You are on page 1of 22

Chữ thời (thì : 時)

của Kinh Dịch theo Thiên văn

Nguyễn Ngữ
Thế giới tự nhiên thường là thực thể khách quan (Ví dụ: Hệ Mặt trời; Thiên hà;
...) mà loài người dù có muốn cũng không thể can thiệp; còn Kinh Dịch là sản
phẩm chủ quan của loài người.
Chúng ta cần có thế giới quan đúng đắn khi học tập và nghiên cứu Kinh Dịch; vì
các quy luật khách quan của Hệ Mặt trời (Solar system) được loài người dùng để
tạo ra Kinh Dịch.
Dưới đây, tôi xin phép dùng Thiên văn học (Astronomy) và Thiên văn vật lý
(Astrophysic) để hiểu về Kinh Dịch.
1. Nền tảng để làm ra Tám quẻ (Bát quái)
“ Ngày xưa, … vua của thiên hạ; ngửa mặt lên thì xem hình tượng ở Trời, cúi
thì xem khuôn phép ở Đất; xem tiếng của chim thú với giống vật nào hợp ở chỗ
nào của Đất. Để gần thì dùng giữ thân; xa thì làm chủ các loài. Thế nên trước
làm ra Tám quẻ, để thông suốt với Đức* của Thần minh, để xếp loài theo tình
của muôn vật.”
古者…氏之王天下也,仰則觀象於天,俯則觀法於地,觀鳥獸之文 與地
之宜,近取諸身,遠取諸物,於是始作八卦,以通神明之德,以類萬物之
情。”- 繫辭下
(“Cổ giả … thị chi vương thiên hạ dã, ngưỡng tắc quan tượng ư thiên, phủ tắc
quan pháp ư địa, quan điểu thú chi văn, dữ địa chi nghi; cận thủ chư thân, viễn
thủ chư vật, ư thị thuỷ tác bát quái, dĩ thông thần minh chi đức, dĩ loại vạn vật chi
tình.” - Hệ Từ hạ)
Như vậy: Người xưa đã quan sát Trời và Đất của Lục hợp (Trời, Đất,
Đông, Tây, Nam và Bắc) để lập Tám quẻ (Bát quái).
Rõ ràng, Người xưa đã xây dựng Tám quẻ (Bát quái) dựa trên quan sát Thiên,
Địa, Nhân lâu dài . Điều này, Nội Kinh1 đã nêu: “Đạo là trên biết Thiên văn,
dưới biết Địa lý, giữa biết về con người; mới có thể lâu bền.” (“道 者 上 知
天 文,下 知 地 理,中 知 人 事; 可 以 長 久 . Đạo giả thượng tri Thiên văn,
hạ tri Địa lý, trung tri nhân sự; khả dĩ trường cửu.” . Tố vấn, q20, t69 : Khí giao
biến đại luận ; q23 , t75 : Trứ chí giáo luận ) .
Dưới đây, tôi giải thích sự vận động (易 : Dịch) của việc chồng hai quẻ lên
nhau (重 卦 : Trùng quái) trên cơ sở Thiên văn.

1
黃帝素問靈樞 : Huỳnh Đế hỏi tách bạch bản lề sự thiêng (trong chữa bệnh)

1
1.1 Đồ hình Âm Dương- Ngũ hành (Hà đồ)

“ 天 一 生 水 ,地 六 成 之;
地 二 生 火 ,天 七 成 之;
天 三 生 木 ,地 八 成 之;
地 四 生 金 ,天 九 成 之;
天 五 生 土 ,地 十 成 之 . ”
Dịch âm :
“ Thiên nhất sinh Thủy, Ðịa lục thành chi.
Ðịa nhị sinh Hỏa, Thiên thất thành chi.
Thiên tam sinh Mộc, Ðịa bát thành chi.
Ðịa tứ sinh Kim, Thiên cửu thành chi.
Thiên ngũ sinh Thổ, Ðịa thập thành chi.
Dịch nghĩa* :
1 là số sinh của Thủy, thuộc Trời; 6 là số thành (của Thủy), thuộc Đất.
2 là số sinh của Hỏa, thuộc Đất; 7 là số thành (của Hỏa), thuộc Trời.
3 là số sinh của Mộc, thuộc Trời; 8 là số thành (của Mộc), thuộc Đất.
4 là số sinh của Kim, thuộc Đất; 9 là số thành (của Kim), thuộc Trời.
5 là số sinh của Thổ, thuộc Trời; 10 là số thành (của Thổ), thuộc Đất.
Như vậy: Các số Âm Dương được phân lập thành các số theo Trời (số Dương; số
lẻ), các số theo Đất (số Âm; số chẵn) và các số Âm, số Dương được sắp xếp theo
vị trí các hướng của Ngũ hành.

