You are on page 1of 355

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

KHOA DƯỢC
BỘ MÔN HÓA HỮU CƠ – HÓA LÝ

HÓA HỮU CƠ
Ths. Hoàng Thị Hồng

*
NỘI DUNG:
Phần 1. Đại cương

Phần 2. Hydrocarbon

Phần 3. Hợp chất hữu cơ đơn chức

Phần 4. Hợp chất dị vòng

*
Phần 1
ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỮU CƠ
Chương 1: Cấu trúc electron và liên kết trong hóa học hữu

Chương 2: Các hiệu ứng electron trong hợp chất hữu cơ


Chương 3: Đồng phân

Chương 4: Các loại phản ứng trong hóa hữu cơ

*
CHƯƠNG 1. CẤU TRÚC ELECTRON VÀ LIÊN KẾT HÓA HỌC

1.1 Orbital

Orbital s Orbital p

1.2 Liên kết π và liên kết σ


p-p
s-s

p-s

p-p
Liên kết σ (xen phủ trục) Liên kết π (xen phủ bên)
Orbital lai hóa

Cấu hình electron của C ở trạng thái cơ bản: 1s22s22p2


Cấu hình electron của C ở trạng thái kích thích (C*):
1s22s12p3

Các dạng orbital lai hóa: sp2 , sp3 , sp

*
Lai hóa sp3:

- Một orbital 2s + ba orbital 2p


→ 4 orbital lai hóa sp3
- Giống hệt nhau
- Góc giữa các là 109o28'

thường có ở các liên kết đơn.


Lai hóa sp2: một orbital s và hai orbital p.

Liên kết đôi gồm một lk σ + một lk π


Lai hóa sp: một orbital s với một orbital p. Liên kế ba gồm
một lk σ + hai lk π

*
1.2. Liên kết hóa học trong HCHC:

1.2.1. Liên kết ion:

Bản chất là kết quả của sự hút nhau giữa các ion trái dấu.

Ví dụ: CH3COO(-)Na(+)

1.2.2. Liên kết cộng hoá trị:

- Liên kết hình thành do sự xen phủ cực đại của các orbital
nguyên tử thành orbital phân tử (sự dùng chung cặp điện
tử).

*
 Sự phân cực của liên kết cộng hóa trị:

Độ âm điện của một nguyên tố là đại lượng đặc trưng cho khả
năng hút cặp electron liên kết về phía mình.

Độ âm điện càng lớn  khả năng hút cặp electron càng mạnh

bảng độ âm điện của 1 số nguyên tố:

 Độ dài liên kết:

Là khoảng cách giữa 2 hạt nhân nguyên tử tham gia liên kết.

+Độ dài liên kết của C với các nguyên tử khác trong phân
nhóm tăng từ trên xuống dưới:

C-F < C- Cl < C-Br < C-I

*
• Độ dài liên kết của C với các nguyên tử khác trong chu
kỳ giảm từ trái sang phải:

C-C > C-N > C-O > C-F

• Độ bội liên kết càng tăng thì độ dài liên kết càng giảm:

C≡ C < C=C < C-C

• Độ dài liên kết phụ thuộc trạng thái lai hoá:

Csp3-H > Csp2-H > Csp-H

*
1.3. Liên kết hydro

Liên kết hydro là 1 liên kết rất yếu được hình thành bởi lực
hút tĩnh điện giữa hydro với 1 nguyên tử có độ âm điện
mạnh có kích thước bé (N,O, F...)
X-H+

Liên kết hydro liên phân


tử

Liên kết hydro liên phân tử:


làm tăng nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy so với những
phân tử có khối lượng tương đương mà không có liên kết
hydro hoặc chỉ có liên kết hydro nội phân tử.
Liên kết hydro nội phân tử

Liên kết hydro giữa chất tan và dung môi → tăng độ tan
 Độ bền của phân tử:

• Sự tạo thành liên kết hidro nội phân tử, đặc biệt khi liên
kết đó có khả năng tạo vòng,làm cho đồng phân đó trở
nên bền vững hơn.

Vd:

*
Bài tập:

1. Có bao nhiêu cacbon ở trạng thái lai hóa sp2, sp trong các hợp
chất sau:

a.

b.

c.

*
2. Hợp chất nào có C lai hóa sp3:

A. CH3CH2Cl B. C2H2 C. HCHO D. C2H4

3. Trong các chất sau chất nào tan được trong nước? Giải thích

etanol, đimetylete, acid acetic, butanol, hexanol.

4. So sánh khả năng tan trong nước của các chất sau:

a. HO(CH2)4OH (1); HO(CH2)3CHO (2); C3H7CHO

b. C6H5NH3Cl (1); C6H5NH2(2); C2H5NH2

5. Có bao nhiêu hợp chất có liên kết π trong công thức trong các hợp
chất sau: HCHO, C2H6, CH3COOH, C2H4, C2H2, C6H6

A. 3 B. 4 C. 5 D. 6

*
CHƯƠNG 2. CÁC HIỆU ỨNG ELECTRON

Hiệu ứng electron: tương hỗ giữa các nguyên tử trong


phân tử làm thay đổi sự phân cực của phân tử → ảnh
hưởng đến cơ chế phản ứng, khả năng phản ứng, tính
acid-base…

Phân loại:

1)Hiệu ứng điện tử:

• HU cảm ứng I

• HU liên hợp C

• HU siêu liên hợp H

2)Hiệu ứng không gian


2.1. Hiệu ứng cảm ứng (Inductive effect): Ký hiệu là I

HU cảm ứng: sự dịch chuyển điện tử trong các liên kết do


các nguyên tử trong phân tử có độ âm điện khác nhau →
phân tử phân cực

Độ âm điện Cl > C → Cl hút điện tử → điện tử dịch chuyển


theo chiều C1→Cl, C2→C1, C3→C2

*
Phân loại:

• C-H có I=0
• Y đẩy điện tử mạnh hơn hydro: HU cảm dương (+I)
• X hút điện tử mạnh hơn hydro: HU cảm âm (-I)

*
Phân loại:

Hiệu ứng cảm ứng dương +I: gồm các gốc ankyl, các ion
âm có khả năng đẩy điện tử liên kết khỏi mình (cho e).

- Các nhóm ankyl:

H < CH3 < CH3CH2 < (CH3)2CH < (CH3)3C

→Gốc càng dài, càng phân nhánh thì hiệu ứng +I càng lớn.

- Nhóm mang điện tích âm:

C- > N- > O- ; O- < S- < Se-

→Hiệu ứng +I tăng khi ĐAĐ của nguyên tử càng nhỏ.

*
Hiệu ứng cảm ứng âm –I: Gây ra bởi những nguyên tử, nhóm
nguyên tử có khuynh hướng hút điện tử. Phổ biến ở các hợp
chất không no.

- Những nguyên tố có ĐAĐ lớn hơn C:

• Trong cùng 1 chu kỳ: -I tăng từ trái qua phải

-I: -NR2 < -OR < -F

• Trong cùng 1 phân nhóm chính : -I giảm từ trên xuống dưới

-I: -F > -Cl > -Br > -I

-I: -OR > -SR > -SeR

- Nhóm mang điện tích dương: O+R2 > OR ; - N+R3 > -NR

-I: Nhóm mang điện > Nhóm không mang điện.


- Nhóm chưa no: các nhóm không no đều mang –I và tăng dần
theo độ không no
C ≡ C > C6H6 > C = C > C – C (do ĐAĐ Csp > Csp2 > Csp3).
CN > NO2 > F > Cl > Br > I > OCH3 > C6H5
Nói chung, ĐAĐ càng tăng thì –I càng lớn.
 Tính chất:
• Hiệu ứng I có tính thường trực (TT tĩnh) , đặc trưng cho hệ no.
• Hiệu ứng I truyền trên mạch C liên kết đơn 𝜋 và cường độ giảm
dần (nguyên tử C càng lớn, I càng giảm).
• Có tính cộng tính: gốc R càng lớn +I càng lớn(tăng dần từ bậc 1 đến
bậc 3)
H < CH3 < CH3CH2 < (CH3)2CH < (CH3)3C
*
 Ảnh hưởng của HU cảm ứng lên tính acid
• Các R-OH, R-COOH có chứa nhóm thế có +I →tính acid
giảm

• Chứa nhóm thế có –I: tính acid tăng do O-H càng phân
cực

Vd: Sắp xếp theo chiều giảm dần của tính acid:

Acid acetic (1); acid monocloacetic (2); acid fomic(3); acid


propanoic(4)
+ Viết CTCT:

*
Xét hiệu ứng:

• +I: đẩy e, ngược chiều sự phân ly của nhóm -OH nên tính
acid giảm.

• -I: hút e, cùng chiều sự phân ly của nhóm -OH nên tính
acid tăng.

Do đó sắp xếp:

ClCH2COOH > HCOOH > CH3COOH > CH3CH2COOH.

*
• Tính acid của các acid:
F3C-COOH(pKa 0.23) > Cl3C-COOH (0.66) > Cl2CH-COOH (1.25) >
NO2-CH2-COOH (1.68) > NC-CH2-COOH (2.47) >
F-CH2-COOH (2.57) >Cl-CH2-COOH(2.87)> Br-CH2-COOH (2.90)
> HCOOH (3.75) > HO-CH2-COOH (3.83) > CH3COOH (4.76)
>CH3CH2COOH(4.87) >(CH3)3C-COOH (5.03)
• Nhóm thế càng xa Cα → ảnh hưởng càng yếu do I giảm mạnh:
Tính acid:
F3C-COOH > F3C-CH2-COOH > F3C-CH2-CH2-COOH

*
+ Độ mạnh của bazo:
Bazo amin R – NH2 càng mạnh khi cặp e tự do trên
N càng nhiều thì tính bazo càng mạnh.
NH2 – CH2Cl3 < NH3 < NH2 – CH3 < NH(CH3)2
Kết luận:
• +I đẩy e: càng cho e làm cho cặp e trên N càng
linh động nên tính base tăng.
• -I hút e làm cho cặp e trên N kém linh động nên
tính base giảm.

