau đại
học (180 tín chỉ), đưa ra mô hình tích hợp cử nhân – thạc sỹ để khuyến khích sinh viên học lên
cao học. Nhà trường cũng đẩy mạnh nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo thông qua thử nghiệm
các phương pháp học tập dựa trên trải nghiệm, giảng dạy kết hợp (Blended learning), áp dụng
chuyển đổi số vào quá trình giảng dạy. Đặc biệt, ĐHBKHN đã mở ra dự án ELITECH bao gồm
các chương trình đào tạo đặc biệt với lớp nhỏ hướng đến quốc tế hóa với các phương pháp đào tạo
tiên tiến.
Công tác NCKH & CGCN: Nhà trường đã xây dựng kế hoạch và định hướng chiến lược
trong NCKH. Xây dựng các kế hoạch phát triển KHCN theo định hướng chiến lược của Nhà
trường trở thành đại học nghiên cứu, phấn đấu trở thành một trung tâm NCKH chất lượng cao với
một số lĩnh vực KHCN mũi nhọn đạt trình độ quốc tế. Trường sẽ là nơi triển khai các nhiệm vụ
nghiên cứu nhằm giải quyết các vấn đề KHCN mang tính chiến lược của đất nước, góp phần nâng
cao hiệu quả của nền kinh tế, xã hội, củng cố và giữ vững an ninh quốc phòng. Trường đã đưa ra
các chính sách khuyến khích như đưa ra Quy chế tổ chức phòng thí nghiệm nghiên cứu, quy chế
lương tăng thêm cho các cán bộ có công bố tốt.

13
Quản trị đại học: Mô hình tổ chức Đại học Bách Khoa Hà Nội hiện nay là kết quả của quá
trình tái cấu trúc, thí điểm thực hiện tự chủ đại học từ năm 2011. Quá trình đổi mới cơ chế hoạt
động trong những năm gần đây là một phần trong quá trình thực hiện tự chủ, đổi mới một cách
toàn diện cơ cấu nhà trường.
Tại Đại học Bách Khoa Hà Nội, các cán bộ làm việc trong lĩnh vực liên quan đến vật liệu đều là
cán bộ có kinh nghiệm trong đào tạo và nghiên cứu khoa học, phần lớn được đào tạo bài bản tại
các trường đại học và viện nghiên cứu hàng đầu trên thế giới tại các quốc gia phát triển như Nga,
Đức, Pháp, Hà Lan, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, ... Với độ tuổi trung bình của cán bộ khoảng 40
tuổi, có tinh thần nhiệt huyết và hăng say trong công việc, hầu hết cán bộ đã từng chủ trì đề tài
hoặc dự án nghiên cứu khoa học các cấp. Ngoài ra, các đơn vị đều có các mối quan hệ hợp tác
song phương, đa phương chặt chẽ với nhiều trường đại học uy tín trên thế giới, thường xuyên mời
các chuyên gia từ các trường đại học ở nước ngoài cùng tham gia hợp tác đào tạo và nghiên cứu.
Với những thành quả có được về đào tạo và nghiên cứu khoa học trong những năm qua, nhóm
ngành “Khoa học vật liệu” của Trường đã được xếp hạng 401-410 thế giới (theo bảng xếp hạng
đại học thế giới của Tổ chức Quacquarelli Symonds năm 2022).
Do đó, việc hợp tác với nhau giữa các đơn vị, giữa các cá nhân trong nhóm vật liệu là vô cùng cần
thiết. Một mặt gia tăng lợi ích trong tìm kiếm hướng nghiên cứu mới, bổ trợ cho nhau trong hoạt
động khoa học công nghệ, khai thác thiết bị thí nghiệm. Mặt khác, có thể sử dụng các cán bộ có
trình độ chuyên môn giỏi tham gia vào giảng dạy, cung cấp tri thức cho sinh viên và học viên sau
đại học, nâng cao vị thế về đào tạo vật liệu của Trường.
2.7. Căn cứ xây dựng đề án
Việc xây dựng đề án được dựa trên các văn kiện của Đảng, các luật, các văn bản dưới luật liên
quan trực tiếp đến đổi mới cơ chế quản lý giáo dục đại học nói chung, cơ sở giáo dục đại học nói
riêng. Đặc biệt việc thành lập trường Vật liệu dựa trên quy hoạch tổng thể, chiến lược phát triển
trường đại học Bách khoa Hà Nội, các nghị quyết của Đảng ủy, Hội đồng trường ĐHBKHN, các
quy định, quy chế. Các văn bản quan trọng nhất cần kể đến bao gồm:
a. Các văn kiện của Đảng
- Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong
điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;
- Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII “Một số
vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt
động hiệu lực, hiệu quả”;
- Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp
tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các
đơn vị sự nghiệp công lập;
- Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, trong đó định hướng phát triển
đất nước giai đoạn 2021-2030 với đột phá chiến lược là “Phát triển nguồn nhân lực, nhất là
nguồn nhân lực chất lượng cao trên cơ sở nâng cao, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn
diện, cơ bản về chất lượng giáo dục, đào tạo gắn với cơ chế tuyển dụng, đãi ngộ nhân tài,
đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng và phát triển mạnh khoa học - công nghệ, đổi
mới sáng tạo”.

14
b. Các văn bản luật
- Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 của Quốc hội ngày 14/6/2019;
- Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13 của Quốc hội ngày 18/6/2012;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học số 34/2018/QH14 của Quốc
hội ngày 19/11/2018.
c. Các văn bản dưới luật
- Nghị định số 99/2019/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học số 34/2018/QH14 có hiệu lực từ
15/02/2020;
- Nghị quyết số 50/2010/QH12 ngày 19/6/2010 của Quốc hội khóa XII về việc thực hiện chính
sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và bảo đảm chất lượng đào tạo đối với giáo dục
đại học;
- Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 24/1/2018 của Chính phủ: Ban hành Chương trình hành động
của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ
sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp
tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Kế hoạch số
07-KH/TW ngày 27/11/2017 của Bộ Chính trị thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW; Nghị
quyết số 56/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về việc tiếp tục cải cách tổ chức bộ
máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả;
- Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 20/5/2021 của Chính phủ “Ban hành chương trình hành động
của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng”,
trong đó có nhiệm vụ chủ yếu “Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng
tạo nhằm tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền
kinh tế” và “Phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nhân lực chất
lượng cao của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế”;
- Quyết định số 2559/QĐ-BGDĐT ngày 06 tháng 8 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT
“Ban hành chương trình hành động của Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai chương trình hành
động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng”
với nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu “Quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học và cao
đẳng sư phạm, gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và chiến lược phát triển nguồn
nhân lực quốc gia” trong đó chú trọng phát triển các cơ sở giáo dục đại học chất lượng cao
theo chuẩn khu vực, quốc tế và theo định hướng nghiên cứu;
- Quyết định số 1924/QĐ-TTg ngày 6/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
- Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 11/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược
phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030;
- Quyết định số 1512/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc
chuyển Trường Đại học Bách khoa Hà Nội thành Đại học Bách khoa Hà Nội.
d. Các văn bản của Trường
- Đề án "Quy hoạch tổng thể xây dựng và phát triển Trường ĐHBK Hà Nội giai đoạn 2006-
2030" được Bộ GD&ĐT phê duyệt tại Quyết định 668/QĐ-BGDĐT ngày 01/02/2007, trong
đó định hướng phát triển Trường thành mô hình Đại học nghiên cứu, đào tạo đa ngành, đa
lĩnh vực, một trung tâm nghiên cứu khoa học và kỹ thuật hiện đại, hội nhập hệ thống đại học
15
khu vực và thế giới, là địa chỉ đầu tư và hợp tác tin cậy, hấp dẫn đối với các tổ chức, các
doanh nghiệp trong và ngoài nước;
- Chiến lược phát triển Trường giai đoạn 2017 - 2025 ban hành kèm theo Quyết định số
245/QĐ-ĐHBK-HCTH của Hiệu trưởng ngày 15/02/2017, với mục tiêu đưa ĐHBK Hà Nội
trở thành một đại học nghiên cứu đa lĩnh vực ngang tầm khu vực với nòng cốt là kỹ thuật và
công nghệ, một trung tâm nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo xuất sắc, trong đó các đơn
vị chuyên môn được tổ chức thành một số trường và khoa; viện và trung tâm nghiên cứu
trực thuộc;
- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Trường lần thứ XXX, nhiệm kỳ 2020 - 2025, trong đó
định hướng mục tiêu tới năm 2025, Trường ĐHBK Hà Nội trở thành một đại học nghiên
cứu hàng đầu khu vực về kỹ thuật và công nghệ, một hình mẫu đại học tự chủ toàn diện và
phát triển bền vững, đóng góp quan trọng đối với xã hội, đất nước và dẫn dắt hệ thống giáo
dục đại học Việt Nam;
- Nghị quyết chuyên đề số 85-NQ/ĐU ngày 7/12/2020 của Ban chấp hành Đảng bộ Trường
Đại học Bách khoa Hà Nội khóa XXX về: “Chuyển đổi mô hình tổ chức, xây dựng hình
mẫu Đại học Bách khoa Hà Nội tự chủ và hiện đại”, trong đó hình thành các Trường là đơn
vị đào tạo, nghiên cứu khoa học trên cơ sở tái cấu trúc, sắp xếp, hợp nhất một số đơn vị
chuyên môn và chuyển đổi mô hình tổ chức trường Đại học Bách khoa Hà Nội thành Đại
học Bách khoa Hà Nội;
- Quyết định số 2112/QĐ-ĐHBK ngày 29/9/2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa
Hà Nội ban hành các giải pháp và nhiệm vụ thực hiện “Chiến lược phát triển Trường Đại
học Bách Khoa Hà Nội giai đoạn 2017-2025 trong giai đoạn 2021-2025“ trong đó chuyển
đổi mô hình tổ chức thành đại học là một nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm nâng cao chất
lượng, hiệu quả hoạt động đồng thời khẳng định vị thế, tầm ảnh hưởng và hội nhập quốc tế;
- Nghị quyết của Đảng ủy Trường ĐHBK Hà Nội về thống nhất thông qua chủ trương trình
cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt Đề án chuyển đổi mô hình tổ chức Trường ĐHBK
Hà Nội thành ĐHBK Hà Nội, Nghị quyết số 217-NQ/ĐU, ngày 25/11/2021;
- Nghị quyết của Hội đồng trường Trường ĐHBK Hà Nội về thông qua đề án chuyển đổi mô
hình tổ chức Trường ĐHBK Hà Nội thành ĐHBK Hà Nội, Nghị quyết số 52/NQ-ĐHBK
ngày 26/11/2021;
- Căn cứ Quy chế Tổ chức và hoạt động của Đại học Bách khoa Hà Nội do Hội đồng Đại học
ban hành theo Nghị quyết số 17/NQ-ĐHBK ngày 16 tháng 03 năm 2023;
- Căn cứ Quy chế Quản lý tài chính của Đại học Bách khoa Hà Nội do Hội đồng
- Đại học ban hành theo Nghị quyết số 20/NQ-ĐHBK ngày 16 tháng 03 năm 2023;
- Căn cứ Quy chế Dân chủ của Đại học Bách khoa Hà Nội do Hội đồng Đại học ban hành
theo Nghị quyết số 21/NQ-ĐHBK ngày 16 tháng 03 năm 2023;
- Căn cứ Quy chế Công tác cán bộ của Đại học Bách khoa Hà Nội do Giám đốc Đại học ban
hành theo Quyết định số 1735/QĐ-ĐHBK ngày 16 tháng 3 năm 2023;
- Căn cứ Quy chế Chi tiêu nội bộ của Đại học Bách khoa Hà Nội do Giám đốc Đại học ban
hành theo Quyết định số 1736/QĐ-ĐHBK ngày 16 tháng 03 năm 2023;
e. Các văn bản liên quan phát triển ngành:
- Quyết định số 1469/QĐ-TTg ngày 22/8/2014 Phê duyệt Qui hoạch tổng thể phát triển vật
liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
16
- Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 18/01/2017 về việc phê duyệt Chương trình phát triển công
nghiệp hỗ trợ từ năm 2016 đến năm 2025.
- Quyết định số 3685/QĐ-BKHCN ngày 03/12/2018 Ban hành Danh mục các công nghệ chủ
chốt của công nghiệp 4.0.
- Quyết định số: 38/2020/QĐ-TTg ngày 30/12/2020 ban hành danh mục công nghệ cao được
ưu tiên đầu tư phát triển và danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển,
“97. Công nghệ chế tạo vật liệu tiên tiến: vật liệu cho chế tạo linh kiện vi cơ điện tử và cảm
biến thông minh; vật liệu bán dẫn, quang điện tử và quang tử; vật liệu tàng hình; vật liệu tự
phục hồi (Self healing materials); vật liệu từ; vật liệu in 3D tiên tiến; vật liệu siêu bền, siêu
nhẹ; vật liệu, thiết bị tiếp xúc với dịch, xương, mô, máu có thời gian tiếp xúc kéo dài hoặc
vĩnh viễn; vật liệu y sinh học; vật liệu polyme tiên tiến và compozit nền cao phân tử chất
lượng cao; vật liệu polyme có khả năng tự phân hủy, thân thiện với môi trường; vật liệu
gốm, sứ kỹ thuật cao; vật liệu sợi tính năng cao, sợi thủy tinh đặc biệt, sợi các bon; vật liệu
chức năng”.
- Quyết định số 115/QĐ-TTg ngày 16/01/2014 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển xuất
bản, in và phát hành xuất bản phẩm đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
- Quyết định số: 3585-BKHCN ngày 15/12/2017 - Phê duyệt định hướng nghiên cứu ưu tiên
các khoa học cơ bản lĩnh vực Hóa học-Khoa học sự sống-Khoa học trái đất và Khoa học
biển 2017-2025
- Quyết định số 126/QĐ-TTg ngày 25/01/2019 v/v phê duyệt Đề án phát triển vật liệu xây
dựng phục vụ các công trình ven biển và hải đảo đến năm 2025.
- Quyết định số 2813/QĐ-BKHCN ngày 27/9/2018 Phê duyệt Chương trình khoa học và công
nghệ trọng điểm cấp quốc gia giai đoạn đến 2025: “Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và ứng
dụng công nghệ của công nghiệp 4.0”.
- Quyết định 1216/QĐ-BKHCN - Phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc
gia giai đoạn đến năm 2030 “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ vật liệu”, mã số:
KC.02/21-30.

3. Tính cấp thiết


Viện Khoa học và Kỹ thuật vật liệu và Viện Dệt May - Da Giầy và Thời trang là hai đơn vị thực
hiện nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu trong lĩnh vực Kỹ thuật Vật liệu, Kỹ thuật Dệt-May. Viện
ITIMS đảm nhiệm các chức năng đào tạo sau đại học, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ trong
lĩnh vực khoa học vật liệu (Vật liệu điện tử). Trung tâm nghiên cứu công nghệ polyme compozit
thực hiện nhiệm vụ đào tạo Đại học và Sau Đại học, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ về lĩnh
vực vật liệu polyme và Compozit. Bộ môn Công nghệ in thực hiện nhiệm vụ đào tạo từ bậc học
Kỹ sư, Thạc sĩ và Tiến sĩ chuyên ngành Kỹ thuật in. Cùng với sự phát triển của ĐHBKHN, các
Viện, Trung tâm, Bộ môn đã có truyền thống, có bề dày kinh nghiệm trong đào tạo và nghiên cứu,
có đội ngũ cán bộ, giảng viên giỏi, có vị thế và uy tín cao trong xã hội và Quốc tế. Các đơn vị luôn
là địa chỉ đào tạo và nghiên cứu có uy tín về lĩnh vực Khoa học và kỹ thuật Vật liệu, Dệt may-
Thời trang, Polyme, Kỹ thuật in. Tuy nhiên, vẫn dễ dàng nhận thấy có sự tản mạn, chưa phát huy
hết được hiệu quả và tiềm lực về cả đội ngũ và cơ sở vật chất trong đào tạo và NCKH các lĩnh vực
liên quan tới Khoa học và kỹ thật vật liệu tại ĐHBKHN.

17
Trong giai đoạn tới, các Viện, Trung tâm và Bộ môn sẽ đứng trước một cơ hội phát triển mới. Với
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học (34/2018/QH14), việc chuyển đổi mô
hình từ Viện trở thành các Trường trong đại học là bước đi đúng hướng để giữ vững và mở rộng
vai trò tự chủ, từ đó phát huy các nguồn lực nội tại tại các đơn vị. Cùng việc tích hợp hai Viện đào
tạo, một Viện nghiên cứu, một Trung tâm nghiên cứu và một Bộ môn với các thế mạnh về đào tạo
và nghiên cứu trong các lĩnh vực Khoa học và Kỹ thuật vật liệu, Dệt may – Da giầy và Thời trang,
Polyme và Compozit, Kỹ thuật in. Trường Vật liệu sẽ có cơ hội phát triển các lĩnh vực nghiên cứu
và đào tạo liên ngành và đa ngành, là nơi duy nhất tại ĐHBKHN đào tạo và nghiên cứu về các
lĩnh vực liên quan tới Khoa học và công nghệ Vật liệu; Dệt may - Da giầy và Thời trang, Kỹ thuật
in đáp ứng tốt nhất các nhu cầu về nguồn nhân lực và công nghệ của xã hội trong thời gian sắp
tới.
Do đó, nhiệm vụ xây dựng một Trường Vật liệu trở thành một cơ sở đào tạo, NCKH và CGCN
hàng đầu của cả nước, đạt đẳng cấp cao, có uy tín trong và ngoài nước đã được lãnh đạo nhà
trường xác định một định hướng trong chiến lược phát triển tổng thể của ĐHBKHN. Trường Vật
liệu sẽ có cơ cấu tổ chức và quản lý phù hợp với mô hình tổ chức của ĐHBKHN. Việc thành lập
Trường Vật liệu nhằm đổi mới tổ chức và quản lý theo hướng tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách
nhiệm theo sự phân cấp, tăng cường tính năng động, sáng tạo và phát huy mọi nguồn lực cho sự
phát triển. Việc thành lập Trường với nguồn lực tổng hợp từ hai Viện đào tạo, một Viện nghiên
cứu, một Trung tâm nghiên cứu và một Bộ môn đáp ứng điều kiện thành lập theo điểm a khoản 4
Điều 4 Nghị định số 99/2019/NĐ-CP và sẽ mở ra cơ hội phát triển mới về quy mô, chất lượng đào
tạo, NCKH và mở rộng hợp tác với các đơn vị trong và ngoài nước.
Với đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhà khoa học có trình độ và nhiệt tình, điều kiện và cơ sở vật chất
ngày càng hoàn thiện, hoạt động NCKH và hợp tác quốc tế (HTQT) ngày càng phát triển sâu rộng,
việc thành lập Trường Vật liệu là phù hợp với xu hướng phát triển, góp phần quan trọng thực hiện
mục tiêu chiến lược phát triển ĐHBKHN.

4. Tên gọi
4.1. Tên đầy đủ bằng tiếng Việt
Trường Vật liệu
4.2. Tên đầy đủ bằng tiếng Anh
School of Materials Science and Engineering
4.3. Tên viết tắt
SMSE

18
5. Vai trò, vị trí pháp lý của Trường Vật liệu trong tổng thể chung
của ĐHBKHN
5.1. Vị trí pháp lý, chức năng
Trường Vật liệu là đơn vị đào tạo và nghiên cứu nòng cốt trong lĩnh vực Vật liệu, có tính tự chủ
cao thuộc ĐHBKHN, có chức năng chính là đào tạo cấp bằng, NCKH và chuyển giao tri thức
trong lĩnh vực chuyên môn Vật liệu.
Trường Vật liệu có con dấu và tài khoản riêng, được phép đăng ký là một tổ chức khoa học công
nghệ và được giao quyền tự chủ cao trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, quản lý cán bộ và
quản lý sử dụng ngân sách, chịu trách nhiệm chính về kết quả đào tạo, nghiên cứu và hiệu quả sử
dụng các nguồn lực. Trường có các đơn vị chuyên môn gồm các khoa và các trung tâm phục vụ
đào tạo, NCKH và CGCN. Bên cạnh các đơn vị chuyên môn, Trường còn có Văn phòng và các tổ
chức đoàn thể, xã hội phục vụ cho công tác quản lý và điều hành mọi hoạt động của Trường.
Các hoạt động của Trường Vật liệu sẽ tuân theo Quy chế Tổ chức hoạt động, Quy chế Công tác
cán bộ, Quy chế Quản lý tài chính, Quy chế Chi tiêu nội bộ và các quy định khác của ĐHBKHN.
5.2. Nhiêm vụ, quyền hạn
− Phát triển ngành đào tạo và xây dựng đề án tuyển sinh, đề xuất chỉ tiêu tuyển sinh phù hợp
với năng lực của đơn vị và định hướng phát triển của ĐHBKHN, đáp ứng nhu cầu của người
học và xã hội; chủ động tổ chức công tác tuyển sinh theo đề án nhằm đảm bảo quy mô và
nâng cao chất lượng tuyển sinh; quyết định điểm tuyển sinh đầu vào theo mức chuẩn của
ĐHBKHN đặt ra; chủ động lựa chọn khối thi cho các ngành học khác nhau, lựa chọn tuyển
thẳng thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế;
− Quản lý và phát triển chương trình đào tạo, môn học do trường quản lý; chuẩn bị đội ngũ
giảng viên, giáo trình và cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo; phối hợp
xây dựng kế hoạch giảng dạy, tổ chức giảng dạy và đánh giá kết quả học tập; quản lý học
viên cao học, nghiên cứu sinh về học tập, nghiên cứu; tổ chức bảo vệ luận văn, luận án tiến
sĩ cấp cơ sở; quản lý chất lượng đào tạo, triển khai các biện pháp nâng cao chất lượng đào
tạo; tự chủ triển khai, thực hiện các khóa đào tạo ngắn hạn phù hợp với chuyên môn của đơn
vị;
− Xác định các hướng, chương trình nghiên cứu, quy hoạch, xây dựng và phát triển các nhóm
nghiên cứu, phòng thí nghiệm nghiên cứu, đề xuất các chương trình, đề tài và dự án phù hợp
với chuyên môn của đơn vị và định hướng phát triển của ĐHBKHN, đáp ứng nhu cầu của
xã hội và đất nước;
− Tham gia tuyển chọn, đấu thầu thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp của Nhà
nước, tổ chức, doanh nghiệp và quỹ tài trợ trong và ngoài nước; xét chọn và quản lý thực
hiện các nhiệm vụ theo phân cấp; tự chủ ký kết và triển khai các hoạt động dịch vụ khoa học
và công nghệ;
− Phát triển hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo và nghiên cứu có uy tín trong
và ngoài nước để nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động đào tạo và nghiên cứu;
− Quản lý và hỗ trợ sinh viên trong học tập, nghiên cứu, đời sống, việc làm, giúp sinh viên rèn
luyện và phát huy tốt nhất các năng lực chuyên môn và phẩm chất cá nhân, trở thành người
có ích cho xã hội;
19
− Thực hiện các nội dung được phân cấp trong công tác quản lý và phát triển đội ngũ cán bộ
theo Quy chế công tác cán bộ; tự chủ trong việc xác định vị trí việc làm, bổ nhiệm vị trí
trưởng nhóm chuyên môn, trưởng phòng thí nghiệm nghiên cứu; tự chủ trong đánh giá cán
bộ theo quy định chung của ĐHBKHN;
− Thực hiện các nội dung được phân cấp trong quản lý sử dụng ngân sách và các nguồn thu
hợp pháp khác theo Quy chế quản lý tài chính. Xây dựng quy chế trích lập các quỹ từ nguồn
tài chính ngoài phân cấp, và chủ động chi phúc lợi, khen thưởng theo quy chế;
− Triển khai các hoạt động truyền thông và đối ngoại, phát triển mạng lưới cựu sinh viên và
quan hệ doanh nghiệp, nâng cao hình ảnh và vị thế của đơn vị và của ĐHBKHN, khai thác
hiệu quả các nguồn lực phục vụ đào tạo và nghiên cứu;
− Quản lý tài sản, cơ sở vật chất được phân cấp theo Quy chế quản lý tài sản của ĐHBKHN
một cách hiệu quả; chủ động phối hợp với các phòng ban chức năng của ĐHBKHN xây
dựng quy hoạch phát triển Trường; lập và phê duyệt kế hoạch triển khai cải tạo, sửa chữa
nhỏ, kế hoạch mua theo quy định hiện hành;
− Tham gia thực hiện các nhiệm vụ chung, các nhiệm vụ đột xuất của ĐHBKHN. Các nhiệm
vụ và quyền hạn của Trường có thể được điều chỉnh bổ sung theo quyết định phân cấp của
Giám đốc ĐHBKHN.

6. Mục tiêu thành lập trường Vật liệu


6.1. Mục tiêu chiến lược
Mục tiêu chiến lược là phát triển đào tạo, nghiên cứu & đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực
khoa học vật liệu và các ngành công nghiệp có vật liệu là công nghệ lõi nhằm đáp ứng thực tiễn
phát triển kinh tế-xã hội tại Việt Nam và hội nhập Quốc tế.
6.2. Mục tiêu cụ thể
6.2.1. Đào tạo
− Phấn đấu nhóm ngành “Khoa học vật liệu” được xếp hạng 351 – 400 theo QS Ranking và
xếp hạng số một Việt Nam về đào tạo khoa học và công nghệ vật liệu;
− Nâng qui mô đào tạo lên 3000 sinh viên, đảm bảo duy trì tỷ lệ giữa giảng viên và sinh viên
theo quy định;
− Phấn đấu tỷ lệ sinh viên bậc kỹ sư và sau ĐH đạt trên 30% vào 2025 và 50% vào 2030. Từ
tuyển sinh năm 2023 nghiên cứu sinh bảo vệ luận án trong lĩnh vực vật liệu đạt trình độ
quốc tế, có ít nhất 02 công bố quốc tế nằm trong danh mục ISI/Scopus;
− Tiếp tục mở thêm các chương trình đào tạo tiên tiến, đặc biệt các chương trình sau đại học
và các chương trình mang tính liên ngành (Chương trình về Vật liệu polyme compozit và
Kỹ thuật vi điện tử & Công nghệ Nano sẽ tuyển sinh vào năm học 2023-2024).

6.2.2. Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ


− Tái quy hoạch và tập hợp các nhà khoa học vào các nhóm nghiên cứu thuộc về các PTN
nghiên cứu với các định hướng nghiên cứu mạnh, theo chiến lược phát triển KHCN của
Trường Vật liệu;
− Hình thành từ 3 đến 5 phòng thí nghiệm nghiên cứu mạnh, xuất sắc của khu vực, có khả
năng thu hút tài trợ và đầu tư của Nhà nước, các tổ chức doanh nghiệp trong và ngoài nước,
20
tổ chức triển khai, ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào sản xuất và đời sống, tiếp thu các
công nghệ tiên tiến từ nước ngoài về trường. Mỗi PTN nghiên cứu/nhóm nghiên cứu có tối
thiểu 5 TS và công bố 5 bài ISI/Scopus/năm trở lên;
− Đến năm 2025: số công bố ISI/Scopus đạt 1.2 bài/giảng viên/năm, số đăng ký sở hữu trí
tuệ đạt 01 sáng chế/GPHI/nhóm nghiên cứu mạnh.
− Thành lập Trung tâm nghiên cứu “Đổi mới sáng tạo về Khoa học vật liệu” được hình thành
với cơ sở hạ tầng Viện ITIMS trước đây và trang thiết bị mới dựa trên dự án đầu tư SAHEP
và KOICA.

6.2.3. Hợp tác quốc tế


Mở rộng hơn nữa mạng lưới HTQT của Trường Vật liệu.
− Về đào tạo, các chương trình ELITECH của Trường Vật liệu đều phải có các đối tác quốc
tế cho phép trao đổi giảng viên, sinh viên, công nhận tín chỉ hoặc cấp song bằng;
− Về NCKH, tăng cường mức độ hợp tác quốc tế trong các hoạt động KHCN của Trường
Vật liệu, từ đó nâng cao chất lượng cũng như các lĩnh vực nghiên cứu: Tối thiểu 40% các
đề tài, dự án NCKH và CGCN có các hoạt động hợp tác quốc tế; tối thiểu 25% các công
bố khoa học có hợp tác với các đối tác nước ngoài.

6.2.4. Xây dựng đội ngũ


Phấn đấu trong 5 năm tới đạt được các chỉ tiêu sau:
− Tuyển dụng được tối thiểu 15 cán bộ có năng lực giảng dạy và nghiên cứu tốt;
− Có tối thiểu 02 chuyên gia, nhà khoa học nước ngoài làm việc như cán bộ thỉnh giảng,
cộng tác viên hoặc cán bộ cơ hữu cho mỗi chương trình đào tạo đại học của Trường;
− Mỗi năm có thêm 1 GS (Hiện nay có 07), tăng tỷ lệ PGS của Trường lên 30% (so với tỷ lệ
25% hiện nay), tỷ lệ TS trên cán bộ giảng dạy lên 100% (so với khoảng 90% hiện nay);
− Thực hiện các biện pháp nâng cao năng lực cán bộ kỹ thuật như mở các khóa bồi dưỡng,
mở rộng sinh hoạt chuyên môn trong các nhóm cho cán bộ kỹ thuật

6.2.5. Tư vấn, dịch vụ khoa học công nghệ


− Là đơn vị tư vấn cho Ban Giám đốc và tham gia trực tiếp một cách thiết thực trong công
tác quy hoạch, định hướng, phát triển và quản lý các hoạt động liên quan đến lĩnh vực Vật
liệu, Dệt May, Da giầy & Thời trang và Công nghệ in của ĐHBKHN.
− Từng bước xây dựng năng lực tư vấn về lĩnh vực Vật liệu, Dệt May, Da giầy và Thời trang,
Công nghệ in cho các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế - xã hội, tổ chức đào tạo và NCKH
trên cả nước.
− Tổ chức tư vấn, lựa chọn, giám định, tiếp nhận và làm chủ các công nghệ thuộc các lĩnh
vực Vật liệu, Dệt May, Da giầy và Thời trang, Công nghệ in.
− Tham gia tích cực và hiệu quả vào các hội nghề nghiệp trong và ngoài nước như Hội Khoa
học Vật liệu Việt Nam, Hiệp hội thép Việt Nam, Hội Khoa học Kỹ thuật Đúc Luyện kim
Việt Nam, Hội Hóa học Việt Nam, Hội Vật lý Việt Nam, Hiệp hội Dệt May Việt Nam,
Hiệp hội Da - Giầy - Túi xách Việt Nam, Hiệp hội in Việt Nam, Hiệp hội bao bì Việt Nam,
Hiệp hội nhựa Việt Nam, …

21
7. Cơ sở xây dựng Trường Vật liệu
7.1. Đội ngũ cán bộ
Viện Khoa học và Kỹ thuật vật liệu, Viện Dệt May - Da giầy và Thời trang, Viện ITIMS, Bộ môn
công nghệ In, Trung tâm công nghệ Polyme Compozit (hoạt động song song cùng Phòng thí
nghiệm trọng điểm vật liệu Polyme và Compozit) là một trong những đơn vị có quy mô về số
lượng (Bảng 1) và chất lượng tốt về đội ngũ cán bộ. Đội ngũ cán bộ giảng dạy của các đơn vị hợp
nhất có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo chính quy trong và ngoài nước. Hầu hết cán bộ
giảng dạy đều có trình độ Tiến sĩ (Bảng 2).
Bảng 1. Cơ cấu đội ngũ cán bộ viên chức của viện KH&KT Vật liệu, Viện Dệt May - Da
giầy và Thời trang, Bộ môn Công nghệ in và Trung tâm công nghệ polyme compozit
CBGD
Viện Tổng số CBKT CBHC CBNC
Cơ hữu Thỉnh giảng
Khoa học và Kỹ thuật vật 0
43 36 5 2 0
liệu
Đang ở trong nước 42 35 0 5 2 0
Đang ở ngoài nước 01 01 0 0 0 0
Số CB là nữ giới 12 9 1 2 0
Số CB tuyển mới 01 01 0 0 0 0
Số CB là người nước ngoài 0 0 0 0 0 0
Dệt May - Da giầy và Thời
27 22 0 03 02 0
trang
Đang ở trong nước 27 22 0 03 02 0
Đang ở ngoài nước 0 0 0 0 0 0
Số CB là nữ giới 16 11 0 03 02 0
Số CB tuyển mới 0 0 0 0 0 0
Số CB là người nước ngoài 0 0 0 0 0 0
Bộ môn Công nghệ In &
22 17 0 5 0 0
TT CN Polyme compozit
Đang ở trong nước 22 17 0 5 0 0
Đang ở ngoài nước 0 0 0 0 0 0
Số CB là nữ giới 5 2 0 3 0 0
Số CB tuyển mới 0 0 0 0 0 0
Số CB là người nước ngoài 0 0 0 0 0 0
ITIMS 43 35 0 5 3 0
Đang ở trong nước 42 34 0 5 3 0
Đang ở ngoài nước 1 1 0 0 0 0
Số CB là nữ giới 14 11 0 0 3 0
Số CB tuyển mới 0 0 0 0 0 0
Số CB là người nước ngoài 0 0 0 0 0 0
Tổng số cán bộ của các
135 110 0 18 7 0
đơn vị
Trong những năm gần đây, đội ngũ cán bộ của các đơn vị được quan tâm tuyển dụng và đào tạo
trên cơ sở quy hoạch dài hạn, đảm bảo tính kế thừa giữa các thế hệ. Cùng với quá trình phân quyền
tự chủ, thu nhập cũng như cơ sở hạ tầng nghiên cứu, đào tạo của đơn vị được cải thiện rõ rệt. Do
đó, số cán bộ có trình độ tiến sĩ có nguyên vọng về làm việc tại đơn vị ngày càng nhiều. Nguồn
nhân lực khá dồi dào và đồng bộ, có trình độ chuyên môn cao và tâm huyết với nghề nghiệp là
yếu tố quyết định tính khả thi và sự thành công của Đề án này.
22
Tuy nhiên, hiện nay các đơn vị đang tồn tại một số bất hợp lý trong việc phân bố các bộ giảng dạy
và cán bộ phục vụ giảng dạy tại các Bộ môn. Các cán bộ giảng dạy cùng một môn học phân bố rải
rác ở nhiều Bộ môn khác nhau. Mặt khác, các đơn vị đều có số các môn học cơ sở và cốt lõi ngành
gần nhau nên việc xây dựng một cơ sở đáp ứng chung cho các đơn vị là cần thiết. Để quản lý và
nâng cao chất lượng đào tạo, một giải pháp đã được đơn vị tiến hành để khắc phục bất hợp lý trên
là các đơn vị sẽ quy hoạch lại các nhóm môn học, đây là cơ sở để thành lập các nhóm chuyên môn
trong mô hình quản lý mới.
Đội ngũ của Phòng thí nghiệm trọng điểm vật liệu Polyme và Compozit (PTNTĐ) do hoạt động
dựa theo mô hình 2 trong 1 gắn cùng hoạt động của Trung tâm Công nghệ Polyme Compozit nên
hiện nay chỉ có 01 Giám đốc trung tâm là cán bộ cơ hữu của PTNTĐ còn lại là các cộng tác viên
từ Trung tâm Công nghệ Polyme Compozit, các học viên sau đại học và các nhà khoa học từ các
viện nghiên cứu trong và ngoài trường ĐHBKHN.
Bảng 2. Cơ cấu trình độ, chức danh cán bộ giảng dạy

Chức Đang ở Đang học


Trình độ cao nhất
Viện Phân loại danh nước ngoài trong nước

TS ThS ĐH GS PGS Postdoc NCS CH NCS CH


Cơ hữu 33 3 0 2 14 0 1 0 0 0
KH&KT
VẬT Số CBGD nữ 9 0 0 0 3 0 0 0 0 0
LIỆU
Thỉnh giảng 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
DỆT Cơ hữu 19 3 0 0 6 0 0 0 1 0
MAY -
DA Số CBGD nữ 8 3 0 0 2 0 0 0 1 0
GIẦY
VÀ Thời Thỉnh giảng 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
trang
Bộ môn Cơ hữu 15 2 0 1 7 0 0 0 1 0
Công
nghệ In Số CBGD nữ 4 0 0 0 2 0 0 0 0 0
& TT
CN
Polyme
Thỉnh giảng 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
compozit

Cơ hữu 35 0 0 4 10 0 0 0 0 0
ITIMS Số CBGD nữ 11 0 0 0 2 0 0 0 0 0
Thỉnh giảng 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

7.2. Cơ sở vật chất


Hiện nay, cơ sở vật chất của các Viện được phân bố trên các khu vực như dưới đây.
7.2.1. Viện Khoa học và Kỹ thuật vật liệu
− Khu vực nhà C5, C4/5, C4 và C10 gồm Văn phòng Viện, các Bộ môn, các PTN cơ sở
ngành và PTN chuyên ngành. Cơ sở hạ tầng các phòng làm việc và PTN đã bước được đầu
23
tư nâng cấp, phục vụ hiệu quả cho các hoạt động đào tạo và nghiên cứu, nâng cao hiệu quả
công việc của cán bộ và sinh viên, thông qua các dự án xây dựng các phòng thí nghiệm
đào tạo những năm gần đây.
− Khu vực nhà C1 phòng 317, 318: là PTN đại cương phục vụ cơ sở ngành của Viện và một
số Viện trong trường, số lượng sinh viên thí nghiệm hàng năm khoảng 700 lượt.
− Khu vực nhà T – Khu liên hợp thực hành bao gồm các phòng thực hành thuộc Bộ môn Vật
liệu học, xử lý nhiệt và Bề mặt và Bộ môn Vật liệu và Công nghệ đúc, PTN công nghệ vật
liệu kim loại phục vụ đào tạo các kỹ năng thực hành trong lĩnh vực Kỹ thuật vật liệu
− Khu nhà C14B khoảng 300m2 là nơi thực hành của sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật gang
thép và Cơ học vật liệu & Cán kim loại. Nhà trường đang có quy hoạch khu vực làm dự án
mới.
− Khu nhà B khoảng 200m2 là nơi thực hành của sinh viên chuyên ngành Vật liệu kim loại
màu và Compozit. Khu vực này chung với Trường ĐH Mở.
− Khu vực nhà D8 (tầng 7) là khu vực mới được Nhà trường giao cho quản lý để thực hiện
dự án SAHEP gồm PTN cơ sở ngành và PT nghiên cứu (diện tích khoảng 400m2).

