You are on page 1of 3

ThuyÕt minh biÖn ph¸p thi c«ng* C«ng tr×nh C15 - §H C«ng ®oµn

THUYẾT MINH
BIỆN PHÁP THI CÔNG
CÔNG TRÌNH: CẢI TẠO, NÂNG CẤP , MỞ RỘNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN

A. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TRÌNH

I. Qui mô công trình:

Công trình nhà Liên hợp (nhà A) - Trường Đại học Công Đoàn Hà nội được
xây dựng tại đường Tây Sơn - Đống Đa - Hà nội.
- Đây là một công trình gồm nhiều công việc: Phá dỡ công trình cũ, xây mới công trình bên
cạnh công trình cũ, cải tạo và nâng cấp công trình cũ: Chủ yếu là khu vệ sinh, cửa và nền
nhà cũ, Xây tường rào, cổng, sân vườn và cải tạo hệ thống thoát nước ngoài nhà.
+ Phần phá dỡ: Công việc chính là phá dỡ toàn bộ 5 gian nhà cũ cao 3 tầng với hệ kết
cấu là tường chịu lực có sàn panen mái 2 lớp xấp ngửa. Diện tích phá dỡ của mỗi sàn
khoảng 150m2. Phần phá dỡ tiếp theo là toàn bộ mái của bên cánh gà phía bên phải của
phần cải tạo và một phần mái của nhà hội trường với diện tích tháo dỡ mái khoảng 800m2.
Sàn các tầng cũ 7 gian nhà cũ cần bóc bỏ gạch lát cũ- Khu vệ sinh cũ được phá bỏ toàn bộ
để làm lại. Ngoài ra toàn bộ tường rào phía ngoài cũng phải phá dỡ.
+ Phần xây mới: Xây ốp thêm 7 gian nhà vào sát với nhà hành chính và Hiệu bộ cũ
bao gồm: Nhà 4 tầng, mỗi tầng cao 3,9m, xây thêm một tầng 4 cho 7 gian nhà cũ và một
tầng 4 nhà hội trường A ( Sau khi đã được dỡ mái).
+ Công trình có bước gian 3,6m. Phần xây mới rộng 5,4m ( Từ trục AA đến trục CA,
riêng phần cầu thang phục vụ cho xây mới thêm ở đầu hồi nhà có bước gian 6m .
+ Tất cả các cửa đi của nhà cũ và các cửa đi cửa sổ của phần nhà xây mới đều dùng
cửa kính khung nhôm sơn tĩnh điện.
+ Nền nhà cũ các tầng được bóc bỏ và thay bằng gạch Ceramic 500x500 như phần xây
thêm. Tường và trần trong và ngoài được bả lăn sơn.
+ Khu vệ sinh cũ được phá đi và bố trí lại nhưng vẫn ở vị trí cũ.
+ Khối hội trường công tác cải tại chính là xây thêm một khu tại tầng 4 tử trục 2A đến
17'A và từ trục AA đến DB ở phía trước phần sân khấu làm thêm 1 gác lửng ở cốt +7,02m
có một khu vệ sinh và 2 cầu thang khu sân khấu.
- Phần xây thêm là hệ két cấu khung BTCT chịu lực được đổ bê tông toàn khối với hệ
sàn dày 10 cm. Toàn bộ phần kết cấu phần thân dùng bê tông 250#, thép chịu lực nhóm
AII. Móng của công trình được gia cố nền bằn cọc BTCT có tiến diện 20x20 cm, dự kiến
dài 12m .

II. Điều kiện, đặc điểm tổ chức công trường:

Nhà liên hợp - Đại học Công đoàn được xây dựng trong trung tâm thành phố Hà Nội,
khu vực đã có các công trình đang sử dụng phục vụ học tập, nghiên cứu. Khu vực công
trường cũng hay úng ngập trong mùa mưa, đường giao thông trong khu vực nhà trường và
khu dân cư hẹp mật độ phương tiện và người đi bộ tương đối lớn.

