You are on page 1of 22

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO ĐỀ THI GIỮA HỌC PHẦN

KHOA : KINH TẾ QUỐC TẾ (Marketing quốc tế)


_________________________ __________________________________

ĐỀ SỐ: 01 Học kỳ: II Năm học: 2021-2022


Lớp: MKTQT (3). A303. Ca 3 thứ 5
Khóa: 49
Họ và tên sinh viên : Lê Thị Kim Dung
Ngày sinh : 7/10/2004
Mã sinh viên : KDQT49B10209
Nhóm : 4

ĐỀ BÀI
NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH
VI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG
__________________________

BÀI LÀM
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN MÔ
HÌNH CHẤP NHẬN CÔNG NGHỆ

1
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU............................................................................................................3
1. ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................................4
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU...........................................................4
2.1. Khái niệm Hành vi người tiêu dùng, ý định hành vi, và chấp nhận sự dụng công nghệ
thông tin......................................................................................................................................4
2.2. Tóm tắt nội dung các lý thuyết..........................................................................................5
2.2.1. Lý thuyết lan truyền sự đổi mới (IDT - Inovation Diffusion Theory) của Everett
Rogers......................................................................................................................................5
2.2.1.1. Giới thiệu về lý thuyết lan truyền sự đổi mới IDT.................................................5
2.2.1.2. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ chấp nhận của sự đổi mới.....................6
2.2.1.3. Mô tả các biến trong mô hình.................................................................................7
2.2.2. Lý thuyết chấp nhận công nghệ.....................................................................................8
2.2.2.1.Technology Acceptance Model - Mô hình TAM....................................................8
Điểm mới của mô hình TAM..........................................................................................9
2.2.2.2. Mô hình chấp nhận công nghệ mở rộng (Extended Technology Acceptance
Model – TAM2)...................................................................................................................9
Điểm mới của mô hình TAM 2.....................................................................................11
2.2.2.3. Mô hình chấp nhận công nghệ mở rộng (Extended Technology Acceptance
Model – TAM3).................................................................................................................11
Điểm mới của mô hình TAM 3.....................................................................................12
2.2.3. Lý thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (Unified Theory of
Acceptance and Use of Technology - UTAUT)....................................................................13
2.2.3.1. Unified Theory of Acceptance and Use of Technology - UTAUT......................13
Điểm mới của mô hình UTAUT....................................................................................15
2.2.3.2. Mô hình Mở rộng chấp nhận và sử dụng công nghệ hợp nhất - UTAUT2..........15
2.2.3.3. Điểm mạnh và hạn chế của mô hình UTAUT......................................................17
3. SO SÁNH CÁC LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN MÔ HÌNH CHẤP NHẬN CÔNG
NGHỆ............................................................................................................................................18
3.2. So sánh mô hình TAM, IDT và UTAUT.........................................................................19
3.3. Bảng so sánh tổng quan....................................................................................................19
4. KẾT LUẬN...............................................................................................................................20

2
3
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Hình 1. Mô hình năm giai đoạn trong quá trình ra quyết định đổi mới...........................................6
Hình 2. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ chấp nhận sự đổi mới.......................................6
Hình 3. Mô hình chấp nhận công nghệ TAM..................................................................................8
Hình 4. Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM2)...........................................................................10
Hình 5. Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM3)...........................................................................12
Hình 6. Mô hình Lý thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ UTAUT.....................14
Hình 7. Mô hình Mở rộng chấp nhận và sử dụng công nghệ hợp nhất - UTAUT2......................16
Hình 8. So sánh các mô hình lý thuyết chấp nhận công nghệ (Nguồn: Trình Thị Hợp)...............19

4
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận một mô hình công nghệ mới và dự
đoán được sự chấp nhận hay từ chối của thị trường là việc vô cùng cần thiết đối với sự thành
công hay thất bại của một hệ thống thông tin. Nhu cầu thực tế đó dẫn đến việc nhiều chuyên gia
ở nhiều nước trên thế giới đã dày công nghiên cứu và xây dựng các mô hình lý thuyết chấp nhận
công nghệ. Có rất nhiều mô hình chấp nhận công nghệ đã được thiết lập và được đưa vào thực tế
kiểm nghiệm. Tuy nhiên, nghiên cứu này tập trung làm rõ các mô hình chấp nhận công nghệ
được cho là phổ biến nhất thời kỳ đương đại: Mô hình “Lý thuyết lan truyền đổi mới” (IDT -
Rogers, 1983), Mô hình “Chấp nhận công nghệ” (TAM - Davis, 1989; TAM 2 - Venkatesh &
Davis, 2000; TAM 3 - Venkatesh và Bala, 2008) và cuối cùng là Mô hình “Lý thuyết hợp nhất và
chấp nhận sử dụng công nghệ” (UTAUT - Venkatesh, Morris,và Davis, 2003; UTAUT 2 -
Venkatesh, Thong, và Xu, 2012)