Với tổng diện tích được giao khoảng hơn 2800 m2 phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu, hiện nay,
Viện KH&KTVL có 01 PTN tập trung (tương đương Bộ môn), 01 PTN đào tạo và 01 PTN nghiên
cứu của dự án SAHEP và 13 PTN chuyên ngành trực thuộc các Bộ môn chuyên môn. Trong đó
có 01 PTN thực hiện nhiệm vụ đào tạo cho toàn trường. Ngoài ra, Viện còn 04 xưởng thực nghiệm
chuyên ngành cho sinh viên thực tập và NCKH. Xem chi tiết phụ lục 8.
Trang thiết bị hiện tại là rất hạn chế do cũ, hỏng, ít được đầu tư làm ảnh hưởng rất lớn đến chất
lượng đào tạo và nghiên cứu của Viện, không tận dụng được đội ngũ cán bộ có trình độ cao về vật
liệu kim loại để nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu về khoa học vật liệu, giải quyết các vấn
đề công nghệ, giúp đỡ các cơ sở sản xuất khi cần thiết. Do vậy cần sớm có phương án khắc phục,
nâng cấp hoặc thay thế để đảm bảo chất lượng đào tạo cũng như nghiên cứu và chuyển giao công
nghệ. Xem chi tiết phụ lục 14.
Hiện nay, với sự đầu tư từ dự án SAHEP, Viện đã và sẽ có thêm nhiều thiết bị mới hiện đại để có
thể phục vụ nhu cầu đào tạo và nghiên cứu ở trình độ cao.
7.2.2. Viện Dệt May - Da giầy và Thời trang
Với tổng diện tích các phòng làm việc, VP Viện, Bộ môn, các PTN và xưởng thực hành khoảng
gần 900m2. Diện tích nằm tập trung chủ yếu ở tòa nhà C3, C5, C10 và Nhà TC. Công tác xây dựng
cơ sở vật chất luôn được Viện và các Bộ môn quan tâm. Những năm vừa qua Viện đã tích cực đẩy
mạnh các hoạt động nhằm tăng cường cơ sở vật chất phục vụ đào tạo. Các PTN chủ yếu trực thuộc
các Bộ môn chuyên môn và được thường xuyên duy tu, bảo dưỡng. Đặc biệt quản lý và khai thác
tốt Phòng Tin học Ứng dụng phục vụ đào tạo.
Viện đang trong giai đoạn tăng nhanh về số lượng SV, hiện nay qui mô tăng 4-5 lần so với trước,
các PTN cơ sở và cốt lõi ngành quá tải về số lượng SV trong khi phòng ốc chật hẹp, thiết bị đã lâu
không được đầu tư. Đặc biệt khó khăn khi một số ngành đào tạo được xây dựng mới hoàn toàn
không có cơ sở vật chật, phải đi nhờ cơ sở ngoài như PTN CN da giầy (thực hành, thí nghiệm tại
Viện Nghiên cứu Da giầy). Xem chi tiết phụ lục 8 và 14.

24
Có thể nhận thấy, các PTN cùng các trang thiết bị của 5 đơn vị khá đa dạng và phong phú. Đây sẽ
là tiền đề cho việc xây dựng và qui hoạch lại các PTN đại cương, các PTN chuyên ngành, các
Trung tâm thực hành cũng như các PTN nghiên cứu dùng chung trong toàn trường.
7.2.3. Bộ môn Công nghệ In & TT CN Polyme compozit
Bộ môn công nghệ in được giao quản lý các cơ sở vật chất như sau: Phòng thí nghiệm - Xưởng
thực hành in 5 /40 Tạ Quang Bửu, phòng thí nghiệm vật liệu in ở P.201A-C5 và văn phòng bộ
môn Công nghệ in ở P.203-C4/5. Hiện chỉ có phòng thí nghiệm vật liệu in P.201A-C5 mới được
sơn sửa lại để phục vụ kiểm định chương trình Kỹ thuật in năm 2021. Các trang thiết bị hiện tại là
rất hạn chế do cũ, hỏng, ít được đầu tư làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo và nghiên
cứu của bộ môn. Do vậy cần sớm có phương án khắc phục, nâng cấp hoặc thay thế để đảm bảo
chất lượng đào tạo cũng như nghiên cứu và chuyển giao công nghệ.
Cơ sở vật chất của Trung tâm Công nghệ Polyme Compozit (trung tâm) được giao quản lý có diện
tích khoảng 2000 m2 bao gồm phòng 202 - C4/5 (Văn phòng trung tâm), 03 phòng thí nghiệm tại
304, 305 - C4, 105 - C10 và toàn bộ diện tích tại nhà D2B. Trong đó diện tích dành riêng cho phục
vụ đào tạo và vị trí làm việc của cán bộ khoảng 915 m2. Phần còn lại là diện tích của các phòng
thí nghiệm, xưởng thực nghiệm của Phòng thí nghiệm trọng điểm vật liệu polyme và compozit
(PTNTĐ). Trên diện tích được giao, trung tâm đã bố trí thành các phòng thí nghiệm phục vụ đào
tạo cụ thể như sau:
- Phòng thí nghiệm tại 304, 305 - C4 là các phòng thí nghiệm hoá học phục vụ đào tạo các
môn thí nghiệm cơ sở ngành.
- Phòng 105 - C10 là phòng thí nghiệm hoá lý phục vụ đào tạo các môn thí nghiệm cơ sở
ngành.
- Phòng 101 nhà A tại D2B là phòng thí nghiệm gia công vật liệu.
- Phòng 101 nhà B tại D2B là phòng thí nghiệm cơ lý
- Phòng 201 nhà B tại D2B là phòng thí nghiệm phân tích cấu trúc.
- Khu vực D101 tại D2B là xưởng thực nghiệm.
- Phòng thí nghiệm 302, 303 nhà A tại D2B là Phòng thí nghiệm nghiên cứu thuộc dự án
Sahep.
Nhìn chung cơ sở vật chất của trung tâm công nghệ vật liệu polyme compozit (không tính đến các
trang thiết bị của PTNTĐ) đều là các trang thiết bị cũ có được từ khi thành lập trường (bộ môn
Cao phân tử - Khoa Hoá - ĐHBK) và sau này là dự án đầu tư của UNDP và các dự án đầu tư chiều
sâu khác. Nhìn chung các trang thiết bị đều đã cũ hỏng và đa phần không đáp ứng được nhu cầu
đào tạo. Xem chi tiết phụ lục 8 và 14.
PTNTĐ được bố trí cơ sở vật chất cùng Trung tâm Công nghệ Polyme Compozit tại nhà D2B và
được chia ra thành 05 PTN chức năng khác nhau và phòng làm việc của cán bộ bao gồm: 01 PTN
hoá học, 01 PTN xác định tính chất cơ lý, 01 PTN phân tích cấu trúc, 01 PTN gia công vật liệu và
xưởng thực nghiệm
- PTN hoá học: phòng 401-402 nhà A (diện tích 80,5 m2)
- PTN xác định tính chất cơ lý: phòng 101 nhà B (diện tích 46,8 m2)
- PTN phân tích cấu trúc: phòng 201 nhà B (diện tích 46,8 m2)
- PTN gia công vật liệu: phòng 101 nhà A (diện tích 80,5 m2)
- PTN gia công vật liệu: phòng 401 nhà C (diện tích 86 m2)

25
- Xưởng thực nghiệm: phía sau dãy nhà D (diện tích 352 m2).
- Phòng làm việc của cán bộ: phòng 301 nhà B (diện tích 46,8 m2)
Đa số các thiết bị của PTNTĐ đều được mua sắm trong khoảng thời gian 2001 – 2004, do đó theo
qui định hiện hành về khấu hao thiết bị thì đa số thiết bị của PTNTĐ đã hết khấu hao. Do được
bảo quản tốt và được duy tu bảo dưỡng thường xuyên nên đa phần các thiết bị đang ở trạng thái
hoạt động bình thường. Một số trang thiết bị dù được bảo dưỡng, sửa chữa nhưng do tần suất sử
dụng lớn, linh kiện thay thế không có (do Model máy đã quá cũ) nên đã không thể sửa chữa để
vận hành tiếp được.
7.2.4. Viện ITIMS
Viện ITIMS với tổng diện tích 2836.7 m2, trong đó được chia thành các PTN nghiên cứu, các PTN
chức năng, các phòng làm việc, giảng đường, thư viện, xưởng cơ điện tử, v.v. Các diện tích này
nằm tập trung ở tòa nhà ITIMS trong khuôn viên trường ĐHBK Hà Nội và Nhà B1, Nhà F và 01
phần diện tích PTN SAHEP tại D8.
Trang thiết bị của đơn vị phần lớn được trang bị từ khi thành lập Viện (năm 1992), một số trang
thiết bị được đầu từ vào năm 2012 trong dự án nâng cao năng lực nghiên cứu, và một số thiết bị
trong dự án duy tu sửa chữa năm 2020. Số còn lại là các trang thiết bị được đầu tư thông qua thực
hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp bộ, cấp nhà nước của đơn vị. Thiết bị trong các PTN
được đầu tư chủ yếu vào giai đoạn 2010-2013 qua dự án PTN Nano Quang điện tử. Năm 2013,
Viện tiếp quản hệ thiết bị Hiển vi điện tử truyền qua phân giải cao. Một số trang thiết bị được đầu
tư qua kênh dự án hợp tác với doanh nghiệp (dự án Quỹ FIRST) và các đề tài của các cán bộ trong
Viện. Một số trang thiết bị hiện đại và tiên tiến ở cấp độ quốc tế, và ít có ở Việt Nam.
Hiện tại, Viện đang vận hành 04 PTN nghiên cứu (PTN Công nghệ vi hệ thống và cảm biến; PTN
nghiên cứu phát triển và ứng dụng cảm biến nano; PTN Nano từ và siêu dẫn nhiệt độ cao; PTN
nano quang điện tử; ) và 03 PTN chức năng để phục vụ các mục đích NCKH và đào tạo ở trình độ
cao. Ngoài ra còn có 1 PTN Hóa học, 1 PTN Lò nhiệt độ cao, 1 PTN chế tạo đóng gói LED và 1
phòng sạch để đảm bảo điều kiện cho chế tạo vật liệu.
Nhìn chung các trang thiết bị được khai thác tối ưu và hiệu quả, vừa phục vụ cho công tác NCKH
của cán bộ Viện, vừa phục vụ các nghiên cứu của các nhóm nghiên cứu khác trong và ngoài
Trường, đồng thời tạo điều kiện cho SV, HVCH và NCS trong và ngoài Viện có cơ hội thực hành
thực tế với các thiết bị tiên tiến. Tuy nhiên, một số trang thiết bị đến giai đoạn cần được bảo trì và
thay thế phụ kiện. Xem chi tiết phụ lục 8 và 14.
7.3. Đào tạo và nghiên cứu khoa học
7.3.1. Viện Khoa học và Kỹ thuật vật liệu
• Đào tạo

Viện có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực thuộc thuộc lĩnh vực luyện kim và vật liệu. Các chương
trình đào tạo đại học được thiết kế trên cơ sở của trường đại học Illinois và MIT của Mỹ và xây
dựng theo quy chế tín chỉ với chuẩn đầu ra nhằm giúp người học cập nhật lý thuyết, nâng cao khả
năng làm việc độc lập, có năng lực triển khai nghiên cứu và giải quyết những vấn đề của ngành
hoặc chuyên ngành đào tạo. Chương trình đạo tạo sau đại học được giảng dạy hướng tới mục đích
bổ sung và nâng cao kiến thức đã được học ở đại học, cập nhật kiến thức chuyên ngành khoa học
26
và kỹ thuật vật liệu, mở rộng kiến thức liên ngành trong công nghệ chế tạo, xử lý và sử dụng vật
liệu.
Ngoài ra, Viện cũng đào tạo theo các chương trình khác dưới dạng liên kết đào tạo, cấp văn bằng
2, cấp chứng chỉ bồi dưỡng, đào tạo bổ sung cho các cơ quan, doanh nghiệp có nhu cầu.
Hiện nay, Viện đang phụ trách 02 chương trình đào tạo gồm: Kỹ thuật vật liệu (chương trình đại
trà) và Khoa học và Kỹ thuật vật liệu (CTTT-Elitech). Trong chương trình kỹ thuật vật liệu gồm
có 06 chuyên ngành: Kỹ thuật gang thép; Vật liệu kim loại màu và compozit; Vật liệu và Công
nghệ đúc; Cơ học vật liệu và Công nghệ tạo hình; Vật liệu học, Xử lý nhiệt và Bề mặt; Vật liệu
tiên tiến và cấu trúc nano.
Số lượng sinh viên hàng năm tuyển sinh khoảng 300 ở bậc đại học và khoảng 10 - 20 học viên sau
đại học.
• Nghiên cứu khoa học

Mặc dù sự đầu tư cũng như các trang thiết bị còn hạn chế, nhưng Viện Khoa học và Kỹ thuật vật
liệu luôn nỗ lực trong việc phát triển đào tạo và nghiên cứu ở trình độ cao trong lĩnh vực của mình.
Cụ thể, trong 15 năm qua,Viện đã thực hiện hơn 20 đề tài dự án bao gồm các nhiệm vụ Nhà nước,
Bộ, Sở và Nafosted với tổng kinh phí trên 30 tỷ, công bố gần 500 công trình trên tạp các chí trong
nước và quốc tế. Trong khoảng 5 năm gần đây, số lượng các công bố quốc tế trên các tạp chí
ISI/Scopus của Viện luôn ổn định ở khoảng 1.2 bài/cán bộ, tập trung ở các hướng nghiên cứu như
Kim loại và Hợp kim, Công nghệ bề mặt, Vật liệu Compozit, Vật liệu cấu trúc nano, in 3D, Mô
phỏng và tính toán vật liệu... Chi tiết các công bố xem phụ lục 3.
Một số hướng nghiên cứu chính của Viện:
₋ Nghiên cứu cơ bản về quặng, các chất trợ dung, phụ gia và hoàn nguyên phục vụ phát triển
ngành luyện kim
₋ Ứng dụng và phát triển các công nghệ truyền thống, công nghệ mới sản xuất, tinh luyện
gang, thép, ferro, các kim loại màu, hợp kim mầu, hợp kim đặc biệt, các loại vật liệu bột
và compozit nền gốm, nền kim loại
₋ Xử lý nhiệt và bề mặt, ăn mòn và bảo vệ kim loại
₋ Các quá trình đúc đặc biệt và đông đặc: đúc bán lỏng, đúc liên tục, đúc chính xác, đúc mẫu
cháy…
₋ Cơ học vật liệu, cơ học biến dạng và tạo hình
₋ Công nghệ in 3D
₋ Mô hình hoá cấu trúc và mô phỏng số các quá trình công nghệ vật liệu
₋ Vật liệu chức năng và vật liệu cấu trúc nano
₋ Vật liệu tiên tiến và vật liệu thông minh
₋ Mô phỏng và tính toán vật liệu

7.3.2. Viện Dệt May - Da giầy và Thời trang


• Đào tạo

Trong những năm qua, số lượng cán bộ của Viện giảm, trong khi số sinh viên, NCS ngày càng gia
tăng, nhưng với sự nỗ lực phấn đấu của CBVC ,Viện đã đạt được các mục tiêu đào tạo đặt ra, hoàn

27
thành tốt nhiệm vụ giảng dạy. Chất lượng đào tạo được duy trì. SV tốt nghiệp đại học được các
doanh nghiệp tuyển dụng đánh giá tốt. Viện vẫn tiếp tục giữ vững vị trí hàng đầu trong lĩnh vực
đào tạo CBKHCN cho ngành Dệt May của Việt Nam. Cụ thể, trong 5 năm qua, Viện đã và đang
đào tạo được hơn 1000 sinh viên đại học (hơn 200 em đã tốt nghiệp), gần 50 học viên cao học và
gần 20 NCS.
• Nghiên cứu khoa học

Các hướng NCKH chính của Viện:


₋ Nghiên cứu công nghệ và kỹ thuật mới phát triển vật liệu và sản phẩm dệt may – da giầy;
₋ Nghiên cứu vật liệu và công nghệ chế tạo các sản phẩm dệt ứng dụng trong nông nghiệp,
môi trường, y sinh học...;
₋ Nghiên cứu công nghệ xử lý hoàn tất tiên tiến để nâng cao chất lượng vải len và vải tơ tằm
Việt Nam.
₋ Nghiên cứu ứng dụng tin học, tự động hoá trong quá trình thiết kế và công nghệ sản xuất
sản phẩm dệt may - Da giầy & Thời trang.
₋ Nghiên cứu phát triển các giải pháp sinh thái và môi trường trong lĩnh vực Sợi – Dệt - Hóa
dệt - Da giầy – May & Thời trang.
₋ Ứng dụng vật liệu và công nghệ mới, phát triển các sản phẩm dệt may – da giầy có chức
năng chuyên dụng đảm bảo tính tiện nghi và sinh thái;
₋ Ứng dụng kỹ thuật mới, hoàn thiện cơ sở dữ liệu và phương pháp trong thiết kế sản phẩm
may công nghiệp;
₋ Nghiên cứu tối ưu hóa các quá trình công nghệ sản xuất sản phẩm dệt may, hợp lý hóa thao
tác và tổ chức lao động trong sản xuất may
₋ Nghiên cứu dự báo xu hướng Thời trang Việt Nam và thế giới;
₋ Nghiên cứu sáng tác thiết kế trang phục hiện đại kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân
tộc Việt Nam;
₋ Nghiên cứu thiết kế và phát triển sản phẩm thời trang phù hợp với phương thức sản xuất
mới ODM và OBM của các doanh nghiệp may Việt Nam.

Mặc dù có nhiều nỗ lực, hoạt động NCKH & CGCN của Viện trong giai đoạn vừa qua còn một số
hạn chế, cụ thể:
₋ Số lượng các bài báo quốc tế giảm.
₋ Các đề tài NCKH các cấp Bộ, Sở, Nhà nước hiện ở mức duy trì với số lượng tăng mạnh.
Có một đề tài đã quá hạn nghiệm thu cần phải hoàn thành.
₋ Kinh phí NCKH của Viện ớ mức khá cao.

7.3.3. Bộ môn Công nghệ In & TT CN Polyme compozit


• Đào tạo

Bộ môn công nghệ in phụ trách đào tạo đại học ngành Kỹ thuật In, mã ngành 7520137. Số lượng
sinh viên tuyển hàng năm là 30 sinh viên. Từ năm 2022, số lượng sinh viên tuyển sinh hàng năm
là 50 sinh viên. Về đào tạo sau đại học, bộ môn công nghệ in đào tạo thạc sĩ ngành kỹ thuật in.
Trong 05 năm qua, bộ môn đã và đang đào tạo khoảng 22 học viên cao học.

28
Trung tâm CN Polyme Compozit hiện đang đảm nhiệm đào tạo chuyên ngành polyme của Viện
kỹ thuật Hoá học theo chương trình chung là kỹ thuật Hoá học (CH1). Số lượng sinh viên đăng ký
theo học tại trung tâm tăng trong những năm gần đây (120 - 150 sinh viên/năm). Trung tâm cũng
thực hiện đào tạo sau đại học với chương trình thạc sĩ kỹ thuật Hoá học và tiến sĩ là Vật liệu cao
phân tử và tổ hợp. Số lượng học viên sau đại học hàng năm của trung tâm dao động từ 6 - 10 học
viên/năm.
• Nghiên cứu khoa học

Trong những năm vừa qua, Bộ môn công nghệ In đã và đang triển khai 15 đề tài/nhiệm vụ KHCN
các cấp, trong đó có 01 dự án quốc tế, 02 đề tài cấp nhà nước, 04 đề tài cấp Bộ GD&ĐT và 08 đề
tài cấp cơ sở. Định hướng nghiên cứu chính của bộ môn là nghiên cứu khoa học phục vụ ngành
công nghiệp in, với mục tiêu tìm ra các giải pháp sáng tạo, phát triển các vật liệu xanh, vật liệu in
3D, nâng cao chất lượng sản phẩm và cải thiện môi trường lao động từ đó tiết kiệm thời gian và
chi phí sản xuất. Cụ thể tập trung vào các hướng nghiên cứu chủ yếu như sau:
- Nghiên cứu chế tạo vật liệu thân thiện môi trường phục vụ ngành công nghiệp in, thay thế
nguyên liệu nhập ngoại.
- Nghiên cứu chế tạo vật liệu từ ferrofluid
- Nghiên cứu chế tạo vật liệu in 3D dùng cho các kỹ thuật in 3D phổ biến là 3D FDM (Fused
Deposition Modelling) printing và 3D-SLA (Stereolithography) printing
- Nghiên cứu công nghệ, kỹ thuật xử lý môi trường ngành in.
- Nghiên cứu về công nghệ và thiết bị trong quá trình sản xuất in.
- Tiêu chuẩn hóa chất lượng sản phẩm in.

Từ khi thành lập đến nay, trung tâm Polyme Compozit vẫn tập trung tiến hành nghiên cứu cơ bản
định hướng ứng dụng, các kết quả bước đầu đã từng bước đi vào thực tế cuộc sống thông qua các
chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp. Trung tâm hiện chủ trì 02 đề tài cấp Nhà nước, 03 đề
tài cấp Bộ, 01 đề tài sở KHCN Hà Nội và 07 đề tài cơ sở của PTNTĐ. Các kết quả thu được năm
học 2021 - 2022 được thể hiện qua 12 bài báo trong nước và Quốc tế trong danh mục ISI/Scopus
và 03 GPHI đã được cấp bằng. Chi tiết xem phụ lục 3.
Trong giai đoạn 2020 - 2025, trung tâm tập trung vào các hướng nghiên cứu chính như sau:
- Nghiên cứu chế tạo vật liệu thân thiện môi trường và có khả năng phân huỷ sinh học trên
cơ sở nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước.
- Nghiên cứu chế tạo vật liệu polyme chức năng
- Nghiên cứu chế tạo và ứng dụng vi sợi nano polyme.

7.3.4. Viện ITIMS


• Đào tạo

Viện ITIMS đảm nhiệm các chức năng bao gồm đào tạo sau đại học, hợp tác quốc tế, nghiên cứu
và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực khoa học vật liệu (Vật liệu điện tử); tham gia đào tạo các
chương trình đào tạo đại học ngành Vật lý, Khoa học vật liệu và Điện tử-Viễn thông. Đào tạo Thạc
sĩ chuyên ngành Khoa học và Công nghệ nano; Chương trình đào tạo Tiến sĩ chuyên ngành Công
nghệ Vật liệu Quang học, Quang điện tử và Quang tử. Kể từ khi được giao chủ trì và quản lý các
29
chương trình đào tạo sau đại học kể trên, Viện đã đào tạo được hơn 400 Thạc sĩ Khoa học và 71
Tiến sĩ chất lượng cao. Hiện tại, với số lượng 37 cán bộ giảng viên, Viện đang đào tạo chục NCS
và học viên cao học. Điều đặc biệt là, tất cả các học viên cao học và NCS đều được tặng các suất
học bổng nghiên cứu từ các đề tài, dự án thực hiện tại Viện. Đề tài luận văn gắn chặt với các đề
tài và định hướng nghiên cứu có tính hội nhập quốc tế cao, đáp ứng nhu cầu phát triển và định
hướng ưu tiên của đất nước. Do vậy, chất lượng đào tạo ở Viện tiếp cận tương đối tốt với trình độ
quốc tế, thể hiện thông qua các công trình công bố trên các tạp chí quốc tế uy tín của các học viên
cao học và NCS. Tại Viện, mỗi nghiên cứu sinh trước khi bảo vệ luận án tiến sĩ đều công bố được
ít nhất 02 bài báo ISI.
Bên cạnh đó, Viện cũng tiếp nhận và hướng dẫn nhiều SV của các Viện khác trong Trường (Viện
Vật lý kỹ thuật, Viện KH&KTVL, Viện Kỹ thuật hóa học, Viện CNSHTP, ...) tới tham gia nghiên
cứu khoa học, làm thực tập tốt nghiệp và đồ án tốt nghiệp.
• Nghiên cứu khoa học

Viện ITIMS được đánh giá là đơn vị mạnh về các hoạt động nghiên cứu khoa học. Trong 5 năm
gần đây, Viện đã và đang thực hiện trăm đề tài thuộc Quỹ NAFOSTED, đề tài Bộ GD&ĐT, nhiều
đề tài cấp Trường và một số đề tài dự án hợp tác với doanh nghiệp. Trong nhiều năm liền, số lượng
công bố quốc tế (ISI/Scopus) của Viện luôn đạt mức trên 1.5-2 công bố/1 CB giảng dạy. Cũng
trong 3 năm gần nhất, CB Viện đã có nhiều GPHI/sáng chế được cấp bằng và được chấp nhận
đơn. Chi tiết xem phụ lục 3.
Các hướng nghiên cứu chính của Viện bao gồm:
₋ Vật liệu y sinh
₋ Vật liệu và linh kiện quang điện tử, Vật liệu nano ứng dụng trong dự trữ năng lượng và xử
lý môi trường
₋ Mô phỏng vật liệu và linh kiện
₋ Cảm biến thông minh và linh kiện
₋ Kỹ thuật vi điện tử và nano điện tử
₋ Vật liệu từ, siêu dẫn nhiệt độ cao và ứng dụng
₋ Hình thái cấu trúc và ảnh hưởng tới tính chất của vật liệu
₋ Vật liệu và linh kiện ứng dụng trong chiếu sáng
₋ Vật liệu và linh kiện vi hệ thống cơ điện tử

Viện ITIMS có một đội ngũ đông đảo các nhà khoa học trẻ, trình độ cao, được đào tốt ở các nước
phát triển và hiện đang triển khai mạnh mẽ các nhiệm vụ nghiên cứu trong lĩnh vực KHCN vật
liệu mới, linh kiện micro và nano. Các định hướng nghiên cứu ưu tiên được mỗi viện lựa chọn đều
phù hợp với các định hướng ưu tiên đầu tư nghiên cứu phát triển trên thế giới như: vật liệu từ và
vật liệu quang tử kích thước nano, linh kiện micro và nano, công nghệ MEMS, ứng dụng vật liệu
nano trong y-sinh, tích trữ và chuyển đổi năng lượng, bảo vệ môi trường, giao thông.
Bảng 3 thể hiện quy mô đào tạo hiện nay của các Viện trong 5 năm trở lại đây. Tổng cộng khoảng
2800 sinh viên đại học và hơn 200 Học viên Sau đại học. Chi tiết xem phụ lục 1 và phụ lục 2.

30
Bảng 3. Tổng số sinh viên/học viên/NCS của các Viện trong 5 năm trở lại đây
2017 2018 2019 2020 2021
Viện Khoa học và Kỹ thuật vật liệu
Đại học 230 250 250 270 320
Cao học 6 8 7 11 9
Nghiên cứu sinh 2 1 2 0 1
Viện Dệt May – Da giầy và Thời trang
Đại học 200 200 200 200 200
Cao học 0 0 2 6 16
Nghiên cứu sinh 5 1 1 0 0
Viện Kỹ thuật hóa học (TT CN Polyme compozit và BM Công nghệ In)
Đại học 82 75 104 106 114
Cao học 8 11 15 14 8
Nghiên cứu sinh 4 4 3 3 2
Viện ITIMS
Đại học
Cao học 19 16 10 18 13
Nghiên cứu sinh 8 5 3 2 3

7.4. Hợp tác quốc tế


7.4.1. Viện Khoa học và Kỹ thuật vật liệu
Viện KH&KTVL có hợp tác với nhiều trường đại học trên thế giới như Mỹ (UIUC), Nhật Bản
(Nagaoka, Toyama, Osaka, Tokyo, Kyoto, Kyushu…), Hàn Quốc (Postech, KyungPook, Ulsan,
Chungnam...), Đức (Dresden, Muchen...), Pháp (Sorbone, Grenoble...), Ba Lan (Warsaw,
AGH...)... Hàng năm, Viện KH&KTVL thường xuyên mời các GS đầu ngành tại các trường đại
học ở nước ngoài cùng tham gia giảng dạy và hợp tác nghiên cứu, nhằm phát triển và nâng tầm
các nhóm nghiên cứu của Viện.
7.4.2. Viện Dệt May - Da giầy và Thời trang
Với chủ trương đào tạo với kiến thức nền tảng và hiện đại, cập nhật, trong thời gian vừa qua Viện
đã mở rộng hợp tác với nhiều trường ĐH ngành dệt m–y - Da giầy như:
₋ Trường ĐH Quốc gia Thời trang và Công nghệ Matxcova
₋ Đại học Quốc gia Công nghiệp Dệt Pháp Mulhouse
₋ Đại học Ghent Vương Quốc Bỉ
₋ Đại học Kỹ thuật Kyoto Nhật Bản
₋ Đại học Quốc gia Chungnam, SangMyung Hàn Quốc
₋ Đại học Kỹ thuật Liberec CH Séc
₋ Đại học Saxion Hà Lan
₋ Đại học Politecnica De Valencia của Tây Ban Nha
₋ Đại học North Carolina State Mỹ.
₋ Đại học Quốc gia Thành Công, Đài Loan

31
7.4.3. Bộ môn Công nghệ In & TT CN Polyme compozit
Bộ môn công nghệ in và Trung tâm CN Polyme compozit có quan hệ hợp tác với các đối tác quốc
tế ở các quốc gia có nền khoa học công nghệ phát triển như Bỉ, Áo, Nhật, Úc thông qua các cán
bộ từng là du học sinh tại đây và các chương trình hợp tác của Viện kỹ thuật Hoá học.
7.4.4. Viện ITIMS
Viện có quan hệ hợp tác với các đối tác quốc tế ở các quốc gia có nền khoa học công nghệ phát
triển như Pháp, Nhật, Hàn Quốc, Bỉ, Ba Lan thông qua các cán bộ từng là du học sinh tại đây,
đồng thời đã giới thiệu nhiều HVCH, SV tới học tập và nghiên cứu ở các PTN có uy tín thuộc các
quốc gia trên. Viện có mạng lưới hơi 40 đối tác là các Viện nghiên cứu, các Trường Đại học trên
thế giới. Hàng năm Viện luôn tiếp nhận các chuyên gia nước ngoài đến giảng dạy và làm nghiên
cứu.

8. Cơ cấu và nhân sự
8.1. Cơ cấu tổ chức
Cấu trúc Trường Vật liệu được thể hiện trên hình 1 bao gồm: Đảng ủy, Hội đồng trường và Ban
giám hiệu; Khối đào tạo và nghiên cứu gồm: 04 khoa, 01 trung tâm nghiên cứu; Khối hỗ trợ - phục
vụ gồm: 01 trung tâm kỹ thuật bao gồm các PTN đào tạo, 01 trung tâm nghiên cứu và đánh giá
vật liệu và 01 Văn phòng trường. Chức năng của từng thành phần sẽ được mô tả dưới đây.

Hình 1. Cấu trúc trường Vật liệu

8.1.1. Ban giám hiệu


Ban giám hiệu bao gồm 1 Hiệu trưởng và 03 Phó hiệu trưởng.
• Hiệu trưởng là người đứng đầu trường, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của
trường đạt chất lượng và hiệu quả cao nhất. Hiệu trưởng có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
− Xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động, quy chế chi tiêu nội bộ, thông qua hội nghị CBVC
của trường và hội đồng trường; Phê duyệt hoặc trình Giám đốc ĐHBKHN ra quyết định
phê duyệt theo thẩm quyền;
− Quản lý và phát triển đội ngũ cán bộ: xây dựng quy hoạch vị trí việc làm, xây dựng kế
hoạch và tham gia quá trình tuyển dụng; đào tạo, bồi dưỡng, phân công nhiệm vụ và đánh
32
giá cán bộ; tham gia công tác quy hoạch, bổ nhiệm và đề bạt cán bộ quản lý; đề xuất việc
điều động, luân chuyển, kéo dài thời gian công tác của cán bộ; thừa ủy quyền Giám đốc
ĐHBKHN ký kết hợp đồng dịch vụ đối với cộng tác viên và bên cung cấp dịch vụ.
− Nghiên cứu, đề xuất ý kiến tham mưu cho Giám đốc ĐHBKHN về các mặt công tác liên
quan tới lĩnh vực chuyên môn của đơn vị mình và các đơn vị khác, giúp Giám đốc
ĐHBKHN hoạch định kế hoạch công tác chung của ĐHBKHN;
− Xây dựng định hướng phát triển, chương trình, kế hoạch công tác của đơn vị mình, thông
qua Hội đồng trường và trình Giám đốc ĐHBKHN phê duyệt; chủ trì hoặc phối hợp với
các trưởng đơn vị khác trong Đại học để tổ chức thực hiện;
− Quản lý, sử dụng hiệu quả và đúng mục đích cơ sở vật chất và kinh phí được giao phục vụ
công việc và hoạt động của đơn vị; xây dựng và thực hiện chế độ chi trả thu nhập lương
tăng thêm cho cán bộ theo vị trí việc làm và kết quả thực hiện công việc cần được chi tiết
hóa trong Quy chế Chi tiêu nội bộ của đơn vị (Quy chế được xây dựng, triển khai căn cứ
vào Quy chế Quản lý tài chính và Quy chế Chi tiêu nội bộ của ĐHBKHN);
− Làm việc với đại diện của các cơ quan hữu quan và đơn vị đối tác ngoài Đại học theo
nguyên tắc quan hệ đồng cấp, tiếp cán bộ, người học và những người liên quan để giải
quyết công việc theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị;
− Thừa lệnh Giám đốc ĐHBKHN ký và đóng dấu Đại học, hoặc ký với tư cách hiệu trưởng
và đóng dấu của trường đối với các loại giấy chứng nhận, xác nhận, giới thiệu cho cán bộ
và sinh viên liên quan tới công tác giảng dạy, học tập và hỗ trợ sinh viên thuộc phạm vi
nhiệm vụ của đơn vị;
− Thừa ủy quyền Giám đốc ĐHBKHN ký kết với đối tác để triển khai thực hiện các khóa
đào tạo ngắn hạn và các dịch vụ khoa học công nghệ phù hợp với chuyên môn của đơn vị;
được ủy quyền chủ trì quản lý các nhiệm vụ khoa học và công nghệ có nguồn kinh phí từ
ngân sách nhà nước; Chủ trì quản lý các nhiệm vụ khoa học và công nghệ có nguồn kinh
phí không từ ngân sách nhà nước;
− Tham gia các tổ công tác và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc
ĐHBKHN giao;
− Báo cáo công việc và thực hiện theo sự điều hành của thành viên Ban Giám đốc ĐHBKHN
phụ trách mảng công tác, trong trường hợp cần thiết có thể báo cáo và xin ý kiến trực tiếp
của Giám đốc ĐHBKHN.
• Phó hiệu trưởng là người giúp Hiệu trưởng quản lý, điều hành một số hoạt động; thay mặt
Hiệu trưởng để giải quyết và chịu trách nhiệm đối với công việc được giao phụ trách.

Nhiệm kỳ của hiệu trưởng là 5 năm, phó hiệu trưởng thực hiện theo nhiệm kỳ hiệu trưởng. Hiệu
trưởng và phó hiệu trưởng được bổ nhiệm theo nhiệm kỳ và có thể được bổ nhiệm lại, nhưng
không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp. Quy trình bổ nhiệm, miễn nhiệm được quy định trong Quy chế
công tác cán bộ.
8.1.2. Hội đồng trường
Hội đồng trường được thành lập để tư vấn cho hiệu trưởng trong việc triển khai thực hiện các
nhiệm vụ theo quy định ở các điều khoản trên. Đối với những nội dung quan trọng hiệu trưởng bắt
buộc phải tham vấn hội đồng, trong trường hợp không đồng ý với kết luận của hội đồng thì phải
báo cáo xin ý kiến của Giám đốc ĐHBKHN, cụ thể:

33
− Chiến lược, kế hoạch và chính sách phát triển trường; Quy chế tổ chức hoạt động và Quy
chế chi tiêu nội bộ của trường;
− Phương hướng quy hoạch, phát triển đội ngũ cán bộ của trường;
− Đề án thành lập, giải thể, tổ chức lại các đơn vị cấp 3
− Kế hoạch hoạt động, kế hoạch tài chính và báo cáo tài chính hằng năm; báo cáo quyết toán
kinh phí phù hợp với kế hoạch tài chính hằng năm đối với các nguồn kinh phí phân cấp và
nguồn thu hợp pháp khác của trường;
− Đề án tuyển sinh của trường; cơ cấu các trình độ đào tạo và định hướng phát triển ngành,
chương trình đào tạo;
− Phương hướng phát triển khoa học và công nghệ, định hướng nghiên cứu trọng tâm, chiến
lược xây dựng và phát triển các nhóm nghiên cứu.