*
Bài tập:
1. So sánh tính acid của các hợp chất sau:

2. So sánh tính bazo của các hợp chất sau:

*
2.2. Hiệu ứng liên hợp
2.2.1. Định nghĩa
Hệ liên hợp: là những phân tử có liên kết π & α ở vị trí
luân phiên nhau.
Ví dụ: CH2=CH-CH=CH2 hay CH2=CH-CH=CH-CH=CH2

8
HU liên hợp → sự dịch chuyển đtử trong 1 hệ liên hợp,
làm cho hệ liên hợp đó trở nên phân cực
Ký hiệu: C. Biểu diễn bằng mũi tên cong
Ví dụ: CH2=CH-CH=CH2 → mật độ điện tử phân bố đều trên
các C
Tuy nhiên: CH2=CH-CH=CH-CHO
Độ âm điện của O > C → nhóm C=O sẽ hút điện tử π của
hệ
→ phân tử trở nên phân cực ( LH π- π)

9
CH2=CH-CH=CH-N(CH3)2
N có đôi điện tử tự do (p) → có xu hướng nhường điện tử
cho hệ liên hợp → phân tử phân cực (LH p-π)

Cl NH2

→Liên hợp π-p (-Cl, -NH2 đồng thời có –I)


10
2.2. Phân loại
2.2.1. HU liên hợp dương (+C)
Các ntử hay nhóm nguyên tử có khả năng đẩy điện tử
vào hệ liên hợp → +C
Đặc điểm của +C:
a. Các nguyên tử hay nhóm nguyên tử có cặp điện tử chưa
sử dụng hoặc những ion mang đtích (-) đều mang +C
-O- -S- -ÖH -ÖR -SH -SR

11
b. Các ion mang điện tích âm có +C mạnh hơn các nguyên
tử trung hòa
+C: -O- > -OR -S- > -SR

c. Trong cùng 1 chu kỳ của bảng HTTH: +C giảm từ trái


qua phải
+C: -N(R)2 > -OR > -F
d. Trong cùng 1 phân nhóm chính: +C giảm từ trên xuống
dưới
+C: -F > -Cl > -Br > -I
+C: -OR > -SR > -SeR

12
2.2.2. HU liên hợp âm (-C)
Các nguyên tử hay nhóm nguyên tử có khả năng hút
điện tử của hệ liên hợp về phía nó → -C
 Đặc điểm của –C:
• Đa số các nhóm nguyên tử mang –C là những nhóm
không no
-NO2, -SO3H, -CN, -CHO, -COR, -COOH, -CONH2
 Biểu diễn bằng mũi tên cong:

*
 Đặc điểm của HU liên hợp:

• HU liên hợp thay đổi rất ít khi kéo dài mạch liên hợp

Độ linh động của H ở hai chất là giống nhau

• HU liên hợp chỉ có hiệu lực trên hệ liên hợp phẳng.

*
Đặc điểm của HU liên hợp:
HU liên hợp ảnh hưởng đến sự dịch chuyển điện tử → tạo
thành các công thức trung gian

*
2.3. Hiệu ứng siêu liên hợp
Là sự tương tác của các điện tử σ của liên kết C-H với hệ
đtử π (C=C, -C6H5 …), hoặc trong carbocation (vd: (CH3)3C+)
hay gốc tự do (vd: (CH3)3C.)
• HU siêu liên hợp càng mạnh khi số nguyên tử H ở Cα
càng nhiều
Xét phản ứng:
CH3-CH=CH-CH2-CH3 + HCl
Nếu xét theo +I: sản phẩm chính là:
CH3-CH2-CHCl-CH2-CH3
Tuy nhiên, thực tế, do tác dụng của +H, sản phẩm chính
là:
H

HCl
H C CH CH CH2 CH3 CH3 CHCl CH2 CH2 CH3
 
H
2.4. Ảnh hưởng của HU liên hợp, HU siêu liên hợp
lên tính acid
• Tính acid của alcohol < phenol
• Nhóm thế có –C sẽ làm tăng tính acid & ngược lại

Tính acid:
-O H +C, -I
N +O +I
-I, -C H
H H C H +H, +I NH 2
C
H
> > > >

O O O O O
H H H H H

Thông thường (không luôn luôn) : C > H > I


a. Acid béo khôngno:
• Tính acid mạnh hơn acid no cùng mạch C (do C=C có
–I)
• Nối đôi C=C càng gần –COOH thì tính acid càng mạnh
• Tuy nhiên: nếu C=C liên hợp với C=O trong – COOH thì
tính acid giảm do +C của C=C!!!
• Tính acid: CH3-CH=CH-CH2-COOH(pKa=4.48) >
CH2=CH-CH2-CH2-COOH (4.68) > CH3-CH2-CH=CH-
COOH (4.83)
•Nối ba C≡C cho dù ở vị trí liên hợp với C=O thì vẫn làm
tăng mạnh tính acid (khác C=C): do –I của C≡C mạnh & chỉ
có 1 lkết π của C≡C cho +C liên hợp với C=O, lkết π còn lại
cho –I nhưng không có +C.

• Tính acid:
CH≡C-COOH (pKa 1.84) > CH3-C≡C-COOH (2.60) >
CH2=CH-COOH (4.25)
b. Acid có vòng thơm:

•Tính acid H-COOH (pKa 3.75) > C6H5-COOH (4.18)

do +C của C6H5- mạnh hơn –I

•Tính acid tùy thuộc bản chất & vị trí nhóm thế:

o-NO2-C6H5-COOH > p- > m-

• Halogen cho –I > +C → o-Cl-C6H5COOH > m- > p-


2.5. Ảnh hưởng lên tính base
• Mật độ điện tử trên N càng lớn → tính base của
amine càng mạnh
• Nhóm thế đẩy điện tử (+I) sẽ làm tăng tính base của
amine & ngược lại (-I, -C)
• Tính base:
(CH3)2NH > CH3NH2 > NH3 > C6H5NH2 >
p-NO2-C6H4-NH2
• Tính base: p-NO2-C6H4-NH2 < m- NO2-C6H4-NH2< p-Cl-
C6H4-NH2 < C6H5-NH2 < p-CH3O-C6H4-NH2
p-NO2: → -I, -C mạnh nhất, m-NO2: → -I mạnh, -C không
ảnh hưởng nhiều do hệ liên hợp bị đứt đoạn
-Cl: → -I mạnh hơn +C, -I yếu hơn -NO2
p-CH3O: → +C mạnh hơn –I → mật độ điện tử trên N
cao nhất → base mạnh nhất
•Acid liên hợp càng yếu thì tính base càng mạnh
Tính base:
HC≡C- > (CH3)3CO- > CH3O- > OH- > C6H5O- >CH3COO-
V.4. Ảnh hưởng lên độ bền của các carbocation
• Điện tích dương trên các cation càng được giải tỏa
(càng nhỏ) thì cation càng bền
• Độ bền do hiệu ứng đẩy điện tử của +H, +I:
H
H H H
+ < HH C H
H C CH2 < H C C
H C C+
H HH C H
HH C H
H
H
Độ bền của carbocation:
(CH3)3C+ < C6H5CH2+ < (C6H5)2CH+

Do +C của -C6H5 mạnh hơn +I, +H của –CH3


→Điện tích càng được giải tỏa nên carbocation càng bền
 Độ bền của carbocation:

H
H C CH2 < H3C O CH2 < H3C NH CH2
H

• +C của –NH- > +C của –O- > +H & I của –CH3-NH- & -O-
đồng thời có –I nhưng +C ảnh hưởng mạnh hơn
→ -NH- giải tỏa đtích dương mạnh nhất → bền nhất
• Gốc allyl CH2=CH-CH2+ hay C6H5-CH2+ rất bền do +C của
vinyl hay phenyl
Bài tập:

1. Viết công thức giới hạn của các chất:

a. CH2 = CH – Cl

b.

c.

*
2. So sánh tính axit của các chất sau:

a. C2H5COOH(1);ClCH2COOH(2);ClC2H4COOH(3);
ICH2COOH (4)

b. C6H5OH(1);p-CH3OC6H4OH(2);p-NO2C6H4OH(3);
p-CH3COC6H4OH (4); p-CH3C6H4OH(5)

3. So sánh tính base của các chất sau:

*
Đáp án:

2a. CTCT:

Cl có ĐAĐ > I; càng xa trung tâm thì –I càng giảm nên ta có:

(1) < (3) < (4) < (2)

b. 2 < 5< 1< 4 < 3

3. 2 < 4 < 1 < 3

*
Chương 3: CÁC HIỆN TƯỢNG ĐỒNG PHÂN

• Đồng phân là những hợp chất hữu có công thức phân


tử giống nhau, công thức cấu tạo khác nhau → tính
chất vật lý, hóa học khác nhau.

• Phân loại:

+ Đồng phân cấu tạo (phẳng).

+ Đồng phân lập thể: đồng phân hình học (cis, trans),
đồng phân quay (cấu dạng), đồng phân quang học.

*
3.1. Đồng phân cấu tạo (phẳng):
3.1.1. Đồng phân về mạch cacbon:

Có mạch carbon sắp xếp khác nhau

Vd: C4H10(butan) có các đồng phân sau

n- butane iso-butane

C6H12:

*
3.1.2. Đồng phân về vị trí các liên kết bội, vị trí nhóm
chức

a. Đồng phân về vị trí các liên kết bội

Vd: C4H8 có 2 đồng phân:

C5H10 có các đồng phân:

*
b. Đồng phân về vị trí nhóm chức

• Alcol C4H9OH có các đồng phân vị trí nhóm –OH:

• C6H4CH3OH có các đồng phân về vị trí nhóm -OH:

*
3.1.3. Đồng phân về chức hữu cơ:

- Về chức ancol và ete: C2H6O

- Về chức axit và este: C3H6O2

*
- Về chức andehyde, cetone và alcol: C3H6O

• Có nhiều nhóm thế khác nhau liên kết với 1 nhóm chức:

Vd: C4H10O

*
• Về bậc của nhóm chức:

Vd: C3H9N

*
3.1.4. Đồng phân hỗ biến (tautomer)

Chuyển hóa này được gọi là hỗ biến ketone – enol:

*
Ngoài ra trong hữu cơ còn gặp nhiều dạng hỗ biến khác.