2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU


2.1. Khái niệm Hành vi người tiêu dùng, ý định hành vi, và chấp nhận sự dụng công nghệ
thông tin
Trong phạm vi bài nghiên cứu này, Hành vi cụ thể là “Hành vi người tiêu dùng” được
xem như những phản ứng cảm xúc, nhận thức hoặc các phản ứng có thể quan sát được trước
những tác động xuyên suốt liên quan đến việc mua và xử lý hàng hóa, dịch vụ của người tiêu
dùng (Kardes & Cronley, 2015). Hành vi người tiêu dùng có thể được định nghĩa là quá trình ra
quyết định và hoạt động thể chất liên quan đến việc mua, đánh giá, sử dụng và thải bỏ hàng hóa
và dịch vụ. Ở cấp độ vi mô, nó liên quan đến việc hiểu người tiêu dùng nhằm mục đích giúp một
công ty hoặc tổ chức đạt được các mục tiêu của mình (Khan, 2007).
Warshaw và Davis (1985) xác định rằng Ý định hành vi giống như mức độ mà một người
lập ra các kế hoạch một cách sáng suốt để thực hiện hoặc không thực hiện một số hành vi được
chỉ định trong tương lai. Davis, Bagozzi, và Warshaw (1989) nhận thấy rằng Ý định hành vi sử
dụng hệ thống có tương quan đáng kể với việc sử dụng. Bên cạnh đó, Ý định hành vi là yếu tố
chính quyết định hành vi người dùng trong khi các yếu tố khác ảnh hưởng gián tiếp đến hành vi
người dùng thông qua Ý định hành vi. Hill, Smith, và Mann (1987) cũng chỉ ra rằng thông qua Ý
định hành vi có thể dự đoán được hành động một cách đáng kể. Tóm lại, Ý định hành vi có thể

5
xem như mức độ mà một người có ý thức sẵn lòng đưa ra quyết định lập kế hoạch dẫn đến thực
hiện hành vi.
Nghiên cứu của Kim và Kankanhalli (2009), Lippert và Davis (2006), và Sharma (2013)
cho rằng khi giới thiệu các công nghệ mới, việc chấp nhận thay đổi bắt đầu từ trong chính mỗi cá
nhân và điều này có thể bị ảnh hưởng bởi cách họ cảm nhận các ứng dụng mới sẽ ảnh hưởng đến
hiệu suất công việc của họ như thế nào. Hidayanto và Ekawati (2010) đã kết luận rằng việc chấp
nhận thay đổi có thành công hay không sẽ phụ thuộc vào sự chấp nhận của người dùng và sử
dụng công nghệ mới của tổ chức. Mức độ chấp nhận của người dùng là một yếu tố quan trọng
cần xem xét vì nó quyết định việc áp dụng, triển khai và sử dụng công nghệ thông tin trong tổ
chức (Agarwal & Karahanna, 2000; Lippert & Davis, 2006).
2.2. Tóm tắt nội dung các lý thuyết
2.2.1. Lý thuyết lan truyền sự đổi mới (IDT - Inovation Diffusion Theory) của Everett Rogers
2.2.1.1. Giới thiệu về lý thuyết lan truyền sự đổi mới IDT
Lý thuyết lan truyền sự đổi mới được đề xuất bởi Everett Rogers năm 1962, nghiên cứu
về vấn đề bằng cách nào, tại sao và tốc độ nào để những cái mới được phổ biến bằng các kênh
nào đó theo thời gian thông qua các cá nhân trong xã hội. Các học giả nghiên cứu sự lan truyền
từ lâu đã nhận ra rằng quyết định của một cá nhân về một sự đổi mới không phải là một hành
động tức thời mà là một quá trình xảy ra theo thời gian và bao gồm một loạt các hành động.
Roger (1983) đưa ra quy trình quyết định đổi mới là một quá trình bao gồm 5 giai đoạn đó là:
một cá nhân (hoặc đơn vị ra quyết định) (1) đi từ kiến thức đầu tiên về một sự đổi mới, (2) để
hình thành một thái độ đối với sự đổi mới, (3) từ đó đưa ra quyết định chấp nhận hoặc từ chối
thực hiện ý tưởng mới, (4) nếu chấp nhận sẽ đi đến việc triển khai áp dụng và (5) cuối cùng là
xác nhận quyết định này.

6
Hình 1. Mô hình năm giai đoạn trong quá trình ra quyết định đổi mới

2.2.1.2. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ chấp nhận của sự đổi mới
Tỷ lệ chấp nhận sự đổi mới của người dùng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố mà Roger đã đề
xuất được mô tả như hình 2. Tác giả cho rằng một loại biến quan trọng trong việc giải thích tỷ lệ
chấp nhận một sự đổi mới là các thuộc tính cảm nhận bao gồm 5 thuộc tính: lợi thế tương đối,
tính tương thích, tính phức tạp, khả năng thử nghiệm và khả năng quan sát. Ngoài các thuộc tính
cảm nhận của một sự đổi mới còn có các biến như (1) loại quyết định đổi mới, (2) bản chất của
kênh giao tiếp, (3) bản chất của hệ thống xã hội, và (4) mức độ nỗ lực xúc tiến của các tác nhân
thay đổi, ảnh hưởng đến tỷ lệ chấp nhận của sự đổi mới.

Hình 2. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ chấp nhận sự đổi mới

