You are on page 1of 10

[(<002078_C2>)] Tự luận, , Chương 2: Quy hoạch tuyến tính

Câu 46 [<DE>]: Thủ tục giải bài toán quy hoạch tuyến tính 2 biến bằng phương pháp hình
học?
[<$>] Đáp án:
- Vẽ hình vẽ bài toán cho mỗi ràng buộc.
- Xác định miền khả thi thỏa mãn tất cả các ràng buộc.
- Vẽ đường biểu diễn hàm mục tiêu.
- Dịch chuyển song song hàm mục tiêu theo cách giá trị hàm mục tiêu lớn hơn.
- Phương án khả thi đối với đường biểu diễn hàm mục tiêu với giá trị lớn nhất là
phương án tối ưu.
Câu 47 [<DE>]: Khái niệm vùng khả thi, điểm cực biên? Biến thừa và biến thiếu tồn tại
khi nào?
[<$>] Đáp án:
- Vùng chứa tất cả các điểm thỏa mãn tất cả các ràng buộc của bài toán.
- Điểm cắt nhau từng đôi một giữa các đường biểu diễn các ràng buộc của bài toán.
- Biến thừa tồn tại khi vế trái của ràng buộc lớn hơn vế phải. Biến thiếu tồn tại khi vế
trái của ràng buộc nhỏ hơn vế phải.
Câu 48 [<DE>]: Phân tích độ nhạy là gì? Tại sao phải phân tích độ nhạy trong quy hoạch
tuyến tính?
[<$>] Đáp án:
Khi thay đổi thông số đầu vào tìm kết quả đầu ra thay đổi như thế nào.
Phân tích độ nhạy là cần thiết…
Câu 49 [<DE>]: Giải thích khái niệm vùng tối ưu vế phải các ràng buộc và vùng tối ưu hệ
số hàm mục tiêu?
[<$>] Đáp án:
- Vùng tối ưu VP các RB là đoạn mà nếu vế phải RB thuộc đoạn đó thì phương án
tối ưu không đổi.
- Vùng tối ưu hệ số HMT là đoạn mà nếu vế phải hệ số HMT thuộc đoạn đó thì
phương án tối ưu không đổi

Câu 50 [<TB>]: Quy hoạch tuyến tính là gì? Lấy ví dụ thực tế về vấn đề mô hình hóa bài
toán trong thực tế kinh doanh
[<$>] Mô hình hóa bài toán quy hoạch tuyến tính phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Các hệ số của HMT và RB phải là hằng số hoặc bằng 0.
- Các biến ở dạng bậc nhất, không có số mũ và không có tích cũng như thương các
biến với nhau.
Câu 51 [<TB>]: Trình bày các phương pháp giải bài toán quy hoạch tuyến tính? Sự giống
và khác nhau giữa các phương pháp này?
[<$>] Đáp án:
Có 1 phương pháp giải phổ biến nhất cho dạng BT quy hoạch tuyến tính đó là phương
pháp đơn hình (sử dụng với số biến quyết định bất kỳ). Ngoài ra, có phương pháp đồ thị
cũng được sử dụng (áp dụng cho MH bài toán 2 biến quyết định).

Câu 52 [<TB>]: Giải thích ý nghĩa của Reduced Cost? Nguyên tắc 100% sử dụng trong
trường hợp nào?
[<$>] Đáp án:
- Reduced Cost là lượng hệ số HMT cần phải thay đổi để biến quyết định trong
phương án tối ưu mới nhận giá trị khác 0.
- Nguyên tắc 100% được sử dụng trong trường hợp khi thay đổi đồng thời 2 hệ số
của HMT