2
1.2 Cửu cung – Bát quái (Lạc thư)

3
1.3 Sự thay đối của số Trời và số Đất từ Âm Dương - Ngũ hành sang Cửu
cung – Bát quái (9 cung- 8 quẻ)
Khác với Hà đồ các số Âm Dương chỉ nằm trên phương vị của Ngũ hành.
Ở Lạc thư các số Âm Dương vẫn phân theo Trời và Đất; nhưng các số Âm của
đất (Địa), được phân ra ở 4 góc Đông – Nam, Tây – Nam, Tây – Bắc và Đông -
Bắc. Nên khi kết hợp các số Dương của Trời (Thiên), được phân theo ngũ hành
(Đông, Tây, Nam, Bắc và chính giữa) thì Lạc thư đã hình thành Cửu cung - Bát
quái (9 cung – 8 quẻ).
Nói cách khác từ Âm Dương, Ngũ hành ở Hà đồ; đến Lạc thư mới chuyển sang
Cửu cung - Bát quái: Bát quái (Tám quẻ) khởi xướng từ Lạc thư.
Chúng ta cùng hình dung về Cửu cung - Bát quái: Khi đứng trên mặt đất, giữa
trời (Cung trung); chúng ta chỉ có thể đi về một trong 8 hướng của Bát quái (Tám
quẻ). Và bức xạ, điện, từ trường … của Trời và Đất tác động đến cơ thể người,
loài vật, … cũng đến từ 8 hướng này. Chúng ta sẽ cảm nhận được tầm bao quát
của Tám quẻ đến nhân sinh.
1.4 Sự thay đổi từ chẵn, lẻ theo Âm Dương của xoáy sang vạch theo Âm
Dương nền tảng của Hào, Tượng, Quái.
Như vậy từ 02 đồ hình của tác động tự nhiên lên sinh vật theo Âm
Dương- Ngũ hành và Cửu cung- Bát quái; con người thời ấy đã suy luận ra số
chẵn thuộc Đất, số lẻ thuộc Trời. Và sáng tạo ra hào Dương là một vạch liền
(lẻ), hào Âm là một vạch đứt rời (chẵn)*: Những nền tảng của Hào; Tượng
và Quái (Quẻ).

Biểu tượng Thái cực Âm Dương của Phương Đông với hình ảnh Thiên hà

Với biểu tượng Âm Dương là cách điệu của hình ảnh Thiên Hà (Galaxy), cụ thể
là Thiên hà có hệ Mặt trời của chúng ta (Milky Way Galaxy) ; Người xưa ở
Phương Đông đã hàm ý nhắc nhở chúng ta phải biết về Thiên văn ở mức độ Thiên
hà.

4
2. Thiên văn trong Kinh Dịch
2.1 Chuyển động trong Thiên văn học
Trong Thiên văn học, chúng ta cần phân biệt về chuyển động nhìn thấy (biểu kiến)
và chuyển động thật: Do sống trên Trái đất, ta không thấy Trái đất chuyển động
thật mà chỉ nhìn thấy chuyển động của các Thiên thể (Các Sao; Mặt trời; Mặt
trăng...)
Ngày nay, chúng ta biết:
+ Chuyển động nhìn thấy của Mặt trời và toàn bầu trời từ Đông sang Tây hàng
ngày (nhật động), do chuyển động thật là sự tự quay một vòng quanh trục của
Trái đất.
+ Chuyển động nhìn thấy của Mặt trời trên các cung Hoàng đạo trong một năm
(ngược chiều nhật động), do chuyển động thật là Trái đất quay một vòng quanh
Mặt trời.

2.2 Nhật động


Chuyển động nhìn thấy hàng ngày của Mặt trời và toàn bầu trời về một phía
trong một ngày, được gọi là Nhật động.

5
Nhật động là cơ sở xác định phương hướng trên mặt đất : “Khu vực của hướng
Đông là chỗ của đất, nơi Mặt trời mọc . . . ; hướng Tây là chỗ của đất nơi
Mặt trời lặn . . .”
(“東 方 之 域 , 天 地 之 所 始 生 也 ; . . . ; 西 方 者 天 地 之 所 收 引 也
。 Đông phương chi vực, Thiên Địa chi sở thủy sinh dã; …; Tây phương giả
Thiên Địa chi sở thu dẫn dã .” .Tố vấn, q4, t12 : Dị pháp phương nghi luận) .
Quan sát hàng ngày, ta thấy bầu trời (Thiên cầu) xoay quanh một trục cắt ngang
tại 2 điểm Nam và Bắc, gọi là 2 Thiên cực; với quy ước Thiên cực Nam ở hướng
Nam, Thiên cực Bắc ở hướng Bắc.
Để nhất quán về nhận thức Người xưa đã sớm lựa chọn tư thế khi mô tả
các chuyển động nhìn thấy (biểu kiến) của các thiên thể:
"Thánh nhân nhìn về phương Nam mà đặt để".
(" 聖 人 南 面 而 立 ".
陰 陽 離 合 篇 第 六 ; 素 問 譯 解 .)
Như vậy, Người xưa ở phương Đông đã chọn chỉ nhìn về Thiên cực
Nam, khi mô tả chuyển động nhìn thấy của các thiên thể, của Hệ Mặt trời.
Khi đứng trên mặt đất nhìn về Thiên cực Nam thì phương vị của Lục hợp:

6
- Hướng Nam ở trước mặt;
- Hướng Bắc ở sau lưng;
- Hướng Đông ở tay trái;
= Hướng Tây ở tay phải;
- Trời (Thiên): Ở trên, ngước nhìn lên thấy bầu trời. Nhưng thực tế chuyển động
nhìn thấy khi ngước nhìn lên là chuyển động của mặt dưới Hoàng đạo
- Đất (Đất): Ở dưới, cúi nhìn xuống thấy mặt đất. Thực tế chuyển động nhìn thấy
khi cúi nhìn xuống là chuyển động của mặt trên Xích đạo
Khi Nhật động Trái đất đã tự quay một vòng quanh trục trong một ngày. Người
xưa đã chia một ngày làm 12 góc giờ theo Địa chi: Tí, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ,
Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi – theo tập tính của 11 con vật có hoạt động
đặc trưng vào giờ đó (Ví dụ: giờ Mão là lúc đồng tử của Mèo như một đường chỉ
thẳng, nên thị lực kém nhất; giờ Dậu là giờ gà lên chuồng…); và một góc giờ từ
300 – 600 sau khi Mặt trời mọc gọi là giờ Thìn, vì ở nước ta Mặt trời mọc lên từ
mặt Biển Đông, nhìn như rồng hiện lên vậy. Mỗi góc giờ 300 của một Địa chi
(12x30=3600) giới hạn trong hai giờ (120’) hiện nay với giờ Mặt trời thực địa
phương tương ứng như bảng sau.

THỨ TỰ ĐỊA CHI GIỜ HIỆN NAY GHI CHÚ

1 Tý 23g00 – 1g00 ( Og59’59” ) Theo giờ Mặt trời


thực địa phương .
2 Sửu 1g00 – 3g00

3 Dần 3g00 – 5g00

4 Mão 5g00 – 7g00

5 Thìn 7g00 – 9g00

6 Tỵ 9g00 – 11g00

7 Ngọ 11g00 – 13g00

8 Mùi 13g00 – 15g00

9 Thân 15g00 – 17g00

10 Dậu 17g00 – 19g00

11 Tuất 19g00 – 21g00

12 Hợi 21g00 – 23g00

7
2.2.1 Tám quẻ Hậu thiên theo Nhật động
+ Khung thời gian của Tám quẻ Hậu thiên
Căn cứ bài thơ:
“ 乾 三 聯 ( ☰ ) 西 北 、戌 亥
坎 中 满 ( ☵ ) 正 北 、當 子
艮 覆 碗 ( ☶ ) 東 北 、丑 寅
震 仰 盆 ( ☳ ) 正 東 、當 卯
巽 下 段 ( ☴ ) 東 南 、辰 巳
離 中 虚 ( ☲ ) 正 南 、當 午
坤 六 段 ( ☷ ) 西 南 、未 申
兌 上 闕 ( ☱ ) 正 西 、當 酉 .”

8
Dịch âm:
“ Càn tam liên, Tây Băc; Tuất, Hợi
Khảm trung mãn, chính Bắc, đương Tý
Cấn phúc oản, Đông Bắc, Sửu, Dần
Chấn ngưỡng bồn, chính Đông, đương Mão
Tốn hạ đoạn, Đông Nam; Thìn, Tỵ
Ly trung hư, Chính Nam, đương Ngọ
Khôn lục đoạn, Tây Nam; Mùi, Thân
Đoài thượng khuyết, chính Tây, đương Dậu.”
Dịch nghĩa:
“Quẻ Càn ba vạch liền, hướng Tây – Bắc, Tuất và Hợi
Quẻ Khảm đầy chính giữa, chính hướng Bắc, ngay Tý
Quẻ Cấn như chén úp, hướng Đông – Bắc, Sửu và Dần
Quẻ Chấn như chậu ngửa, chính hướng Đông, ngay Mão
Quẻ Tốn dưới đứt đoạn, hướng Đông – Nam, Thìn và Tỵ
Quẻ Ly chính giữa đứt, chính hướng Nam, ngay Ngọ
Quẻ Khôn đứt làm sáu, hướng Tây – Nam, Mùi và Thân .
Quẻ Đoài ở trên khuyết, chính Tây, ngay Dậu .”

9
2.2.2 Đặc điểm về thời gian của Tám quẻ Hậu thiên
- Chuyển động theo Nhật động (theo chiều kim đồng hồ).
- Mỗi Quẻ có phương vị đúng với góc giờ trong một ngày .
Ví dụ : Trục giờ Mặt trời mọc là giờ Mão (5g00 – 7g00), với góc giờ 00 (Không
độ) và lặn vào giờ Dậu (17g00 – 19g00) với góc giờ 1800 (180 độ); Mặt trời qua
Thiên đỉnh vào giờ Ngọ (11g00 – 13g00), với góc giờ 900 (90 độ) …
Như vậy, Tám quẻ Hậu thiên biến hóa theo giờ trong một ngày.
Chúng ta có 12 Địa chi (12 giờ Hoàng đạo) ứng với 24 giờ hiện nay (Mỗi Địa
chi là 2 giờ); nên khi phân giờ theo khung của Tám quẻ Hậu thiên, chúng ta có
mỗi Quẻ là 3 giờ hiện nay (24:8= 3 giờ và 3x60= 180 phút) .
Ví dụ : Giờ của Quẻ Khảm là từ 23g00 đến 02g00; …

2.3 Hoàng đạo, Hoàng đới


2.3.1 Hoàng đạo
Từ Trái đất quan sát bầu trời (Thiên cầu) thì ngoài Nhật động. Mặt trời còn từ từ
dịch chuyển trên nền trời sao ngược chiều Nhật động với chu kỳ xác định là một
năm (Năm Mặt trời; năm Xuân phân). Có hiện tượng nhìn thấy này, do chuyển
động thật của Trái đất quanh Mặt trời. Và mặt phẳng trong đó Trái đất chuyển
dịch theo chuyển động hàng năm là Hoàng đạo.