7
2.2.1.3. Mô tả các biến trong mô hình
Biến thứ nhất – Các thuộc tính của sự đổi mới:
Lợi ích liên quan: mức độ mà một sự đổi mới được coi là tốt hơn so với các ý tưởng trước
đó.
Khả năng tương thích: mức độ mà một sự đổi mới được coi là phù hợp với các giá trị
hiện tại, kinh nghiệm trong quá khứ và nhu cầu của những người chấp nhận tiềm năng.
Độ phức tạp: mức độ mà một sự đổi mới được coi là tương đối khó khăn để hiểu và sử
dụng
Tính khả thi: mức độ mà một sự đổi mới có thể được thử nghiệm trong một điều kiện/ cơ
sở nhất định.
Khả năng quan sát: mức độ mà kết quả của một sự đổi mới được mô tả hoặc truyền đạt
cho người khác được biết. Kết quả của một số ý tưởng được dễ dàng quan sát và truyền đạt cho
người khác, trong khi một số lại rất khó mô tả cho người khác.
Biến thứ hai – Loại quyết định đổi mới:
Loại quyết định đổi mới có liên quan đến tỷ lệ chấp nhận sự đổi mới. Tác giả hy vọng
rằng các loại đổi mới áp dụng cho cá nhân sẽ được chấp nhận nhanh hơn đối với các loại đổi mới
áp dụng cho tổ chức. Càng nhiều người tham gia vào việc đưa ra quyết định đổi mới, tỷ lệ chấp
nhận đạt được càng chậm.
Biến thứ ba – Kênh truyền thông:
Truyền thông là quá trình mà những người tham gia tạo ra và chia sẻ thông tin với nhau
để đạt được một sự hiểu biết lẫn nhau. Kênh truyền thông là cách thức hiệu quả hơn cả trong việc
tạo ra kiến thức về đổi mới, kênh truyền thông sẽ tác động đến việc hình thành và thay đổi thái
độ đối với một ý tưởng mới. Nếu việc áp dụng kênh truyền thông phù hợp với các thuộc tính của
sự đổi mới thì sẽ cho tỷ lệ chấp nhận nhanh hơn và ngược lại.
Biến thứ tư – Bản chất của hệ thống xã hội:
Hiệu ứng lan truyền là mức độ ảnh hưởng tích lũy tăng lên khi một cá nhân chấp nhận
hoặc từ chối một sự đổi mới, kết quả từ việc kích hoạt các mạng truyền thông về một sự đổi mới
trong một hệ thống xã hội. Hiệu ứng lan truyền lớn hơn trong một hệ thống xã hội với mức độ
liên kết cao hơn (mức độ mà các đơn vị trong một hệ thống xã hội được liên kết bởi các mạng
lưới giữa các cá nhân). Mức độ liên kết trong một hệ thống xã hội có liên quan tích cực đến tỷ lệ
chấp nhận sự đổi mới.

8
Biến thứ năm – Mức độ nỗ lực xúc tiến các tác nhân thay đổi:
Cuối cùng, như được đề xuất trong hình, tỷ lệ chấp nhận của sự đổi mới bị ảnh hưởng bởi
mức độ nỗ lực xúc tiến của các tác nhân thay đổi. Tuy nhiên, các mối quan hệ giữa tỷ lệ chấp
nhận và mức độ nỗ lực xúc tiến các tác nhân thay đổi thường không trực tiếp và tuyến tính.
2.2.2. Lý thuyết chấp nhận công nghệ
2.2.2.1.Technology Acceptance Model - Mô hình TAM
Năm 1989, một sự kế thừa của lý thuyết hành động hợp lý (TRA), Davis, Bogozzi and
Warshaw thiết lập mô hình TAM (hình 3). Mục đích của mô hình là để giải thích các yếu tố
quyết định chung của việc chấp nhận máy tính dẫn đến giải thích hành vi của người dùng công
nghệ máy tính cuối cùng trên một phạm vi rộng lớn. Mô hình TAM cơ bản thử nghiệm hai niềm
tin cá nhân quan trọng nhất về việc chấp nhận sử dụng công nghệ thông tin (CNTT): “nhận thức
tính hữu ích” (Perceived Usefulness - PU) và “nhận thức tính dễ sử dụng” (Perceived Ease of
Use - PEU). PU được định nghĩa là "mức độ mà một người tin rằng sử dụng một hệ thống cụ thể
sẽ nâng cao hiệu quả công việc của mình”. PEU được định nghĩa là “mức độ mà một người tin
rằng việc sử dụng một hệ thống cụ thể sẽ không cần nỗ lực”. Hai niềm tin hành vi này được cảm
nhận, sau đó dẫn đến ý định hành vi cá nhân và hành vi thực tế.

Hình 3. Mô hình chấp nhận công nghệ TAM

Như đã thể hiện trong lý thuyết Hành động có lý do. Mô hình chấp nhận công nghệ quy
định rằng việc sử dụng hệ thống thông tin được xác định bởi ý định hành vi, nhưng mặt khác, ý
định hành vi được xác định bởi thái độ của người đó đối với việc sử dụng hệ thống và cũng bởi
nhận thức của mình về tiện ích của nó. Theo Davis, thái độ của một cá nhân không phải là yếu tố
duy nhất quyết định việc anh ta sử dụng một hệ thống , mà còn dựa trên tác động của nó đối với
hiệu suất của anh ta. Do đó, ngay cả khi một nhân viên không hoan nghênh một hệ thống thông