Nitroso – oximino

Amido – imidol

Nguyên nhân gây ra đồng phân hỗ biến là do sự


chuyển chỗ của nguyên tử H trên các trung tâm O, N…

*
Bài tập:
1. viết các đồng phân có thể có của:
a. C5H12
b. C5H10
c. C5H11OH ; C4H9Cl
2. Viết các công thức hỗ biến của:
a.

b.

*
3.2. Đồng phân lập thể

3.2.1. Đồng phân hình học


Do sự khác nhau về vị trí các nhóm thế đối với mặt phẳng liên
kết đôi hoặc mặt phẳng vòng.

Điều kiện để có đồng phân hình học:

• Phân tử phải chứa liên kết đôi hoặc vòng kín.

• Các nguyên tử C có chứa liên kết đôi và vòng kín phải liên
kết với 2 nguyên tử hoặc 2 nhóm thế có bản chất khác nhau.

*
• Thường xuất hiện ở những hợp chất có chứa:

C=C, C=N, N=N, hệ liên hợp, vòng phẳng 3 hoặc 4 cạnh.

*
 Hệ cis-trans: abC=Cab hoặc acC=Cab

• Nhóm thế tương đương nằm cùng phía mặt phẳng 


hoặc vòng  cis

• Khác phía  trans.

*
 Tổng quát:

Hợp chất liên kết 𝝅 có dạng abC = Cab, acC=Cab luôn tồn
tại đồng phân cis và trans:

Dạng abC = Cab:

Ví dụ:

*
Hợp chất dạng acC = Cab:

Ví dụ:

*
 Hệ Z-E: abC=Ccd (a>b, c>d)

• Nhóm thế lớnnằm cùng phía mặt phẳng  hoặc vòng  Z


(Zusammen = cùng phía).

• Khác phía  E (Eintgegen = khác phía).

*
Vd:

*
 Quy tắc xác định “độ lớn” Kahn-Ingold-Prelog:

+ Nguyên tử có số thứ tự trong BHTTH càng lớn thì độ lớn


của nó càng lớn:

I > Br > Cl > S > P > F > O > N > C > H

-CH2Cl > -CH2OH > -CH2CH3

-COOCH3 > -COOH > -CONH2 > -COCH3 > -CHO

*
+ liên kết đôi, ba  nguyên tử đó có 2 lần, 3 lần liên kết với
nguyên tử khác.

-C  N > -C6H5 > -C CH > -CH=CH2

*
• Đối với hợp chất chứa C=C liên hợp a(HC=CH)n
Vd: diphenyl butadiene có 3 đồng phân:

Số đồng phân hình học của hệ liên hợp C=C:


N = 2n+1 + 2p-1 ; với n là số nối đôi liên hợp
p = n/2 nếu n chẵn
p = (n+1)/2 nếu n lẻ

*
• Đối với các hợp chất vòng:

Vd:

*
 Đối với hợp chất có nối đôi C=N và N=N:

Vd:

*
• Bài tập:
1. Xác định đồng phân Z/E

*
3.2.2. Đồng phân cấu dạng:

*
Phân tử etan có thể được trình bày các dạng công thức:

*
Cân bằng (không thể tách):

• Dẫn xuất 1 lần thế: e-methyl cyclohexane bền hơn a-


methyl cyclohexane
• Khi có 2 nhóm thế khác nhau: nhóm lớn ở vị trí e

*
Vd:

 phân tử cyclohexan có 2 loại cấu dạng:

Cấu dạng ghế cấu dạng thuyền

Dạng ghế bền hơn dạng thuyền.

 Cyclohexan mang một nhóm thế:

(bền)

*
 Cyclohexan mang 2 nhóm thế:

+ Nhóm thế(1,2):

*
+ Vị trí (1,3):

*
+ Vị trí (1,4):

*
3.2.3. Đồng phân quang học

3.2.3.1. Ánh sáng phân cực

*
Chất quang hoạt (chất hoạt động quang học)

• Khi cho ASPC đi qua 1 số hợp chất hữu cơ làm mặt


phẳng phân cực quay 1 góc gọi là chất quang hoạt.

• Góc quay được xác định bằng phân cực kế.

*
[ α ]λtᵒ = 100 α /l.d
α : góc quay cực quan sát được (độ)
+ α mặt phẳng phân cực quay phải
- α mặt phẳng phân cực quay trái.
l(dm): bề dày dung dịch chất quang hoạt.
d(mg/dl): nồng độ dung dịch chất quang hoạt.
t0: nhiệt độ đo.
λ : bước sóng của ánh sáng.

*
 Điều kiện xuất hiện đồng phân quang học:
• Đồng phân quang học thường xuất hiện khi có C bất đối
xứng (C*).

C* bất đối xứng: là C liên kết với 4 nguyên tử hay nhóm


nguyên tử khác nhau.

Cabcd: a ≠ b ≠ c ≠ d →không có tính đối xứng trong không


gian.

a) Phân tử có 1 C bất đối xứng:

Vd: acid lactic có 1 C*: CH3C*H(OH)COOH, có 2 đồng phân


quang học:

*
• Các nhóm thế khác nhau về đồng phân cấu tạo
→ đồng phân quang học

• Các nhóm thế khác về đồng vị → đồng phân quang học

*
 Đồng phân quang học không chứa C*

Phân tử bố trí chặt chẽ trong không gian, có cấu tạo bất
đối xứng trên toàn phân tử

• Đồng phân allene

• Đồng phân cản quay

*
b) Phân tử có nhiều nguyên tử C*:
Nếu hợp chất có n C* thì số đp quang học là 2n.
Vd: acid  , -dihydroxybutyric có 2 nguyên tử C* nên có 4 đp
quang học như sau:
 

I và II là 2 đối quang; III và IV là 2 đối quang.

*
Khi phân tử có 2C* giống nhau,làm cho phân tử có mp đối
xứng trong phân tử: có ít đp quang học hơn và có thêm đp
meso.
Vd: acid tartaric: HOOC – CHOH –CHOH – COOH
 

→Có 2 đp quang học và 1 đp meso.


*
 Danh pháp đồng phân quang học:
1. Hệ danh pháp D, L: (cấu hình tương đối)
• Phải so sánh với 1 chất chuẩn.

• Cấu hình chuẩn của anđehid glyceric: CH2OH – CHOH –


CHO

*
• Quy ước: các đồng phân chứa dị tố (O,N, S…) liên kết
trực tiếp với C* nằm bên phải công thức Fischer→ D, bên
trái: L.

Vd: acid lactic có 2 đồng phân

*
vd:

Trong công thức Fisher:


-OH quay phải → cấu hình D
-OH quay trái → cấu hình L

*
• Danh pháp D,L:

• Dấu (+) và (-) chỉ chiều quay của mặt phẳng phân
cực.
• Danh pháp D, L cũng được áp dụng cho các amino
acid

*
2. Hệ danh pháp R, S: (cấu hình tuyệt đối)
 Cách xác định cấu hình: C*abcd, giả sử a > b > c > d

TH1: Theo công thức tứ diện, phối cảnh(không gian): đặt d


(nhóm nhỏ) xa người quan sát.

+ Đi từ a→b→c cùng chiều kim đồng hồ: đồng phân R.

+ Đi từ a→b→c ngược chiều kim đồng hồ: đồng phân


S.

*
• 2-bromobutane:

*
TH2:Theo công thức Fisher:
• Đặt d (nhóm nhỏ) nằm dưới hay trên trong công thức Fisher,
sau đó xét thứ tự các nhóm còn lại:
• Đi từ a → b → c: cùng chiều kim đồng hồ: R
• Đi từ a → b → c: ngược chiều kim đồng hồ: S
Quy ước:
+ Nếu thay đổi vị trí nhóm thế 1 lần thì cấu hình thay đổi.
+Nếu thay đổi vị trí nhóm thế 2 lần thì cấu hình không đổi.
+Xét theo chiều thứ tự giảm dần của các nhóm thế.
-OH > -CHO > - CH2OH > H
-C ≡ CH > -C(CH3)3
-CH = CH2 > -CH(CH3)2
O – C - O > -C - O
*
Vd:

Vd2: D-acid lactic

Đổi vị trí 2 cặp H và CH3; OH và COOH:

*
• Nếu đổi vị trí 1 cặp H và CH3:

→ D – acid lactic có cấu hình R-acid lactic.

*
• Phân tử có nhiều C*:

Hợp chất chứa các C* không tương đương:

Vd: có 2 C* →số đp quang học là 22 = 4.

*
• Hợp chất chứa C* tương đương:
Vd: acid tartaric HOOC – CHOH – CHOH – COOH

Trong đp meso, độ quay cực của 2C* triệt tiêu nhau→không còn tính
quang hoạt.
Số đp quang học của hợp chất chứa C* tương đương (tính cả đp
meso):
N = 2n-1 ,( n:lẻ)
N = 2n/2-1(2n/2 +1), (n: chẵn).
*
Bài tập:

1. Viết các công thức cấu tạo của hợp chất sau? Chất nào có đp
hình học? Viết và gọi tên:

a. C4H8

b. C3H5F

2. chất nào sau đây có đp hình học? Gọi tên theo danh pháp Z, E?

a.

b.

*
3. Viết tất cả công thức khai triển của hợp chất có CTPT C3H6O.
Cho biết:

a. Chất nào là những chất hỗ biến.

b. Chất nào có đp hình học

c. Chất nào có đp quang học.

4. Xác định cấu hình tuyệt đối của các chất sau:

a. b.

*
c. d.

e. f.

*
Xác định cấu hình của các hợp chất:

*
5. Xác định số C bất đối xứng trong các hợp chất sau:

*
CHƯƠNG 4. PHẢN ỨNG HỮU CƠ
4.1 Phản ứng thế

Phản ứng thế theo cơ chế gốc tự do

Phản ứng thế ái điện tử

Phản ứng thế ái nhân

4.2 Phản ứng tách loại

4.3 Phản ứng cộng hợp


4.1. Phản ứng thế: S (Substitution)
Là phản ứng trong đó một nguyên tử hay nhóm nguyên tử
trong phân tử được thay thế bằng nguyên tử hay nhóm
nguyên tử khác.

