You are on page 1of 31

TRÁCH NHIỆM KTV

1. Câu nào dưới đây diễn tả đúng nhất về trách nhiệm của KTV độc lập đối với gian lận và sai
sót trong cuộc kiểm toán BCTC:
a. KTV có trách nhiệm phát hiện mọi gian lận và sai sót trên BCTC
b. KTV có trách nhiệm phát hiện mọi gian lận có ảnh hưởng trọng yếu đến tình hình kinh
doanh, KSNB và BCTC.
c. KTV sẽ không chịu trách nhiệm về việc không phát hiện gian lận có thể dẫn đến sai lệch
gây ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC nếu họ chứng minh được rằng đã thận trọn đúng
mức khi thực hiện kiểm toán.
d. Cả 3 câu trên đều đúng.
2. KTV Hà (KTV của công ty G&D) phụ trách kiểm toán cho công ty H&T- một công ty kinh
doanh có quy mô trung bình. Hà đã không phát hiện hành vi biển thủ tiền của thủ quỹ công ty
H&T. Hãy chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
a. KTV Hà không chịu trách nhiệm về hành vi gian lận do nhân viên công ty H&T thực
hiện.
b. G&D có thể yêu cầu cơ quan bảo hiểm đền bù số tiền bị thiệt hại do sự biển thủ của nhân
viên công ty H&T.
c. G&D không chịu trách nhiệm về gian lận của thủ quỹ nếu trong quá trình kiểm toán họ
đã tuân thủ đầy đủ chuẩn mực chuyên môn.
d. Các câu trên đều sai.
3. Phát biểu nào sau đây là đúng nhất về trách nhiệm của KTV đối với hành vi không tuân thủ:
a. KTV chịu trách nhiệm ngăn ngừa và phát hiện hành vi không tuân thủ tại doanh nghiệp
và phải luôn duy trì một thái độ thận trọng nghề nghiệp về khả năng tồn tại những hành
vi không tuân thủ tại đơn vị được kiểm toán.
b. KTV chịu trách nhiệm ngăn ngừa và phát hiện hành vi không tuân thủ tại doanh nghiệp.
c. KTV không chịu trách nhiệm ngăn ngừa và phát hiện hành vi không tuân thủ tại doanh
nghiệp, tuy nhiên cần duy trì một thái độ thận trọng nghề nghiệp và phải chú ý đến các
hành vi không tuân thủ có thể tạo sai lệch gây ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC.
d. KTV không chịu trách nhiệm ngăn ngừa và phát hiện hành vi không tuân thủ tại DN vì
đây là trách nhiệm của GĐ đơn vị được kiểm toán.
4. Trong ba giai đoạn của cuộc kiểm toán: (i) Chuẩn bị kế hoạch (ii) Thực hiện kiểm toán và (iii)
Hoàn thành kiểm toán, KTV phải chú ý đến hành vi không tuân thủ có thể dẫn đến sai lệch ảnh
hưởng trọng yếu đến BCTC ở các giai đoạn:
a. i,ii b. i,iii c. ii,iii d. i,ii,iii
5. Để có những hiểu biết tổng thể về các quy định pháp luật có liên quan đến đơn vị được kiểm
toán, KTV không áp dụng biện pháp nào trong các biện pháp dưới đây:
a. Sử dụng những kiến thức thực hiện có liên quan đến hoạt động và ngành nghề kinh doanh
của đơn vị.
b. Thực hiện các thử nghiệm cơ bản để phát hiện những hành vi không tuân thủ tại đơn vị.
c. Yêu cầu đơn vị cung cấp giải trình về các quy định và thủ tục nội bộ liên quan đến việc
tuân thủ pháp luật.
d. Thảo luận với các cơ quan chức năng có liên quan, chuyên gia tư vấn pháp luật và những
cá nhân khác để biết thêm về pháp luật và các quy định liên quan đến hoạt động của đơn
vị.
6. KTV được xem là không thận trọng đúng mức nếu:
a. Chỉ thảo luận với khách hàng mà không trao đổi bằng văn bản.
b. Tư vấn không đúng cho khách hàng về những vấn đề đòi hỏi xét đoán.
c. Thiếu giám sát các trợ lý kiểm toán trong quá trình kiểm toán.
d. Không phát hiện ra tất cả các hành vi gian lận của khách hàng.
7. VSA 240 yêu cầu KTV phải lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán để có thể:
a. Phát hiện tất cả các sai sót
b. Đảm bảo hợp lí rằng tất cả các gian lận đều được phát hiện.
c. Đảm bảo hợp lí rằng các gian lận và sai sót có thể dẫn đến sai lệch gây ảnh hưởng trọng
yếu đến BCTC đều được phát hiện.
d. Tìm kiếm tất cả các sai lệch có khả năng tồn tại trong BCTC
8.Trong quá trình kiểm toán BCTC, khi nghi ngờ có gian lận hoặc sai sót trọng yếu xảy ra hoặc
có thể xảy ra, trước hết KTV phải:
a.Báo cáo ngay cho Giám đốc doanh nghiệp.
b. Báo cáo ngay cho kế toán trưởng doanh nghiệp.
c.Cân nhắc tất cả các tình huống để xem cần phải thông báo cho cấp quản lí nào
d.Nên tham khảo ý kiến của chuyên gia tư vấn pháp luật.
9.Theo VSA 240 “Gian lận và sai sót” KTV cần phải thông báo cho người đứng đầu đơn vị khi:
a.Phát hiện có gian lận. b. Phát hiện có sai sót trọng yếu.
c.Nghi ngờ có gian lận (tuy chưa đánh giá được ảnh hưởng của gian lận).
d. Cả 3 câu trên đều đúng.
10.Khi phát hiện có hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định, KTV phải:
a. Xem xét hành vi đó là do vô tình hay cố ý.
b. Thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về hành vi đó của đơn vị làm ảnh hưởng
trọng yếu đến BCTC
c. Xem xét khả năng liệu đơn vị có còn những vi phạm khác nữa hay không
d. Tất cả các câu trên.
11.Khi phát hiện các hành vi không tuân thủ pháp luật, trước hết KTVphải:
a. Đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần hoặc từ chối cho ý kiến.
b. Thông báo ngay cho các cơ quan chức năng có liên quan.
c. Tìm hiểu rõ tính chất của hành vi, hoàn cảnh phát sinh và những thông tin liên quan để đánh
giá ảnh hưởng có thể có đến BCTC.
d. Cả 3 câu trên đều đúng.
12. Điều nào dưới đây không phải là những tình huống hoặc sự kiện làm tăng rủi ro do gian lận
hoặc sai sót:
a. Thay đổi thường xuyên kế toán trưởng hoặc người có trách nhiệm của bộ phận kế toán và tài
chính.
b. Sắp xếp lại cơ cấu tổ chức của đơn vị. .
c. Doanh nghiệp cố ý hạch toán tăng lợi nhuận nhằm khuếch trương hoạt động.
d. Đầu tư quá nhanh vào ngành nghề mới hoặc loại sản phẩm mới làm mất cân đối tài chính.
13.Điều nào dưới đây không phải là những tình huống hoặc sự kiện làm tăng rủi ro do gian lận:
a. Công tác quản lý bị 1 người (hay 1 nhóm người độc quyền nắm giữ, thiếu sự giám sát có hiệu
lực của Ban Giám đốc hoặc Hội đồng quản trị;
b. Sắp xếp lại cơ cấu tổ chức của đơn vị.
c. Doanh nghiệp cố ý hạch toán tăng lợi nhuận nhằm thổi phồng kết quả hoạt động.
d. Ban Giám đốc từ chối cung cấp giải trình hoặc giải trình không thoả mãn yêu cầu của KTV.
14.Yếu tố nào sau đây thường ít ảnh hưởng đến việc gia tăng khả năng có gian lận trên BCTC:
a. Doanh nghiệp sử dụng hệ thống kế toán dựa trên Excel.
b. Sức ép tài chính từ các nhà đầu tư.
c. Ban giám đốc không trung thực.
d. Tình trạng lỗ kéo dài nên dẫn đến thiếu vốn kinh doanh.
15.Mục tiêu kiểm toán BCTC là:
a. Đưa ra ý kiến xác nhận về tính trung thực và hợp lý của BCTC.
b. Nâng cao chất lượng thông tin tài chính của đơn vị.
c. Phát hiện các sai sót và gian lận của đơn vị.
d. Câu a và b đúng
16.Các nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán BCTC là:
a. Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, chuẩn mực kế toán và có thái độ hoài nghi nghề nghiệp.
b. Tuân thủ luật pháp, đạo đức nghề nghiệp, chuẩn mực kiểm toán và có thái độ hoài nghi nghề
nghiệp.
c. Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, chuẩn mực kiểm toán và tính độc lập.
d. Tuân thủ chuẩn mực kiểm toán, độc lập và khách quan.
17.người chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc ngăn ngừa, phát hiện và xử lý các gian lận và sai
sót trong đơn vị:
a.Kế toán trưởng. b. Giám đốc hay người đứng đầu đơn vị.
c.KTV. d.Giám đốc tài chính của đơn vị.
18.Câu nào dưới đây giải thích vì sao một cuộc kiểm toán tuy được thiết kế và thực hiện một
cách đúng đắn vẫn có thể không giúp phát hiện được gian lận trọng yếu:
a. Các thủ tục kiểm toán tuy hữu hiệu trong việc phát hiện các sai sót nhưng có thể không có tác
dụng đối với các gian lận có chủ đích do được che giấu bằng sự thông đồng
b. Một cuộc kiểm toán được thiết kế nhằm bảo đảm một cách hợp lý sẽ phát hiện được các sai sót
trọng yếu không phải đối với các gian lận trong yếu.
c.Các n.tố dùng để đánh giá về rủi ro cho thấy rủi ro có sai sót thấp but rủi ro có gian lận thì lại
rất cao.
d. Kiểm toán viên sẽ bỏ qua các thử nghiệm kiểm soát khi đánh giá là rủi ro kiểm soát cao
CÁC BÊN LIÊN QUAN
1 A là cty con của cty B, C là cty liên kết của A. Giả sử không có thêm thông tin nào khác thì
theo VAS 26:
a. A và C là các bên liên quan.
b. C là bên liên quan của A nhưng A không phải là bên liên quan của C
c. C là bên liên quan của B và C không phải là bên liên quan của A.
d. A là bên liên quan của C nhưng C không phải là bên liên quan của A.
2.Phát biểu nào sau đây là không đúng về bên liên quan:
a. Các thành viên mật thiết trong gia đình của các cá nhân có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp biểu
quyết ở các doanh nghiệp báo cáo dẫn đến có ảnh hưởng đáng kể tới doanh nghiệp... được xem
là bên liên quan của DN.
b. Các cty con của DN được xem là bên liên quan nhưng các cty liên kết ko được xem là bên liên
quan.
c. Những mối quan hệ giữa các bên liên quan có tồn tại sự kiểm soát đều phải được trình bày
trong BCTC, bất kể là có giao dịch giữa các bên liên quan hay không.
d. BGD đơn vị được kiểm toán có trách nhiệm xác định và trình bày thông tin về các bên liên
quan và các giao dịch với các bên liên quan đó.
3.Dấu hiệu nào sau đây cho thấy có thể có các bên liên quan:
a. Hợp đồng cho vay không có điều khoản quy định về thời gian trả nợ.
b. Bán bất động sản với mức giá cao hơn nhiều so với giá trị ghi trên sổ sách.
c. Vay một số nợ với các mức lãi suất khác nhau.
d. Thảo luận với đối thủ cạnh tranh về việc hợp nhất kinh doanh.
4.Khi kiểm toán các giao dịch với các bên liên quan, KTV đặt trọng tâm vào việc:
a. Xác nhân sự có thực về các bên liên quan mà đơn vị đã khai báo.
b. Kiểm tra tính chính xác của việc xác định giá trị giao dịch với các bên liên quan.
c. Kiểm tra những công bố về các bên liên quan trên thuyết minh BCTC.
d.Xác định quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan.
5.Thủ tục kiểm toán nào sau đây giúp KTV phát hiện các bên liên quan:
a.Xem xét biên bản họp của Hội đồng quản trị, Đại hội cổ đông, Ban giám đốc và Ban kiểm soát.
b. Soát xét lại hồ sơ kiểm toán năm trước.
c. Kiểm tra sổ đăng ký góp vốn hoặc sổ đăng ký cổ đông.
d. Cả ba thủ tục trên.
6.KTV Hùng đang kiểm toán công ty X và biết rằng : công ty X có các khoản đầu tư vào các
công ty sau với tỷ lệ quyền biểu quyết được ghi trong ngoặc: A (55%), B (70%) và C (30%).
Công ty A có một khoản đầu tư vào công ty M với tỷ lệ 40% quyền biểu quyết. Công ty C có
một khoản đầu tư vào công ty N với tỷ lệ 60% quyền biểu quyết. Với các dữ liệu trên, các bên
liên quan của X là:
a. A, B và C. b, A, B, C, M và N. c, A và B. d.A, B, C và M.
7.KTV Hùng đang kiểm toán công ty Y và biết rằng : công ty Y có các khoản đầu tư vào các
công ty sau với tỷ lệ quyền biểu quyết được ghi trong ngoặc: A (30%), B (60%) và C (70%).
Công ty A có một khoản đầu tư vào công ty M với tỷ lệ 40% quyền biểu quyết. Công ty C có
một khoản đầu tư vào công ty N với tỷ lệ 60% quyền biểu quyết. Với các dữ liệu trên, các bên
liên quan của Y được xác định là:
a. A, B và C c. A, B, C và N. b. A và B. d. A, B, C, M và N
8.KTV Hùng đang kiểm toán công ty Z và biết rằng : công ty Z có các khoản đầu tư vào các
công ty sau với tỷ lệ quyền biểu quyết được ghi trong ngoặc: M (10%), P (20%) và
Q(70%).Công ty M có một khoản đầu tư vào công ty A với tỷ lệ 80% quyền biểu quyết. Công ty
Q có một khoản đầu tư vào công ty B với tỷ lệ 40% quyền biểu quyết. Với các dữ liệu trên, các
bên liên quan của Z được xác định là:
a.M, P, Q, A và B. c. Q và B. b. P, Q và B. d. M, Q và B
9.KTV Hùng đang kiểm toán công ty Z và biết rằng : công ty Z có các khoản đầu tư vào các
công ty sau với tỷ lệ quyền biểu quyết được ghi trong ngoặc: M (20%), N (60%) và P (70%).
Công ty M có một khoản đầu tư vào công ty A với tỷ lệ 18% quyền biểu quyết.Công ty P có một
khoản đầu tư vào công ty B với tỷ lệ 40% quyền biểu quyết. Với các dữ liệu trên, các bên liên
quan của Z được xác định là:
a. M, N, P và B. c. N và P. b. N, P và B. d. M, N, P, A và B.
10.Trong năm, công ty ABC đã mua bán một lượng hàng lớn với công ty XYZ với giá thấp hơn
nhiều so với giá cả thị trường của mặt hàng trên. Công ty XYZ là công ty mẹ của ABC. Khi biết
được thông tin này, công việc KTV của ABC cần phải làm là:
a. Đây là một giao dịch bình thường, KTV chỉ cần kiểm tra xem giao dịch này đã được ghi nhận
có phù hợp với chứng từ hóa đơn, hợp đồng mua bán không.
b. KTV cần kiểm tra và yêu cầu đơn vị công bố về công ty XYZ là một bên liên quan, cũng như
phải công bố thông tin về giao dịch này trên thuyết minh BCTC.
c. Giá mua bán không hợp lý làm giá trị tài sản của ABC tăng giả tạo, KTV yêu cầu ABC điều
chỉnh lại giá cả của giao dịch cho phù hợp với giá cả thị trường.
d. Tất cả các câu trên đều sai.
GIẢ ĐỊNH HOẠT ĐỘNG LIÊN TỤC
1. Các sự kiện hoặc điều kiện nào dưới đây thường không được xem là dấu hiệu có thể gây ra
nghi ngờ đáng kể về sự phù hợp của giả định hoạt động liên tục:
a. Đơn vị gặp khó khăn về tuyển dụng lao động hoặc thiếu hụt các nguồn cung cấp quan trọng.
b. Đơn vị sắp xếp lại cơ cấu tổ chức theo hướng tập trung quyền lực về Giám đốc.
c. Ko có khả năng tìm kiếm các nguồn tài trợ cho việc pt các sp mới thiết yếu hoặc các dự án đầu
tư thiết yếu.
d. Đơn vị bị mất một phần thị trường lớn, mất giấy phép bản quyền hoặc mất một nhà cung cấp
quan trọng.