9
tin, xác suất anh ta sẽ sử dụng nó là rất cao nếu anh ta nhận thấy rằng hệ thống sẽ cải thiện hiệu
suất của anh ta trong công việc.
Điểm mới của mô hình TAM
Việc xây dựng mô hình và các biện pháp tiếp nhận công nghệ đã có những đóng góp
đáng kể về mặt lý luận và có giá trị thực tiễn to lớn. Việc áp dụng mô hình để kiểm tra khả năng
sử dụng IS đã giúp đánh giá động lực của người dùng áp dụng nhiều loại công nghệ (Hwang,
2005; Gefen, Karahanna & Straub, 2003; Araújo & Casais, 2020), điều chưa được thực hiện
trước đây do thiếu các biện pháp chủ quan được xác nhận. Sự phát triển của các cấu trúc có mối
tương quan chặt chẽ và đáng kể với hành vi sử dụng giúp có thể hiểu được các yếu tố nhận thức
và tình cảm làm trung gian tác động của các đặc điểm hệ thống đến việc chấp nhận công nghệ
(Davis, 1989).
2.2.2.2. Mô hình chấp nhận công nghệ mở rộng (Extended Technology Acceptance Model –
TAM2)
Năm 2000, Venkatesh và Davis đã phát triển TAM và được gọi rộng rãi là TAM2 như
hình 4. TAM2 nhận định rằng đánh giá tinh thần của người dùng kết hợp giữa việc thực hiện
mục tiêu trong công việc và kết quả của việc thực hiện các nhiệm vụ công việc bằng cách sử
dụng hệ thống là cơ sở để hình thành các nhận thức về tính hữu ích của hệ thống. Vì vậy
Venkatesh và Davis (2000) phát triển TAM2 bằng cách thêm các yếu tố bên ngoài mô hình chưa
chỉ ra ở nghiên cứu trước gồm các quy trình xã hội (tiêu chuẩn chủ quan, sự tự nguyện, hình
ảnh); quy trình công cụ nhận thức (mức độ liên quan đến công việc, chất lượng đầu ra, kết quả
thể hiện, cảm nhận dễ sử dụng).

10
Hình 4. Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM2)

Các cấu trúc và bộ điều tiết mới được kết hợp trong TAM2 là: chuẩn mực chủ quan, hình
ảnh, mức độ phù hợp với công việc, chất lượng đầu ra, khả năng chứng minh kết quả, kinh
nghiệm và tính tự nguyện.
Tiêu chuẩn chủ quan được định nghĩa là “nhận thức của một người rằng hầu hết những
người quan trọng đối với anh ta nghĩ rằng anh ta nên hoặc không nên thực hiện hành vi được đề
cập” (Venkatesh & Davis, 2000). Cấu trúc này được cho là ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến
ý định thông qua hình ảnh và sự hữu ích được cảm nhận (Venkatesh & Davis, 2000).
Hình ảnh được Moore và Benbasat (1991) định nghĩa là “mức độ mà việc sử dụng một
cải tiến được nhận thấy là nhằm nâng cao vị thế của một người trong hệ thống xã hội của
mình”. TAM2 đưa ra giả thuyết về mối liên hệ tích cực giữa “hình ảnh” và “tính hữu ích được
cảm nhận – PU”. Bằng cách thể hiện hành vi được các chuẩn mực nhóm xác nhận, một cá nhân
“đạt được tư cách thành viên và sự hỗ trợ xã hội mà tư cách thành viên đó mang lại cũng như khả
năng đạt được mục tiêu chỉ có thể xảy ra thông qua hành động nhóm hoặc tư cách thành viên
nhóm” (Pfeffer, 1992).
Mức độ liên quan công việc được định nghĩa là “nhận thức của một cá nhân về mức độ
mà hệ thống mục tiêu có thể áp dụng được cho công việc của họ”. Tác động trực tiếp của mức độ
plieen quan với công việc được hỗ trợ bởi các khung lý thuyết khác giải thích việc chấp nhận
công nghệ. Cấu trúc phù hợp với nhiệm vụ công nghệ và cấu trúc phù hợp về nhận thức đã trở

11
thành cơ sở để đề xuất mối quan hệ giữa “mức độ liên quan của công việc” và “tính hữu ích được
nhận thức” (Goodhue, 1995; Vessey, 1991).
Chất lượng đầu ra đề cập đến “nhận thức về chất lượng công nghệ trong việc thực hiện
nhiệm vụ”. Trong khi các nghiên cứu trước đây xác nhận tác động trực tiếp và riêng lẻ của chất
lượng đầu ra đối với tính hữu ích được nhận thức (Davis, Bagozzi & Warshaw, 1992), TAM2 đề
xuất rằng chất lượng đầu ra làm tăng khả năng nhận thức tích cực về công nghệ, bằng cách tăng
cường đánh giá về mức độ phù hợp của công nghệ đối với việc làm (Venkatesh & Davis, 2000).
Khả năng chứng minh kết quả (Kết quả thể hiện) được định nghĩa là “tính hữu hình
của kết quả sử dụng đổi mới” (Moore & Benbasat, 1991). Việc đưa cấu trúc này vào mô hình
dựa trên lập luận rằng công nghệ tiên tiến có thể không được chấp nhận nếu người dùng không
chấp nhận lợi ích của việc sử dụng công nghệ (Venkatesh & Davis, 2000). Tác động của khả
năng chứng minh kết quả cho thấy rằng sự gia tăng hiệu suất của các cá nhân nhờ sử dụng công
nghệ phải rõ ràng, hữu hình và có thể truyền đạt được.
Điểm mới của mô hình TAM 2:
Kiểm tra thực nghiệm về mô hình mới được đề xuất đã chứng minh rằng TAM2 có thể
chiếm 60% phương sai về tính hữu ích được cảm nhận và từ 37% đến 52% phương sai trong ý
định sử dụng (Venkatesh & Davis, 2000). Lý thuyết này đã đóng góp vào kho tài liệu về các yếu
tố củng cố nhận thức về công nghệ. Nó giải quyết lỗ hổng trong nghiên cứu khám phá các yếu tố
góp phần tạo ra tính dễ sử dụng nhận thức (Venkatesh & Davis, 1996), nhưng đã bỏ qua các yếu
tố quyết định tính hữu ích nhận thức. Bằng cách bao gồm cả các yếu tố ảnh hưởng xã hội (tức là
chuẩn chủ quan, tính tự nguyện sử dụng và hình ảnh) và các yếu tố nhận thức (tức là đánh giá
mức độ phù hợp với công việc, khả năng chứng minh kết quả, chất lượng đầu ra và nhận thức về
tính dễ sử dụng), phần mở rộng TAM đã cung cấp một bản mô tả chi tiết về các yếu tố chính
quyết định đánh giá về tính hữu ích của công nghệ (Venkatesh & Davis, 2000).
2.2.2.3. Mô hình chấp nhận công nghệ mở rộng (Extended Technology Acceptance Model –
TAM3)
TAM, TAM2 và bằng chứng từ các nghiên cứu khác đã đưa ra những giải thích phong
phú về các yếu tố chính quyết định ý định sử dụng (Davis, 1989; Venkatesh & Davis, 2000;
Venkatesh & Davis, 1996). Tuy nhiên, vẫn còn hạn chế nghiên cứu về các biện pháp can thiệp có
thể được sử dụng để tăng tỷ lệ áp dụng công nghệ (Venkatesh & Speier, 1999). TAM cho rằng bị
chỉ trích vì cung cấp ít hướng dẫn hữu ích cho những người thực hiện (Lee, Kozar & Larsen,

