You are on page 1of 48

MỤC LỤC

1. Tóm tắt........................................................................................................................................... 3
2. Phân tích tình hình...................................................................................................................... 4
2.1. Môi trường vĩ mô............................................................................................................................... 4
2.1.1. Chính trị........................................................................................................................................................ 4
2.1.2. Kinh tế............................................................................................................................................................ 4
2.1.3. Xã hội.............................................................................................................................................................. 5
2.1.4. Công nghệ..................................................................................................................................................... 5
2.2. Môi trường ngành............................................................................................................................. 6
2.2.1. Sự phát triển của ngành và tính ổn định của môi trường ngành...........................................6
2.2.2. Đặc điểm cạnh tranh trong ngành...................................................................................................... 6
2.2.3. Các lực lượng cạnh tranh của doanh nghiệp.................................................................................. 7
2.3. Phân tích khách hàng..................................................................................................................... 12
2.4. Phân tích nội bộ............................................................................................................................... 12
2.4.1. Phân tích môi trường nội bộ của doanh nghiệp..........................................................................12
2.4.2. Phân tích nguồn lực Marketing, lợi thế cạnh tranh lâu dài khác biệt...142.4.2.2. CRM
(Quản lý quan hệ khách hàng)....................................................................................................................... 15
2.5. Ma trận SWOT................................................................................................................................ 17
3. Các mục tiêu định tính và định lượng................................................................................... 18
3.1. Mục tiêu ngắn hạn.......................................................................................................................... 18
3.2. Mục tiêu dài hạn.............................................................................................................................. 18
4. Chiến lược Marketing............................................................................................................... 18
4.1. Chiến lược định vị........................................................................................................................... 18
4.1.1. Lựa chọn chiến lược định vị................................................................................................................ 18
4.1.2 Xây dựng bản đồ định vị....................................................................................................................... 19
4.1.3. Xác định khả năng nguồn lực của doanh nghiệp.......................................................................21
4.2. Chiến lược cạnh tranh.................................................................................................................... 22
4.2.1. Phân tích chiến lược của đối thủ cạnh tranh trực tiếp nhất..................................................22
4.2.2. Đưa ra chiến lược cạnh tranh của quán Ssun.............................................................................25
4.3. Chiến lược sản phẩm...................................................................................................................... 26
4.3.1. Dòng sản phẩm đồ uống....................................................................................................................... 27
4.3.2. Dòng sản phẩm bánh ngọt và đồ ăn kèm....................................................................................... 28
4.3.3. Dòng sản phẩm trang trí, lưu niệm làm từ đồ tái chế..............................................................28
4.3.4. Dòng sản phẩm các workshop, các hoạt động bảo vệ môi trường......................................29
4.4. Chiến lược tăng trưởng.................................................................................................................. 29
5. Thông tin tài chính.................................................................................................................... 30
5.1. Chi phí dự kiến................................................................................................................................ 30
5.1.1. Chi phí thuê mặt bằng........................................................................................................................... 30
5.1.2. Chi phí thiết kế, trang trí quán.......................................................................................................... 30
5.1.3. Chi phí mua sắm các dụng cụ, trang thiết bị thiết yếu của quán........................................31
5.1.4. Chi phí nhập nguyên liệu ban đầu................................................................................................... 34
5.1.5. Chi phí tổ chức các buổi workshop.................................................................................................. 35
5.1.6. Chi phí thuê nhân viên theo tháng................................................................................................... 35
5.1.7. Chi phí điện nước theo tháng dự kiến............................................................................................ 36

1
5.1.8. Chi phí cho truyền thông..................................................................................................................... 36
5.2. Doanh thu dự kiến.......................................................................................................................... 36
5.2.1. Doanh thu từ việc bán dịch vụ đồ uống.......................................................................................... 36
5.2.2. Doanh thu từ việc bán bánh ngọt...................................................................................................... 37
5.2.3. Doanh thu từ bán đồ tái chế................................................................................................................ 37
5.2.4. Doanh thu từ bán đồ ăn vặt kèm theo............................................................................................. 37
6. Kế hoạch thực hiện – Chương trình hành động..................................................................38
6.1. Chiến lược sản phẩm...................................................................................................................... 38
6.2. Chiến lược về giá............................................................................................................................. 39
6.3. Chiến lược về phân phối................................................................................................................ 41
6.4. Chiến lược về xúc tiến thường mại.............................................................................................. 41
6.4.1. Truyền thông............................................................................................................................................. 41
6.4.2. Khuyến mại................................................................................................................................................ 45
7. Kế hoạch dự phòng................................................................................................................... 47
8. Phụ lục......................................................................................................................................... 47

2
1. Tóm tắt

3
2. Phân tích tình hình
2.1. Môi trường vĩ mô
2.1.1. Chính trị
_ Luật bảo vệ môi trường: Được bổ sung , sửa đổi gần nhất vào ngày 23 tháng 6
năm 2014, đề cập đến từng vấn đề cụ thể liên quan đến môi trường, thể hiện sự
quan tâm của chính phủ nói riêng và toàn dân nói chung về vấn đề đang nhức
nhối hiện nay “ môi trường”
_ Quan điểm nhất quán xuyên suốt trong các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của
Đảng về Bảo vệ môi trường đó là: “BVMT là một trong những vấn đề sống còn
của nhân loại; là nhân tố bảo đảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân
dân; góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị,
an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta” và “Đầu tư
cho BVMT là đầu tư cho phát triển bền vững”.
_ Thuế: Doanh nghiệp có các dự án bảo vệ môi trường được hưởng mức thuế
thu nhập doanh nghiệp 10%. Doanh nghiệp mới thành lập hoạt động trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường thì sẽ được miễn thuế 4 năm và 50% số thuế phải nộp
trong 5 năm tiếp theo, trường hợp dự án ở địa bàn có điều kiện kinh tế- xã hội
khó khăn sẽ được miễn 50% trong 9 năm tiếp theo. Doanh nghiệp cũng được
miễn thuế nhập khẩu cho các loại móc, thiết bị, phương tiện, dụng cụ, vật liệu
được nhập khẩu để phục vụ trực tiếp cho việc thực hiện các dự án đầu tư hoạt
động bảo vệ môi trường
=> Chính phủ đang tạo điều kiện rất thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam
phát triển những sản phẩm lành tính, bảo vệ môi trường.
2.1.2. Kinh tế
_ GDP: có xu hướng tăng, GDP Việt Nam năm 2018 được tổng kết tăng 7,08%
- mức cao nhất từ năm 2008, kích thích chi tiêu phục vụ cho nhu cầu của con
người
_ Thu nhập bình quân đầu người: ngày càng tăng,chi tiêu có xu hướng tăng thể
hiện đời sống người dân ngày càng thay đổi, sẽ có nhiều nhu cầu tiêu dùng hơn
đặc biệt với các sản phẩm có lợi cho sức khoẻ, môi trường. Đây cũng là điều
kiện tốt để phát triển thêm các sản phẩm thân thiện với môi trường. Thu nhập sẽ
không những đáp ứng nhu cầu về vật chất mà còn đáp ứng rõ nét hơn về mặt
tinh thần. Với những người có nhu cầu sử dụng những món đồ tái chế thì đây sẽ
là địa điểm thích hợp để vừa học, vừa trao đổi các món đồ đa dạng. Như vậy
thoả mãn được ý thích của con người. Như vậy sẽ kéo theo được những tích cực
đối với vấn đề môi trường: rác thải được đưa qua xử lý để tái chế, ngăn chặn
được những hiểm hoạ trong tương lai đối với môi trường.
_ Sự sẵn có của nguồn lực: Số lượng sản phẩm có thể tái chế cho những lần sử
dụng khác nhau với mục đích khác nhau ngày càng đa dạng. Vì vậy, việc phát

4
triển các sản phẩm liên quan đến đồ tái chế có khả năng phát triển theo xu
hướng tích cực.
2.1.3. Xã hội
_ Xu hướng: Mạng xã hội năm vừa qua có trào lưu sống xanh
#NoStrawChallenge - sử dụng ống hút inox hay ống hút tre,… thay cho ống hút
nhựa, … nhằm hạn chế rác thải ra môi trường. Điều này ảnh hưởng đến sự tò
mò của giới trẻ làm tác động tích cực đến bảo vệ môi trường.
_ Văn hoá - xã hội: hiện nay nhiều người đã có ý thức hơn trong việc bảo vệ
môi trường nhưng bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận người vẫn đang tiếp tục
những hành động không đẹp phá huỷ môi trường: xả rác bừa bãi,.... Môi trường
thành phố Hà Nội thời gian gần đây đang ở con số báo động, chất lượng không
khí AQI thể hiện sự nguy hại của không khí. Việc mở một quán cafe vừa giải trí
vừa đóng góp vào việc bảo vệ môi trường là ý tưởng khá tốt để phát triển tại thủ
đô Việt Nam.
_ Dân số: Khoảng 69,3% dân số Việt Nam đang trong độ tuổi lao động ( từ 15
tuổi đến 65 tuổi ), tăng khả năng tích trữ lao động, tăng số lượng khách hàng
mục tiêu đang hướng đến
_ Phong cách sống: Người dân Việt Nam đang sống cởi mở hơn với những vấn
đề của xã hội, đón nhận những văn hoá du nhập từ nước ngoài. Thêm nữa, còn
có sự quan tâm đến vấn đề xung quanh cuộc sống của mình, tích cực tham gia
vào những công cuộc cải thiện đời sống. Đặc biệt việc tái chế, sử dụng đồ tái
chế để bảo vệ môi trường đang được đẩy cao hơn bao giờ hết. Ngoài ra, phải kể
đến thói quen hay sở thích uống café, nước sinh tố … được khá nhiều người ưa
thích sau giờ làm việc, việc tán gẫu bạn bè …..
_ Dân trí: Dân trí của người dân đang được ảnh hưởng bởi sự phát triển của
kinh tế, xã hội, công nghệ. Sự nhận thức được thể hiện một cách sâu sắc hơn,
không chỉ đơn thuần được thể hiện qua lời nói mà được thể hiện qua nhiều hành
động có ý nghĩa. Việc góp tay xây dựng môi trường xanh sạch đẹp được truyền
bá rộng rãi, nhận được nhiều sự ủng hộ. Ngoài ra còn kể đến việc theo xu
hướng, trào lưu trên toàn thế giới, tác động khá lớn đến dân trí của con người.
_ Tính giáo dục : Vì đối tượng khách hàng cũng hướng tới những phụ huynh,
những người lớn , điều này vừa truyền bá những thông điệp tốt đến họ vừa có
sự ảnh hưởng đến nhận thức của những người con, người em … - mầm non của
đất nước. Những em bé sẽ tiếp nhận ý thức bảo vệ môi trường từ những chính
người lớn .
2.1.4. Công nghệ
_ Hiện tại, công nghệ 4.0 ảnh hưởng mạnh mẽ đến toàn bộ vấn đề của một đất
nước. Sự lan toả của Internet giúp truyền bá những thứ tốt đẹp cho cuộc sống.
Việc tiếp nhận những xu hướng mới nhất không còn khó khăn.