2. Dấu hiệu nào sau đây thường ít đe dọa giả định hoạt động liên tục:
a. Thiếu hụt lãnh đạo chủ chốt trong một thời gian dài nhưng chưa có người thay thế.
b. Sử dụng quá nhiều khoản vay ngắn hạn để tài trợ tài sản dài hạn.
c. Vay dài hạn để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
d. Lỗ lũy kế từ hoạt động kinh doanh lớn hơn nguồn vốn kinh doanh.

3. Trong qt kiểm toán công ty ABC, căn cứ vào các dấu hiệu về tài chính, KTV nhận thấy có
nghi vấn quan trọng về việc vi phạm giả định hoạt động liên tục. Bằng chứng nào dưới đây sẽ
được KTV xem là yếu tố giảm nhẹ để giải tỏa nghi vấn nói trên:
a. Khả năng mở rộng hoạt động sản xuất sản phẩm mới trong tương lai.
b. Khả năng thực hiện kế hoạch mua lại các tài sản đang thuê với giá thấp hơn giá thị trường.
c. Các hồ sơ bổ sung chức năng kinh doanh với cơ quan quản lý nhà nước.
d. Các hợp đồng thỏa thuận chuyển từ cổ phần ưu đãi cổ tức sang nợ dài hạn.

4. Khi kiểm toán công ty X, căn cứ vào các dấu hiệu về tài chính, KTV nhận thấy có nghi vấn
quan trọng về sự vi phạm giả định hoạt động liên tục. Khi đánh giá các kế hoạch của công ty X
như là một nhân tổ để giảm nhę nghi vấn này, KTV nên xem xét loại kế hoạch nào dưới đây của
công ty X:
a. Thúc đẩy các nghiên cứu và phát triển dự án liên quan đến sản phẩm mới.
b. Mua lại các cổ phiếu của chính công ty X với giá hợp lý.
c. Mua lại các thiết bị và phương tiện sản xuất hiện đang thuê.
d. Điều đình giảm bớt mức cổ tức cố định phân phối cho cổ phần ưu đãi.

5. Trong TH giả định hoạt động liên tục vẫn thích hợp nhưng còn tồn tại n tình huống ko chắc
chắn trọng yếu liên quan đến giả định này, và BCTC của đơn vị đã trình bày đầy đủ về vấn đề
này, KTV cần phát hành BCKT
a. Chấp nhận toàn phần. b.Chấp nhận toàn phần có đoạn nhận xét.
c. Chấp nhận từng phần dạng loại trừ. d. Chấp nhận từng phần dạng tùy thuộc.

6. Khi KTV kết luận rằng có sự không chắc chắn về tính hoạt động liên tục, trách nhiệm của
KTV là
a. Chuẩn bị thông tin tài chính dự báo để kiểm tra khả năng thực hiện hữu hiệu các kế hoạch của
người quản lý.
b. Dự đoán các sự kiện và điều kiện trong tương lai với thời gian không quá một năm từ ngày
của BCTC.
c. Vì các ảnh hưởng có thể có đến BCTC, KTV phải đưa ra ý kiến chấp nhận có loại trừ hoặc
không chấp nhận tùy thuộc vào mức độ trọng yếu.
d. Xem xét việc khai báo đầy đủ về sự vi phạm giả định hoạt động liên tục trên BCTC.

7. Khi báo cáo kiểm toán không đề cập đến khả năng hoạt động liên tục thì điều đó:
a. Có nghĩa là KTV đảm bảo về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị được kiểm toán.
b. Không có nghĩa là KTV đảm bảo về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị được kiểm toán.
c. Có nghĩa là KTV đảm bảo đơn vị được kiểm toán sẽ kinh doanh có hiệu quả.
d. Không có nghĩa là KTV đã không xem xét sự phù hợp của giả định hoạt động liên tục mà đơn
vị được kiểm toán đã sử dụng để lập và trình bày BCTC.

8. KTV cho rằng công ty Bình An có thể gặp khó khăn về tài chính trong việc duy trì hoạt động
liên tục trong năm tới, vì thế KTV đang xem xét liệu giả định hoạt động liên tục có bị vi phạm
không và công ty có kế hoạch gì để giải quyết những khó khăn trên. Lúc này, KTV sẽ kiểm tra
xem Bình An có:
a. Xúc tiến việc thương lượng với các chủ nợ về việc hoãn thanh toán cho các khoản nợ của
mình.
b. Tăng cường hoạt động nghiên cứu và phát triển nhằm phát triển các sản phẩm mới cho tương
lai.
c. Tăng cường chất lượng của sp bằng cách đầu tư công nghệ mới vào dây chuyển sx sản phẩm
hiện tại.
d. Mua lại các máy móc thiết bị mà công ty đang thuê.

9. Thủ tục kiểm toán nào có thể giúp KTV xác định khả năng đơn vị có vi phạm giả định hoạt
động liên tục :
a. Xem xét sự tuân thủ các điều khoản của hợp đồng tín dụng.
b. Gửi thư xác nhận nợ phải thu đến các khách hàng chủ yếu của đơn vị.
c. Đối chiếu giữa chi phí lãi vay với nợ chưa thanh toán.
d. Gửi thư xác nhận số dư tiền gửi ngân hàng.

10. Trách nhiệm của KTV liên quan đến việc xem xét tính hoạt động liên tục của đơn vị được
kiểm toán là:
a. Thu thập đầy đủ bằng chứng chứng minh khả năng hoạt động liên tục của đơn vị.
b. Luôn luôn lưu ý đến các bằng chứng về các sự kiện hoặc điều kiện có thể gây ra sự nghi ngờ
đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị được kiểm toán, trên cơ sở đó sẽ tiến hành các
thủ tục cần thiết.
c. Yêu cầu giám đốc dịch vụ cung cấp thư giải trình, trong đó khẳng định về khả năng hoạt động
liên tục của đơn vị.
d. Không cần làm gì cả vì ngoài khả năng kiểm soát của KTV.

