You are on page 1of 3

Module từ cơ quan đến hệ thống – Hệ tiêu hóa Học nhóm

Bài tập trong lớp

LOÉT DẠ DÀY DO HELICOBACTER PYLORI

CA LÂM SÀNG

Bà Nguyễn Thị H. 62 tuổi, bị đau bụng vùng trên rốn kèm theo cảm giác đầy bụng
và buồn nôn. Những triệu chứng này thường xuất hiện sau khi ăn và kéo dài hơn 4
tuần qua không thuyên giảm nên bà H. tới bệnh viện để khám. Bà không bị sụt cân,
không sốt, đi tiêu bình thường và không có triệu chứng nào khác kèm theo. Bà lo
lắng vì cha mất vì ung thư dạ dày và nghe rằng bệnh có khuynh hướng di truyền
trong gia đình. Bác sĩ nhận bệnh cho làm xét nghiệm điện tim và siêu âm bụng và
xét nghiệm tổng quát ghi nhận bình thường.

Tại bệnh viện, bà H. tỉnh táo, mạch 80 lần/phút, huyết áp 120/70 mmHg, nhiệt độ
37,20C, nhịp thở 17 lần/phút.

Bà H đã đã được đo điện tâm đồ và siêu âm bụng tổng quát, kết quả ghi nhận bình
thường và sau đó chỉ định nội soi thực quản dạ dày tá tràng. Kết quả ghi nhận có 1
ổ loét ở hang vị. Bác sĩ nội soi tiến hành sinh thiết (dùng kềm sinh lấy mẫu mô) ở
bờ và đáy ổ loét làm xét nghiệm giải phẫu bệnh và lấy hai mẫu mô ở hang vị và
thân vị làm xét nghiệm urease nhanh dựa trên mẫu mô sinh thiết để chẩn đoán H.
pylori.
Module từ cơ quan đến hệ thống – Hệ tiêu hóa Học nhóm
Bài tập trong lớp

• Kết quả xét nghiệm urease nhanh dựa trên mẫu mô sinh thiết: ghi nhận có sự
chuyển màu của kít thử từ vàng sang màu hồng cánh sen sau 15 phút. Kết
quả xét nghiệm được kết luận là dương tính và bệnh nhân được xác định có
nhiễm H. pylori.

• Kết quả giải phẫu bệnh được trả về như sau:

Bà H được chẩn đoán là loét hang vị do H. pylori và được điều trị tiệt trừ vi khuẩn
bằng phác đồ: PPI (thuốc ức chế bơm proton giúp ức chế bài tiết acid), kết hợp với
3 loại kháng sinh Metronidazole, Clarithromycine và Amoxicilline trong thời gian
14 ngày. Sau đó tiếp tục điều trị với PPI trong 6 tuần tiếp theo. Sau khi ngưng
thuốc 2 tuần, bà H, được nội soi thực quản-dạ dày-tá tràng kiểm tra. Kết quả ghi
nhận loét lành tốt và xét nghiệm Urease test âm tính.

CÁC CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Giải thích vì sao trong điều kiện bình thường dạ dày tá tràng không bị tổn
thương bởi dịch vị acid và pepsin do dạ dày tiết ra trong quá trình tiêu hóa
thức ăn?
2. Trình bày các phương pháp chẩn đoán nhiễm H. pylori?(gợi ý: các phương
pháp chẩn đoán nhiễm khuẩn chung và các phương pháp riêng liên quan đến
đặc tính sinh hóa và nơi cư trú của H. pylori)
3. Giải thích nguyên lý vì sao xét nghiệm Urease dựa trên mẫu mô sinh thiết
giúp chẩn đoán nhiễm H. pylori?
Module từ cơ quan đến hệ thống – Hệ tiêu hóa Học nhóm
Bài tập trong lớp

4. Nhận định các cấu trúc giải phẫu bình thường và bất thường trên hình ảnh vi
thể từ mẫu mô sinh thiết dạ dày của bà H.?
5. Trình bày được vị trí và cơ chế tác động của các nhóm thuốc giảm toan dạ
dày và giải thích vì sao thuốc ức chế bơm proton (Proton Pump Inhibitor _
PPI) được sử dụng trong điều trị lành loét ở bệnh nhân này.
6. Giải thích vì sao tiệt trừ H. pylori cần sự phối hợp của thuốc giảm tiết acid
kết hợp với kháng sinh?

You might also like