10
Trên Thiên cầu, Hoàng đạo và Xích đạo nghiêng trên nhau một góc 2327’ (23,50);
và cắt nhau tại hai điểm α và ω; điểm α nơi Mặt trời đi qua từ nửa Thiên cầu Nam
lên Thiên cầu Bắc là điểm Xuân phân (00); một thời điểm trong ngày 20 hoặc
ngày 21/3, tương ứng của lúc khởi đầu mùa xuân thiên văn ở phương Tây và vào
giữa mùa xuân ở phương Đông.
Thiên văn cổ Phương Đông gọi tên các cung Hoàng đạo theo 12 Địa chi - Xem
bảng.
(Hình dưới đây là chuyển động nhìn thấy và chuyển động thật của Mặt
trời trên Hoàng đạo).

Ứng với thời gian Mặt trời di chuyển trong một cung Hoàng đạo (300) có 2 Tiết
(mỗi tiết 15 ngày; mỗi tiết gồm 3 Hậu, mỗi Hậu là 5 ngày: 50); . Tiết ứng với lúc
Mặt trời đi vào đầu cung, gọi là Trung khí *; Tiết ứng với lúc Mặt trời đi vào
giữa cung, gọi là Tiết khí.
Như vậy, Người xưa đã biết về lịch Mặt trời một năm có 24 Tiết, chia ra
12 Trung khí và 12 Tiết khí, và Lịch các ngày Tiết thực chất là một loại Dương
lịch.

11
Bảng, Cung độ và các tiết theo 12 cung Hoàng đạo

Tên cung Hoàng Đạo 24 Tiết và Ngày Tiết


Thứ tự
Cung độ Phương Phương Trung Khí Tiết Khí Ghi chú
Đông Tây (*) (*)

1 00 – 30 卯 Aries Xuân Phân Thanh Minh (*) Ngày


( Mão ) (白羊) ( 21 . III ) (**) ( 05 . IV ) Mặt trời đi
vào đầu
2 30 – 60 辰 Taurus Cốc Vũ Lập Hạ cung , gọi
( Thìn ) (金牛) ( 21 – IV ) ( 06 – V ) là Trung
khí ; vào
3 60 – 90 巳 Gemini Tiểu Mãn Mang Chủng giữa cung
( Tỵ ) (雙子) ( 22 – V ) ( 06 – VI ) là Tiết khí
.
4 90 – 120 午 Cancer Hạ Chí Tiểu Thử (**) Ngày

( Ngọ ) (巨蟹) ( 22 – VI ) ( 08 – VII ) (n)


Dương
5 120 – 150 未 Leo Đại Thử Lập Thu lịch chính
( Mùi ) (獅子) ( 24 – VII ) ( 08 – VIII ) xác có thể
lệch
6 150 – 180 申 Virgo Xử Thử Bạch Lộ ( n - 1) .
( Thân ) (室女) ( 24 – VIII ) ( 08 – IX ) Do thời
gian để
7 180 – 210 酉 Libra Thu Phân Hàn Lộ Mặt Trời
( Dậu ) (天枰) ( 23 – IX ) ( 08 – X ) trở lại
điểm Xuân
8 210 – 240 戌 Scorpius Sương Giáng Lập Đông Phân là
( Tuất ) (天蠍) ( 24 – X ) ( 08 – XI ) 365,24220
ngày .
9 240 – 270 亥 Sagittarius Tiểu Tuyết Đại Tuyết
( Hợi ) (人馬) ( 23 – XI ) ( 08 – XII )

10 270 - 300 子 Capricornus Đông Chí Tiểu Hàn


( 摩羯;
( Tý ) ( 22 – XII ) ( 06 – I )
山羊)

11 300 - 330 丑 Aquarius Đại Hàn Lập Xuân


( Sửu ) ( 水瓶) ( 21 – I ) ( 05 – II )

12 330 – 3600 寅 Pices Vũ Thuỷ Kinh Trập


( Dần ) (雙魚) ( 20 – II ) ( 06 – III )

3.2 Hoàng đới


Các nước phương Tây gọi theo tên của chòm sao trước đây nằm dọc theo
Hoàng đạo, và gọi chung 12 chòm sao quanh Hoàng đạo là Hoàng đới.
Ngày nay qua quan sát, người ta biết rằng các cung Hoàng đạo của phương
Đông vẫn tiếp tục ứng đúng thời gian ; còn các chòm sao trên Hoàng đới của
phương Tây thì không còn đúng thời gian nữa, do tuế sai của điểm xuân phân.2