NỢ TIỀM TÀNG
1. Khi kiểm toán các khoản nợ tiềm tàng, KTV ít sử dụng nhất thủ tục kiểm toán nào dưới đây:
a. Xem xét các thư xác nhận ngân hàng.
b. Đọc biên bản họp Hội đồng Quản trị.
c. Kiểm tra thư xác nhận của luật sư.
d. Xem xét các cam kết đặc biệt, ví dụ các cam kết mua hàng với giá cố định.
2. Để phát hiện các khoản nợ tiềm tàng chưa được công bố, thủ tục kiểm toán thường được sử
dụng là :
a. Xem xét các nghiệp vụ chi tiền sau ngày khóa số.
b. Gửi thư xác nhận cho luật sư.
c. Đọc BCTC giữa niên độ mới nhất của đơn vị sau ngày khóa số.
d. Tất cả các thủ tục trên.

3. Thủ tục kiểm toán nào dưới đây thường ko được KTV sử dụng để thu thập bằng chứng về
khoản nợ tiềm tàng:
a. Tìm hiểu chính sách về nợ tiềm tàng của Ban giám đốc.
b. Yêu cầu luật sư của khách hàng cung cấp thư xác nhận.
c. Đọc các biên bản họp Hội đồng quản trị.
d. Kiểm tra từng điều khoản trong tất cả các hợp đồng kinh tế.

4. Việc xem xét các biên bản họp của Hội đồng quản trị Đại hội cổ động, Ban giám đốc và Ban
kiểm soát trong năm tài chính được kiểm toán là thủ tục kiểm toán hữu hiệu để phát hiện:
a. Nợ tiềm tàng. b. Sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán.
c. Câu a và b đều đúng. d. a và b đều sai.

5. Công ty Hoa Lan là bị đơn trong một vụ kiện về vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Vụ kiện này đã
được thuyết minh trên BCTC như một khoản nợ tiềm tàng. Sau ngày công bố BCTC, vụ kiện này
đã được xử. Khi biết thông tin này, KTV nên:
a. Phát hành báo cáo kiểm toán mới với ý kiến chấp nhận từng phần hay không chấp nhận.
b. Thông báo cho Ban kiểm soát rằng họ không nên tin tưởng vào báo cáo kiểm toán.
c. Không thực hiện bất cứ thủ tục nào.
d. Thông báo cho các cơ quan chức năng nếu Bạn giám đốc không sửa đổi báo cáo tài chính.
Sự kiện sau ngày khóa sổ lập BCTC
1. Sau ngày ký BCKT , KTV mới phát hiện được một số sự kiện có khả năng an trọng yếu đến
BCTC , KTV nên :
a. Tiến hành kiểm toán lại và sau khi đã kiểm toán xong sẽ phát hành báo cáo kiểm toán mới .
b . Đề nghị đơn vị điều chỉnh BCTC và KTV sẽ phát hành báo cáo kiểm toán mới với ngày ký là
cùng ngày hay sau ngày ký BCTC đã sửa đổi .
c. Nếu báo cáo kiểm toản chưa được gửi cho đơn vị được kiểm toán , KTV phát hành báo cáo
kiểm toán mới với ý kiến chấp nhận từng phần hay không chấp nhận .
d . Câu b và c đều đúng
2. Sáu tháng sau khi công bố báo cáo kiểm toán với ý kiến chấp nhận toàn phần , KTV phát hiện
các trợ lý kiểm toán đã bỏ sót việc gửi thư xác nhận một số khoản phải thu khách hàng trọng
yếu . Trước tiên , KTV phải :
a. Đề nghị đơn vị được kiểm toán cho phép thực hiện ngay các thủ tục xác nhận này .
b. Thực hiện các thủ tục thay thế nhằm thu thập bằng chứng cho ý kiến chấp nhận toàn phần đó .
c.Đánh giá tầm quan trọng của thủ tục kiểm toán bị bỏ sót đối với ý kiến đã đưa ra trên báo cáo
kiểm toán .
d Điều tra xem liệu có đv hay cá nhân nào có thể sử dụng ý kiến của KTV cho việc ra quyết định
của họ hay ko .
3. KTV đang kiểm toán BCTC của cty C cho năm tài chính kết thúc 31.12.200X . Sau ngày kết
thúc năm tài chính but trước ngày hoàn thành kiểm toán , cty C đã mua lại 10 % số cổ phiếu của
mình đang lưu hành . KTV nên :
a. Đưa thêm vào báo cáo kiểm toán một đoạn lưu ý người đọc BCTC về sự kiện này
b . Đề nghị công ty C điều chỉnh lại BCTC năm 2000 để phản ảnh sự kiện trên .
c. Đề nghị công ty C công bố vấn đề này trên Bản thuyết minh BCTC năm 200X .
d . Không cần thực hiện bất kỳ thủ tục kiểm toán nào
4. Khách hàng bị một trận hỏa hoạn vào trước ngày ký báo cáo kiểm toán gây thiệt hại đáng kể
đến tài sản cũng như hoạt động của doanh nghiệp , lúc này KTV nên :
a. Thông báo cho BGD biết rằng họ phải khai báo thông tin về vụ hỏa hoạn trong phần thuyết
minh
b. Dời ngày phát hành báo cáo kiểm toán cho đến khi biết rõ nguyên nhân hỏa hoạn .
c.Yêu cầu Ban giám đốc điều chỉnh BCTC .
d . Thực hiện cả ba cách trên .
5. Sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán là các sự kiện phát sinh :
a.Từ ngày đầu của niên độ sau đến ngày khóa sổ kế toán của niên độ sau
b. Sau ngày ký báo cáo kiểm toán .
c. Sau ngày phát hành BCTC .
d. Cả 3 câu trên đều sai .
6.Theo VSA 560 " Sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC , các sự kiện phát sinh
sau ngày khóa sổ kế toán liên quan đến trách nhiệm của KTV gồm
a. Các sự kiện phát sinh đến ngày kỷ báo cáo kiểm toán
b. Các sự kiện được phát hiện sau ngày ký báo cáo kiểm toán nhưng trước ngày công bố BCTC
c. Các sự kiện được phát hiện sau ngày cô ng bố BCTC .
b. Cả 3 câu trên đều đúng .
7.Ví dụ nào sau đây liên quan các sự kiện phát sinh sau ngày khôa số những đơn vị không phải
điều chỉnh BCTC và cũng không cần công bố trong thuyết minh BCTC :
a.Doanh số sụt giảm đáng kể
b. Tài sản của đơn vị bị thiệt hại đáng kể do một cơn lũ gây ra .
c. ĐV phát hành thêm cổ phiếu .
d. Giải quyết các khoản nợ quan trọng liên quan đến nợ tiềm tàng vào cuối niên
8.Sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm nào dưới đây cần phải điều chỉnh BCTC
của niên độ 20x0 :
a. Công ty bản được một số cổ phiếu mới phát hành là 500 triệu đồng vào ngày 30.01.20x1 .
b.Tỷ giá hối đoái ngày 15.01 20xl tăng lên quá cao so với TGHD mới vừa điều chỉnh vào ngày
31.12 2030
c. Vào tháng 02.20x1 , tòa án xử phải bồi thường cho nguyên đơn 100 triệu đồng do vi phạm bản
quyền trong năm 2010. Trong khi trước đó trên BCTC vào ngày 31.12.2010 , cty chỉ ước tính
khoản này là 12 triệu đồng .
d. Một cơn bão vào ngày 01.03 20x1 đã gây thiệt hại khoảng 1 tỷ đồng cho một tòa nhà của công
ty .
9.Theo VAS 23 “Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm ” , nếu cổ tức được
công bố sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm nhưng trước ngày phát hành BCTC , sự kiện này
thuộc về :
a. Loại sự kiện cần điều chỉnh số liệu trên BCTC . .
b. Loại sự kiện không cần điều chỉnh số liệu trên BCTC .
c. Cần có thêm thông tin mới có thể xác định được sự kiện trên thuộc loại nào . .
d. Không phải là sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm .
10.Công ty ANC bán một nhà xưởng có giá trị trọng yếu vào tháng 1 /20x7 . Đây là một sự kiện
phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán và do đó công ty ANC :
a. Cần điều chỉnh số liệu trên BCTC năm 20x6 ,
b. Không cần điều chỉnh , chỉ cần công bố trên Bản thuyết minh BCTC năm 20x6 ,
c. Cần điều chỉnh số liệu đồng thời công bố trên Bản thuyết minh BCTC năm 2016 .
d. Cả 3 cầu trên đều sai .
11.Theo VAS 23 “ Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm ” , tình huống nào sau
đây dẫn đến phải điều chỉnh số liệu trên BCTC :
s. Những sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm nhưng trước ngày ký BCTC .
b.Tất cả các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm .
c. Những sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm cung cấp bằng chứng về các sự việc
đã tồn tại trong năm tài chính .
d. Cả ba câu trên đều đúng .
12.Trong các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm nhưng trước ngày ký báo cáo
kiểm toán dưới đây , sự kiện nào không cần công bố trên Bản thuyết minh báo cáo tài chính :
a. Công ty phát hành số lượng lớn các cổ phiếu hay các trái phiếu dài hạn
b. Phần lớn các máy móc thiết bị và hàng tồn kho bị hư hỏng nặng do bị lũ quét .
c. Giá cổ phiếu của công ty bị giảm .
d. Chi trả một khoản tiền bồi thường lớn cho một vụ kiện xảy ra sau ngày kết thúc kỳ kế toán
năm . .
13.Theo VAS 23 “ Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm ” , sự kiện nào sau
đây mà đơn vị không cần điều chỉnh BCTC và cũng không cần khai báo trên thuyết minh BCTC
năm 200 , biết rằng ngày ký BCTC là 01 / 03 / 20X1 :
a. Ngày 25/02/2011 , đơn vị phát hành thêm một lượng lớn cổ phiếu .
b . Ngày 30/01/2011 , đơn vị thu hồi được một khoản công nợ đã xóa sổ ngày 31 / 12 / 20X0 .
c . Ngày 15/02/2011 , đơn vị bị hỏa hoạn gây thiệt hại nghiêm trọng cho TS và việc tiếp tục
SXKD của đơn vị .
d. Tất cả đều sai .
14.Theo quy định của VSA 560 " Sự kiện phát sinh sau ngày khổa sổ kế toán lập BCTC , KTV
chỉ xem xét sự kiện phát hiện sau ngày công bố BCTC khi :
a. Sự kiện đổi mới phát sinh sau ngày công bố BCTC
b. Sự kiện được phát hiện sau ngày công bố BCTC nhưng nó đã phát sinh trong khoảng thời gian
từ ngày ký báo cáo kiểm toán đến ngày công bố BCTC
c. Sự kiện xảy ra đến ngày ký báo cáo kiểm toán và cần phải điều chỉnh lại báo cáo kiểm toán
d. Cả ba câu trên đều đúng
15.Khi thu thập bằng chứng kiểm toán về các vụ kiện mà đơn vị được kiểm toán là bị đơn , kiểm
toán viên không thực hiện thủ tục nào dưới đây
a. Xác định các thời điểm xuất hiện nguyên nhân chính làm phát sinh vụ kiện .
b .Ước tính và các khoản tiền phải bồi thường .
c. Thảo luận với luật sư về khả năng công ty thua kiện .
d. Ước tính về thời điểm vụ kiện sẽ được tòa phán quyết
16.KTV thường thực hiện thủ tục kiểm toán nào dưới đây nhầm thu thập bằng chứng các sự kiện
sau ngày kết thúc kỳ kế toắn năm
a. Tính lại các vị có số tiền lớn phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán nam để đảm bảo chúng đã
được tính toán đủ ng về mặt số học .
b. Điều tra những thay đổi doanh thu sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm .
c. Thảo luận với luật sư của công ty về các vụ kiện , khiếu nại và đánh giá của họ đối với các sự
kiện này sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm .
d. Gói thư xác nhận các tài khoản ngân hàng mà sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm c .
17.Cho biết trong những phát biểu dưới đây . phát biểu nào không phù hợp với VSA 360 “ Sự
kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC”
a. Nếu sự kiện sau ngày ký báo cáo kiểm toán dẫn đến sự điều chỉnh BCTC nhưng vẫn không đòi
hỏi một ý kiến khác với ý kiến trên báo cáo kiểm toán đã ký , KTV chỉ cần phát hành báo cáo
kiểm toán mới có sửa đổi ngũ y ký báo cáo kiểm toán nhưng không được trước ngày ký BCTC
mới .
b. Nếu đến gần ngày công bố BCTC của năm sau mới phát hiện sự kiện sau ngày kết thúc niên
độ của năm trước thì không cần xem xét để điều chỉnh BCTC và báo cáo kiểm toán
c. KTV chỉ có trách nhiệm phát hiện các sự kiện xảy ra cho đến ngày ký báo cáo kiểm toán .
d. Các thủ tục nhận dạng các sự kiện sau ngày kết thúc năm tài chính nhưng trước ngày của báo
cáo kiểm toán thường được tiến hành vào giai đoạn cuối của cuộc kiểm toán .
18. KTV không có trách nhiệm xem xét , kiểm tra đối với bất kỳ sự kiện nào phát sinh vào thời
điểm nào sau đây :
a. Sau ngày công bố BCTC .
b.Sau ngày ký BCTC .
c. Sau ngày ký BCTC nhưng trước ngày ký báo cáo kiểm toán .
d. 3 cầu trên đều sai
19 Sự kiện nào được xem là sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC theo VAS 23 :