8.1.3. Hội đồng khoa học và đào tạo


Hội đồng KHĐT của trường được hiệu trưởng thành lập, có nhiệm kỳ 5 năm theo nhiệm kỳ của
hiệu trưởng, thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho hiệu trưởng về các chính sách, quy chế, định hướng
và kế hoạch phát triển đào tạo và nghiên cứu; phát triển đội ngũ giảng viên, chức danh khoa học;
quy hoạch các nhóm chuyên môn và phòng thí nghiệm nghiên cứu.
Hội đồng KHĐT có từ 7 đến 13 thành viên, bao gồm Hiệu trưởng, một số phó hiệu trưởng, một
số trưởng đơn vị trực thuộc, một số giáo sư, phó giáo sư có uy tín trong và ngoài trường đại diện
cho các lĩnh vực chuyên môn nòng cốt của trường. Chủ tịch Hội đồng do Hội đồng bầu theo
nguyên tắc bỏ phiếu kín và phải được trên 1/2 tổng số thành viên của Hội đồng đồng ý. Chủ tịch
Hội đồng có nhiệm vụ triệu tập và chủ trì các phiên họp của Hội đồng theo đề nghị của Hiệu
trưởng.
8.1.4. Hội đồng phát triển chương trình đào tạo
Hội đồng phát triển chương trình của một ngành đào tạo được Giám đốc ĐHBKHN quyết định
thành lập theo đề nghị của Hiệu trưởng. Ngoài ra, Hiệu trưởng có thể quyết định thành lập các hội
đồng phát triển chương trình đào tạo của từng chương trình trong quá trình xây dựng một chương
trình đào tạo mới. Hội đồng có nhiệm vụ chủ trì việc xây dựng, phát triển và giám sát việc thực
hiện các chương trình đào tạo trình độ đại học và sau đại học của ngành. Mỗi hội đồng phát triển
chương trình đào tạo có từ 7 đến 17 thành viên, bao gồm những giảng viên có uy tín đại diện tiêu
biểu cho các nhóm chuyên môn của ngành. Hội đồng hoạt động không theo nhiệm kỳ, nhưng có
thể được kiện toàn. Hội đồng họp ít nhất một lần trong một học kỳ để đánh giá việc thực hiện
chương trình, xem xét những yêu cầu sửa đổi, bổ sung để báo cáo xin ý kiến Hội đồng trường,
trên cơ sở đó hiệu trưởng phê duyệt hoặc trình Giám đốc ĐHBKHN phê duyệt theo thẩm quyền.
8.1.5. Khối đào tạo và nghiên cứu
Khối đào tạo và nghiên cứu của Trường Vật liệu bao gồm các Khoa và Trung tâm nghiên cứu.
• Các khoa
Khoa là đơn vị chuyên môn thuộc trường, có nhiệm vụ tổ chức giảng dạy các môn học trong
chương trình đào tạo của một ngành hoặc một số ngành được giao. Khoa có nhiệm vụ sau đây:
− Giám sát về nội dung, chất lượng, tiến độ thực hiện những môn học được giao theo
chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy của Đại học và của trường;
34
− Nghiên cứu đổi mới phương pháp giảng dạy; tổ chức kiểm tra, đánh giá quá trình và kết
quả học tập của sinh viên theo quy định;
− Tham gia vận hành, khai thác trang thiết bị, phòng thí nghiệm phục vụ cho các môn học
được giao quản lý;
− Tham gia thực hiện công tác đánh giá, kiểm định các chương trình đào tạo được giao;
− Phối hợp, tham gia thực hiện công tác truyền thông, tuyển sinh cho ngành và chương
trình đào tạo được giao;
− Đề xuất chỉnh sửa, cập nhật và cải tiến chương trình đào tạo được giao.
− Phối hợp thực hiện công tác đánh giá cán bộ về các công việc có liên quan (giờ giảng
dạy, giờ phục vụ).

Mỗi khoa có 01 trưởng khoa và tối đa 02 phó trưởng khoa. Trưởng khoa là người đứng đầu phụ
trách quản lý đơn vị, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ như trên.
Trường Vật liệu được tổ chức thành 04 Khoa:
− Khoa Kỹ thuật vật liệu: đảm nhiệm các lĩnh vực chuyên môn đào tạo đại học, sau đại học
về công nghệ chế tạo vật liệu từ nguyên liệu nguồn đến quá trình nấu luyện, đúc và cán
kim loại, hợp kim màu và xử lý nhiệt về bề mặt vật liệu kim loại; đào tạo về vật liệu tiên
tiến và cấu trúc nano. Thành lập trên cơ sở Viện Khoa học và Kỹ thuật vật liệu.
− Khoa Vật liệu điện tử và linh kiện: đảm nhiệm chức năng đào tạo đại học, sau đại học trong
lĩnh vực khoa học vật liệu điện tử, Vật liệu Quang học, Quang điện tử và Quang tử. Thành
lập trên cơ sở Viện ITIMS.
− Khoa Dệt may – Da giầy và thời trang: đảm nhận chức năng đào tạo đại học và sau đại học
về công nghệ dệt may - da giầy và thời trang. Thành lập trên cơ sở Viện Dệt May-Da giầy
và Thời trang.
− Khoa Vật liệu Hóa học Ứng dụng: đảm nhận chức năng đào tạo đại học và sau đại học về
vật liệu polyme - compozit nền polyme, kỹ thuật in và truyền thông. Thành lập trên cơ sở
Trung tâm Công nghệ Poyme Compozit và Bộ môn Công nghệ in.

Bảng 4 là danh sách các ngành/chương trình đào tạo sẽ được quản lý bởi 4 khoa trên thuộc các
lĩnh vực Khoa học tự nhiên, Công nghệ kỹ thuật, Kỹ thuật, Sản xuất chế biến với các nhóm ngành
và ngành theo Thông tư 09/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022. Chi tiết về mã ngành của các
chương trình đào tạo xem chi tiết trong phụ lục 2.
Bảng 4. Danh sách các ngành/chương trình đào tạo được phụ trách bởi 4 khoa
Khoa Đại học Sau đại học
Cử nhân Kỹ sư Thạc sỹ Tiến sỹ
Kỹ thuật vật Kỹ thuật Vật liệu Kỹ thuật Vật liệu Khoa học & Kỹ Kỹ thuật Vật liệu
liệu Kỹ thuật vật liệu Kỹ thuật vật liệu thuật Vật liệu Khoa học Vật liệu
kim loại kim loại
Khoa học & Kỹ Khoa học & Kỹ
thuật Vật liệu thuật Vật liệu
(CTTT) (CTTT)

35
Vật liệu điện tử Kỹ thuật vi điện tử Kỹ thuật vi điện Khoa học Vật
Khoa học Vật liệu
và linh kiện (Vật liệu điện tử)
và Công nghệ nano* tử và Công nghệ liệu (Vật liệu
nano* điện tử)Khoa học Vật liệu -
Khoa học &
Vật liệu quang học,
quang điện tử và
Công nghệ nano
quang
Dệt mMy - Da Công nghệ Dệt, May Công nghệ Dệt, Công nghệ Dệt, Công nghệ Dệt, May
giầy và Thời Kỹ thuật dệt May May
trang Kỹ thuật dệt
Kỹ thuật in và truyền Kỹ thuật in Kỹ thuật in Kỹ thuật in
thông
Vật liệu Hóa
Công nghệ vật liệu Công nghệ vật Khoa học vật Vật liệu cao phân tử và
học Ứng dụng
polyme và liệu polyme và liệu tổ hợp
compozit* compozit*

*Ngành/chương trình đào tạo từ 2023


• Các nhóm chuyên môn
Nhóm chuyên môn là các đơn vị chuyên môn thuộc khoa, không phải là đơn vị hành chính, không
quản lý cán bộ, không quản lý cơ sở vật chất, không có tổ chức Đảng và tổ chức chính trị xã hội
riêng. Nhóm chuyên môn có nhiệm vụ quản lý chuyên môn của một số môn học:
− Chịu trách nhiệm xây dựng và hoàn thiện nội dung môn học; tổ chức biên soạn giáo trình,
bài giảng và học liệu khác đáp ứng yêu cầu môn học được giao; không ngừng nghiên cứu
đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng nội dung môn học;
− Phối hợp phát triển ngành, chương trình đào tạo liên quan đến chuyên môn của nhóm;
− Phối hợp thực hiện công tác đánh giá giờ giảng dạy (GD) của cán bộ;
− Mỗi cán bộ giảng dạy sinh hoạt và giảng dạy tại một hoặc vài nhóm chuyên môn (nhưng
sinh hoạt chính tại một nhóm chuyên môn). Cán bộ kỹ thuật tham gia sinh hoạt chuyên
môn tại nhóm chuyên môn liên quan;

Trưởng nhóm chuyên môn (gọi tắt là trưởng nhóm) là người đứng đầu chuyên môn của nhóm,
chịu trách nhiệm điều phối, thực hiện các nhiệm vụ của nhóm, báo cáo công việc với ban lãnh đạo
khoa quản ngành. Trưởng nhóm là một vị trí lãnh đạo chuyên môn, không phải là một chức danh
quản lý hành chính và không theo nhiệm kỳ.
Các thành viên trong một nhóm chuyên môn bao gồm có: (1) cán bộ giảng dạy; và (2) cán bộ kỹ
thuật; các thành viên chịu trách nhiệm phát triển nội dung các môn học do nhóm chuyên môn phụ
trách, bao gồm và phần lý thuyết và thí nghiệm/thực hành cũng như tổ chức giảng dạy, đánh giá
và đảm bảo chất lượng cho các học phần mà nhóm phụ trách.
Dựa vào các lĩnh vực chuyên môn trong chương trình đào tạo, Trường Vật liệu chia ra 17 nhóm
chuyên môn khác nhau.
• Giám đốc chương trình đào tạo
Giám đốc chương trình đào tạo là người giúp Ban giám hiệu thực hiện quản lý một chương trình
đào tạo, chăm sóc người học, được Hiệu trưởng Trường phân công nhiệm vụ và căn cứ vào đề án
vị trí việc làm. Giám đốc CTĐT không được kiêm nhiệm Trưởng, Phó khoa. Nhiệm vụ của giám

36
đốc CTĐT được qui định chi tiết trong Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường. Tiêu chuẩn và
quy trình bổ nhiệm, miễn nhiệm giám đốc CTĐT được quy định trong Quy chế tổ chức và hoạt
động của trường Vật liệu.
• Trung tâm nghiên cứu đổi mới sáng tạo về khoa học vật liệu (ITIMS)
Trung tâm nghiên cứu đổi mới sáng tạo về khoa học vật liệu là đơn vị nghiên cứu hạt nhân thuộc
Trường Vật liệu, thực hiện chức năng quản lý hành chính và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ chung
cho hoạt động nghiên cứu khoa học. Trung tâm sẽ là đơn vị dẫn dắt các hướng nghiên cứu của
Trường Vật liệu, trong đó hoạch định chiến lược, cũng như các hướng nghiên cứu mũi nhọn của
Trường. Trung tâm quản lý các phòng thí nghiệm nghiên cứu và thực hiện các nhiệm vụ khoa học
công nghệ, cũng như nghiên cứu, phát triển công nghệ trong lĩnh vực vật liệu. Trung tâm có nhiệm
vụ và quyền hạn như sau:
- Xác định các hướng nghiên cứu, xây dựng các nhóm nghiên cứu, tổ chức xây dựng và đề
xuất các chương trình, đề tài và dự án phù hợp với chuyên môn của đơn vị và định hướng
phát triển của trường.
- Tham gia tuyển chọn, đấu thầu thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp của
Nhà nước, của các tổ chức, doanh nghiệp và quỹ tài trợ trong và ngoài nước; xét chọn và
quản lý thực hiện các nhiệm vụ theo phân cấp.
- Hợp tác với các cơ sở đào tạo và nghiên cứu, doanh nghiệp trong và ngoài nước để triển
khai các hoạt động đào tạo nâng cao, nghiên cứu và chuyển giao tri thức phù hợp với
chuyên môn của đơn vị.
- Tham gia thực hiện các nhiệm vụ chung, các nhiệm vụ đột xuất của trường và ĐHBK Hà
Nội.

Trung tâm sẽ được tổ chức lại trên cơ sở Viện ITIMS, Trung tâm sẽ tiếp tục mở rộng các hướng
nghiên cứu, thành lập các phòng thí nghiệm nghiên cứu thuộc các hướng như vật liệu kim loại,
vật liệu polyme và composite, vật liệu và công nghệ dệt may, công nghệ in v.v… Nhân sự của
trung tâm nghiên cứu bao gồm các giảng viên được biên chế giảng dạy tại trường và một số nghiên
cứu viên làm việc theo chế độ hợp đồng. Trung tâm sẽ là điểm nhấn để kết nối các hoạt động về
khoa học công nghệ của Trường Vật liệu.
• Phòng thí nghiệm nghiên cứu
Phòng thí nghiệm nghiên cứu (PTN NC) là tổ chức nghiên cứu hạt nhân của trường, chuyên sâu
về một lĩnh vực chuyên môn hẹp, bao gồm một hoặc một vài nhóm nghiên cứu. PTN NC được
thành lập và vận hành theo Quy chế tổ chức và hoạt động của các PTN NC của ĐHBKHN và theo
đề xuất của Hiệu trưởng. Nhân sự của phòng thí nghiệm nghiên cứu bao gồm các giảng viên, cán
bộ nghiên cứu được biên chế tại trường và một số nghiên cứu viên làm việc theo chế độ hợp đồng.
Phòng thí nghiệm nghiên cứu không có chức năng quản lý hành chính do Trường hoặc Trung tâm
quản lý thực hiện quản lý hành chính. Phòng thí nghiệm nghiên cứu có nhiệm vụ:
- Tập hợp và xây dựng đội ngũ nhân sự chủ chốt, cộng tác viên trong và ngoài trường bao
gồm cả học viên sau đại học;
- Chủ trì thiết kế, đề xuất và phối hợp tìm kiếm nguồn kinh phí cho các dự án đầu tư hạ tầng
và trang thiết bị nghiên cứu;
- Quản lý và sử dụng hiệu quả diện tích làm việc và trang thiết bị phòng thí nghiệm; thực
hiện dịch vụ chuyên môn trên các thiết bị được giao;
37
- Đề xuất, tìm kiếm đối tác và nguồn kinh phí, tổ chức thực hiện các đề tài, dự án, nhiệm vụ,
hợp đồng nghiên cứu, phát triển và chuyển giao công nghệ;
- Hỗ trợ sinh viên, học viên sau đại học tham gia các hoạt động nghiên cứu, phát triển và
thực hiện các dự án đổi mới sáng tạo;
- Tổ chức hội thảo chuyên đề, tham gia các diễn đàn khoa học và công nghệ, phát triển lĩnh
vực chuyên môn;
- Hợp tác với các nhóm nghiên cứu, các phòng thí nghiệm nghiên cứu trong và ngoài trường
đề phát triển các lĩnh vực nghiên cứu liên ngành;
- Đề xuất, tham gia ý kiến cho trường đồng thời đại diện cho trường khi được Hiệu trưởng
ủy quyền để phát ngôn, đóng góp ý kiến với cộng đồng và xã hội về những vấn đề KHCN
thuộc lĩnh vực chuyên môn;
- Tổ chức đánh giá hoạt động của đơn vị theo Quy chế tổ chức hoạt động của trường các quy
chế của ĐHBKHN.

8.1.6. Khối hỗ trợ - phục vụ


Thành phần chính của Khối hỗ trợ - phục vụ là Văn phòng trường, Trung tâm kỹ thuật, Trung tâm
nghiên cứu và đánh giá vật liệu.
• Văn phòng trường
Văn phòng trường có nhiệm vụ tham mưu và giúp Hiệu trưởng trong quản lý hành chính tập trung
và tổ chức thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ chung toàn trường:
− Xây dựng kế hoạch công tác; hướng dẫn, hỗ trợ và phối hợp với các đơn vị trong Trường
thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch công tác, đảm bảo chất lượng, hiệu quả và đúng quy
định;
− Theo dõi và giải quyết công việc nghiệp vụ, đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, đảm
bảo kỷ cương, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc;
− Tham mưu cho Ban giám hiệu và thực hiện các công tác tổ chức cán bộ; đào tạo; NCKH;
cơ sở vật chất; tài chính-kế toán… theo quy chế tổ chức hoạt động của Trường;
− Hướng dẫn, hỗ trợ tốt nhất cho cán bộ, người học trong các công việc liên quan, thực hiện
đầy đủ trách nhiệm đối với cộng đồng và xã hội;

Trong văn phòng trường, trưởng văn phòng là người đứng đầu đơn vị, chịu trách nhiệm trước Hiệu
trưởng về chất lượng và hiệu quả thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của đơn vị theo đúng quy
định của pháp luật, của Đại học và của Trường.
• Trung tâm kỹ thuật
Trung tâm kỹ thuật/thực hành (gọi chung là trung tâm kỹ thuật) thực hiện chức năng quản lý cán
bộ kỹ thuật, quản lý hành chính, cơ sở vật chất và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ chung cho các
phòng thí nghiệm, phòng thực hành phục vụ đào tạo. Trung tâm có nhiệm vụ phối hợp với khoa,
giám đốc chương trình đào tạo, nhóm chuyên môn để phát triển, xây dựng bài thí nghiệm, thực
hành tương ứng. Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của trung tâm kỹ thuật thuộc trường được quy định
chi tiết trong quy chế tổ chức và hoạt động của trường.
• Trung tâm nghiên cứu và đánh giá vật liệu
Trung tâm thuộc trường thực hiện chức năng quản lý hành chính và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ
chung cho hoạt động nghiên cứu và đánh giá vật liệu. Trung tâm nghiên cứu và đánh giá vật liệu
38
có nhiệm vụ phối hợp với các khoa, PTN nghiên cứu, nhóm nghiên cứu, nhóm chuyên môn để
thực hiện các đề tài, dự án, đào tạo sau đại học, vận hành, khai thác các thiết bị nghiên cứu và thực
hiện các hợp đồng dịch vụ nghiên cứu, đánh giá vật liệu. Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của trung
tâm nghiên cứu và đánh giá vật liệu thuộc trường được quy định trong quy chế tổ chức và hoạt
động của trường.
8.2. Tổ chức nhân sự Trường Vật liệu
Nhân sự của Trường Vật liệu bao gồm:
− Hội đồng trường: Hội đồng trường có số thành viên từ 9-15 người và là số lẻ, gồm đại diện
ĐHBKHN, Bí thư Đảng ủy trường, Hiệu trưởng, Chủ tịch công đoàn trường, Bí thư Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh trường, một số phó hiệu trưởng; đại diện giảng viên trong đơn vị và
có thể có đến 20% thành viên bên ngoài có trình độ và kinh nghiệm liên quan đến phát
triển đơn vị. Giám đốc ĐHBKHN ra quyết định công nhận hội đồng trên cơ sở đề nghị của
Tập thể lãnh đạo Trường.
− Ban giám hiệu: Ban giám hiệu Trường Vật liệu gồm 01 Hiệu trưởng và 03 Phó hiệu trưởng.
Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng phải là giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ phù hợp với
lĩnh vực chuyên môn của đơn vị, có uy tín trong giảng dạy, NCKH và có kinh nghiệm và
năng lực quản lý. Nhiệm kỳ của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng là 5 năm và có thể bổ nhiệm
lại nhưng không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp. Quy trình bổ nhiệm, miễn nhiệm được quy
định trong Quy chế công tác cán bộ.
− Văn phòng trường: đứng đầu văn phòng là Trưởng văn phòng, tối đa 03 Phó trưởng văn
phòng. Trưởng văn phòng chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về chất lượng và hiệu quả
thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của đơn vị theo đúng quy định của pháp luật, của Đại
học và của Trường.
− Trung tâm kỹ thuật: Ban lãnh đạo gồm Giám đốc và tối đa 02 Phó giám đốc. Ban lãnh đạo
Trung tâm kỹ thuật chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng quản lý và sử dụng hiệu quả cơ sở
vật chất, nguyên vật tư; đảm bảo các trang thiết bị, máy móc, cơ sở hạ tầng trong các phòng
thí nghiệm của trung tâm hoạt động tốt; tổ chức tốt các hoạt động đào tạo trong phạm vi
của trung tâm.
− Khoa: Ban lãnh đạo khoa bao gồm Trưởng khoa và tối đa 02 Phó trưởng khoa. Trưởng
khoa là người đứng đầu phụ trách quản lý đơn vị, chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức giảng
dạy cho các chương trình do khoa quản lý. Phó trưởng khoa là người giúp trưởng khoa
thực hiện một số nhiệm vụ của khoa. Trưởng khoa, Phó trưởng khoa có nhiệm kỳ 5 năm
và giữ chức vụ không quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp.
− Trung tâm nghiên cứu: gồm 01 giám đốc và tối đa 02 phó giám đốc. Giám đốc trung tâm
nghiên cứu chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về chức năng, nhiệm vụ của trung tâm,
quản lý cơ sở vật chất; đảm bảo các trang thiết bị, máy móc, cơ sở hạ tầng trong các phòng
thí nghiệm của Trung tâm hoạt động tốt.
− Phòng thí nghiệm nghiên cứu: mỗi phòng thí nghiệm nghiên cứu có 1 trưởng phòng.
Trưởng phòng thí nghiệm nghiên cứu là người có trình độ và khả năng tập hợp các nhà
khoa học để tiến hành một vài hướng nghiên cứu và là người quyết định và chịu trách
nhiệm về định hướng, các kết quả nghiên cứu và sở hữu trí tuệ của nhóm nghiên cứu đó.
− Nhóm chuyên môn: Trưởng nhóm phải là giảng viên có trình độ tiến sĩ; được lựa chọn từ
những ứng viên có năng lực và uy tín cao nhất trong lĩnh vực chuyên môn. Hiệu trưởng
39
quyết định việc công nhận Trưởng nhóm theo đề án vị trí việc làm. Hệ số vị trí (Kvt) và
giờ phục vụ (PV) của Trưởng nhóm tuỳ thuộc vào quy mô của nhóm chuyên môn và được
quy định chi tiết trong Quy chế tổ chức hoạt động của trường và các Quy chế của
ĐHBKHN. Trưởng nhóm chuyên môn là người đứng đầu chuyên môn của của nhóm, chịu
trách nhiệm phát triển chuyên môn của các môn học được giao phụ trách.
− Nhóm nghiên cứu (NNC): Là tập thể các cán bộ ít nhất từ 05 cán bộ có cùng định hướng
nghiên cứu, tự nguyện liên kết cùng nhau trong một lĩnh vực hoạt động nghiên cứu khoa
học và nghiên cứu phát triển sản phẩm KHCN cụ thể gắn với đào tạo sau đại học. Nhóm
nghiên cứu không phải là một đơn vị hành chính, có thể thay đổi tùy theo sự phát triển của
lĩnh vực chuyên môn. Nhóm nghiên cứu có thể nằm trong hoặc không nằm trong PTNNC.
a) Chức năng nhiệm vụ của nhóm nghiên cứu:
- Phát triển môi trường nghiên cứu khoa học tích cực, chủ động, hợp tác trong đơn vị.
Thúc đẩy và phát huy hiệu quả các hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và phát
triển, chuyển giao công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, thông
qua hợp tác giữa các cán bộ có cùng định hướng nghiên cứu; là cơ sở để xây dựng các
phòng thí nghiệm nghiên cứu của trường và Đại học;
- Nâng cao năng lực nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và sáng tạo công nghệ
cho đội ngũ cán bộ, tạo tiền đề mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo đại học
và sau đại học; thúc đẩy hợp tác nghiên cứu và hội nhập quốc tế.
b) Nhóm nghiên cứu được Hiệu trưởng trường ra quyết định thành lập dựa trên đề xuất của
Giám đốc trung tâm nghiên cứu.
c) Trưởng NNC là người chịu trách nhiệm điều phối, thực hiện các nhiệm vụ của nhóm,
báo cáo công việc với Giám đốc trung tâm nghiên cứu. Trưởng NNC là một vị trí chuyên
môn, không phải là một chức danh quản lý hành chính và không bị giới hạn nhiệm kỳ.
- Trưởng NNC phải có trình độ tiến sĩ. Hiệu trưởng trường quyết định nhân sự Trưởng
NNC theo vị trí việc làm, quy trình được thực hiện theo Quy chế Công tác cán bộ của
ĐHBK Hà Nội.
- Hệ số vị trí (kvt) và giờ phục vụ (PV) của Trưởng NNC được quy định trong Quy chế
Tổ chức và hoạt động của trường và các Quy chế của ĐHBK Hà Nội.

8.3. Tổ chức và điều hành


Trường Vật liệu được tổ chức và điều hành theo Quy chế Tổ chức hoạt động của Trường và các
Quy chế, qui định của ĐHBKHN.
8.3.1. Tổ chức và điều hành các hoạt động đào tạo
− Công tác xây dựng chương trình và quy hoạch đào tạo: Được thực hiện theo sự phân cấp
của Giám đốc ĐHBKHN, trên cơ sở phối hợp chặt chẽ với các đơn vị đào tạo và quản lý
đào tạo của ĐHBK, với các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực Vật liệu, phù hợp với chiến
lược phát triển công nghiệp Vật liệu của Chính phủ và tình hình phát triển công nghiệp vật
liệu trên thế giới. Trường tổ chức xây dựng quy hoạch phát triển ngành và chuyên ngành,
các bậc và loại hình đào tạo, quy mô đào tạo và xây dựng chương trình đào tạo theo mục
tiêu đào tạo của Viện đã được phê duyệt. Công việc xây dựng quy hoạch đào tạo, chương
trình đào tạo do Ban giám hiệu trực tiếp chịu trách nhiệm chủ trì với sự tư vấn của Hội
đồng KH&ĐT, Hội đồng phát triển chương trình đào tạo, sự hỗ trợ của các khoa và các
đơn vị thành viên khác trong Trường.
40
− Công tác quản lý đào tạo: Ban giám hiệu trực tiếp chỉ đạo các khoa, Trung tâm kỹ thuật
và các đơn vị thành viên liên quan tổ chức triển khai chương trình, kế hoạch đào tạo đã
được duyệt và quản lý quá trình đào tạo.
− Công tác sinh viên: Ban giám hiệu trực tiếp chỉ đạo Văn phòng trường, các Giám đốc
chương trình đào tạo và các đơn vị thành viên liên quan triển khai công tác quản lý và hỗ
trợ sinh viên.
− Công tác kiểm định đánh giá đào tạo: Theo kế hoạch của ĐHBKHN, Ban giám hiệu trường
chỉ đạo các đơn vị tham gia tiến hành các thống kê, đánh giá đào tạo theo các tiêu chuẩn
kiểm định chất lượng đào tạo phù hợp với chuẩn quốc gia và quốc tế.
− Công tác tuyển sinh: Chủ trì triển khai công tác truyền thông tuyển sinh và tư vấn hướng
nghiệp đối với các ngành/chương trình đào tạo được giao quản lý, trên cơ sở phù hợp với
kế hoạch chung của ĐHBKHN; Trên cơ sở kế hoạch tuyển sinh của ĐHBKHN, Hiệu
trưởng chỉ đạo xây dựng đề án tuyển sinh hằng năm và tham vấn ý kiến của Hội đồng
KHĐT. Nội dung đề án bao gồm việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh, các ngành tuyển sinh,
các đợt tuyển sinh, điều kiện và phương án thi tuyển hoặc xét tuyển, các điều kiện bảo đảm
chất lượng đào tạo, tỷ lệ có việc làm của sinh viên tốt nghiệp; bảo đảm chuẩn đầu ra của
chương trình đào tạo đã công bố. Trên cơ sở phương thức tuyển sinh đã được ấn định, các
khoa lập kế hoạch tuyển sinh cho từng ngành đào tạo.

8.3.2. Tổ chức và điều hành các hoạt động nghiên cứu khoa học
Theo sự phân cấp của Giám đốc ĐHBKHN, Ban giám hiệu Trường Vật liệu thống nhất quản lý
công tác NCKH và CGCN của Trường.
Các hoạt động NCKH và CGCN được tiến hành theo nhiệm vụ được Nhà nước, ĐHBKHN giao
trực tiếp hoặc thông qua các đề tài, dự án hợp tác, liên kết với doanh nghiệp, cơ sở trong và ngoài
nước. Các hoạt động KHCN này được quản lý theo quy định chung của Nhà nước, các quy định
nội bộ của ĐHBKHN, và quy chế của Trường Vật liệu. Việc tổ chức và quản lý phải tạo điều kiện
thuận lợi nhất cho các nhà khoa học tham gia nghiên cứu, hoạt động có hiệu quả và phát triển và
được tiến hành thông qua Trung tâm nghiên cứu đổi mới sáng tạo về công nghệ vật liệu.
8.3.3. Tổ chức và điều hành các hoạt động tài chính, tài sản
Tài chính-tài sản của Trường là một bộ phận tài chính-tài sản của Đại học, được ĐHBKHN phân
cấp quản lý, thống nhất trong toàn ĐHBKHN.
Trường Vật liệu sau khi thành lập sẽ kế thừa toàn bộ tài sản và công nợ của các đơn vị cấu thành.
Ban Giám hiệu trường và trưởng các đơn vị tổ chức lại thành Trường Vật liệu có trách nhiệm thực
hiện quá trình chuyển giao này.
Ban giám hiệu chịu trách nhiệm quản lý tài chính, thực hiện chế độ báo cáo tài chính theo quy
định của pháp luật và quy chế của ĐHBKHN. Các nguồn thu và mục chi sẽ được quy định trong
Quy chế chi tiêu nội bộ của ĐHBKHN và của Trường Vật liệu.
Các nguồn thu của Trường có thể là:
− Kinh phí thu được từ học phí do ĐHBKHN phân cấp hàng năm cho đơn vị.
− Kinh phí từ hoạt động đào tạo cho doanh nghiệp và các nhiệm vụ, hợp đồng CGCN, tư vấn
chuyên môn với các đơn vị bên ngoài;

41
− Kinh phí từ các đề tài, dự án NCKH, hợp tác trong và ngoài nước;
− Kinh phí tài trợ từ các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, các doanh nghiệp, các tập thể, cá
nhân;
− Vốn của cá nhân, tập thể được Trường huy động trong trường hợp cần thiết, theo quy định
của Nhà nước, cho các hoạt động của Trường.

Các khoản chi được thực hiện theo quy định của ĐHBKHN và Quy chế chi tiêu nội bộ của Trường
Vật liệu, có thể bao gồm:
− Chi trả lương cho cán bộ;
− Kinh phí dành cho các hoạt động thường xuyên của Trường (văn phòng, đoàn thể,…);
− Phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho đào tạo, NCKH;
− Kinh phí cho các hoạt động chuyên môn của Trường (đào tạo, NCKH, hội thảo,…);
− Hỗ trợ các chuyên gia làm việc tại Trường: kinh phí mời giảng, chuyên gia nước ngoài
giảng dạy trong các chương trình đặc biệt, thuê khoán.
− Hỗ trợ sinh viên và công tác sinh viên của Trường;
− Hỗ trợ các hoạt động phong trào, đoàn thể;
− Các hoạt động về quảng bá, marketing phục vụ tuyển sinh, quảng bá thương hiệu
− Các quỹ theo Quy chế chi tiêu nội bộ Trường.

9. Tổ chức thực hiện đề án


9.1. Kế hoạch triển khai trong thời gian chuyển đổi
Để đảm bảo thực hiện các mục tiêu đã chỉ ra trong Mục 6.2, cần phải thực hiện các giải pháp cụ
thể như sau:
9.1.1. Đào tạo
− Thực hiện quy hoạch các chương trình đào tạo hiện có của Viện Khoa học và Kỹ thuật vật
liệu, Viện Dệt May – Da giầy và Thời trang, Viện ITIMS, Viện Kỹ thuật Hóa học (Trung
tâm CN polyme compozit, Bộ môn Công nghệ in), PTN trọng điểm vật liệu Polyme và
Compozit trên cơ sở Phụ lục 2 và 5 trong bản đề án này.
− Quy hoạch các môn học của các chương trình đào tạo hiện có vào nhóm chuyên môn theo
lĩnh vực chuyên ngành theo Phụ lục 9 của bản đề án. Quyết định thành lập các nhóm chuyên
môn sẽ được Hiệu trưởng Trường Vật liệu ban hành trong thời gian 3-4 tháng kể từ khi có
quyết định thành lập Trường.
− Quy hoạch các nhóm chuyên môn vào các Khoa sẽ được thực hiện theo lộ trình trong 1
học kỳ.

9.1.2. Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ


Hiện nay, trong nhóm các đơn vị tham gia thành lập trường Vật liệu, Viện ITIMS đang thực hiện
chức năng là Viện nghiên cứu và đào tạo sau đại học. Các Viện đào tạo còn lại, Trung tâm CN
Polyme compozit và Bộ môn Công nghệ In đang tham gia nghiên cứu trong các Lab nghiên cứu
của Viện. Với đặc thù như vậy, nên việc thực hiện nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ
sẽ được thực hiện như sau:

42
Viện ITIMS sẽ được tổ chức lại thành 02 phần: 01 phần hình thành Khoa đào tạo “Vật liệu điện
tử và linh kiện” và 01 phần hình thành Trung tâm nghiên cứu đổi mới sáng tạo về công nghệ vật
liệu (ITIMS – Institute of Technological Innovation in Materials Science) trực thuộc trường, trong
đó có các Lab nghiên cứu cũ và mở rộng cho các Lab nghiên cứu mới cùng tham gia. Giảng viên
cơ hữu ở các Khoa sẽ tham gia hoặc hình thành các Lab nghiên cứu mới trong Trung tâm ITIMS.
Phòng thí nghiệm Trọng điểm Vật liệu Polyme và Compozit sẽ hoạt động theo mô hình Phòng thí
nghiệm nghiên cứu trực thuộc Trung tâm ITIMS. Phòng thí nghiệm này không có chức năng quản
lý hành chính và vận hành theo Quy chế tổ chức và hoạt động của PTN NC.
Các đề tài/dự án đang thực hiện được cấp kinh phí từ năm 2019 theo Phụ lục 4 tại các Viện, Trung
tâm, PTN trọng điểm được phép giữ lại tư cách pháp nhân về khoa học công nghệ, tiếp tục sử
dụng con dấu và tài khoản kho bạc cho đến khi các đề tài/dự án kết thúc hoặc chuyển sang pháp
nhân KHCN Trường mới tùy thuộc vào tình hình tiến trình thực hiện các đề tài, dự án và quy định
của nơi cấp kinh phí. Các đề tài mới năm 2022 đều đã chuyển sang pháp nhân KHCN của ĐHBK
Hà Nội.
9.1.3. Truyền thông, hợp tác đối ngoại
− Thông báo cho các đối tác trong và ngoài nước việc thành lập Trường Vật liệu và Trường
sẽ tiếp nhận các thỏa thuận hợp tác đã ký kết với các đơn vị trước đây.
− Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu mới cho Trường Vật liệu bao gồm logo, website, và
các kênh truyền thông khác.

9.1.4. Cơ sở vật chất, tài sản và tài chính


− Kiểm kê tài sản 4 đơn vị, hợp nhất tài sản và đưa ra quy trình quản lý tài sản chung. Trường
Vật liệu sẽ là đơn vị tiếp nhận và quản lý toàn bộ tài sản của 4 Viện là Viện KH&KT Vật
liệu, Viện Dệt May – Da giầy và Thời trang, Viện ITIMS, TT công nghệ Polyme compozit
và Bộ môn Công nghệ in thuộc Viện Kỹ thuật Hóa Học.
− Quy hoạch các phòng thí nghiệm đào tạo của 4 đơn vị, đưa các phòng thí nghiệm đào tạo
vào Trung tâm kỹ thuật, một số phòng thí nghiệm đào tạo chuyên ngành được quy hoạch
vào Khoa tương ứng để quản lý chung. Tiến trình chuyển các phòng thí nghiệm đào tạo về
Trung tâm kỹ thuật sẽ được thực hiện theo lộ trình trong 1 học kỳ. PTN SAHEP sẽ duy trì
hoạt động theo đúng mục tiêu và chức năng khi thành lập theo dự án SAHEP. Phối hợp
khai thác sử dụng các thiết bị PTN đào tạo theo dự án SAHEP và trung tâm kỹ thuật; các
thiết bị PTN nghiên cứu SAHEP vào các Trung tâm nghiên cứu.
− Quy hoạch lại phòng làm việc, cơ sở vật chất các bộ môn, tạm giao cho các nhóm chuyên
môn quản lý: tiến trình này được thực hiện trong vòng 1 – 3 tháng kể từ khi Trường Vật
liệu có quyết định thành lập.
− Hợp nhất quỹ và bút toán từ các đơn vị, xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ của Trường Vật
liệu trong vòng 2-3 tháng từ khi Trường Vật liệu có quyết định thành lập.

9.1.5. Nhân sự
− Thực hiện quy trình bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo Trường Vật liệu (Đảng uỷ, Ban Giám
hiệu) theo hướng dẫn của ĐHBKHN.

43
− Thực hiện quy trình thành lập các đơn vị cấp 3 và sắp xếp cán bộ vào các đơn vị của Trường
Vật liệu.
− Thực hiện quy trình thành lập Hội đồng trường, bổ nhiệm chủ tịch Hội đồng trường theo
hướng dẫn của ĐHBKHN.
− Thực hiện quy trình bổ nhiệm các lãnh đạo cấp 3, bao gồm trưởng/phó trưởng khoa,
trưởng/phó trưởng Văn phòng trường, giám đốc/phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu và
Trung tâm kỹ thuật.
− Thực hiện quy trình bổ nhiệm giám đốc chương trình đào tạo, trưởng nhóm chuyên môn,
trưởng phòng thí nghiệm nghiên cứu.

9.1.6. Chuyển đổi số


− Phối hợp với ĐHBKHN thực hiện các quy trình quản lý trực tuyến, tiến hành hợp nhất hệ
thống cơ sở dữ liệu về cán bộ, tài chính, quản lý KHCN, đào tạo, cơ sở vật chất, hợp tác
đối ngoại của 4 đơn vị. Tiến trình này dự kiến hoàn thành trong 6 tháng.

9.2. Kế hoạch triển khai giai đoạn 2022 – 2025


9.2.1. Đào tạo
− Tất cả các chương trình đào tạo của Trường Vật liệu đều phải được kiểm định theo chuẩn
quốc tế như AUN-QA, ASIIN .v.v.
− Phấn đấu nhóm ngành “Khoa học vật liệu” được xếp hạng 351 – 400 theo QS Ranking.
Xếp hạng số một Việt Nam về Khoa học vật liệu.
− Xây dựng 02 chương trình đào tạo gồm: Chương trình “Vật liệu polyme và Compozit” và
chương trình “Kỹ thuật vi điện tử và Công nghệ Nano”. Hai chương trình này sẽ đưa vào
tuyển sinh năm học 2023-2024.
− Tiếp tục mở thêm các chương trình đào tạo, đặc biệt các chương trình sau đại học và các
chương trình mang tính liên ngành.
− Tập trung đưa ra các giải pháp để thu hút tuyển sinh, đảm bảo quy mô đào tạo từ 600-700
sinh viên/năm.

9.2.2. Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ


− Tái quy hoạch và tập hợp các nhà khoa học vào các nhóm nghiên cứu thuộc về các PTN
nghiên cứu với các định hướng nghiên cứu mạnh, theo chiến lược phát triển KHCN của
Trường Vật liệu.
− Trung tâm nghiên cứu đổi mới sáng tạo về công nghệ vật liệu được hình thành với cơ sở
hạ tầng hiện tại của Viện ITIMS và trang thiết bị mới dựa trên dự án đầu tư của WB và
KOICA (đang đề xuất).
− Hình thành từ 3 đến 5 phòng thí nghiệm nghiên cứu mạnh, xuất sắc của khu vực, có khả
năng thu hút tài trợ và đầu tư của Nhà nước, các tổ chức doanh nghiệp trong và ngoài nước,
tổ chức triển khai, ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào sản xuất và đời sống, tiếp thu các
công nghệ tiên tiến từ nước ngoài về trường.
− Năm 2025: số công bố ISI/Scopus đạt 1.2 bài/giảng viên/năm, số đăng ký sở hữu trí tuệ
đạt 01 sáng chế/GPHI/nhóm nghiên cứu mạnh. Kinh phí nghiên cứu và CGCN tăng 30%.