5
_ Việc áp dụng những công nghệ tiên tiến: sử dụng các loại máy móc để làm ra
những sản phẩm thân thiện với môi trường ví dụ như những thứ được làm từ đồ
tái chế , đang được khuyến khích và đẩy mạnh toàn thế giới không chỉ ở Việt
Nam.
_ Việc sử dụng Internet, các công cụ khác nhau trở thành phương tiện để mở
rộng và quảng bá hình ảnh cho kinh doanh.
*Môi trường tự nhiên: Môi trường tự nhiên của Việt Nam đang chịu ảnh
hưởng cực kì xấu, đang ở mức đáng báo động. Môi trường đất, nước, không khí
đều đang bị ô nhiễm nặng nề. Phần lớn là do ý thức của con người. Con người
lạm dụng chất hoá học làm ô nhiễm đất, chặt phá rừng bừa bãi , thải dầu mỡ dầu
thải ra ao hồ , lạm dụng phương tiện giao thông ….. Điều này ảnh hưởng trực
tiếp đến sức khoẻ của con người. Vậy nên, thói quen không phải ngày một ngày
hai có thể khắc phục, thỉnh thoảng tiện tay ném …..mà phải hành động từ những
hành động nhỏ rồi lan rộng cho mọi người xung quanh. Vấn đề bảo vệ môi
trường đang được toàn xã hội quan tâm. Điều này là tiền đề để phát triển kinh
doanh quán cafe sử dụng đồ tái chế này.
2.2. Môi trường ngành
2.2.1. Sự phát triển của ngành và tính ổn định của môi trường ngành
_ Ngành F&B được đánh giá có dư địa tăng trưởng rất mạnh tại Việt Nam với
triển vọng rất lớn. Theo dữ liệu nghiên cứu của một công ty nghiên cứu thị
trường, ngành hàng thực phẩm là một trong 3 nhóm hàng tăng trưởng nhanh
nhất trong năm 2017.
_ Khi mà nền kinh tế vận hành ổn định, tầng lớp trung lưu ngày càng mở rộng,
ngành Thực phẩm – đồ uống có cơ sở vững chắc sẽ tiếp tục duy trì phong độ và
là thị trường tiềm năng cho các start up trong thời gian tới.
2.2.2. Đặc điểm cạnh tranh trong ngành
2.2.2.1. Cơ cấu cạnh tranh
Đây là một ngành cạnh tranh độc quyền với đặc điểm:
_ Nhiều người bán và người mua
_ Sản phẩm phân biệt: các quán cafe mang một số đặc trưng riêng về đồ uống,
decor quán, dịch vụ đi kèm -> Có khả năng tạo khác biệt cho sản phẩm để cạnh
tranh
2.2.2.2. Các yếu tô quyết định tới cạnh tranh trong ngành
_ Yếu tố về chất lượng sản phẩm: đồ ăn đồ uống có ngon hay không, có hợp
khẩu vị khách hàng và đa dạng sự lựa chọn hay không là yếu tố căn bản. Chất
lượng sản phẩm còn thể hiện ở việc sản phẩm có an toàn và tốt cho sức khỏe
người dùng không, nguồn nguyên liệu có sạch và rõ ràng nguồn gốc.

6
_ Yếu tố về chất lượng phục vụ: thời gian chuẩn bị, phong cách và thái độ của
nhân viên,.. sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc của khách hàng khi tiêu dùng dịch vụ
_ Yếu tố giải trí: để tạo điểm nhấn khác biệt cho quán của mình, ví dụ như: âm
nhạc, ban nhạc hoặc để khách hàng tự lên hát, khu vui chơi cho trẻ em, chiếu
phim,... Các yếu tố giải trí này nếu thu hút khách hàng thì sẽ giúp giảm bớt áp
lực lên đồ uống
_ Yếu tố môi trường vật chất: đối với ngành dịch vụ đồ uống này, không gian
xung quanh khi khách hàng sử dụng dịch vụ rất quan trọng, nó có thể khiến
khách hàng thấy ngon hơn và tác động lên hành vi của khách hàng
2.2.2.3. Mức độ và tính chất cạnh tranh trong ngành
_ Thị trường dịch vụ đồ uống cafe nói chung tại Hà Nội đang cạnh tranh gay gắt
với rất nhiều các doanh nghiệp lớn như Starbuck Coffee, Highland Coffee,
Trung Nguyên… bên cạnh đó là một số chuỗi cafe như The Coffee House,
Urban Station,... Đánh giá thị trường: cạnh tranh khá khốc liệt và phân mảnh
(phục vụ nhiều phân khúc thị trường khác nhau).
_ Quy mô thị trường của nhóm hướng lớn là lớn, đang tăng trưởng.
_ Quy mô khách hàng tiềm năng: 70.000-80.000 người (Hà Nội), từ tỉ lệ khách
hàng dự tính là 5.000-10.000 người
2.2.3. Các lực lượng cạnh tranh của doanh nghiệp
2.2.3.1. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp
Vì mô hình của nhóm là dịch vụ ăn uống kết hợp với các dịch vụ tinh thần
nên đối thủ cạnh tranh có 2 nhóm:
_ Ở thị trường khách hàng sử dụng các dịch vụ ăn uống, không gian:
+ Hidden Gem Coffee (3B Hàng Tre, quận Hoàn Kiếm): Quán có không gian
sáng tạo độc đáo, với 80% đồ đạc tại quán là làm từ đồ tái chế

+ Cộng Cà Phê (101 Hoàng Cầu, Đống Đa): Quán có không gian đẹp và đặc
sắc, khiến khách hàng cảm nhận một không gian đậm chất Việt Nam (như họa
tiết con công, đồ đan tre trang trí, tranh,..). Đồ uống ngon và có một số loại rất
được ưa thích

7
+ Cà phê Căng Tin 109 (ngõ 198 Xã Đàn): Quán cà phê có không gian mang
chất riêng, hướng khách hàng tìm về với tuổi thơ, có những phút giây yên bình
thư giãn. Quán ngoài bán đồ uống còn bán các loại đồ ăn trẻ thơ như: mì tôm trẻ
em, ô mai, con cá,..

+ Kone Café (295 Khâm Thiên): Quán có không gian đẹp thanh nhã, mọi thứ
theo phong cách Hàn quốc - đơn giản nhưng thoải mái, ngoài ra còn có không
gian sân thượng nơi khách hàng có thể nhìn ngắm thành phố.

_ Ở thị trường khách hàng đến quán vì tinh thần (các sản phẩm tái chế, các buổi
workshop bảo vệ môi trường của quán)
+ Hidden Gem Coffee:

8
+ Deplasticze:

Deplasticze là một tổ chức phi lợi nhuận với mục đích nhằm nâng cao ý
thức và hành động của sinh viên trên địa bàn Hà Nội để hướng tới một Hà Nội
nói không với nilon và đồ nhựa dùng một lần.
Các hoạt động chính của Deplasticze trong 1 năm là: tổ chức workshop cả
bằng tiếng Anh và tiếng Việt (để giúp học sinh sinh viên có hiểu biết hơn về
tình hình rác thải nhựa hiện tại, tác động xấu của chúng đến môi trường và sức
khỏe của con người), tổ chức những buổi làm túi vải từ quần áo cũ để thay thế
túi nilon, kêu gọi trên fanpage chiến dịch “nói không với đồ nhựa” mỗi tuần.
+ Green Hub - Hà Nội (Trung tâm hỗ trợ phát triển xanh)

Green Hub là một tổ chức phi lợi nhuận với mục đích nâng cao ý thức bảo
vệ môi trường cho mọi người Việt. Các hoạt động của Greenhub trong năm là:
Chiến dịch Earth Day hàng năm (chuỗi sự kiện trong đó có giờ trái đất,
workshop tập huấn kỹ năng gồm có các câu lạc bộ, câu lạc bộ sinh viên, các tổ
chức vì môi trường và quan tâm đến môi trường tham gia..), chuỗi sự kiện
Green Youth nhằm kết nối các đội, nhóm đã và đang hoạt động vì môi trường
tại Việt Nam với nhau (có những buổi gặp mặt trò chuyện tại các quán à phê để
trao đổi và thảo luận)
+ Việt Nam Sạch và Xanh

9
Tổ chức phi lợi nhuận, mục tiêu là nâng cao nhận thức về vấn đề rác và xả
rác bừa bãi ở Việt Nam. Việt Nam Sạch và Xanh có 3 dự án chính:
 Dọn rác vì cộng đồng: phối hợp với nhiều đơn vị, tổ chức, cá nhân khác
nhau để cùng tổ chức những buổi dọn rác tại cộng đồng của mình
 Ngày trái đất
 Biệt đội rùa xanh: với đối tượng chính là các bé học sinh tiểu học, các
sinh viên trường RMIT sẽ cùng tham gia để tạo nên những nhân vật dạy trẻ em
về tác hại của việc xả rác.
 Nhận xét: Đối với những đối thủ về các sản phẩm tinh thần này, chúng tôi dự
định sẽ hợp tác với họ, để càng lan tỏa được tinh thần bảo vệ môi trường đến
nhiều người hơn.
2.2.3.2. Sản phẩm thay thế
_ Các quán trà sữa
+ Khách hàng mục tiêu: Đối tượng trẻ tuổi 15-22 (thế hệ Y và Z) , nữ giới
chiếm phần cao hơn
+ Lợi thế: Thức uống hợp khẩu vị với người Việt Nam, đồ uống ngon-nhanh-
gọn-lẹ, thư giãn. Có rất nhiều đồ uống đa dạng, sáng tạo, cải biên ra nhiều vị
khác nhau nhiều sự lựa chọn cho khách hàng. -> Thu hút được tập khách hàng
rộng
Các cửa hàng trà sữa đầu tư nhiều cho không gian tạo sự thoải mái cho khách
hàng chuyện trò bạn bè, hẹn hò, chụp ảnh, checkin, làm việc. -> Dễ khiến khách
hàng quay lại nhiều lần
+ Điểm yếu: Phải luôn tìm được mặt bằng đẹp. Bán cà phê thì có thể bán
trong hẻm, nhưng trà sữa thì không, hơn nữa luôn phải thiết kế đẹp, thu hút, dễ
thấy thì mới hút được khách hàng trẻ. Hơn nữa, đây là một thức uống không tốt
cho sức khỏe: lượng đường cao, gây béo phì, thiếu hụt dinh dưỡng, có thể gây
ngộ độc … khi con người ngày càng quan tâm đến sức khoẻ hơn thì đây cũng là
1 bất lợi
_ Các quán đồ uống healthy như chiết xuất từ đậu nành, hoa quả tươi, nước
detox...
+ Khách hàng mục tiêu: nữ, từ 30-40 tuổi, là những người đã có gia đình, thu
nhập ổn định, bắt đầu quan tâm đến sức khỏe của bản thân cũng như của gia
đình.
+ Lợi thế: Với USP là sản phẩm tốt cho sức khỏe đã thỏa mãn Insight quan
trọng và cốt lõi của khách hàng. Đây là một lợi thế cạnh tranh có thể dùng trong
lâu dài. Khi đấy các chi phí mặt bằng, decor,... có thể được giảm đi ( có thể áp
dụng mô hình nhượng quyền qua những chiếc xe đẩy, đồ uống take away để
giảm bớt được chi phí cố định )

10
+ Điểm yếu: Những đồ uống này thường chưa hợp khẩu vị của nhiều người
Việt bằng các loại trà sữa hay cafe. Do nhận thức của người tiêu dùng còn hạn
chế, nên việc tập khách hàng trong ngắn hạn chưa rộng. Cần chi ra nhiều tiền để
“ giáo dục khách hàng “.
2.2.3.3. Nhà cung ứng
_ Cung ứng về nguyên liệu làm đồ uống
+ Về các loại hạt cafe, bột cafe và bột cacao (dùng để chế biến các thức uống
liên quan đến cà phê và cacao): Có rất nhiều nhà cung ứng uy tín như: thương
hiệu Cà phê nguyên chất (Nguyen chat Coffee), công ty có trụ sở tại Thành phố
Hồ Chí Minh với chất lượng cafe tốt, đảm bảo, là một nhà cung cấp lớn và có
uy tín, có chứng nhận của bộ công thương. Hoặc Coffetree, cũng là một nhà
cung ứng lớn, có bảng giá đã niêm yết trên website với từng đối tượng (bán lẻ,
quán cafe, nhà phân phối…)
_ Có nhiều nhà cung ứng uy tín, giá niêm yết (không lo bị ép giá)
+ Sữa các loại: Sữa đặc (như Sữa ông thọ, Ngôi sao Phương Nam, Dutch
Lady,..); sữa tươi không đường (Hex, Dutch Lady, Vinamilk..) để tiết kiệm sẽ
mua loại định lượng 1lit. Mua tại các siêu thị, sản phẩm này có rất nhiều nhà
cung ứng trên thị trường với mức giá gần như tương đồng nhau
+ Trà các loại: trà nhài, trà ô long, hồng trà, lục trà…Nhà cung ứng:
http://dailytratuiloc.com/ đây cũng là nhà cung cấp khá uy tín, bảng giá đã có
niêm yết trên website
+ Cung ứng về các loại đồ ăn: bánh: có thể liên kết hợp tác với một cửa hàng
bánh ngọt (như tiệm bánh IT, tiệm Paolo Bakery..) đều là những tiệm bánh uy
tín, chất lượng tốt, có nhiều cơ sở -> Sẽ cung cấp được nguồn bánh ổn định cho
quán, chất lượng đảm bảo, giá cả phải chăng
Về lâu dài, nếu quán phát triển mạnh và có thêm cơ sở thì quán sẽ có thợ
làm bánh riêng
+ Cung ứng về đồ tái chế và các hoạt động “tinh thần”: Quán sẽ hợp tác với
các tổ chức và các câu lạc bộ bảo vệ môi trường ở Hà Nội như: CLB môi trường
365 trường đại học kinh tế quốc dân, CLB môi trường 360, tổ chức Greenhub,
Deplasticze, Tổ chức Việt Nam sạch và xanh… để kết hợp tổ chức các
workshop, đăng cai là nơi tổ chức các buổi họp thảo luận về môi trường.
 Nhìn chung, có rất nhiều nhà cung cấp tốt để lựa chọn, nên sức ép từ nhà
cung cấp không quá cao
2.2.3.4. Đối thủ tiềm ẩn
_ Hanoi Bus Coffee: Có thể là Hanoi Bus Coffee nếu quán cafe này có ý định
mở thêm cơ sở ở khu vực nội thành. Vì hiện tại quán này đã hoạt động được 3
năm và mới chỉ có 1 cơ sở duy nhất là ở Hà Đông- quá xa so với quán cafe của

11
nhóm định ở (ở Xã Đàn), nên nhóm không đánh giá Hanoi Bus Coffee hiện tại
là một đối thủ cạnh tranh trực tiếp.