a. Sự kiện phát sinh trong khoảng thời gian từ sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm đến ngày phát
hành BCTC có ảnh hưởng tích cực đến uy tín của đơn vị trên thị trường tiêu thụ .
b. Sự kiện có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến BCTC của đơn vị đã phát sinh trong khoảng
thời gian từ sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm đến ngày phát hành BCTC .
c. Sự kiện xảy ra từ sau ngày phát hành BCTC đến ngày khóa sổ kế toán của niên độ sau .
d . Cả ba câu trên đều sai .
20.Trước ngày ký báo cáo kiểm toán về BCTC của niên độ kết thúc ngày 31/12/2010 của công ty
ABC. KTV được biết vụ kiện xảy ra ngày 10/05/2010 giữa ABC và khách hàng vừa được tòa
phán quyết là ABC phải chi trả 25 tỷ đồng để đền bù thiệt hại cho khách hàng Thông tin này
được xem là
a Nợ tiềm tàng
b.Sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán .
c. Giả định về tính hoạt động liên tục bị vi phạm .
d .Ba câu trên đểu đúng .
21. Trong năm 2015 , công ty Hoàng Quân và khách hàng có tranh chấp về một hợp đồng kinh tế
và số tiền khách hàng đôi bồi thường là rất lớn . Trước ngày ký kiểm toán , KTV được biết ngày
25/01/2016 LÔ a đã xét xử và phản quyết công ty Hoàng Quân phải bồi thường cho khách hàng .
Khi kiểm toán BCTC năm 2015 cho công ty Hoàng Quân , KTV cần xem xét sự kiện này như là
một
a. Sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ .
b. Một khoản nợ tiềm tàng
c. Câu a và b đều đúng .
d. Câu a và b đều sai
Lấy mẫu kiểm toán
1.Câu nào sau đây là một trường hợp của rủi ro lấy mẫu ;
a. Không phát hiện ra sai sốt trên các tài liệu không được kiểm toán viên kiểm tra
b. Không thực hiện đầy đủ các thủ tục kiểm toán trong kế hoạch lấy mẫu .
c.Chọn các thủ tục kiểm toán không phù hợp với mục tiêu kiểm toán .
d.Chọn cỡ mẫu quá nhỏ và không thoả mãn mục tiêu lấy mẫu kiểm toán
2. Khi áp dụng lấy mẫu kiểm toán , rủi ro lấy mẫu là :
Rủi ro do đánh giá kết quả mẫu dựa theo lý thuyết thống kê .
Khả năng mà KTV sẽ thất bại trong việc phát hiện sai sót trong số sách của khách hàng
Khả năng mà KTV không phát hiện ra những sai phạm có trong những phần tử được chọn vào
mẫu do sử dụng thủ tục kiểm toán không thích hợp .
d . Khả năng kết luận của KTV đưa ra dựa vào mẫu có thể khác với kết luận nếu KTV kiểm tra
toàn bộ tổng thể với cùng một thủ tục .
3.Khi thực hiện thử nghiệm kiểm soát nhân tố nào sau đây sẽ làm giảm cỡ mẫu :
a.Độ tin cậy mà kiểm toán viên dự định dựa vào hệ thống kiểm soát nội bộ giảm xuống .
b.Tỷ lệ sai phạm dự đoán tăng lên .
c.Tỷ lệ sai phạm chấp nhận được giảm xuống
d. Cả ba câu trên đều đúng .
4. Trong thử nghiệm cơ bản , có mẫu sẽ tăng lên khi :
a.KTV đánh giá rủi ro tiềm tàng tăng lên .
b. KTV đánh giá rủi ro kiểm soát giảm xuống
c.Tổng sai sót mà KTV có thể chấp nhận được tăng .
d.Câu a và c đúng
5 Nếu các nhân tố ảnh hưởng đến chương trình lấy mẫu không đổi , việc thay đổi mức sai phạm
dự đoán của tổng thể từ 8 % xuống còn 4 % sẽ làm cho cô mẫu :
a.Tăng lên .
c.Giảm đi
b.Giữ nguyên .
d.Không xác định được .
6 Đơn vị có một số lượng rất lớn các khoản nợ phải thu với giá trị từ 10 triệu đồng đến 10 tỷ
đồng Để có thể kiểm tra một số ít khoản nợ phải thu nhưng vẫn đảm bảo kiểm tra được phần lớn
số tiền phải thu của đơn vị , trước hết KTV nên áp dụng :
a.Kỹ thuật lấy mẫu thống kê .
b.Kỹ thuật phân nhóm .
c. Kỹ thuật phân tích .
d. 3 TH trên đều ko thích hợp
7.Kỹ thuật phân nhóm được áp dụng :
a Đối với những tổng thể có nhiều phần tử tương đối đồng nhất
b.Đối với những tổng thể có mức độ sai phạm lớn .
c.Đối với những tổng thể có độ phân tán cao
d.Cả ba câu trên đều đúng
8. Phương pháp chọn lựa các phần tử đặc biệt thường được KTV sử dụng đối với các tài khoản :
a.Tổng thể có ít phần tử và giá trị của các phần tử lớn .
b.Tổng thể có ít pt và giá trị của các p nhỏ
c.Tổng thể có nhiều phần tử nhưng giá trị của các pt đều nhỏ .
d.Cả 3 câu trên đều sai
9.Trước khi lựa chọn các phương thức để kiểm tra , KTV tiến hành phân nhóm tổng thể . Lý do
chính của việc phân nhóm là nhằm:
a.Giảm sự biến động của các ph trong nhóm để làm giảm cỡ mẫu mà rủi ro lấy mẫu ko tăng
tương ứng
b.Để tất cả các phần tử trong tổng thể đều có cơ hội được chọn .
c.Giúp xét đoán trong việc chọn lựa các các phần tử .
d. Tất cả các câu trên đều đúng
10. Tài khoản nợ phải thu gồm chi tiết là 100 khách hàng . Dựa vào kinh nghiệm năm trước ,
KTV biết rằng có một số khách hàng có khoản nợ lớn và thường hay có sai phạm ở các khách
hàng này . Phương pháp tốt nhất để lựa chọn các phần tử để kiểm tra số dư tài khoản nợ phải thu
là :
a.Chọn lựa toàn bộ .
b.Chọn phần tử đặc biệt
c. Chọn mẫu
d. Phối hợp cả ba phương pháp trên .
11.Để kiểm tra tính có thật của khoản phải thu khách hàng , KTV tiến hành thủ tục gửi thư xác
nhận và đặc điểm của khoản phải thu khách hàng như sau :
- 05 khách hàng có số dư chiếm 30 % giá trị khoản phải thu .
- 95 khách hàng có số dư chiếm 70 % giá trị khoản phải thu , Trong trường hợp này , phương
pháp lựa chọn các phần tử để kiểm tra phù hợp nhất là :
a. Gửi thư xác nhận 100 % .
b. Lựa chọn các phần tử đặc biệt trong số 95 khách hàng để gửi thư xác nhận .
c. Gửi thư xác nhận 100 % đối với 5 khách hàng có số dư chiếm 30 % giá trị khoản phải thu và
chọn mẫu để gửi thư xác nhận cho số khách hàng còn lại .
d. Chọn mẫu để gửi thư xác nhận bằng cách lựa chọn bất kỳ .
12.Tỷ lệ sai sót của mẫu cũng xấp xỉ tỷ lệ sai sót dự kiến của tổng thể . Điều này được chấp nhận
rộng rãi trong loại thử nghiệm nào sau đây :
a.Thử nghiệm kiểm soát
b.Thử nghiệm cơ bản .
c.Thử nghiệm KS & thử nghiệm cơ bản .
d.ABC SAI
13.Hãy chọn câu đúng nhất trong các phát biểu dưới đây :
a. Cỡ mẫu là tiêu chuẩn phân biệt lấy mẫu thống kê hay phi thống kê .
b . Lấy mẫu thống kê luôn đòi hỏi cô mẫu lớn hơn lấy mẫu phi thống kê .
c. Cỡ mẫu không phải là tiêu chuẩn phân biệt lấy mẫu thống kê hay phi thống kê .
d . Khi áp dụng lấy mẫu phi thống kê , KTV không được sử dụng các yếu tố của lấy mẫu thống
kê .
14.Thủ tục lấy mẫu được xem là lấy mẫu thống kê khi việc :
a . Lựa chọn các phần tử vào mẫu ngẫu nhiên và đánh giá kết quả mẫu không dựa theo lý thuyết
thống -
b. Lựa chọn các pt vào mẫu theo sự xét đoán 1 cách cẩn thận và đánh giá kết quả mẫu theo lý
thuyết thống kê .
c.Lựa chọn các phần tử vào mẫu ngẫu nhiên và đánh giá kết quả mẫu theo lý thuyết thống kê .
d . Các câu trên đều sai .
15.Từ kinh nghiệm của các kỳ kiểm toán trước , KTV biết được trong các khoản nợ phải trả
thường có một số khoản nợ phải trả lớn bất thường . Khi áp dụng lấy mẫu thống kê KTV nên :
a.Loại bỏ các khoản nợ phải trả này nếu nó xuất hiện trong mẫu .
b.Gia tăng cỡ mẫu để loại trừ ảnh hưởng của các khoản này .
c.Nếu KPT đó được chọn vào mẫu , KTV thay thế = 1 KPT khác để bảo đảm mẫu đại diện cho
tổng thể .
d.Chia tổng thể thành các nhóm theo số tiền phải trả để xem xét riêng từng nhóm .
16.Mặc dù có những khía cạnh của các kỹ thuật lấy mẫu mang tính khách quan , nhưng thông
thường phần lớn có tính chủ quan , chủ yếu là do quyết định của KTV về :
a.Lựa chọn các phần tử của mẫu .
b.Mức sai lệch có thể bỏ qua và mức độ rủi ro có thể chấp nhận được .
c.Tính không đồng nhất của các phần tử trong tổng thể
d.Sự thừa nhận của rủi ro lấy mẫu.
Nợ phải thu
2. Hoạt động kiểm soát nào dưới đay có thể giúp ngăn chặn việc biển thủ tiền thu từ khách hàng:
a.Bộ phận giám sat phải so sánh đối chiếu tổng số tiền thu trong ngày với tổng số tiền trong sổ
nhật ký thu quỹ
b.Kiểm tra độc lập thời gian ghi nhận nghiệp vụ trong số nhật ký thu quỹ với thời gian ghi trên
bảng tổng hợp số tiền thu trong ngày
c. Việc xóa số những khoản nợ không thể thu hồi phải được phê chuẩn bởi một người có thẩm
quyền ở bộ phận phê chuẩn việc bản chịu
d. Tách biệt giữa nhân viên thu tiền và nhân viên kế toán nợ phải thu .
3. Hoạt động kiểm soát nào dưới đây có thể giúp ngăn chặn việc biển thủ tiền thu được từ khách
hàng :
a. Phụ trách thu hồi nợ phải thu là một nhân viên trung thực và cần mẫn .
b. Tách biệt giữa nhân viên thu tiền và nhân viên kế toán nợ phải thu .
c. Kiểm tra độc lập thời gian thu tiền của khách hàng trên phiếu thu với thời gian ghi nhận
nghiệp vụ thanh toán của khách hàng trên số chi tiết khoản phải thu .
d.Bộ phận giám sát phải so sánh đối chiếu tổng số tiền thu trong ngày với tổng số tiền trong sổ
nhật ký thu tiền .
4. Căn cứ các séc trả tiền của khách hàng , một nhân viên có trách nhiệm lập bảng kê và gửi đến :