2
Tuế sai của các điểm phân: Chuyển động kiểu con quay rộng lớn của trục quay Trái đất, làm
0
cho trục đó di chuyển trong 26.000 năm một vòng tròn có bán kính 23 30’ quanh cực Hoàng
12
2.3 Tám quẻ Tiên thiên trên Hoàng đạo
2.3.1 Định hướng và chiều vận hành của Tám quẻ tiên thiên
Đồ hình Tám quẻ Tiên thiên không định hướng của các quẻ. Nhưng có thứ tự
Tám quẻ Tiên thiên:
Càn (1)– Đoài (2)– Ly (3)– Chấn (4)- Tốn (5)– Khảm (6)– Cấn (7)– Khôn (8).
Các quẻ theo thứ tự 1, 2, 3, 4 với 5, 6, 7, 8 là ngược chiều nhau.
Trong khi thực tế thế giới tự nhiên, vòng tự quay của trục Trái đất (Nhật động)
và của quỹ đạo Trái đất quanh Mặt trời (Hoàng đạo) đều phải hết vòng, mới bắt
đầu vòng quay tiếp theo. Vậy điều gì ẩn tàng ở hai nửa vòng quay ngược chiều
nhau của tám quẻ tiên thiên?

đạo.” Nên các điểm Xuân phân và Thu phân thay đổi theo thời gian, dẫn đến độ lệch về thời
gian của các chòm sao trên Hoàng đới.
+ Từ điển Thiên văn học
Trương Cam Bảo (Biên dịch); Nguyễn Mậu Tùng (Hiệu đính và biên soạn bổ sung)
Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội – 1983. Trang 434 – 435.

13
Do đã biết cơ sở khoa học để lập tám quẻ là quan sát Trời và Đất; tôi đã khảo sát
đồ hình Tám quẻ Tiên thiên trên hai vị trí là Trời và Đất và đã nhận ra đồ hình
Tám quẻ Tiên thiên chỉ đúng với vị trí ở mặt dưới của Hoàng đạo, với tư thế quan
sát “ngửa mặt lên thì xem hình tượng Trời” (“仰則觀象於天”).
Lúc này, đồ hình Tám quẻ Tiên thiên chuyển động ngược chiều Nhật động và có
phương vị quẻ Khảm hướng Đông; quẻ Ly hướng Tây; quẻ Càn hướng Nam; quẻ
Khôn hướng Bắc.

Và xác định điều ẩn tàng của hai nhóm quẻ có chiều ngược nhau là:
(1) Nếu đặt Tám quẻ Tiên thiên trên bất kỳ vị trí nào khác, ngoài vị trí ở mặt
dưới của Hoàng đạo (trong tư thế quay mặt về hướng Nam và ngửa mặt lên nhìn
Trời), thì một nửa đồ hình sẽ bị ngược (do đúng hướng Đông, Tây thì không
đúng hướng Nam, Bắc và ngược lại)
(2) Về thứ tự Tám quẻ Tiên thiên:
Càn (1)– Đoài (2)– Ly (3)– Chấn (4)- Tốn (5)– Khảm (6)– Cấn (7)– Khôn (8) :
Không phải là thứ tự vận hành của các quẻ. Đây chỉ là xếp theo thứ tự của các
tượng (4 tượng) với hào (ở đây là hào 3).

14
Cụ thể các quẻ Dương từ Dương cực (Càn - 1) là tượng Thái Dương với hào
3 là Dương; đến Đoài – 2 là tượng Thái Dương với hào 3 là hào Âm; đến Ly – 3
là tượng Thiếu Dương với hào 3 là hào Dương; đến Chấn – 4 là tượng Thiếu
Dương với hào 3 là hào Âm: Dương từ Dương cực đến Dương suy (Thái Dương
sang Thiếu Dương).
Tiếp theo thứ tự các quẻ Âm từ Âm sinh (Tốn - 5) là tượng Thiếu Âm với hào
3 là Dương; đến Khảm – 6 là tượng Thiếu Âm với hào 3 là hào Âm; đến Cấn –
7 là tượng Thái Âm với hào 3 là hào Dương; đến Khôn – 8 là tượng Thái Âm
với hào 3 là hào Âm: Từ Âm sinh đến Âm cực (Thiếu Âm sang Thái Âm)
Điều này, không ảnh hưởng đến chiều vận hành của tám quẻ trên Hoàng đạo:
Càn – Đoài – Ly - Chấn – Khôn - Cấn - Khảm - Tốn.