12
2003), Venkatesh và Bala (Venkatesh & Bala, 2008) đã kết hợp các tiền đề về tính hữu ích nhận
thức và tính dễ sử dụng nhận thức trong một mô hình duy nhất và điều tra mối quan hệ giữa các
tiền đề và các biến nhận thức để loại trừ các hiệu ứng chéo. Cách tiếp cận như vậy nhằm cung
cấp một mạng lưới danh nghĩa giải thích việc áp dụng công nghệ một cách toàn diện.
Hình 5 minh họa khung lý thuyết mở rộng, trong đó quy định rằng hành vi thực tế được
dự đoán bởi ý định hành vi và ý định hành vi được củng cố bởi “tính hữu ích nhận thức” và “tính
dễ sử dụng nhận thức”, mỗi yếu tố đều có một tập hợp tiền đề. Các yếu tố quyết định tính hữu
ích nhận thức bao gồm tiêu chuẩn chủ quan, hình ảnh, mức độ phù hợp với công việc, chất lượng
đầu ra và khả năng chứng minh kết quả, vẫn không thay đổi so với TAM2 (Venkatesh & Davis,
2000). Điểm mới của mô hình này là những yếu tố dự đoán trực tiếp về nhận thức tính dễ sử
dụng, bao gồm tính tự tin vào năng lực của máy tính, nhận thức về sự kiểm soát bên ngoài, sự lo
lắng về máy tính, niềm vui khi sử dụng máy tính, sự thích thú và khả năng sử dụng khách quan
(Venkatesh & Bala, 2008).

13
Hình 5. Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM3)

Điểm mới của mô hình TAM 3:

TAM3 tỏ ra hiệu quả trong việc giải thích việc sử dụng hệ thống thông tin hoặc ý định sử
dụng. Mô hình chiếm từ 40% đến 53% sự khác biệt trong ý định hành vi và khoảng 36% sự khác
biệt trong việc sử dụng (Venkatesh & Bala, 2008). Độ mạnh giải thích tương tự như TAM2,

14
chiếm 37% - 52% phương sai trong ý định sử dụng (Venkatesh & Davis, 2000). Tuy nhiên, điểm
mạnh chính của phần mở rộng là sự phát triển mô hình hành vi của cả hai yếu tố nhận thức (nhận
thức về tính dễ sử dụng và nhận thức về tính hữu ích). Điều này cung cấp một tập hợp đầy đủ các
điều kiện và kịch bản trong đó việc chấp nhận công nghệ có nhiều khả năng xảy ra nhất. Bằng
cách mô tả mối quan hệ giữa các tiền đề, nhận thức về tính dễ sử dụng và nhận thức về tính hữu
ích, TAM3 đưa ra một danh sách toàn diện các biện pháp can thiệp có ý nghĩa trực tiếp đến việc
ra quyết định liên quan đến việc triển khai và quản lý CNTT (Venkatesh & Bala, 2008).

2.2.3. Lý thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (Unified Theory of Acceptance
and Use of Technology - UTAUT)
2.2.3.1. Unified Theory of Acceptance and Use of Technology - UTAUT
Mô hình Lý thuyết UTAUT được xây dựng vào năm 2003 bởi Viswanath Venkatesh và
các cộng sự: Michael G. Moris, Gordon B.Davis, và Fred D. Davis dựa trên tám mô hình/lý
thuyết thành phần, đó là: Thuyết hành động hợp lý (TRA), Thuyết hành vi dự định (TPB), Mô
hình chấp nhận công nghệ (TAM, TAM2), Mô hình động cơ thúc đẩy (MM), Mô hình kết hợp
(TAM&TPB), Mô hình sử dụng máy tính cá nhân (MPCU), Thuyết lan truyền sự đổi mới (IDT)
và Thuyết nhận thức xã hội (SCT).
Mô hình lý thuyết của UTAUT cho thấy việc sử dụng công nghệ thực tế được xác định
bởi ý định hành vi. Khả năng áp dụng công nghệ được nhận thức phụ thuộc vào tác động trực
tiếp của bốn yếu tố chính, đó là kỳ vọng về hiệu suất, kỳ vọng nỗ lực, ảnh hưởng xã hội và điều
kiện thuận lợi. Hiệu quả của các yếu tố dự đoán được điều chỉnh theo độ tuổi, giới tính, kinh
nghiệm và mức độ tự nguyện sử dụng (Venkatesh và cộng sự, 2003).