2.3. Phân tích khách hàng


_ Khách hàng mục tiêu được chia thành 2 nhóm:
+ Nhóm khách hàng muốn tìm sự thư giãn, yêu thích không gian độc đáo
(phân đoạn 1)
+ Nhóm khách hàng quan tâm đến vấn đề môi trường (phân đoạn 2)
_ Chân dung khách hàng:
+ Ở phân đoạn 1:
 Đây là những bạn trẻ độ tuổi từ 16-30, là những người yêu thích không
gian độc đáo mới lạ và đặc sắc. Những người này mong muốn có nơi để vừa
thưởng thức đồ uống vừa trò chuyện hoặc thư giãn, giảm áp lực trong công việc
và cuộc sống.
 Các gia đình đi chơi vào cuối tuần hoặc các buổi tối
 Những người này sẽ thường có nhà, trường học, hoặc cơ quan ở bán kính
5km xung quanh địa điểm đặt quán
+ Ở phân đoạn 2
 Đây là những người biết, hoặc quan tâm, hoặc đang hành động vì vấn đề
môi trường
 Những gia đình, nhà trường muốn giáo dục cho em nhỏ việc bảo vệ môi
trường từ nhỏ.
2.4. Phân tích nội bộ
2.4.1. Phân tích môi trường nội bộ của doanh nghiệp

Nhân tố Điểm mạnh Điểm yếu

12
bên trong

Quản lý Quản lý có kiến thức cơ bản về Các thành viên góp vốn đều
lĩnh vực kinh doanh tham gia quản lý quán, dễ
dẫn đến tình trạng quản lý
không thống nhất.

Sản phẩm  Chất lượng các sản phẩm đồ Tồn tại nhiều đối thủ cạnh
uống kết hợp với không gian ấm tranh về chất lượng cũng
cúng, thoải mái là ưu tiên hàng như giá cả do sản phẩm
đầu của doanh nghiệp kinh doanh vô cùng phổ
 Tập trung đem lại những trải biến trên thị trường.
nghiệm thú vị và bổ ích tới
khách hàng thông qua những
hoạt động làm đồ handmade từ
các nguyên liệu tái chế, qua đó
gửi gắm thông điệp hạn chế rác
thải, bảo vệ môi trường.

Marketing  Kênh phân phối chủ yếu là bán  Thương hiệu chưa nổi
các sản phẩm trực tiếp tại cửa tiếng, chưa được nhiều
hàng, có triển vọng phát triển người biết đến, chưa có vị
tốt, mục tiêu là mở rộng kênh trí đẹp ở chuỗi phân phối,
phân phối bán hàng online. kênh phân phối còn khá hẹp
 Các buổi workshop do doanh nên khó tiếp cận với khách
nghiệp tổ chức góp phần quảng hàng.
bá hình ảnh khác biệt cũng như  Mô hình kinh doanh khá
lan tỏa tinh thần tới mọi đối mới mẻ nên cần nhiều thời
tượng khách hàng, đặc biệt là gian để khách hàng đón
những người quan tâm đến bảo nhận và ưu tiên sử dụng sản
vệ môi trường. phẩm của doanh nghiệp hơn
so với sản phẩm của các đối
thủ cạnh tranh.

Nhân sự Đa số nhân sự là người trẻ  Doanh nghiệp sẽ gặp khó


tuổi có đạo đức, nhiệt huyết với khăn nếu nhân viên bỏ việc.
công việc, khả năng thích ứng  Sản phẩm kinh doanh dễ
cao với sự thay đổi, đáp ứng các bắt chước nên nguy cơ
kĩ năng cơ bản cần thiết trong

13
ngành F&B. doanh nghiệp bị ăn cắp ý
tưởng là khá cao.
 Đa phần nhân viên là
người trẻ tuổi nên dễ nhảy
việc khi gặp công việc khác
phù hợp hơn.

Tài chính Nguồn lực tài chính đáp ứng Nguồn lực tài chính nhỏ nên
trang bị đầy đủ nguyên vật liệu bị hạn chế cơ hội phát triển
và các trang thiết bị cần thiết cho so với đối thủ cạnh tranh.
cửa hàng, đáp ứng các mục tiêu
của tổ chức trong khoảng thời
gian 1 năm.

Sản xuất Các loại nguyên liệu dùng để sản Sản xuất không có tính quy
xuất sản phẩm có nguồn gốc mô như những đối thủ lớn.
xuất xứ rõ ràng, bảo quản tốt,
cách chế biến đảm bảo vệ sinh
an toàn thực phẩm.
Các vật liệu tái chế có thể sử
dụng để trang trí cửa hàng cũng
như phục vụ nhu cầu làm đồ
handmade của khách hàng.

R&D Luôn nỗ lực đảm bảo chất lượng Kinh doanh trong lĩnh vực
sản phẩm tốt nhất tới tay người F&B đòi hỏi phải luôn cập
tiêu dùng. nhật các xu thế mới, đồ
uống phải có hương vị cũng
như nét độc đáo riêng mới
có thể giữ chân khách hàng.

2.4.2. Phân tích nguồn lực Marketing, lợi thế cạnh tranh lâu dài khác biệt
2.4.2.1 Kỹ năng vận hành
Nhóm sáng lập cửa hàng cà phê kết hợp làm đồ handmade từ các sản phẩm
tái chế gồm có 5 thành viên cùng nhau góp vốn. Họ đều là những người đã từng
có kinh nghiệm làm việc trong ngành kinh doanh thực phẩm đồ uống và đóng
vai trò quan trọng trong việc quản trị cũng như vận hành cửa hàng. Các kỹ năng
quản trị cơ bản được hình thành thông qua quá trình làm việc trước đây và qua
quá trình học hỏi các lớp kỹ năng quản lý đảm bảo có thể đưa doanh nghiệp đi
vào kinh doanh có hiệu quả.

14
2.4.2.2. CRM (Quản lý quan hệ khách hàng)
Thông qua các phần mềm lưu trữ thông tin khách hàng như ngày sinh nhật,
những dịp đặc biệt của khách hàng để xây dựng mối quan hệ thân thiết, tăng lợi
nhuận bằng cách củng cố sự hài lòng và gia tăng lòng trung thành của khách
hàng. Ví dụ như quản lý hóa đơn, quản lý tài liệu, ghi nhớ các kênh tương tác
với khách hàng như email và điện thoại…Dựa vào các thông tin đó, doanh
nghiệp có thể dễ dàng tạo mối quan hệ gần gũi với khách hàng như gửi lời chúc
hoặc thông báo tới khách hàng về các chương trình workshop mà doanh nghiệp
sắp tổ chức và mời họ tham gia…
2.4.2.3. Chất lượng sản phẩm hàng đầu
Mặt hàng kinh doanh chính của doanh nghiệp là các loại đồ uống như cà
phê, nước giải khát, trà, nước ép, đồ ăn kèm là các loại bánh và bánh ngọt,
hướng dương, đĩa mix các loại đồ ăn trẻ thơ. Ngoài ra, doanh nghiệp còn bán
một số đồ lưu niệm, vật dụng được làm từ các vật liệu tái chế. Do đặc thù sản
phẩm nên doanh nghiệp luôn đảm bảo các nguyên liệu đầu vào đạt chất lượng
cao, có nhãn mác xuất xứ rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, quy trình
chế biến và bảo quản hợp vệ sinh, có công thức rõ ràng cho từng loại đồ uống.
Các đồ lưu niệm được làm hoàn toàn thủ công từ đồ tái chế mẫu mã đa dạng,
giá cả hợp lí và đảm bảo thu hút sự quan tâm của khách hàng khi đến cửa hàng.

2.4.2.4. Sự nổi tiếng của thương hiệu


Thương hiệu được người tiêu dùng biết đến bởi mô hình kinh doanh độc
đáo, mới lạ. Không chỉ là một địa điểm kinh doanh đồ uống thông thường mà
đến với cửa hàng, khách hàng còn được khám phá và trải nghiệm một không
gian sống mới mẻ với khoảng 95% các vật dụng bài trí được sử dụng là đồ đã
qua sử dụng như vỏ chai rượu, giấy bìa cát tông, vỏ chai nhựa... Bên cạnh
không gian yên tĩnh và độc đáo, khách hàng còn được trực tiếp trải nghiệm sáng
tạo qua việc biến những sản phẩm tưởng chừng bỏ đi trở thành những vật dụng
có ích với cuộc sống hàng ngày thông qua sự hỗ trợ của công nghệ cũng như từ
nhân viên trong cửa hàng.

15
Ý tưởng kinh doanh xuất phát từ thực trạng môi trường sống của con người
đang ngày càng ô nhiễm do lượng rác thải đổ ra môi trường là vô cùng lớn.
Thay vì chỉ hô khẩu hiệu bình thường, các nhà sáng lập nghĩ đến việc mở một
quán cà phê tái chế, tận dụng mọi vật dụng được bỏ đi. Bên cạnh mục tiêu kinh
doanh, quán sẽ đóng góp một phần để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường,
truyền đi thông điệp giữ gìn môi trường sống tới những vị khách ghé thăm.
2.4.2.5. Mối quan hệ với khách hàng
Khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp là những người ưa thích uống trà,
uống cà phê và thưởng thức các món đồ ăn vặt trong một không gian rộng rãi và
yên tĩnh cũng như các khách hàng quan tâm đến việc bảo vệ môi trường. Cách
doanh nghiệp giữ chân khách hàng đó là thông qua trải nghiệm về đồ uống, trải
nghiệm làm đồ handmade cũng như thường niên tổ chức các buổi workshop
hoặc kết hợp với các bên khác đồng tổ chức với nội dung về bảo vệ môi trường,
cuộc sống xanh.
2.4.2.6. Mạng lưới phân phối hiệu quả
Kênh phân phối hiện tại của doanh nghiệp là bán trực tiếp tại cửa hàng, mục
tiêu trong tương lai của doanh nghiệp là mở rộng kênh bán hàng online. Địa
điểm kinh doanh hiện tại nằm ở vị trí đông dân cư đặc biệt là tập khách hàng
mục tiêu. Vào mỗi tuần sẽ có một ngày cửa hàng tổ chức thu gom đồ có thế tái
chế từ khách hàng. Làm như vậy không chỉ thu hút khách hàng tới cửa hàng
nhiều hơn mà còn thu gom được một lượng lớn đồ tái chế sử dụng để làm vật
dụng trang trí cửa hàng cũng như làm nguyên vật liệu để làm đồ handmade.
2.4.2.7 Vị thế cạnh tranh trên thị trường
Doanh nghiệp có thế cạnh tranh trên thị trường là nhờ những nét mới mẻ đã
nêu trên cũng như tinh thần nhân văn mà những người sáng lập mong muốn gửi
gắm tới khách hàng về ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường thông qua việc sử
dụng lại các vật dụng tưởng chừng như vứt đi.