a. Kiểm toán viên nội bộ để kiểm tra những nghiệp vụ bất thường .
b. Kế toán tiền gửi ngân hàng để so sánh với số phụ hàng tháng của ngân hàng .
c. Kế toán nợ phải thu để cập nhật vào sổ chi tiết tài khoản nợ phải thu .
d . Câu b và c đúng
5.Khi KH nộp tiền , kế toán thanh toán của dv sẽ lập phiếu thu 3 liên để giao cho người nộp tiền ,
thủ quỹ và chuyển cho :
a. Kiểm toán viên nội bộ để để kiểm tra những nghiệp vụ bất thường
b. Kế toán nợ phải thu để ghi nhận vào sổ sách liên quan
c. Kế toán trưởng để kiểm tra việc thanh toán .
d. Nhân viên phụ trách khách hàng ở phòng kinh doanh .
7.Khi kiểm toán viên chọn mẫu các phiếu giao hàng để đối chiếu với các bản lưu hoá đơn bán
hàng có liên quan , đây là thủ tục kiểm toán thích hợp để xác định :
a.Hoá đơn bán hàng đã được gửi cho khách hàng .
b.Đã ghi sổ nghiệp vụ bán hàng .
c.Có lập hoá đơn bán hàng .
d. Câu a và b đúng .
8.Khi kiểm toán viên chọn mẫu các chứng từ gửi hàng để đối chiếu với các bản lưu hoá đơn bán
hàng có liên quan , đây là thủ tục kiểm toán thích hợp để xác định :
a. Đã ghi sổ nghiệp vụ bán hàng .
b.Có lập hoá đơn bán hàng .
c. Hoá đơn bán hàng đã được gửi cho khách hàng .
d.3 câu trên đều đúng .
9.Thư xác nhận đóng ( dạng phủ định ) đối với nợ phải thu ( đề nghị khách hàng chỉ phản hồi khi
có bất đồng về thông tin yêu cầu xác nhận ) được sử dụng khi :
Rủi Ro kiểm soát của nợ phải Các KPT có số tiền Khả năng sai sót ước tính
thu nhỏ
a Thấp Nhiều Thấp
b Thấp Ít Thấp
c Cao Ít Cao
d Cao Nhiều Cao

12.Khi kiểm toán tiền và nợ phải thu , kiểm toán viên nên chú trọng nhất đến cơ sở dẫn liệu :
a.Đầy đủ . b.Hiện hữu c.Nghĩa vụ . d.Trình bày và công bố .
13.Khi kiểm toán nợ phải trả , kiểm toán viên nên chú trọng nhất đến cơ sở dẫn liệu
a.Đầy đủ . c.Nghĩa vụ . b.Hiện hữu . d.Trình bày và công bố .
14.Khi kiểm toán nợ phải trả , kiểm toán viên nên chú trọng nhất đến cơ sở dẫn liệu
a.Đầy đủ . c.Nghĩa vụ . b.Hiện hữu . d.Trình bày và công bố .
16. Dối chiếu giữa các chứng từ đơn đặt hàng , chứng từ gửi hàng và HDBH về chủng loại , số
lượng và giá trị là để giúp đơn vị
a. Đảm bảo giao hàng đúng yêu cầu của khách hàng
b. Đảm bảo tính tiền đúng với giá trị và số lượng hàng đã giao
c.Câu a và b đều đúng
d..Câu a và b đều sai .
17.Việc đánh số thứ tự liên tục trước khi sử dụng đối với các chứng từ như : đơn đặt hàng ,
chứng từ gửi hàng và hoá đơn bán hàng .. , chủ yếu nhằm giúp đơn vị
a. Kiểm tra các nghiệp vụ đã ghi sổ có hợp lệ không .
b. Xác định các nghiệp vụ ghi trên chứng từ có thực sự xảy ra không .
c. Kiểm tra doanh thu bán hàng và nợ phải thu có được ghi nhận đúng kỳ không .
d. Kiểm tra sự liên tục của STT trên chứng từ để phát hiện các chứng từ bị mất và những nvu Ko
ghi sổ .
18.Việc gửi thư xin xác nhận nợ phải thu khách hàng nhằm cung cấp bằng chứng giúp xác định :
1.Sẽ thu được tiến của các khoản phải thu này .
b.Quyền sở hữu của các số dư được xác nhận .
c.Sự hiện hữu của các số dư trên
d.Câu b và c đúng .
19.Gửi thư xin xác nhận nợ phải thu cung cấp bằng chứng liên quan đến :
a.Sự hiện hữu của các số dư này .
b.Sẽ thu được tiền của các khoản phải thu này .
c.Quyền sở hữu của các số dư được xác nhận .
d. Kiểm soát nội bộ đối với nợ phải thu là hữu hiệu
20.Thư xác nhận nợ phải thu khách hàng sẽ không cung cấp bằng chứng về việc :
a.Sẽ thu được tiến của các khoản nợ phải thu này .
b . Kiểm soát nội bộ đối với nợ phải thu là hữu hiệu .
c . Khách hàng cam kết sẽ thanh toán số tiền còn nợ .
d.Ba câu trên đều đúng .
21.Khi kiểm tra các bút toán trong nhật ký bán hàng quanh thời điểm khóa sổ , KTV có thể phát
hiện được :
a . Lapping đối với NPT ở thời điểm kết thúc năm tài chính .
b.Thổi phổng doanh thu của năm .
C. Kitting đối với tiền gửi ngân hàng .
d.Tham ô tài sản