Câu 53 [<KH>]: Khi giải bài toán quy hoạch tuyến tính lời giải tối ưu có những trường
hợp nào? Khi nào thì lời giải tối ưu là tập các điểm trên 1 đoạn thẳng (đối với bài toán 2
biến)?
[<$>] Đáp án:
- Các trường hợp của bài toán quy hoạch tuyến tính: một nghiệm tối ưu duy nhất,
nghiệm là một đoạn thẳng (vô số nghiệm), không xác định được lời giải tối ưu, vô
nghiệm.
- Khi một trong 2 ràng buộc cắt nhau có điểm tối ưu song song với đường HMT.
[(<002078_C2BT>)] Tự luận, , Chương 2: Quy hoạch tuyến tính – Bài tập
Câu 54 [<DE>]: Xem xét mô hình qui hoạch tuyến tính sau:
Max 2x1 + 3x2
s.t.
x1 + x2 ≤ 10
2x1 + x2 ≥ 4
x1 + 3x2 ≤ 24
2x1 + x2 ≤ 16
x1, x2 ≥ 0
a. Giải bài toán sử dụng phương pháp hình học
b. Tính vùng tối ưu của các hệ số hàm mục tiêu của x1
c. Tính vùng tối ưu của các hệ số hàm mục tiêu của x2
d. Giả sử hệ số của x1 tăng từ 2 lên 5. Lời giải tối ưu mới là gì?
e. Giả sử hệ số hàm mục tiêu của x2 giảm từ 3 xuống 1. Lời giải tối ưu mới là gì?
[<$>] Đáp án:
Câu 55 [<DE>]: Xem xét mô hình toán học sau đây
Min x1 + x2
s.t.
x1 + 2x2 ≥ 7
2x1 + x2 ≥ 5
x1 + 6x2 ≥ 11
x1, x2 ≥ 0
- Giải bài toán sử dụng phương pháp hình học
- Tính vùng tối ưu của các hệ số hàm mục tiêu của x1
- Tính vùng tối ưu của các hệ số hàm mục tiêu của x2
- Giả sử hệ số của x1 tăng tới 1,5. Tìm lời giải tối ưu mới?
- Giả sử hệ số hàm mục tiêu của x2 giảm tới 1/3. Tìm lời giải tối ưu mới?
[<$>] Đáp án:

Câu 56 [<DE>]: Xem xét mô hình qui hoạch toàn số nguyên sau:
Max: 5x1 + 8x2
s.t.
6x1 + 5x2 ≤ 30
9x1 + 4x2 ≤ 36
1x1 + 2x2 ≤ 10
x1, x2 ≥ 0 và là số nguyên
- Vẽ đồ thị thể hiện các ràng buộc của mô hình. Vẽ các điểm khả thi của các lời giải
số nguyên.
- Tìm lời giải tối ưu của bài toán nới lỏng (bỏ điều kiện ràng buộc số nguyên). Làm
tròn xuống để tìm lời giải khả thi.
- Tìm lời giải tối ưu số nguyên. . Lời giải này có giống với lời giải ở phần (b) làm
tròn xuống.
[<$>] Đáp án:
Câu 57 [<TB>]: Xem xét mô hình qui hoạch toàn số nguyên sau:
Max 1x1 + 1x2
s.t.
4x1 + 6x2 ≤ 22
1x1 + 5x2 ≤ 15
2x1 + 1x2 ≤ 9
x1, x2 ≥ 0 và là số nguyên
- Vẽ đồ thị thể hiện các ràng buộc của mô hình. Vẽ các điểm khả thi của các lời giải
số nguyên.
- Tìm lời giải tối ưu của bài toán nới lỏng (bỏ điều kiện ràng buộc số nguyên).
- Tìm lời giải tối ưu số nguyên.
[<$>] Đáp án:

Câu 58 [<TB>]: Cho mô hình hóa bài toán sau:


a. Giải bài toán bằng phương pháp đồ thị để tìm ra lời giải tối ưu. Hãy đưa ra kết luận
về kết quả đó trong trường hợp này. Xác định các biến thừa, biến thiếu?
b. Giả sử trong trường hợp môi trường kinh tế thay đổi, chi phí quảng cáo của 2
phương thức cũng thay đổi người quản lý muốn tổng chi phí cho quảng cáo không
đổi. Vậy phạm vi nào của chi phí mỗi phương thức quảng cáo cho người quản lý có
được mong muốn đó.
c. Xác định các giá trị Dual price và đưa ra kết luận về mỗi giá trị đó.
d. Sử dụng nguyên tắc 100 để xác định xem lời giải tối ưu ban đầu có thay đổi không
khi chi phí quảng cáo mỗi phương thức lần lượt là 625 và 570.
[<$>] Đáp án:

a. Lời giải tối ưu của bài toán có kết quả Z = 4266,67 với x1 = 2,67; x2 = 5,33 Sẽ
quảng cáo 2,67 phút trên TV và 5,33 phút trên Mag. Có Tổng chi phí Min =
4266.67

Ràng buộc 1 và 3 có biến thừa/ biến thiếu =0; ràng buộc 2 có biến thiếu 16,67
b. Phạm vi C1 [500; 1250]; phạm vi C2 [240; 600]

c. Dual price của ràng buộc 1 là 33,33; của ràng buộc 2 là 0; của ràng buộc 3 là 144,4.
Kết luận: khi về phải của ràng buộc 1 giảm đi 1 đơn vị thì hàm mục tiêu tăng 33,33;
tương tự cho ràng buộc 3.
d. Từ bảng dưới đây có thể thấy tổng lượng thay đổi 73,85% <100%  lời giải tối ưu
không đổi
600 500
625 570
1250 600
25 70
650 100
3.85% 70.00% 73.85%

Câu 59 [<KH>]: Cho MHH bài toán sau:


Min z = 500x1 + 600x2
St.
5x1 + 3x2 ≥ 24
x1 + 5x2 ≥ 18
3x1 + 3x2 ≥ 24
x1, x2 ≥ 0
Hãy thực hiện những yêu cầu sau:
a. Giải bài toán bằng phương pháp đồ thị để tìm ra lời giải tối ưu. Xác định các biến
thừa, biến thiếu?
b. Phạm vi nào của các hệ số hàm mục tiêu cho lời giải tối ưu của bài toán không đổi.
c. Xác định các giá trị Dual price và đưa ra kết luận về mỗi giá trị đó.
d. Sử dụng nguyên tắc 100 để xác định xem lời giải tối ưu ban đầu có thay đổi không
khi chi phí quảng cáo mỗi phương thức lần lượt là 525 và 610.
e. Tìm lời giải số nguyên của bài toán bằng cách nhanh nhất (không nhất thiết là lời
giải nguyên tối ưu).
[<$>] Đáp án:
a. Lời giải tối ưu x1 = 5,5; x2 = 2,5; HMT Z = 4250; Rb 1 có biến thừa là 11; rb 2 và
3 biến thiếu/thừa = 0

b. Phạm vi C1 và C2 tương ứng là [120;600] và [500;2500]

c. Các dual price tương ứng là: 0; 25; 158,33


d. Từ bảng ta thấy lời giải tối ưu không đổi vì 73,85% <100%
500 600
525 610
600 2500
25 10
100 1900
25.00% 0.53% 73.85%
e. Làm tròn lên ta có lời giải nguyên x1 = 6; x2 = 3 HMT Z = 500*6 + 600*3 =
4800
Câu 60 [<KH>]: Cho bài toán tối thiểu hóa sau:
Min x1 + x2
s.t.
x1 + 3x2 ≥ 10
2x1 + x2 ≥ 6
x1 + 6x2 ≥ 10
x1, x2 ≥ 0
a. Giải bài toán sử dụng phương pháp đồ thị
b. Tính vùng thay đổi được phép của các hệ số hàm mục tiêu (của x1 và x2) mà không
làm thay đổi phương án tối ưu.
c. Tìm vùng tối ưu của vế phải các ràng buộc của bài toán để các ràng buộc quyết
định tối ưu không thay đổi.
d. Xác định các Dual prices (giá mờ) của bài toán.
e. Nếu mô hình bài toán trên đổi từ Min sang Max hãy kết luận về lời giải tối ưu của
bài toán? Giải thích ý nghĩa của Reduced cost
[<$>] Đáp án:

Câu 61 [<KH>]: Cho mô hình hóa bài toán


Max z = 30x1 + 20x2
st.
x1 +2x2 ≤ 6
2x1 +x2 ≤ 8
-x1 + x2 ≤ 1
x2 ≤ 2
x1, x2 ≥ 0;
- Xác định lời giải tối ưu
- Vùng tối ưu hệ số HMT
- Vùng tối ưu về phải các RB
- Xác định “giá mờ”
- Đổi bài toán trên thành bài toán Min, hãy kết luận về phương án tối ưu của bài
toán “nới lỏng”.
[<$>] Đáp án:

Câu 62 [<TB>]: Cho MH bài toán sau

a. Giải bài toán sử dụng phương pháp đồ thị


b. Tính vùng thay đổi được phép của các hệ số hàm mục tiêu (của x1 và x2) mà không
làm thay đổi phương án tối ưu
c. Tìm vùng tối ưu của vế phải các ràng buộc của bài toán để các ràng buộc quyết
định tối ưu không thay đổi.
d. Xác định các Dual prices (giá mờ) của bài toán
[<$>] Đáp án:

Câu 63 [<TB>]: Công ty máy móc M&D sản xuất 2 sản phẩm để bán dưới dạng nguyên
vật liệu thô tới những công ty sản xuất xà bông và chất tẩy. Dựa trên việc phân tích mức
tồn kho hiện nay và nhu cầu tiềm năng theo tháng, quản lý M&D chỉ ra rằng kết hợp sản
xuất sản phẩm A và B phải mất ít nhất 350 gallon. Cụ thể, một khách hàng chính đặt 125
gallon sản phẩm A cũng phải được đáp ứng. Sản phẩm A cần 2 giờ sản xuất mỗi gallon,
còn B cần 1 giờ. Trong tháng tới, 600 giờ thời gian sẵn có cho sản xuất. Mục tiêu của
M&D là thỏa mãn những yêu cầu này tại mức chi phí sản xuất thấp nhất. Chi phí sản xuất
là 2$/gallon sản phẩm A và 3$/gallon sản phẩm B.
Xác định kế hoạch sản xuất tối thiểu hóa chi phí.
[<$>] A = 250, D = 100, Z = 800
Câu 64 [<TB>]: Công ty sản xuất đồ gỗ nội thất Lam Sơn có 02 nhà máy A và B sản xuất
bàn, ghế gỗ xuất khẩu. Mỗi ngày nhà máy A có thể sản xuất được 20 bàn và 60 ghế. Mỗi
ngày nhà máy B có thể sản xuất được 25 bàn và 50 ghế. Công ty vừa ký được hợp đồng
xuất khẩu 1000 bàn và 2500 ghế. Thời hạn hợp đồng giao hàng tối đa 30 ngày kể từ ngày
ký. Vì vậy, trong 30 ngày số lượng bàn ghế mà cả hai nhà máy A và B của công ty phải
sản xuất ít nhất phải bằng số lượng hợp đồng. Chi phí vận hành ở nhà máy A là
$1000/ngày và chi phí vận hành ở nhà máy B là $900/ngày. Sử dụng phương pháp đồ thị,
anh/chị hãy tìm miền khả thi và các ràng buộc cho bài toán và xác định số ngày hoạt động
cần cho mỗi nhà máy để sản xuất đủ số lượng bàn và ghế trong hợp đồng với chi phí thấp
nhất? Tính chi phí này? Biết rằng công ty bắt đầu sản xuất ngay sau khi ký hợp đồng.
[<$>]X1 = 22.22, X2 = 22.72, Z = 42676.8
Câu 65 [<TB>]: Một nhà máy cán thép có thể sản xuất hai loại sản phẩm: thép tấm và
thép cuộn. Nếu chỉ sản xuất một loại sản phẩm thì nhà máy chỉ có thể sản xuất 200 tấn thép
tấm hoặc 140 tấn thép cuộn trong một giờ. Lợi nhuận thu được khi bán một tấn thép tấm là
25USD, một tấn thép cuộn là 30USD. Nhà máy làm việc 40 giờ trong một tuần và thị
trường tiêu thụ tối đa là 6000 tấn thép tấm và 4000 tấn thép cuộn.
Vấn đề đặt ra là nhà máy cần sản xuất mỗi loại sản phẩm là bao nhiêu trong một
tuần để đạt lợi nhuận cao nhất. Hãy trình bày bài toán quy hoạch tuyến tính cho vấn đề
trên.
[<$>] X1 = 6000, X2 = 1400, Z = 192000