2.5. Ma trận SWOT

Điểm mạnh Điểm yếu

16
● Đa số nhân sự là người trẻ tuổi có ● Quy mô doanh nghiệp còn nhỏ
đạo đức, nhiệt huyết với công việc, khả ● Đội ngũ quản lý quán là những sinh
năng thích ứng cao với sự thay đổi, đáp viên chưa có nhiều kinh nghiệm, lần
ứng các kỹ năng cơ bản cần thiết trong đầu tham gia vào một dự án start-up
ngành F&B.
● Các thành viên góp vốn đều tham gia
● Địa điểm của quán là khu phố “trẻ” quản lý quán, dễ dẫn đến tình trạng
Xã Đàn quản lý không thống nhất.
● Decor quán lạ mắt, đẹp, ấn tượng, là ● Thương hiệu chưa nổi tiếng, chưa
địa điểm check in thu hút giới trẻ được nhiều người biết đến, chưa có vị
● Ngoài việc là một quán café đơn trí đẹp ở chuỗi phân phối, kênh phân
thuần, quán còn mang lại nhiều thông phối còn khá hẹp nên khó tiếp cận với
điệp ý nghĩa về bảo vệ môi trường ; có khách hàng.
thêm hoạt động làm đồ tái chế tại quán ● Nguồn vốn chủ yếu là vốn góp của
cũng như các workshop,dự án định kỳ các thành viên trong nhóm, nên khá
● Nguồn nguyên liệu của quán là hạn chế, khó khăn trong việc huy động
nguồn nguyên liệu sạch,truy xuất rõ thêm vốn
nguồn gốc đảm bảo chất lượng

Cơ hội Thách thức


● Các khu lân cận là khu vực có nhiều ● Có rất nhiều đối thủ cạnh tranh trực
khách hàng trong độ tuổi được nhắm tiếp và gián tiếp, nhiều đối thủ cạnh
đến là khách hàng mục tiêu (ví dụ tranh là các “ông lớn “ trong ngành với
:THPT Kim Liên, ĐH KTQD…) độ bao phủ thị trường rộng và tiềm lực
● Đáp ứng xu hướng tiêu dùng của giới tài chính lớn
trẻ. ● Sản phẩm kinh doanh dễ bắt chước
● Đáp ứng xu hướng check in tại các nên nguy cơ doanh nghiệp bị ăn cắp ý
quán cà phê có không gian độc đáo, tưởng là khá cao.
đẹp mắt.
● Xu hướng tiêu dùng các sản phẩm
góp phần bảo vệ môi trường thay cho
các sản phẩm cùng mục đích sử dụng.

17
3. Các mục tiêu định tính và định lượng
3.1. Mục tiêu ngắn hạn
_ Mục tiêu lợi nhuận : có thể =0 trong vòng 1 năm đầu hoạt động để đạt được
mục đích ban đầu đưa ra, và mục tiêu ước tính lãi sẽ khoảng 50.000.000 đ/
tháng 1.500.000.000 đ/năm
 Kích thích hoạt động kinh doanh cũng như hoạt động marketing diễn ra theo
chiều hướng tích cực, vừa để đem lại lợi nhuận, vừa để giúp quán tiếp tục tồn
tại và phát triển
_ Mức độ thoả mãn của khách hàng:Mục tiêu khách hàng sẽ có số lần quay lại
quán là từ 4-5 lần/ tháng, có những đánh giá tích cực về không gian, dịch vụ,
sản phẩm của quán
 Tăng số lượng khách hàng trung thành, cũng như tăng tính cạnh tranh với
các đối thủ cạnh tranh
_ Độ phổ biến của quán với khách hàng : đạt 75%, tức là cứ 100 người thuộc bộ
phận khách hàng mục tiêu lại có 75 người biết đến Ssun Coffee, có 50 người đã
ghé và tiếp tục quay lại quán -> khách hàng trung thành
3.2. Mục tiêu dài hạn
_ Mục tiêu thị phần : đạt 5% thị phần đồ uống quanh khu vực Xã Đàn: Định vị
được thương hiệu cũng như sản phẩm trên thị trường cạnh tranh,góp phần đem
lại lợi thế kinh doanh cho quán
_ Mở rộng mô hình kinh doanh: 3 năm tính từ ngày quán đi vào hoạt động, mở
rộng thêm 3 cửa hàng trên địa bàn Hà Nội.
_ Nâng cao ý thức sử dụng đồ tái chế và bảo vệ mội trường
4. Chiến lược Marketing
4.1. Chiến lược định vị
4.1.1. Lựa chọn chiến lược định vị
Phân đoạn thị trường, lựa chọn đoạn thị trường mục tiêu, phân tích hành vi
mua của nhóm khách hàng mục tiêu:
Ai là khách hàng mục tiêu?
Khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp: những bạn trẻ độ tuổi từ 16-28,
những người quan tâm đến môi trường đặc biệt là các gia đình có con trong độ
tuổi đi học muốn giáo dục con cái về ý thức bảo vệ môi trường; những người
muốn có thời gian thư giãn, gia đình đi chơi vào cuối tuần.
Tại sao khách hàng mục tiêu lựa chọn thương hiệu?
Khách hàng mục tiêu lựa chọn thương hiệu là do những đặc điểm nổi trội về
địa điểm, không gian, chất lượng sản phẩm và những thông điệp nhân văn mà

18
doanh nghiệp mang lại cho khách hàng của mình cũng như cho tất cả mọi
người.
Lợi ích mong muốn của khách hàng khi mua sản phẩm là gì?
Khách hàng mong muốn được trải nghiệm một không gian sáng tạo mới lạ
ít nơi có được, thưởng thức đồ uống chất lượng tại một địa điểm yên tĩnh đồng
thời mong muốn được trực tiếp sáng tạo các món đồ handmade từ vật liệu tái
chế góp phần bảo vệ môi trường sống đồng thời có thêm được kiến thức về bảo
vệ môi trường ( thông qua các chương trình workshop do quán tổ chức và kênh
youtube của quán)
Tiêu chuẩn lựa chọn sản phẩm
Giá cả hợp lý, chất lượng dịch vụ tốt, sản phẩm lưu niệm đa dạng mẫu mã
và màu sắc, đồ ăn và đồ uống đảm bảo vệ sinh và có nguồn nguyên liệu có
nguồn gốc rõ ràng, không gian sáng tạo độc đáo mới lạ, thái độ nhân viên nhiệt
tình và tôn trọng khách hàng, dịch vụ gia tăng cho khách hàng chính là sự thay
đổi nhận thức và hành động về một cuộc sống xanh sạch đẹp.
Chúng ta sẽ bán cái gì cho họ?
Ngoài kinh doanh các sản phẩm đồ uống như cà phê, nước giải khát, sinh
tố…, các loại đồ ăn kèm như bánh ngọt và các sản phẩm đồ lưu niệm handmade
với nguyên liệu là đồ tái chế, chúng ta còn lan tỏa thông điệp về phong cách
sống xanh thông qua các chuỗi chương trình được tổ chức thường niên tại quán.
Dựa trên kết quả của quá trình phân tích thị trường, lựa chọn thị trường
mục tiêu, phân tích hành vi mua của nhóm khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp
đã xác định được yếu tố để xây dựng hình ảnh định vị cho thương hiệu của
mình đó là không gian quán độc đáo sáng tạo và thân thiện với môi trường.
4.1.2 Xây dựng bản đồ định vị
4.1.2.1. Xây dựng bản đồ định vị với các đối thủ cạnh tranh trong
nhóm

19
Các đối thủ cạnh tranh trong nhóm của doanh nghiệp có thể kể đến các
thương hiệu như: Kone Café, Cộng Cà Phê, Cà phê Căng tin, Hidden Gem
Coffee, các quán trà sữa và các quán bán đồ uống healthy (các loại đồ uống
chiết xuất từ đậu nành, hoa quả tươi…). Dựa trên hai yếu tố xác định bản đồ
định vị của doanh nghiệp đã nêu ra thì bản đồ định vị trên chỉ ra:
_ Về yếu tố không gian quán độc đáo sáng tạo:
+ Kone café: quán có không gian đẹp thanh nhã theo phong cách Hàn Quốc,
có không gian để ngắm nhìn thành phố.
+ Cộng Cà phê: không gian đẹp và đặc sắc, đậm chất Việt Nam
+ Cà phê Căng tin: không gian quán bình yên thư giãn và hướng về tuổi thơ
+ Các quán trà sữa: mặt bằng đẹp, thiết kế đẹp, thu hút
+ Các quán đồ uống healthy: không gian quán có thể sáng tạo như chuỗi cửa
hàng của Soya Garden hoặc đơn giản như bán hàng qua những chiếc xe đẩy.
+ Hidden Gem Coffee: không gian quán sáng tạo độc đáo, được bài trí 95%
từ đồ tái chế.
_ Về yếu tố thân thiện với môi trường: Trong nhóm đối thủ cạnh tranh trong
nhóm chỉ có duy nhất Hidden Gem Coffee là có yếu tố thân thiện với môi
trường. Điều này dựa trên cách decor quán với hàng loạt đồ trang trí đến từ vật
liệu tái chế như vỏ chai nhựa, vỏ chai thủy tinh, ống hút nhựa…Do vậy Hidden
Gem Coffee là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp.
4.1.2.2. Xây dựng bản đồ định vị đối với đối thủ cạnh tranh trực tiếp

Doanh nghiệp xác định đối thủ cạnh tranh trực tiếp và cùng USP với mình
là Hidden Gem Coffee. Dựa trên hai yếu tố là không gian độc đáo sáng tạo và
hình ảnh thân thiện với môi trường và tình hình thực tế của Hidden Gem Coffee
chúng ta có thể chỉ ra rằng: Hidden Gem Coffee có không gian sáng tạo dựa do
sử dụng đồ tái chế làm vật liệu decor quán và phong cách trang trí đem lại cảm
giác về một Hà Nội xưa; còn yếu tố thân thiện với môi trường được thể hiện ở

20
việc sử dụng đồ đạc làm từ đồ tái chế và các dự án thu gom đồ nhựa, đồ tái
chế…
Dựa trên phân tích định vị của đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp chú trọng
tới chiến lược định vị sản phẩm/dịch vụ với sức lan tỏa thông điệp nhân văn
mạnh mẽ hơn so với đối thủ cạnh tranh, chú trọng hình thức bài trí không gian
quán độc đáo mới lạ nhưng phải có nét riêng chỉ doanh nghiệp mới có, đồng
thời phải tìm cách lôi kéo khách hàng quay trở lại sử dụng sản phẩm và dịch vụ
của quán nhiều lần tiếp theo.
4.1.3. Xác định khả năng nguồn lực của doanh nghiệp
Để xây dựng một quán và phê nổi trội với hai yếu tố là không gian độc đáo
sáng tạo và hình ảnh thân thiện với môi trường để có thể cạnh tranh được với
các đối thủ trực tiếp, doanh nghiệp cần trang bị đầy đủ các nguồn lực để có thể
xúc tiến hoạt động một cách hiệu quả, với mỗi tiêu chí khác nhau là các nguồn
lực hẫu thuẫn tương ứng.
4.1.3.1. Nguồn lực đảm bảo xây dựng quán cà phê có không gian độc
đáo sáng tạo
_ Decor quán: cách trang trí quán vẫn tập trung vào việc sử dụng các sản phẩm
thủ công làm từ đồ tái chế. Tuy nhiên nếu chỉ đơn giản sử dụng các vật liệu này
thì doanh nghiệp rất dễ bị đối thủ cạnh tranh sao chép ý tưởng, do đó doanh
nghiệp sẽ triển khai ý tưởng đổi mới không gian theo mùa nóng và mùa lạnh,
tận dụng những nguồn lực có sẵn của doanh nghiệp:
_ Vào mùa nóng: doanh nghiệp sẽ tận dụng tối đa cây xanh và hoa trang trí, ưu
tiên sử dụng nguồn sáng tự nhiên nhằm hướng tới một không gian thoáng mát
hơn
_ Vào mùa lạnh: tập trung sử dụng đèn chiếu sáng đặc biệt là đèn vàng, ưu tiên
sử dụng ghế lót bông, ghế sofa…để đem lại không gian thoải mái và ấm cúng
_ Đội ngũ quản lý và nhân viên vô cùng sáng tạo, có đầu óc thẩm mỹ, biết cách
biến hóa những đồ tái chế do doanh nghiệp tự thu gom được và do khách hàng
quyên góp thành các vật liệu độc đáo phục vụ cho việc bài trí không gian quán.
4.1.3.2. Nguồn lực đảm bảo xây dựng quán cà phê thân thiện với môi
trường
Nguồn lực đảm bảo Ssun là quán cà phê thân thiện với môi trường là thông
qua các hoạt động bên lề mà quán tổ chức nhằm hướng tới mục tiêu lan tỏa
thông điệp bảo vệ môi trường:
_ Mỗi tháng doanh nghiệp sẽ đều đặn tổ chức các buổi workshop với chủ điểm
môi trường và cuộc sống xanh. Doanh nghiệp sẽ liên hệ và làm việc trực tiếp
với các tổ chức bảo vệ môi trường như Greenhub, Change để tổ chức các buổi
workshop này

