You are on page 1of 4

– Alpha Tiên Hậu (Schedar, Shedir): là một sao cam khổng lồ kiểu tinh tú K0IIIa,

cách khoảng 228 năm ánh sáng. Nó được cho là một ngôi sao biến quang. Nó có độ
sáng biểu kiến hơi sáng hơn hoặc mờ hơn Caph, phụ thuộc vào hệ thống sử dụng.
Độ sáng của nó thay đổi từ 2,20 đến 2,23. Nó được định vị tại phía dưới bên phải của
chữ W. Cái tên truyền thống của ngôi sao Schedar từ tiếng Ả Rập ‘şadr’ có nghĩa là
‘bộ ngực’. Cái tên này tham chiếu đến vị trị ngôi sao ở trái tim của Tiên Hậu.

– Beta Tiên Hậu (Caph): là một ngôi sao tiền khổng lồ hoặc khổng lồ thuộc kiểu
tinh tú F2III-IV, ở khoảng cách khoảng 54,5 năm ánh sáng. Nó là một ngôi sao biến
quang kiểu Delta Scuti. Caph có độ sáng bieeir kiến trung bình 2,27. Cái tên của nó
từ tiếng Ả Rập ‘kaf’ có nghĩa là ‘bàn tay’. Cùng với các ngôi sao Alpheratz trong chòm
sao Tiên Nữ và Algenib trong chòm sao Anh Tiên trỏ theo 3 hướng đánh dấu xích
đạo trời, tại điểm mơi mặt Trời đi qua điểm xuân phân và thu phân. Ngôi sao vàng-
trắng này sáng hơn Mặt Trời 28 lần và kích thước gấp 4 lần. Hiện tại nó đang trong
quá trình nguội xuống và sẽ dần dần trở thành một ngôi sao đỏ khổng lồ.

– Gamma Tiên Hậu: là ngôi sao trung tâm của ký tự W và hiện tại là ngôi sao sáng
nhất của chòm sao. Nó là một ngôi sao lam (kiểu tinh tú B0,5IVe), cách khoảng 610
năm ánh sáng, sáng gấp 40000 lần Mặt Trời và khối lượng gấp khoảng 15 lần. Đây là
một ngôi sao biến quang rực rỡ và là một nguyên mẫu sao biến quang Gamma Tiên
Hậu. Nó có sự biến đổi bất thường trong độ sáng từ 2,20 đến 2,34. Ngôi sao này
quay rất nhanh và bề mặt phồng ra tại đường xích đạo. Người Trung Quốc gọi ngôi
sao này là Tsih có nghĩa là ‘roi da’. Nó còn có biệt danh là Navi theo tên nhà thiên
văn học Mỹ Virgil Ivan Grissom, nơi Navi là từ viết ngược của Ivan, ngôi sao được sử
dụng để tham chiếc hướng cho những nhà du hành vũ trụ.

Gamma Tiên Hậu là một sao quang học nhị phân, một sao đôi quang học với độ
sáng 11 gồm 2 ngôi sao ly giác khoảng 2 giây cung với cùng khối lượng so với Mặt
Trời. Chu kỳ quỹ đạo của nó là 204 ngày. Nó được nhận biết với nguồn X quang. Số
lượng bức xạ X quang của nó cao gấp 10 lần so với những ngôi sao lớp B và Be. Nó
là ngôi sao Be đầu tiên được biết đến.

Xem thêm: Anh Cứ Đi Đi Đi" - Anh Cứ Đi Đi Cover

– Delta Tiên Hậu (Ruchbah): là một ngôi sao nhị phân che khuất với một chu kỳ 460
ngày. Nó thuộc lớp tinh tú A5. Nó có khoảng cách khoảng 99 năm ánh sáng và có độ
sáng biểu kiến có giá trị từ 2,68-2,74. Đây là ngôi sao sáng thứ 4 của chòm sao. Cái
tên truyền thống của nó Ruchbah từ tiếng Ả Rập ‘rukbah’ có nghĩa là ‘đầu gối’. Nó
còn được biết đến với cái tên Ksora.

– Epsilon Tiên Hậu (Segin): là một ngôi sao sáng lam-trắng lớp B khổng lồ, cách
khoảng 440 năm ánh sáng. Nó sáng hơn Mặt Trời 2500 lần. Nó có độ sáng biểu kiến
trực quan 3,34. Tuổi của ngôi sao được đánh giá là 65 triệu năm và nó đang được kết
thúc bởi việc hidrogen chảy. nó có sự hấp thụ helium vô cùng yếu.
– Eta Tiên Hậu (Achird): là ngôi sao trong chòm sao Tiên Hậu gần Hệ Mặt Trời của
chúng ta nhất với chủ 19,4 năm ánh sáng. Nó tương tự như Mặt Trời, một ngôi sao
vàng-trắng lớp G hydrogen nóng chảy lùn, lạnh hơn Mặt Trời với nhiệt độ bề mặt
5730K. Nó có độ sáng biểu kiến 3,45. Nó có một người bạn đồng hành mờ, một ngôi
sao làm cam lớp K với độ sáng biểu kiến 7,51, ly giác 11 giây cung. Hai ngôi sao
thuộc lớp sao biến quang RS Canum Venaticorum.