22.Khi kiểm tra các bút toán trong nhật ký bán hàng quanh thời điểm khóa sổ , KTV có thể sẽ
phát hiện được :
a.Doanh thu khoá số không đúng tiến độ .
b.Thủ tục kitting đối với tiền gửi ngân hàng
c. Thủ tục lapping đối với nợ phải thu ở thời điểm kết thúc năm tài chính .
d. Thủ thuật thổi phồng chi phí năm hiện hành .
24.Các thử nghiệm cơ bản được thiết kế để kiểm tra một số nghiệp vụ bán hàng quanh thời điểm
khóa sổ sẽ cung cấp bằng chứng liên quan đến cơ sở dẫn liệu nào dưới đây của doanh thu :
a.Đầy đủ . c.Nghĩa vụ . b.Hiện hữu . d.Trình bày và công bố .
25.KTV thường sử dụng bảng phân tích tuổi của các khoản nợ phải thu vào ngày kết thúc năm
tài chính để :
a.Đánh giá kiểm soát nội bộ đối với việc bán hàng trả chậm .
b. Ước tính các khoản nợ khó đòi .
c. Kiểm tra sự hiện hữu của các khoản nợ phải thu .
d. Câu a và b đúng .
27.KTV thường sử dụng bảng phân tích tuổi của các khoản nợ phải thu vào ngày kết thúc năm
tài chính để :
a.Đánh giá kiểm soát nội bộ đối với việc bán hàng trả chậm . .
b.Kiểm tra sự hiện hữu các khoản nợ phải thu trong sổ sách .
c.Ước tính các khoản nợ khó đòi .
d.3 câu trên đều đúng .
28. Để xác định mọi nghiệp vụ bán hàng đều đã được ghi nhận doanh thu , KTV nên chọn mẫu
kiểm tra từ :
a.Các phiếu giao hàng .
b . Nhật ký bán hàng .
c.Sổ chi tiết tài khoản nợ phải thu .
d.Các hoá đơn bán hàng .
29. Để xác định mọi khoản nợ phải thu đều đã được ghi sổ , kiểm toán viên nên chọn mẫu kiểm
tra từ :
a. Các hóa đơn bán hàng
b. Nhật ký bán hàng .
c. Sổ cái tài khoản nợ phải thu
d.Các phiếu giao hàng .
30. Để xác định mọi nghiệp vụ bán hàng được ghi trên nhật ký bán hàng đều thực sự phát sinh ,
kiểm toán viên nên chọn mẫu kiểm tra từ :
a.Các phiếu giao hàng
b.Nhật ký bán hàng .
c.Sổ chi tiết tài khoản NPT
d.Các hoá đơn bán hàng
31. Đối với nợ phải thu , việc tách biệt chức năng nào dưới đây có thể giúp ngăn ngừa thủ tục
lapping
a.Thu tiền và chi tiến
b.Thu tiền với lập bảng chỉnh hợp tiền gửi ngân hàng
c.Thu tiền với chỉ số tài khoản NPT .
d.Thu tiền vội bán hàng
32. Đối với nợ phải thu , để hạn chế và ngăn ngừa thủ thuật lapping cần tách biệt các chức năng
a. Thu tiền với bán hàng
b.Thu tiền với chỉ tiện .
c. Thu tiền với lập bảng chỉnh hợp tiền gửi ngân hàng .
d.Thu tiền với ghi số tài khoản nợ phải thu .
34. Để ngăn chặn tình trạng che dấu việc thiếu hụt tiền bằng cách xóa số không đúng các khoản
nợ phải thu , cần áp dụng thủ tục kiểm soát
a.Việc xóa sổ phải được phê chuẩn bởi một nhân viên có trách nhiệm sau khi xem xét đề nghị
của bộ phận tín dụng và các bằng chứng liên quan .
b.Việc xóa sổ phải được phê chuẩn bởi bộ phận theo dõi nợ phải thu .
c.Việc xổa sổ phải được phê chuẩn bởi bộ phận gửi hàng
d.Việc xóa sổ phải căn cứ vào bảng phân tích tuổi nợ quá hạn .
37. Để xác minh cơ sở dẫn liệu đánh giá đối với nợ phải thu , cần áp dụng thủ tục kiểm toán :
a.Chọn mẫu các nghiệp vụ trên sổ chi tiết tài khoản nợ phải thu , kiểm tra các chứng từ gửi hàng
có liên qua
b.So sánh vòng quay của khoản NPT với vòng quay bình quân NPT trong ngành để xem xét sự
hợp lý .
c.Tính toán lại các khoản chiết khấu thương mại .
d.Cả 3 câu trên đều đúng .
38. Tình huống nào sau đây ảnh hưởng đến cơ sở dẫn liệu đánh giá của nợ phải thu :
a.Số liệu chi tiết và tổng hợp nợ phải thu không thống nhất với nhau .
b.Các khoản chiết khấu thương mại quá nhiều .
c. Chính sách bán chịu quá dễ dãi nên dẫn đến nợ phải thu khó đòi tăng cao .
d. Không cho phép hàng đã bán được trả lại .
40. Kiểm toán viên kiểm tra một số nghiệp vụ bán hàng quanh thời điểm khóa sổ nhằm thu thập
bằng chứng liên quan đến cơ sở dẫn liệu nào dưới đây của doanh thu :
a.Đánh giá và Chính xác .
c.Đầy đủ và phát sinh .
b.Trình bày và công bố
d.Hiện hữu và quyền
HÀNG TỒN KHO
1. Việc chứng kiến và tham dự kiểm kê hàng tồn kho của kiểm toán viên là:
a. Thử nghiệm cơ bản, nhằm thỏa mãn mục tiêu kiểm toán hiện hữu và chính xác.
b. Thử nghiệm cơ bản, nhằm thỏa mãn mục tiêu kiểm toán hiện hữu, đầy đủ và đánh giá.
c. Thử nghiệm kiểm soát.
d. Câu b và c đều đúng.

2. Việc chứng kiến và tham dự kiểm kê hàng tồn kho của kiểm toán viên là:
a. Thử nghiệm chi tiết. b.Thủ tục phân tích.
c. Thử nghiệm kiểm soát. d.Câu a và c đều đúng.
3. Việc chứng kiến và tham dự kiểm kê hàng tồn kho của kiểm toán viên là:
a. Thử nghiệm kiểm soát
b. Thủ tục phân tích, nhằm thỏa mãn mục tiêu kiểm toán hiện hữu, đầy đủ, đánh giá và chính
xác.
c. Thử nghiệm cơ bản, nhằm thỏa mãn mục tiêu kiểm toán hiện hữu và đánh giá.
d. Câu a và b đều đúng.

4. Giả sử hàng tồn kho là một khoản mục trọng yếu trên báo cáo tài chính và những sai sót của
khoản mục này sẽ ảnh hưởng đến sự trung thực và hợp lý của tổng thể báo cáo tài chính. Vì thế,
nếu không thể chứng kiến và tham dự kiểm kê hàng tồn kho, kiểm toán viên có thể:
a. Từ chối đưa ra ý kiến dù cho những bằng chứng thay thế có thể làm kiểm toán viên thỏa mãn.
b. Từ chối đưa ra ý kiến nếu không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng thay thế thích hợp.
c. Rút lui khỏi hợp đồng kiểm toán để giảm trách nhiệm pháp lý do tính chất nghiêm trọng của
vấn đề.
d. Đưa ra ý kiến không chấp nhận vì chứng kiến kiểm kê là một thủ tục không thể thay thế.

6. Giả sử hàng tồn kho là một khoản mục trọng yếu trên báo cáo tài chính và những sai sót của
khoản mục này sẽ ảnh hưởng đến sự trung thực và hợp lý của tổng thể báo cáo tài chính, Vì thế,
nếu không thể chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho và không thể thu thập được bằng chứng thay thế
thích hợp, kiểm toán viên có thể:
a. Từ chối đưa ra ý kiến.
b. Đưa ra ý kiến không chấp nhận.
c. Đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần dạng ngoại trừ.
d. Rút lui khỏi hợp đồng kiểm toán để giảm trách nhiệm pháp lý do tính chất nghiêm trọng của
vấn đề.

8. Giả sử doanh thu của công ty thương mại ACF năm nay so với năm trước không biến động
nhiều, nhưng tỷ lệ lãi gộp của ACF lại tăng đáng kể. Đây là dấu hiệu cho thấy có thể:
a. Hàng tồn kho bị khai thiếu.
b. Hàng tồn kho bị lỗi thời hoặc mất phẩm chất.
c. Hàng tồn kho bị khai khống.
d. Câu a và b đúng.

10. Một lô hàng được bán sau ngày kết thúc niên độ nhưng trước ngày ký báo cáo tài chính với
giá thấp hơn giá trị ghi sổ và số tiền chênh lệch là trọng yếu:
a. Là sự kiện sau ngày kết thúc niên độ và cần phải điều chỉnh báo cáo tài chính.
b. Là sự kiện sau ngày kết thúc niên độ, tuy không cần điều chỉnh BCTC nhưng phải công bố
trong thuyết minh BCTC
c. Không phải là sự kiện sau ngày kết thúc niên độ nên không cần điều chỉnh và công bố trong
thuyết minh BCTC.
d. Cả ba câu trên đều sai.

11. Một lô hàng có giá trị trọng yếu bị cháy toàn bộ sau ngày kết thúc niên độ nhưng trước ngày
ký BCTC:
a. Là sự kiện sau ngày kết thúc niên độ và cần phải điều chỉnh báo cáo tài chính.
b. Là sự kiện sau ngày kết thúc niên độ, tuy không cần điều chỉnh BCTC nhưng phải công bố
trong thuyết minh báo cáo tài chính.
c. Không phải là sự kiện sau ngày kết thúc niên độ nên không cần điều chỉnh và công bố trong
thuyết minh BCTC
d. Cả ba câu trên đều sai.

12. Một lô hàng tồn kho bị giảm giá sau ngày kết thúc niên độ với giá thấp hơn giá trị đã lập dự
phòng và số tiền chênh lệch là trọng yếu:
a. Không phải là sự kiện sau ngày kết thúc niên độ nên không cần điều chỉnh và khai báo trong
thuyết minh BCTC
b. Là sự kiện sau ngày kết thúc niên độ, tuy không cần điều chỉnh báo cáo tài chính nhưng phải
khai báo trong thuyết minh báo cáo tài chính.
c. Là sự kiện sau ngày kết thúc niên độ và phải điều chỉnh báo cáo tài chính.
d. Cả ba câu trên đều sai.

13. Để phát hiện các nghiệp vụ mua hàng phát sinh trong niên độ này nhưng lại ghi vào niên độ
sau, kiểm toán viên nên áp dụng thử nghiệm:
a. Chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho tại ngày kết thúc niên độ.
b. Chọn mẫu một số nghiệp vụ từ nhật ký mua hàng trong kỳ để đối chiếu với chứng từ gốc có
liên quan nhằm xác định thời gian chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa.
c. Chọn mẫu các chứng từ nhập hàng trong kỳ, kiểm tra đến nhật ký mua hàng xem có được ghi
nhận hay chưa.
d. Kiểm tra các nghiệp vụ nhập hàng và trả tiền sau ngày kết thúc niên độ, đối chiếu ngày của
chứng từ chuyển hàng với ngày ghi nhận vào sổ sách của hàng mua.

14. Nhằm mục đích phát hiện các nghiệp vụ mua hàng phát sinh trọng niên độ này nhưng lại ghi
vào niên độ sau, kiểm toán viên nên áp dụng thử nghiệm:
a. Kiểm tra các nghiệp vụ nhập hàng và trả tiền sau ngày kết thúc niên độ, đối chiếu ngày của
chứng từ chuyển hàng với ngày ghi nhận vào sổ sách của hàng mua.
b. Chọn mẫu một số nghiệp vụ từ nhật ký mua hàng trong kỹ để đối chiếu với chứng từ gốc có
liên quan nhằm xác định ngày hàng mua thực sự thuộc quyền sở hữu của đơn vị.
c. Chọn mẫu các chứng từ nhập hàng trong kỳ, kiểm tra đến nhật ký mua hàng xem có được ghi
nhận hay chưa.
d. Gửi thư xác nhận đến các nhà cung cấp

15. Để phát hiện các nghiệp vụ mua hàng phát sinh trong niên độ này nhưng lại ghi vào niên độ
sau, kiểm toán viên nên áp dụng thử nghiệm:
a. Chọn mẫu một số nghiệp vụ từ nhật ký mua hàng trong kỹ để đối chiếu với chứng từ gốc có
liên quan nhằm xác định ngày hàng mua thực sự thuộc quyền sở hữu của đơn vị.
b. Chọn mẫu các chứng từ nhập hàng trong kỳ, kiểm tra đến nhật ký mua hàng xem có được ghi
nhận hay chưa.
c. Kiểm tra các nghiệp vụ nhập hàng và trả tiền sau ngày kết thúc niên độ, đối chiếu ngày của
chứng từ chuyển hàng với ngày ghi nhận hàng mua.
d. Câu b và c đúng

16. Vào cuối năm 20x3, công ty Tân Phát nhập khẩu một lô hàng theo giá FOB (cảng đi). Giả sử
ngày phát hành vận đơn đường biển là 28/12/20x3, hoá đơn người bán ghi ngày 3/01/20x4, ngày
nhập hàng và trả tiền là 4/01/20x4. Tại thời điểm 31/12/20x3, do hàng chưa về kho nên kế toán
chưa ghi nhận nghiệp vụ mua hàng và biên bản kiểm kê không có lô hàng này. Nếu Tân Phát kế
toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ, lô hàng trên sẽ được:
a. Tính vào hàng tồn kho trong năm 20x3 nhưng không điều chỉnh giá vốn hàng bán.
b. Tính vào hàng tồn kho trong năm 20x3 và điều chỉnh giảm giá vốn hàng bán.
c. Tính vào hàng tồn kho trong năm 20x3 và điều chỉnh tăng giá vốn hàng bán.
d. Không tính vào hàng tồn kho năm 20x3.