21
_ Đồng thời liên hệ với các trường tiểu học tổ chức cho các bé đi sự kiện và các
buổi hướng dẫn bảo vệ môi trường.
_ Ngoài ra, các hoạt động ngoài trời như thu gom rác thải ở nơi công cộng hay
khu dân cư cũng sẽ được chú trọng.
_ Doanh nghiệp cũng tạo cơ hội cho khách hàng nào đến quán uống cà phê và
đóng góp các sản phẩm có thể tái chế để đổi lấy các voucher khuyến mãi cho
lần uống tiếp theo tại quán.
_ Cố vấn cho các chương trình bảo vệ môi trường của doanh nghiệp là bà
Nguyễn Thị Kim Thái - cố vấn của tổ chức bảo vệ môi trường GreenHub. Bà
nhận bằng Tiến sĩ Kỹ thuật Môi trường vào năm 1996 và là Phó Viện Khoa học
và Kỹ thuật Môi trường, Đại học Xây dựng. Đồng thời, bà là Trưởng đoàn làm
việc của ASEAN cho các thành phố bền vững về Môi trường và bà cũng là
thành viên cố vấn quốc tế của hiệp hội các chuyên gia quản lý chất thải rắn ở
Châu Á và Thái Bình Dương (SWAPI).
4.2. Chiến lược cạnh tranh
4.2.1. Phân tích chiến lược của đối thủ cạnh tranh trực tiếp nhất
_ USP của Hidden Gem Coffee:
+ Không gian quán độc đáo, sáng tạo: Quán có không gian 3 tầng, tầng 1 hơi
tối, tầng 2 và 3 sáng hơn với không gian ngoài trời. Phong cách trang trí của
quán hướng tới là mang cho khách hàng cảm giác về một Hà Nội xưa. Sức chứa
của quán khoảng 50 người lớn.

+ Là quán cà phê thân thiện với môi trường, hướng khách hàng quan tâm hơn
đến việc bảo vệ môi trường, giảm thiểu rác thải
_ Khách hàng mục tiêu: Hidden Gem Coffee hướng đến đối tượng khách nước
ngoài sang Việt Nam du lịch. Còn người Việt với độ tuổi từ 26-40, đã có thu
nhập ổn định. Tỉ lệ khách nước ngoài/người Việt vào quán là 70/30

22
_ Chiến lược cạnh tranh của Hidden Gem Coffee: Quán đã sử dụng chiến lược
đại dương xanh, trở thành người đi đầu trong thị trường người sử dụng cafe
quan tâm đến bảo vệ môi trường: đây là quán cafe đầu tiên có đồ đạc làm từ đồ
tái chế và có nhiều hoạt động hướng tới việc bảo vệ môi trường
+ Chiến lược sản phẩm (Product): Quán chỉ cung cấp dịch vụ đồ uống
+ Chiến lược về giá (Price): Mức giá dao động từ 40.000 đ-60.000 đ. Đây là
mức giá phù hợp với tập khách hàng mục tiêu. Dưới đây là menu của quán:

Tên đồ uống Giá Tên đồ uống Giá

Family heirloom Ice blended (đá xay)


drinks

Cacao trứng 45.000 Chanh leo tuyết 60.000

Egg bailey 50.000 Chanh tuyết 50.000

Cà phê cốt dừa 60.000 Tea

Italian coffee Trà gạo lứt phúc bồn tử 55.000

Cappuchino 50.000 Trà bá tước chanh 55.000


gừng

Latte 55.000 Trà gạo lứt 55.000

Moccha 60.000 Trà gừng mật ong nóng 50.000

Americano 60.000 Trà quất mật ong 50.000

23
Smoothies & Juice Trà táo bạc hà 50.000

Nước cam 60.000 Trà đào 50.000

Sinh tố bơ 60.000 Trà đào cam sả 60.000

Sinh tố xoài 55.000 Sữa chua

Dứa 50.000 Sữa chua cà phê 50.000

Cà rốt 50.000 Sữa chua hoa quả 55.000

Dưa hấu 50.000 Other drinks

Hot Drink Bia Hà Nội 40.000

Cacao nóng 50.000 Bia Sài Gòn 40.000

Sữa nóng 40.000

_ Chiến lược phân phối (Place): Địa điểm quán đặt trên khu phố cổ có lưu lượng
khách nước ngoài nhiều. Điều này giúp quán dễ tiếp cận với khách hàng mục
tiêu của mình hơn.
_ Chiến lược xúc tiến thương mại (Promotion)
+ Xây dựng một hệ sinh thái gồm quán cafe, Hanoi Backstreet Tours (tour
chuyên đưa khách đi tham quan Hà Nội bằng ô tô hoặc xe máy Liên Xô cũ).
Người founder đã gắn sứ mệnh của quán với sứ mệnh của bản thân bằng cách
xây dựng thương hiệu bản thân theo hướng: làm những hành động kêu gọi cùng
chung tay bảo vệ môi trường, những hành động vì cộng đồng và xã hội
+ Đặt bài viết trên một số các trang báo thông tin nổi tiếng như: m.kenh14.vn
với 3 bài viết, m.baomoi.com, new.zing.vn, tuoitre.vn, ione.vnexpress.vn
+ Truyền thông trên fanpage của quán về sứ mệnh mà quán hướng tới: nâng
cao nhận thức của người Việt về bảo vệ môi trường và lan toả đến thế giới; giúp
đỡ những người thiếu may mắn có cơ hội (bằng việc phần lớn nhân viên của
Hidden là người câm điếc)
+ Có dự án thu gom đồ nhựa, đồ tái chế: khách hàng mang đồ nhựa, chai
nhựa đến quán sẽ được tặng voucher giảm giá 5-20% cho lần đi tiếp theo tuỳ
vào số lượng nhựa mang tới.
_ Đánh giá ưu nhược điểm của chiến lược cạnh tranh của đối thủ

24
+ Ưu điểm: có lợi thế của người đi đầu, phá vỡ được sự đánh đổi giữa giá trị-
chi phí
+ Nhược điểm: Chưa xây dựng chiến lược lôi kéo một khách quay lại nhiều
lần trong 1 tháng mà mới chỉ chú trọng vào việc lôi kéo khách hàng mới. Thứ 2,
các sản phẩm của quán chưa đa dạng: mới chỉ có đồ uống
4.2.2. Đưa ra chiến lược cạnh tranh của quán Ssun
Sử dụng chiến lược đại dương đỏ: cạnh tranh trực tiếp để tranh giành khách
hàng
Quán hướng tới 2 USP là không gian độc đáo sáng tạo và thân thiện với môi
trường, vì thế:
_ Với không gian, quán sẽ đổi chủ đề theo mùa (song song với đó là đổi menu
theo mùa, phần này sẽ được trình bày trong kế hoạch sản phẩm): Điều này đảm
bảo rằng khách hàng sẽ luôn cảm thấy thoải mái dễ chịu và hứng thú với sự
sáng tạo của không gian quán. Tất nhiên điểm chủ chốt vẫn là sử dụng đến 70%
là đồ tái chế từ những vật dụng tưởng chừng như vứt đi
+ Với đặc điểm mùa nóng ở Hà Nội nhiệt độ rất cao, oi bức, trời nắng và
lượng ánh sáng nhiều nên Ssun sẽ mang đến một không gian với tông chủ đạo là
màu xanh (xanh lá cây và xanh dương) để mang lại cảm giác mát mẻ. Ngoài ra,
sẽ sử dụng nhiều cây xanh và hoa hơn, bớt lượng đèn trang trí và đèn chiếu sáng
thay vào đó là tận dụng ánh sáng tự nhiên để vừa tiết kiệm năng lượng thân
thiện môi trường.
+ Mùa lạnh, quán sẽ mang lại một không gian ấm cúng, với tông màu chủ đạo
là nâu, đỏ, vàng, xanh lá. Những chiếc ghế đan có thể thay đổi thành những
chiếc ghế lót bông, ghế sofa.
_ Với việc thân thiện và bảo vệ môi trường: quán sẽ dùng những ống hút bằng
tre, hoặc ống hút từ trái cây. Bên cạnh đó sẽ tập trung marketing liên kết với
cảm xúc của khách hàng để mỗi khi nhắc đến việc bảo vệ môi trường là nhắc
đến Ssun: tổ chức workshop định kỳ, đăng cai là nơi diễn ra các buổi thảo luận
của các đội nhóm, clb bảo vệ môi trường; có các dự án để khuyến khích khách
hàng giảm thải rác thải, đồ nhựa, liên kết với các trường học và hướng dẫn
khách hàng cách làm đồ tái chế…
4.2.2.1. Đối với nhóm khách hàng tiềm năng
Đây là nhóm khách hàng có thể sẽ sử dụng những sản phẩm và dịch vụ của
quán. Nhóm khách hàng này được chia làm 2 cấp độ
_ Những khách hàng chưa quan tâm đến quán:
+ Giáo dục khách hàng: để khách hàng nhận ra được tầm quan trọng của việc
bảo vệ môi trường cũng như những đặc điểm cạnh tranh khác biệt của quán.

25
+ Lôi kéo khách đến quán: Bằng các chương trình giảm giá, các chương trình
được tổ chức tại quán.Truyền thông mạnh mẽ trên các phương tiện mạng xã hội
và cả những chương trình offline
_ Những khách hàng đã quan tâm chú ý đến quán nhưng chưa sử dụng sản
phẩm dịch vụ của quán: đưa ra chiến lược để thúc đẩy suy nghĩ,, sự quan tâm
của họ biến thành hành động đến quán và sử dụng dịch vụ:
+ Tiếp tục truyền thông. giáo dục khách hàng để tạo ra mối liên hệ thân thiết
+ Tạo ra các chương trình khuyến mại, giảm giá,..
4.2.2.2. Đối với nhóm khách hàng trung thành
_ Quán hướng tới mục tiêu là làm cho một khách hàng quay lại nhiều lần bên
cạnh việc thu hút thêm khách hàng mới. Đây sẽ là nhóm khách hàng đem lại
doanh thu ổn định cho quán nhưng cũng là nhóm được quan tâm nhiều nhất.
_ Chiến lược mà Ssun đưa ra với nhóm khách hàng này là: tạo sự liên kết mạnh
mẽ hơn giữa khách hàng và quán: có chương trình tích điểm đổi quà (quà mà
khách hàng nhận được có thể là sản phẩm từ đồ tái chế, hoặc voucher của
quán…), lấy ý kiến feedback của khách, tham khảo ý kiến khách hàng về cách
định hướng sau này của quán (khách hàng ngồi tại quán sẽ được nhân viên hỏi
một số câu trong bảng hỏi, sau khi khách hàng hoàn thành sẽ được gửi tặng
voucher), tổ chức các chương trình vip-member với ưu đãi đặc biệt…
4.3. Chiến lược sản phẩm

Phân đoạn 1 (Khách Phân đoạn 2 (Khách


hàng yêu thích không hàng quan tâm môi
gian,muốn thư giãn) trường)

Về không gian sáng tạo và các loại Có Không


đồ uống, bánh ngọt, đồ ăn kèm

Dịch vụ đồ handmade (các sản Có Có


phẩm trang trí, lưu niệm từ đồ tái
chế)

Các buổi workshop cũng như hoạt Không Có


động bảo vệ môi trường

Quán có 4 dòng sản phẩm chủ đạo:


_ Dòng sản phẩm thứ nhất: Các loại đồ uống
_ Dòng sản phẩm thứ hai: Các loại bánh ngọt và đồ ăn kèm
_ Dòng sản phẩm thứ ba: Các sản phẩm trang trí,lưu niệm từ đồ tái chế

26
_ Dòng sản phẩm thứ tư: Các workshop, các buổi hoạt động bảo vệ môi trường
4.3.1. Dòng sản phẩm đồ uống
* Thời gian từ đầu tháng 4 đến cuối tháng 10 tại Hà Nội
_ Đặc điểm thời tiết: Thời tiết Hà Nội những ngày tháng 4-10 khá nắng nóng,
đỉnh điểm là những tháng 6,7 ; nhiệt độ có thể lên đến hơn 40 độ C
_ Những đặc điểm này khiến các danh mục sản phẩm đồ uống và ăn kèm của
quán được điều chỉnh cho phù hợp với thời tiết.Vì vậy trong thời gian này, đồ
của quán tập trung chủ yếu vào các đồ như café đá sinh tố, đồ xay kem, … hay
các loại trà thảo dược có tác dụng làm mát, giải nhiệt nhanh.