15
2.3.2 Thời gian của Tám quẻ Tiên thiên
Khung thời gian của Tám quẻ Tiên thiên cũng không được Kinh Dịch ghi chép
cụ thể.
Chúng tôi khi khảo sát sự phân định 12 cung Hoàng đạo theo “9 cung 8 hướng
gió” (Cửu cung bát phong) ở sách Nội Kinh; đã tìm thấy khung thời gian của Tám
quẻ Tiên thiên (Như vậy, ngoài Nội Kinh không có sách nào khác phân định cụ
thể thời gian của Tám quẻ Tiên thiên):
“ Cung Hiệp Trập bắt đầu từ thời điểm hình ảnh Mặt Trời trên Hoàng đạo vào
Đông chí (từ Đông Chí qua Tiểu Hàn và hết tiết Đại Hàn) qua 46 ngày, thì vào
ở cung Thiên Lưu (từ Lập Xuân, Vũ Thủy và Kinh Trập) qua 46 ngày, thì vào ở
cung Thương Môn (từ Xuân phân, Thanh Minh, Cốc Vũ) qua 45 ngày, thì vào
ở cung Âm Lạc (từ Lập hạ, Tiểu Mãn, Mang Chủng) qua 45 ngày, thì vào ở cung
Thiên Cung (từ Hạ Chí, Tiểu Thử, Đại Thử) qua 46 ngày, thì vào ở cung Huyền
Ủy (từ Lập Thu, Xử Thử, Bạch Lộ) qua 46 ngày, vào ở cung Thương Quả (từ
Thu phân, Hàn Lộ, Sương giáng) qua 46 ngày, vào ở cung Tân Lạc (từ Lập
Đông, Tiểu Tuyết, Đại Tuyết) qua 45 ngày, vào trở lại ở cung Hiệp Trập đúng
ngày Đông Chí vậy. ”
(sách Linh Xu, quyển 11, thiên 77: “ Cửu cung bát phong: Tám hướng gió chín
cung ”)
2.3.2 Đặc điểm về thời gian của Tám quẻ Tiên thiên
Chúng ta có 12 cung Hoàng đạo, mỗi cung 300 (12x30 = 3600); nay chia theo Tám quẻ, mỗi
quẻ sẽ chiếm một cung 450 trên Hoàng đạo (3600: 8 = 450); như vậy, số ngày của mỗi quẻ sẽ
bao gồm ba (03) tiết khí (3x15 = 45); tức 45 đến 46 ngày như Kinh văn.
Ví dụ: Quẻ Khôn bắt đầu khi Mặt trời vào vị trí 2700 đến 3150 , thuộc cung Hiệp Trập, từ lúc
Mặt trời vào Đông chí (22/12) đến trước giờ Mặt trời vào Lập xuân (04/02).

16
4. Trùng quái (Chồng tám quẻ Tiên thiên lên tám quẻ hậu thiên, thành 64
quẻ)
4.1 Xác định khung thời gian của 64 quẻ
Trên cơ sở xác định tám quẻ Tiên thiên theo cung Hoàng đạo, có Âm Dương –
Ngũ hành đối xứng và tương ứng với khí hậu, thời tiết (4 mùa, 8 tiết) của một
năm.
(Chú ý đồ hình Tám quẻ Tiên thiên phải úp sấp; vì đây là đồ hình ở mặt dưới
của mặt phẳng Hoàng đạo)
Đồng thời xác định tám quẻ Hậu thiên theo Nhật động, trong thời gian một
ngày.
(Chú ý: Tám quẻ Hậu thiên phải để ngửa; vì đây là đồ hình ở mặt trên của Xích
đạo)
4.2 Trùng quái (Chồng quẻ)
Khi lấy Tám quẻ Tiên thiên theo cung Hoàng đạo của từng thời điểm trong năm,
làm quẻ trên (Thượng quái) và lấy Tám quẻ Hậu thiên của từng thời điểm trong
ngày, làm quẻ dưới (Hạ quái); khi chồng hai quẻ lên nhau thành 64 quẻ kép
(Trùng quái). Chúng ta xác lập được tên, ngày và giờ của 64 Quẻ (Quẻ kép)
trong một năm.

17
Chúng ta đã nắm được cơ sở nhận định của Nguyễn Đình Chiểu (01.7.1822 –
03.7.1888):
“Lấy năm coi tháng, ngày, giờ;
Tháng, ngày, giờ cũng có cờ tư thiên.”
(Ngư Tiều vấn đáp y thuật; câu 623, 624)
Ví dụ : Vào lúc 8g30, ngày 02 tháng 12 năm 2021; ứng với Quẻ gì ?
Chúng ta có :
1. Ngày 02 tháng 12 năm 2021 là thời điểm ứng của quẻ Chấn (Chấn là Lôi)
thuộc Tám quẻ Tiên thiên (từ lúc Mặt trời vào Lập Đông 11g58’ ngày
07/11/2021 đến 22g59’ ngày 21/12/2021. Xem bảng kèm theo) : Là Quẻ trên khi
chồng quẻ.
2. Lúc 8g30, là thời điểm của quẻ Tốn (Tốn là Phong: từ 8g00 đến 11g00 hàng
ngày) của Tám quẻ Hậu thiên: Là Quẻ dưới khi chồng quẻ.
Kết quả, vào lúc 8g30, ngày 02/12/2021, chúng ta có quẻ Lôi - Phong ☳