15
Hình 6. Mô hình Lý thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ UTAUT

Kỳ vọng về hiệu suất được định nghĩa là “mức độ mà một cá nhân tin rằng việc sử dụng
hệ thống sẽ giúp họ đạt được những thành tựu trong hiệu suất công việc” (Venkatesh và cộng
sự, 2003). Kỳ vọng về hiệu suất dựa trên các cấu trúc từ Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM),
TAM2, TAM kết hợp và Lý thuyết hành vi có kế hoạch (CTAMTPB), Mô hình động lực (MM),
mô hình sử dụng PC (MPCU), Lý thuyết khuếch tán đổi mới (IDT) và Lý thuyết nhận thức xã
hội (SCT). Nó là yếu tố dự báo mạnh mẽ nhất về ý định sử dụng và có ý nghĩa quan trọng trong
cả môi trường tự nguyện và bắt buộc.
Sự mong đợi nỗ lực được định nghĩa là “mức độ dễ dàng liên quan đến việc sử dụng hệ
thống” (Venkatesh và cộng sự, 2003). Nỗ lực kỳ vọng được xây dựng dựa trên nhận thức về tính
dễ sử dụng và độ phức tạp được thúc đẩy từ TAM, MPCU, IDT, vốn có điểm tương đồng về
định nghĩa và thang đo. Hiệu quả của cấu trúc trở nên không đáng kể sau khi sử dụng công nghệ
trong thời gian dài (Gupta, Dasgupta & Gupta, 2008; Chauhan & Jaiswal, 2016).
Ảnh hưởng xã hội được định nghĩa là “mức độ mà một cá nhân nhận thấy rằng những
người quan trọng khác tin rằng họ nên sử dụng hệ thống mới” (Venkatesh et al., 2003). Ảnh
hưởng xã hội tương tự như các chuẩn mực chủ quan, yếu tố xã hội và cấu trúc hình ảnh được sử
dụng trong TRA, TAM2, TPB, CTAMTPB, MPCU, IDT ở chỗ chúng biểu thị rằng hành vi của
con người được điều chỉnh theo nhận thức của người khác về họ. Tác động của ảnh hưởng xã hội
rất đáng kể khi việc sử dụng công nghệ là bắt buộc (Venkatesh và cộng sự, 2003). Trong bối
cảnh bắt buộc, các cá nhân có thể sử dụng công nghệ do yêu cầu tuân thủ chứ không phải do sở
thích cá nhân (Venkatesh & Davis, 2000). Điều này có thể giải thích tác động không nhất quán
mà cấu trúc đã thể hiện qua các nghiên cứu tiếp theo xác nhận mô hình (Zhou, Lu & Wang,
2010; Chauhan & Jaiswal, 2016).
Các điều kiện thuận lợi được định nghĩa là “mức độ mà một cá nhân tin rằng cơ sở hạ
tầng kỹ thuật và của tổ chức tồn tại để hỗ trợ việc sử dụng hệ thống” (Venkatesh et al.,
2003). Cấu trúc điều kiện thuận lợi được hình thành từ khả năng tương thích, nhận thức kiểm
soát hành vi và cấu trúc điều kiện thuận lợi rút ra từ TPB, CTAMTPB, MPCU và IDT. Các điều
kiện thuận lợi có tác động tích cực trực tiếp đến ý định sử dụng, nhưng sau lần sử dụng đầu tiên,
tác động này trở nên không đáng kể. Do đó, mô hình đề xuất rằng các điều kiện thuận lợi có ảnh
hưởng trực tiếp đáng kể đến hành vi sử dụng (Venkatesh và cộng sự, 2003).

16
Các biến nhân khẩu học (Tuổi - age, giới tính - gender, kinh nghiệm - experience, tự
nguyện sử dụng - voluntariness of use): Được đề xuất như một phần của UTAUT và được đưa
vào phân tích sự ảnh hưởng đến các yếu tố chấp nhận là hiệu quả mong đợi, nỗ lực mong đợi,
ảnh hưởng xã hội và điều kiện thuận tiện đối với ý định và hành vi sử dụng. Theo Venkatesh
(2012), trong mô hình UTAUT2, tính tự nguyện đã được bỏ đi so với UTAUT.
Điểm mới của mô hình UTAUT:
UTAUT đã có nhiều đóng góp cho văn học. Mô hình này cung cấp cái nhìn sâu sắc thực
nghiệm về việc chấp nhận công nghệ bằng cách so sánh các lý thuyết chấp nhận công nghệ nổi
bật, thường đưa ra các quan điểm cạnh tranh hoặc một phần về chủ đề này. UTAUT chứng minh
rằng các yếu tố được đề xuất chiếm 70% sự khác biệt trong ý định sử dụng (Venkatesh và cộng
sự, 2003), mang lại khả năng dự đoán mạnh hơn so với các mô hình còn lại kiểm tra sự chấp
nhận công nghệ (ví dụ (Davis, 1993; Sheppard, Hartwick & Warshaw, 1988)). Hiệu ứng tương
tác của một số cấu trúc với các yếu tố cá nhân và nhân khẩu học thể hiện sự phức tạp của quá
trình chấp nhận công nghệ, phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính và kinh nghiệm của cá nhân
(Venkatesh và cộng sự, 2003).
2.2.3.2. Mô hình Mở rộng chấp nhận và sử dụng công nghệ hợp nhất - UTAUT2
UTAUT2 (Venkatesh, Thong & Xu, 2012) được đề xuất như là một mô hình hữu ích để
hiểu việc sử dụng công nghệ của người tiêu dùng nói chung. Mô hình (Hình 7) đặt ra nhằm giải
quyết hai mục tiêu chính.
Đầu tiên, so với tất cả những nỗ lực mở rộng mô hình trước đây, UTAUT2 không được
thiết kế để có trọng tâm cụ thể (Ví dụ: Công nghệ mới, vị trí địa lý). Thay vào đó, mục tiêu của
lý thuyết là thể hiện một khuôn khổ bao quát để kiểm tra sự chấp nhận công nghệ. Tiện ích mở
rộng được thiết kế để mang lại độ chính xác cao hơn trong việc giải thích hành vi của người dùng
(Venkatesh, Thong & Xu, 2012; Alvesson & Kärreman, 2007).
Mục tiêu thứ hai là đề xuất một mô hình hành vi chấp nhận công nghệ của người tiêu
dùng, trái ngược với UTAUT, được phát triển để kiểm tra công nghệ trong môi trường tổ
chức. Để hoàn thành mục tiêu, Venkatesh et al. đã lên kế hoạch mở rộng mô hình UTAUT với
các cấu trúc mới, giải quyết các yếu tố quyết định hành vi và thái độ đối với việc sử dụng công
nghệ trong bối cảnh phi tổ chức (Venkatesh, Thong & Xu, 2012).
Các tác giả đã phát triển UTAUT2 bằng cách giới thiệu ba cấu trúc mới và thay đổi một
số mối quan hệ (Ví dụ: Loại bỏ tính tự nguyện) trong mô hình ban đầu để điều chỉnh nó cho phù