44
− Nghiên cứu xây dựng 1-2 doanh nghiệp khởi nghiệp KHCN starup/spin off để tận dụng và
phát huy mọi nguồn lực của Trường và Xã hội từ đó thúc đẩy các hoạt động CGCN hỗ trợ
cho đào tạo và nghiên cứu.

9.2.3. Hợp tác đối ngoại


Phấn đấu đến năm 2025 đạt được các chỉ tiêu sau:
− Về đào tạo, các chương trình ELITECH của Trường Vật liệu đều phải có các đối tác quốc
tế cho phép trao đổi giảng viên, sinh viên, công nhận tín chỉ hoặc cấp song bằng.
− Về NCKH, tăng cường mức độ hợp tác quốc tế trong các hoạt động KHCN của Trường
Vật liệu, từ đó nâng cao chất lượng cũng như các lĩnh vực nghiên cứu: Tối thiểu 40% các
đề tài, dự án NCKH và CGCN có các hoạt động hợp tác quốc tế; tối thiểu 25% các công
bố khoa học có hợp tác với các đối tác nước ngoài.
− Phấn đấu chương trình ELITECH phải có tối thiểu 01 giảng viên ở trường đối tác nước
ngoài sang giảng dạy trong 1 kỳ.
− Có tối thiểu 01 chương trình cao học song bằng với đối tác nước ngoài.
− Mỗi năm có tối thiểu 10 SV của Trường Vật liệu tham gia các chương trình trao đổi ngắn
hạn (tới 3 tháng) và dài hạn (1 – 2 học kỳ) với các trường đối tác.
− Tiếp nhận tối thiểu 5 SV nước ngoài trong khuôn khổ các chương trình trao đổi tại Trường
Vật liệu.
− Tối thiểu 20% các đề tài, dự án NCKH và CGCN có các hoạt động hợp tác quốc tế.
− Tối thiểu 20% các công bố khoa học có hợp tác với các đối tác nước ngoài.

9.2.4. Xây dựng đội ngũ


Phấn đấu đến năm 2025 đạt được các chỉ tiêu sau:
− Tuyển dụng được tối thiểu 15 cán bộ có năng lực giảng dạy và nghiên cứu tốt.
− Có tối thiểu 02 chuyên gia, nhà khoa học nước ngoài làm việc như cán bộ thỉnh giảng,
cộng tác viên hoặc cán bộ cơ hữu của trường.
− Mỗi năm có thêm 1 GS (Hiện nay có 06), tăng tỷ lệ PGS của Trường lên 30% (so với tỷ lệ
25% hiện nay), tỷ lệ TS trên cán bộ giảng dạy lên 90% (so với 70% hiện nay).
− Mỗi năm thực hiện tối thiểu 01 khóa đào tạo bồi dưỡng cán bộ trong hoặc ngoài nước
− Thực hiện các biện pháp nâng cao năng lực cán bộ kỹ thuật như mở các khóa bồi dưỡng,
mở rộng sinh hoạt chuyên môn trong các nhóm cho cán bộ kỹ thuật.

9.2.5. Cải cách hành chính và cơ chế quản lý


− Trong năm 2023, sau khi được phê duyệt đề án và có quyết định thành lập Trường: xây
dựng, ban hành Quy chế tổ chức hoạt động mới, phù hợp với mô hình và cấu trúc của
Trường Vật liệu. Đưa ra các quy trình thực hiện các hoạt động đào tạo, KHCN, cơ sở vật
chất, tài chính trong đó định nghĩa rõ ràng chức năng, vai trò và nhiệm vụ của Trường,
Khoa, nhóm chuyên môn, Trung tâm nghiên cứu, Trung tâm kỹ thuật, phòng thí nghiệm.
− Đến năm 2025: số hóa 80% các quy trình quản lý ở mức trường, số hóa toàn bộ quá trình
quản lý và phân tích các dữ liệu về đào tạo, quản lý và đăng ký sử dụng trang thiết bị, sinh
viên, NCKH, tài chính, dữ liệu cán bộ.

45
9.3. Mục tiêu đến năm 2030
Các mục tiêu phát triển 2022 – 2025 sẽ là cơ sở để 5 năm tiếp theo (2025 – 2030), đưa Trường
Vật liệu lên một bước phát triển mới với các mục tiêu cơ bản như sau:
− Tiếp tục giữ vững vị thế số một Việt Nam về đào tạo trong lĩnh vực Khoa học và Kỹ thuật
vật liệu, Dệt May, Da giầy và Thời trang, Kỹ thuật in.
− Trở thành một cơ sở đào tạo có uy tín ở Đông Nam Á trong lĩnh vực Vật liệu và Công nghệ
được nhiều đối tác biết đến và có hợp tác quốc tế sâu rộng trong lĩnh vực NCKH, trao đổi
sinh viên, giảng viên. Từng bước tăng số lượng sinh viên quốc tế.
− Là cơ sở đào tạo đại học, sau đại học hiện đại, hội nhập quốc tế thể hiện qua: số lượng
chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh; phương pháp giảng dạy hiện đại, sử dụng cơ sở
hạ tầng số; các chương trình đào tạo được kiểm định quốc tế; chất lượng cử nhân/kỹ sư/thạc
sỹ/tiến sỹ ra trường được các đơn vị sử dụng đánh giá cao; tỷ lệ số học viên cao học/NCS
trên sinh viên đại học tăng so với hiện nay.
− Giữ vững vị trí số một Việt Nam về nghiên cứu và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực Khoa
học và Công nghệ vật liệu, Dệt May, Da giầy và Thời trang, Kỹ thuật in thể hiện qua: số
công bố khoa học trong các tạp chí, hội thảo quốc tế có uy tín tăng mạnh, trung bình mỗi
cán bộ có 2 công bố ISI hoặc 01 bằng sở hữu trí tuệ/năm; số hợp đồng dịch vụ khoa học
công nghệ, dự án nghiên cứu, CGCN cho các doanh nghiệp tăng.

10. Hiệu quả kinh tế - xã hội


Trường Vật liệu thuộc Đại học Bách khoa Hà Nội được thành lập với mục tiêu chung là trở thành
một cơ sở đào tạo và nghiên cứu đổi mới sáng tạo có uy tín ở Đông Nam Á, hợp tác quốc tế sâu
rộng trong nghiên cứu khoa học, trao đổi sinh viên và giảng viên trong lĩnh vực vật liệu. Việc
thành lập trường đào tạo và nghiên cứu khoa học chuyên sâu về lĩnh vực vật liệu từ một số đơn vị
độc lập hiện nay trong Đại học Bách khoa đã đặt ra yêu cầu tất yếu của việc xây dựng mô hình
quản lý mới, quy chế hoạt động mới, chương trình đào tạo cơ sở ngành chung nhằm tạo ra động
lực cho sự phát triển bền vững của nhà trường.
Mô hình quản lý trường theo hướng tự chủ và tự chịu trách nhiệm sẽ tạo động lực phát triển đến
từng giảng viên. Nhà trường định hướng lấy chương trình đào tạo làm cốt lõi để phục vụ sinh viên,
định hướng liên kết đào tạo, nghiên cứu khoa học giữa các lĩnh vực vật liệu trong trường chứ
không biệt lập, tách rời nhau. Khi đó nhu cầu của người học sẽ được đáp ứng nhiều hơn, sinh viên
được đào tạo kiến thức liên ngành chứ không phải là đơn ngành như trước, hay nói cách khác sinh
viên sẽ là đối tượng sẽ được thụ hưởng nhiều nhất. Thông qua đó, uy tín đào tạo, nghiên cứu của
trường sẽ ngày càng nâng cao nên sẽ tăng được quy mô tuyển sinh qua đó góp phần nâng cao năng
lực tài chính của nhà trường. Có được năng lực tài chính tốt sẽ tạo điều kiện để nhà trường thực
hiện các cam kết về trách nhiệm xã hội.
Mô hình quản lý linh hoạt và quy chế hoạt động mới, việc phân cấp, phân quyền được đẩy mạnh
hơn, tăng vai trò chủ động sáng tạo ở các cấp, tạo động lực phát triển đến từng giảng viên trong
việc nâng cao trình độ chuyên môn, uy tín khoa học của giảng viên.
Thành lập trường Vật liệu nghệ sẽ tập trung được các nguồn lực liên quan bao gồm nguồn nhân
lực, trang thiết bị và cơ sở vật chất dùng chung và đây sẽ là điều kiện thuận lợi để đổi mới mô
46
hình, nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo cũng như tiền đề để mở rộng
lĩnh vực nghiên cứu khác của trường trong tương lai.
Tăng cường chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác doanh nghiệp qua đó đóng góp cho
sự phát triển bền vững của nhà trường, nâng cao chất lượng cuộc sống của các giảng viên, đáp
ứng nhu cầu người học và qua đó sẽ đóng góp vào sự thành công của mô hình tự chủ của Đại học
Bách khoa Hà Nội.
Thông qua việc đổi mới mô hình hoạt động, sắp xếp lại chương trình đào tạo, cơ sở vật chất, đội
ngũ cán bộ thì chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học sẽ được đẩy mạnh. Trường sẽ là địa chỉ
tin cậy về đào tạo và nghiên cứu khoa học đối với học sinh muốn theo học các chuyên ngành về
lĩnh vực vật liệu, là địa chỉ đáng tin cậy cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các doanh
nghiệp và là đơn vị hợp tác bình đẳng với các đối tác trong và ngoài nước về lĩnh vực vật liệu.
Sự thành công của Trường Vật liệu sẽ góp phần quan trọng vào “Quy hoạch tổng thể xây dựng và
phát triển Đại học Bách khoa Hà Nội giai đoạn 2006–2030” và thực hiện mục tiêu xây dựng Đại
học Bách khoa Hà Nội thành một đại học nghiên cứu, đổi mới sáng tạo trọng điểm của Việt Nam,
đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ nói chung và
nguồn nhân lực lĩnh vực vật liệu nói riêng, phục vụ đắc lực cho công cuộc công nghiệp hoá và
hiện đại hoá đất nước, phát triển kinh tế - xã hội, và đảm bảo an ninh, quốc phòng.

11. Kết luận và kiến nghị


1. Vai trò quan trọng của vật liệu nói chung và vật liệu mới nói riêng đối với phát triển kinh tế
- xã hội và an ninh quốc phòng là vấn đề đã được khẳng định đối với mọi quốc gia. Thực
tiễn trên thế giới cho thấy không có quốc gia nào tiến hành công nghiệp hóa thành công và
có nền công nghiệp phát triển mà không có ngành công nghiệp vật liệu phát triển, bởi đây
là ngành công nghiệp nền tảng, then chốt, đóng vai trò cung cấp đầu vào cho tất cả các lĩnh
vực sản xuất cũng như tiêu dùng của xã hội. Sự phát triển của các ngành công nghiệp khác
sẽ tạo điều kiện cho ngành công nghiệp vật liệu phát triển. Tuy nhiên, các lĩnh vực công
nghiệp khác sẽ không thể có giá trị gia tăng cao và dễ dàng thất bại trong cạnh tranh khi mà
tất cả nguyên, vật liệu đều phải nhập khẩu, phụ thuộc nước ngoài.
2. Việc triển khai Đề án thành lập Trường Vật liệu đối với Đại học Bách khoa Hà Nội là nhu
cầu cấp bách và là nhiệm vụ được đặt ra theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ ĐHBK
Hà Nội nhằm đảm bảo vị thế trong nước và quốc tế của Đại học trong lĩnh vực đào tạo và
khoa học công nghệ hết sức quan trọng này, đồng thời góp phần xứng đáng vào công cuộc
phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước nhằm đưa đất nước trở thành
nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2030.
3. Trường Vật liệu thành lập trên cơ sở sáp nhập Viện Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu, Viện
Dệt May – Gia giầy và Thời Trang, Viện ITIMS, Trung tâm Công nghệ Polyme compozit
và Bộ môn Công nghệ in. Trường có 07 ngành tương ứng với 07 chương trình đào tạo đại
học (02 chương trình mới đào tạo từ năm 2023), 06 chương trình đào tạo thạc sỹ và 05
chương trình đào tạo tiến sỹ. Hoạt động đào tạo được điều phối thông qua 04 khoa, 17 nhóm
chuyên môn, 01 trung tâm kỹ thuật và các phòng thí nghiệm chuyên ngành. Hoạt động
nghiên cứu thông qua trung tâm nghiên cứu, các PTN nghiên cứu và nhóm nghiên cứu.

47
Trường với tổng số 135 cán bộ sẽ tập hợp được nguồn lực về đội ngũ cán bộ có trình độ cao,
có nhiều kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học vật liệu và công
nghệ, cũng như nguồn lực về cơ sở vật chất sẽ mở ra cơ hội phát triển mới về qui mô, chất
lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và mở rộng hợp tác với các đơn vị trong và ngoài nước
góp phần xứng đáng vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.

Kiến nghị:

Để đáp ứng các mục tiêu đưa ra, trường Vật liệu kiến nghị Đại học Bách khoa Hà Nội một số đề
xuất sau:
- Cần có cơ chế tuyển dụng đội ngũ cán bộ đặc thù đối với khối ngành vật liệu, không chỉ
dựa trên khối lượng giảng dạy và số lượng sinh viên để quyết định chỉ tiêu tuyển dụng;
- Tăng qui mô tuyển sinh lên 600-700 sinh viên/năm cho các ngành đào tạo đảm bảo tổng
số sinh viên 3000 sinh viên trong trường. Có cơ chế đặc thù cho tuyển sinh như ngưỡng
điểm đầu vào, học phí để thu hút sinh viên theo học;
- Tiếp tục cho phép đầu tư cơ sở vật chất, ưu tiên chiến lược phát triển lĩnh vực vật liệu để
nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học thu hút người học để tăng cường hợp
tác trong và ngoài nước;
- Có cơ chế chính sách về tài chính đảm bảo điều kiện làm việc ổn định cho cán bộ giảng
viên trong giai đoạn đầu mới thành lập trường. Phân cấp 70-75% kinh phí đào tạo cho phát
triển đơn vị trong 3-5 năm (đến khi đạt quy mô đào tạo);
- Nhà trường sớm đưa ra quy chế về vị trí việc làm cho cán bộ, từ đó cho phép các Trường
thuộc Đại học xây dựng tỷ lệ khối lượng giữa giảng dạy, nghiên cứu và phục vụ cho phù
hợp với từng đơn vị.

48
Tài liệu tham khảo
[1] Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 2-1-2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện
giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020
[2] Đề án Quy hoạch tổng thể xây dựng và phát triển Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 2006 –
2030, 2007
[3] Luật Giáo dục đại học 08/2012/QH13 ban hành năm 2012
[4] Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học 34/2018/QH14 năm 2018
[5] Nghị định Quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập 60/2021/NĐ-CP
năm 2021
[6] Quyết định 1924/QĐ-TTg năm 2016 về Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động ĐHBKHN
[7] Nghị định 99/2019/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa
đổi bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học
[8] Luật Khoa học công nghệ (29/2013/QH13)
[9] Nghị định 08/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật KHCN.
[10] Nghị quyết chuyên đề của Ban chấp hành Đảng bộ Trường ĐHBKHN khóa XXX về chuyển
đổi mô hình tổ chức, xây dựng hình mẫu Đại học Bách khoa Hà Nội tự chủ và hiện đại.
[11] Quyết định 749/QĐ-TTg về Phê duyệt chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025,
định hướng đến 2030.
[12] Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham
gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
[13] Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/03/2018 của Bộ chính trị về định hướng xây dựng chính
sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
[14] Dự thảo Quyết định của Thủ tướng phê duyệt chương trình phát triển công nghiệp CNTT,
Điện tử - Viễn thông đến năm 2025, tầm nhìn 2030, hướng tới cuộc Cách mạng công nghiệp lần
thứ tư
[15] Nghị quyết 55 của Bộ chính trị về định hướng phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam tới
năm 2030, tầm nhìn 2045
[16] Đề án “Quy hoạch phát triển lĩnh vực vật liệu mới” giai đoạn 2020 đến 2025 và tầm nhìn
2030, trường Đại học Bách khoa Hà Nội, 2020.

49
PHỤ LỤC
Phụ lục 1 – Số lượng tuyển sinh 2017 – 2021

Mã tuyển Điểm Tổng


Năm Tên ngành/chương trình đào tạo Chỉ tiêu
sinh chuẩn chỉ tiêu
Kỹ thuật vật liệu MS1 200 23,75
Kỹ thuật vật liệu kim loại 230
CTTT Khoa học và Kỹ thuật vật liệu MS-E3 30 22,75
Kỹ thuật Dệt May TX1 200 24.5 200
2017
Kỹ thuật Hóa học CH1 60 21.0 60
Kỹ thuật in CH3 30 20 22
Tổng 2017 512
Kỹ thuật vật liệu MS1 220 20,00
Kỹ thuật vật liệu kim loại 250
CTTT Khoa học và Kỹ thuật vật liệu MS-E3 30 20,00
Kỹ thuật Dệt May TX1 200 20.0 200
2018
Kỹ thuật Hóa học CH1 70 22.3 70
Kỹ thuật in CH3 30 20 15
Tổng 2018 535
Kỹ thuật vật liệu MS1 220 21,40
Kỹ thuật vật liệu kim loại 250
CTTT Khoa học và Kỹ thuật vật liệu MS-E3 30 21,60
Kỹ thuật Dệt TX1 100
2019 21.88 200
Công nghệ May TX2 100
Kỹ thuật Hóa học CH1 70 22.3 70
Kỹ thuật in CH3 30 21.1 24
Tổng 2019 544
Kỹ thuật vật liệu MS1 220 25,18
Kỹ thuật vật liệu kim loại 270
CTTT Khoa học và Kỹ thuật vật liệu MS-E3 50 23,18
Công nghệ Dệt, May TX1 200 23.04 200
2020
Kỹ thuật Hóa học CH1 80 25.3 80
Kỹ thuật in CH3 30 24.51 28
Tổng 2020 578
Kỹ thuật vật liệu MS1 270 24,65
Kỹ thuật vật liệu kim loại 320
CTTT Khoa học và Kỹ thuật vật liệu MS-E3 50 22,99
2021 Công nghệ Dệt, May TX1 200 23.99 200
Kỹ thuật Hóa học CH1 80 25.2 80
Kỹ thuật in CH3 30 24.45 38
Tổng 2021 638
Tổng số sinh viên từ 2017-2021 2807

50
Phụ lục 2 – Danh sách các ngành, chương trình đào tạo và số lượng sinh viên đang đào tạo

Cử nhân Kỹ sư (180TC)

Viện Loại Loại Số SV


Đơn vị Chương Đơn vị quản
Ngành Mã ngành Chương trình chương Số SV Ngành Mã ngành chương (ước
quản lý trình lý
trình trình tính)
Viện
Khoa học Viện Khoa
Kỹ thuật Kỹ thuật vật Kỹ thuật Kỹ thuật
7520309 Chuẩn và Kỹ 7520309 Chuẩn học và Kỹ
vật liệu liệu vật liệu vật liệu
thuật vật thuật vật liệu
liệu
929 929
Viện
Kỹ thuật Khoa học Kỹ thuật Viện Khoa
Kỹ thuật vật Kỹ thuật vật
vật liệu 7520310 Chuẩn và Kỹ vật liệu 7520310 Chuẩn học và Kỹ
liệu kim loại liệu kim loại
kim loại thuật vật kim loại thuật vật liệu
liệu
Viện
Khoa học và Khoa học Khoa học và Viện Khoa
Khoa học Khoa học
7440122 Kỹ thuật vật CTTT 161 và Kỹ 7440122 Kỹ thuật vật CTTT 161 học và Kỹ
vật liệu vật liệu
Khoa liệu thuật vật liệu thuật vật liệu
học và liệu
Kỹ thuật Thạc sỹ Tiến sỹ
vật liệu
Loại Số SV Loại Số SV
Đơn vị Chương Đơn vị quản
Ngành Mã ngành Chương trình chương (ước Ngành Mã ngành chương (ước
quản lý trình lý
trình lượng) trình lượng)
Khoa học và Viện
Kỹ thuật vật Khoa học Viện Khoa
Kỹ thuật Kỹ thuật Kỹ thuật
8520309 liệu (định Chuẩn 20 và Kỹ 9520309 Chuẩn 6 học và Kỹ
vật liệu vật liệu vật liệu
hướng ứng thuật vật thuật vật liệu
dụng) liệu
Khoa học và Viện
Kỹ thuật vật Khoa học Viện Khoa
Khoa học Khoa học
8440122 liệu (định Chuẩn 20 và Kỹ 9440122 Kim loại học Chuẩn 4 học và Kỹ
vật liệu vật liệu
hướng nghiên thuật vật thuật vật liệu
cứu) liệu

51
Cử nhân Kỹ sư (180TC)

Loại Loại Số SV
Đơn vị Chương Đơn vị quản
Ngành Mã ngành Chương trình chương Số SV Ngành Mã ngành chương (ước
quản lý trình lý
trình trình tính)
Công nghệ 7540204 Công nghệ Dệt Chuẩn Viện Dệt Công nghệ 7540204 Công nghệ Chuẩn Viện Dệt May
dệt, may May May Da dệt, may Dệt May - Da giầy và
giầy và Thời trang
Thời
trang
943 943
Dệt May Kỹ thuật 7520312 Kỹ thuật dệt Chuẩn Viện Dệt Kỹ thuật 7520312 Kỹ thuật dệt Chuẩn Viện Dệt May
– Gia dệt May - Da dệt - Da giầy và
giầy và giầy và Thời trang
Thời Thời
trang trang
Thạc sỹ Tiến sỹ
Loại Số SV Loại Số SV
Đơn vị Chương Đơn vị quản
Ngành Mã ngành Chương trình chương (ước Ngành Mã ngành chương (ước
quản lý trình lý
trình lượng) trình lượng)
Công nghệ 8540204 Công nghệ Chuẩn 15 Viện Dệt Công nghệ 9540204 Công nghệ Chuẩn 5 Viện Dệt
dệt, may Dệt, May May Da dệt, may Dệt, May May - Da
giầy và giầy và Thời
Thời trang
trang
Cử nhân Kỹ sư (180TC)
Kỹ thuật Loại Loại Số SV
Đơn vị Chương Đơn vị quản
hóa học ( Ngành Mã ngành Chương trình chương Số SV Ngành Mã ngành chương (ước
TT Công quản lý trình lý
trình trình tính)
nghệ
Công nghệ
Polyme Công nghệ Vật Viện Kỹ
Kỹ thuật Kỹ thuật vật liệu Viện Kỹ thuật
compozit 7520301 liệu polyme và Chuẩn 221 thuật hóa 7520301 Chuẩn 221
Hoá học Hoá học polyme và hóa học
và Bộ compozit học
compozit
môn
công Viện Kỹ
nghệ in) Kỹ thuật Kỹ thuật in và Viện Kỹ thuật
7520137 Chuẩn 149 thuật hóa Kỹ thuật In 8520137 Kỹ thuật in Chuẩn 149
In truyền thông hóa học
học

52
Thạc sỹ Tiến sỹ
Loại Số SV Loại Số SV
Đơn vị Chương Đơn vị quản
Ngành Mã ngành Chương trình chương (ước Ngành Mã ngành chương (ước
quản lý trình lý
trình lượng) trình lượng)
Vật liệu
Vật liệu cao Trung tâm
Kỹ thuật cao phân
9440125 phân tử và tổ Chuẩn 10 CN polyme
vật liệu tử và tổ
hợp compozit
hợp
Viện Kỹ
Kỹ thuật Kỹ thuật in và
8520137 Chuẩn 10 thuật hóa
In truyền thông
học
Thạc sỹ Tiến sỹ
Loại Số SV Loại Số SV
Đơn vị Chương Đơn vị quản
Ngành Mã ngành Chương trình chương (ước Ngành Mã ngành chương (ước
quản lý trình lý
trình lượng) trình lượng)
Khoa học vật
Khoa học Viện Khoa học Vật liệu điện
ITIMS 8440122 liệu (vật liệu Chuẩn 37 9440122 Chuẩn 13 Viện ITIMS
vật liệu ITIMS vật liệu tử
điện tử)
Vật liệu
Vật lý kỹ thuật
quang học,
Vật lý kỹ (Khoa học và Viện Khoa học
8520401 Chuẩn 20 9440122 quang điện Chuẩn 6 Viện ITIMS
thuật công nghệ ITIMS vật liệu
tử và quang
nano)
tử

53
Phụ lục 3 - Số lượng công bố khoa học, sáng chế và sách (2017-2021)
3.1. Viện Khoa học và Kỹ thuật vật liệu
Tính trung Tính trung Tính trung Tính trung Tính trung
2017 bình/CBGD 2018 bình/CBGD 2019 bình/CBGD 2020 bình/CBGD 2021 bình/CBGD Tổng
TT Loại công trình - [chỉ tính cho - [chỉ tính cho - [chỉ tính cho - [chỉ tính cho - [chỉ tính cho theo
2018 ISI và 2019 ISI và 2020 ISI và 2021 ISI và 2022 ISI và loại
scopus] scopus] scopus] scopus] scopus]
1 Bài báo ISI (*) 25 25/53 15 15/43 29 29/38 32 32/38 34 34/35 135
( )
2 Bài báo Scopus * 4 4/53 7 7/43 13 13/38 6 15/38 5 5/35 35
3 Bài báo quốc tế khác 0 7 5 3 1 16
Bài báo tạp chí khoa học trong
4 22 15 28 19 24 108
nước
Bài báo đăng kỷ yếu hội nghị
5
khoa học
* Quốc tế 5 2 5 7 4 23
* Trong nước 2 1 1 1 0 5
Số Sáng chế/Giải pháp hữu
6
ích
* Số sáng chế/Giải pháp hữu
0 0 1 0 0 1
ích đăng ký
* Số sáng chế/Giải pháp hữu
0 0 1 0 0 1
ích được cấp bằng
7 Sách đã xuất bản trong nước 0 1 2 2 1 6
Số sách/chương sách xuất bản
8 tại các nhà xuất bản nước 0 0 1 2 0 3
ngoài

Tổng 58 48 86 70 69 333

54
3.2. Viện Dệt May – Da giầy và Thời trang
Tính trung Tính trung Tính trung Tính trung Tính trung
Tổn
2017 bình/CBGD 2018 bình/CBG 2019 bình/CBG 2020 bình/CBG 2021 bình/CBG
T g
Loại công trình - [chỉ tính cho - D [chỉ tính - D [chỉ tính - D [chỉ tính - D [chỉ tính
T theo
2018 ISI và 2019 cho ISI và 2020 cho ISI và 2021 cho ISI và 2022 cho ISI và
loại
scopus] scopus] scopus] scopus] scopus]
1 Bài báo ISI (*) 2 2/30 2 2/30 14 14/30 9 9/30 7 7/28 34
2 Bài báo Scopus (*) 0 0/30 0 0/30 3 3/30 7 7/30 6 6/27 16
3 Bài báo quốc tế khác 2 1 4 0 1 8
4 Bài báo tạp chí khoa học 15 17 20 24 17 93
trong nước
5 Bài báo đăng kỷ yếu hội nghị
khoa học
* Quốc tế 1 1 0 3 1 6
* Trong nước 0 20 1 32 4 57
6 Số Sáng chế/Giải pháp hữu
ích
* Số sáng chế/Giải pháp hữu
ích đăng ký
* Số sáng chế/Giải pháp hữu 1 1
ích được cấp bằng
7 Sách đã xuất bản trong nước 1 1 1 3
8 Số sách/chương sách xuất
bản tại các nhà xuất bản
nước ngoài

Tổng 20 42 44 75 37 218

55
3.3. TT CN Polyme compozit
Tính trung Tính trung Tính trung Tính trung Tính trung
Tổn
2017 bình/CBGD 2018 bình/CBG 2019 bình/CBG 2020 bình/CBG 2021 bình/CBG
T g
Loại công trình - [chỉ tính cho - D [chỉ tính - D [chỉ tính - D [chỉ tính - D [chỉ tính
T theo
2018 ISI và 2019 cho ISI và 2020 cho ISI và 2021 cho ISI và 2022 cho ISI và
loại
scopus] scopus] scopus] scopus] scopus]
1 Bài báo ISI (*) 4 4/18 10 10/18 5 5/18 4 4/18 5 5/18 28
2 Bài báo Scopus (*) 1 1/18 1 1/18 2
3 Bài báo quốc tế khác 6 3 3 3 5 20
4 Bài báo tạp chí khoa học 10 23 14 10 3 60
trong nước
5 Bài báo đăng kỷ yếu hội nghị
khoa học
* Quốc tế 1 2 2 1 6
* Trong nước 1 1
6 Số Sáng chế/Giải pháp hữu
ích
* Số sáng chế/Giải pháp hữu 1 2 2 4 9
ích đăng ký
* Số sáng chế/Giải pháp hữu 2 3 5
ích được cấp bằng
7 Sách đã xuất bản trong nước 2 1 3
8 Số sách/chương sách xuất
bản tại các nhà xuất bản nước
ngoài

Tổng 20 40 29 23 22 134

56
3.4. Bộ môn công nghệ in
Tính trung Tính trung Tính trung Tính trung Tính trung
Tổn
2017 bình/CBGD 2018 bình/CBG 2019 bình/CBG 2020 bình/CBG 2021 bình/CBG
T g
Loại công trình - [chỉ tính cho - D [chỉ tính - D [chỉ tính - D [chỉ tính - D [chỉ tính
T theo
2018 ISI và 2019 cho ISI và 2020 cho ISI và 2021 cho ISI và 2022 cho ISI và
loại
scopus] scopus] scopus] scopus] scopus]
1 Bài báo ISI (*) 02 02/06 - - 01 01/06 02 02/06 02 02/06 07
2 Bài báo Scopus (*) 02 02/06 - - 03 03/06 - - - - 05
3 Bài báo quốc tế khác 02 02/06 02 02/06 01 02/06 03 03/06 - - 04
4 Bài báo tạp chí khoa học 04 04/06 12 12/06 03 03/06 02 02/06 03 03/06 25
trong nước
5 Bài báo đăng kỷ yếu hội nghị
khoa học
* Quốc tế 01 01/06 - - - - - - - - 01
* Trong nước - - - - - - - - - - -
6 Số Sáng chế/Giải pháp hữu
ích
* Số sáng chế/Giải pháp hữu
ích đăng ký
* Số sáng chế/Giải pháp hữu - - - - - - - - - - -
ích được cấp bằng
7 Sách đã xuất bản trong nước -
8 Số sách/chương sách xuất - - - - - - - - -
bản tại các nhà xuất bản nước
ngoài

Tổng 11 14 08 07 05 42

57
3.5. Viện ITIMS
2017 2018 2019 2020 2021
Tính trung Tính trung Tính trung Tính trung Tính trung
TT Loại công trình - - - - - Tổng
bình/CBGD bình/CBGD bình/CBGD bình/CBGD bình/CBGD
2018 2019 2020 2021 2022
1 Bài báo ISI (*) 47 47/39 54 54/39 64 54/39 62 62/39 59 59/39 286
2 Bài báo Scopus (*) 1 1/39 1 1/39 1 1/39 1/39 1/39 3
3 Bài báo quốc tế khác 1 1 5 7
4 Bài báo tạp chí khoa học 25 29 31 15 28 128
trong nước
5 Bài báo đăng kỷ yếu hội nghị
khoa học
* Quốc tế 10 5 32 8 11 66
* Trong nước 52 3 27 1 83
6 Số Sáng chế/Giải pháp hữu
ích
* Số sáng chế/Giải pháp hữu 2 0/2 1/1
ích đăng ký
* Số sáng chế/Giải pháp hữu 1/1 2 2/1 1/1 2/0
ích được cấp bằng
7 Sách đã xuất bản trong nước 2 1 1 4
8 Số sách/chương sách xuất 1 1
bản tại các nhà xuất bản nước
ngoài
Tổng 137 97 162 92 103 573

58
TỔNG
Tính trung Tính trung Tính trung Tính trung Tính trung
2017 bình/CBGD 2018 bình/CBGD 2019 bình/CBGD 2020 bình/CBGD 2021 bình/CBGD Tổng
TT Loại công trình - [chỉ tính cho - [chỉ tính - [chỉ tính - [chỉ tính - [chỉ tính theo
2018 ISI và 2019 cho ISI và 2020 cho ISI và 2021 cho ISI và 2022 cho ISI và loại
scopus] scopus] scopus] scopus] scopus]
1 Bài báo ISI (*) 80 81 113 109 107 490
( )
2 Bài báo Scopus * 7 9 21 13 8 58

3 Bài báo quốc tế khác 11 14 13 14 7 59


4 Bài báo tạp chí khoa học 76 96 96 70 75 413
trong nước
5 Bài báo đăng kỷ yếu hội nghị 7 3 6 8 4 28
khoa học
* Quốc tế 17 9 39 20 17 102
* Trong nước 54 25 29 33 5 146
6 Số Sáng chế/Giải pháp hữu 0 0 1 0 0 1
ích
* Số sáng chế/Giải pháp hữu 0 1 3 2 5 11
ích đăng ký

* Số sáng chế/Giải pháp hữu 1 2 6 1 5 15


ích được cấp bằng
7 Sách đã xuất bản trong nước 0 2 5 5 4 16

8 Số sách/chương sách xuất 0 0 2 0 0 2


bản tại các nhà xuất bản nước
ngoài

TỔNG (BÁO) 253 242 334 275 237 1296

59
Phụ lục 4 - Thống kê đề tài khoa học (2017 - 2021)

Đơn vị kinh phí: Triệu đồng


4.1. Viện Khoa học và Kỹ thuật vật liệu
Tổng số lượng Tổng kinh
Cấp mới năm Cấp mới năm Cấp mới năm
Cấp mới năm 2019 Cấp mới năm 2020 các loại đề tài phí các loại
2017 2018 2021
Đề tài (2017-2021) đề tài
Số Kinh Số Kinh Số Kinh Số Kinh
Kinh phí(1) Số lượng
lượng phí(1) lượng phí(1) lượng phí(1) lượng phí(1)
Cấp cơ sở phân cấp 2 100 0 0 9 260 5 320 7 540 23 1243
Cấp cơ sở hỗ trợ tiến sỹ
1 92 0 0 2 100 0 0 0 0 3 195
trẻ
Cấp cơ sở trọng điểm 0 0 0 0 0 0 2 200 1 100 3 303
Cấp cơ sở hợp tác với
0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
doanh nghiệp
Cấp cơ sở hợp tác quốc
0 0 0 0 0 0 1 42 1 115 2 159
tế
Cấp Bộ 0 0 1 500 2 850 2 1070 2 950 7 3377
Cấp nhà nước 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Quỹ Nafosted 2 2020 4 2844 1 715 1 828 8 6415
Nghị định thư 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Cấp sở, ban ngành 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Hợp tác quốc tế 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Hợp đồng cung cấp dịch
vụ KHCN, chuyển giao
0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
công nghệ với doanh
nghiệp

Tổng 5 2.212 5 3.344 14 1.925 10 1.632 12 2.533 46 11.646

60
Đơn vị kinh phí: Triệu đồng
4.2. Viện Dệt May – Da giầy và Thời trang
Tổng số lượng Tổng kinh
Cấp mới năm Cấp mới năm Cấp mới năm
Cấp mới năm 2019 Cấp mới năm 2020 các loại đề tài phí các loại
2017 2018 2021
Đề tài (2017-2022) đề tài
Số Kinh Số Kinh Số Kinh Số Kinh
Kinh phí(1) Số lượng
lượng phí(1) lượng phí(1) lượng phí(1) lượng phí(1)
Cấp cơ sở phân cấp 4 80 3 120 0 0 1 100 2 180 10 480
Cấp cơ sở hỗ trợ tiến sỹ
trẻ
Cấp cơ sở trọng điểm
Cấp cơ sở hợp tác với
doanh nghiệp
Cấp cơ sở hợp tác quốc
tế
Cấp Bộ 1 1.250 0 0 1 2.100 1 330 3 3.680
Cấp nhà nước
Quỹ Nafosted
Nghị định thư
Cấp sở, ban ngành
Hợp tác quốc tế
Hợp đồng cung cấp dịch
vụ KHCN, chuyển giao
công nghệ với doanh
nghiệp

Tổng 5 2.050 3 120 1 2.100 1 100 3 510 13 4.160

61
Đơn vị kinh phí: Triệu đồng
4.3. TT CN Polyme compozit
Tổng số
Tổng kinh
Cấp mới năm Cấp mới năm Cấp mới năm lượng các loại
Cấp mới năm 2020 Cấp mới năm 2021 phí các loại
2018 2019 2022 đề tài (2018-
Đề tài đề tài
2022)
Số Kinh Số Kinh Số Kinh Số Kinh
Kinh phí(1) Số lượng
lượng phí(1) lượng phí(1) lượng phí(1) lượng phí(1)
Cấp cơ sở phân cấp 1 40 1 40
Cấp cơ sở hỗ trợ tiến sỹ
1 60 1 60
trẻ
Cấp cơ sở trọng điểm 1 60 1 130 2 190
Cấp cơ sở hợp tác với
doanh nghiệp
Cấp cơ sở hợp tác quốc
tế
Cấp Bộ 3 1.050 1 310 2 2.130 3 5.775 9 9.265
Cấp nhà nước 1 5.900 2 10.150 1 6.350 4 22.400
Quỹ Nafosted 1 810 1 815 2 1.625
Nghị định thư
Cấp sở, ban ngành
Hợp tác quốc tế 1 80 1 80
Hợp đồng cung cấp dịch
vụ KHCN, chuyển giao
công nghệ với doanh
nghiệp

Tổng 5 7.760 6 10.620 5 3.155 4 12.125 20 33.669

62
Đơn vị kinh phí: Triệu đồng
4.4. Bộ môn công nghệ in
Tổng số
Tổng kinh
Cấp mới năm Cấp mới năm Cấp mới năm lượng các loại
Cấp mới năm 2020 Cấp mới năm 2021 phí các loại
2018 2019 2022 đề tài (2018-
Đề tài đề tài
2022)
Số Kinh Số Kinh Số Kinh Số Kinh
Kinh phí(1) Số lượng
lượng phí(1) lượng phí(1) lượng phí(1) lượng phí(1)
Cấp cơ sở phân cấp 2 50 01 30 02 90 - - - - 05 170
Cấp cơ sở hỗ trợ tiến sỹ
trẻ
Cấp cơ sở trọng điểm
Cấp cơ sở hợp tác với
- -
doanh nghiệp
Cấp cơ sở hợp tác quốc
tế
Cấp Bộ - - - - - - 01 710 - - 01 725
Cấp nhà nước - - - - - - - - - -
Quỹ Nafosted - - 01 710 - - - - - - 01 710
Nghị định thư
Cấp sở, ban ngành
Hợp tác quốc tế
Hợp đồng cung cấp dịch
vụ KHCN, chuyển giao
công nghệ với doanh
nghiệp

Tổng 2 50 02 780 02 90 01 710 07 1605.0

63
4.5. Viện ITMS
Triệu đồng
Tổng số
Tổng kinh
Cấp mới năm Cấp mới năm Cấp mới năm lượng các loại
Cấp mới năm 2019 Cấp mới năm 2020 phí các
2017 2018 2021 đề tài (2017-
Đề tài loại đề tài
2021)
Số Kinh Số Kinh Số Kinh Số Kinh
Kinh phí(1) Số lượng
lượng phí(1) lượng phí(1) lượng phí(1) lượng phí(1)
Cấp cơ sở phân cấp 1 60 3 240
Cấp cơ sở hỗ trợ tiến sỹ
trẻ
Cấp cơ sở trọng điểm 12 1560 3 360
Cấp cơ sở hợp tác với
doanh nghiệp
Cấp cơ sở hợp tác quốc
tế
Cấp Bộ 4 1400 6 3350 1 640 4 2846 6 3.03 21 11639
Cấp nhà nước 1 6060 1 6500 1 6500 3 19060
Quỹ Nafosted 9 5841 10 8032 3 2377 6 7575 2 2644 30 26469
Nghị định thư 1 60 3 240
Cấp sở, ban ngành
Hợp tác quốc tế

Hợp đồng cung cấp dịch


vụ KHCN, chuyển giao
công nghệ với doanh
nghiệp
Tổng 14 13301 16 11382 5 9517 24 12101 18 9987,03 54 57168

64
TỔNG
Triệu đồng
Tổng số lượng Tổng kinh
Cấp mới năm Cấp mới năm Cấp mới năm Cấp mới năm
Cấp mới năm 2019* các loại đề tài phí các loại
2017 2018 2020* 2021*
Đề tài (2017-2021) đề tài
Số Kinh Số Kinh Số Kinh Số Kinh
Kinh phí(1) Số lượng
lượng phí(1) lượng phí(1) lượng phí(1) lượng phí(1)
Cấp cơ sở phân cấp 6 180 5 170 11 330 9 570 12 960 39 1933
Cấp cơ sở hỗ trợ tiến sỹ
1 92 0 0 3 160 0 0 0 0 4 255
trẻ
Cấp cơ sở trọng điểm 0 0 0 0 1 60 15 1890 4 460 5 493
Cấp cơ sở hợp tác với
0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
doanh nghiệp
Cấp cơ sở hợp tác quốc
tế 0 0 0 0 0 0 1 42 1 115 2 159

Cấp Bộ 5 2650 10 4900 5 3900 8 6046 13 10795 41 28756


Cấp nhà nước 1 6060 1 5900 3 16650 0 0 2 12850 7 41460
Quỹ Nafosted 11 7861 15 11686 5 3802 7 8390 3 3472 41 35219
Nghị định thư 0 0 0 0 0 0 1 60 3 240 0 0
Cấp sở, ban ngành 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Hợp tác quốc tế
0 0 0 0 0 0 1 80 0 0 1 80
Hợp đồng cung cấp dịch
vụ KHCN, chuyển giao
0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
công nghệ với doanh
nghiệp
Tổng 24 16843 31 22656 28 24902 42 17078 38 28892 140 108285
*Các đề tài, dự án đang thực hiện sẽ tiếp tục hoàn thành với pháp nhân KHCN cũ hoặc chuyển sang pháp nhân KHCN mới theo từng đặc thù nơi cấp kinh phí.

