You are on page 1of 3

ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HKI – HÓA 11 – N.H.

H
Câu 1. Chất nào sau đây là chất điện li?
A. C12H22O11 B. C2H5OH C. C6H6 D. CH3COOH
Câu 2. Chất nào sau đây là muối axit?
A. K2HPO4. B. Na2SO4. C. HNO3. D. NH4Cl.
Câu 3: Cho phản ứng thuận nghịch: 2SO2 (g) + O2 (g) ⇌ 2SO3 (g). Biểu thức hằng số KC của phản ứng trên là:
 SO2  .O2  .  SO3  .  SO3  . D. K =  SO3  .
2 2 2

A. KC = B. K = C. K =
 SO3   SO2  .O2   SO2  .O2   SO2 .O2 
2 C 2 C 2 C

Câu 4. Dung dịch nào sau đây có pH > 7?


A. NaCl. B. NaOH. C. HNO3. D. H2SO4.
Câu 5. Cho các dung dịch sau: NaCl, NaOH, NH3, Ba(OH)2 có cùng nồng độ mol, dung dịch có pH nhỏ nhất là
A. NaOH. B. Ba(OH)2. C. NH3. D. NaCl.
Câu 6. Cặp dung dịch chất nào sau đây phản ứng với nhau tạo ra kết tủa?
A. NaHCO3 và Ba(HCO3)2. B. KOH và H2SO4.
C. CuSO4 và HCl. D. Na2SO4 và Ba(OH)2.
Câu 7: Hằng số cân bằng của phản ứng thuận nghịch chỉ phụ thuộc vào:
A. Nhiệt độ. B. Áp suất. C. Chất xúc tác. D. Nồng độ.
Câu 8. Trong hợp chất HNO3 nguyên tử nitơ có số oxi hóa nào sau đây?
A. +3. B. -3. C. +5. D. +4.
Câu 9. Tính chất hóa học của NH3 là
A. tính tính khử mạnh, tính bazơ yếu. B. tính bazơ yếu, tính oxi hóa.
C. tính khử mạnh, tính bazơ mạnh. D. tính bazơ mạnh, tính oxi hóa.
Câu 10. Dung dịch NH3 có thể tác dụng được với các dung dịch
A. HCl, CaCl2. B. NaNO3, H2SO4. C. HNO3, FeCl3. D. Ba(NO3)2, HNO3.
Câu 11. Phát biểu không đúng là
A. Ở điều kiện thường, NH3 là khí không màu, mùi khai.
B. Khí NH3 nhẹ hơn không khí, tan nhiều trong nước.
C. Khí NH3 dễ hoá lỏng, ít tan trong nước.
D. Liên kết giữa N và H trong NH3 là liên kết cộng hoá trị có cực.
Câu 12. Trong công nghiệp, người ta thường điều chế khí NH3 bằng cách
A. cho N2 tác dụng với H2 trong điều kiện nhiệt độ và xúc tác thích hợp.
B. cho muối amoni loãng tác dụng với kiềm loãng và đun nóng.
C. cho muối amoni đặc tác dụng với kiềm đặc và đun nóng.
D. nhiệt phân hoàn toàn muối (NH4)2CO3.
Câu 13. Dãy gồm các ion (không kể đến sự phân li của nước) cùng tồn tại trong một dung dịch là:
A. Al3+, NH4+, Br−, OH−. B. Mg2+, K+, SO42−, NO3−. C. Na+, Fe3+, OH−, SO42−. D. Ag+, Na+, NO3−, Cl−.
Câu 14. Chọn phát biểu sai
A. Giá trị pH tăng thì độ bazơ tăng B. Giá trị pH tăng thì độ axit tăng.