là quẻ Hằng (Sấm sét trên Trời mà dưới đất có gió là lẽ thường: Hằng) .
5. Vận dụng
Chúng tôi vận dụng kinh Dịch để suy xét lựa chọn giải pháp cho một tình thế
không thuận lợi, để nhận định về lợi hay không lợi trước một hiện tượng tự
nhiên, để giải quyết ổn thỏa một bất đồng trong các quan hệ gia đình, để tiên
lượng tốt xấu về một tổn thương vào một thời điểm cụ thể, …
Hướng vận dụng này quan hệ mật thiết đến tên của 64 quẻ. Dưới đây là nguyên
tắc để vận dụng được nhất quán .
5.1 Nguyên tắc
Tượng (Hình tượng; hiện tượng) của Tám Quẻ: Khôn (Địa: Đất; Mẹ, …), Cấn
(Sơn: Núi; con trai út, …), Khảm (Thủy: Nước; con trai giữa, …), Tốn (Phong:
Gió; con gái đầu, …), Càn (Thiên: Trời; Cha, …), Đoài (Trạch: Đầm; con gái út,
…), Ly (Hỏa; Lửa; con gái giữa, …), Chấn (Lôi: Sấm sét; con trai đầu, …) . Đây
chính là tám hiện tượng tự nhiên và tám vị thế trong gia đình; … mà chúng ta
phải xem xét sự biến dịch khi chúng tương tác trong tự nhiên, trong đời sống;
được Kinh Dịch diễn đạt bằng phương thức dùng Quẻ chồng lên Quẻ (thường gọi
Trùng Quái hoặc Quẻ kép).
Chiêm (Xem, coi sự tương tác của các Tượng để biết xấu tốt) theo các nguyên
tắc*:
Nguyên tắc chủ đạo của Kinh Dịch là tôn sùng các biến dịch thuận tự nhiên
như :

18
+ Thăng Giáng: Âm (Địa; Thủy) thăng và Dương (Thiên; Hỏa) giáng (Hơi
nước từ mặt đất bốc lên thành mây, hạt mưa rơi xuống từ bầu trời) là thuận.
Ngược lại là nghịch.
Ví dụ 1: Quẻ Khôn (ba hào Âm; trong quan hệ gia đình là người Mẹ) ở trên
Quẻ Càn (ba hào Dương; trong quan hệ gia đình là người Cha) là thuận: Địa
Thiên Thái.
Điều này trong thời kỳ phong kiến với tư tưởng trọng nam khinh nữ, đã diễn giải
sai lầm : “Người có hai dạng quân tử và tiểu nhân, hay là đàn ông và đàn bà.
Tiên nho cho rằng: Hào Dương là quân tử hay đàn ông, hào Âm là tiểu nhân hay
đàn bà. Hào Dương ở ngôi Dương, tức là quân tử được ngôi, hào Âm ở ngôi chẵn,
tức là tiểu nhân biết điều; trái lại, hào Dương ở ngôi chẵn, thì quân tử không ngôi,
hào Âm ở ngôi lẻ, thì là tiểu nhân càn bậy.”
- Kinh Dịch trọn bộ. (Ngô Tất Tố).
Nguyên tắc Thăng Giáng chi phối toàn bộ các mối quan hệ trong gia đình :
- Quan hệ vợ chồng (Xem lại ví dụ 1)
- Quan hệ cha với các con, quan trọng nhất là con trai đều lấy sự trưởng
thành và thăng tiến của con hơn cha làm chuẩn cho sự tốt : Con hơn cha nhà
có phúc *
Con trai trưởng (Quẻ Chấn: Lôi) trên (lớn khỏe hơn) cha (Quẻ Càn: Thiên): Lôi
Thiên Đại tráng. Ngược lại Quẻ Càn trên Quẻ Chấn: Thiên Lôi Vô vọng!.
Cha với con trai giữa: Thiên Thủy Tụng và Thủy Thiên Nhu.
Cha với con trai út: Thiên Sơn Độn và Sơn Thiên Đại súc.
Cha với con gái đầu: Thiên Phong Cấu và Phong Thiên Tiểu súc.
Cha với con gái giữa: Thiên Hỏa Đồng nhân và Hỏa Thiên Đại hữu.
Cha với con gái út: Thiên Trạch Lý và Trạch Thiên Quái.
- Quan hệ mẹ với các con, ngoài sự trưởng thành và thăng tiến của con trai
cả hơn mẹ đạt chuẩn cho sự tốt. Quan hệ giữa mẹ với các con khác là con
không được vượt quyền mẹ .
Con trai trưởng (Quẻ Chấn: Lôi) trên (nhanh hơn, yên ổn) mẹ (Quẻ Khôn : Địa):
Lôi Địa Dự. Ngược lại Quẻ Khôn trên Quẻ Chấn thì mẹ và con luôn đáp trả với
nhau : Địa Lôi Phục.
Mẹ với con trai giữa: Địa Thủy Sư và Thủy Địa Bĩ.
Mẹ với con trai út: Địa Sơn Khiêm và Sơn Địa Bác.
Mẹ với con gái út: Địa Trạch Lâm và Trạch Địa Tụy.
Mẹ với con gái giữa: Địa Hỏa Minh Di và Hỏa Địa Tấn.
Mẹ với con gái đầu: Địa Phong Thăng và Phong Địa Quan.
Ví dụ 2: Hỏa giáng Thủy thăng
Quẻ Khảm (Thủy) trên quẻ Ly (Hỏa) là tốt : Thủy Hỏa Ký tế. Quẻ Ly trên Quẻ
Khảm là xấu : Hỏa Thủy Vị tế.