CH4 + Cl2 → CH3Cl + HCl

CH3Cl + NaOH → CH3OH + NaCl

*
4.1.1. Phản ứng theo gốc tự do SR:
R - A + R → R – R + A
R : gốc tự do (những gốc có 1 điện tử).
Các gốc tự do có thể được tạo thành có thể do tác
dụng nhiệt hoặc ánh sáng.

→ Phản ứng halogen hóa ankan, phản ứng ankyl


halogenua với kim loại.

*
Phản ứng chlor hóa các alkane:

R – H + Cl2 → RCl + HCl

Khơi mào: Cl2  R Cl 2Cl∙



Phát triển mạch: R – H + Cl∙ → R∙ + HCl

R∙ + Cl
2 →
hv
RCl + Cl∙

Tắt mạch: Cl∙ + Cl∙ → Cl2

R∙ + R∙ → R - R

*
4.1.2. Phản ứng thế theo cơ chế ái điện tử:SE

Phản ứng thế ái điện tử SE (SE1 , SE2) là phản ứng đơn phân tử
hay lưỡng phân tử. Sơ đồ tổng quát:

E+ + R – A → R – E + A+

Ví dụ:

Phản ứng thế ái điện tử chủ yếu xảy ra ở các hợp chất của
hydrocacbon thơm và dị vòng thơm.

Tác nhân ái điện tử E+ là những tác nhân mang điện dương


(+NO2, Br+) hoặc phân tử thiếu điện tử (SO3, CO2…)

*
Phản ứng SE:

*
 Phản ứng thế ái điện tử vào nhân thơm (SE)
X

+ X+ acid
+ H+

•Xúc tác: các acid vô cơ: H2SO4, H3PO4, HF… hay Lewis
acid: FeCl3, AlCl3, ZnCl2…
Ví dụ: C6H6 + (CH3)3C-Br /AlBr3 → C6H5-C(CH3)3 + HBr

43
 Nhóm thế đẩy điện tử (+C, +H, +I) → SE tăng
Ví dụ:
* alkyl +I, +H
*-NR2 (R: H hay gốc alkyl), -OH, -OCH3, -NH-CO-CH3 (+C > -I)
*Anion: -O- : +C, +I mạnh
 Nhóm thế hút điện tử (-C, -I) → SE giảm
Ví dụ:
*-N+≡N, -NO2, -CN, -CHO, -COR, -COCl, -COOH,
-CO-NH2 (-I, -C)
*Cation: -N+R3 (-I mạnh)
*halogen (-I > +C)
4.1.3. Phản ứng thế ái nhân(thế nucleophin) SN1 , SN2

R – X + Y- → R – Y + X-
Y- : RO-, OH-, RCOO-, ROH, NH3, RNH2, Cl-, Br-, I-…
R: gốc hydrocacbon.
X: Cl, Br, OH, OR, OSO2R…
Ví dụ:
CH3-CH2-Cl + OH- CH3- → CH3-CH2-OH + Cl-
CH2-Br + CH3O- → CH3-CH2-O-CH3 + Br-
CH3-CH2-Br + NH3 → CH3-CH2-NH2 + HBr

*
 Phản ứng thế đơn phân tử (SN1)
RX + Y- → RY + X-

Cơ chế:

RX R+ + X-

R+ + Y - RY

*
Giai đoạn chậm: chỉ có sự tham gia của 1 tiểu phân→ quyết
định tốc độ phản ứng

vd: (CH3)3C-Br + HO- → (CH3)3C-OH + Br-

Giai đoạn chậm: (CH3)3C-Br → (CH3)3C+ + Br-

Giai đoạn nhanh: (CH3)3C+ + HO- → (CH3)3C-OH

SN1 thường có bậc 1: r = k[R-X]

 Dẫn xuất của C bậc 3 chỉ cho phản ứng SN1.

• SN1: C bậc 3 (chỉ cho SN1) > C bậc 2 > C bậc 1 (chỉ cho
SN2)

*
Vd:

Phản ứng xảy ra theo cơ chế SN1:

*
• Tính lập thể của phản ứng SN1:

R1 ≠ R2 ≠ R3
Cacbocation có cấu trúc phẳng →khả năng tấn công của Y-
ở 2 phía là như nhau → 2 sp có cấu hình ngược nhau →
racemic hóa: 50%S + 50% R.

*
Phản ứng thế lưỡng phân tử (SN2):

Ở giai đoạn chậm có sự tham gia của 2 tiểu phân.

Cơ chế:
 
Y- + RX [Y…R…X] RY + X-

trạng thái chuyển tiếp

*
 Dẫn xuất của C bậc 1 chỉ cho phản ứng thế S2N.

S2N: C bậc 1 (chỉ cho S2N) > C bậc 2 > C bậc 3 (chỉ cho S1N).

Vd: CH3Cl + OH- → CH3OH + Cl-

Cơ chế:

Giai đoạn chậm là giai đoạn tạo thành TTCT có sự tham gia của
CH3Cl và ion OH-.

*
• Tính lập thể của SN2:

Phân tử chứa C* sẽ có sự tự thay đổi cấu hình (R→S và


ngược lại)

Y- tấn công ngược hướng với X → sản phẩm có cấu hình


ngược với chất ban đầu.

*
 Đặc điểm của phản ứng thế ái nhân:

• Gốc R càng cao: khả năng phản ứng SN1 tăng, SN2 giảm.

• SN1: C bậc 3 (chỉ cho SN1 ) > C bậc 2 > C bậc 1 (chỉ cho SN2).

Do SN1 phụ thuộc vào độ bền của cacbocation tạo thành.

• SN2: C bậc 1 (chỉ cho SN2 ) > C bậc 2 > C bậc 3 (chỉ cho SN1).

*
Ảnh hưởng của tác nhân ái nhân Y-:

• SN1: không phụ thuộc vào Y-.

• SN2: phụ thuộc vào Y- do giai đoạn chậm có Y- tham


gia.

• Tác nhân có tính ái nhân càng cao càng dễ cho SN2.

Thông thường, tính base của Y- càng mạnh thì tính ái


nhân của Y- càng mạnh:

NH2- > (CH3)3CO- > (CH3)2CHO- > C2H5O- > CH3O- > OH- >
C6H5O- > HCO3- > CH3COO-

*
Ảnh hưởng của dung môi:

• Dung môi phân cực có proton như H2O, ROH,


HCOOH… có khả năng solvat hóa cao cả anion và
cation →SN1.

• Dung môi phân cực không có proton hoặc không


phân cực như (CH3)2SO,(CH3)2NCHO… không có khả
năng solvate hóa các anion → thuận lợi cho SN2

*
4.2. Phản ứng tách loại (Elimination – E)
Là phản ứng trong đó có sự tách 1nguyên tử hay nhóm
nguyên tử ra khỏi chất ban đầu

• Nhóm bị tách cùng Hβ: -OH, -OR, -X, -O+(R)2,-N+(R)3, -


OSO2R…
• Base sử dụng: các base mạnh như OH-, RO-, NH2-
 Cơ chế tách loại E2:

Phản ứng tách loại dễ xảy ra khi các nhóm bị tách ở vị trí
trans, anti với nhau

*
• Cơ chế tách loại E2:

*
• Tính lập thể của E2
Các hydrocarbon không no → tách loại dễ khi các nhóm bị
tách ở vị trí trans với nhau

(1) COOH (2)


HOOC Cl HOOC Cl
OH- OH-
-HCl -HCl

H COOH HOOC H

COOH
chlorofumaric acid chloromaleic acid

Tốc độ (1) lớn hơn (2) 30 lần


• Cơ chế tách loại E1:

*
• Cơ chế tách loại E1:

*
 Hướng của phản ứng tách loại
a. Quy tắc Zaitsev
Dẫn xuất bậc 1→ thường chỉ cho 1 sản phẩm duy nhất khi
tách loại
CH3-CH2-CH2-Br chỉ cho CH3-CH=CH2
Dẫn xuất bậc 2, bậc 3: → cho nhiều hơn 1 sản phẩm

• Quy tắc: phản ứng tách loại cho sản phẩm chính là phần
mang điện âm (X-) tách ra cùng với H của C bậc cao hơn.
(Phản ứng tách loại sẽ cho sản phẩm mà carbon của nối đôi
liên kết với nhiều nhóm alkyl nhất).
b. Quy tắc Hofmann
Khi gốc R (bậc 1 & 2) của R-X chứa nhiều nhóm thế kích
thước lớn, tác nhân base có kích thước lớn (vd (CH3)3CO-)
hoặc X là nhóm thế mang điện tích dương có kích thước lớn
(vd N+R3, S+R2, SO2R…) → sản phẩm Hofmann chiếm chủ yếu
(E2)

 Nếu base là C2H5O- thì sản phẩm chính là Zaitsev


• Quan hệ giữa phản ứng thế ái nhân & tách loại
• Nhiệt độ phản ứng càng cao → phản ứng tách loại
càng chiếm ưu thế

<140oC C2H5-O-C2H5
H2SO4
CH3-CH2-OH

>170oC CH2=CH2 + H2O


• Gốc R có bậc càng cao, hay base càng mạnh thì tách loại
càng chiếm ưu thế

to thường
CH3-CH2-CH2-Br + C2 H5 O - CH3-CH2-CH2-O-C2H5

CH3 CH3
C2H5 O -
H3C C Br H2C C
to cao
CH3 CH3
4.3. Phản ứng cộng: A ( Addition)

4.3.1. Khái niệm:

Phản ứng cộng là phản ứng trong đó có hai phân tử kết hợp
với nhau tạo thành phân tử mới.

Phản ứng trùng hợp có bản chất là phản ứng cộng hợp
nhiều lần.

