You are on page 1of 2

1.

Khi rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát được đánh giá là thấp thì:
a.Rủi ro kiểm toán ở khoản mục đó sẽ giảm đi
b. Rủi ro phát hiện sẽ thấp
c. Rủi ro phát hiện sẽ cao
d. Rủi ro phát hiện sẽ không bị ảnh hưởng
2. Do thiếu kiểm tra thông tin của các trợ lý kiểm toán thu thập được nên các kiểm toán viên độc
lập đã nhận định sai. Đó là ví dụ về:
a. Rủi ro tiềm tàng
b. Rủi ro kiểm toán
c. Rủi ro phát hiện
d. Các câu trên đều sai
3. Kiểm soát nội bộ có thể gặp những hạn chế, vì:
a. Các biện pháp kiểm tra thường nhằm vào các sai phạm đã dự kiến trước, chứ không phải
là các trường hợp ngoại lệ
b. Nhân viên thiếu thận trọng, xao nhãng hoặc hiểu sai các chỉ dẫn
c. Sự thông đồng của một số nhân viên
d. Tất cả các phương án trên
4. Theo Chuẩn mực kiểm toán, gian lận có thể hiểu là những hành vi:
a. Sai phạm có chủ ý
b. Che dấu doanh thu và lợi tức
c. Cố tình hạch toán sai quy định
d. Tất cả các câu trên đều đúng
5. Rủi ro phát hiện sẽ tăng lên nếu :
a. Rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát được đánh giá là cao hơn.
b. Giảm bớt thử nghiệm cơ bản.
c. Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát.
d. Mở rộng phạm vi thực hiện các thủ tục kiểm toán.
6. Giữa rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện có mối quan hệ:
a. Thuận chiều
b. Ngược chiều
c. Trực tiếp
d. Gián tiếp
7. Khi một DN chuyển sang một lĩnh vực kinh doanh mới, tất cả các rủi ro sau sẽ tăng, ngoại trừ
a. Rủi ro về khách hàng
b. Rủi ro kiểm toán có thể chấp nhận được
c. Rủi ro có sai sót trọng yếu
d. Rủi ro kinh doanh
8. Trách nhiệm của KTV trong việc phát hiện gian lận là:
a. Đánh giá rủi ro về gian lận, sai sót có thể làm ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC
b. Giúp đơn vị được kiểm toán ngăn ngừa, phát hiện và xử lý gian lận, sai sót
c. Nếu có gian lận phải báo cáo với Ban giám đốc để xử lý
d. Tất cả các câu trên đều đúng
9. Khi kiểm toán BCTC công ty XYZ cho niên độ kế toán kết thúc vào ngày 31/12/N, kiểm
toán viên phát hiện ra các sai sót sau:
a. Doanh nghiệp đã ghi nhận một nghiệp vụ bán hàng vào tháng 31/12/N có giá bán chưa thuế 77
triệu đồng, thuế GTGT 10% do đơn vị đã chuyển hàng cho khách hàng, tuy nhiên khách hàng
chưa nhận được hàng và chưa thanh toán.
b. Một lô hàng trị giá 120 triệu đồng, thuế GTGT 10% được đơn vị ghi trên sổ kế toán đã mua và
được thanh toán bằng tiền mặt vào tháng 12/N nhưng không có chứng từ.
c. Kế toán hạch toán hóa đơn tiền điện 45 triệu đồng của bộ phận bán hàng vào chi phí của bộ
phận quản lý doanh nghiệp.
Yêu cầu: Theo anh/chị, các trường hợp trên là gian lận hay nhầm lẫn? Giải thích?
10. Cho biết các loại rủi ro tương ứng với các trường hợp sau:
a. Doanh nghiệp đã không phát hiện kịp thời gian lận của các nhân viên bán hàng trong việc khai
khống doanh thu nhằm hưởng một mức hoa hồng cao hơn.
b. Kiểm toán viên đã tiến hành gửi thư xác nhận đến 20% khách hàng có số dư công nợ lớn nhất
nhưng vẫn tồn tại sai sót trọng yếu trên khoản mục này.
c. Các khoản mục được xác định trên các ước tính hợp lý thay vì các chứng từ chính xác.
d. Xu hướng cạnh tranh trong ngành sẽ làm cho doanh nghiệp đứng trước những thách thức lớn.
e. Do thiếu nhân sự, doanh nghiệp buộc phải để các nhân viên kiêm nhiệm nhiều vị trí khác
nhau.
f. Một số khoản chi phí có số tiền lớn đã được doanh nghiệp che giấu nhưng kiểm toán viên vẫn
phát hành báo cáo kiểm toán với ý kiến chấp nhận toàn phần.
g. Số doanh thu ở cột tổng cộng đã bị tính khống lên 900 triệu đồng nhưng do không cộng dọc sổ
nên KTV đã cho rằng khoản mục này là không có sai lệch trọng yếu.

You might also like