65
Phụ lục 5 - Danh sách các chương trình đào tạo Elitech và mở mới

• Chương trình đào tạo Elitech

Hệ đào tạo Cử nhân


Viện
Ngành Chương trình Loại chương trình Số SV Khoa quản lý

Khoa học và Kỹ
Khoa học vật liệu Khoa học và Kỹ thuật vật liệu CTTT 161 Kỹ thuật vật liệu
thuật vật liệu

• Chương trình đào tạo mở mới năm học 2023-2024

Hệ đào tạo Cử nhân


Khoa
Loại chương
Ngành Mã ngành Chương trình Số SV Khoa quản lý
trình
Vật liệu
Khoa học vật Vật liệu điện tử và
điện tử và 7440122 Kỹ thuật vi điện tử và Công nghệ nano Chuẩn 40
liệu linh kiện
linh kiện
Vật liệu
Công nghệ vật Vật liệu hóa học ứng
hóa học 7510402 Vật liệu polyme và compozit Chuẩn 40
liệu dụng
ứng dụng

66
Phụ lục 6 – Dự kiến số lượng đào tạo các ngành, chương trình đào tạo SĐH

Thạc sỹ Tiến sỹ
Khoa Loại Số SV Loại Số SV
Mã Đơn vị Mã Chương Đơn vị
Ngành Chương trình chương (ước Ngành chương (ước
ngành quản lý ngành trình quản lý
trình lượng) trình lượng)
Kỹ thuật Khoa học và Kỹ thuật
Kỹ thuật Kỹ thuật Kỹ thuật
vật liệu 8520309 vật liệu (định hướng Chuẩn 20 9520309 Chuẩn 6
vật liệu Khoa Kỹ vật liệu vật liệu Khoa Kỹ
ứng dụng)
thuật vật thuật vật
Khoa học và Kỹ thuật
Khoa học vật liệu Khoa học vật Kim loại liệu
8440122 vật liệu (định hướng Chuẩn 20 9440122 Chuẩn 4
liệu liệu học
nghiên cứu)
Dệt May – Công nghệ Dệt 8540204 Công nghệ Dệt May Chuẩn 15 Khoa Dệt Công nghệ Dệt 9540204 Công nghệ Chuẩn 5 Khoa Dệt
Da giầy và May May – May Dệt May May – Da
Thời trang Da giầy giầy và
và Thời Thời trang
trang
Vật liệu cao
Vật liệu
Vật liệu phân tử và tổ
9440125 cao phân tử
hóa học hợp
Khoa học vật Khoa Vật và tổ hợp Khoa Vật
ứng dụng 8440122 Khoa học vật liệu Chuẩn 10 Chuẩn 10
liệu liệu Hoá liệu Hoá
Vật liệu
học ứng Khoa học vật học ứng
9440122 cao phân tử
dụng liệu dụng
và tổ hợp
Kỹ thuật in 8520137 Kỹ thuật in Chuẩn 10 Kỹ thuật in 9520137 Kỹ thuật in Chuẩn 2

Vật liệu Khoa học vật 8440122 Vật liệu điện tử Chuẩn 20 Khoa Vật 10 Khoa Vật
điện tử và liệu liệu điện Khoa học Vật liệu liệu điện
9440122 Chuẩn
linh kiện tử và linh vật liệu điện tử tử và linh
kiện kiện

67
Phụ lục 7 - Danh sách cán bộ
7.1. Danh sách đội ngũ giảng viên cơ hữu tính đến tháng 9/2022

7.1.1. Viện Khoa học và Kỹ thuật vật liệu

Giới Chức danh


TT Họ và tên Ngày, tháng, năm sinh Trình độ Chuyên môn được đào tạo Ghi chú
tính khoa học

1 Nguyễn Hồng Hải 01/08/1953 Nam GS Tiến sỹ Khoa học và Công nghệ vật liệu
2 Đào Hồng Bách 15/02/1962 Nam PGS Tiến sỹ Khoa học và Công nghệ vật liệu
3 Phạm Mai Khánh 21/10/1974 Nam PGS Tiến sỹ Khoa học và Công nghệ vật liệu
4 Hoàng Thị Ngọc Quyên 23/06/1974 Nữ Tiến sỹ Khoa học và Công nghệ vật liệu
5 Trần Đức Huy 26/10/1978 Nam PGS Tiến sỹ Khoa học và Công nghệ vật liệu
6 Nguyễn Hồng Hải 23/08/1981 Nam Tiến sỹ Khoa học và Công nghệ vật liệu
7 Hà Minh Tân 19/09/1989 Nam Tiến sỹ Khoa học và Công nghệ vật liệu
8 Nguyễn Trọng Giảng 08/09/1954 Nam GS Tiến sỹ Khoa học và Công nghệ vật liệu
9 Lê Thái Hùng 23/04/1976 Nam PGS Tiến sỹ Khoa học và Công nghệ vật liệu
10 Đinh Văn Hải 30/05/1979 Nam PGS Tiến sỹ Khoa học và Công nghệ vật liệu
11 Đặng Thị Hồng Huế 06/02/1979 Nữ Tiến sỹ Khoa học và Công nghệ vật liệu
12 Đỗ Thành Dũng 13/05/1980 Nam Tiến sỹ Khoa học và Công nghệ vật liệu
13 Lê Văn Lịch 11/12/1988 Nam PGS Tiến sỹ Khoa học và Công nghệ vật liệu
14 Bùi Anh Hòa 25/04/1974 Nam PGS Tiến sỹ Khoa học và Công nghệ vật liệu
15 Trần Thị Thu Hiền 27/01/1975 Nữ PGS Tiến sỹ Khoa học và Công nghệ vật liệu
16 Nguyễn Hoàng Việt 04/07/1977 Nam PGS Tiến sỹ Khoa học và Công nghệ vật liệu
17 Ngô Quốc Dũng 11/03/1981 Nam Thạc sỹ Khoa học và Công nghệ vật liệu
18 Nguyễn Cao Sơn 26/03/1983 Nam Tiến sỹ Khoa học và Công nghệ vật liệu
19 Nguyễn Minh Thuyết 04/12/1983 Nam Tiến sỹ Khoa học và Công nghệ vật liệu

68
20 Nguyễn Văn Đức 12/01/1965 Nam Thạc sỹ Khoa học và Công nghệ vật liệu
21 Nguyễn Anh Sơn 02/06/1972 Nam Tiến sỹ Khoa học và Công nghệ vật liệu
22 Nguyễn Ngọc Minh 23/12/1980 Nam Tiến sỹ Khoa học và Công nghệ vật liệu
23 Trịnh Văn Trung 09/10/1982 Nam PGS Tiến sỹ Khoa học và Công nghệ vật liệu
24 Lê Thị Băng 23/11/1983 Nữ Tiến sỹ Khoa học và Công nghệ vật liệu
25 Nguyễn Thị Vân Thanh 23/09/1983 Nữ Tiến sỹ Khoa học và Công nghệ vật liệu
26 Nguyễn Hoài Anh 27/05/1986 Nam Tiến sỹ Khoa học và Công nghệ vật liệu
27 Trần Thị Xuân 01/11/1984 Nữ Tiến sỹ Khoa học và Công nghệ vật liệu
28 Hoàng Văn Vương 10/03/1984 Nam Tiến sỹ Khoa học và Công nghệ vật liệu
29 Lê Minh Ngọc 13/02/1983 Nam Thạc sỹ Khoa học và Công nghệ vật liệu NN
30 Trần Vũ Diễm Ngọc 17/07/1978 Nữ PGS Tiến sỹ Khoa học và Công nghệ vật liệu
31 Đặng Quốc Khánh 02/09/1980 Nam Tiến sỹ Khoa học và Công nghệ vật liệu
32 Bùi Đức Long 12/08/1981 Nam Tiến sỹ Khoa học và Công nghệ vật liệu
33 Dương Ngọc Bình 22/12/1980 Nam PGS Tiến sỹ Khoa học và Công nghệ vật liệu
34 Nguyễn Thị Thảo 25/02/1978 Nữ Tiến sỹ Khoa học và Công nghệ vật liệu
35 Phạm Quang 26/05/1970 Nam PGS Tiến sỹ Khoa học và Công nghệ vật liệu
36 Nguyễn Thị Hoàng Oanh 06/04/1973 Nữ PGS Tiến sỹ Khoa học và Công nghệ vật liệu
Tổng cộng Viện Khoa học và Kỹ thuật vật liệu: 36 cán bộ giảng dạy

7.1.2. Viện Dệt May – Da giầy và Thời trang

Giới Chức danh khoa


TT Họ và tên Ngày, tháng, năm sinh Trình độ Chuyên môn được đào tạo Viện
tính học

1 Đỗ Thị Hải An 26/04/1973 Nữ Thạc sỹ Công nghệ vật liệu DM

69
2 ThS. Thiết kế Mỹ thuật công DM
nghiệp và ThS. Quản trị kinh
Ngô Thị Quỳnh Chi 09/05/1981 Nữ Thạc sỹ doanh
3 Trần Thị Minh Kiều 10/10/1973 Nữ Tiến sỹ May và thiết kế thời trang DM
4 Khoa học sinh học và công nghệ DM
Phan Duy Nam 28/08/1987 Nam Tiến sỹ dệt may
5 DM
Nguyễn Thị Thuý Ngọc 11/12/1971 Nữ Tiến sỹ CN Dệt may
6 Phan Thanh Thảo 27/11/1970 Nữ Phó Giáo sư Tiến sỹ CN Dệt may DM
7 DM
Lê Khánh Trang 20/12/1983 Nữ Tiến sỹ Nghệ thuật học
8 DM
Ngô Chí Trung 21/05/1969 Nam Phó Giáo sư Tiến sỹ CN May
9 Lê Phúc Bình 14/10/1959 Nam Tiến sỹ CN Dệt DM
10 DM
Giần Thị Thu Hường 04/08/1969 Nữ Tiến sỹ CN Dệt may
11 DM
Chu Diệu Hương 17/04/1971 Nữ Phó Giáo sư Tiến sỹ CN Dệt may
12 Hoàng Thanh Thảo 08/10/1970 Nữ Tiến sỹ CN Dệt may DM
13 DM
Đào Thị Chinh Thuỳ 06/08/1986 Nữ Tiến sỹ CN Dệt may
14 DM
Nguyễn Nhật Trinh 19/11/1961 Nam Phó Giáo sư Tiến sỹ CN Dệt may
15 Nguyễn Minh Tuấn 25/08/1959 Nam Phó Giáo sư Tiến sỹ CN Dệt may DM
16 DM
Đào Anh Tuấn 20/07/1980 Nam Tiến sỹ CN Dệt may
17 DM
Phan Thanh Tuấn 16/01/1970 Nam Tiến sỹ CN Dệt may
18 Phạm Đức Dương 12/10/1974 Nam Tiến sỹ CN Dệt may DM
19 DM
Vũ Mạnh Hải 06/07/1978 Nam Tiến sỹ CN Hóa dệt
20 DM
Bùi Văn Huấn 25/11/1971 Nam Phó Giáo sư Tiến sỹ CN Da giầy
21 Nguyễn Ngọc Thắng 03/04/1979 Nam Tiến sỹ CN Hóa học DM
22 CN Dệt May DM
Nguyễn Thị Kim Thu 27/01/1985 Nữ Thạc sỹ
Tổng cộng Viện Dệt May – Da giầy và Thời trang: 22 cán bộ Giảng dạy

70
7.1.3. Trung tâm CN Polyme Compozit

Giới Chức danh khoa


TT Họ và tên Ngày, tháng, năm sinh Trình độ Chuyên môn được đào tạo Viện
tính học

1 Bùi Chương 2/5/1953 Nam GS Tiến sĩ Kỹ thuật hóa học KTHH


2 Nguyễn Thanh Liêm 24/4/1969 Nam PGS Tiến sĩ CNVL polyme và compozit KTHH
3 Bạch Trọng Phúc 3/8/1961 Nam PGS Tiến sĩ CNVL polyme và compozit KTHH
4 Nguyễn Huy Tùng 10/5/1975 Nam PGS Tiến sĩ CNVL polyme và compozit KTHH
5 Nguyễn Châu Giang 26/7/1975 Nữ Tiến sĩ CNVL polyme và compozit KTHH
6 Đặng Việt Hưng 9/8/1977 Nam PGS Tiến sĩ CNVL polyme và compozit KTHH
7 Nguyễn Thị Thủy 10/8/1976 Nữ PGS Tiến sĩ CNVL polyme và compozit KTHH
8 Vũ Minh Đức 10/9/1979 Nam Tiến sĩ CNVL polyme và compozit KTHH
9 Nguyễn Phạm Duy Linh 2/2/1982 Nam PGS Tiến sĩ CNVL polyme và compozit KTHH
10 Đoàn Anh Vũ 23/02/1979 Nam Tiến sĩ CNVL polyme và compozit KTHH
11 Trần Trung Lê 1/7/1966 Nam Thạc sĩ Công nghệ môi trường KTHH
Tổng cộng Trung tâm CN Polyme Compozit: 11 cán bộ giảng dạy

7.1.4. Bộ môn công nghệ in

Giới Chức danh khoa


TT Họ và tên Ngày, tháng, năm sinh Trình độ Chuyên môn được đào tạo Viện
tính học

1 Nguyễn Việt Cường 29-11-1979 Nam Tiến sĩ Công nghệ in KTHH


2 Nguyễn Trung Hiếu 02-07-1975 Nam NCS Công nghệ in KTHH
3 Nguyễn Quang Hưng 25-09-1978 Nam Tiến sĩ Công nghệ in KTHH

71
4 Hoàng Thị Kiều Nguyên 29.9.1970 Nữ PGS Tiến sĩ Công nghệ hoá học KTHH
5 Dương Hồng Quyên 29-05-1981 Nữ Tiến sĩ Công nghệ in KTHH
6 Phùng Anh Tuân 11-09-1981 Nam Tiến sĩ Công nghệ in KTHH
Tổng cộng Bộ môn CN In: 6 cán bộ giảng dạy

7.1.5. Viện ITIMS

Giới Chức danh khoa


TT Họ và tên Ngày, tháng, năm sinh Trình độ Chuyên môn được đào tạo Ghi chú
tính học

1 Phạm Thị Mai Phương 07/12/1985 Nữ Tiến sỹ


2 Lê Thị Tâm 08/01/1979 Nữ Tiến sỹ
3 Tạ Quốc Tuấn 13/02/1974 Nam Tiến sỹ
4 Trần Trọng An 28/01/1981 Nam Tiến sỹ
5 Nguyễn Thị Kim Liên 06/04/1981 Nữ Tiến sỹ
6 Nguyễn Duy Cường 10/08/1979 Nam PGS Tiến sỹ
7 Nguyễn Duy Hùng 09/01/1979 Nam Tiến sỹ
8 Nguyễn Việt Hưng 14/01/1981 Nam Tiến sỹ
9 Nguyễn Thị Lan 20/11/1981 Nữ Tiến sỹ
10 Đoàn Quảng Trị 07/11/1978 Nam Tiến sỹ
11 Dương Thanh Tùng 22/10/1984 Nam Tiến sỹ
12 Phạm Hùng Vượng 13/08/1977 Nam PGS Tiến sỹ
13 Nguyễn Đức Dũng 15/08/1979 Nam Tiến sỹ
14 Nguyễn Đức Trung Kiên 13/10/1979 Nam Tiến sỹ
15 Cao Xuân Thắng 20/11/1977 Nam Tiến sỹ
16 Đào Xuân Việt 26/02/1979 Nam PGS Tiến sỹ
17 Trần Văn Đáng 28/06/1989 Nam Tiến sỹ
18 Bùi Thị Hằng 15/11/1972 Nữ PGS Tiến sỹ

72
19 Vũ Thu Hiền 30/06/1978 Nữ Tiến sỹ
20 Chu Mạnh Hoàng 13/07/1979 Nam GS Tiến sỹ
21 Vũ Ngọc Hùng 10/10/1955 Nam GS Tiến sỹ
22 Trần Ngọc Khiêm 14/06/1974 Nam PGS Tiến sỹ
23 Nguyễn Văn Quy 02/01/1978 Nam PGS Tiến sỹ
24 Phạm Văn Tuấn 10/01/1982 Nam Tiến sỹ
25 Nguyễn Phúc Dương 20/08/1971 Nam GS Tiến sỹ
26 Tô Thanh Loan 10/12/1985 Nữ Tiến sỹ
27 Nguyễn Khắc Mẫn 03/11/1970 Nam Tiến sỹ
28 Trần Thị Việt Nga 08/06/1981 Nữ Tiến sỹ
29 Đào Thị Thuỷ Nguyệt 29/12/1981 Nữ Tiến sỹ
30 Nguyễn Anh Tuấn 28/06/1958 Nam PGS Tiến sỹ
31 Nguyễn Văn Duy 30/05/1980 Nam PGS Tiến sỹ
32 Nguyễn Đức Hoà 27/03/1978 Nam GS Tiến sỹ
33 Chử Mạnh Hưng 28/12/1984 Nam PGS Tiến sỹ
34 Đặng Thị Thanh Lê 19/09/1977 Nữ PGS Tiến sỹ
35 Chu Thị Xuân 26/02/1983 Nữ Tiến sỹ
Tổng cộng Viện ITIMS: 35 cán bộ giảng dạy

73
7.2. Danh sách đội ngũ cán bộ kỹ thuật tính đến tháng 9/2022

7.2.1. Viện Khoa học và Kỹ thuật vật liệu

Giới Chức danh


TT Họ và tên Ngày, tháng, năm sinh Trình độ Chuyên môn được đào tạo Ghi chú
tính khoa học

1 Nguyễn Văn Khang 04/03/1972 Nam Thạc sỹ Khoa học và Công nghệ vật liệu

2 Nguyễn Minh Đức 13/10/1972 Nam Thạc sỹ Khoa học và Công nghệ vật liệu

3 Lê Hồng Thắng 18/06/1978 Nam Tiến sỹ Khoa học và Công nghệ vật liệu

4 Lê Thu Hà 08/06/1984 Nữ Thạc sỹ Khoa học và Công nghệ vật liệu

5 Lê Thành Trung 28/08/1980 Nam Kỹ sư Khoa học và Công nghệ vật liệu

Tổng cộng Viện Khoa học và Kỹ thuật vật liệu: 5 cán bộ kỹ thuật

7.2.2. Viện Dệt May – Da giầy và Thời trang

Giới Chức danh khoa Ghi


TT Họ và tên Ngày, tháng, năm sinh Trình độ Chuyên môn được đào tạo
tính học chú

1 Lê Thị Dung 01/01/1976 Nữ Thạc sỹ Thiết kế thời trang và công trình

2 Cao Thị Hoài Thủy 10/04/1974 Nữ Thạc sỹ CN Dệt may

3 Nguyễn Thị Vân 11/03/1972 Nữ Kỹ sư CN May

Tổng cộng Viện Dệt May – Da giầy và Thời trang: 03 cán bộ Kỹ thuật

74
7.2.3. Trung tâm CN Polyme Compozit

Chức
Ngày, tháng, Giới
TT Họ và tên danh Trình độ Chuyên môn được đào tạo Ghi chú
năm sinh tính
khoa học

1 Trần Thị Kim Dung 8/1/1970 Nữ CN CN Hóa học KTHH

7.2.4. Bộ môn công nghệ in

Chức
Ngày, tháng, Giới
TT Họ và tên danh Trình độ Chuyên môn được đào tạo Ghi chú
năm sinh tính
khoa học

1 Hoàng Thanh Bình 25-08-1979 Nam Thạc sỹ Công nghệ in KTHH

2 Nguyễn Thị Thu Hà 10-10-1976 Nữ Thạc sỹ Công nghệ in KTHH

3 Lưu Bách Hiệp 01-03-1973 Nam Kỹ sư Điện tử viễn thông KTHH

4 Trần Thị Thu Trang 12-07-1983 Nữ Kỹ sư Công nghệ in KTHH

7.2.5. Viện ITIMS

Giới Chức danh khoa


TT Họ và tên Ngày, tháng, năm sinh Trình độ Chuyên môn được đào tạo Ghi chú
tính học

1 Nam
Phạm Thế Kiên 24/07/1982 Thạc sỹ
2 Lương Ngọc Anh 05/11/1975 Nam Tiến sỹ

75
3 Nguyễn Minh Hồng 11/09/1964 Nam Trung cấp

4 Hoàng Quốc Khanh 07/09/1976 Nam Kỹ sư

5 Nguyễn Văn Toán 01/06/1976 Nam Tiến sỹ

Tổng cộng Viện ITIMS: 05 cán bộ Kỹ thuật

7.3. Danh sách đội ngũ hành chính tính đến tháng 9/2022

7.3.1. Viện Khoa học và Kỹ thuật vật liệu

Giới
TT Họ và tên Ngày, tháng, năm sinh Trình độ Chuyên môn được đào tạo Ghi chú
tính

1 Nguyễn Thị Thu Hằng 02/12/1980 Nữ Cử nhân Kế toán

2 Đỗ Thị Huế 08/09/1990 Nữ Cử nhân Kế toán

Tổng cộng Viện Khoa học và Kỹ thuật vật liệu: 02 cán bộ hành chính

7.3.2. Viện Dệt May – Da giầy và Thời trang

Giới
TT Họ và tên Ngày, tháng, năm sinh Trình độ Chuyên môn được đào tạo Viện
tính

1 Nguyễn Thị Thuý 23/09/1975 Nữ Đại học CN May DM

2 Nguyễn Thị Thu Trang 27/03/1987 Nữ Đại học Tài chính ngân hàng DM

Tổng cộng Viện Dệt May – Da giầy và Thời trang: 02 cán bộ Hành chính

76
7.3.3. Viện ITIMS

Giới
TT Họ và tên Ngày, tháng, năm sinh Trình độ Chuyên môn được đào tạo Ghi chú
tính

1 Nữ
Bùi Thị Liên Anh 23/10/1978 Cử nhân
2 Nguyễn Ngọc Lan 01/11/1980 Nữ Thạc sỹ

3 Nguyễn Thị Phương Loan 09/02/1973 Nữ Cử nhân

Tổng cộng Viện ITIMS: 03 cán bộ hành chính

Tổng số cán bộ

77
Phụ lục 8 - Thống kế sử dụng đất đai, hạ tầng, cơ sở vật chất

ĐƠN VỊ SỬ DỤNG: Viện Khoa học và Kỹ thuật vật liệu

ST Mục đích sử dụng Diện tích


Đơn vị sử dụng Địa chỉ đất, nhà Số modul Ghi chú
T Văn phòng/PTN/Bộ môn (m2)

1 Viện Khoa học và Kỹ thuật vật liệu C5 - 315 VP Viện 1 37,53

2 C5 - 316 VP Viện 2 77,3

3 C5 - 317 VP Viện 1 37,53

4 Bộ môn Kỹ thuật gang thép C5 - 312 VP bộ môn 1 37,53

5 C5 - 210 PTN Lý thuyết các quá trình luyện kim 2 77,3

6 C5 - 110 PTN Luyện thép và tinh luyện 2 77,3

7 C14b PTN Chuẩn bị nguyên liệu và luyện gang 6 200

8 Bộ môn Vật liệu kim loại màu và compozit C5-207 VP bộ môn 2 77,3

9 C5-211 PTN Phân tích 2 77,3

10 C5-209 PTN Kim loại màu 1 37,6

11 Nhà B PTN Luyện kim bột 5 200

12 Bộ môn Vật liệu và Công nghệ đúc C5-306 PTN Mô phỏng 1 37,53

13 C5-307 VP bộ môn 1 37,53

14 C5-308 PTN Làm khuôn 1 37,53

15 T-410,411 Xưởng thực hành, VL&CN làm khuôn 2 160

16 Bộ môn Cơ học vật liệu và Cán kim loại C4-5 204 VP bộ môn 2 41,91

17 C5-305 PTN 0,5 18,04

18 C5-402 PTN 1 37,53

78
19 C5-10 101 PTN 1 20,24

20 C14b PTN 2 113,31

21 Bộ môn Vật liệu học, xử lý nhiệt và bề mặt C5-301A VP bộ môn 1,5 55,93

22 C5-301B Phòng làm việc 1,5 55,93

23 C10-208 PTN 1 37,53

24 C10-209 PTN 1 37,53

25 C1-307 PTN 1 37,53

26 C1-308 PTN 1 37,53

27 C1-309 PTN 1 37,53

28 T-111 Xưởng thực hành 3 117,63

29 PTN vật liệu kim loại C5-401 Văn phòng 2 77,3

30 C4-101 PTN 3 116,95

31 C10-302 PTN 1 37,53

32 C10-303 PTN 1 37,53

33 T-412 PTN 2 80

34 PTN vật liệu đại cương – SAHEP D8-701,703,705 PTN 3 455

35 PTN Nghiên cứu SAHEP D8-707,709 PTN 2 120

Tổng cộng Viện Khoa học và Kỹ thuật vật liệu 2781,69

ĐƠN VỊ SỬ DỤNG: Viện Dệt May – Da giầy và Thời trang

ST Mục đích sử dụng


Đơn vị sử dụng Địa chỉ đất, nhà Số modul Diện tích Ghi chú
T Văn phòng/PTN/Bộ môn

79
1 2
C3-209 PTN thực hành thiết kế 52.8
2 1
C3-210 PTN thực hành thiết kế Thời trang 43
3 Bộ môn CN May 1
C4-5-102 Văn phòng bộ môn 41.9
4 1
TC-108 PTN thực hành may 40
5 1
TC-109 PTN thực hành may 40
6 1
C10-212 PTN Hóa dệt 37.5
7 1
C4-5-305 Phòng làm việc của cán bộ và NCS 37.5
Bộ môn Vật liệu và CN Hóa Dệt
8 1
C5-214B Văn phòng bộ môn 18.2
9 1
TC-107B PTN Hóa dệt 40
10 1
Bộ môn Công nghệ Dệt C10-211 PTN Sợi Dệt 37.5
11 Bộ môn Công nghệ Dệt 1
C5-113 PTN Công nghệ Dệt thoi 37.5
12 Bộ môn Công nghệ Dệt 1
C5-115 PTN Công nghệ Dệt kim 37.5
13 Bộ môn Công nghệ Dệt 1
C5-116 PTN Công nghệ Sợi 77.3
14 Bộ môn Công nghệ Dệt 1
C5-117 Văn phòng bộ môn 37.5
15 Bộ môn Công nghệ Dệt 2
TC-106 Phòng Thực hành Dệt 80
16 1
Viện Dệt May – Da giầy và Thời trang C10-205 Phòng thí nghiệm 37.5
17 Viện Dệt May – Da giầy và Thời trang 1
C5-215 Phòng họp của Viện 37.5
18 Viện Dệt May – Da giầy và Thời trang 1
C5-216 Văn phòng Viện 38.7
19 Viện Dệt May – Da giầy và Thời trang 1
C5-217 Văn phòng Viện 38.7
20 Viện Dệt May – Da giầy và Thời trang 1
TC-107A Phòng thí nghiệm 40
21 Viện Dệt May – Da giầy và Thời trang 1
TC-108A Phòng tin học ứng dụng 40
Tổng cộng Viện Dệt May – Da giầy và Thời trang 890,6

80
ĐƠN VỊ SỬ DỤNG: TT CN Polyme compozit

Mục đích sử dụng


STT Đơn vị sử dụng Địa chỉ đất, nhà Số modul Diện tích Ghi chú
Văn phòng/PTN/Bộ môn

1 TT Polyme compozit C45-202 VP TT 1 22,7

2 TT Polyme compozit C4-305/304 Phòng Thí nghiệm vật liệu 2 153,4

3 TT Polyme compozit C10-105 Phòng Thí nghiệm vật liệu 1 72,7

4 Phòng Thí nghiệm vật liệu Khu nhà D2B Phòng thí nghiệm vật liệu 1 716,2

5 Bộ môn công nghệ in C45 - 203 VP bộ môn 1 42

6 Bộ môn công nghệ in C5-201A Phòng Thí nghiệm vật liệu in 2 77

7 Bộ môn công nghệ in 5/40 Tạ Quang Bửu Phòng thí nghiệm - thực hành công nghệ in, kỹ thuật sau in 1 256

Tổng cộng TTCN Polyme Compozit + CN In 1083.7

ĐƠN VỊ SỬ DỤNG: Viện ITIMS

Mục đích sử dụng


ST Số Ghi
Đơn vị sử dụng Địa chỉ đất, nhà Văn phòng/PTN/Bộ môn, phòng họp, phòng làm việc Diện tích
T modul chú
của GS, PGS

1 ITIMS ITIMS-101 Phòng Kỹ thuật (Tủ điện, khí) 7.6

2 ITIMS ITIMS-102 Phòng kỹ thuật (Khí nén, Ni tơ, ...) 88

3 ITIMS ITIMS-103 Xưởng cơ khí 39.6

4 ITIMS ITIMS-104 Xưởng cơ khí 39.6

PTN công nghệ chế tạo màng mỏng, hợp kim và đo


5
ITIMS ITIMS-105 lường 106.3

81
6 ITIMS ITIMS-107 VP Viện 19.3

7 ITIMS ITIMS-108 Phòng họp BGĐ 19.3

8 ITIMS ITIMS-201 Phòng Kỹ thuật (Tủ điện, khí) 7.6

9 ITIMS ITIMS-202 PTN chế tạo vật liệu tích trữ năng lượng và siêu dẫn 40

10 ITIMS ITIMS-203 PTN hóa 1 35

11 ITIMS ITIMS-204 PTN chế tạo vật liệu nano từ 35

12 ITIMS ITIMS-205 Phòng sạch 1 132.1

13 ITIMS ITIMS-207 Phòng làm việc (01 PGS) 9.2

14 ITIMS ITIMS-208 Phòng làm việc (01 TS+01 PGS) 9.2

15 ITIMS ITIMS-209 Phòng làm việc (01 PGS + 01 TS) 9.2

16 ITIMS ITIMS-210 Phòng làm việc (01 PGS) 9.2

17 ITIMS ITIMS-301 Phòng Kỹ thuật (Tủ điện, khí) 7.6

18 ITIMS ITIMS-302 PTN chế tạo và nghiên cứu cảm biến khí 40

19 ITIMS ITIMS-303 PTN đo lường cảm biến bán dẫn và từ 35

20 ITIMS ITIMS-304 PTN đo lường linh kiên vi cơ 35

21 ITIMS ITIMS-305 Phòng làm việc (07 TS) 50

22 ITIMS ITIMS-306 PTN cảm biến y-sinh 9

23 ITIMS ITIMS-307 Phòng làm việc (01 GS) 9

24 ITIMS ITIMS-308 Phòng Kế toán tài chính (01 Chuyên viên) 18

25 ITIMS ITIMS-309 PTN quang điện tử 9

26 ITIMS ITIMS-310 Phòng làm việc (01 GS) 9.2

27 ITIMS ITIMS-311 Phòng làm việc (01 GS) 9.2

82
28 ITIMS ITIMS-312 Phòng làm việc (01 GS) 9.2

29 ITIMS ITIMS-313 Phòng làm việc (01 PGS) 9.2

30 ITIMS ITIMS-401 Phòng Kỹ thuật (Tủ điện, khí) 7.6

31 ITIMS ITIMS-402 Phòng TN dự án SAHEP 72.2

32 ITIMS ITIMS-403 Phòng học-sinh hoạt học viên 48.5

33 ITIMS ITIMS-404 Phòng học-sinh hoạt học viên 48.5

34 ITIMS ITIMS-405 Phòng hội trường lớn 106.3

35 ITIMS ITIMS-406 Phòng làm việc (01 KTV) 9.6

36 ITIMS ITIMS-407 Phòng làm việc (02 TS) 15.6

37 ITIMS ITIMS-408 Phòng làm việc (01 TS + 01 PGS) 20

38 ITIMS ITIMS-409 Phòng họp 1 12

D8- PTN Đào tạo khoa học và kỹ thuật vật liệu điện tử
39
ITIMS 704,706,708,710 (SAHEP) 235.8

40 ITIMS B1-506 Phòng làm việc và phòng họp nhỏ (01 PGS + 01 TS 80

41 ITIMS B1-507 Phòng làm việc (01 PGS + 06 TS 80

42 ITIMS B1-508 Phòng làm việc ( 02 TS) và NCS/HVCH 80

43 ITIMS B1-509 Phòng họp 2 80

44 ITIMS B1-605 Phòng sạch 2 120

45 ITIMS B1-606 PTN nghiên cứu quang học và quang phổ 80

46 ITIMS B1-607 PTN chế tạo mẫu 80

47 ITIMS B1-608 PTN Hóa học 2 80

48 ITIMS B1-705 PTN nghiên cứu tính chất từ, điện 80

83
49 ITIMS B1-707 PTN HUST-RALACO về LED 80

50 ITIMS F-201 Văn phòng và phòng học 141

Phòng làm việc (02 TS) + PTN nghiên cứu hệ thống


51
ITIMS F-301 bền vững 124

52 ITIMS TVTQB-TEM1 PTN dự án SAHEP 300

Tổng cộng Viện ITIMS 2836.7

84
Phụ lục 9 - Dự kiến quy hoạch các học phần vào nhóm chuyên môn

9.1. Khoa Kỹ thuật vật liệu (các học phần chuyên ngành)
STT
STT Số
Nhó Mã HP Cấu trúc HP Tên học phần Nhóm chuyên môn
HP TC
m
Luyện thép
1 MSE4101 3 3(3-0-0-6)
(Steelmaking)
Luyện gang lò cao
2 MSE4111 3 3(2-1-1-6)
(Blast furnace ironmaking)
Tinh luyện và đúc phôi thép
3 MSE4122 3 3(2-1-1-6) (Refining and steel casting)
N01 Kỹ thuật gang thép
Luyện kim phi cốc
4 MSE4132 3 3(2-1-1-6)
(Alternative Ironmaking Routes)
Xử lý & tái chế chất thải trong luyện kim
5 MSE4141 2 2(2-0-0-4)
(Waste Treatment and Utilization in Metallurgy)
Đồ án CN&TB luyện gang thép
6 MSE4152 2 2(0-4-0-4)
(Academic project on Iron and steelmaking)
Lý thuyết biến dạng tạo hình
1 MSE4199 3 3(2-1-1-4)
(Metal forming Therory)
Thiết bị gia công tạo hình vật liệu
2 MSE4219 3 3(3-0-0-6)
(Metal forming Equipment)
Đồ án CN&TB
3 MSE4229 2 2(0-4-0-4) (Project)
Cơ học vật liệu và Công nghệ tạo
N02
Tự động hóa quá trình sản xuất hình
4 MSE4239 2 2(2-0-0-4)
(Manufactured process Automation)
Công nghệ tạo hình tấm
5 MSE4259 3(2-1-0-6)
(Sheet metal forming technology)
Công nghệ tạo hình khối
6 MSE4269 2 3(2-1-1-6)
(Bulk metal forming technology)