17
hợp với bối cảnh sử dụng công nghệ của người tiêu dùng. Cách tiếp cận như vậy đưa ra một cơ
chế mới hợp lý về mặt lý thuyết để dự đoán sự chấp nhận công nghệ, được khuyến khích và
chứng thực bởi các nghiên cứu trước đó (Bagozzi, 2007; Venkatesh, Davis & Morris,
2007). Ngoài việc thúc đẩy tài liệu về chấp nhận công nghệ (Venkatesh, Thong & Xu, 2012),
UTAUT2 còn nhắm đến việc đạt được khả năng khái quát rộng hơn bằng cách giải quyết phân
khúc người dùng cá nhân.

Hình 7. Mô hình Mở rộng chấp nhận và sử dụng công nghệ hợp nhất - UTAUT2

Động lực thụ hưởng (Hedonic Motivation): Được xác định như là niềm vui hay sự
sung sướng có được từ việc sử dụng công nghệ. Nó có vai trò quan trọng trong việc xác định sự
chấp nhận và sử dụng công nghệ.
Giá trị giá cả (Price Value): Là chi phí và cấu trúc giá cả có thể tác động đáng kể đến
việc sử dụng công nghệ của người sử dụng. Theo Venkatesh, giá trị giá cả là tích cực khi những
lợi ích của việc sử dụng một công nghệ được xem là lớn hơn chi phí và có tác động tích cực đến
ý định hành vi.

18
Thói quen (Habit): Là mức độ mà mọi người có xu hướng thực hiện hành vi một cách tự
động. Ajzen và Fishbein lưu ý rằng thông tin phản hồi từ kinh nghiệm trước đây có ảnh hưởng
đến những niềm tin khác nhau và những hành vi thực hiện trong tương lai.
2.2.3.3. Điểm mạnh và hạn chế của mô hình UTAUT
Lý thuyết Thống nhất về Chấp nhận và Sử dụng Công nghệ cung cấp một công cụ toàn
diện để đo lường sự chấp nhận công nghệ và việc sử dụng công nghệ (Venkatesh và cộng sự,
2003; Venkatesh, Davis & Morris, 2007).
Tuy nhiên, bất chấp tính nghiêm ngặt của mô hình, UTAUT có một số hạn chế về mặt lý
thuyết và phương pháp luận chưa được giải quyết trong các nghiên cứu tiếp theo (Venkatesh và
cộng sự, 2003; Venkatesh, Davis & Morris, 2007). UTAUT phải đối mặt với sự chỉ trích liên
quan đến việc không thể giải thích ý định hành vi trong các bối cảnh khác nhau.
Giá trị bên ngoài hạn chế của mô hình đã thúc đẩy các nghiên cứu tiếp theo mở rộng mô
hình bằng cách bổ sung thêm các yếu tố quyết định hành vi, chẳng hạn như niềm tin, tính tự tin
vào năng lực bản thân, tính tự tin vào năng lực của máy tính, tính đổi mới, nhận thức được mối
đe dọa, nhận thức rủi ro (Martins, Oliveira & Popovič, 2014; Slade và cộng sự, 2015). Ngoài ra,
mô hình đã được mở rộng bằng cách đưa ra các hiệu ứng điều tiết mới, chẳng hạn như thu nhập,
địa điểm, văn hóa, mức độ sẵn sàng về công nghệ (Im, Hong & Kang, 2011; Borrero và cộng sự,
2014) (để có cái nhìn sâu sắc toàn diện hơn, hãy xem đánh giá của (Venkatesh , Thông & Xu,
2016)).
Tuy nhiên, một số yếu tố quan trọng, như khả năng tự hoạt động của máy tính, vẫn chưa
được nghiên cứu. Mặc dù người ta đã xác nhận rằng yếu tố này đóng vai trò trong ý định hành vi
(Bandura & Locke, 2003), nhưng chỉ có tác động gián tiếp của năng lực bản thân lên ý định được
thử nghiệm khi phát triển UTAUT (Venkatesh và cộng sự, 2003).