Các dạng phản ứng cộng thường gặp:

R – CH = CH2 + Cl2 → R – CHCl – CH2Cl

R – C ≡ CH + 2Cl2 → R – CCl2 – CHCl2

*
4.3.2. Cơ chế của phản ứng cộng hợp
 Phản ứng cộng hợp ái điện tử vào liên kết đôi C = C(AE)

Vd:

phức

Phản ứng cộng hợp vào nối đôi C = C của hydrocarbon không no
như alkene, alkyne với các hợp chất như X2(halogen), HX, H2O,
HOX, H2SO4…
*
• Quy luật cộng hợp:

Quy tắc Markonikov (dành cho C=C không đối xứng): H+


sẽ tấn công vào C chứa nhiều H

Cơ chế phản ứng: cơ chế AE

*
Phản ứng cộng ái điện tử vào nối đôi (AE)

bền hơn  sản phẩm chính CH3-CH2Cl-CH3

*
 Quy tắc Zaisev – Wagner: H+ sẽ tấn công vào
phía tạo thành carbocation trung gian bền nhất

*
III.2. Phản ứng cộng hợp ái nhân vào C=O (AN)

X-Y có thể là H-OH, H-OR, H-CN, H-SO3Na, Li-R, BrMg-R…


Vd:

*
• Bài tập
1. Xác định loại phản ứng

*
Phần 2
HYDROCARBON

1. Hydrocarbon no
2. Hydrocarbon không no
3. Hydrocarbon thơm

*
Chương 1: ALKANE
Giới thiệu chung
Alkane là hydrocarbon no mạch hở, nguyên tử carbon
lai hóa sp3

 Công thức tổng quát: CnH2n+2


 Alkane từ C1-C4 ở thể khí, từ C5-C18 ở thể lỏng, >C18 ở
thể rắn
Phân loại carbon

*
1. Danh pháp IUPAC
1.1. Alkane không phân nhánh:
4 alkane đầu: gọi theo tên thông thường
methane, ethane, n-propane, n-butane
Các alkane từ C5: dựa theo cách đếm số của Hy Lạp
hoặc Latin.
Ví dụ: pentane, hexane, heptane, octane…(tự đọc)

3
1.2. Alkane phân nhánh
• Chọn mạch dài nhất làm mạch chính
• Đánh số sao cho mạch nhánh có chỉ số nhỏ nhất
• Dùng chữ số & gạch (-) để chỉ vị trí nhánh, nhóm
cuối cùng phải viết liền với tên mạch chính
• Nếu có nhiều nhánh tương đương: dùng tiếp đầu ngữ
di-, tri-, tetra- để chỉ số lượng nhóm tương đương

4
•Nếu có nhiều nhóm thế khác nhau: sắp xếp theo thứ tự
alphabetical. Lưu ý: bỏ qua các tiếp đầu ngữ di-, tri-,
tetra-… khi xét thứ tự alphabetical.
•Tuy nhiên không bỏ qua iso, sec- & tert- được bỏ qua
khi xét thứ tự với các nhóm khác, nhưng vẫn dùng để so
sánh giữa chúng với nhau.
Ví dụ: dimethyl hoặc methyl sẽ đi sau ethyl hay diethyl
•isopropyl đi trước methyl
•tert-butyl đi trước iso-butyl
•sec-butyl đi trước tert-butyl

5
 Ví dụ (H viết tắt):
C
C C C
C C C C C C C C
C C C C C C C C C
C C
4-Ethyl-2,2-dimethylhexane C C
C

3,3-Diethyl-5-isopropyl-4-methyloctane
C C
C C C C C C C
C C C
C C C C C C C C C
C C
5-Ethyl-2,3,5-trimethylheptane C C C
C
2-methyl-5-(1,2-dimethylpropyl)nonane
6
1.3. Tên gốc alkyl
CnH2n+2  CnH2n+1
ane  yl
Thay “an” trong tên gọi alkane bằng tiếp vị ngữ “yl”
• Đọc tên các alkane sau:

*
2. Phương pháp điều chế

2.1 Phương pháp tăng mạch cacbon

• Từ cacbon oxyt và hidro có xúc tác Fe, Co, Ni

• Phản ứng Wurtz – Fitting (Pháp 1855)

Chỉ hiệu quả đối với alkane đối xứng

*
Vd: 2C2H5I + 2Na → C2H5 – C2H5 + 2NaI

Cơ chế phản ứng:

2C2H5I + 2Na → 2C2∙H5 + 2NaI

2C2∙H5 → C2H5 – C2H5

Như vậy cơ chế gốc giải thích sự tạo thành sản phẩm chính
và phụ.

• Phản ứng tổng hợp Kolbe ( Đức 1849): điện phân dd muối
Na của axit cacboxylic.
2RCOONa +2H2O   R – R +CO2 + 2NaOH + H2
dpdd

*
2.2 Phương pháp giữu nguyên mạch C
•Khử hóa alcol bằng axit HI đậm đặc 80% ở 180-2000C:
𝑷,𝒕𝒐
ROH + HI RI + H2O
𝑷,𝒕𝒐
RI + HI RH + I2
𝑷,𝒕𝒐
CH3-CH2-CH2-CH2-OH + 2HI CH3-CH2-CH2-CH3 + H2O + I2
• Khử hóa H-C không no bằng H2 có xúc tác:
𝑵𝒊,𝒕𝒐
R – CH = CH – R’ + H2 R – CH2 – CH2 – R’
𝑵𝒊,𝒕𝒐
R – C  C – R’ + 2H2 R – CH2 – CH2 – R’
• Khử hóa dẫn xuất halogen
R-X + Zn + H+  R-H + Zn2+ + X-
R-I + HI  R-H + I2

*
2.3 Phương pháp giảm mạch cacbon

Nhiệt phân muối natri của carboxylic acid


𝑪𝒂𝑶,𝒕𝒐
R – COONa + NaOH R – H + Na2CO3

𝑪𝒂𝑶,𝒕𝒐
Vd: CH3 – COONa + NaOH CH4 + Na2CO3

*
3. Tính chất vật lý (tự đọc)
Alkane không phân cực → chỉ tan trong dung môi
không phân cực, to sôi của alkane nhánh < thẳng
4. Tính chất hóa học
Alkane trơ → không có phản ứng cộng. Phản ứng đặc
trưng là phản ứng thế H.
4.1. Phản ứng halogen hóa
𝒕𝒐
CnH2n+2 + X2 h
CnH2n+1X + HX

• Phản ứng xảy ra theo cơ chế gốc tự do, dưới đk


nhiệt độ cao hay ánh sáng.
• Khả năng phản ứng: F2 > Cl2 > Br2 > I2
• Khả năng phản ứng của C-H bậc 3 > C-H bậc 2 > C-H
bậc 1
 Cơ chế phản ứng (gốc tự do SR )
• Khơi mào:

to
X-X 2X
h
• Phát triển mạch:

R-H + X R + HX

R + X2 RX + X

Phản ứng có thể tiếp tục để tạo sản phẩm di-, tri-, tetra-
Ví dụ: chlor hóa CH4 có thể thu được CH3Cl, CH2Cl2, CHCl3, CCl4
CH4 + Cl2 → CH3Cl + HCl ∆𝑯 = −𝟐𝟓𝑲𝒄𝒂𝒍/𝒎𝒐𝒍
 Ngắt mạch:

X + X X-X

R + R R-R

R + X R-X
 So sánh khả năng thay thế H
• H bậc 1 & bậc 2:

25 oC
CH3-CH2-CH3 + Cl2 CH3-CH2-CH2-Cl + CH3-CHCl-CH3
h 45% 55%

 H bậc 1 & bậc 3:

CH3 25 oC CH3 CH3


H3C C CH3 + Cl2 H3C C CH2Cl + H3C C CH3
h H Cl
H
64% 36%
 Tính chọn lọc của phản ứng
Phản ứng Br hóa có tốc độ chậm hơn Cl hóa nhưng có độ
chọn lọc cao

CH3 CH3 CH3


25 oC
H3C C CH3 + Cl2 H3C C CH2Cl + H3C C CH3
h H Cl
H
64% 36%

CH3 127 oC CH3 CH3


H3C C CH3 + Br2 H3C C CH2Br + H3C C CH3
h H Br
H
1% 99%

127 oC
CH3-CH2-CH3 + Br2 CH3-CH2-CH2-Br + CH3-CHBr-CH3
h 3% 97%
4.2. Phản ứng nitro hóa

Cơ chế gốc tự do  gốc tự do NO2 sinh ra do tác dụng của nhiệt


độ.
𝒕𝒐
HNO3 + HNO3 H2O + 2 𝐍O2
4.3. Phản ứng sulfo hóa
Với acid sulfuric:

Với SO2 và Cl2:

Sulfo oxy hóa:

*
 Phản ứng của xicloankan với halogen:

Xiclohexan, xiclopentan… tác dụng với halogen tương tự


ankan cho sản phẩm thế.

Vd:

xiclopropan lại tham gia phản ứng cộng mở vòng, vì vòng này
kém bền.

Vd:

Ngoài phản ứng cộng brom, xiclopropan còn dễ dàng cộng


hidro, HBr, H2SO4…

*
4.4. Nhiệt phân và cracking

• Đehydro hóa hay tách H2:


 Đun nóng alkane mạch ngắn, xt (Cr2O3, Cu, Pt…)  HC không no.
𝒙𝒕,𝒕𝒐
Vd: CH3 – CH3 CH2 = CH2 + H2

𝒙𝒕,𝟏𝟎𝟎𝟎𝒐𝑪
CH4 C + 2H2

𝟏𝟒𝟎𝟎−𝟏𝟓𝟎𝟎𝒐
2CH4 HC ≡ CH + 3H2

*
4.5. Phản ứng oxy hóa và đốt cháy
• Ở nhiệt độ thường, alkane bền với các tác nhân oxy hóa
• Ở nhiệt độ cao hoặc có mặt xúc tác, alkane có thể phản ứng
với oxygen, KMnO4 hoặc K2Cr2O7  phản ứng đứt mạch  tạo
alcol, aldehyde, cetone, carboxylic acid

• Phản ứng cháy:


𝑡𝑜
2CnH2n+2 + (3n+1)O2 2nCO2 + (2n+2)H2O

*
4.6. Ứng dụng:
• Dùng làm nhiên liệu ( CH4 dùng trong đèn xì để hàn, cắt kim
loại).
• Dùng làm dầu bôi trơn.
• Dùng làm dung môi
• Để tổng hợp nhiều chất hữu cơ khác: CH3Cl, CH2Cl2, CCl4,
CF2Cl2…
• Đặc biệt từ CH4 điều chế được nhiều chất khác nhau: hỗn
hợp CO + H2, amoniac, axetylen, rượu metylic, andehit
fomic.