85
Chuyên đề nghiên cứu
1 MSE4302 2 2(0-2-2-4)
(Casting design Project)
Hợp kim và công nghệ nấu luyện
2 MSE4312 3 3(2-1-1-6)
(Alloys and melting technology)
Các phương pháp làm khuôn
3 MSE4322 2 2(2-0-1-4) (Moulding methods)

Cơ sở kỹ thuật đúc
N03 4 MSE4332 3 3(3-0-1-6) Vật liệu và Công nghệ đúc
(Fundamentals of foundry engineering)
Sự hình thành tổ chức hợp kim
5 MSE4342 2 2(2-0-1-4)
(Structure formation of alloys)
Xử lý số liệu và quy hoạch thực nghiệm
6 MSE4362 2 2(2-1-0-4)
(Design and analysis of experiments)
Kỹ thuật mô phỏng số đúc
7 MSE4372 2 2(2-1-0-4)
(Casting simulation technique)
1 MSE4401 3 3(3-0-1-6) Cơ sở lý thuyết luyện kim màu (Introduction of Non-ferrous metallurgy)
Luyện kim màu nặng
2 MSE4412 2 2(2-0-1-6)
(Extractive of Heavy non-ferrous metals)
Luyện kim màu nhẹ

3 MSE4423 2 2(2-0-1-6) (Extractive metallurgy of light metals)

Luyện kim bột


N04 4 MSE4431 3 3(3-0-1-6) Vật liệu kim loại màu và Compozit
(Powder metallurgy)
Đồ án môn học
5 MSE4442 2 2(0-2-2-4) (Design project)

Chuẩn bị liệu cho luyện kim


6 MSE4452 2 2(2-1-0-4)
(Raw Materials Preparation for Extractive Metallurgy)
7 MSE4453 2 2(2-0-1-6) Vật liệu compozit

86
(Composite materials)
Công nghệ và thiết bị nhiệt luyện
1 MSE4502 3 3(2-1-1-6)
(Heat treatment technology and equipments)
Công nghệ xử lý bề mặt
2 MSE4512 3 3(2-1-1-6)
(Surface Treatment Technology)
Ăn mòn và bảo vệ kim loại
3 MSE4522 3 3(2-1-1-6) (Corrosion and materials protection)
N05 Vật liệu học, xử lý nhiệt và bề mặt
Hợp kim hệ sắt
4 MSE4532 3 3(3-0-0-6)
(Ferrous alloy)
Hợp kim phi sắt
5 MSE4542 2 2(2-1-0-4)
(Non-ferrous alloys)
Đồ án thiết kế xưởng nhiệt luyện
6 MSE4552 2 2(0-4-0-4)
(Course Project on Designing Heat Treatment Workshop)
KH & KT vật liệu y sinh
1 MSE4601 3 3(2-2-0-6)
(Biomaterials Science and Engineering)
Vật liệu năng lượng sạch
2 MSE4611 2 2(2-0-0-4)
(Clean energy materials)
Vật liệu compozit
3 MSE4621 3 3(2-2-0-6) (Composite Materials)
N06 Vật liệu tiên tiến và cấu trúc nano
Vật liệu nano trong hàng không và vận tải
4 MSE4631 3 3(2-2-0-6)
(Nano materials for aerospace & automobiles)
Công nghệ bề mặt và màng mỏng
5 MSE4641 3 3(2-2-0-6)
(Surface and thin film technology)
Vật liệu vô định hình
6 MSE4651 2 2(2-1-0-4)
(Amorphous Materials)

87
9.2. Khoa Dệt May - Da giầy và Thời trang
STT
STT Mã HP Số TC Cấu trúc HP Tên học phần Nhóm chuyên môn
Nhóm
Nhập môn kỹ thuật Dệt May (Introduction to textile and clothing
1. TEX2000 2 2(2-0-1-4)
technology)
2. TEX3180 3 3(3-1-0-6) Cấu trúc sợi vải (Structure of Textile Fabrics)
Tiếng Anh chuyên ngành Dệt May (Technical English for Textile and
3. TEX3140 2 2(2-1-0-4)
Clothing)
4. TEX3030 2 2(2-0-0-4) Marketing Dệt May (Textile Marketing)
5. TEX3161 1 1(1-0-2-2) Thực hành sợi, vải
Quản lý sản xuất Dệt May (Product management in textile and garment
6. TEX3010 2 2(2-1-0-4)
industry)
7. TEX4581 2 2(2-0-1-4) Công nghệ kéo sợi xơ ngắn (Short staple spinning technology)
8. TEX4591 2 2(2-0-1-4) Công nghệ dệt kim cơ bản (Fundamentals in Knitting technology)
9. TEX4601 2 2(2-0-1-4) Công nghệ dệt thoi 1 (Weaving technology 1)
Quản trị dự án Dệt May (Project Management in Textile and Garment
10. TEX5016 2 2(2-1-0-4)
Industry)
11. 2 2(2-0-0-4) Công nghệ không dệt (Nonwoven Technology) Công nghệ sản xuất sản
TEX4471
N01 phẩm Dệt
12. TEX4611 2 2(2-1-0-4) Công nghệ dệt thoi 2 (Weaving technology 2)
13. TEX4451 2 2(2-1-0-4) Kỹ thuật dệt kim hoa (Pattern knitting techniques)
14. TEX4621 2 2(2-1-0-4) Công nghệ kéo sợi xơ dài (Long staple spinning technology)
15. TEX4631 2 2(2-1-0-4) Thiết kế dây chuyền sợi dệt (Design of textile technological line)
16. TEX4551 2 2(0-0-4-4) Thực hành dệt 1 (Textile practice 1)
17. TEX4641 2 2(2-1-0-4) Cấu trúc sợi (Yarn structure)
18. TEX3081 2 2(2-1-0-4) Cấu trúc vải dệt thoi (Woven fabric structure)
19. TEX3091 2 2(2-1-0-4) Cấu trúc vải dệt kim (Knitted fabric structure)
20. TEX5016 2 2(2-1-0-4) Quản trị dự án Dệt May (Textile project management)
21. TEX5061 3 3(0-0-6-6) Đồ án công nghệ dệt (Project of Textile manufacturing process)
Tin học ứng dụng trong công nghiệp sợi dệt (Applied Informatics in
22. TEX5381 2 2(2-1-0-4)
Textile Industry)
23. TEX5241 2 2(2-1-0-4) Thiết kế vải dệt thoi (Woven fabric design)
24. TEX5251 2 2(2-1-0-4) Kỹ thuật dệt kim định hình(Shape knitting techniques)

88
25. TEX5261 2 2(0-0-4-4) Thực hành dệt 2 (Textile practice 2)
26. TEX5321 2 2(2-1-0-4) Cấu trúc vải dệt kim phức tạp (Structure of complex knitted fabrics)
27. TEX5171 2 2(2-0-0-4) Sợi kiểu và ứng dụng (Fancy yarns and applications)
Công nghệ dệt vải kỹ thuật (Weaving and knitting technology of technical
28. TEX5391 2 2(2-1-0-4)
fabrics)
29. TEX4971 3 3(0-0-6-12) Đồ án thiết kế dây chuyền kéo sợi (Project of Design spinning line)
Kiểm soát chất lượng trong nhà máy sợi dệt (Quality control in the textile
30. TEX5401 3 3(3-1-0-12)
mills)
31. TEX5141 2 2(2-1-0-4) Đo lường dệt (Textile Metrology)
32. 2 2(2-0-0-4) Cơ học vật liệu Dệt May
Đo lường dệt
33. TEX5141 2 2(2-0-0-4)
(Textile Metrology/Textile Testing)
Tiến bộ kỹ thuật trong công nghệ sợi
34. TEX6021 2 2(2-0-0-4)
(Advances in spinning technology)
Tiến bộ kỹ thuật trong công nghệ dệt thoi
35. TEX6031 2 2(2-0-0-4)
(Technical Advances in Woven Textile Technology)
Tiến bộ kỹ thuật trong công nghệ dệt kim
36. TEX6091 2 2(2-0-0-4)
(Technical Advances in Knitting Technology)
Hệ thống công nghệ quá trình may (Technological Systems of Sewing
37. TEX4432 2 2(2-1-0-4)
Process)
38. TEX4352 3 3(0-0-6-6) Thực hành may cơ bản (Basic sewing practice)
39. TEX4372 2 2(0-0-4-4) Thực hành may nâng cao (Advanced sewing practice)
40. TEX4502 3 3(2-2-0-6) Công nghệ gia công sản phẩm may (Technology of Clothing Fabrication)
41. TEX4382 2 2(2-1-0-4) Thiết kế trang phục (Clothing design)
42. TEX4462 2 2(0-0-4-4) Thực hành thiết kế trang phục (Clothing design practice)
N02 43. TEX4332 3 3(3-1-0-6) Thiết bị may công nghiệp (Industrial Garment Equipments)
Công nghệ sản xuất sản phẩm may (Technology of Clothing
44. TEX4442 3 3(2-2-0-6)
Manufacturing)
45. TEX4422 3 3(2-2-0-4) Thiết kế dây chuyền may (Design of Sewing Line)
Thiết kế công nghệ quá trình sản xuất may (Technology Design of
46. TEX4002 2 2(1-2-0-4)
Garment Production)
47. TEX4282 2 2(0-0-4-4) Thiết kế mẫu sản xuất (Production Pattern Making)
Thiết kế sản phẩm may theo đơn hàng (Applied Product Design in
48. TEX4272 2 2(0-0-4-4)
Garment Industry) Công nghệ May

89
Tin học ứng dụng trong sản xuất công nghiệp may (Applied Informatics
49. TEX4402 3 3(0-0-6-6)
in Garment Industry)
Tổ chức lao động khoa học trong công nghiệp may (Scientific
50. TEX5182 2 2(2-1-0-4)
Organization of Labor in Garment Industry)
51. TEX5042 3 3(2-2-0-6) Thiết kế nhà máy may (Garment Factory Design)
Công nghệ sản phẩm may từ vật liệu đặc biệt (Technology of Garment
52. TEX5332 2 2(2-1-0-4)
Products from Special Materials)
53. TEX5062 2 2(2-1-0-4) Nhân trắc học may mặc (Anthropometry in Garment Industry)
54. TEX5342 3 3(2-2-0-6) Thiết kế trang phục nâng cao (Advanced Clothing Design)
Thiết kế và phát triển sản phẩm may (Garment Product Design and
55. TEX5352 3 3(2-2-0-6)
Development)
56. TEX5032 2 2(2-1-0-4) Đo lường may (Garment Metrology)
Merchandising trong sản xuất công nghiệp may (Merchandising in
57. TEX5232 2 2(2-1-0-4)
Garment Industry)
Thiết kế và phát triển sản phẩm Dệt May
58. TEXxxx 2 2(2-1-0-4)
(Textile product design and development)
59. TEXxxx 2 2(2-0-0-4) Xử lý số liệu thực nghiệm trong ngành Dệt May
60. TEX5162 2 2(2-0-0-4) Đo lường may (Garment measurement)
Công nghệ sản phẩm may từ vật liệu đặc biệt (Technology of garment
61. TEX5132 2 2(2-1-0-4)
products from special materials)
62. TEX6352 2 2(2-0-0-4) Trang phục thông minh (Smart clothes)
63. TEX6052 2 2(2-0-0-4) Kỹ thuật mới trong thiết kế trang phục (Advances in apparel design)
64. TEX6062 2 2(2-0-0-4) Kỹ thuật may hiện đại (Advanced Clothing Technology)
65. TEX6142 2 2(2-0-0-4) Tiện nghi trang phục (Clothing Comfort)
Khoa học màu sắc
66. TEX4503 2 2(2-0-1-4)
(Science of colour)
An toàn lao động và môi trường dệt may (Labor safety and environment
67. TEX3070 2 2(2-0-0-4)
protection in Textile Industry)
68. TEX3150 3 3(3-1-0-6) Vật liệu Dệt May (Textile and garment materials) Vật liệu và công nghệ
N03 Thực hành kiểm tra và phân tích vật liệu dệt may hoàn tất sản phẩm Dệt
69. TEX3060 2 2(0-0-4-4) May
(Physical Testing of Textile)
Cơ sở xử lý hoá học sản phẩm dệt may
70. TEX3143 2 2(2-0-0-4)
(Introduction of Textile chemical processing)
Quản lý chất lượng dệt may
71. TEX3131 2 2(2-1-0-4)
(Quality management in textile and garment industry)

90
Hóa học thuốc nhuộm
72. TEX4023 3 3(2-0-2-6)
(Dyestuff Chemistry)
Công nghệ và thiết bị tiền xử lý sản phẩm dệt
73. TEX4263 2 2(2-0-1-4) (Pretreatment Process of Textile Materials: Technologies and
equipments)
Kiểm soát chất lượng sản phẩm nhuộm và hoàn tất
74. TEX5253 2 2(2-1-0-4)
(Quality control in Dyeing and finishing products)
Công nghệ và thiết bị nhuộm – in hoa sản phẩm dệt
75. TEX4473 3 3(3-1-0-6)
(Technology of Dyeing and Printing in textile)
Công nghệ và thiết bị hoàn tất sản phẩm Dệt May
76. TEX4103 2 2(2-0-0-4)
(Textile Finishing Technology)
Thực hành công nghệ nhuộm – in hoa - hoàn tất sản phẩm dệt may
77. TEX4453 2 2(0-0-4-4)
(Practice of Dyeing – Printing and Finishing Technology)
Phân tích thành phần hoá học vật liệu dệt may
78. TEX4503 2 2(2-0-1-4)
(Chemical Testing of Textile)
Động học nhuộm
79. TEX5023 2 2(2-0-0-4)
(Dyeing Kinetics)
Ứng dụng tin học và tự động hóa trong in nhuộm
80. TEX5033 2 2(2-1-0-4) (Application of Information Technology and Automation in Textile
Dyeing and Finishing)
Thiết kế nhà máy nhuộm – In hoa – Hoàn tất sản phẩm dệt
81. TEX5173 2 2(2-1-0-4)
(Design of Textile Dyeing-Printing-Finishing Factory)
82. TEX5323 2 2(2-0-0-4) Vật liệu dệt chức năng (Functional textiles)
Phân tích sinh thái vật liệu dệt may (Ecologycal Testing of Textile
83. TEX4483 2 2(2-0-1-4)
Material)
Quá trình và thiết bị công nghệ hóa dệt
84. TEX5153 2 2(2-1-0-4)
(Transport Phenomena in Textile Chemical Processing)
Lý thuyết và kỹ thuật đo màu
85. TEX4093 2 2(2-0-1-4)
(Theory and techniques of color measurement for textile material)
Quá trình sản xuất xơ sợi nhân tạo
86. TEX5163 2 2(2-0-1-4)
(Man-made fiber manufacturing process)
Đồ án thiết kế nhà máy nhuộm in hoa và hoàn tất sản phẩm dệt
87. TEX5303 3 3(0-0-6-12)
(Project of designing dyeing and finishing factory)
Chất trợ hóa học ngành dệt
88. TEX5233 2 2(2-0-0-4)
(Textile chemical auxiliaries)
89. TEX5313 2 2(2-0-1-4) Công nghệ xử lý hoàn tất sản phẩm may (Apparel Products Finishing)
Phát triển bền vững trong lĩnh vực dệt nhuộm
90. TEX6301 22 2(2-0-0-4)
(Sustainable development in textile chemical technology)

91
Đồ án thiết kế Trung tâm thử nghiệm sản phẩm dệt may
91. TEX5283 2 2(0-0-4-8)
(Project of designing textile product testing center)
92. TEX6040 2 2(2-0-0-4) Kỹ thuật mới trong công nghệ hoàn tất Dệt May
93. TEX6010 2 2(2-0-0-4) Xơ dệt mới (New Fiber)
PP phân tích vi cấu trúc xơ dệt
94. TEX6080 2 2(2-0-0-4)
(Analysis Methods for Microstructure of Textile Fibers)
Động học nhuộm
95. TEX5023 2 2(2-0-0-4)
(Dyeing Kinetics)
96. TEX4066 2 2(2-0-0-4) Nguyên lý tạo màu sản phẩm Dệt May
97. TEX4086 2 2(0-0-4-4) Thực hành tạo màu sản phẩm Dệt May
Cơ sở mỹ thuật sản phẩm Dệt May (Basic Aesthetic Principles for
98. TEX3090 2 2(2-1-0-4)
Garment and Textile Product)
99. TEX2020 3 3(2-2-0-6) Technical Writing and Presentation
100. TEX4455 2 2(1-2-0-4) Hình họa thời trang (Fashion sketching)
101. TEX4465 2 2(1-2-0-4) Thiết kế mỹ thuật trang phục (Fashion Design Principles)
Tin học ứng dụng trong phác thảo thời trang (Applied informatics for
102. TEX4475 2 2(1-2-0-4)
fashion sketching)
103. TEX4125 2 2(0-0-4-4) Tạo mẫu thời trang trên ma-nơ-canh (Fashion Draping)
104. TEX4445 2 2(1-2-0-4) Phát triển ý tưởng thời trang (Fashion Concept Development)

105. TEX4485 3 3(2-2-0-6) Thiết kế bộ sưu tập thời trang (Fashion Collection Design)
Thiết kế Thời trang và Da
N04 106. TEX4495 3 3(3-1-0-6) Thiết kế và công nghệ sản xuất giầy (Footwear Design and Technology) giầy
Thiết kế và công nghệ sản phẩm da (Leather Goods Design and
107. TEX4505 2 2(2-1-0-4)
Technology)
108. TEX5095 2 2(1-2-0-4) Phong cách thời trang (Fashion styling)
109. TEX5085 2 2(1-2-0-4) Phát triển sản phẩm thời trang (Fashion product development)
Tin học ứng dụng trong thiết kế thời trang (Applied Informatics in
110. TEX5155 2 2(1-2-0-4)
Fashion Design)
111. TEX5005 2 2(1-2-0-4) Đồ họa quảng cáo thời trang (Fashion Advertisting Graphics)
112. TEX5165 3 3(2-2-0-6) Thiết kế bộ sưu tập thời trang công nghiệp (Ready-to-wear Collection)
113. TEX5175 2 2(1-2-0-4) Thiết kế sản phẩm da giầy nâng cao (Advanced Footwear Design)
Tin học ứng dụng trong thiết kế sản phẩm da giầy (Applied Informatics in
114. TEX5245 2 2(0-0-4-4)
Footwear and Leather Goods Design)
92
Đồ án phát triển sản phẩm thời trang (Project of fashion product
115. TEX5205 2 2(0-0-4-4)
development)
Quản trị dự án Dệt May (Project Management in Textile and Garment
116. TEX5016 2 2(2-1-0-4)
Industry)
117. TEX5072 2 2(2-1-0-4) Thiết kế trang phục chuyên dụng (Protective Clothing Design)
118. TEX5105 2 2(2-1-0-4) Hành vi khách hàng thời trang (Fashion customer behavior)
Thực hành thiết kế trang phục nâng cao (Practice in advanced pattern
119. TEX5215 2 2(0-0-4-4)
design)
Thực hành thiết kế sản phẩm da giầy (Practic of footwear and leather
120. TEX5225 2 2(0-0-4-4)
goods design)
Đồ án Thiết kế bộ sưu tập thời trang công nghiệp (Project of ready-to-
121. TEX5235 2 2(0-0-4-4)
wear collection)
122. TEX…. 2 2(2-1-0-4) Thiết kế thời trang bền vững (Sustainable fashion design)
Tin học ứng dụng trong thiết kế mỹ thuật hoa văn (Applied informatics
123. TEX5176 2 2(1-2-0-4)
in Aesthetic design for fabric pattern)
124. TEX4016 2 2(2-1-0-4) Thiết kế sản phẩm sợi (Yarn product design)
125. TEX4026 2 2(2-1-0-4) Thiết kế vải dệt thoi đơn giản (Simple woven fabric design)
126. TEX4036 2 2(2-1-0-4) Thiết kế sản phẩm vải dệt kim (Knitted fabric design)
Thực hành phân tích và thiết kế vải 1 (Practice fabric analysis and design
127. TEX4046 2 2(0-0-4-4)
1)
Tin học ứng dụng trong thiết kế vải (Applied Informatics in Fabrics
128. TEX4096 2 2(1-2-0-4)
Design)
129. TEX4900 2 2(0-0-4-4) Thực tập kỹ thuật (Bachelor Internship)
130. TEX5116 2 2(2-1-0-4) Thiết kế sợi phức hợp (Complex yarn design)
Thiết kế sản phẩm Dệt
131. TEX5126 2 2(2-1-0-4) Thiết kế vải dệt thoi phức tạp (Complex woven fabric Design)
May
N05 132. TEX5136 2 2(2-1-0-4) Thiết kế sản phẩm dệt kim định hình (Fashion knitwear design)
Thực hành phân tích và thiết kế vải 2 (Practice fabric analysis and design
133. TEX5146 2 2(0-0-4-4)
2)
134. TEX5156 2 2(2-0-0-4) Thiết kế hoàn tất sản phẩm Dệt May
135. TEX5186 3 3(0-0-6-6) Đồ án thiết kế sản phẩm sợi vải (Project of yarn/ fabric product design)
136. TEX5196 3 3(2-2-0-6) Nghiên cứu marketing Dệt May (Marketing Research of textile products)
Thiết kế công nghệ dệt và sản xuất sản phẩm dệt kim (Technical design
137. TEX5301 2 2(2-0-0-4)
and manufacture of knitwears)
138. TEX6220 2 2(2-0-0-4) Sản phẩm Dệt May ứng dụng y sinh học (Biomedical textiles)

93
139. TEX5071 2 2(2-0-0-4) Cơ cấu máy dệt (Mechanisms of textile machines)
140. TEX5181 2 2(2-0-0-4) Bông phế và ứng dụng (Waste in spinning mills and applications)
141. TEX4501 2 2(2-0-0-4) Kỹ thuật kéo sợi không cọc (Spindless spinning)
142. TEX5121 2 2(2-0-0-4) Máy dệt chuyên dùng (Specialized textile machines)
143. TEX5101 2 2(2-0-0-4) Công nghệ sản xuất chỉ may (Industrial thread manufacture)
144. TEX5311 2 2(2-0-0-4) Máy dệt kim (Knitting machines)
145. TEX5206 2 2(2-0-0-4) Quản lý chuỗi cung ứng Dệt May

9.3. Khoa vật liệu hóa học ứng dụng

STT
STT HP Mã HP Số TC Cấu trúc HP Tên học phần Nhóm chuyên môn
Nhóm

1 CH2004 3 3(3-1-0-6) Nhập môn Kỹ thuật in và truyền thông

2 CH4728 2 2(2-1-0-4) Ảnh kỹ thuật số

3 CH3612 3 3(3-1-0-6) LT phục chế màu

4 CH3650 2 2(1-2-0-4) Thiết kế xuất bản phẩm

5 CH3651 2 2(1-2-0-4) Thiết kế bao bì

6 CH3641 2 2(2-1-0-6) Kỹ thuật chế bản điện tử

N01 7 CH4720 2 2(2-1-0-4) Kỹ thuật chế khuôn in Khoa học hình ảnh

8 CH4714 2 2(2-1-0-4) Quản lý màu

9 CH5721 2 2(2-1-0-4) Kỹ thuật pha màu

10 CH3631 3 3(3-1-0-6) Vật liệu ngành in

11 CH3009 2 2(2-1-0-4) Hóa học trong CN in

12 CH5730 2 2(2-1-0-4) Vật liệu in bảo mật

13 CH5718 2 2(2-1-0-4) Vật liệu bao bì

94
14 CH5729 2 2(2-1-0-4) Kỹ thuật sản xuất mực in

15 CH5471 2 2(2-1-0-4) Quản trị dự án trong ngành công nghiệp in

16 CH5719 2 2(2-1-0-4) Các quy định về bao bì

17 CH5717 1 1(2-0-0-2) Chuyên đề 1

18 CH4738 2 2(2-1-0-4) Mỹ học đại cương

19 CH4739 2 2(2-1-0-4) KT chụp ảnh

20 CH4729 3 3(2-2-0-6) KT đồ họa 2D

21 CH4736 2 2(2-1-0-4) KT đồ họa 3D

22 CH4737 1 1(0-0-2-4) TN đồ họa

23 CH4730 2 2(2-1-0-4) Truyền thông đa phương tiện

24 CH4677 2 2(2-1-0-6) KT xử lý ảnh

25 CH4679 1 1(0-0-2-2) TN xử lý ảnh

26 CH5705 2 2(2-1-0-4) Xuất bản điện tử

27 CH5700 3 3(3-1-0-6) Kỹ thuật in offset

28 CH4727 2 2(2-1-0-4) Thiết bị và dụng cụ đo trong in

29 CH4672 2 2(2-1-0-4) An toàn lao động & môi trường ngành in

30 CH4723 2 2(2-1-0-4) KT gia công đóng sách

N02 31 CH5712 3 3(3-1-0-6) Thiết kế dây chuyền sản xuất trong nhà máy in Kỹ thuật in

32 CH4758 3 3(3-1-0-6) Máy in offset và bảo dưỡng

33 CH5714 2 2(2-1-0-4) Kiểm soát chất lượng sản phẩm in

34 CH4751 3 3(3-1-0-6) KT in flexo và in lõm

35 CH4671 2 2(2-1-0-4) Kỹ thuật in số

95
36 CH5732 2 2(2-1-0-4) Kỹ thuật in trên vật liệu đặc biệt

37 CH4674 2 2(2-1-0-4) Tổ chức và quản lý SX in

38 CH5725 2 2(2-1-0-4) Tính bền vững và môi trường trong CN bao bì

39 CH5731 2 2(2-1-0-4) Tự động hóa trong máy in

40 CH4724 2 2(2-1-0-4) KT gia công bao bì

41 CH5710 2 2(2-1-0-4) Kỹ thuật in offset nâng cao

42 CH5716 2 2(2-1-0-4) Kỹ thuật in 3D

43 CH5720 2 2(2-1-0-4) Bao bì thực phẩm - y tế

44 CH5728 2 2(2-0-0-2) Chuyên đề 2

45 CH4747 3 3(3-1-0-6) Công nghệ in

46 CH4748 1 1(0-0-2-4) TN Công nghệ in

47 CH4731 2 2(2-1-0-4) Công nghệ web

48 CH4732 1 1(0-0-2-2) TH thiết kế web

49 CH4733 2 2(0-0-2-2) TH thiết kế SP in

50 CH4663 2 2(2-1-0-4) Chuyên đề

51 CH4735 2 2(2-1-0-4) Quản lý truyền thông

96
9.4. Khoa vật liệu điện tử và linh kiện
STT Cấu trúc
STT Nhóm Mã HP Số TC Tên học phần Nhóm chuyên môn
HP HP
1 MEN3150 2 2(2-0-0-4) Công nghệ mạch tích hợp mật độ cao (Technology for very large scale integration)
2 MEN3060 3 3(3-1-0-6) Vật lý chất rắn cho điện tử (Solid State Physiscs for Electronics)

3 MEM4091 2 2(1-0-2-4) Hệ thống vi cơ điện tử (Introduction to MEMS)

4 MEN3040 3 3(3-0-0-6) Linh kiện vi điện tử mạch tích hợp (Integrated Microelectronic Devices)
5 MEN3020 2 2(2-1-0-4) Mạch vi điện tử (Microelectronic Circuits)
6 MEN3080 3 3(3-1-0-6) Vật lý bán dẫn và linh kiện (Semiconductor Physics and Devices)
N01 Kỹ thuật vi điện tử
7 MEN3140 2 2(2-0-0-4) Cơ sở đóng gói linh kiện vi điện tử (Fundametal of Microelectronic packaging)
Sản xuất linh kiện bán dẫn và kiểm soát quy trình (Semiconductor manufacturing
8 MEN4021 2 2(2-0-0-4)
and process control)
Phân tích và thiết kế mạch tích hợp số-tương tự (Analysis and Design of Digital-
9 MEN3090 3 3(3-0-0-6)
Analog Integrated Circuits)
Thiết kế lập trình cho kỹ thuật vi điện tử (Programming design for microelectronics
10 MEN3110 3 3(3-1-0-6)
engineering)
11 MEN4061 2 2(1-0-2-4) Thiết bị logic khả trình (Programme Logic Devices - PLD)
12 MEN4121 2 2(1-0-2-4) Chế tạo nano và phân tích nano (Nanofabrication and Nanoanalystics)
13 MEN3070 3 3(3-0-0-6) Công nghệ nano trong kỹ thuật vi điện tử (Nanotechnology for Microelectronics)
14 MEN4071 2 2(1-0-2-4) Công nghệ màng mỏng (Thin Films Technology
15 MEN3130 3 3(2-0-2-6) Công nghệ chế tạo bán dẫn (Semiconductor Manufacturing Technology)
16 MEN4081 2 2(2-0-0-4) Cảm biến và Thiết bị Đo lường (Sensors and Instrumentations)
N02 17 MEN4031 2 2(2-0-0-4) Quang điện tử bán dẫn (Semiconductor Optoelectronics) Công nghệ nano
18 MEN4041 2 2(2-0-0-4) Kỹ thuật khắc nano (Nanolithography systems)
Công nghệ nano trong chuyển đổi năng lượng (Nanotechnology for energy
19 MEN4131 2 2(2-0-0-4)
conversion)
3(2-0-2-6) Vật liệu nano và công nghệ nano (Introduction of nanomaterials and
20 MEN3120 3
nanotechnology)
21 MEN4111 2 2(2-0-0-4) Công nghệ tích trữ năng lượng (Electrochemical energy storage)
Điều khiển và Ghép nối thiết bị ngoại vi (Programing and Interfacing for external
N03 22 MEN4051 2 2(1-0-2-4) Quang điện tử
equipment)

97
Nhập môn Kỹ thuật Vi điện tử và Công nghệ Nano (Introduction of
23 MEN2110 3 3(3-0-0-6)
Microelectronic Engineering and Nanotechnology)
24 MEN3050 3 3(2-0-2-6) Điện tử số và tương tự (Digital and Analog Electronics)
25 MEN3160 3 3(3-1-0-6) IoT trong kỹ thuật vi điện tử (Introduction to IoT for microelectronics)
26 MEN3010 2 2(2-1-0-4) Quy hoạch thực nghiệm trong kỹ thuật (Statistics and Design of Experiments)
27 MEN3100 3 3(2-0-2-6) Công nghệ phòng sạch (Clean Room Technology)
28 MEN3170 3 3(0-0-6-6) Đồ án I (Project I)
29 MEN3180 3 3(0-0-6-6) Đồ án II (Project II)
30 MEN3030 3 3(3-0-0-6) Điện động lực học lượng tử (EM field for microelectronics)
31 MEN4011 2 2(2-1-0-4) Mô phỏng và tính toán linh kiện vi điện tử (Simulation of microelectronic devices)
32 MEN2120 3 3(2-2-0-6) Technical Writing and Presentation

98
Phụ lục 10 - Dự kiến quy hoạch nhân sự các nhóm chuyên môn

10.1. Khoa Kỹ thuật vật liệu


STT
STT NS Tên cán bộ Nhóm chuyên môn
Nhóm
1 PGS.TS Bùi Anh Hòa
2 TS. Nguyễn Cao Sơn
3 PGS.TS Trần Thị Thu Hiền
N01 4 PGS.TS Nguyễn Hoàng Việt Kỹ thuật Gang thép
5 TS. Nguyễn Minh Thuyết
6 ThS. Ngô Quốc Dũng
7 ThS. Nguyễn Văn Khang (CBKT)
1 PGS.TS Trần Vũ Diễm Ngọc
2 TS. Đặng Quốc Khánh
3 PGS.TS Dương Ngọc Bình
N02 4 TS. Bùi Đức Long Vật liệu kim loại màu và Compozit
5 TS. Nguyễn Thị Thảo
6 TS. Lê Hồng Thắng (CBKT)
7 ThS. Nguyễn Minh Đức (CBKT)
1 GS.TS Nguyễn Hồng Hải (A)
2 PGS.TS Đào Hồng Bách
3 PGS.TS Phạm Mai Khánh
4 PGS.TS Trần Đức Huy
N03 5 TS. Nguyễn Hồng Hải (B) Vật liệu và Công nghệ Đúc
6 TS. Hoàng thị Ngọc Quyên
7 TS. Hà Minh Tân
8 KS. Lê Thành Trung
9 PGS.TS Phạm Quang
1 GS.TS Nguyễn Trọng Giảng
2 PGS.TS Lê Thái Hùng
3 PGS.TS Đinh Văn Hải
N04 Cơ học vật liệu và Công nghệ tạo hình
4 PGS.TS Lê Văn Lịch
5 TS. Đặng Thị Hồng Huế
6 TS. Đỗ Thành Dũng
1 ThS. Nguyễn Văn Đức
2 TS. Nguyễn Anh Sơn
3 TS. Nguyễn Ngọc Minh
4 PGS.TS Trịnh Văn Trung
5 TS. Nguyễn Thị Vân Thanh
6 TS. Lê Thị Băng
N05 Vật liệu học, Xử lý nhiệt và Bề mặt
7 ThS. Lê Minh Ngọc
8 TS. Nguyễn Hoài Anh
9 TS. Trần Thị Xuân
10 TS. Hoàng Văn Vương
11 ThS. Lê Thu Hà
12 PGS.TS Nguyễn Thị Hoàng Oanh
N06 1 PGS.TS Trần Vũ Diễm Ngọc (TG) Vật liệu tiên tiến và Cấu trúc nano

99
2 TS. Đặng Quốc Khánh (TG)
3 PGS.TS Dương Ngọc Bình (TG)
4 TS. Bùi Đức Long (TG)
5 PGS.TS Phạm Mai Khánh (TG)
6 PGS.TS Phạm Quang (TG)
7 PGS.TS Nguyễn Thị Hoàng Oanh (TG)
8 GS.TS Nguyễn Hồng Hải (A)(TG)
9 PGS.TS Trần Đức Huy (TG)
10 TS. Hà Minh Tân (TG)
11 PGS.TS Nguyễn Hoàng Việt (TG)
12 TS. Nguyễn Minh Thuyết (TG)
13 ThS. Ngô Quốc Dũng (TG)
14 GS.TS Nguyễn Trọng Giảng (TG)
15 PGS.TS Lê Thái Hùng (TG)
16 PGS.TS Lê Văn Lịch (TG)
17 TS. Hoàng Thị Ngọc Quyên (TG)

10.2. Khoa Dệt May – Da giầy và Thời trang


STT
STT HP Tên cán bộ Nhóm chuyên môn
Nhóm
1 TS. Giần Thị Thu Hường
2 PGS.TS. Nguyễn Nhật Trinh
3 PGS.TS. Nguyễn Minh Tuấn
N01 Công nghệ sản xuất sản phẩm Dệt
4 TS. Phan Thanh Tuấn
5 TS. Lê Phúc Bình
6 ThS. Cao Thị Hoài Thủy (CBKT)
1 PGS.TS Phan Thanh Thảo
2 ThS. Đỗ Thị Hải An
3 PGS.TS. Ngô Chí Trung
N02 4 TS. Phan Duy Nam Công nghệ May
5 TS. Nguyễn Thị Thuý Ngọc
6 KS. Nguyễn Thị Vân (CBKT)
7 ThS. Lê Thị Dung (CBKT)
1 TS. Phạm Đức Dương
2 TS. Vũ Mạnh Hải
3 TS. Nguyễn Ngọc Thắng Vật liệu và Công nghệ hoàn tất sản phẩm Dệt
N03
4 ThS. Nguyễn Thị Kim Thu May
5 TS. Ngô Hà Thanh
6 ThS. Cao Thị Hoài Thủy (CBKT)
1 TS. Trần Thị Minh Kiều
2 ThS. Ngô Thị Quỳnh Chi
3 TS. Lê Khánh Trang
N04 Thiết kế Thời trang và Da giầy
4 PGS.TS Bùi Văn Huấn
5 KS. Nguyễn Thị Vân (CBKT)
6 ThS. Lê Thị Dung (CBKT)

100
7 TS. Nguyễn Thị Thuý Ngọc (TG)
1 PGS.TS. Chu Diệu Hương
2 TS. Hoàng Thanh Thảo
3 TS. Đào Thị Chinh Thuỳ
4 TS. Đào Anh Tuấn
N05 5 ThS. Cao Thị Hoài Thủy (CBKT) Thiết kế sản phẩm Dệt May
6 TS. Trần Thị Minh Kiều (TG)
7 ThS. Ngô Thị Quỳnh Chi (TG)
8 TS. Lê Khánh Trang (TG)
9 TS. Nguyễn Thị Thuý Ngọc (TG)

10.3. Khoa Vật liệu hóa học ứng dụng


STT
STT NS Tên cán bộ Nhóm chuyên môn
Nhóm
1 GS. TS. Bùi Chương
2 PGS. TS. Nguyễn Thanh Liêm
3 PGS. TS. Bạch Trọng Phúc
4 PGS. TS. Nguyễn Huy Tùng
5 PGS. TS. Đặng Việt Hưng
6 TS. Nguyễn Châu Giang
N01 Vật liệu polyme và compozit
7 PGS.TS. Nguyễn Thị Thủy
8 PGS.TS. Nguyễn Phạm Duy Linh
9 TS. Vũ Minh Đức
10 TS. Đoàn Anh Vũ
11 ThS. Trần Trung Lê
12 CN. Trần Thị Kim Dung
1 TS. Dương Hồng Quyên
2 TS. Nguyễn Quang Hưng
3 PGS.TS Hoàng Thị Kiều Nguyên
N02 4 TS. Phùng Anh Tuân Khoa học hình ảnh
5 ThS. Nguyễn Thị Thu Hà (CBKT)
6 KS. Trần Thị Thu Trang (CBKT)
7 KS. Lưu Bách Hiệp (CBKT)
1 TS. Phùng Anh Tuân
2 TS. Dương Hồng Quyên
3 ThS. Nguyễn Trung Hiếu