Nhận thức được các yêu cầu của hồ sơ mời thầu và khảo sát điều kiện thực tế tại công
trường, nhà thầu sẽ đặc biệt quan tâm để có các biện pháp khắc phục những khó khăn, đảm

1
ThuyÕt minh biÖn ph¸p thi c«ng* C«ng tr×nh C15 - §H C«ng ®oµn

bảo hoạt động của công trường không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của nhà
trường, của khu dân cư, đảm bảo an toàn lao động, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường,
trật tự xã hội trong khu vực công trường. (Các biện pháp cụ thể xin trình bày ở phần biện
pháp)

B. BIỆN PHÁP THI CÔNG

I. Cơ sở lập biện pháp thi công:


Căn cứ:
Thông báo mời thầu ngày 17-6-1999 của Trường Đại học Công Đoàn Hà nội kèm theo :
Hồ sơ mời thầu thi công cải tạo và nâng cấp công trình xây dựng nhà HCHB - Trường Đại
học Công Đoàn Hà nội.
Qui chế đấu thầu ban hành kèm theo nghị định 43/CP ngày 16 tháng 7 năm 1996 của
chính phủ.
Điều lệ quản lý chất lượng công trình theo quyết định 498 BXD/GĐ ngày 18-9-1996 của
Bộ Xây dựng.
Các tiêu chuẩn kỹ thuật TCVN
Điều kiện và năng lực nhà thầu.

II. Biện pháp thi công chung:


1. Tổ chức công trường:
Ngay sau khi được thông báo trúng thầu và ký kết hợp đồng kinh tế với chủ công trình.
Nhà thầu tiến hành tổ chức công trường:
- Làm việc với chủ đầu tư để nhận bàn giao mặt bằng tim cốt và tài liệu kỹ thuật. Đồng
thời chuẩn bị sẵn sàng khởi công theo kế hoạch của Ban quản lý dự án.
- Chuẩn bị lực lượng, thành lập công trường có bộ máy chỉ huy, cán bộ kỹ thuật, kinh tế,
vật tư... Điều động các đơn vị công nhân theo yêu cầu tiến độ công việc.
- Triển khai lực lượng thi công cơ giới để tiến hành công tác ép cọc, nền móng và các việc
tiếp theo.
- Bố trí mặt bằng tổ chức thi công như thiết kế tổng mặt bằng đã được thống nhất với chủ
đầu tư: Xây dựng các kho tàng, lán trại, hệ thống cấp, thoát nước công trường, điện thi
công, đưòng giao thông công trường, trạm trộn bê tông, xưởng cốt thép, xưởng mộc,
xưởng điện nước và bãi tập kết xe máy, thiết bị giàn giáo vật tư cho thi công.
- Làm việc với ban quản lý công trình và các cơ quan để được hợp đồng cấp điện nước.
- Làm việc với ngành giao thông và công an để xin phép cho xe máy hoạt động trên các
đường phố ra vào công trường.
- Làm việc với chính quyền địa phương để thực hiện các qui định của địa phương về trật tự
an toàn xã hội, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ...
- Làm hệ thống thoát nước công trường, có hố ga thu nước và bơm thoát ra hệ thống thoát
nước chung của thành phố, có nơi rửa sạch xe không đem bụi đất công trường vào thành
phố.
- Làm các hàng rào che chắn theo yêu cầu của nhà trường để đảm bảo trật tự, vệ
sinh không ảnh hưởng đến khu vực học tập và làm việc của nhà trường.

2. Biện pháp đảm bảo tiến độ thi công:


Căn cứ yêu cầu tiến độ xây dựng công trình mà chủ đầu tư đã đề ra trong hồ sơ mời
thầu. "Độ dài thời gian hoàn thành công trình là 6 tháng kể từ ngày khởi công công trình".

Để đáp ứng yêu cầu thời gian thi công đã được chủ đầu tư ấn định nhà thầu lựa
chọn phương án thi công tối ưu với các biện pháp cụ thể như sau:
- Lập tổng tiến độ thi công và tiến độ thi công chi tiết tuần, tháng được chủ đâu tư chấp

