You are on page 1of 4

CÂU 1:

Các chòm sao luôn chuyển động trên bầu trời theo hướng từ Đông sang Tây khi ta quan sát
từ Trái Đất, nhưng sao Bắc Cực ở gần phía cực Bắc của Trái Đất gần như không thay đổi vị
trí.

Câu 2:

- Chòm sao Gấu Lớn


Chòm sao Gấu Lớn (Ursa Major) còn được gọi là chòm sao Cán Gáo Lớn. Chòm sao này
thường xuất hiện trên đỉnh đầu người quan sát vào mùa xuân và do đó rất dễ quan sát, ở
gần chân trời cực Bắc vào mùa thu, ở phía cao trên thiên cầu và lệch về phía Đông Bắc trên
bầu trời vào mùa đông và ở phía cao trên thiên cầu và lệch về phía Tây Bắc vào mùa hè. Bảy
ngôi sao chính của chòm Gấu Lớn lần lượt có tên là αα(alpha), ββ(beta), γγ(gamma),
δδ(delta), εε(epsilon), ζζ (zeta) và ηη (eta).
- Chòm sao Gấu Bé
Chòm sao Gấu Bé (Ursa Minor) còn được gọi là chòm Cán Gáo Bé. Chòm sao này có phương
phụ thuộc vào từng thời điểm quan sát trong đêm và từng đêm trong năm. Đầu Cán Gáo Bé
chính là sao Bắc Cực. Tên gọi của bảy ngôi sao trong chòm sao Gấu Bé cũng tương tự như
chòm sao Gấu Lớn.

- Chòm sao Thiên Hậu


Chòm sao Thiên Hậu (Cassiopeia) được tạo thành từ 5 ngôi sao trên bầu trời phương Bắc, có
dạng chữ W hay chữ M, nằm đối diện với chòm sao Gấu Lớn qua chòm sao Gấu Bé. Trong
đêm, chòm Thiên Hậu nằm thấp về phía Bắc – Tây Bắc vào mùa xuân, nằm thấp về phía Bắc
– Đông Bắc vào mùa hè, gần với thiên đỉnh vào mùa thu và nằm cao về phía Bắc – Đông Bắc
vào mùa đông. Năm ngôi sao chính của chòm Thiên Hậu lần lượt có tên
là αα(alpha), ββ(beta), γγ(gamma), δδ (delta), εε (epsilon).
Câu 3:
- Bản đồ sao quay gồm hai phần là:
+ Đĩa tròn có in các chỏm sao bên trong (2 mặt ứng với bản đồ sao ở 2 bán cầu).
+ Tâm đĩa là vị trí của cực Bắc, vành đĩa là các vĩ độ quan sát, các tháng trong năm.
Cách làm ở link dưới đây:
https://www.youtube.com/watch?v=bcf4zScR1Sk

You might also like