N03 4 TS. Nguyễn Việt Cường Kỹ thuật in


5 ThS. Hoàng Thanh Bình (CBKT)
KS. Lưu Bách Hiệp (CBKT)
6
7 KS. Trần Thị Thu Trang (CBKT)

101
10.4. Khoa Vật liệu điện tử và linh kiện
STT Nhóm STT HP Tên cán bộ Nhóm chuyên môn
1 GS.TS. Vũ Ngọc Hùng
2 GS.TS. Chu Mạnh Hoàng
3 GS.TS. Nguyễn Phúc Dương
4 TS. Lương Ngọc Anh
5 TS. Vũ Thu Hiền
6 TS. Trần Trọng An
N01 Kỹ thuật vi điện tử
7 PGS.TS. Chử Mạnh Hưng
8 TS. Nguyễn Đức Dũng
9 TS. Nguyễn Đức Trung Kiên
10 PGS.TS. Nguyễn Văn Duy
11 GS. Nguyễn Đức Hòa
12 TS. Chu Thị Xuân
1 PGS.TS. Nguyễn Văn Quy
2 PGS.TS. Đặng Thị Thanh Lê
3 PGS.TS. Trần Ngọc Khiêm
4 TS. Phạm Văn Tuấn
5 TS. Nguyễn Duy Hùng
6 TS. Dương Thanh Tùng
7 TS. Đào Thị Thủy Nguyệt
N02 Công nghệ nano
8 TS. Trần Thị Việt Nga
9 PGS.TS. Bùi Thị Hằng
10 TS. Trần Văn Đáng
11 PGS.TS. Nguyễn Duy Cường
12 TS. Cao Xuân Thắng
13 TS. Nguyễn Thị Lan
14 TS. Tô Thanh Loan
1 PGS.TS. Phạm Hùng Vượng
2 TS. Nguyễn Khắc Mẫn
3 PGS.TS. Đào Xuân Việt
4 TS. Nguyễn Văn Toán
5 TS. Nguyễn Thị Kim Liên
6 PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn
7 TS. Đoàn Quảng Trị
N03 Quang điện tử
8 TS. Nguyễn Việt Hưng
9 TS. Nguyễn Thị Mai Phương
10 TS. Tạ Quốc Tuấn
11 TS. Lê Thị Tâm
12 PGS.TS. Nguyễn Văn Quy
13 GS.TS. Nguyễn Đức Hòa
14 GS.TS. Nguyễn Phúc Dương

102
Phụ lục 11 – Dự kiến quy hoạch nhân sự Khoa, Trung tâm KT, VP Trường
11.1. Nhân sự các khoa

Khoa Kỹ thuật Vật liệu


STT Họ và tên cán bộ giảng dạy Chức danh Khoa
1. Nguyễn Hồng Hải GS.TS
2. Đào Hồng Bách PGS.TS
3. Phạm Mai Khánh PGS.TS
4. Hoàng Thị Ngọc Quyên TS
5. Trần Đức Huy PGS.TS
6. Nguyễn Hồng Hải TS
7. Nguyễn Văn Tân TS
8. Nguyễn Trọng Giảng GS.TS
9. Lê Thái Hùng PGS.TS
10. Đinh Văn Hải PGS.TS
11. Đặng Thị Hồng Huế TS
12. Đỗ Thành Dũng TS
13. Lê Văn Lịch PGS.TS
14. Bùi Anh Hòa PGS.TS
15. Trần Thị Thu Hiền PGS.TS
16. Nguyễn Hoàng Việt PGS.TS
17. Ngô Quốc Dũng ThS
18. Nguyễn Cao Sơn TS Kỹ thuật Vật liệu
19. Nguyễn Minh Thuyết TS
20. Nguyễn Văn Đức ThS
21. Nguyễn Anh Sơn TS
22. Nguyễn Ngọc Minh TS
23. Trịnh Văn Trung PGS.TS
24. Lê Thị Băng TS
25. Nguyễn Thị Vân Thanh TS
26. Nguyễn Hoài Anh TS
27. Trần Thị Xuân TS
28. Hoàng Văn Vương TS
29. Lê Minh Ngọc ThS
30. Trần Vũ Diễm Ngọc PGS.TS
31. Đặng Quốc Khánh TS
32. Bùi Đức Long TS
33. Dương Ngọc Bình PGS.TS
34. Nguyễn Thị Thảo TS
35. Phạm Quang PGS.TS
36. Nguyễn Thị Hoàng Oanh PGS.TS
37. Đỗ Thị Hải An ThS
38. Ngô Thị Quỳnh Chi ThS
39. Trần Thị Minh Kiều TS
40. Phan Duy Nam TS Dệt May - Da giầy và Thời trang
41. Nguyễn Thị Thuý Ngọc TS
42. Phan Thanh Thảo PGS.TS
43. Lê Khánh Trang TS
44. Ngô Chí Trung PGS.TS

103
45. Lê Phúc Bình TS
46. Giần Thị Thu Hường TS
47. Chu Diệu Hương PGS.TS
48. Hoàng Thanh Thảo TS
49. Đào Thị Chinh Thuỳ TS
50. Nguyễn Nhật Trinh PGS.TS
51. Nguyễn Minh Tuấn PGS.TS
52. Đào Anh Tuấn TS
53. Phan Thanh Tuấn TS
54. Phạm Đức Dương TS
55. Vũ Mạnh Hải TS
56. Bùi Văn Huấn PGS.TS
57. Nguyễn Ngọc Thắng TS
58. Nguyễn Thị Kim Thu ThS
59. Bùi Chương GS.TS
60. Nguyễn Thanh Liêm PGS.TS
61. Bạch Trọng Phúc PGS.TS
62. Nguyễn Huy Tùng PGS.TS
63. Đặng Việt Hưng PGS.TS
64. Nguyễn Châu Giang TS
65. Nguyễn Thị Thủy PGS.TS
66. Nguyễn Phạm Duy Linh PGS.TS
67. Vũ Minh Đức TS Vật liệu Hoá học Ứng dụng
68. Đoàn Anh Vũ TS
69. Trần Trung Lê ThS
70. Dương Hồng Quyên TS
71. Nguyễn Trung Hiếu ThS
72. Nguyễn Quang Hưng TS
73. Hoàng Thị Kiều Nguyên PGS.TS
74. Nguyễn Việt Cường TS
75. Phùng Anh Tuân TS
76. Phạm Thị Mai Phương TS
77. Lê Thị Tâm TS
78. Tạ Quốc Tuấn TS
79. Trần Trọng An TS
80. Nguyễn Thị Kim Liên TS
81. Nguyễn Duy Cường PGS.TS
82. Nguyễn Duy Hùng TS
83. Nguyễn Việt Hưng TS
84. Nguyễn Thị Lan TS Vật liệu điện tử và Linh kiện
85. Đoàn Quảng Trị TS
86. Dương Thanh Tùng TS
87. Phạm Hùng Vượng PGS.TS
88. Nguyễn Đức Dũng TS
89. Cao Xuân Thắng TS
90. Đào Xuân Việt PGS.TS
91. Trần Văn Đáng TS
92. Bùi Thị Hằng PGS.TS

104
93. Vũ Thu Hiền TS
94. Chu Mạnh Hoàng GS.TS
95. Vũ Ngọc Hùng GS.TS
96. Trần Ngọc Khiêm PGS.TS
97. Nguyễn Văn Quy PGS.TS
98. Phạm Văn Tuấn TS
99. Nguyễn Phúc Dương GS.TS
100. Tô Thanh Loan TS
101. Nguyễn Khắc Mẫn TS
102. Trần Thị Việt Nga TS
103. Đào Thị Thuỷ Nguyệt TS
104. Nguyễn Anh Tuấn PGS.TS
105. Nguyễn Văn Duy PGS.TS
106. Nguyễn Đức Hoà GS.TS
107. Chử Mạnh Hưng PGS
108. Đặng Thị Thanh Lê PGS
109. Chu Thị Xuân TS

11.2. Nhân sự Trung tâm kỹ thuật

STT Họ và tên cán bộ kỹ thuật Chức danh Trung tâm


1. Nguyễn Văn Khang ThS
2. Nguyễn Minh Đức ThS
3. Lê Hồng Thắng TS
4. Lê Thu Hà ThS
5. Lê Thành Trung KS
6. Lê Thị Dung ThS
7. Cao Thị Hoài Thủy ThS
8. Nguyễn Thị Vân KS
9. Trần Thị Kim Dung CN
Trung tâm kỹ thuật
10. Hoàng Thanh Bình ThS
11. Nguyễn Thị Thu Hà ThS
12. Lưu Bách Hiệp KS
13. Trần Thị Thu Trang KS
14. Phạm Thế Kiên ThS
15. Lương Ngọc Anh TS
16. Nguyễn Minh Hồng CN
17. Hoàng Quốc Khanh KS
18. Nguyễn Văn Toán TS

105
11.3. Nhân sự Văn phòng

STT Họ và tên cán bộ kỹ thuật Chức danh Bộ phận


1 Nguyễn Thị Thu Hằng Chuyên viên
2 Đỗ Thị Huế Chuyên viên
3 Nguyễn Thị Thúy Chuyên viên chính
4 Nguyễn Thị Thu Trang Chuyên viên Văn phòng
5 Nguyễn Phương Loan Chuyên viên chính
6 Nguyễn Ngọc Lan Chuyên viên chính
7 Bùi Thị Liên Anh Chuyên viên

106
Phụ lục 12 – Báo cáo tài chính của các đơn vị cấu thành Trường Vật liệu (Tính đến hết tháng 09 năm 2021)

12.1. Báo cáo tài chính của viện Khoa học và Kỹ thuật vật liệu

Bảng 12.1: Các nguồn thu của Viện Khoa học và Kỹ thuật vật liệu

Đơn vị tính: đồng

TT NGUỒN THU Tài khoản trường Tài khoản đơn vị


I Ngân sách nhà nước
Hỗ trợ đào tạo và sinh viên
1 0 0
(Đề án 911…)
2 Nhiệm vụ KHCN
3 Nhiệm vụ khác 0 0
II Học phí, lệ phí từ người học
1 Học phí đào tạo được phân cấp 15,604,000,000 0
2 Học phí đào tạo không cấp bằng
3 Lệ phí
III Hợp tác đào tạo và nghiên cứu
1 Hợp tác đào tạo 0 0
2 Hợp tác nghiên cứu 0 0
3 Dịch vụ KHCN 0 0
IV Tài trợ, quà tặng
1 Hỗ trợ đào tạo
2 Hỗ trợ sinh viên (học bổng, thực tập…) 230,000,000
3 Tài trợ hoạt động KHCN 200,500,000
4 Tài trợ, quà tặng khác 0
V Thu khác
TỔNG THU 15,604,000,000 430,500,000

107
Bảng 12.2: Các khoản chi thường xuyên của Viện Khoa học và Kỹ thuật vật liệu

Đơn vị tính: đồng

TT NỘI DUNG Tài khoản trường Tài khoản đơn vị


I Chi thanh toán cho cá nhân
1 Chi cho thu nhập của cán bộ

Lương 1 và phụ cấp theo ngạch, bậc 5,811,000,000

Lương 2 và các khoản phụ cấp khác 7,418,000,000

2 Chi các khoản đóng góp theo lương 843,000,000


3 Chi thuê chuyên gia và HĐ lao động
Thuê chuyên gia và giảng viên nước ngoài 35,000,000
Thuê chuyên gia và giảng viên trong nước 40,000,000
Thuê lao động trong nước 10,000,000
II Chi hỗ trợ người học
III Chi cơ sở vật chất
1 Chi sửa chữa, duy tu và bảo dưỡng 150,000,000
250,000,000
2 Chi mua sắm tài sản, trang thiết bị

3 Vật tư văn phòng 15,000,0000


IV Chi dịch vụ 200,000,000
1 Năng lượng và dịch vụ công cộng
2 Thông tin, truyền thông 20,000,000
3 Chi phí thuê mướn khác 100,000,000
V Chi chuyên môn nghiệp vụ 250,000,000
1 Công tác phí
2 Đào tạo cán bộ
3 Hoạt động chuyên môn
Chi chuyên môn đào tạo 50,000,000
Chi chuyên môn nghiên cứu
4 Hoạt động tập thể
VI Chi khác 48,000,000
TỔNG CHI THƯỜNG XUYÊN 14,907,000,000

Bảng 12.3: Các khoản chi KHCN và thực hiện nhiệm vụ khác của Viện Khoa học và Kỹ thuật vật liệu

Đơn vị tính: đồng

TT NỘI DUNG Tài khoản trường Tài khoản đơn vị


I Chi thanh toán cho cá nhân
1 Chi cho thu nhập của cán bộ 88,699,000 37,700,000

2 Chi thuê chuyên gia và HĐ lao động


II Chi hỗ trợ người học

108
III Chi cơ sở vật chất
1 Chi sửa chữa, duy tu và bảo dưỡng
2 Chi mua sắm tài sản, trang thiết bị 158,981,000
3 Vật tư văn phòng
IV Chi dịch vụ
1 Năng lượng và dịch vụ công cộng
2 Thông tin, truyền thông 38,200,000 15,000,000
3 Chi phí thuê mướn khác 33,400,000
V Chi chuyên môn nghiệp vụ
1 Công tác phí
2 Đào tạo cán bộ
3 Hoạt động chuyên môn
VI Chi khác
TỔNG CHI KHCN VÀ NHIỆM VỤ KHÁC 285,850,000 86,100,000

109
12.2. Báo cáo tài chính của viện Dệt May - Da giầy và Thời trang

Bảng 12.4: Các nguồn thu của viện Dệt May - Da giầy và Thời trang

Đơn vị tính: đồng

TT NGUỒN THU Tài khoản trường Tài khoản đơn vị


I Ngân sách nhà nước
Hỗ trợ đào tạo và sinh viên
1
(Đề án 911…)
2 Nhiệm vụ KHCN 1.045.000.000
3 Nhiệm vụ khác
II Học phí, lệ phí từ người học
1 Học phí đào tạo được phân cấp 10.311.000.000
2 Học phí đào tạo không cấp bằng
3 Lệ phí
III Hợp tác đào tạo và nghiên cứu
1 Hợp tác đào tạo
2 Hợp tác nghiên cứu
3 Dịch vụ KHCN
IV Tài trợ, quà tặng
1 Hỗ trợ đào tạo
2 Hỗ trợ sinh viên (học bổng, thực tập…)
3 Tài trợ hoạt động KHCN
4 Tài trợ, quà tặng khác
V Thu khác
TỔNG THU 10.551.000.000

110
Bảng 12.5: Các khoản chi thường xuyên của viện Dệt May – Da giầy và Thời trang

Đơn vị tính: đồng

TT NỘI DUNG Tài khoản trường Tài khoản đơn vị


I Chi thanh toán cho cá nhân
1 Chi cho thu nhập của cán bộ
Lương 1 và phụ cấp theo ngạch, bậc 4.150.000.000
Lương 2 và các khoản phụ cấp khác 4.440.597.000
2 Chi các khoản đóng góp theo lương 701.226.000
3 Chi thuê chuyên gia và HĐ lao động
Thuê chuyên gia và giảng viên nước ngoài
Thuê chuyên gia và giảng viên trong nước 113.550.000
Thuê lao động trong nước
II Chi hỗ trợ người học 55.000.000
III Chi cơ sở vật chất
1 Chi sửa chữa, duy tu và bảo dưỡng 100.000.000
2 Chi mua sắm tài sản, trang thiết bị 20.000.000
3 Vật tư văn phòng 12.445.200
IV Chi dịch vụ
1 Năng lượng và dịch vụ công cộng 3.000.000
2 Thông tin, truyền thông 45.000.000
3 Chi phí thuê mướn khác 334.773.600
V Chi chuyên môn nghiệp vụ
1 Công tác phí 5.000.000
2 Đào tạo cán bộ 4.000.000
3 Hoạt động chuyên môn
Chi chuyên môn đào tạo 161.000.000
Chi chuyên môn nghiên cứu
4 Hoạt động tập thể 93.000.000
VI Chi khác 36.000.000
TỔNG CHI THƯỜNG XUYÊN 10.274.591.800

111
Bảng 12.6: Các khoản chi KHCN và thực hiện nhiệm vụ khác của viện Dệt May – Da giầy và Thời trang

Đơn vị tính: đồng

TT NỘI DUNG Tài khoản trường Tài khoản đơn vị


I Chi thanh toán cho cá nhân
1 Chi cho thu nhập của cán bộ
2 Chi thuê chuyên gia và HĐ lao động 631.319.000
II Chi hỗ trợ người học
III Chi cơ sở vật chất
1 Chi sửa chữa, duy tu và bảo dưỡng
2 Chi mua sắm tài sản, trang thiết bị
3 Vật tư văn phòng 4.713.300
IV Chi dịch vụ
1 Năng lượng và dịch vụ công cộng
2 Thông tin, truyền thông
3 Chi phí thuê mướn khác 8.250.000
V Chi chuyên môn nghiệp vụ
1 Công tác phí
2 Đào tạo cán bộ
3 Hoạt động chuyên môn 117.985.000

VI Chi khác 36.000.000


TỔNG CHI KHCN VÀ NHIỆM VỤ KHÁC 798.267.300

112
12.3. Báo cáo tài chính của Viện ITIMS

Bảng 12.7: Các nguồn thu của Viện ITIMS

Đơn vị tính: đồng

TT NGUỒN THU Tài khoản trường Tài khoản đơn vị


I Ngân sách nhà nước
Hỗ trợ đào tạo và sinh viên
1 0
(Đề án 911…)
2 Nhiệm vụ KHCN
3 Nhiệm vụ khác
II Học phí, lệ phí từ người học 9.734.000.000
1 Học phí đào tạo được phân cấp 9.734.000.000
2 Học phí đào tạo không cấp bằng
3 Lệ phí
III Hợp tác đào tạo và nghiên cứu
1 Hợp tác đào tạo
2 Hợp tác nghiên cứu
3 Dịch vụ KHCN
IV Tài trợ, quà tặng 140.000.000
1 Hỗ trợ đào tạo
2 Hỗ trợ sinh viên (học bổng, thực tập…)
3 Tài trợ hoạt động KHCN 140.000.000
4 Tài trợ, quà tặng khác
V Thu khác
TỔNG THU 9.874.000.000

113
Bảng 12.8: Các khoản chi thường xuyên của Viện ITIMS

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT NỘI DUNG Tài khoản trường Tài khoản đơn vị


I Chi thanh toán cho cá nhân 9.491.000.000 0
1 Chi cho thu nhập của cán bộ
Lương 1 và phụ cấp theo ngạch, bậc 5.038.000.000
Lương 2 và các khoản phụ cấp khác 3.146.800.000
2 Chi các khoản đóng góp theo lương 893.000.000
3 Chi thuê chuyên gia và HĐ lao động
Thuê chuyên gia và giảng viên nước ngoài 11.500.000
Thuê chuyên gia và giảng viên trong nước 0
Thuê lao động trong nước 0

Chi hội đồng chấm CĐ NCS và HĐ bảo vệ Ths 3.300.000

II Chi hỗ trợ người học 0 0


III Chi cơ sở vật chất 68.000.000 0
1 Chi sửa chữa, duy tu và bảo dưỡng 0
2 Chi mua sắm tài sản, trang thiết bị 50.000.000
3 Vật tư văn phòng 18.000.000
IV Chi dịch vụ 100.000.000 0
1 Năng lượng và dịch vụ công cộng 0
2 Thông tin, truyền thông 0
3 Chi phí thuê mướn khác 100.000.000
V Chi chuyên môn nghiệp vụ 75.000.000 0
1 Công tác phí 0
2 Đào tạo cán bộ 0
3 Hoạt động chuyên môn 0
Chi chuyên môn đào tạo 0
Chi chuyên môn nghiên cứu 0
4 Hoạt động tập thể 75.000.000
VI Chi khác 0 17.842.629
TỔNG CHI THƯỜNG XUYÊN 9.734.000.000 17.842.629

114
Bảng 12.9: Các khoản chi KHCN và thực hiện nhiệm vụ khác của Viện ITIMS

Đơn vị tính: đồng

TT NỘI DUNG Tài khoản trường Tài khoản đơn vị


I Chi thanh toán cho cá nhân 0
1 Chi cho thu nhập của cán bộ
2 Chi thuê chuyên gia và HĐ lao động
II Chi hỗ trợ người học 0
III Chi cơ sở vật chất 0
1 Chi sửa chữa, duy tu và bảo dưỡng
2 Chi mua sắm tài sản, trang thiết bị
3 Vật tư văn phòng
IV Chi dịch vụ 0
1 Năng lượng và dịch vụ công cộng
2 Thông tin, truyền thông
3 Chi phí thuê mướn khác
V Chi chuyên môn nghiệp vụ 2.457.000.000 3.584.628.524
1 Công tác phí
2 Đào tạo cán bộ
3 Hoạt động chuyên môn 2.457.000.000 3.584.628.524
VI Chi khác (hội thảo) 0

TỔNG CHI KHCN VÀ NHIỆM VỤ KHÁC 2.457.000.000 3.584.628.524

115
Phụ lục 13 – Báo cáo tài chính các đề tài KHCN do các đơn vị cấu thành Trường Vật liệu làm chủ nhiệm

Bảng 13.1: Danh mục đề tài KHCN đang triển khai thực hiện do Viện Khoa học và Kỹ thuật vật liệu làm cơ quan chủ trì

Đơn vị tính: đồng

Số tiền còn
Kinh phí đã Kinh phí còn Thời gian kết Thời gian
STT Tên đề tài Chủ nhiệm trong TK chưa Nguồn
được cấp chưa cấp thúc đề tài giải ngân
giải ngân

I Đề tài trong nước


Phụ thuộc
vào thời gian
cấp kinh phí
Nghiên cứu chế tạo vật liệu cấu trúc phi tinh của đề tài
Nguyễn
1 thể cơ sở Al bằng phương pháp hợp kim hóa 300.000.000 300.000.000 NSNN 31/12/2022 (Thông
Hoàng Việt
cơ học và thiêu kết xung điện plasma. thường sau 2
tháng kể từ
ngày được
cấp kinh phí)

116
Bảng 13.2: Danh mục đề tài KHCN đang triển khai thực hiện do viện Dệt May – Da giầy và thời trang làm cơ quan chủ trì

Đơn vị tính: đồng

Số tiền còn
Kinh phí đã Kinh phí còn Thời gian kết Thời gian
STT Tên đề tài Chủ nhiệm trong TK chưa Nguồn
được cấp chưa cấp thúc đề tài giải ngân
giải ngân

I Đề tài trong nước


Phụ thuộc
vào thời gian
Nghiên cứu chế tạo vật liệu dệt tự làm sạch,
Phan Duy cấp kinh phí
1 tính kháng khuẩn cao có sử dụng nano oxit 250.000.000 150.000.000 200.000.000 NSNN 12/2023
Nam của đề tài
kim loại
(Thông
thường sau 2
tháng kể từ
Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ kháng ngày được
Nguyễn cấp kinh phí)
2 khuẩn, chống mốc bằng nano bạc tổng hợp 200.000.000 200.000.000 200.000.000 NSNN 12/2023
Ngọc Thắng
xanh cho da thuộc sử dụng làm lớp lót giầy

Nghiên cứu xây dựng hệ thống kích thước,


Bùi Văn
3 thiết kế và chế tạo phom giầy cho bệnh nhân 330.000.000 NSNN 12/2022
Huấn
đái tháo đường tại Việt Nam

117
Bảng 13.2: Danh mục đề tài KHCN đang triển khai thực hiện do Viện ITIMS làm cơ quan chủ trì

Đơn vị tính: đồng

Số tiền còn trong


Kinh phí đã Kinh phí còn Thời gian kết
STT Tên đề tài Chủ nhiệm TK chưa giải Nguồn
được cấp chưa cấp thúc
ngân

1 Nghiên cứu xúc tác dị thể cu-zn-o


cho quá trình chuyển hoá trực tiếp Phạm Thị Mai
từ metan thành etylen Phương 130,000,000

Nghiên cứu xúc tác dị thể cho quá


2 trình chuyển hoá trực tiếp từ metan Phạm Thị Mai
thành etylen Phương 80,000,000

Nghiên cứu cấu trúc, tính chất


3 quang và quang xúc tác của hạt
nano CeO2 pha tạp cacbon chế tạo
bằng phương pháp thủy nhiệt Tạ Quốc Tuấn 80,000,000

4 Ứng dụng kỹ thuật bốc bay nổ (FE)


trong lắng đọng các màng mỏng
kim loại dạng hạt từ nano Nguyễn Anh Tuấn 100,000,000

5 Nghiên cứu chế tạo và tính chất


nhạy khí của vật liệu tổ hợp nano
rGO/CuO Chử Mạnh Hưng 130,000,000

118
6 Nghiên cứu chế tạo và ứng dụng đế
có cấu trúc nano plasmonic trong
cảm biến y sinh Chu Mạnh Hoàng 650,000,000

7 Chế tạo cảm biến khí hiệu năng cao,


nhỏ gọn với công suất tiêu thụ thấp
trên cơ sở cấu trúc micro-nano Nguyễn Văn Duy 610,000,000

Nghiên cứu tổng hợp frit từ tro bay


8 nhiệt điện dùng làm nguyên liệu
thay thế feldspar trong sản xuất
gạch ốp lát ceramic Vũ Thị Ngọc Minh 936,000,000

9 Chế tạo tấm LED uốn cong sử dụng


chấm lượng tử perovskite Dương Thanh Tùng 650,000,000
Chế tạo và nghiên cứu các tính chất
điện tử của một số vật liệu phân cực
10 spin dạng hợp kim nửa kim loại
Heusler và oxit bán dẫn perovskite Nguyễn Phúc
kép có kích thước nano met Dương 1,050,000,000
Nghiên cứu chế tạo đa cảm biến
trên cơ sở màng mỏng ôxit SnO2 và
11 thử nghiệm hệ thống quan trắc
không dây xác định nồng độ khí
NH3 và H2S Nguyễn Văn Duy 2,450,000,000

Tìm hiểu một số đặc trưng điện môi


từ tính kiểu Mott-Efros-Shklovskii
12 (MES) dựa trên hệ dạng hạt từ nano
FM-Al-O (FM = Co, Fe, Ni, CoFe,
CoNi,…) Nguyễn Anh Tuấn 60,000,000

119
Nghiên cứu chế tạo vật liệu
13 plasmonic hai chiều ứng dụng công
nghệ khắc cơ học Chu Mạnh Hoàng 260,000,000

Chế tạo và khảo sát hiệu suất của


pin mặt trời Perovskite có cấu trúc
14 đơn giản chi phí thấp sử dụng cấu
trúc nano ZnO làm vật liệu truyền
dẫn điện tử Trần Văn Đáng 130,000,000

15 Tổng hợp vật liệu Alumina dạng Nguyễn Thị Kim


xốp hấp phụ khí thải CO Liên 80,000,000

16 Nghiên cứu tổng hợp vật liệu nano


GO/FexOy ứng dụng xử lý nước bị
ô nhiễm kim loại nặng Nguyễn Thị Lan 100,000,000

17 Nghiên cứu chế tạo vật liệu kháng


khuẩn trên cơ sở nano kim loại và
oxit kim loại Cao Xuân Thắng 180,000,000

18 Nghiên cứu chế tạo điện cực trong


suốt trên cơ sở sợi nano bạc cho ứng
dụng trong pin mặt trời Nguyễn Duy Cường 160,000,000

19 Nghiên cứu chế tạo màng đắp y sinh


trên cơ sở vật liệu nano Ag và
polyethylene glycol (PEG) Phạm Hùng Vượng 100,000,000

120
20 Nghiên cứu phát triển vật liệu nano
ô xít sắt nhằm định hướng ứng dụng
hiệu quả cho pin nạp lại 90,000,000

Nghiên cứu chế tạo và khảo sát đặc


21 trưng điện hóa của cấu trúc nano ô
xít kim loại bán dẫn định hướng ứng
dụng trong cảm biến sinh học Chu Thị Xuân 130,000,000

Nghiên cứu tổng hợp và đặc tính


hấp phụ của vật liệu nano ô-xit sắt
22
ứng dụng trong cảm biến môi
trường Nguyễn Văn Quy 100,000,000

Nghiên cứu ảnh hưởng của tạp Zr,


23 Ta, La đến tính chất sắt điện, điện
môi của vật liệu sắt điện không chì
barium titanate và alkali niobiate Vũ Thu Hiền 180,000,000

Nghiên cứu thiết kế, chế tạo và


khảo sát đặc trưng của kênh dẫn
24 sóng plasmonic lai có chiều dài
truyền ở tỷ lệ cm và kích thước mốt
truyền nhỏ hơn nhiều lần bước sóng Chu Mạnh Hoàng 1,260,000,000

Nghiên cứu tính chất quang và bán


dẫn từ pha loãng của vật liệu nano
25 tổ hợp ôxít bán dẫn (ZnO, TiO2,
SnO2...) pha tạp các nguyên tố phi
từ (C, S, Al, Si...) Nguyễn Đức Dũng 750,000,000

121
Cảm biến các hợp chất hữu cơ dễ
26 bay hơi độ nhạy cao dựa trên các
oxit kim loại có cấu trúc rỗng nhằm
phân tích hơi thở Nguyễn Đức Hòa 1,250,000,000

Nghiên cứu sử dụng dẫn xuất


xenluloza làm chất tạo mao quản
27 cho tổng hợp zeolit ZSM-5 mao
quản trung bình ứng dụng làm xúc
tác cho các quá trình chuyển hóa
hữu cơ Phan Huy Hoàng 815,000,000
Nghiên cứu chế tạo vật liệu lai nano
trên cơ sở ôxít sắt và carbon nano
28 ứng dụng cho linh kiện chuyển đổi,
tích trữ năng lượng và cảm biến môi
trường Bùi Thị Hằng 550,000,000

29 Nghiên cứu chế tạo vật liệu lai nano


ZnO/polyme dẫn nhằm ứng dụng
trong cảm biến khí VOCs Nguyễn Văn Toán 550,000,000

Nghiên cứu chế tạo và cơ chế dẫn


30 điện của vật liệu pherit trên cơ sở
Y3Fe5O12 và NiFe2O4 ứng dụng
kiểm soát lưu lượng khí H2 Lương Ngọc Anh 550,000,000
Nghiên cứu tổng hợp
Sr3Y2Ge3O12 – Germanate
31 phosphor phát xạ vùng 600 – 630
nm có hiệu suất cao ứng dụng trong
chế tạo LED trắng ấm Cao Xuân Thắng 535,000,000

122
Nghiên cứu hiện tượng chuyển pha
32 trong vật liệu từ hai chiều được mô
tả bởi mô hình XYhp bằng phương Nguyễn Đức Trung
pháp mô phỏng và học máy Kiên 470,000,000

Nghiên cứu chế tạo chấm lương tử


33 perovskite và phát triển ứng dụng
cho linh kiện chiếu sáng rắn cấu
trúc vô cơ dị thể Dương Thanh Tùng 944,000,000

34 Nghiên cứu chế tạo LED phát ánh


sáng phù hợp với nhịp sinh học và Nguyễn Đức Trung
phù hợp với phát triển của cây trồng Kiên 1,700,000,000

Nghiên cứu cấu trúc, tính chất


35 quang và quang xúc tác của hạt
nano CeO2 pha tạp cacbon chế tạo
bằng phương pháp thủy nhiệt Tạ Quốc Tuấn 80,000,000
Nghiên cứu chế tạo cấu trúc vật liệu
mới dựa trên tiếp xúc dị thể giữa
graphene/TMD và dây/hạt nano
36 ứng dụng cho carmbieens khí hiệu
năng cao nhằm kiểm tra chất lượng
thực phẩm Nguyễn Đức Hòa 6,500,000,000

37 Nghiên cứu chế tạo và tính chất


quang xúc tác của vật liệu nano
SnO2 pha tạp rGO nồng độ thấp Phạm Văn Tuấn 100,000,000

123
Nghiên cứu ký thuật tạo lớp phủ
tương thích sinh học HA bám dính
38 với nền titan bằng phương pháp tẩm
thực axit (etching) và
hydroxyapatite (HA) Nguyễn Thị Lan 748,000,000

Nâng cấp chuyên san “thiết bị và hệ


thống thông minh” của tạp chí khoa
39 học và công nghệ các trường đhkt
để được gia nhập hệ thống trích dẫn
đông nam á – aci Huỳnh Đăng Chính 3,800,000,000

Nghiên cứu chế tạo cảm biến khí


êtylen C2H4 trên cơ sở ôxít bán dẫn
40 loại p (Cr2O3, NiO, Co3O4) cấu
trúc nano nhằm ứng dụng trong lĩnh
vực giám sát độ chín các loại quả Đặng Thị Thanh Lê 500,000,000

41 Nghiên cứu phát triển chi tiết (cấy)


ghép y sinh trên cơ sở vật liệu titan
phục vụ nhu cầu nội địa hóa Phạm Hùng Vượng 5,800,000,000

Nghiên cứu chế tạo linh kiện thiết


42 bị hấp thụ chuyển đổi năng lượng
cơ học sang năng lượng điện trên cơ
sở vật liệu áp điện có cấu trúc nano Trần Văn Đáng 500,000,000

Nghiên cứu chế tạo vật liệu nano


43 Ni(OH)2 mọc trực tiếp trên điện
cực định hướng ứng dụng trong
cảm biến đo nồng độ glucose Chu Thị Xuân 500,000,000

124
Nghiên cứu phát triển điện cực
trong suốt có khả năng uốn cong
44 trên cơ sở dây nano kim loại cho
ứng dụng trong linh kiện pin mặt
trời perovskite Đoàn Quảng Trị 500,000,000

Nghiên cứu mô phỏng các phương


45 pháp điều khiển tín hiệu quang
trong các linh kiện quang tử kích
thước bậc micro/nano mét. Nguyễn Việt Hưng 500,000,000

46 Nghiên cứu anốt hóa titan định


hướng ứng dụng trong y sinh Trần Trọng An 900,000,000

Nghiên cứu kỹ thuật cải thiện tính


47 tương thích sinh học của titan bằng
phương pháp xử lý kiềm và phủ
hydroxyapatite (HA) Lê Thị Tâm 728,000,000

Nghiên cứu phát triển vật liệu titan


48
xốp phục vụ trong chấn thương
chỉnh hình và nha khoa Đặng Quốc Khánh 800,000,000

Nghiên cứu tổng quan cơ sở lý luận


49 và thực tiễn nhằm phát triển chi tiết
(cấy) ghép y sinh trên cơ sở vật liệu
titan phục vụ nhu cầu nội địa hóa Đào Hồng Bách 350,000,000

Nghiên cứu tổng hợp vật liệu nano


50
kháng khuẩn GO/Ag sử dụng chất
khử thân thiện môi trường Lê Thị Tâm 80,000,000

125
51 Nghiên cứu chế tạo nam châm từ
bột micro/ nano pherit loại M có
tích năng lượng cao Trần Thị Việt Nga 450,000,000

126
Phụ lục 14 – Trang thiết bị tại các PTN do các đơn vị cấu thành Trường Vật liệu đang quản lý

Bảng 14.1: Danh mục thiết bị đang làm việc do Viện Khoa học & KT Vật liệu quản lý

Theo sổ kế toán
STT Tên TSCĐ Số phòng Giá trị còn
Số lượng
lại
1 Lò điện trở C5-211 1 100%
2 Máy đo độ mài mòn D8-701 1 100%
3 Máy thử cơ tính C4-101 1 100%
4 Máy mài và đánh bóng mẫu D8-701 1 100%
5 Máy đo độ dãn nở nhiệt D8-701 1 100%
6 Máy cắt mẫu D8-701 1 100%
7 Máy phân tích quang phổ phát xạ D8-701 1 100%
8 Thiết bị đo thông số điện hoá D8-701 1 100%
9 Thiết bị phân tích nhiễu xạ tia X D8-701 1 100%
10 Thiết bị phân tích nhiệt vi sai D8-701 1 100%
11 Kính hiển vi quang học D8-701 1 100%
12 Kính hiển vi kỹ thuật số D8-701 1 100%
13 Máy cắt dây C4-101 1 100%
14 Kính hiển vi quang học D8-701 3 100%
15 Máy vê viên C5-210 1 100%
16 Máy cắt góc đa năng C14B-103 1 100%
17 Bộ thu thập dữ liệu đa kênh Advantech C5-306 1 100%
18 Máy mài, đánh bóng mẫu C4-5-203 1 100%
19 Cân điện tử C5-209 1 100%
20 Tủ sấy C5-209 1 100%

127
21 Máy đo pH để bàn C5-209 1 100%
22 KÍNH HIỂN VI CARSON C4-5-204 1 100%
23 Lò nung DX-1600 C5-210 1 100%
24 Lò nung điện trở kiểu giếng C5-210 1 100%
25 Lò nung điện trở kiểu buồng C5-210 1 100%
26 Máy thiêu kết C14B-103 1 100%
27 Máy ép thủy lực C5-210 1 100%
28 Thiết bị đúc thỏi sáp mô phỏng C14B-103 1 100%
29 Thiết bị sinh khí hydro C5-210 1 100%
30 Máy nghiền đĩa C14B-103 1 100%
31 Lò cảm ứng trung tần C5-110 1 10%
32 Lò nung kiểu ngang C5-210 1 100%
33 Cân điện tử C5-210 1 100%
34 Kính hiển vi kim loại học MIM 7 C1-308 1 100%
35 Kính hiển vi kim loại học MIM 7 C1-308 1 100%
36 Kính hiển vi kim loại học MIM 7 C1-308 1 100%
37 Kính hiển vi kim loại học MIM 7 C1-308 1 100%
38 Kính hiển vi kim loại học MIM 7 C1-308 1 100%
39 Lò nung điều khiển TĐ 13,5kW C14B-102 1 100%
40 Máy cán 2 trục F100 C5-10-101 1 100%
41 Máy ép thuỷ lực 100 tấn C14B-102 1 100%
42 Máy cán nêm ngang C14B-102 1 100%
43 Máy tiện CNC mini C5-10-101 1 100%
44 Máy khuấy từ gia nhiệt C5-211 1 100%
45 Thiết bị đo điện trở C10-302 1 100%
46 Lò trung tần C5-110 1 100%
47 Kính hiển vi điện tử C5-306 1 100%