18. Ngày 31/12/20x3, công ty Đông An căn cứ vào kết quả kiểm kê cho thấy lô hàng A-045 đã bị
giảm chất lượng, đã 1ập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cho lô hàng trên với số tiền là 100 triệu
đồng (giá gốc của lô hàng A-045 trên số kế toán trước khi lập dự phòng là 200 triệu đồng). Sau
đó, vào ngày 15/01/20x4, Đông An đã bán được lô hàng trên với số tiền là 180 triệu đồng. Nếu
ảnh hưởng của sự kiện trên là trọng yếu, kiểm toán viên phải:
a. Yêu cầu đơn vị điều chỉnh giảm bớt dự phòng 20 triệu đồng.
b. Yêu cầu đơn vị điều chỉnh giảm bớt dự phòng 80 triệu đồng.
c. Chỉ yêu cầu đơn vị công bố trên thuyết minh BCTC, không yêu cầu điều chỉnh do việc bán
hàng xảy ra sau ngày kết thúc niên độ
d. Phát hành ngay báo cáo kiểm toán loại chấp nhận từng phần dạng ngoại trừ hoặc không chấp
nhận do có bất đồng ý kiến nghiêm trọng giữa kiểm toán viên và ban giám đốc đơn vị.

19. Do kết quả kiểm kê cho thấy lô hàng bột giặt đã bị đóng cục, ngày 31/12/20x3, công ty Hải
Hồ đã lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cho lô hàng trên với số tiền là 100 triệu đồng (giá gốc
của lô hàng bột giặt trên số kế toán trước khi lập dự phòng là 200 triệu đồng). Sau đó, vào ngày
15/1/20x4, Hải Hồ đã bán được lô hàng trên với số tiền là 80 triệu đồng. Nếu ảnh hưởng của sự
kiện trên là trọng yếu, kiểm toán viên phải:
a. Yêu cầu đơn vị điều chỉnh tăng thêm dự phòng 20 triệu đồng.
b. Yêu cầu đơn vị điều chỉnh giảm bớt dự phòng 80 triệu đồng.
c. Chỉ cần yêu cầu đơn vị công bố trên thuyết minh báo cáo tài chính, không cần yêu cầu điều
chỉnh do việc bán hàng xảy ra sau ngày kết thúc niên độ.
d. Phát hành ngay báo cáo kiểm toán loại chấp nhận từng phần dạng ngoại trừ hoặc không chấp
nhận do có bất đồng ý kiến nghiêm trọng giữa kiểm toán viên và ban giám đốc đơn vị

21. Tỷ lệ lãi gộp năm 20x3 của công ty Tân Thuận là 30%, tăng 20% so với năm 20x2, Giả sử:
- Tân Thuận chỉ kinh doanh một loại sản phẩm duy nhất.
- Sản lượng tiêu thụ và giá bán của sản phẩm này tại Tân Thuận trong năm 20x3 hầu như không
biến động đáng kể so với năm 20x2.
- Kiểm toán viên có chứng kiến kiểm kê và tin tưởng về kết quả kiểm kê hàng tồn kho ngày
31/12/20x
- Tân Thuận kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
Nếu số dư đầu kỳ của hàng tồn kho là đúng, biến động của tỷ lệ lãi gộp như trên là dấu hiệu cho
thấy có thể:
a. Hàng tồn kho cuối kỳ bị khai khống b. Hàng tồn kho cuối kỳ bị khai thiếu.
c. Giá trị hàng mua trong kỳ bị khai khống. d. Giá trị hàng mua trong kỳ bị khai thiếu.

22. Tỷ lệ lãi gộp năm 20x3 của công ty Hàm Thuận là 30%, tăng 20% so với năm 20x2. Giả sử:
- Hàm Thuận chỉ kinh doanh một loại sản phẩm duy nhất.
- Sản lượng tiêu thụ và giá bán của sản phẩm này tại Hàm Thuận trong năm 20x3 hầu như không
biến động đáng kể so với năm 20x2.
- Kiểm toán viên đã kiểm tra và bằng chứng cho thấy các khoản mua hàng trong năm là hợp lý.
- Hàm Thuận kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
Nếu số dư đầu kỳ của hàng tồn kho là đúng, biến động của tỷ lệ lãi gộp như trên là dấu hiệu cho
thấy có thể:
a. Hàng tồn kho cuối kỳ bị khai khống b. Hàng tồn kho cuối kỳ bị khai thiếu.
c. Giá trị hàng mua trong kỳ bị khai khống. d. Giá trị hàng mua trong kỳ bị khai thiếu.

24. Thủ tục kiểm soát thường được áp dụng đối với hàng tồn kho là:
a. Phải tổ chức bộ phận mua hàng độc lập
b. Phải tổ chức kiểm kê kho hàng ít nhất mỗi năm một lần
c. Việc mua hàng phải xuất phát từ yêu cầu của BPSX
d. Tất cả các câu trên đều đúng

25. Đối với hàng tồn kho, thủ tục kiểm soát không cần thiết là:
a. Bộ phận mua hàng phải có quan hệ tốt với nhà cung cấp.
b. Phải tổ chức bộ phận mua hàng độc lập.
c. Phải tổ chức kiểm kê kho hàng ít nhất mỗi năm 1 lần.
d. Việc mua hàng phải xuất phát từ yêu cầu của BPSX
27. Khi hàng tồn kho bị khai khống, chỉ số bị ảnh hưởng là:
a. Tỷ lệ lãi gộp b. ROA c. ROE d. 3 câu trên đều đúng

28. Khi hàng tồn kho bị khai thiếu, chỉ số bị ảnh hưởng là:
a. Tỷ lệ lãi gộp b. ROA c. ROE d. 3 câu trên đều đúng

29. Theo phương pháp kiểm kê định kỳ, nếu hàng tồn kho bị khai khống, khoản mục bị ảnh
hưởng là:
a. Nợ phải trả. b. Giá vốn hàng bán. c. Lợi nhuận kế toán. d. Câu b và c đúng.

30. Khi chứng kiến kiểm kê tại một kho thực phẩm ăn liền, kiểm toán viên nhận thấy hàng tồn
kho không được sắp xếp trật tự. Trong tình huống này, bên cạnh cơ sở dẫn liệu hiện hữu, cơ sở
dẫn liệu nào của hàng tồn kho cũng bị đe dọa:
a. Đầy đủ. b.Đánh giá. c. Quyền d. Trình bày và công bố

33. Để thỏa mãn mục tiêu kiểm toán đầy đủ của hàng tồn kho, khi chứng kiến kiểm kê hàng tồn
KTV nên
a. Chọn mẫu 1 số mặt hàng từ danh mục hàng tồn kho cuối kỳ của phòng kế toán để kiểm kê số
tồn trong thực tế
b. Chọn mẫu một số lô hàng hiện có trong kho, không phân biệt mặt hàng, để kiểm kê sau đó đối
chiếu với thẻ kho.
c. Chọn mẫu một số mặt hàng hiện có trong kho để kiểm kê số tồn trong thực tế và đối chiếu với
danh mục hàng tồn kho cuối kỳ.
d. Chọn mẫu một số mặt hàng từ Bảng tổng hợp kết quả kiểm kê để đối chiếu đến các Phiếu
kiểm kê liên quan

34. Để thỏa mãn mục tiêu kiểm toán hiện hữu của HTK, khi chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho
KTV phải
a. Chọn mẫu 1 số mặt hàng từ danh mục HTK cuối kỳ của phòng kế toán để kiểm kê số tồn trong
thực tế
b. Chọn mẫu một số lô hàng hiện có trong kho, không phân biệt mặt hàng, để kiểm kê sau đó đối
chiếu với danh mục
c. Chọn mẫu một số mặt hàng để kiểm kê số tổn trong thực tế , đối chiếu với danh mục hàng tồn
kho cuối kỳ.
d. Chọn mẫu một số mặt hàng từ Biên bản kiểm kê để đối chiếu với Bảng tổng hợp kết quả kiểm

35. Để thỏa mãn mục tiêu kiểm toán đánh giá của hàng tồn kho, khi chứng kiến kiểm kê hàng tồn
kho kiểm toán viên phải:
a. Chọn mẫu một số mặt hàng từ danh mục hàng tồn kho cuối kỳ của phòng kế toán để đối chiếu
số lượng tồn kho trong thực tế.
b. Chọn mẫu một số lô hàng hiện có trong kho, không phân biệt mặt hàng, để kiểm kế số lượng
sau đó đối chiếu với danh mục HTK cuối kì
c. Chọn mẫu một số mặt hàng để kiểm kê số lượng tồn kho trong thực tế đối chiếu với danh sách
hàng tồn kho cuối kỳ.
d. 3 câu trên đều sai.

36. Bạn được giao phụ trách kiểm toán khoản mục hàng tồn kho cho công ty Việt Phát cho niên
độ kết thúc vào ngày 31/12/20x0. Việt Phát áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong
hạch toán hàng tồn kho. Tất cả hàng hóa của Việt Phát đều được bán theo phương thức giao hàng
tại kho người mua, Trường hợp nào sau đây được bạn xem là sai lệch về niên độ hạch toán:

Ngày lập hóa đơn Ngày giao hàng tại kho người mua Niên độ hạch toán
a. 31/12/20x0 30/12/20x0 20x0
b. 3/1/20x1 31/12/20x0 20x0
c. 2/1/20x1 3/1/20x1 20x1
d. 3/1/20x1 31/12/20x0 20x1

39. Công ty TNHH Sao Băng áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong hạch toán hàng
tồn kho. Tất cả hàng hóa của Sao Băng đều được bán theo phương thức giao hàng tại kho người
mua. Kiểm toán viên Trí được giao phụ trách kiểm toán khoản mục hàng tồn kho cho công ty
Sao Băng cho niên độ kết thúc vào ngày 31/12/200X. Trường hợp nào sau đây được kiểm toán
viên Trí xem là sai lệch về niên độ hạch toán:
Niên độ hạch toán Ngày lập hóa đơn Ngày giao hàng tại kho người mua
a. 200X 31/12/200X 29/12/200X
b. 200X 3/1/200X+1 31/12/200X
c. 200X+1 30/12/200X 3/1/200X+1
d. 200X+1 3/1/200X+1 29/12/200X