Các loại sinh tố hoa quả

Các loại trà thảo dược thanh nhiệt

Đồ uống xay kem


*Thời gian từ đầu tháng 11 đến cuối tháng 3:
_ Đặc điểm thời tiết : Thời tiết Hà Nội khoảng thời gian này chủ yếu là lạnh,có
ngày nhiệt độ giảm xuống dưới 10 độ C
_ Trong thời gian này, đồ của quán bổ sung thêm các loại đồ uống ấm nóng như
cacao nóng, café nóng,các loại như trà gừng,….

27
Các loại café,socola nóng

4.3.2. Dòng sản phẩm bánh ngọt và đồ ăn kèm


_ Quán tập trung bán các loại bánh kem như Red velvet, Tiramisu (Trà xanh,cà
phê); bánh su kem và các loại bánh donut.

Các loại bánh kem Các loại bánh Donut


4.3.3. Dòng sản phẩm trang trí, lưu niệm làm từ đồ tái chế

28
4.3.4. Dòng sản phẩm các workshop, các hoạt động bảo vệ môi trường
Bên cạnh việc kinh doanh đồ ăn đồ uống, quán còn là nơi để khách hàng
đến và trải nghiệm tư tay làm đồ tái chế.
Một trong những sản phẩm được quán cực kỳ chú trọng khác là tổ chức các
buổi offline,các workshop hay các hoạt động thiết thực bảo vệ môi trường cho
chính khách hàng của quán. Các buổi workshop được liên kết tổ chức với các
cộng đồng bảo vệ môi trường như Deplaticze, Change, Greenhub,… các chủ đề
workshop đa dạng qua từng lần tổ chức . Thiết thực hơn, quán sẽ cùng tổ chức
các hoạt động dọn dẹp vệ sinh môi trường (ví dụ :trend hot gần đây là before
and after: trước và sau khi dọn rác đang được các bạn trẻ đón nhận nhiệt tình..)

Các tổ chức liên kết

Một dự án Greenhub đang triển khai


4.4. Chiến lược tăng trưởng
Trong 5 năm tới khi quán đã có vị trí, thương hiệu nhất định đã xây dựng
được tập khách hàng mục tiêu, trung thành…quán sẽ tổ chức các cuộc thi tái
chế để khuyến khích các dự án, đề án bảo vệ môi trường phát triển mạnh mẽ ra
toàn xã hội để lan tỏa rộng rãi lối suy nghĩ xanh, hành động xanh. Về mặt nhà
tài trợ và bên tổ chức các cuộc thi này với quy mô rộng rãi trên khắp cả nước thì
bên quán sẽ liên kết với các tổ chức phi lợi nhuận như Hội bảo vệ thiên nhiên và
môi trường Việt Nam, Tổ chức hành động vì môi trường (AFEO) ,… cùng nỗ
lực để khuyến khích khách hàng đã và đang hành động vì môi trường trở nên
tích cực hơn có tinh thần và nhiệt huyết xanh.

29
_ Về phân đoạn khách hàng 1: luôn nghiên cứu, khảo sát để tạo ra những đồ
uống chất lượng hợp khẩu vị người tiêu dùng hơn và đặc biệt hướng tới các loại
đồ uống có lợi cho sức khỏe, có thêm khu vui chơi , rạp chiếu phim cho trẻ em
khi các gia đình tới.
_ Về phân đoạn khách hàng 2: luôn cải tiến tạo không gian độc đáo cái đẹp sinh
ra từ rác thải, có thêm các chương trình âm nhạc như ca nhạc theo yêu cầu, các
cuộc thi về tái chế…
5. Thông tin tài chính
Quán kinh doanh dựa trên nguồn vốn góp ban đầu của 5 thành viên
_ Lại Ngọc Chi : 200.000.000 đ (Tương ứng 20% vốn góp của quán)
_ Nguyễn Thị Thu Hiền : 200.000.000 đ (Tương ứng 20% vốn góp của quán)
_ Hồ Thị Thùy Dương : 200.000.000 đ ( Tương ứng 20% vốn góp của quán)
_ Bùi Xuân Xanh : 200.000.000 đ ( Tương ứng 20% vốn góp của quán)
_ Đỗ Thị Thu Trang: 200.000.000 đ ( Tương ứng 20% vốn góp của quán)
5.1. Chi phí dự kiến
5.1.1. Chi phí thuê mặt bằng
_ Thuê mặt bằng: 60m2*2 tầng,mặt tiền 5m2,vỉa hè rộng rãi-201 Xã Đàn, Đống
Đa, Nội
_ Chủ sở hữu : Anh Lương Thiện Phước
_ Nguồn tìm kiếm thông tin: trang web batdongsan.com.vn
_ Giá thuê: 38.000.000 đ/tháng
_ Điều kiện thuê:
+ Hợp đồng tối thiểu 1 năm
+ Thanh toán trước 3 tháng tiền nhà
 Tổng chi phí thuê mặt bằng cần thanh toán khi mở quán:
38.000.000*3=114.000.000 đ
5.1.2. Chi phí thiết kế, trang trí quán
*Phụ trách thiết kế: KTS Lại Thị Ngọc Ánh (Hiện đang là KTS trực thuộc Công
ty TNHH một thành viên thiết kế kiến trúc Shirakobu-Takeda)
_ Chi phí thiết kế: Miễn phí
*Phụ trách hỗ trợ thi công: Công ty Minh Kiệt Design: 119/24 Kim Đồng, Giáp
Bát, Hoàng Mai, Hoàng Mai Hà Nội

30
_ Chi phí thi công:
+ Đơn giá: 650.000 đ /m2
+ Tổng chi phí thi công: 650.000*120m2=78.000.000 đ
Thông thường chi phí thi công các quán café khoảng : 2.000.000 đ/m2
,nhưng do đặc điểm của quán là sử dụng rất nhiều đồ tái chế để làm các vật
dụng trang trí : bàn ghế, đèn, bình hoa,…. Trong đó có rất nhiều đồ chính nhân
viên của quán thu thập và tự hoàn thiện nên chi phí thi công giảm đi đáng kể.
5.1.3. Chi phí mua sắm các dụng cụ, trang thiết bị thiết yếu của quán
* Nhóm thiết bị,dụng cụ pha chế:

STT Sản phẩm Đơn giá Số Thành tiền Ghi chú


(VNĐ/1sp) lượng (VNĐ)
1 Máy xay café 4.490.000 1 4.490.000 Mua tại Lazada
chuyên nghiệp (Đã giảm
L-Beans 919L giá)
2 Máy pha café 19.000.000 1 19.000.000 Mua tại cửa hàng
Breville 870 phân phối chính
hãng Breville

3 Máy lọc nước RO 5.990.000 1 5.990.000 Mua tại Điện máy


Sunhouse xanh
SHR88210K 10 lõi
4 Máy xay đa năng 2.990.000 2 5.980.000 Mua tại Điện máy
(Xay sinh tố, xay xanh
khô và ép hoa quả)
Philips HR7761

5 Máy đánh sữa tạo 1.545.000 1 1.545.000 Mua tại Adam.vn


bọt Kahchan
EP2178
6 Máy vắt nước cam 250.000 1 250.000 Mua tại Nguyễn
Daewoo (Đã giảm Kim
giá)
7 Máy xay đá 599.000 1 599.000 Mua tại Sendo.vn

31
chuyên dụng HD-
109
8 Lò vi sóng Sharp- 1.750.000 1 1.750.000 Mua tại Nguyễn
22L (Đã giảm Kim
giá)
9 Bếp điện từ Philips 1.228.000 1 1.228.000 Mua tại Điện máy
HD4911 xanh
10 Bộ nồi Faster 2.530.000 1 2.530.000 Mua t ại
Melody (5 chiếc) (Đã giảm bepchuan.com
giá)
11 Ấm đun siêu tốc 200.000 2 400.000 Mua tại Điện máy
Sunhouse 1,8l xanh
SHD1182
12 Bình xịt kem tươi 650.000 1 650.000 Mua tại Shopee
WP 500 ml
13 Bình lắc inox 76.000 2 152.000 Mua tại Shopee
Shaker 550ml
14 Bộ 3 ly định lượng 87.000 2 174.000 Mua tại Shopee
nhựa (bộ)
15 Ca đánh sữa inox 119.000 2 238.000 Mua tại Shopee
550ml
16 Phin cà phê 33.000 5 165.000 Mua tại Lazada
17 Muỗng khuấy café 28.000 3 84.000 Mua tại Lazada
inox
18 Lọ,khuôn rắc bột 60.000 2 120.000 Mua tại Shopee
cacao
19 Chày dầm pha chế 80.000 2 160.000 Mua tại Shopee
Tổng 45.505.000

*Thiết bị lưu trữ

STT Sản phẩm Đơn giá Số Thành tiền Ghi chú


lượng

32
(VNĐ/1sp) (VNĐ)
1 Tủ mát Sanaky VH- 6.780.000 1 6.780.000 Mua tại cửa
218K 1 cánh 210 lít (Đã giảm hàng phân
giá) phối chính
hãng Sanaky
2 Tủ đông inverter 5.950.000 1 5.950.000 (Như trên)
Sanaky (Đã giảm
VH-2599A3 :1 ngăn giá)
đông 250l
3 Tủ trưng bày bánh 18.000.000 1 18.000.000 Mua tại
kem để bàn WLT_68 Sunflower247
Tổng 30.730.000

*Các thiết bị khác:

STT Thiết bị Đơn giá Số lượng Thành tiền Ghi chú


(VNĐ/1sp) (VNĐ)
1 Điều hòa Daikin 13.090.000 4 52.360.000 Mua tại Điện
Inventer 12000 máy xanh
BTU
FTKQ35SAVMV
2 Camera an 6.790.000 1 gói 6.790.000 Thiết bị an
ninh(trọn gói 1 ninh Việt Anh
gói 4 camera)
3 Màn hình máy 1.690.000 1 1.690.000 Mua tại
tính HP 18.5 inch (Đã giảm Nguyễn Kim
giá)
4 Phần mềm quản lí 2.880.000/1 1 năm 2.880.000
bán hàng Kiotviet năm
(Được tặng kèm 1
máy in hóa đơn)
5 Ổ phát wifi uniFi 2.480.000 2 4.960.000 Mua tại web
AP AC Lite chính hãng
ubiquiti.vn

33
Tổng 68.680.000

5.1.4. Chi phí nhập nguyên liệu ban đầu


STT Nguyên liệu Đơn giá Số Thành tiền Ghi chú
lượng (VNĐ)
1 Cà phê hạt 180.000 10 1.800.000 Mua tại Coffeetree
Culi VNĐ/kg kg
2 Cà phê hạt 150.000 10 1.500.000 Mua tại Coffeetree
Robusta VNĐ/kg kg
3 Cà phê hạt 150.000 10 1.500.000 Mua tại Coffeetree
Robusta VNĐ/kg kg
4 Sữa đặc Ngôi 57.000 10 570.000 Mua tại bách hóa
sao phương VNĐ/túi túi xanh
nam
5 Sữa tươi 26.000 10 260.000
không đường VNĐ/túi túi
Dutch Lady
6 Sữa bột 243.000 2 486.000
VNĐ/hộp hộp
7 Bột cacao 105.000 3 315.000 Mua tại
nguyên chất VNĐ/túi túi Khonguyenlieu.com

8 Bột Foam Trà 105.000 3 315.000 Mua tại


xanh VNĐ/túi túi Khonguyenlieu.com

9 Đường tinh 21.000 5 105.000


xuất khẩu VN Đ/1kg kg
Biên Hòa
10 Syrup 195.000 15 chai 2.925.000 Mua t ại
Davinci các VN Đ/chai Khonguyenlieu.com
loại (vị táo,