128
48 Máy mài bên đá bên nhám đai C14B-103 1 100%
49 Máy khuấy từ gia nhiệt C5-211 1 100%
50 Máy khuấy đũa JB C5-211 1 100%
51 Cân điện tử C5-209 1 100%
52 Thiết bị đo nhiều xạ ánh sáng C10-302 1 100%
53 Máy đo độ cứng cầm tay Leeb C5-306 1 100%
54 Kính hiển vi kim loại học MIM 7 C1-308 1 100%
55 Máy mài và đánh bóng kim loại Rotopol-21 C1-309 1 100%
56 Lò nấu kim loại mầu C4-101 1 100%
57 Hiển vi nóng chảy C4-101 1 100%
58 Lò múp điện trở Ketong C1-309 1 100%
59 Máy đo độ rã T-411 1 100%
60 Lò nung buồng 14 kW B-102 1 100%
61 Máy đo độ bền vạn năng C4-101 1 100%
62 Lò múp điện trở Ketong C1-308 1 100%
63 Lò nấu luyện cao tần C14B-103 1 100%
64 Biến áp tự ngẫu C14B-103 1 100%
65 Máy đo độ cứng vạn năng WILSON WOLPERT 751 C1-308 1 100%
66 Quang phổ so màu T60V C5-211 1 100%
67 Máy đúc lưu biến liên tục C14B-103 1 100%
68 Máy mài bóng hai đĩa C14B-103 1 100%
69 Lò nung chương trình Nabertherm C1-308 1 100%
70 PH met C5-211 1 100%
71 Máy mài và đánh bóng tự động C4-101 1 100%
Kính hiển vi kim loại học Axiovert 25 CAkèm theo CCD camera (màn hình 14'' Sony
72 PVM-14L) C1-308 1 100%
73 Máy mài 2 đá BG_10B C1-309 1 100%
74 Lò Ram U3P_25T T-111 1 100%
129
75 Biến thế tự ngẫu TST-280 C1-308 1 100%
76 Máy đo độ cứng tế vi PMT_3 C1-308 1 100%
77 Kính hiển vi kim loại học Microphot C1-308 1 100%
78 Động cơ 3 pha 4,5 kW T-111 1 100%
79 Cân phân tích (Sartorius) C5-211 1 100%
80 Biến áp vô cấp C5-210 1 100%
81 Bơm nước TOSHIBA T-111 1 100%
82 Máy tính xách tay C5-401 1 100%
83 Máy biến thế lò tôi muối B-102 1 100%
84 Lò múp điện trở Ketong C1-308 1 100%
85 Máy ép áp lực cao bên trong C14B-102 1 100%
86 Cân phân tích micro điện tử hiển thị số C4-101 1 100%
87 Máy khoan bàn C14B-103 1 100%
88 Máy đo độ cứng tế vi PMT_3 C1-308 1 100%
89 Tủ hút hóa chất LFS_Hood1500 C1-309 1 100%
90 Bơm chân không C5-210 1 100%
91 Hiển vi quang học xách tay C10-302 1 100%
92 Lò nung gốm C14B-103 1 100%
93 Kính hiển vi kim loại học Microphot C1-308 1 100%
94 Máy cán 4 trục F100 C14B-102 1 100%
95 Máy đo độ cứng Rockwell ARK600 Mitutoyo T-111 1 100%
96 Máy mài hai đĩa C1-309 1 100%
97 Máy vi tính mô phỏng C5-306 1 100%
98 Máy khuấy cơ trục graphit C14B-103 1 100%
99 Lò nung 1600 B-102 1 100%
100 Cân hiện số (2 kg) TS2KS C1-308 1 100%
101 Kính hiển vi KL học AXIOVERT 100A C1-308 1 100%

130
102 Thiết bị thu thập dữ liệu C4-101 1 100%
103 Nồi thoát sáp C14B-103 1 100%
104 Máy đổ mẫu Simplimet 1000 C1-309 1 100%
105 Máy in C5-306 1 100%
106 Cân tỷ trọng C5-306 1 100%
Kính hiển vi kim loại học Axiovert 25 CA kèm theo máy ảnh kỹ thuật số Sony DSC-
107 S85 và Máy tính Intell C1-308 1 100%
108 Máy nén khí C14B-103 1 100%
Kính hiển vi kim loại học Axiovert 25 CAkèm theo CCD camera (màn hình 14'' Sony
109 PVM-14L) C1-308 1 100%
110 Máy thử độ cứng Rockoen TK_14 C1-308 1 100%
111 Lò ống quay C5-211 1 100%
112 Máy phân tích cấp hạt B-102 1 100%
113 Cân kỹ thuật C10-302 1 100%
114 Máy cất nước 1 lần Hamilton WSB/4 C5-211 1 100%
115 Máy chỉnh lưu C5-209 1 100%
116 Máy dập mẫu C14B-103 1 100%
117 Máy trộn T-411 1 100%
118 Máy đo độ cứng Vicke (xách tay) MP B C1-308 1 100%
119 Thiết bị kiểm tra độ mài mòn C10-302 1 100%
120 Lò nhiệt luyện điều khiển chương trình C4-101 1 100%
121 Máy làm sạch siêu âm Metason 120T C1-309 1 100%
122 Tủ sấy C14B-103 1 100%
123 Lò nung 1300 B-102 1 100%
124 Lò nung chương trình Nabertherm C1-308 1 100%
125 Autoclave C5-211 1 100%
126 Lò thổi khí chế tạo composite C14B-103 1 100%
127 Máy thử kéo vạn năng C4-101 1 100%
131
128 Máy mài và đánh bóng kim loại Rotopol-21 C1-309 1 100%
Kính hiển vi kim loại học Axiovert 25 CA kèm theo máy ảnh kỹ thuật số Sony DSC-
129 S85 và Máy tính Intell C1-308 1 100%
130 Lò điện cực C1-308 1 100%
131 Máy chỉnh lưu ổn dòng C5-209 1 100%
132 Máy hút chân không C14B-103 1 100%
133 Máy thử độ dai va đập WEB T-111 1 100%
Kính hiển vi kim loại học Axiovert 25 CA kèm theo máy ảnh kỹ thuật số Sony DSC-
134 S85 và Máy tính Intell C1-308 1 100%
135 Lò quay C14B-103 1 100%
136 Máy vi tính mô phỏng C5-306 1 100%
Kính hiển vi kim loại học Axiovert 25 CAkèm theo CCD camera (màn hình 14'' Sony
137 PVM-14L) C1-308 1 100%
138 Thiết bị đo giãn nở nhiệt C10-302 1 100%
139 Máy dập mẫu C14B-103 1 100%
140 Máy vi tính văn phòng C5-307 1 100%
141 Máy mài hai đĩa C1-309 1 100%
142 Máy tính Intel Pentium IV 2,8GHz: C5-401 1 100%
143 Máy phun bột C8-103 1 100%
144 Kính hiển vi kim loại học UFA C1-308 1 100%
145 Máy rung siêu âm B-102 1 100%
Kính hiển vi kim loại học Axiovert 25 CAkèm theo CCD camera (màn hình 14'' Sony
146 PVM-14L) C1-308 1 100%
147 Máy tiện C14B-103 1 100%
Kính hiển vi kim loại học Axiovert 25 CA kèm theo máy ảnh kỹ thuật số Sony DSC-
148 S85 và Máy tính Intell C1-308 1 100%
149 Máy ép thủy lực 10 tấn B-102 1 100%
150 Thiết bị hoàn nguyên oxyt kim loại C14B-103 1 100%
151 Thiết bị tôi đầu mút C1-308 1 100%
132
Kính hiển vi kim loại học Axiovert 25 CAkèm theo CCD camera (màn hình 14'' Sony
152 PVM-14L) C1-308 1 100%
153 Máy thử độ cứng Brinen TUI-2 C1-308 1 100%
154 Máy khuấy cần mềm C5-211 1 100%
155 Thiết bị chế tạo mẫu cho máy thử cơ tính vạn năng C4-101 1 100%
156 Lò điện trở nấu nhôm C14B-103 1 100%
157 Lò Buồng nhiệt luyện HTCT 03/14 C1-308 1 100%
158 Máy phân tích nhiệt DSC-TGA-DTA C10-302 1 100%
159 Lò nấu kim loại mầu C4-101 1 100%
160 Biến thế lò than hạt một pha C14B-103 1 100%
161 Kính hiển vi sinh vật M10 C1-308 1 100%
162 Biến thế Lioa (dùng cho lò 1200 oC) C5-211 1 100%
163 Lò ống ngang Nabertherm B-102 1 100%
164 Lò cảm ứng chân không nhiệt độ cao nấu các loại hợp kim mầu Titan Cast C4-101 1 100%
165 Lò nung chương trình Nabertherm C1-308 1 100%
166 Máy tính lắp ráp C5-305 1 100%
167 Máy mài bóng 2 đĩa C1-309 1 100%
168 Lò nung ống ngang B-102 1 100%
169 Lò nhiệt luyện C14B-103 1 100%
170 Máy nghiền bi thanh ngang B-102 1 100%
171 Máy mài hai đĩa C1-309 1 100%
172 Máy làm sạch siêu âm Metason 120T C1-309 1 100%
173 Lò nung tự động C4-101 1 100%
174 Thiết bị sấy khuôn C14B-103 1 100%
175 Máy cắt mẫu kim loại Labotom3 C1-309 1 100%
176 Điều hòa 2 chiều C1-308 1 100%
177 Máy khuấy điện từ C14B-103 1 100%
178 Bến áp vô cấp Lioa C14B-103 1 100%
133
179 Máy đo độ cứng tế vi Duramin2 C1-308 1 100%
180 Lò phục hồi C1-308 1 100%
Kính hiển vi kim loại học Axiovert 25 CA kèm theo máy ảnh kỹ thuật số Sony DSC-
181 S85 và Máy tính Intell C1-308 1 100%
182 Lò nung 1200 oC C5-211 1 100%
183 Máy đo độ cứng xách tay C4-101 1 100%
184 Lò nung tần số T-111 1 100%
185 Máy mài hai đá để bàn C14B-103 1 100%
186 Máy hút chân không T-412 1 100%
187 Máy nghiền hành tinh B-102 1 100%
188 Lò nung điện trở T-412 1 100%
189 Máy mài và đánh bóng điện phân ELectropol5 C1-309 1 100%
190 Máy vi tính mô phỏng C5-306 1 100%

134
Bảng 14.2: Danh mục thiết bị đang làm việc do Viện Dệt May - Da giầy và Thời trang quản lý

Theo sổ kế toán
STT Tên TSCĐ Số phòng
Số lượng Giá trị còn lại
5 Máy khuấy đồng hoá C5-115 1 100%
41 Cân điện tử LS GS 622B C5-116 1 100%
42 Máy 1 kim Brother Việt Nam SL-7340-3 TC-108 1 100%
52 Máy Juki 1 kim DDL-5550N TC-108 1 100%
53 Cisco WS-C2960X-24PS-L 24 Port 370W PoE+ Switch TC-108A 1 100%
64 Cân điện tử GS 622B C5-116 1 100%
68 Cân điện tử Sinko DJ300 TC-107 1 60%
73 Máy 1 kim Brother Việt Nam SL-7340-3 TC-108 1 100%
74 Cân điện tử G&G JJ 200 TC-107 1 100%
75 Máy Juki 1 kim 1 100%
76 Bộ chìm C10-205 1 100%
77 Máy Juki 1 kim C3-210 1 100%
78 Cột bảo vệ SIL TC-107 1 100%
79 Hệ thống Kabawata KESFB 4 TC-107 1 100%
80 Hệ thống sắc ký lỏng các dụng cụ vật tư đi kèm: TC-107 1 100%
81 Phần mềm đo màu 1 100%
82 Máy kiểm tra cường lực sợi C10-205 1 100%
83 Cột DB-5 TC-107 1 100%
84 Cân điện tử C10-205 1 100%
88 100 Syringe Filters (Cenllulos) TC-107 1 100%
89 Máy quang phổ tử ngoại khả kiến SQ4802 TC-107 1 100%
90 Máy đo pH – Lab 850 TC-107 1 100%
92 Cột nước C10-205 1 100%
97 Máy 1 kim Juki Việt Nam DDL 8300N-AA TC-108 1 100%
98 Máy vắt sổ Zuki MO-3616E TC-108 1 100%
99 Máy 3 kim 5 chỉ MFC-7605U TC-108 1 100%
135
100 Thùa khuyết Juki 1 100%
101 Máy may 1 kim Juki Nhật C3-209 1 100%
103 Thiết bị xác định khả năng chống thấm nước của M018 C10-205 1 100%
104 Máy Juki ĐL 8100e TC-108 1 100%
105 Máy 1 kim Brother Việt Nam SL-7340-3 TC-108 1 100%
106 Cột bảo vệ cột gốc NH2 TC-107 1 100%
107 Máy Juki 1 kim 1 100%
108 Máy cuốn bèo Yamato DCZ 525N TC-108 1 100%
109 Máy sợi OE C5-116 1 100%
110 Máy Juki 1 kim 1 100%
111 Máy xén Juki 2 kim 1 100%
112 Thiết bị xác định tính thoáng khí của vật liệu dệt, M021A C10-205 1 100%
113 Cisco WS-C2960X-24PS-L 24 Port 370W PoE+ Switch TC-108A 1 100%
114 Case IBM (Máy chủ) TC-108A 1 100%
115 Máy kéo đứt đa năng RTC C10-205 1 100%
118 Cột DB-17 TC-107 1 100%
120 Thiết bị kiểm tra độ bền màu giặt C10-212 1 100%
121 Cáp Phối Quang TC-108A 1 100%
123 Thiết bị đo độ dày vải, da 1 100%
125 Thiết bị đo độ săn sợi 1 100%
Vải dùng để làm vật liệu mài tiêu chuẩn: 0.5m2 cho loại vải
129 may mặc 1 100%
130 Bộ chiết Soxlet TC-107 1 100%
131 100 Syringe Filters (PTFE) TC-107 1 100%
132 Máy 1 kim Juki Việt Nam DDL 8300N-AA TC-108 1 100%
134 Máy xe sợi C5-116 1 100%
135 Máy Juki 1 kim DDL-5550N TC-108 1 100%
136 Máy tráng phủ Mini Coater C5-115 1 100%
137 Máy 1 kim Juki Việt Nam DDL 8300N-AA TC-108 1 100%
139 Máy may chun Kansai DFB-1404PMD TC-108 1 100%
140 Máy ép dựng Hashima HD-400C TC-108 1 100%
136
141 Máy dệt kim tròn Multicolor C5-115 1 100%
142 Load cell 1 kN C10-205 1 100%
143 Máy 1 kim Juki Việt Nam DDL 8300N-AA TC-108 1 100%
144 Máy sợi con C5-116 1 100%
146 Máy vẽ Gerber Plotter TC-108A 1 100%
147 Bảng số hóa TC-108A 1 100%
148 Máy 1 kim cắt chỉ lại mũi DDL-5550NH-7 TC-108 1 100%
149 Máy Juki 1 kim DDL-5550N TC-108 1 100%
150 Máy 1 kim dịch vải tổng hợp DNU-241HO TC-108 1 100%
151 Màn hình HP LCD Color Monitor 18.5’’ (27) TC-108A 1 100%
154 Trap, Glass H2O 1/8’ TC-107 1 100%
158 1100/1200 Pump accessorykit TC-107 1 100%
162 Bể rửa siêu âm ElMA Sonic S70H TC-107 1 100%
163 Máy điều không TC-107 1 100%
165 Disposable syringes 20ml 10/PK TC-107 1 100%
166 Máy hút ẩm Delonghi TC-107 1 100%
167 Load cell 1000 N 1 100%
168 Hàm kẹp Grab 1 100%
169 Cột bảo vệ SIL (4/pk) TC-107 1 100%
170 Cột HP-5 TC-107 1 100%
171 Màng lọc Nylon TC-107 1 100%
174 Bộ ổn áp C10-205 1 100%
175 Máy dệt kim đan dọc Koket 2 C5-115 1 100%
176 Máy may 1 kim Juki Nhật C3-209 1 100%
177 Máy Juki 1kim DLD-5430N TC-108 1 100%
178 Máy 1 kim Brother Việt Nam SL-7340-3 TC-108 1 100%
179 Bộ chọc thủng C10-205 1 100%
180 Load cell 10 N C10-205 1 100%
181 Bộ điều tiết khí C10-205 1 100%
182 Đầu đo 5, 20, 38, 100 C10-205 1 100%
184 Máy sinh khí Hydro TC-107 1 100%
137
185 Máy đo khả năng truyền nhiệt của vải SGHP 8 - 2 C10-205 1 100%
186 Máy chần Pegasus 1 100%
188 Máy 2 kim mũi xích MH-380F TC-108 1 100%
189 Kính hiển vi + bộ quay camera Kruss MBL2100 C10-205 1 100%
190 Máy vắt sổ 2 kim 4 chỉ C3-210 1 100%
191 Máy cắt đầu bàn TC-108 1 100%
192 Bộ cất quay chân không TC-107 1 100%
193 Cột bảo vệ XDB-C18 TC-107 1 100%
194 Thiết bị đo độ ẩm xơ 1 100%
195 Máy khuấy từ Fuhe TC-107 1 100%
197 Modem Linksys TC-108A 1 100%
201 Máy chần Kingtex 1 100%
203 Thiết bị kiểm tra độ xù lông, vón gút của vải 1 100%
205 Máy may 1 kim Juki Nhật C3-209 1 100%
206 Kính lúp điện C5-113 1 100%
208 Kính lúp điện C5-113 1 100%
209 Modem Linksys TC-108A 1 100%
210 Các bộ đầu đo C10-205 1 100%
211 Máy in HP LaserJet 2035 C5-117 1 100%
212 Máy chiếu Hitachi TC-108A 1 100%
213 Máy 1 kim Juki Việt Nam DDL 8300N-AA TC-108 1 100%
214 Máy Juki 1 kim C3-210 3 100%
219 Máy juki 2K5C MO2516 TC-108 1 100%
221 Thiết bị kiểm tra độ nhàu của vải 1 100%
222 Máy chần 2 kim 5 chỉ C3-210 1 100%
223 Kẹp C10-205 1 100%
224 Trap O2 TC-107 1 100%
226 Ngàm kẹp cơ cho sợi 1 100%
227 Ống đồng 1/8’x0,65’ TC-107 1 100%
228 Load cel 500 N 1 100%
229 Thiết bị kiểm tra trị số Micronaire C10-205 1 100%
138
230 Thiết bị kiểm tra độ bền màu ma sát C10-212 1 100%
231 Cột bảo vệ XDB-C18 (4/pk) TC-107 1 100%
232 Screw cap red 100 TC-107 1 100%
234 Split Vent Trap Kit TC-107 1 100%
235 Cutter tube TC-107 1 100%
236 AIPC P/N TC-107 1 100%
237 Cond. Moisture Trap TC-107 1 100%
238 Wrist strap disposable 4-LG1-W TC-107 1 100%
241 Cột DB-35 TC-107 1 100%
242 Máy xén Juki 2 kim 1 100%
243 Bộ dụng cụ đi kèm C10-205 1 100%
244 Máy Juki ĐL 8100e TC-108 1 100%
246 Máy đính cúc MB-337-100 TC-108 1 100%
247 Máy sấy vuông hai phai C10-205 1 100%
248 Máy Juki 1 kim C3-210 1 100%
249 Máy may 2 kim 5 chỉ MO2516 C3-209 1 100%
250 Máy xén Juki 2 kim 1 100%
252 Máy đính cúc Juki 1 100%
256 Load cell 3000 N 1 100%
258 Bộ nối cột TC-107 1 100%
263 Thiết bị kiểm tra độ bền màu nhiệt C10-212 1 100%
266 Máy 2 kim di động LH-3168SF TC-108 1 100%
268 Máy kéo đứt đa năng 1 cột C10-205 1 100%
274 Máy 1 kim Brother Việt Nam SL-7340-3 TC-108 1 100%
275 Máy may Brother Innovis 30 1 100%
276 Máy thùa khuyết LHB-728 TC-108 1 100%
277 Hệ thống sắc ký khí các dụng cụ vật tư đi kèm: TC-107 1 100%
279 Máy may 1 kim Juki Việt Nam C3-209 1 100%
280 Máy Juki 1 kim DDL-5550N TC-108 1 100%
281 Trap, Big O2 1/8’ TC-107 1 100%
282 Máy zic zắc Zuki LZ-391N TC-108 1 100%
139
283 Máy 1 kim Juki Việt Nam DDL 8300N-AA TC-108 1 100%
285 Máy cắt tay Eastman EASTMAN 627x8 TC-108 1 100%
286 Máy Juki 1 kim DDL-5550NA TC-108 1 100%
290 Máy sấy Mini Dry D398 TC-107 1 100%
291 Hidro cacbon Trap TC-107 1 100%
292 Thiết bị guồng sợi 1 100%
294 Thiết bị đo màu bằng quang phổ Spectro Lab C10-212 1 100%
295 UPS Sentinel 2200 VA TC-108A 1 100%
298 Ngàm kẹp cơ bằng cao su 200 cho vải 1 100%
299 Máy lắc Vortex C10-205 1 100%
300 Máy cất nước 2 lần TC-107 1 100%
301 Thiết bị kiểm tra độ bền chùm xơ 1 100%
302 Tải trọng 200g, 395g, 594g 1 100%
304 Phần mềm đo 1 100%
305 Cột phân tích NH2 TC-107 1 100%
307 Máy quấn sợi lên bảng đen 1 100%
310 Máy Juki 1 kim DDL-5550N TC-108 1 100%
314 Vian Turret 10 TC-107 1 100%
315 Bộ chuẩn mẫu C10-205 1 100%
318 Máy đo độ săn C10-205 1 100%
320 Bàn thí nghiệm đá inox C10-212 1 100%
323 Tủ thuần hóa mẫu C10-205 1 100%
324 Hệ thống Kabawata KESFB 3 TC-107 1 100%
325 Máy Uster Fibrograph 730 TM C10-205 1 100%
327 Bộ hàm kẹp C10-205 1 100%
328 Load cell 5 kN C10-205 1 100%
329 Ngàm kẹp cơ bằng cao su 100 cho vải 1 100%
330 Thiết bị xác định độ bền mài mòn của vải Martindale 1 100%
332 Bộ ngàm kẹp cơ học Scott 100 cho sợi 1 100%
340 Máy Juki DDL-DF TC-108 1 100%

140
Bảng 14.3: Danh mục thiết bị đang làm việc do TT CN Polyme và Compozit và Bộ môn CN in quản lý

Bộ môn Công nghệ in


Theo sổ kế toán
STT Tên TSCĐ
Số phòng Số lượng Giá trị còn lại
1 Máy in laser màu 0KI C5-201 1 0%
2 Máy Phơi bản tự chế C5-201 1 0%
3 Máy In Phun HP 800 C5-201 1 0%
4 Máy Quét Heidelberg LinoScan C5-201 1 0%
5 Máy vào bìa keo nhiệt C5-201 1 30%
6 Máy gấp Horiron Paper Folder C5-201 1 50%
7 Máy chiếu Infocus C5-201 1 30%
8 Điều hòa Samsung 18000BTU C5-201 1 30%
9 Máy dao 1 mặt C5-201 1 30%
10 Tủ lạnh Sharp C5-201 1 30%
11 Ổn nhiệt C5-201 1 10%
12 Máy in offset SM74 C5-203 1 50%
13 Bộ máy tính CPU Dell Màn hình Samsung 24 inch C4-5-203 1 50%
15 Máy in HP laserJet P2035 C4-5-203 1 30%

Trung tâm CN Polyme Compozit


Theo sổ kế toán
STT Tên TSCĐ
Số phòng Số lượng Giá trị còn lại
1 Hệ thống tổng hợp nhựa Apex 60-100 D1-102D 1 100%
2 Máy đo độ mài mòn D1-D 1 70%
3 Máy cán 2 trục D1-D 1 60%
4 Máy cắt sợi D1-D 1 70%
5 Máy ép thuỷ lực tạo mẫu 30 tấn D1-D 1 60%
6 Máy điều nhiệt tuần hoàn D1-401A 1 70%
141
7 Thiết bị bọc phân dạng trống quay D1-401A 1 100%
8 Thiết bị khuếch tán/thẩm thấu D1-401A 1 100%
9 Bộ chưng chân không quay D1-401A 1 70%
10 Máy cất nước C4-305 1 70%
11 Máy li tâm Sigma C4-305 1 70%
12 Máy ổn nhiệt có tuần hoàn C4-305 1 70%
13 Máy nghiền bột giấy kiểu Hà Lan C4-305 1 0%
14 Tủ sấy C4-305 1 30%
15 Thiết bị thủy phân C4-305 1 60%
16 Tủ sấy Memmert C4-305 1 90%
17 Thiết bị lên men C4-305 1 40%
18 Bơm chân không C4-305 1 80%
19 Tủ ấm C4-305 1 40%
20 Bộ nồi nấu bột giấy C4-305 1 70%
21 Bếp cách thủy 02 lỗ C4-305 1 50%
22 Lò nung C4-305 1 40%
23 Bộ nồi nấu tẩy C4-305 1 50%
24 Bếp điện kiểu Liên Xô C4-305 1 70%
25 Lò nung C4-305 1 80%
26 Máy nghiền mẫu C4-305 1 60%
27 Cân phân tích điện tử C4-305 1 70%
28 Máy khuấy đũa trục đứng C4-305 1 80%
29 Thiết bị phản ứng C4-305 1 60%
30 Máy khuấy từ C4-305 1 70%
31 Tủ sấy C4-305 1 50%
32 Máy đo chỉ số chảy D1-C 1 60%
33 Hệ thống xác định tính lưu biến, ép đùn và trộn hợp D1-C 1 50%
34 Máy xác định độ ép giãn D1-C 1 100%
35 Tủ sấy C4-304 1 100%
36 Máy ép mẫu thuỷ lực 15 T D1-B 1 40%
37 Máy kéo, nén, uốn LLOYD 5 KN D1-B 1 50%
142
38 Máy ép phun nhựa nhiệt dẻo D1-A 1 80%
39 Máy khuấy đũa D1-A 1 50%
40 Reactor INOX 5 lít D1-A 1 60%
41 Máy chế tạo khuôn và gia công chi tiết compozit D1-A 1 60%
42 Máy đo chỉ số OXY D1-A 1 70%
43 Nhớt kế Brookfield D1-A 1 70%

143
Bảng 14.4: Danh mục thiết bị đang làm việc do Viện ITIMS quản lý

TT Danh mục các thiết bị Mục đích sử dụng Năm được trang Tình trạng trang
(Tóm tắt) bị thiết bị
1. Máy phát điện Diezen Phát điện dự phòng cho tòa nhà 1996 Lạc hậu

2. Máy tiện Trang bị cho xưởng cơ khí 1995 Lạc hậu


3. Máytiện Trang bị cho xưởng cơ khí 1996 Lạc hậu
4. Hệ bốc bay chân không Chế tạo màng mỏng kim loại; 1993 Lạc hậu
Bốc bay nhôm
5. Hệ phún xạ cao tần Phún xạ màng mỏng nano từ tính 1996 Lạc hậu
6. Hệ nẫu mẫu hồ quang Nẫu mẫu hợp kim 2001 Lạc hậu
7. Máy quay phủ Phủ photoresis 1995 Lạc hậu
8. Hệ bốc nhôm Bốc bay Al 1997 Lạc hậu
9. Hệ Sputtering Phún xạ Pt 1995 Lạc hậu
10. Lò ô xyhóa Ô xy hóa Si 1996 Lạchậu
11. Lò ô xyhóa Ô xy hóa Si ẩm 1996 Lạchậu
12. Hệ từ kế mẫu rung VSM Đo tính chất từ của vật liệu 1996 Làm việc
13. Hệ làm lạnh chu trình kín 2003 Làm việc
14. Máy so mask 2 mặt Quang khắc 2007 Làm việc
15. Thiết bị phân tích các tính chất quang 2007 Làm Việc
16. Máy ăn mòn khô Ăn mòn các cấu trúc micromet, MEMS 2007 Làm việc kém
17. Máy ly tâm Thu hồi vật liệu nano từ dung dịch 2008 Làm việc
18. Tủ hút khí độc Hút khí độc cho phòng hóa 2012 Làm việc
19. Nam châm điện Nghiên cứu tính chất từ của vật liệu 2012 Làm việc
20. Hệ đo đặc trưng điện trễ Phục vụ cho các khảo sát tính chất áp 2012 Làm việc
điện của vật liệu
21. Khuếch đại Lock-in Khuếch đại tín hiệu 2012 Làm việc
144
22. Máy khuấy từ gia nhiệt
23. Tủ sấy
24. Máy đo pH
25. Máy khuấy từ gia nhiệt
26. Bể rửa hóa học
27. Thiết bị đếm bụi-Xác định độ sạch trong
không khí
28. Bình chịu áp lực chuyên dụng
29. Bếp đun bình cầu có khuấy từ
30. Máy khuấy từ gia nhiệt
31. Tủ sấy đối lưu cưỡng bức
32. Tủ sấy
33. Máy ly tâm
34. Hệ từ kế mẫu rung
35. Hệ thống lò ôxy hóa
36. Hệ lắng đọng đơn lớp phân tử
37. Tủ lạnh âm sâu
38. Thiết bị quay phủ
39. Máy đo độ nhớt
40. Thiết bị điện hóa
41. Thiết bị đo điện trở bề mặt 4 điểm
42. Hệ tạo nước sạch
43. Thiết bị hút ẩm
44. Thiết bị sử lý nhiệt sơ bộ phiến
45. Hệ lazer xung pico giây
46. Thiết bị phân tích đặc trưng đa thông số
tích hợp
47. Thiết bị lò vuông nhiệt độ cao
48. Máy dao động ký tần số cao

145
49. Thiết bị nghiền hành tinh năng lượng
cao
50. Hệ thiết bị thủy nhiệt
51. Bóng đèn Xenon 450W
52. Thiết bị lò ống tăng nhiệt nhanh
53. Thiết bị tạo sol khí
54. Thiết bị lò ống nhiệt độ cao tích hợp hệ
thống hút và điều khiển lưu lượng khí
55. Máy quang phổ huỳnh quang
56. Hệ thống lò tăng nhiệt nhanh, nhiệt độ
siêu cao
57. Cân phân tích
58. Máy khuấy dùng cánh khuấy
59. Bình thủy nhiệt
60. Máy đo quang phổ huỳnh quang độ nhạy
cao
61. Thiết bị đo năng lượng/công suất cao
62. Thiết bị đo và điều khiển lưu lượng khí
63. Hệ đo hiệu ứng Hall
64. Thiết bị phún xạ
65. Máy ly tâm
66. Máy đo pH để bàn
67. Đầu đo chân không và thiết bị hiển thị
68. Hệ đo các thông số LED
69. Thiết bị hàn dây
70. Thiết bị hàn dán
71. Thiết bị phun phủ bột huỳnh quang
72. Tủ lạnh bảo quản mẫu
73. Thiết bị trộn chân không
74. Thiết bị rung siêu âm

146
75. Cân phân tích
76. Hệ hiển vi điện tử quét trường gần
77. Hiển vi điện tử truyền qua phân giải cao
78. High Temperature Furnace / Lò nung Mới đầu tư theo dự án
nhiệt độ cao SAHEP
79. Mới đầu tư theo dự án
Tube Furnaces / Lò nung ống
SAHEP
80. Mới đầu tư theo dự án
Analytical balance / Cân phân tích
SAHEP
81. Mới đầu tư theo dự án
Analytical balance / Cân phân tích
SAHEP
82. Mới đầu tư theo dự án
Fume hood / Tủ hút khí độc
SAHEP
83. Mới đầu tư theo dự án
Three dimensional mixer / Máy trộn 3D
SAHEP
84. Rotary evaporator / Hệ cô quay chân Mới đầu tư theo dự án
không SAHEP
85. Heating magnetic stirrer / Máy khuấy từ Mới đầu tư theo dự án
gia nhiệt SAHEP
86. Mới đầu tư theo dự án
Universal Oven / Tủ sấy
SAHEP
87. Load-lock Sputtering System / Hệ thống Mới đầu tư theo dự án
phún xạ Load-lock SAHEP
88. Mới đầu tư theo dự án
Spin Coater / Máy quay phủ
SAHEP
89. Mới đầu tư theo dự án
Microscope / Kính hiển vi
SAHEP
90. Stylus Profiler/ Máy đo chiều dày màng Mới đầu tư theo dự án
mỏng SAHEP
91. Mới đầu tư theo dự án
Wet Bench/ Bể hóa ướt
SAHEP

147
92. Mới đầu tư theo dự án
Chemical cabinet/ Tủ đựng hóa chất
SAHEP
93. Mới đầu tư theo dự án
Wall table/ Bàn thí nghiệm
SAHEP
94. Semiconductor Device Analyzer/ Thiết Mới đầu tư theo dự án
bị phân tích thông số linh kiện bán dẫn SAHEP
95. Sub-femtoamp Remote SourceMeter/ Mới đầu tư theo dự án
Hệ đo cấp dòng-thế chính xác SAHEP
96. (Complete Delta Mode system) AC and Mới đầu tư theo dự án
DC Current source, Nanovoltmeter / Hệ SAHEP
cấp dòng một chiều DC và xoay chiều
AC kết hợp Vôn kế chính xác
97. Precision Source (Measure Unit)/ Hệ đo- Mới đầu tư theo dự án
cấp dòng-thế chính xác SAHEP
98. Electrometer (High resistance meter)/ Mới đầu tư theo dự án
Máy đo điện trở cao SAHEP
99. Dual-channel System SourceMeter/ Mới đầu tư theo dự án
Đồng hồ vạn năng 2 kênh SAHEP
100. Multiposition Wafer Probe/ Hệ đo điện Mới đầu tư theo dự án
trở bốn mũi dò SAHEP
101. Automatic Chemisorption Analyzer/ Mới đầu tư theo dự án
Máy phân tích hấp phụ hóa học tự động SAHEP
102. PhotoElectrochemistry Workstation/ Hệ Mới đầu tư theo dự án
khảo sát thông số cảm biến quang-điện- SAHEP
hóa
103. Vibrating Sample Magnetometer/Từ kế Mới đầu tư theo dự án
mẫu rung SAHEP
104. Quartz crystal microbalance/ Hệ vi cân Mới đầu tư theo dự án
tinh thể thạch anh SAHEP
105. 8 Channel Battery Analyzer/ Thiết bị Mới đầu tư theo dự án
phân tích pin 8 kênh SAHEP

148
106. Potentiostat/galvanostat (ZRA with Mới đầu tư theo dự án
integrated impedance analyser) / Bộ đo SAHEP
điện hóa tích hợp với phân tích trở kháng
107. Mới đầu tư theo dự án
Digital Oscilloscope/ Dao động ký số
SAHEP
108. Solar Simulator/ Hệ đo các thông số pin Mới đầu tư theo dự án
mặt trời SAHEP
109. Imaging Spectrometer/ Thiết bị đo phổ Mới đầu tư theo dự án
ảnh SAHEP
110. Mới đầu tư theo dự án
He-Cd laser/ Laze He-Cd
SAHEP
111. Mới đầu tư theo dự án
Diode laser/ Laze đi-ốt
SAHEP
112. Mới đầu tư theo dự án
Centrifuge/ Máy quay li tâm
SAHEP
113. Laboratory equipment/ Thiết bị nội thất Mới đầu tư theo dự án
phòng thí nghiệm SAHEP
114. Mới đầu tư theo dự án
Desktop Computer/ Máy tính để bàn
SAHEP
115. TV 75" + Hanger/ Tivi 75 inch + Giá Mới đầu tư theo dự án
treo di động SAHEP
116. Mới đầu tư theo dự án
Air conditioner/ Máy điều hòa không khí
SAHEP
117. 3D Confocal Laser Scanning Mới đầu tư theo dự án
Microscope/ Kính hiển vi quét laser hội SAHEP
tụ đồng tiêu 3D
118. Laser source and Detector/ Nguồn và Mới đầu tư theo dự án
đầu quét laser SAHEP
119. Mới đầu tư theo dự án
Microscope IX83 / Kính hiển vi IX83
SAHEP
120. Bio Clean Bench Class II/ Tủ nuôi cấp Mới đầu tư theo dự án
vô trùng SAHEP

149
121. Mới đầu tư theo dự án
CO2 Incubators/ Hệ thống tủ ấm CO2
SAHEP
122. Refrigerated (Microcentrifuge)/ Máy ly Mới đầu tư theo dự án
tâm lạnh đa năng SAHEP
123. Mới đầu tư theo dự án
Autoclave/ Nồi hấp khử trùng
SAHEP
124. Culture Microscope/ Kính hiển vi sinh Mới đầu tư theo dự án
học SAHEP
125. Mới đầu tư theo dự án
Microplate reader
SAHEP
126. Deion water generator machine/ Máy cất Mới đầu tư theo dự án
nước SAHEP
127. Mới đầu tư theo dự án
Chemical Fume Hoods/ Tủ hút hóa học
SAHEP
128. Benchtop Refrigerated Mới đầu tư theo dự án
Microcentrifuges/ Máy ly tâm lạnh tốc SAHEP
độ cao
129. Mới đầu tư theo dự án
Semi-Microbalances/ Cân phân tích
SAHEP
130. Ultralow temperature freezers/ Tủ lạnh Mới đầu tư theo dự án
âm sâu SAHEP
131. Mới đầu tư theo dự án
Laboratory table/ Bàn thí nghiệm
SAHEP
132. Liquid Nitrogen Store Tank for cell Mới đầu tư theo dự án
preseration/ Bình trữ lạnh nitơ lỏng SAHEP
133. Multi-purpose X-Ray Diffraction/ Thiết Mới đầu tư theo dự án
bị quang phổ nhiễu xạ tia X (XRD) SAHEP
134. Raman-AFM and nanoRaman Mới đầu tư theo dự án
spectroscopy/ Thiết bị đo phổ Raman- SAHEP
AFM và Nano-Raman
135. X-Ray Analytical Microscope/ Máy Mới đầu tư theo dự án
quang phổ huỳnh quang Tia X SAHEP

150
151

You might also like