3. SO SÁNH CÁC LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN MÔ HÌNH CHẤP NHẬN CÔNG
NGHỆ
3.1. So sánh mô hình TAM, TAM2, TAM3 và UTAUT
Mô hình TAM đưa ra 2 yếu tố PU và PEU quyết định ảnh hưởng thái độ người dùng mà
chưa xét đến các yếu tố bên ngoài nên bị hạn chế về khả năng giải thích. TAM 2 khắc phục bằng
cách giữ nguyên TAM và "bổ sung các yếu tố quyết định đến PU và ý định sử dụng của TAM,
và để hiểu tác dụng của các yếu tố quyết định này thay đổi theo kinh nghiệm của người dùng

19
theo thời gian với hệ thống đích". Hạn chế của TAM 2 chỉ tập trung vào các yếu tố quyết định
đến PU và ý định sử dụng của TAM, nên TAM 3 của Venkatesh và Bala (2008) đã thêm các yếu
tố quyết định đến PEU và ý định sử dụng của TAM. Do đó, TAM3 đã trình bày một mạng lưới
danh nghĩa hoàn chỉnh hơn TAM và TAM 2 về các yếu tố quyết định việc áp dụng hệ thống
CNTT của người dùng.
UTAUT là một mô hình tích hợp các yếu tố của 8 mô hình thành phần trong đó có các
TAM. Nó ưu điểm hơn các TAM là mô hình hình thành từ một quy trình thử nghiệm bài bản
bằng việc đưa 8 mô hình thành phần vào thực tế kiểm nghiệm trên nhiều tổ chức, chọn ra các yếu
tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến hành vi sử dụng của người dùng. Sau khi hình thành mô hình lại
tiếp tục đưa vào thử nghiệm trên dữ liệu cũ và mới, quá trình này các TAM không có. Và kết quả
thử nghiệm cho thấy khả năng giải thích của mô hình này cao hơn các mô hình thành phần trong
đó có các TAM.
TAM2 là mở rộng của TAM, TAM3 và UTAUT là mở rộng của TAM2, tuy nhiên như
vậy không có nghĩa là TAM bị bác bỏ và TAM2, TAM3, UTAUT là hoàn hảo. TAM là mô hình
đơn giản nên sẽ dễ áp dụng hơn vào thực nghiệm, TAM2, TAM3, UTAUT mô hình chứa nhiều
yếu tố tác động hơn nên sẽ phải mất thời gian, chi phí để xem xét xác định lại mô hình cho phù
hợp với điều kiện thực tế mỗi nghiên cứu thực nghiệm. Kriponant, đã chỉ ra TAM là dễ áp dụng
và phân tích trên các mô hình nghiên cứu khác nhau. Venkatesh và cộng sự, cũng đã chỉ ra hạn
chế của UTAUT là việc lựa chọn biến trong mô hình bằng cách chọn lọc từ các mô hình thành
phần, do vậy sẽ có những biến từ một số mô hình không được đại diện trong một số cấu trúc cốt
lõi. Do vậy các tác giả khuyên các nghiên cứu trong tương lai khi sử dụng UTAUT nên xác định
rõ mục tiêu, quy mô nghiên cứu, sau đó xác lập lại mô hình cho phù hợp với từng nghiên cứu cụ
thể.
3.2. So sánh mô hình TAM, IDT và UTAUT
Xét về nguồn gốc hình thành thì TAM hình thành từ lĩnh vực hệ thống thông tin và ứng
dụng công nghệ (Davis, 1986). Các lĩnh vực thuộc nguồn gốc của IDT là nhân chủng học, giáo
dục, xã hội học, truyền thông và tiếp thị (Katz & cộng sự, 1963; Dingfelder & Mandell, 2011;
Shumway, & Wandschneider, 2010; Katz & cộng sự, 1963). Đối với UTAUT thì được phát triển
trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Xét về ứng dụng, mô hình TAM và UTAUT hầu hết được ứng dụng cho các nghiên cứu
liên quan đến máy tính, CNTT. Riêng IDT áp dụng không chỉ CNTT mà nhiều lĩnh vực khác

20
như: nghiên cứu sức khỏe tâm thần và hệ thống giáo dục (Dingfelder & Mandell, 2011); trong
vấn đề môi trường quản lý chất thải (Bishop & cộng sự, 2010); trong xã hội học, nhân loại học
(Katz & cộng sự, 1963). Bên cạnh đó các nhà nghiên cứu như Katz & cộng sự, 1963; Roger,
1995 đã chỉ ra IDT phù hợp với nghiên cứu ứng dụng dùng cho cả tổ chức cũng như cá nhân
trong khi TAM và UTAUT phù hợp hơn với cấp độ cá nhân.
3.3. Bảng so sánh tổng quan

Hình 8. So sánh các mô hình lý thuyết chấp nhận công nghệ (Nguồn: Trình Thị Hợp)

4. KẾT LUẬN
Mục đích của bài nghiên cứu này là làm rõ các mô hình lý thuyết chấp nhận công nghệ
phổ biến. Từ việc làm rõ các biến quan trọng và mối quan hệ giữa các mô hình, ta có thể so sánh
một cách toàn diện chức năng của từng mô hình với nhau. Tất cả những điều này là quan trọng
và cần thiết cho các nghiên cứu tiếp theo trong tương lai trong việc tìm hiểu cơ sở lý thuyết về
các mô hình chấp nhận công nghệ, để phát triển lý thuyết mới hoặc lựa chọn các mô hình vào
ứng dụng nghiên cứu thực nghiệm cho phù hợp nhất.

21
22

You might also like