– Zeta Tiên Hậu: là một ngôi sao lam-trắng tiền khổng lồ (kiểu tinh tú B2IV), ở
khoảng cách khoảng 600 năm ánh sáng. Nó có độ sáng biểu kiến 3,67. Ngôi sao này
thuộc lớp sao biến quang SPB, đầu tiên nó tạo ra một từ trường. Tốc độ quay của
ngôi sao là 56km/s và quay với chu kỳ 5,37 ngày.

– Rho Tiên Hậu: thuộc lớp sao hiếm, một ngôi sao vàng hypergiants, trong Dải
Ngân Hà. Ngôi sao thuộc lớp tinh tú G2Ia0e. Nó có khoảng cách khoảng 11650 năm
ánh sáng và là ngôi sao sáng nhất được biết đến. Ngôi sao này có thể nhìn thấy bằng
mắt thường. Ngôi sao này sáng gấp 550000 lần Mặt Trời, độ sáng tuyệt đối -7,5. Nó
có độ sáng biểu kiến trực quan có giá trị từ 4,1-6,2. Nó là ngôi sao biến quang đồng
đều với sự biến đổi trong độ sáng đều đặn trong 50 năm.

– V509 Tiên Hậu: là một ngôi sao kiểu G hypergiants, ở khoảng cách nhỏ hơn 7800
năm ánh sáng. Nó là một ngôi sao vàng-trắng là một ngôi sao biến quang đồng đều.
Nó có độ sáng biến đổi trong khoảng 4,75-5,5.

Alioth – ε Ursae Majoris (Epsilon Ursae Majoris)

Alioth là ngôi sao sáng nhất trong chòm Ursa Major và đứng thứ 31 về độ
sáng trên bầu trời, với độ sáng biểu kiến là 1,76 và cách chúng ta khoảng 81
năm ánh sáng. Cái tên truyền thống của nó có nguồn gốc từ chữ “alyat”
trong tiếng Ả Rập, có nghĩa là “cái đuôi lớn của con cừu.”

Dubhe – α Ursae Majoris (Alpha Ursae Majoris

Dubhe có độ sáng biểu kiến là 1,79 và cách chúng ta 123 năm ánh sáng. Đây
là ngôi sao sáng thứ hai trong chòm Ursa Major. Cái tên Dubhe có nguồn gốc
từ chữ “dubb” trong tiếng Ả Rập, có nghĩa là “gấu”; chữ “dubb” có trong
thuật ngữ “żahr ad-dubb al-akbar”, hoặc là “lưng con gấu lớn”.

Merak – β Ursae Majoris (Beta Ursae Majoris)


Cái tên “Merak” có nguồn gốc từ thuật ngữ “al-maraqq” trong tiếng Ả Rập, có
nghĩa là “thắt lưng”. Merak là một ngôi sao chuỗi chính, cách chúng ta
khoảng 79,7 năm ánh sáng và có độ sáng biểu kiến 2,37. Ngôi sao này thuộc
lớp quang phổ A1 V, bên cạnh đó, nó còn có một đĩa bụi quay xung quang
với khối lượng chỉ bằng 0,27% khối lượng Trái Đất.

Alkaid (Benetnash) – η Ursae Majoris (Eta Ursae Majoris)

Alkaid là ngôi sao cực Đông (ngoài cùng phía Đông). Nó cũng được gọi bằng
cái tên Elkeid và Benetnash. Alkaid là một ngôi sao trẻ thuộc chuỗi chính lớp
quang phổ B3 Vvà cách chúng ta khoảng 101 năm ánh sáng. Với độ sáng
biểu kiến 1,85, nó là ngôi sao sáng thứ 3 trong chòm sao đồng thời xếp thứ
35 về độ sáng trên bầu trời đêm.

Phecda – γ Ursae Majoris (Gamma Ursae Majoris)

Phecda là ngôi sao thấp phía bên trái của “cái gàu múc nước” Big Dipper. Cái
tên truyền thống, Phecda (hoặc Phad) có nguồn gốc từ cụm từ “fakhð ad-
dubb” trong tiếng Ả Rập, có nghĩa là “bắp đùi của gấu.”
Phecda là ngôi sao chuỗi chính thuộc lớp quang phổ A0Ve. Nó có độ sáng
biểu kiến 2,438 và cách chúng ta khoảng 83,2 năm ánh sáng.

Chòm sao Ursa Major trên bầu trời. Ảnh: Ben Backyard Astronomy

Megrez – δ Ursae Majoris (Delta Ursae Majoris)

Megrez là ngôi sao mờ nhất trong nhóm sao Big Dipper. Nó là ngôi sao chuỗi
chính thuộc lớp quang phổ A3V. Với độ sáng biểu kiến 3,312 và cách chúng
ta khoảng 58,4 năm ánh sáng, Megrez sáng gấp 14 lần Mặt Trời và nặng hơn
khoảng 63%. Cái tên Megrez có nguồn gốc từ cụm từ “al-maghriz” trong
tiếng Ả rập, trường hợp này nghĩa là “cuống đuôi gấu”.

Mizar – ζ Ursae Majoris (Zeta Ursae Majoris)

Mizar là một ngôi sao đôi hệ nhị phân. Nó thuộc tay cầm của cái gáo trong
nhóm Big Dipper – ngôi sao thứ hai từ rìa ngoài vào. Cái tên Mizar có nguồn
gốc từ từ “mīzar” trong tiếng Ả Rập, có nghĩa là “dây lưng”. Mizar có độ sáng
biểu kiến là 2,23 và cách chúng ta khoảng 82,8 năm ánh sáng. Đây là sao
đôi đầu tiên từng được chụp lại.

You might also like