*
BÀI TẬP:
1. Đọc tên các chất sau

2. Viết công thức của các chất sau


a. 2,2-dimethyl-4-ethylheptane e. 5,5,6-trimethyloctane
b. 5-ethyl-2-methylhexane f. 1,3-dimethylbutane
c. 3-butyl-2,2-dimethylhexane
d. 2-methyl-2-isopropylheptane

*
Chương 2: HYDROCARBON KHÔNG NO
• Hidrocacbon không no là những H-C có chứa liên kết đôi
hoặc liên kết ba, hoặc cả liên kết đôi và liên kết ba trong
phân tử.

• H-C có một nối đôi là anken CnH2n (n ≥ 2), nhiều nối đôi
(polien), một nối ba(ankin CnH2n-2 ,n ≥ 2), nhiều nối ba
(poliin), cả nối đôi lẫn nối ba (ankenin). Ngoài ra còn có
những H – C không no mạch vòng như xicloanken…

*
A. ALKENE
Giới thiệu chung
• Alkene: hydrocarbon mạch hở, chứa 1 liên kết đôi C=C
(CnH2n, n≥2)
• Trong C=C: 1σ & 1π, σ hình thành do liên kết của orbital
sp2

Liên kết π vuông góc với mặt phẳng phân tử


*
1. Danh pháp
1.1. Tên thông thường

• Tên alkane tương ứng, đổi ane → ylene


Ít dùng, trừ 3 alkene thông dụng:
CH2 = CH2 : ethylene
CH2 =CH = CH2 : propylene
(CH3)2C = CH2 : iso butylene
1.2. Danh pháp IUPAC

• Tên alkane tương ứng, đổi ane → ene


• Chọn mạch carbon dài nhất & chứa C=C làm mạch
chính
• Đánh số sao cho C=C có chỉ số nhỏ nhất
• Chỉ số của C=C chọn theo vị trí C gần C1 nhất, viết
cách tên mạch chính 1 gạch ngang
CH3-CH-CH=CH2
3-methyl-1-butene
CH3

CH3
CH3-C-CH=CH-CH3 4-methyl-2-pentene (có cis & trans)
H

1.3. Tên gốc của alkene


Alkenyl

CH2=CH- 1-ethenyl (vinyl)


CH2=CH-CH2- 2-propenyl (allyl)
CH3-CH=CH- 1-propenyl

6
2. Điều chế alkene
2.1. Tách nước từ alcol
Phản ứng có thể ở pha lỏng, (xt acid H2SO4, H3PO4, 100-
180oC) hay pha khí (xt Al2O3, zeolite, 350-400oC)

Khả năng tách nước alcol bậc 3 > bậc 2 > bậc 1

*
2.2. Tách HX từ dẫn xuất của halogen

Khả năng tách HX: RX bậc 3 > bậc 2 > bậc 1

Theo quy tắc Zaisev (H+ tách ra cùng với H của C bậc cao
hơn)

*
2.3. Khử dẫn xuất thế 2 lần của halogen

2.4. Hydro hóa alkine

*
2.5. Đehydro hóa , cacking nhiệt alkane
𝒕𝒐
CnH2n+2 CnH2n + H2
𝒕𝒐
CnH2n+2 Cn’H2n’+2 + Cn”H2n” (n≥6, n = n’ + n”)
2.6. Đecacbonyl hóa acid chưa no

*
3. Tính chất hóa học

Alkene có mặt của liên kết   khả năng phản ứng cao. Liên kết
 là trung tâm phản ứng  pứ cộng, pứ oxy hóa

3.1. Phản ứng cộng hydro

• Xúc tác thường dùng: Pt, Pd hoặc Ni

• Pứ trên bề mặt xúc tác  2 H gắn vào cùng 1 phía của nối đôi
 cộng hợp cis

*
• Ví dụ:

*
3.2. Phản ứng cộng electrophin

Sơ đồ phản ứng:

X – Y: H – X; H – OH; HO – SO3H; Br – Br…

Cơ chế phản ứng: theo cơ chế AE

*
• Hướng của phản ứng:

Pứ xảy ra theo hướng tạo cacbocation bền hơn.

• Khả năng phản ứng của alkene:

CH2 = CHCOOH < CH2 = CHCl < CH2 = CH2 < CH2 = CHCH3 <
CH2 = C(CH3)2

*
3.2. Phản ứng cộng electrophin

*
a. Cộng hợp HX

• Quy tắc Markonikov ( C=C không đối xứng): H+ sẽ tấn


công vào carbon chứa nhiều H

*
a. Cộng hợp HX:
• Quy tắc Zaitsev-Wagner: H+ sẽ tấn công vào phía tạo
thành carbocation trung gian bền nhất

• Quy tắc Kharasch: khi có mặt peroxide, pứ sẽ đi theo


hướng ngược với Markonikov (H+ tấn công vào C chứa ít
H) và theo cơ chế cộng hợp gốc tự do
𝒑𝒆𝒓𝒐𝒙𝒊𝒅𝒆
CH3 – CH = CH2 + HBr CH3 – CH2 – CH2 – Br
Các peroxide: H2O2, peracetic acid (CH3COOOH), benzoyl
peroxide ((C6H5CO)2O2)

*
• Quy tắc Kharasch: theo hướng tạo gốc tự do bền

*
• Khả năng phản ứng của HX vào anken:

Phản ứng cộng HX vào anken sẽ dễ dàng nếu HX có tính


chất mạnh và X(-) có tính nucleophin cao. Khả năng phản
ứng của HX giảm theo trình tự:

HI > HBr >HCl > HF

*
b. Cộng hợp H2O
Xúc tác: H3PO4, H2SO4 đặc

*
c. Cộng hợp halogen
Là pứ quan trọng của liên kết đôi

*
Ví dụ:

*
d. Hydroboran hóa
6RCH=CH2 + B2H6  2(RCH2CH2)3B

*
3.3 Phản ứng oxy hóa

3.3.1. Với KMnO4


 Dung dịch KMnO4 loãng

*
 Dd KMnO4 loãng:
Pứ xảy ra theo cơ chế cộng hợp cis

 Dd KMnO4 đậm đặc:


• Pư gây cắt mạch C=C
• Sản phẩm là acid carboxylic acid

*
3.3.2. Với ozon (O3)
• Pứ gây cắt mạch C=C
• Sản phẩm là hợp chất carbonyl

• Vd:

*
3.3.3. Với các peracid

3.4. Phản ứng thế vào vị trí allyl

*
3.5. Phản ứng trùng hợp

*
B. ALKYNE
Giới thiệu chung
• Alkyne là hợp chất hydrocarbon mạch hở có 1 liên kết ba
• Công thức chung: CnH2n-2 (n≥2)

*
1. Danh pháp
1.1. Tên thông thường
Alkyne đơn giản nhất là CHCH: acetylene
Các alkyne đơn giản khác được xem là dẫn xuất của
acetylene
HCC-CH2-CH3 ethylacetylene
CH3-CC-CH-(CH3)2 isopropylmethylacetylene
1.2. Tên IUPAC
• Gọi tên giống như alkene, đổi “ene” thành “yne”.
• Mạch chính phải chứa CC.
• Những hợp chất chứa nhiều hơn 1 nối ba  diyne, triyne

*
2. Các phương pháp điều chế
2.1. Từ dẫn xuất dihalogen

*
2.2. Đi từ dẫn xuất tetrahalogen

2.3. Alkyl hóa dẫn xuất natri hoặc cơ magnesium của


acetylene
HCCNa + R-X  HCC-R + NaX
HCC-MgX + R-X  HCC-R + MgX2
• Điều chế dẫn xuất xủa acetylene
HCCH + Na  HCCNa + H2
HCCH + CH3MgX  HCC-MgX + CH4

*
3. Tính chất hóa học

3.1. Pứ thế H đầu mạch

• H đầu mạch thể hiện tính acid

HCCH + Na  HCCNa + H2

HCCH + [Ag(NH3)]+NO3-  Ag-CC-Ag + NH4NO3 + NH3

• Alkane và alkene không có tính chất này.

3.2. Pứ cộng hydrogen


𝑵𝒊 𝒉𝒂𝒚 𝑷𝒕
R-CC-R’ + H2 R-CH2-CH2-R’

*
3.3. Pứ cộng halogen

3.4. Pứ cộng HX

• Tuân theo quy tắc cộng Markonikov


• So với alkene, alkyne có khả năng pứ thấp hơn.

*
3.5. Phản ứng cộng nước

Với acetylene thì tạo thành aldehyde.