Câu 66 [<TB>]: Một xưởng mộc làm bàn và ghế. Một công nhân làm xong một cái bàn
phải mất 2 giờ, một cái ghế phải mất 30 phút. Khách hàng thường mua nhiều nhất là 4 ghế
kèm theo 1 bàn do đó tỷ lệ sản xuất giữa ghế và bàn nhiều nhất là 4:1. Giá bán một cái bàn
là 35USD, một cái ghế là 50USD. Hãy trình bày bài toán quy hoạch tuyến tính để xưởng
mộc sản xuất đạt doanh thu cao nhất, biết rằng xưởng có 4 công nhân đều làm việc 8 giờ
mỗi ngày.

[<$>] X1 = 240, X2 = 960, Z = 56400

Câu 67 [<TB>]: Một nhà máy sản xuất hai kiểu mũ. Thời gian để làm ra một cái mũ kiểu
thứ nhất nhiều gấp 2 lần thời gian làm ra một cái kiểu thứ hai. Nếu sản xuất toàn kiểu mũ
thứ hai thì nhà máy làm được 500 cái mỗi ngày. Hàng ngày, thị trường tiêu thụ nhiều nhất
là 150 cái mũ kiểu thứ nhất và 200 cái kiểu thứ hai. Tiền lãi khi bán một cái mũ kiểu thứ
nhất là 8USD, một cái mũ thứ hai là 5USD. Hãy trình bày bài toán quy hoạch tuyến tính để
nhà máy sản xuất đạt lợi nhuận cao nhất.
[<$>] X1 = 3750, X2 = 10000, Z = 80000

Câu 68 [<TB>]: Một xưởng sản xuất hai loại thép đặc biệt T1 và T2.

- Loại T1 cần 2h để nấu chảy, 4h để luyện và 10h để cắt định hình.


- Loại T2 cần 5h để nấu chảy, 1h để luyện và 5h để cắt định hình.
Lợi nhuận mang lại từ T1 là 24$ và từ T2 là 8$.
Khả năng tôi của xưởng là: 40h để nấu chảy, 20h để luyện, 60h để cắt định
hình. Xác định phương án sản xuất để mang đến cho nhà sản xuất lợi nhuận cao
nhất.
[<$>]X1 = 4, X2 = 4, Z = 128

Câu 69 [<KH>]: Giải bài toán sau bằng phương pháp đơn hình.

[<$>] x* = (1, 0) với fmax = – gmin= 5.


Câu 70 [<KH>]: Giải bài toán sau f = – 3x1 + x2 – 2x3 → min,

[<$>] x* = (3, 1, 0) với fmin = – 8

Câu 71 [<KH>]:Dùng phương pháp đơn hình giải các bài toán dưới đây

[<$>] x* = (0 ,1) với fmin =-1.

Câu 72 [<KH>]:Dùng phương pháp đơn hình giải các bài toán dưới đây

[<$>] x* = (2,8; 2,4; 0,4) với fmax =2,4

You might also like