19
+ Trong tự nhiên có những diễn biến theo lẽ thường, nhưng nguy hiểm; nhân
tố nào đánh bạt điều nguy hiểm là tốt.
Ví dụ 3: Sấm sét (Lôi) ở trên , gió (Phong) ở dưới là lẽ thường : Lôi Phong Hằng.
Ngược lại, gió thổi mây bay, khi có sấm sét là điều có ích : Phong Lôi Ích.
+ Trong tự nhiên lấy số nhiều (hầu hết, đều) và không gây hại làm chuẩn;
cái gì số ít và ngược lại là không chuẩn sẽ gây hại.
Ví dụ 4: Thường thì đều (hầu hết) là đầm (Trạch) trên núi (Sơn): Trạch Sơn Hàm.
Ngược lại, núi trên nền bùn nhão thì yếu (sẽ sạt lở, gây hại): Sơn Trạch Tổn.
+ Trong tự nhiên có những diễn biến thường rất lặng lẽ, nhưng khi bị kích
động thì rất nguy hiểm.
Ví dụ 5: Thường thì biển (Thủy) yên như nước giếng, khi gió (Phong) lặn xuống
và người được yên hưởng chung (Tỉnh): Thủy Phong Tỉnh. Ngược lại, gió nổi
trên nước sẽ gây sóng lớn làm tan nát đỗ vỡ: Phong Thủy Hoán.
+ Diễn biến của sự vật trong tự nhiên thường đến mức cực độ thì sẽ xoay
ngược lại (Vật cực tắc phản: 物極則反). Như nói về mối quan hệ của 02 quẻ
Bĩ và Thái. Người Việt thường nói : (否極泰來: Bĩ cực Thái lai)
Ví dụ 6:
+ Trời đang nắng, nóng cực độ thì sẽ chuyển mưa (火極似水); ứng với quẻ Ly
vi Hoả (離为火).
5.2 Tình huống và giải pháp*
Từ 64 tên Quẻ; ngoại trừ 8 quẻ có quẻ trên và quẻ dưới trùng nhau; 56 quẻ
còn lại chúng tôi nhận thấy thường khi đổi chỗ Quẻ trên và Quẻ dưới thì tên
Quẻ kép chính là một tình huống và một giải pháp.
Ví dụ 7: Sau chiến tranh còn bom đạn nằm dưới đất: Địa Lôi Phục . Để khôi phục
sản xuất thì giải pháp là nhanh chóng rà soát và lấy mìn lên khỏi đất: Lôi Địa Dự.
5.3 Nhân, Sự và thời điểm
Tùy theo Người (Nhân) và sự việc (Sự) có liên quan để chọn các Quẻ, tiếp đó
căn cứ vào Quẻ kép để xác định tình huống và giải pháp; rồi căn cứ vào thời của
quẻ để lựa chọn giải pháp tốt nhất.
Ví dụ 8: Bài học từ thực tế
Ngày 29 tháng chạp (thiếu) năm Nhâm Thìn (09/02/2013); một người quen, khi
đốt giấy vàng mã trước giao thừa, thì thấy trong đất có một hộp quẹt ga; nhưng
vẫn đốt giấy lên trên và bị hộp quẹt ga nổ làm bỏng nhẹ mặt, rất may lớp giấy
vàng mã dày che chắn nên người đốt đã không bị mảnh vỡ bắn vào mặt.
Tôi đã chiêm nghiệm :

20
Ngày 09/02/2013 sau tiết Lập xuân (ngày 03/02/2013) thuộc 45 ngày của quẻ Cấn
(Sơn: Núi). Trước giao thừa, khoảng 23g00 trong ngày, thuộc quẻ Khảm (Thủy:
Nước): Tên quẻ kép (trùng Quái) tại thời điểm là Sơn Thủy Mông (Tối tăm; che
lấp).
Thấy dưới lớp đất một vật có thể nổ: Tên quẻ Địa Lôi Phục
Cách giải quyết tôt nhất là nhanh chóng lấy vật có thể nổ lên khỏi đất: Tên quẻ
Lôi Địa Dự; nhưng do gặp thời điểm tối tăm, che lấp nên vẫn đốt. Do vẫn đốt lửa
trên đất (có vật nổ): Tên quẻ Hỏa Địa Tấn.
Và hậu quả: Tên quẻ Hỏa Lôi Phệ hạp (Không kịp hối !)
Rất may là hậu quả nhỏ.

21
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
1 . 周易
http://ctext.org/book-of-changes/zh
2.黃帝內經
上海錦章書局石印•
3. 黃 帝 內 經 素 問 校 釋 ( 上册,下册 )
山东中医学院-河北医学院,校釋
人 民 卫 生 出 版 社 – 1995
4. 靈 樞 經 校 釋 ( 上册,下册 )
河北医学院,校釋
人 民 卫 生 出 版 社 – 1995
5. KINH DỊCH
Ngô Tất Tố (dịch và chú giải)
Nxb Văn học. Hà Nội - 2004.
6. GIÁO TRÌNH THIÊN VĂN
Phạm Viết Trinh ; Nguyễn Đình Noãn
Sách Đại học sư phạm . Nxb Giáo Dục –1986 .
7. TỪ ĐIỂN THIÊN VĂN HỌC
Trương Cam Bảo ( biên dịch )
Nxb Khoa học và kỹ thuật . Hà nội – 1983 .
8. 辭 源
商 務 印 書 舘 . 北京 .1997 年
9. 辞 海
上 海 辞 书 出 版 社 . 1989 年
10. LỊCH VIỆT NAM
www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/amlich/

22

You might also like