C. Dung dịch có pH >7 làm quỳ tím hoá xanh D. Dung dịch có pH < 7 làm quỳ tím hoá đỏ.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây là đúng về acid-base theo thuyết Bronsted-Lowry?
A. Acid là chất cho proton H + . B. Base là chất cho proton H + .
C. Trong phân tử acid phải có nguyên tử H. D. Trong phân tử base phải có nhóm OH.
Câu 16: Cho phương trình hóa học: NH3 + H2O ⇌ NH +4 + OH–.
Trong phản ứng thuận, theo thuyết Bronsted – Lowry, chất nào là base?
A. NH3. B. H2O. C. NH +4 . D. OH–.
Câu 17. Trong những nhận xét dưới đây về muối amoni, nhận xét nào là đúng?
A. Muối amoni là tinh thể ion, phân tử gồm cation amoni và anion hidroxit.
B. Tất cả các muối amoni đều dễ tan trong nước và là chất điện li yếu.
C. Dung dịch muối amoni tác dụng với dung dịch kiềm, nóng thoát ra khí làm quỳ tím hóa xanh.
D. Khi nhiệt phân muối amoni luôn luôn thu được khí amoniac thoát ra.
Câu 18. Cho các phát biểu sau:
(1) Khí N2 trơ về mặt hóa học vì có chứa liên kết ba trong phân tử.
(2) Dung dịch tất cả các muối luôn có pH = 7.
(3) Khi trộn khí NH3 với khí HCl thì xuất hiện "khói" trắng.
(4) Nhiệt phân hoàn toàn NH4NO3 sẽ không thu được khí NH3.
Số phát biểu đúng là:
A. 2 B. 1 C. 3 D. 4
Câu 19. Nước cường toan là hỗn hợp 2 acid HNO3 đặc và HCl đặc được trộn theo tỉ lệ thể tích là
A. 1:1 B. 1:3 C. 1:2 D. 1:4
Câu 20. Trộn 250 ml dung dịch gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,2M với 250 ml dung dịch HCl 0,42M thu được
dung dịch A. Giá trị pH của dung dịch A là
A. 13 B. 12 C. 2 D. 1
Câu 21. Chọn biểu thức đúng
A. [H+] . [OH-] =1 B. [H+] + [OH-] = 0 C. [H+].[OH-] = 10-14 D. [H+].[OH-] = 10-7
Câu 22. Phương trình ion rút gọn của phản ứng cho biết
A. Những ion nào tồn tại trong dung dịch. B. Nồng độ những ion nào trong dung dịch lớn nhất.
C. Bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li. D. Không tồn tại phân tử trong dung dịch các chất
điện li.
Câu 23. Nitơ phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây để tạo ra hợp chất khí?
A. Li, Mg, Al. B. H2, O2. C. Li, H2, Al. D. O2, Ca, Mg.
Câu 24. Ở nhiệt độ thường, nitơ khá trơ về mặt hoạt động hóa học là do
A. nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ. B. nitơ có độ âm điện lớn nhất trong nhóm.
C. phân tử nitơ có liên kết ba khá bền. D. phân tử nitơ không phân cực.
Câu 25. Cho hình vẽ mô tả thí thí nghiệm như sau:

Hình vẽ mô tả thí nghiệm để chứng minh


A. tính tan nhiều trong nước của NH3. B. tính bazơ của NH3.
C. tính tan nhiều trong nước và tính bazơ của NH3. D. tính khử của NH3.
Câu 26.
a. Viết phương trình phản ứng chứng minh khí N2 vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử (mỗi tính chất viết 1 p.trình).

b. Cho dãy chuyển hóa sau:


Viết các phương trình phản ứng xảy ra (mỗi mũi tên tương ứng với 1 phương trình)
Câu 27. Dung dịch X chứa NH4+ a mol, HCO3- 0,1 mol và CO32- 0,05 mol. Dung dịch Y chứa Na+ 0,2 mol, Ba2+
0,1 mol và OH- b mol. Trộn đều dung dịch X với dung dịch Y, đun nhẹ cho đến khí phản ứng xảy ra hoàn toàn thì
thu được V lít khí Z (đktc) và m gam kết tủa T.
a. Viết các phương trình ion rút gọn xảy ra khi trộn X và Y.
b. Tính giá trị a, b, V và m (xem trong quá trình đun nhẹ nước không bay hơi).
Câu 28. Trong bình kín dung tích không đổi chứa hỗn hợp khí A gồm H2 và N2 (chất xúc tác thích hợp), áp suất
trong bình là p atm, tỉ khối của A so với H2 là 5. Nung nóng bình để thực hiện phản ứng tổng hợp NH3, rồi làm
nguội bình về nhiệt độ ban đầu, thu được hỗn hợp khí B, áp suất trong bình là 0,88p atm. Tính hiệu suất phản ứng
tổng hợp NH3.
Câu 29:
a. Viết phương trình chứng minh: dung dịch NH3 là một bazơ yếu; NH3 có tính khử.
b. Tiến hành thí nghiệm sau: Cho lá đồng vào ống nghiệm đựng dung dịch HNO3 đặc.
Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra. Trình bày cách để hạn chế khí thoát ra ngoài khi làm thí
nghiệm trên (không cần viết phương trình).
Câu 30: Trong cơ thể con người, tất cả các phản ứng sinh lý diễn ra ở độ pH từ 7 – 7,8. Hydrochloric acid được
tiết ra khi thức ăn đi vào dạ dày do ăn quá nhiều hoặc nhiều lý do khiến lượng HCl (hydrochloric acid) dư thừa
được giải phóng. Sự dư thừa HCl trong dạ dày gây khó tiêu, đau và kích ứng. Để chữa chứng khó tiêu, chúng ta có
thể dùng các thuốc base gọi là thuốc kháng acid (chống acid). Các thuốc kháng acid thông thường được sử dụng để
chữa chứng khó tiêu do tính acid là sữa magnesium (Mg(OH)2) hoặc baking Soda (sodium hydrogen carbonate –
NaHCO3).
a) Vì sao không nên để dạ dày bị dư thừa acid?
b) Các thuốc kháng acid thông thường được sử dụng để chữa chứng khó tiêu do tính acid là sữa magnesium
(Mg(OH)2) hoặc baking Soda (sodium hydrogen carbonate – NaHCO3). Viết các phương trình hóa học để giải
thích cho nhận định trên.
Câu 31: Trong các gói bim bim, lượng bim bim thường chỉ chiếm một nửa thể tích, phần còn lại là khí nitrogen.
Tại sao người ta không bơm không khí mà lại bơm khí nitrogen vào các gói bim bim

Câu 32: Một học sinh làm thí nghiệm xác định độ pH của đất như sau: Lấy một lượng đất cho vào nước vừa lọc
lấy phần dung dịch dùng máy pH đo được giá trị pH là 4,52.
a) Tính nồng độ ion H+. Hãy cho biết môi trường của dung dịch là acid, base hay trung tính.
b) Loại đất trên được gọi là đất chua. Hãy đề xuất biện pháp để giảm độ chua tăng độ pH của đất.
Câu 33.
33.1. Thạch nhũ được hình thành trong các hang động liên quan đến cân bằng sau đây:
Ca(HCO3 ) 2 (aq) CaCO3 (s)+CO 2 (aq)+H 2 O (l)
Nếu nồng độ CO2 hoà tan trong nước tăng lên thì có thuận lợi cho sự hình thành thạch nhũ hay không? Giải thích.
33.2. Trong dung dịch muối Fe3+ tồn tại cân bằng hóa học sau: Fe3+ + 3H2O Fe(OH)3↓ + 3H+
Trong phòng thí nghiệm, để đảm bảo quản dung dịch Fe3+, người ta thường thêm vào bình đựng vài giọt dung dịch
acid HCl hoặc H2SO4 loãng. Giải thích.
Câu 34. Hiện tượng phú dưỡng là gì? Em hãy cho biết nguyên nhân, tác hại và đề xuất cách khắc phục.

You might also like