*
3.6. Phản ứng với diboran B2H6

Vd:

*
3.7. Phản ứng trùng hợp

*
3.8. Phản ứng oxy hóa

Oxy hóa alkyne bằng KMnO4 hay ozone tạo ra acid


carboxylic

R-CC-R’ + KMnO4 hay ozone  RCOOH + R’COOH

R-CC-H + KMnO4 hay ozone  RCOOH + CO2

*
C. ALKADIENE – HỆ LIÊN HỢP
Giới thiệu chung
1. Hai nối đôi đứng liền nhau (allene)
CH3-CH2=C=CH2 1,2-butadiene
2. Hai nối đôi xa nhau
CH2=CH-CH2-CH=CH2 1,4-pentadiene  t/c giống alkene
3. Hai nối đôi liên hợp  có cấu tạo đặc biệt  t/c hóa học
quan trọng
CH2=CH-CH=CH2 1,3-butadiene
CH2=C(CH3)-CH=CH2 2-methyl-1,3-butadiene (isoprene)

*
Alkadiene có hai nối đôi liên hợp

*
Điều chế
1. Điều chế butadiene-1,3
• Từ alcol ethylic:

• Từ n-butane và butane:

• Từ acethylene:

*
2. Điều chế isoprene
• Tách H2 khỏi hydrocarbon no:

• Từ acetone:

*
Tính chất hóa học
1. Phản ứng cộng hợp
1.1. Phản ứng cộng hợp halogen

*
1.2. Phản ứng cộng hợp HX

*
2. Phản ứng trùng hợp (Polymer hóa)

Cao su lưu hóa

*
3. Phản ứng Diels-Alder
Các dien liên hợp cấu dạng cis dễ xảy ra pứ tổng hợp Diels-
Alder

Các dienophyl thường được hoạt hóa bằng các nhóm hút
electron (-COOH, -COOR, -CHO, -COR, -CN, -NO2)

*
3. Phản ứng Diels-Alder

*
3. Phản ứng Diels-Alder

Cyclopentadien
ester methylacrilat ester methyl bicyclo[2,2,1]-
heptane-5 endocarboxylat

*
Chương 3: ARENE – HYDROCARBON THƠM
Giới thiệu chung
Benzene: C6H6 được Kékulé đưa ra công thức cấu tạo
vào năm 1865.
6C, 6H  vòng 6 cạnh có 3 nối đôi nhưng không thể là
cyclotriene

Kékulé chứng minh rằng vị trí 3 liên kết đôi không cố định
mà có thể thay đổi

*
• Cấu tạo thực tế: hệ điện tử  phân bố đều cho 6C không
phải của riêng 3 cặp C=C.

6C nằm trong cùng 1 mặt phẳng, ở trạng thái lai hóa sp2

*
• Tính thơm:
Hydrocarbon thơm là những hợp chất vòng liên hợp có cấu
tạo phẳng, chưa no, có cấu tạo điện tử giống benzene, dễ
cho phản ứng thế, khó cho pứ cộng và pứ oxy hóa.
Số electron p thỏa mãn công thức Huckel 4n+2, n=0,1,2,3…
n=0
2 electron

*
1. Danh pháp và đồng phân
Vị trí nhánh + tên nhánh + benzene

*
*
• H

*
2. Phương pháp điều chế
2.1. Đehydro hóa các cycloalkane

*
2.2. Phương pháp trimer hóa

2.3. Chưng cất muối của benzoic acid

*
2.4. Phương pháp Wurtz-Fiting

2.5. Alkyl hóa benzene – Phản ứng Friedel-Crafts

*
3. TÍnh chất hóa học
3.1. Phản ứng thế ái điện tử

Xúc tác: H2SO4, H3PO4, HF…


Hay Lewis acid: FeCl3, AlCl3, ZnCl2…

*
3.1.1. Phản ứng halogen hóa
• Phản ứng thế vào nhân: xúc tác và nhiệt độ thấp

Xúc tác: AlCl3, FeBr3, ZnCl2…


• Phản ứng thế vào nhánh: đk nhiệt độ cao, ánh sang hay
peroxide

*
3.1.2. Phản ứng nitro hóa
H của nhân thơm được thay thế bằng nhóm –NO2+
Tác nhân nitro hóa chủ yếu: HNO3 đđ hay HNO3/H2SO4

Cơ chế:

*
3.1.3. Phản ứng sulfo hóa
• H của nhân thơm được thay bằng –SO3H
• Tác nhân sulfo hóa: H2SO4 dđ, oleum, Cl-SO2OH

*
3.1.4. Phản ứng alkyl hóa (Pứ Friedel-Crafts)

Xúc tác: AlCl3, FeBr3…


3.1.5. Phản ứng acyl hóa

Xúc tác: AlCl3, FeCl3…

*
 Quy luật thế ở vòng benzene:
• Nhóm thế loại I: Nhóm thế đẩy điện tử (+I, +C, +H)  mật
độ điện tử trong nhân thơm tăng  tác nhân ái điện tử
càng dễ tấn công  tốc độ phản ứng tăng
 Định hướng nhóm thế thứ 2 vào vị trí o- hay p- (2,4,6)

*
 Quy luật thế ở vòng benzene:
• Nhóm thế loại II: Nhóm thế hút điện tử (-C, -I)  mật độ
điện tử trong nhân thơm giảm  không thuận lợi cho tác
nhân ái điện tử  tốc độ phản ứng giảm
 Định hướng nhóm thế thứ 2 vào vị trí m- (3,5)

Vd: khả năng thế ái điện tử

*
 Quy luật thế ở vòng benzene:
• Nhóm thế trung gian: Định hướng nhóm thế vào 3 vị trí o-
, p- và m-. Những nhóm thế trung gian là:

CH2F, CH2NO2, CH2-CH2-NO2, NO…

Vd:

*
Quy luật thế ở vòng benzene:
Vd:

*
 Nếu nhân thơm có 2 nhóm thế:

• Hai nhóm thế cùng loại: nhóm thế nào mạnh hơn quyết
định hướng nhóm thế sau vào nhân benzene

Nhóm thế loại I:O- >NR2 >NR >NH2>OH>OR >X>R

Nhóm thế loại II:NR3+ > COOH > SO3H > NO2

• Hai nhóm thế khác loại: nhóm thế loại I quyết định hướng
nhóm thế sau vào nhân (nhóm thế tăng hoạt)

*
Vd:

*
Vd:

*
• Vd:

*
3.2. Phản ứng cộng hợp
3.2.1. Cộng hydro

3.2.2. Cộng halogen

*
3.3. Phản ứng oxy hóa

Nhân thơm thường trơ với các tác nhân osy hóa kể cả
KMnO4, K2Cr2O7.

Trong điều kiện nghiêm ngặt:

*
3.4. Phản ứng ở nhánh của alkyl benzene
3.4.1. Halogen hóa
Đk: ánh sáng, đun nóng

*
3.4.2. Phản ứng oxy hóa mạch nhánh

Nhánh alkyl của vòng thơm rất dễ bị oxy hóa bởi CrO3,
K2Cr2O7/H2SO4; KMnO4/H2O; KMnO4/KOH  COOH (ở vị trí
)

*
• Gốc alkyl mạch dài  cắt mạch vẫn tạo –COOH

• Nếu không có H benzyl (C), không phản ứng

*
Phần 3
HỢP CHẤT HỮU CƠ ĐƠN CHỨC

*
Chương 1. DẪN XUẤT HALOGEN
Giới thiệu chung
Khi thay thế một hoặc vài nguyên tử H trong phân tử các H-
C bằng các nguyên tử halogen sẽ thu được các hợp chất
hữu cơ chứa halogen, gọi là dẫn xuất halogen.

Công thức tổng quát có dạng: R – X (R: gốc H-C, X:


halogen).

*
1. Danh pháp

1.1. Tên thông thường

Tên gốc hydrocarbon + tên halogenide

CH3Cl methyl chloride

CH2=CH-F vinyll fluoride

CH2Br2 methylene dibromide

CH2=CH-CH2I allyl iodide

Các haloform:

CHCl3 chloroform

CHI3 iodoform

*
1.2. Tên IUPAC

• Halogen: chloro-, bromo-, iodo-, fluoro-

• Chọn mạch dài nhất chứa halogen làm mạch chính

• Đánh số sao cho nhóm thế có chỉ số nhỏ nhất, bất kể là


halo- hay alkyl-

• Khi có nhiều nhóm thế giống nhau  di-, tri-, tetra-

• Nếu có nhiều nhóm thế halogen khác nhau, sắp xếp theo
thứ tự alphabetical

*
1.2. Tên IUPAC

*
2. Tính chất vật lý

R-X kém phân cực  không tan trong nước, tan trong dung
môi hữu cơ

*
3. Điều chế dẫn xuất halogen

3.1. Halogen hóa alkane, alkene, hydrocarbon thơm

CH3–CH2–CH3 + Cl2  CH3–CHCl–CH3 + HCl


as

- Halogen hóa anken

CH3 – CH = CH2 + Br2→ CH3 – CHBr – CH2Br


300C
CH2 = CH2 + Cl2  CH2 = CH – Cl + HCl
- Halogen hóa H-C thơm

*
3.2. Cộng HX vào alkene
R – CH = CH2 + HX → R – CHX – CH3
Vd: CH3 – CH = CH2 + HBr → CH3 – CHBr – CH3
3.3. Phản ứng giữa HX với alcol
a. Tác nhân HX

Vd:

*
3.3. Phản ứng giữa HX với alcol

a. Tác nhân HX
Khả năng phản ứng:
• Rượu bậc 3 > rượu bậc 2 > rượu bậc 1
• HI > HBr > HCl
b. Tác nhân PX3, PX5, SOCl2

*
4. Tính chất hóa học
4.1. Đặc điểm chung
Độ âm điện của X>>C  liên kết
C-X phân cực mạnh  RX có hoạt tính cao
• Khả năng pứ phụ thuộc vào độ âm điện và kích thước
của X:
RI > RBr > RCl > RF

• Khả năng phản ứng:

RCH=CH-CH2-X > ArCH2-X > R-X > Ar-X > RCH=CH-X >
RCC-X

*
4.1. Đặc điểm chung

*
4.2. Phản ứng thế ái nhân

• Dẫn xuất bậc 1  SN2


• Dẫn xuất bậc 3  SN1
*
4.3. Phản ứng tách loại

Gốc R có bậc càng cao hay base càng mạnh  pư tách loại
càng chiếm ưu thế

*
4.4. Phản ứng với kim loại
a. Tác dụng với Natri (Pứ Wurtz)  alkane

b. Tác dụng với Mg  hợp chất cơ kim

*
Chương 2. HỢP CHẤT CƠ KIM – HỢP CHẤT
GRIGNARD
Giới thiệu chung
Liên kết C-M có tính chất ion. M là kim loại

M: kim loại, phổ biến là Li, Mg, Cu


Hợp chất Grignard: RMgX (X = Cl, Br)

*
1. Danh pháp

tên gốc hydrocarbon + tên kim loại

(CH3)3CLi t-buthyl lithi

CH3Cu methyl đồng

Đọc tên như muối vô cơ

CH3CH2MgBr ethyl magnesi bromid

CH3HgCl methyl thủy ngân chlorid

*
2. Phương pháp điều chế
• Từ alkyl halogenua
𝒆𝒕𝒉𝒆𝒓 𝒌𝒉𝒂𝒏
R – X + 2Li R – Li + LiX
𝒆𝒕𝒉𝒆𝒓 𝒌𝒉𝒂𝒏
R – X + Mg R – MgX
𝒆𝒕𝒉𝒆𝒓 𝒌𝒉𝒂𝒏
3R – X + 2Al R – AlX2 + R2AlX
3. Tính chất hóa học
3.1. Phản ứng với H linh động

   

*
3.1. Phản ứng với H linh động

Nước: H – OH + RMgX → R – H + HO – MgX

Alcol: H – OR1 + RMgX → R – H + R1O – MgX

Amin: H – NHR1 + RMgX →R – H + R1NH – MgX

Acid: H–OCOR1 + RMgX →R – H + R1COO– MgX

*
3.2. Phản ứng với hợp chất carbonyl

*
• Nếu R1 = R2 = H  formaldehyde HCHO  sản phẩm của
phản ứng là ancol bậc một, R – CH2OH.