2
ThuyÕt minh biÖn ph¸p thi c«ng* C«ng tr×nh C15 - §H C«ng ®oµn

thuận. Tiến độ thi công thể hiện khối lượng, số lượng, thời gian, chủng loại, vật tư, thiét bị,
xe máy, nhân lực... được điều động theo kế hoạch - tiến độ để phục vụ có hiệu quả và kịp
thời.
- Tổ chức chỉ đạo điều hành sản xuất chặt chẽ theo kế hoạch - tiến độ, phân công bố trí
nhân lực, sử dụng thiết bị xe máy hợp lý, phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận, bố trí cán
bộ có tinh thần trách nhiệm cao, có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, sử dụng lực lượng
công nhân có tay nghề khá, kỷ luật lao động tốt.
- Có biện pháp khuyến khích người lao động đưa năng suất lao động lên cao và tăng thu
nhập, trả lương kịp thời.
- Áp dụng công nghệ thi công tiên tiến và thiết bị hiện đại hiệu suất cao (Dùng hệ giàn giáo
chống tổ hợp, giàn giáo trát, cốp pha tôn định hình, các công cụ và dụng cụ cầm tay thuận
tiện, năng suất cao).
- Sử dụng khối lượng cốp pha, giàn giáo lớn đủ, số lần luân chuyển cao, sử dụng cho nhiều
tầng một lúc, sử dụng phương pháp thi công cốt pha 2,5 tầng ( thi công tầng trên chưa tháo
cốp pha giàn giáo các tầng dưới).
- Cốt thép, cốp pha và các chi tiết đặt sẵn gia công trước để rút ngắn thời gian chuẩn bị
khối đổ bê tông.
- Bố trí thi công theo dây chuyền công nghệ hợp lý giữa các công đoạn thi công, giữa các
phần việc xây thô, hoàn thiện, điện, nước...
- Nghiên cứu kỹ thiết kế, thi công theo đúng thiết kế và tiêu chuẩn kỹ thuật để làm đâu
được đấy, không phải phá đi làm lại.
- Hằng ngày cuối giờ làm việc Ban chỉ huy công trường họp giao ban với cán bộ chủ chốt
kiểm điểm công việc trong ngày về tiến độ khối lượng công việc, chất lượng và an toàn lao
động, đồng thời bàn việc cho ngày hôm sau.
- Trên cơ sở kế hoạch, tiến độ được duyệt Ban chỉ huy công trường thực hiện chỉ đạo sản
xuất theo tiến độ tuần. Hàng tuần họp giao ban A - B kiểm điểm việc thực hiện tiến độ,
chất lượng... Nếu chậm thì tuần tiếp theo phải tăng cường lực lượng thiết bị xe máy, nhân
lực để làm bù khối lượng của tuần trước đã chậm.

3. Biện pháp đảm bảo chất lượng;


Để tồn tại và phát triển nhà thầu phải giữ uy tín, chất lượng sản phẩm. Vì vậy nhà thầu đã
và đang xây dựng các công trình chất lượng cao, với các biện pháp cụ thể có hiệu quả như:
- Thực hiện đúng và đầy đủ các qui định trong "Điều lệ quản lý chất lượng công trình xây
dựng" ban hành kèm theo quyết định số 498 BXD/GĐ ngày 18 tháng 9 năm1996 của Bộ
trưởng Bộ Xây dựng.
- Thực hiện đầy đủ và đúng các yêu cầu của chủ đầu tư trong bản mời thầu và HĐKT ký
kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu.
- Thực hiện đầy đủ các thủ tục nghiệm thu chất lượng công trình của từng công việc, hạng
mục và nghiệm thu toàn bộ công trình đưa vào sử dụng, có đầy đủ hồ sơ kỹ thuật, bản vẽ
hoàn công, các biên bản nghiệm thu.
- Thực hiện đảm bảo chất lượng vật tư, thiết bị lắp đặt có chứng chỉ chất lượng do cơ quan
chuyên ngành có thẩm quyền cấp.
- Bê tông cốt thép: Thực hiện lấy mẫu thử và thử nghiệm tại Viện khoa học kỹ thuật xây
dựng - Bộ Xây dựng hoặc cơ quan có chức năng, tư cách pháp nhân và có uy tín thực hiện.
- Độ sụt của hỗn hợp bê tông được kiểm tra tại hiện trường theo qui định như sau:
Đối với bê tông trộn tại hiện trường thực hiện đo độ sụt ngay mẻ trộn đầu tiên.
Khi trộn và đổ bê tông trong thời tiết và độ ẩm vật liệu ổn định thì kiểm tra một lần trong
một ca.
Khi có sự thay đổi chủng loại và độ ẩm vật liệu cũng như thành phần cấp phối bê tông thì
phải kiểm tra ngay mẻ trộn đầu tiên, sau đó kiểm tra thêm ít nhất một lần trong một ca.
Các mẫu bê tông được lấy và bảo dưỡng ẩm tại công trường theo tiêu chuẩn TCVN 4453-

You might also like