34
lê,nho, phúc
bồn tử, việt
quất,..)
11 Hoa quả các 1.000.000 Mua tại cửa hàng hoa
loại quả sạch
12 Hướng dương 50.000 20 1.000.000
VN Đ/kg kg
13 Các loại đồ 3.000.000
ăn vặt trẻ thơ
khác
14 Bánh ngọt 15.000 40 600.000 Đặt hàng tại cửa hàng
các loại VNĐ/cái bánh PHÍ

15 Các nguyên 2.000.000


vật liệu phục
vụ cho việc
làm đồ tái chế
tại quán
Tổng 17.376.000

5.1.5. Chi phí tổ chức các buổi workshop


_ Dự kiến trong 2 tháng quán sẽ tổ chức 1 work shop , chi phí cho mỗi buổi
workshop khoảng 2.000.000 đ / workshop
 Tổng chi phí tổ chức workshop trong 1 tháng khoảng 1.000.000 đ
5.1.6. Chi phí thuê nhân viên theo tháng
_ Giờ mở cửa của quán: 8h-23h
_ Các ca làm việc:
+ Ca sáng : 7h30-15h30
+ Ca chiều: 15h30-23h30
_ Quản lí quán là các thành viên góp vốn: Các thành viên không nhận lương mà
sẽ hưởng lợi nhuận theo phần trăm góp vốn khi quán có lợi nhuận
_ Nhân viên pha chế:

35
+ 2 nhân viên/ca
+ Lương: 4.000.000 đ /nhân viên/tháng
+ Tổng lương:
4.500.000 đ /tháng*2 nhân viên/ca*2 ca/ngày=18.000.000 đ /tháng
_ Nhân viên phục vụ:
+ 2 nhân viên/ca
+ Lương: 13.000 đ/nhân viên/giờ
+Tổng lương:
13.000 đ*2 nhân viên/ca*8 giờ/ca*2 ca*30 ngày=12.480.000 đ/tháng
_ Nhân viên order :
+ 1 nhân viên/ca
+ Lương: 13000 đ/nhân viên/giờ
+ Tổng lương:
13.000 đ*1 nhân viên/ca*8 giờ/ca*2 ca/ngày*30 ngày/tháng=6.240.000 đ/tháng
_ Nhân viên bảo vệ, trông giữ xe : 1 nhân viên/ca
+ Lương : 3.000.000 đ /nhân viên/ca
+ Tổng lương: 3.000.000*2 ca*1 tháng=6.000.000 đ/tháng
*Vậy tổng chi phí các khoản lương cho nhân viên là:
18.000.000+12.480.000+6.240.000+6.000.000=42.720.000 (đ/tháng)
5.1.7. Chi phí điện nước theo tháng dự kiến
_ Mỗi tháng trung bình quán dự kiến trích ra 7.500.000 đ cho tổng chi phí điện
và nước
+ Tiền điện và nước trung bình trong các tháng hè dự kiến:
9.000.000-11.000.000 đ /tháng
+ Tiền điện và nước trung bình trong các tháng còn lại dự kiến chỉ vào
khoảng 5.000.000 -6.000.000 đ/tháng
5.1.8. Chi phí cho truyền thông
37.000.000 đ (cho 1 năm đầu)
Tháng đầu tiên: 9.000.000 đ

36
Vậy: Tổng chi phí khi mở quán và duy trì hoạt động của quán trong tháng
đầu tiên là 414.511.000 đ
5.2. Doanh thu dự kiến
5.2.1. Doanh thu từ việc bán dịch vụ đồ uống
_ Giá trung bình
+ 1 sản phẩm đồ uống ở quán vào khoảng 35.000 đ /đồ uống
+ 1 sản phẩm bánh ngọt ở quán vào khoảng 25.000 đ /miếng
+ Đồ ăn vặt có giá dao động từ 5.000-10.000 đ /sản phẩm
+ 1 sản phẩm làm từ đồ tái chế của quán vào khoảng 30.000 đ/sản phẩm
_ Trong vòng 1 tháng đầu tiên :
+ Doanh thu từ đồ uống:
● Lượng bán đồ uống dự kiến trong ngày : 100 cốc/ngày
● Doanh thu từ việc bán đồ uống dự kiến trong ngày:
35.000*100=3.500.000 đ
● Doanh thu dự kiến từ đồ uống trong tháng đầu tiên
3.500.000VNĐ * 30=105.000.000 đ
5.2.2. Doanh thu từ việc bán bánh ngọt
_ Lượng bán bánh ngọt dự kiến trong ngày : 20 cái/ngày
_ Doanh thu từ bánh ngọt dự kiến trong 1 ngày
25.000*20=500.000 đ
_ Doanh thu từ bánh ngọt dự kiến trong tháng đầu tiên:
500.000*30=15.000.000 đ
5.2.3. Doanh thu từ bán đồ tái chế
_ Lương bán đồ tái chế dự kiến trong ngày : 5 sản phẩm/ngày
_ Doanh thu dự kiến từ bán đồ tái chế trong ngày:
30.000*5=150.000 đ
_ Doanh thu dự kiến từ bán đồ tái chế trong tháng đầu tiên:
150.000*30=4.500.000 đ
5.2.4. Doanh thu từ bán đồ ăn vặt kèm theo
_ Ước tính doanh thu bán đồ ăn kèm trong ngày là 700.000 đ

37
_ Tổng doanh thu từ đồ ăn vặt kèm dự kiến trong 1 tháng:
17821.000.000 đ
 Tổng doanh thu tháng đầu tiên :
105.000.000+ 15.000.000+4.500.000+21.000.000=145.000.000 đ
* Dự kiến:
_ Từ tháng thứ 2-4: Doanh thu của quán tăng gấp 1.5 lần so với doanh thu tháng
đầu tiên: 217.500.000 đ/tháng
_ Từ tháng thứ 4-12: Doanh thu của quán mỗi tháng đạt khoảng 2 lần so với
tháng đầu tiên: 290.000.000 đ/tháng
6. Kế hoạch thực hiện – Chương trình hành động
6.1. Chiến lược sản phẩm
* Trong ngắn hạn
_ Thời gian đầu mới mở mục tiêu của quán là thu hút khách hàng, làm sao để
khách hàng biết đến quán và sẵn sang tới trải nghiệm dịch vụ của quán. Để tạo
được ấn tượng ngay cho khách hàng, đầu tiên quán cần đảm bảo về chất lượng
của đồ uống, đồ uống.
_Phụ trách đảm bảo về chất lượng sản phẩm của quán : Lại Ngọc Chi
_ Công việc :
_ Sản phẩm đồ uống:
+ Liên hệ,tìm nguồn hàng nhập các nguyên liệu café, các loại trà
+ Đảm bảo nguồn nhập chất lượng, có nguồn gốc truy xuất rõ rang
+ Đảm bảo nhân viên trong quán pha chế đúng tỉ lệ đồ uống
+ Đảm bảo nhân viên trong quán décor đồ uống đúng mẫu
+ Đảm bảo nhân viên trong quán phục vụ đồ uống trong thời gian quy quy
định ( tối đa 10’ cho một đơn hàng)
_ Sản phẩm đồ ăn vặt,bánh
+ Tìm nguồn và nhập hàng các loại đồ ăn vặt
+ Liên hệ, đặt hàng các loại bánh của cửa hàng bánh “ Phí”
+ Đảm bảo chất lượng bánh đặt tại cửa hàng
_ Sản phẩm đồ tái chế:
+ Tìm kiếm, liên hệ với các khu thu gom phế thải lớn ở Hà Nội
+ Trực tiếp tìm kiếm, chọn lọc những đồ có thể sử dụng cho việc tạo đồ trang
trí tái chế

38
+ Chỉ đạo nhóm tái chế, hướng dẫn nhân viên quán tạo đồ tái chế
_ Các workshop cũng như các chương trình bảo vệ môi trường:
+ Liên hệ,làm việc trực tiếp với các bạn bên các cộng đồng bảo vệ môi
trường như Greenhub, Change
+ Liên hệ với các trường tiểu học (đặc biệt là trường tiểu học quốc tế-nơi có
nhiều hoạt động ngoại khóa) tổ chức cho các bé sự kiện, các buổi hướng dẫn
bảo vệ môi trường.
+ Trực tiếp lên kế hoạch cho các hoạt động ngoài trời
* Trong dài hạn:
_ Trong dài hạn, nghiên cứu và phát triển một số đồ uống đặc trưng riêng của
quán phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của các khách hàng.
_ Liên tục cho ra đời các sản phẩm tái chế mới,sáng tạo
_ Liên kết thêm với các tổ chức bảo vệ môi trường khác trên địa bàn Hà Nội
 Trong dài hạn sản phẩm mà quán tập trung vào phát triển nhất đó là các sản
phẩm hướng đến giá trị tinh thần của khách hàng qua các workshop , hoạt động
ngoại khóa,… đó chính là sản phẩm cốt lõi của quán-một điểm khác biệt của
quán với các quán café thông thường khác trên địa bàn Hà Nội
_ Mục tiêu trong vòng 1 năm , quán sẽ trở thành một trong những đơn vị tin cậy
tổ chức các buổi ngoại khóa cho trẻ em các trường học trên địa bàn, hay tổ chức
các buổi workshop thu hút được nhiều người đến tham dự.
_ Dự trù chi phí để phát triển sản phẩm của quán được trích ra là 15.000.000
VNĐ
6.2. Chiến lược về giá
Định giá sản phẩm của Ssun Coffee

Sản phẩm Giá (đ)

Đồ Cà phê đen Cà phê đen đá 30.000


uống
Cà phê đen nóng 30.000

Cà phê nâu Cà phê nâu đá 30.000

Cà phê nâu nóng 30.000

Bạc xỉu 30.000

Expresso 30.000

39
Cappuccino 40.000

Americano 35.000

Latte 40.000

Caremel đá xay 45.000

Sô-cô-la đá xay 45.000

Sinh tố xoài 35.000

Sinh tố bơ 35.000

Sinh tố dưa hấu 35.000

Nước cam 30.000

Xoài xay kem (theo mùa) 40.000

Bơ xay kem (theo mùa) 40.000

Trà thảo dược (theo mùa) 30.000

Cacao nóng 40.000

Trà gừng (theo mùa) 30.000

Sữa nóng 25.000

Đồ ăn Bánh ngọt Tiramisu 30.000


kèm
Red Velvet 30.000

Bánh su kem 20.000

Donut 20.000

Hướng dương 10.000

Mì tôm trẻ em 2.000

40
Đồ tái Bình thuỷ tinh trang trí 40.000
chế
Khung ảnh 20.000

Giá để bút 20.000

Lọ hoa 40.000

Bóng điện trang trí 25.000

Lãng hoa giả 45.000

Tranh 25.000

_ Giá sẽ được bình ổn trong 3 năm đầu tiên hoạt động (trừ những ngày khuyến
mãi, ưu đãi), sẽ tiếp tục bình ổn nếu không có sự biến động thị trường: giá
nguyên liệu tăng không lớn, một vài vấn đề liên quan đến cửa hàng, khách hàng
6.3. Chiến lược về phân phối
_ Trực tiếp tại quán: Với vị trí thuận lợi (Xã Đàn), khách hàng dễ dàng có thể
ghé thăm và thưởng thức những sản phẩm của quán. Đây là yếu tố trực tiếp để
quán có thể phục vụ khách hàng trực tiếp và tận tâm nhất, làm hài lòng khách
thông qua chất lượng sản phẩm, view, cách phục vụ
_ Gián tiếp :
+ Thông qua Foody, Now : Với những khách hàng không thể đến quán, thì
đây được xem là kênh gián tiếp để kết nối quán và khách hàng. 2 apps này
không còn xa lạ với khách hàng, với những thao tác đơn giản họ có thể đặt được
sản phẩm họ thích, được phục vụ tận nơi thông qua những shipper mà không
phải đến tận quán. Ngoài ra những đánh giá trên các ứng dụng này sẽ ảnh hưởng
rất lớn đến khả năng kinh doanh của quán.
+ Thông qua số hotline của cửa hàng: Cửa hàng sẽ nhận đơn của khách hàng
trong nội thành Hà Nội và sẽ giao của khách hàng tận nơi (Với phí vận chuyển
hàng đồng giá 20.000 đ, sẽ được thông báo với khách, nếu khách đồng ý với
đơn hàng đã bao gồm phí vận chuyển thì sẽ lên đơn và vận chuyển)
_ Workshop: thông qua Facebook với tất cả những khách hàng đã theo dõi
fanpage của quán, với Gmail với những khách hàng đã tới quán, để có thể thông
báo và mời họ tham gia workshop được tổ chức 2 tháng / lần
_ Đồ tái chế : Việc bán đồ tái chế có thể diễn ra trực tiếp tại quán và online
thông qua Facebook, Instagram với những hình ảnh được chụp thật tại quán.