40. Kiểm toán viên Phát được giao phụ trách kiểm toán khoản mục hàng tồn kho và giá vốn hàng
bán cho công ty Hòa Bình. Tài liệu kế toán của công ty thể hiện những thông tin sau:
Hàng tồn kho ngày 1/1/200X: 350.000.000đ
Mua hàng trong năm 200X: 4.250.000.000đ
Doanh thu năm 200X: 5.000.000.000đ
Kiểm toán viên Phát đã chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho vào 31/12/200X và xác định hàng tồn
kho của đơn vị vào thời điểm này là 550.000.000đ. Tỷ lệ lãi gộp bình quân của công ty Hòa Bình
khoảng 20%, Giám đốc công ty cho rằng hàng tồn kho bị mất rất nhiều do nhân viên biển thủ.
Ước tính giá gốc của số hàng bị mất tính đến thời điểm 31/12/200X là:
a. 50.000.000đ b. 45.000.000đ c. 30.000.000đ d. 65.000.000đ
TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
1. Kiểm toán viên Tùng đã kiểm toán tài sản cố định cho khách hàng Phan Nam trong nhiều năm
liền. Tuy Phan Nam có rất nhiều tài sản cố định nhưng hàng năm số lượng tài sản cố định đầu tư
mới không nhiều. Cách tiếp cận tốt nhất của Tùng khi kiểm toán tài sản cố định cho Phan Nam
là:
a.Tìm hiểu kiểm soát nội bộ rồi thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để giảm bớt các thử nghiệm
cơ bản.
b.Áp dụng các thủ tục phân tích. c.Thử nghiệm chi tiết số dư.
d.Thử nghiệm chi tiết nghiệp vụ.
2. Bạn đang kiểm toán báo cáo tài chính cho niên độ kết thúc ngày 31.12.2016 của công ty Hồng
Tân. Đây là một khách hàng đã được bạn kiểm toán từ năm 2004. Tuy Hồng Tân có rất nhiều tài
sản cố định nhưng hàng năm số lượng tài sản cố định đầu tư mới không nhiều. Cách tiếp cận tốt
nhất của bạn khi kiểm toán chi phí khấu hao tài sản cố định cho Hồng Tân là:
a. Sử dụng các thủ tục phân tích.
b. Tìm hiểu kiểm soát nội bộ rồi thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để giảm bớt các thử nghiệm
cơ bản.
c. Thử nghiệm chi tiết nghiệp vụ.
d. Thử nghiệm chi tiết số dư.
3. Công ty Khánh Hoàng là một doanh nghiệp sản xuất ngành hóa chất. Đặc điểm của công ty là
các TSCĐ có giá trị rất lớn nhưng hàng năm số lượng tài sản cố định đầu tư mới không nhiều.
Công ty kiểm toán của bạn đã kiểm toán cho Khánh Hoàng trong nhiều năm liền. Cách tiếp cận
tốt nhất của kiểm toán viên khi kiểm toán TSCĐ cho Khánh Hoàng là:
a. Thử nghiệm chi tiết nghiệp vụ.
b. Tìm hiểu kiểm soát nội bộ rồi thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để giảm bớt các thử nghiệm
cơ bản
c. Áp dụng các thủ tục phân tích. d. Câu b và c đúng.
5. Trong quá trình tham quan nhà xưởng của công ty Hải Đăng, Kiểm toán viên Khải nhận thấy
có một số máy móc mới. Đối chiếu với sổ chi tiết tài sản cố định, Khải thấy rằng các máy móc
mới này vừa được mua trong năm và có ghi nhận đầy đủ trong sổ kế toán. Khi kiểm tra đến các
khoản chi phí trong kỳ, Khải nhận thấy có một số khoản thanh toán cho công ty Hùng Vương,
một doanh nghiệp chuyên cho thuê tài sản (năm trước không có khoản chi nào cho Hùng
Vương). Lúc này Khải nên tìm thêm bằng chứng để bổ sung cho mục tiêu kiểm toán
a. Sự hiện hữu của tài sản cố định. c. Quyền của tài sản cố định.
b. Sự phát sinh của chi phí khấu hao. d. Sự đầy đủ của tài sản cố định.
6. Kiểm toán viên Tấn nhận thấy có một số thiết bị vận tải mới được sử dụng trong thi công tại
công ty Xây dựng HURA. Đối chiếu với số chi tiết tài sản cố định, Tấn thấy rằng các thiết bị mới
này vừa được mua trong năm và có ghi nhận đầy đủ trong sổ kế toán. Khi kiểm tra đến các khoản
chi phí trong kỳ, Tấn nhận thấy có một số khoản chi cho một công ty chuyên cho thuê tài sản
(năm trước không có khoản chi nào cho công ty này). Lúc này Tấn sẽ phải tìm thêm bằng chứng
để bổ sung cho mục tiêu kiểm toán:
a. Sự hiện hữu của tài sản cố định. c. Sự đầy đủ của tài sản.
b. Sự phát sinh của chi phí khấu hao. d. 3 câu trên đều sai.
7. Việc kiểm tra CPSC, bảo trì TSCD xem có khoản nào đủ điều kiện vốn hoá là nhằm thỏa mãn
mục tiêu kiểm toán:
a. Sự đầy đủ của tài sản cố định và sự phát sinh của chi phí sửa chữa, bảo trì.
b. Sự hiện hữu của tài sản cố định và sự phát sinh của chi phí sửa chữa, bảo trì.
c. Sự hiện hữu của tài sản cố định và sự đầy đủ của chi phí sửa chữa, bảo trì.
d. Sự đầy đủ của tài sản cố định và sự đầy đủ của chi phí sửa chữa, bảo trì.
9. Trong quá trình kiểm toán TSCD, các KTV thường kiểm tra chi phí sửa chữa, bảo trì tài sản
cố định xem có khoản nào đủ điều kiện vốn hoá hay không. Theo bạn, thủ tục này nhằm thỏa
mãn mục tiêu kiểm toán:
a.Tài sản cố định hiện hữu trong thực tế. b.Chi phí sửa chữa, bảo trì được ghi chép đầy đủ. c.
Tài sản cố định được ghi chép đầy đủ. d. Câu a, b đúng
10. Phát biểu nào sau đây là KHÔNG đúng khi kiểm toán tài sản cố định vô hình:
a. Kiểm toán viên không thể thu thập các bằng chứng dạng vật chất về tài sản cố định vô hình.
b. Mục tiêu kiểm toán đánh giá thường là quan trọng nhất.
c. Nguyên giá của tài sản cố định vô hình là một ước tính kế toán.
d. Khấu hao tài sản cố định vô hình là một ước tính kế toán.
11. Doanh nghiệp trích khấu hao thiếu đối với tài sản cố định sử dụng ở bộ phận bán hàng là 100
triệu đồng. Điều này ảnh hưởng đến báo cáo tài chính như sau:
a.Làm chi phí trong kỳ giảm 100 triệu đồng. b.Tổng tài sản tăng 100 triệu đồng.
c.Câu a và b đều đúng. d.Chưa thể xác định được.
12. Công ty Hoàn Mỹ trích khấu hao cho một số tài sản cố định đã khấu hao hết là 200 triệu
đồng. Các tài sản này được sử dụng ở bộ phận quản lý. Điều này ảnh hưởng đến báo cáo tài
chính như sau:
a.Làm chi phí trong kỳ giảm 200 triệu đồng. b.Tổng tài sản giảm 200 triệu đồng.
c.Câu a và b đều đúng. d.Chưa thể xác định được.
13. Doanh nghiệp trích khấu hao thiếu cho tài sản cố định sử dụng ở bộ phận sản xuất là 150
triệu đồng. Điều này ảnh hưởng đến báo cáo tài chính như sau:
a. Làm chi phí trong kỳ giảm 150 triệu đồng. b. Tổng tài sản giảm 150 triệu đồng
c.Câu a và b đều đúng. d.Chưa thể xác định được.
14. Khi doanh nghiệp chịu áp lực phải tăng lợi nhuận, xu hướng sai phạm phổ biến đối với tài
sản cố định là:
a.Bị khai khống. b.Bị khai thiếu. c. Tài sản cố định thường bị mất cắp.
d.TSCĐ được trình bày và công bố không đúng theo chuẩn mực và chế độ kế toán.
15. Trong trường hợp đánh giá khả năng khai khống lợi nhuận là cao, trong kiểm toán tài sản cố
định, KTV cần lưu ý xu hướng sai phạm là:
a.Khai thiếu tài sản cố định b.Tài sản cố định thường bị mất cắp.
c.Khấu hao thấp hơn yêu cầu của chuẩn mực kế toán. d.Cả 3 câu trên đều sai.
16. Trước áp lực phải tăng lợi nhuận, doanh nghiệp thường có xu hướng sai phạm đối với tài sản
cố định là:
a.Khai thiếu. b.Khai khống. c.Khấu hao TSCD cao một cách bất hợp lý.
d.Khóa số không đúng các nghiệp vụ mua sắm TSCD.
19. Hồ sơ kiểm toán nào dưới đây được lưu như là cơ sở cho bút toán điều chỉnh chi phí khấu
hao của đơn vị:
a. Các chứng từ gốc của những nghiệp vụ ghi nhận chi phí khấu hao trên sổ sách.
b. Kết quả tính toán lại khấu hao của kiểm toán viên dựa trên Sổ đăng ký tài sản cố định của đơn
vị.
c. Bảng phân tích tổng quát về khấu hao do kiểm toán viên tự lập.
d. Ước tính độc lập do KTV tính ra căn cứ vào tổng nguyên giá và tỷ lệ KH bình quân của từng
nhóm TSCD
20 Khi kiểm toán tài sản cố định không thể kết hợp với kiểm toán khoản mục:
a.Thu nhập khác. b.Tiền. c.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
d. Nợ phải trả.
21. Khi kiểm toán tài sản cố định có thể kết hợp với kiểm toán khoản mục:
a.Thu nhập khác. b.Tiền . c.Nợ phải trả. d.Cả 3 câu trên đều đúng.
22. Khi kiểm toán tài sản cố định không thể kết hợp với kiểm toán khoản mục:
a.Thu nhập khác. b.Tiền. c.Nợ phải trả. d.Cả 3 câu trên đều sai.
23. Khi nghi ngờ các chi phí sửa chữa, bảo trì nhà xưởng lại được vốn hoá (ghi nhận là tài sản cố
định), kiểm toán viên thường sử dụng thủ tục nào sau đây:
a. Thảo luận với giám đốc tài chính về chính sách vốn hoá của công ty.
b.Kiểm tra ctừ của các nghiệp vụ tăng TSCD trong năm liên quan đến việc sửa chữa, bảo trì nhà
xưởng.
c. Chọn mẫu các chi phí sửa chữa trên sổ chi tiết chi phí, kiểm tra các chứng từ phát sinh có liên
quan.
d. 3 câu trên đều đúng.
25. Để phát hiện các chi phí sửa chữa, bảo trì nhà xưởng lại được vốn hóa (ghi nhận là tài sản cố
định), kiểm toán viên thường sử dụng thủ tục nào sau đây:
a. Chọn mẫu các tài sản cố định giảm trong kỳ và kiểm tra chứng từ gốc.
b. Chọn mẫu các chi phí sửa chữa trên sổ chi tiết chi phí, kiểm tra các chứng từ phát sinh có liên
quan.
c. Tìm kiếm các nghiệp vụ tăng tài sản cố định trong năm liên quan đến chi phí sửa chữa, kiểm
tra nội dung các hợp đồng, chứng từ sửa chữa trong năm.
d. Tìm kiếm các nghiệp vụ ghi giảm chi phí sửa chữa và bảo trì trong kỳ và kiểm tra chứng từ
liên quan.

You might also like