41
6.4. Chiến lược về xúc tiến thường mại
6.4.1. Truyền thông
* Giai đoạn đầu
_ Thời gian: Trong 2 tuần đầu kể từ lúc khai trương
_ Mục tiêu: thu hút sự quan tâm chú ý của càng nhiều nhiều người càng tốt,
thúc đẩy họ thử đến quán trải nghiệm
_ Với kênh offline: Sử dụng dự án: “Thu gom đồ tái chế”: mỗi khách hàng khi
mang đến quán những đồ có thể tái chế được như chai nhựa, đồ dùng bằng nhựa
không sử dụng nữa, chai thuỷ tinh,.. với điểm đặc biệt: Chỉ duy nhất trong 14
ngày này, khi khách hàng đến quán và mang đổi đồ tái chế sẽ được nhận lại một
món quà của quán tuỳ theo số lượng, món quà này là những vật dụng hàng ngày
làm từ đồ tái chế rất đẹp và hữu dụng.
_ Với kênh online:
+ Đầu tiên lập fanpage của quán trên facebook và instagram
+ Sử dụng KOLs marketing: liên hệ với những người nổi tiếng và dẫn đầu
trong việc bảo vệ môi trường để viết review hoặc giới thiệu về quán (dự tính sẽ
liên hệ để có 3 người nổi tiếng/dẫn đầu)
+ Thuê các food blogger viết bài review về quán trên trang cá nhân
(facebook, instagram, youtube) hoặc các diễn đàn: dự kiến sẽ có 4 bài review

Công việc Người phụ trách Ngân sách

Lập fanpage Hiền miễn phí

Liên hệ với người có ảnh hưởng Hiền 3.000.000 đ


trong việc bảo vệ môi trường

Liên hệ các food blogger review Hiền 3.000.000 đ


quán

Dự án “Thu gom đồ tái chế” Dương 2.000.000 đ (đây


trong 10 ngày đầu là chi phí quà tặng
lại cho khách
hàng)

* Giai đoạn 2
_ Thời gian: 2 tháng tiếp theo

42
_ Mục tiêu: Mở rộng độ nhận diện quán đến nhiều khách hàng hơn, tạo sự liên
kết với khách hàng, khiến khách hàng quay trở lại lần 2-3-...
_ Với kênh offline: Tiếp tục dự án “Thu gom đồ tái chế” với cơ chế khác: khách
khi đến quán và mang đồ tái chế đến tuỳ theo số lượng có thể được nhận lại
voucher giảm giá từ 10-25% cho lần uống tiếp theo.
+ Từ 1 đến 1,9 kg: voucher giảm giá 10%
+ Từ 2 đến 3,4 kg: voucher giảm giá 20%
+ Từ 3,5 kg trở lên: voucher giảm giá 25%
Chi phí triển khai: ước tính từ 500.000đ đến 1.000.000đ một tháng

_ Với kênh online:


+ Lập kênh youtube Ssun, upload các video giới thiệu về Ssun và sứ mệnh
của Ssun, các video hướng dẫn người xem làm các vật dụng từ các nguyên liệu
đồ tái chế khác nhau… với 2 mục tiêu: thứ nhất, là với những khách hàng muốn
trải nghiệm làm đồ handmade tái chế tại quán có thể ngồi xem video và thực
hành theo trước khi hỏi nhân viên hướng dẫn (tiết kiệm nhân lực), thứ 2 đây là 1
trong các kênh truyền thông online của Ssun giúp kết nối với khách hàng tốt
hơn.
+ Đăng bài đều đặn thường xuyên trên fanpage facebook và instagram với
các nội dung: truyền thông về các dự án vì môi trường mà Ssun đang làm, chia
sẻ những kiến thức để khách hàng hiểu về tình trạng môi trường hiện tại, sự cần
thiết phải bảo vệ môi trường, và những cách để bảo vệ môi trường. Seeding
trong các group về Ssun, chia sẻ các video trên kênh youtube của Ssun với mục
tiêu tăng lượt view.
+ Chạy ads quảng cáo bài viết trên Facebook và Instagram (1 tháng)
+ Liên hệ với một số báo bài viết về Ssun: kênh14, yan.new.vn, cafeF

Nội dung Người chịu trách Ngân sách


nhiệm

43
Lập và quản lý kênh youtube Dương miễn phí

Quản lý page facebook và Hiền miễn phí


instagram

Chạy quảng cáo trên facebook Hiền 3.000.000 đ (chạy


100.000 đ/ngày)

Chạy quảng cáo trên instagram Hiền 3.000.000 đ (chạy


100.000 đ/ngày)

Liên hệ với các báo Dương 5.000.000 đ (ít nhất 2


bài viết)

* Giai đoạn 3
_ Thời gian: 9 tháng tiếp theo
_ Mục tiêu: Giáo dục khách hàng, tạo sự liên kết mạnh mẽ với khách hàng, xây
dựng hình ảnh Ssun sâu đậm trong lòng khách hàng.
_ Với kênh offline:
+ Tiếp tục dự án thu gom đồ tái chế như giai đoạn 2
+ Tổ chức những chiến dịch “Thử thách thu gom rác” làm sạch khu vực cộng
đồng (hàng tháng)
+ Liên hệ với các trường mẫu giáo, tiểu học để tổ chức những buổi hướng
dẫn các em học sinh cách để làm những đồ tái chế hữu dụng, đẹp mắt, qua đó
giáo dục các em nhỏ bớt dùng đồ nhựa dùng 1 lần, bớt xả rác ra môi trường
sống
+ Liên hệ với các CLB, đội nhóm, tổ chức về môi trường để đứng ra làm địa
điểm cho các buổi thảo luận, hội họp của họ, kết hợp cùng các chiến dịch của họ
làm bên đồng tổ chức.
_ Với kênh online:
+ Tiếp tục phát triển kênh youtube: ngoài các video chia sẻ cách làm đồ
handmade từ nguyên liệu tái chế, còn làm các video chia sẻ kiến thức, quay lại
các buổi workshop tại quán
+ Tiếp tục truyền thông trên fanpage facebook và instagram

Nội dung Chịu trách nhiệm Ngân sách

44
Thu gom đồ tái chế (tặng lại Chi 9.000.000 đ
voucher cho khách)

Thử thách thu gom rác Đỗ Trang, Xanh 4.500.000 đ

Liên hệ với các trường học Xanh 4.500.000 đ

Liên hệ với các CLB, tổ Hiền miễn phí


chức

Phát triển kênh youtube Dương miễn phí

Truyền thông trên facebook, Hiền miễn phí


instagram

6.4.2. Khuyến mại


6.4.2.1. Kế hoạch khuyến mãi nhân dịp khai trương cửa hàng:
_ Thời gian: thời điểm khai trương cửa hàng
_ Địa điểm áp dụng: trực tiếp tại quán
_ Mục tiêu: thu hút sự quan tâm chú ý của khách hàng, thúc đẩy họ thử đến
quán trải nghiệm.
_ Hình thức khuyến mãi: khuyến mãi với các đơn hàng ngay tại quán, free ship
với toàn bộ đơn hàng online
_ Nội dung kế hoạch:
+ Cách 1: áp dụng chương trình “Mua 1 tặng 1” hay là chương trình “50%
off” cho toàn bộ khách hàng nhân dịp khai trương.
+ Cách 2: 50 đồ uống miễn phí đầu tiên cho các bạn nào nhanh chân nhất, với
các khách hàng sau mỗi đơn hàng được giảm 30%
_ Chi phí triển khai kế hoạch: 3.000.000 đ - 5.000.000 đ

6.4.2.2. Kế hoạch làm thẻ tích điểm đổi quà:

45
_ Thời gian: triển khai ngay khi khách hàng có nhu cầu làm phiếu tích điểm đổi
quà
_ Địa điểm áp dụng: với khách hàng trực tiếp đăng ký làm thẻ thành viên tại
quán
_ Mục tiêu: khiến cho khách hàng cảm thấy có mối liên hệ thân thiết với quán,
được hưởng các ưu đãi khi sử dụng số lượng lớn sản phẩm, từ đó tiếp tục quay
lại và sử dụng sản phẩm của quán nhiều lần hơn nữa.
_ Nội dung kế hoạch: Với mỗi đơn hàng có giá trị từ 100.000 đ trở lên thì khách
hàng sẽ được đóng một dấu trên thẻ tích điểm, nếu thẻ của khách hàng có đủ tất
cả các con dấu thì sẽ được đổi thẻ lấy khuyến mãi 50% hóa đơn và được tặng
thêm một sản phẩm đồ tái chế tùy chọn từ quán.

6.4.2.3. Các chương trình combo


_ Thời gian: vào các ngày lễ tết như 14/2, 8/3, 30/4, 1/5….cửa hàng sẽ áp dụng
các combo giảm giá đối với các loại đồ uống tại quán
_ Địa điểm: áp dụng với khách hàng sử dụng sản phẩm tại quán
_ Mục tiêu: thu hút thêm nhiều khách hàng và giúp doanh nghiệp bán được
nhiều sản phẩm hơn.
_ Nội dung kế hoạch: sắp xếp các combo bao gồm đồ uống và thức ăn theo các
mức giá từ thấp đến cao, bao gồm cả đồ uống và đồ ăn kèm, combo áp dụng với
các nhóm khách hàng từ 2 người trở lên tùy vào từng đợt khuyến mại, ví dụ như
một số chương trình khuyến mại sau đây:
Tên chương
Ngày trình Cụ thể Đối tượng áp dụng Ghi chú
Nhân dịp valentine
Ra mắt chỉ
ra mắt combo tình Cặp đôi mua và
14/2 Ngọt ngào trong đợt
yêu, mua 2 đồ uống dùng đồ uống tại
cùng Ssun valentine: bánh
bất kỳ tặng ngay 1 quán, áp dụng từ
coffee trái tim Ssun
bánh kem Ssun 12-14/2
sweet
sweet
8/3 Quyến rũ Nhân dịp quốc tế Phụ nữ, áp dụng Ra mắt sinh tố
Ssun phụ nữ, sale ngay từ 6-8/3 Ssun rose duy

46
20% tất cả đồ uống nhất trong 8/3
cho các bạn nữ cũng
Tết độc lập Sale 30% với Mọi đối tượng
30/4 -
cùng Ssun combo 4 đồ uống mua 4 đồ uống trở
1/5
coffee bất kỳ tại quán lên 30-1/5  
Combo Kids
tea: 1 bánh
Ra mắt combo Kids
Khi mua combo doraemon
01-6 Ssun Kids tea dành cho trẻ
Kids tea 30-1/6 small, 1 milk,
nhỏ, rẻ hơn 40%
tặng 1 sticker
ironman
Sale toàn bộ đồ
Giáng sinh
uống 20%, combo Mọi đối tượng, từ
24-12 an lành
đôi giảm 40%, mua 22-24/12
cùng Ssun
4 tặng 1  
7. Kế hoạch dự phòng
_ Dấu hiệu thất bại
+ Lượng khách mục tiêu không đạt chỉ tiêu, quán vắng khách
+ Kinh doanh không có lãi, không đạt được điểm hòa vốn, lỗ vốn
+ Các tiêu chuẩn xác định thành bại : lượng khách hàng đến quán có đạt đủ
chỉ tiêu mà quán đưa ra hay không ? doanh thu có đạt yêu cầu ? số lượng khách
hàng trung thành của quán ? quán đã xây dựng được vị trí ổn định và có thương
hiệu trên thị trường ?
_ Chiến lược thay thế: Khảo sát khách hàng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ
của quán để từ đó đưa ra những kế hoạch cụ thể ví dụ như khách hàng phàn nàn
về đồ uống không hợp khẩu vị thì sẽ nghiên cứu điều chỉnh cho thích hợp với
khách hàng…
8. Phụ lục

47
48

You might also like