• Nếu R1 hoặc R2 = H  aldehyde đồng đẳng của HCHO là


R1 – CHO  sản phẩm là ancol bậc hai, R – CH(OH) – R2.

• Nếu R1 và R2 đều là gốc H – C  cetone R1 – CO – R2 


sản phẩm là ancol bậc ba, (RR1R2) – OH.

*
D

*
3.3. Phản ứng với carbon dioxyde

Sản phẩm sau khi thủy phân là acid carboxylic

*
Chương 3. ALCOL – PHENOL
A. ALCOL
Công thức chung: R-OH

• R: no hay không no

CH3-CH2-OH

CH2=CH-CH2-OH

• R: nhánh của arene (alcol thơm)

C6H5-CH2-OH

*
Phân loại:
• Theo số nhóm –OH: Alcol đơn chức, đa chức

• Theo vị trí gắn nhóm –OH:

*
1. Danh pháp

1.1. Tên thông thường (dùng cho alcol đơn giản)

tên gốc alkyl + alcol

CH3-CH2-OH ethyl alcol

(CH3)2CH-OH isopropyl alcol

(CH3)3C-OH tert-butyl alcol

C6H5-CH2-OH benzyl alcol

*
1.2. Tên IUPAC

• Chọn mạch dài nhất có chứa nhóm –OH làm mạch chính

• Đánh số mạch chính từ đầu gần nhóm –OH nhất

Tên alcol = Vị trí và tên nhóm thế + vị trí –OH + tên


hydrocarbon tương ứng + ol

*
2. Tính chất vật lý

R-OH tạo liên kết Hydro  to sôi cao hơn các dẫn xuất của
hydrocarbon có khối lượng phân tử tương đương.

C1-C3: tan tốt trong nước

C4-C7: tan 1 phần trong nước

>C7: không tan trong nước

*
3. Các phương pháp điều chế

3.1. Từ alkene: Cộng hợp nước vào alkene

Phản ứng cần xúc tác acid: H2SO4, H3PO4 (không dung HX)

Tuân theo quy tắc Markonikov

*
3.2. Thủy phân dẫn xuất halogen

3.3. Khử hóa các hợp chất carbonyl


 Hydro hóa hợp chất carbonyl

Hợp chất carbonyl chưa no thì nối đôi cũng bị hydro hóa:

*
 Khử hóa bằng các hydrid kim loại AlLiH4, NaBH4

Hợp chất carbonyl chưa no thì nối đôi không bị hydro hóa:

• NaBH4 chỉ khử aldehyde, cetone và halogenid acid về alcol.


• LiAlH4 và NaBH4 đều không khử được nối đôi C=C

*
3.4. Từ hợp chất cơ magnesi RMgX

• Với aldehyde, cetone:

*
3.5. Oxy hóa hợp chất cơ magnesi

3.6. Thủy phân ester

*
4. Tính chất hóa học

4.1. Tính acid – base

• Tính acid của alcol rất yếu

Tính acid: C2H5-OH < H2O , C6H5OH < CH3COOH

• Alcol không phản ứng với NaOH, chỉ tác dụng với Na hay
NaNH2

R-OH + Na  R-ONa + H2

R-OH + NaNH2  R-ONa + NH3

*
4.2. Phản ứng tách nước tạo ether hoặc alkene

Vd:

*
4.3. Phản ứng tạo ester

Khả năng phản ứng:


RCOCl, (RCO)2O (không cần xúc tác) > RCOOH

*
Cơ chế phản ứng đối với alcol bậc 1:

Khả năng phản ứng: alcol bậc 1 > bậc 2 > bậc 3
HCOOH > CH3COOH > RCH2COOH > R2CHCOOH > R3C-COOH

*
4.4. Phản ứng thế -OH bởi halogen
a. Tác nhân HX

Khả năng phản ứng: HI > HBr > HCl > HF


Khả năng thay thế: bậc 3 > bậc 2 > bậc 1

*
Thuốc thử Lucas phân biệt 3 bậc alcol:

• alcol bậc 1: không phản ứng

• alcol bậc 2: phản ứng chậm, to

• alcol bậc 3: phản ứng nhanh

b. Tác nhân PX3, PX5, SOCl2

*
4.5. Phản ứng dehydro hóa và oxy hóa
a. Phản ứng dehydro hóa

*
b. Phản ứng oxy hóa
Alcol bậc 1 bị oxy hóa thành aldehyde, alcol bậc 2 thành
cetone

Nếu tác nhân oxy hóa mạnh như KMnO4, K2Cr2O7, CrO3… rất
khó dừng lại ở giai đoạn aldehyde  đến thẳng RCOOH

*
Muốn dừng lại ở giai đoạn aldehyde: phải dung pyridinium
chlorocromate C5H5NH+CrO3Cl- (PCC)

*
B. PHENOL

Giới thiệu

Phenol là hợp chất có nhóm –OH gắn trực tiếp với nhân
benzene.

Công thức tổng quát của các phenol thường gặp:

- Monophenol Ar-OH hay CnH2n-7OH

- Polyphenol Ar’(OH)m hoặc CnH2n-6-m(OH)m, m≥2

*
1. Danh pháp

Tên thông thường

*
• Tên IUPAC

*
2. Phương pháp điều chế
2.1. Thủy phân các halogeno arene

Vd:

Phản ứng không xảy ra ở điều kiện thường.

*
2.2. Thủy phân muối aren diazonium

2.3. Phương pháp kiềm chảy

*
2.4. Oxy hóa cumene (dùng trong công nghiệp)

*
3. Tính chất hóa học
3.1. Tính acid – base
O-H phân cực  tính acid > HOH > alcol

Tính acid của phenol < H2CO3


C6H5ONa + H2O + CO2  C6H5OH + NaHCO3

*
3.2. Phản ứng ester hóa
• Khác với alcol, phenol không tác dụng trực tiếp với acid
carboxylic tạo ester:

• Phải dùng dẫn xuất chloride hay anhydride của acid


carboxylic mới thu được ester:

*
3.3. Phản ứng tạo ether
Phenol không có pứ tách nước như alcol:

Điều chế ether của phenol bằng phương pháp Williamson:


(phenolat tác dụng với alkyl halogenid)

*
3.4. Phản ứng thế ái điện tử

Nhóm –OH (+C > -I)  vòng thơm tham gia phản ứng thế SE
dễ dàng, tạo sản phẩm o-, p-

*
Chương 4. ALDEHYDE – KETONE

Giới thiệu
Aldehyde, ketone là những hợp chất có chứa nhóm chức
carbonyl C=O
• Aldehyde: R-CHO
• Ketone: RCOR’
Nhóm –CHO trong aldehyde là chức aldehyde hay nhóm
formyl
Nhóm –CO trong cetone là chức ketone hay nhóm oxo

*
1. Danh pháp
1.1. Aldehyde
 Tên thông thường:
Dựa theo tên acid carboxylic tương ứng, thay “ic-acid”
bằng “aldehyde”
Một số tên thông thường được chấp nhận làm tên IUPAC.
 Tên IUPAC:
• Mạch chính là mạch dài nhất có chứa nhóm –CHO.
• Đánh số 1 từ nhóm chức carbonyl.
• Gọi tên hydrocarbon tương ứng, thay “ne” thành “nal”.
Vd: HCHO: formaldehyde/ methanol
CH3CHO: acetaldehyde/ ethanal
C6H5CHO: bezaldehyde/ phenylmethanal
C6H5CH2CHO: phenylacetaldehyde/ phenylethanal

: 3-methyl pentanal

*
1.2. Cetone
 Tên thông thường:
Tên 2 gốc alkyl + cetone
 Tên IUPAC:
• Mạch chính là mạch dài nhất có chứa nhóm
carbonyl.
• Đánh số để nhóm carbonyl có chỉ số nhỏ nhất.
• Gọi tên hydrocarbon tương ứng, thay “ne” thành
“none”.
Vd:

*
2. Các phương pháp điều chế

2.1. Oxy hóa hay dehydro hóa alcol

2.2. Ozone hóa alkene

*
2.3. Hydrate hóa alkyne

*
2.4. Đi từ dẫn xuất của acid carboxylic

*
2.5. Điều chế hợp chất carbonyl của arene

*
3. Tính chất vật lý

• Hợp chất carbonyl không tạo liên kết H như alcol

 to sôi < alcol tương đương

• Phân cực mạnh, dễ tan trong nước (C1-C5)

*
4. Tính chất hóa học
 phân cực mạnh  khả năng pứ cao.

4.1. Phản ứng cộng hợp ái nhân (AN)

X-Y có thể là H-OH, H-OR, H-CN, H-SO3Na, Li-R, BrMg-R…


Khả năng pứ:

*
 Phản ứng với hợp chất cơ magnise

*
 Phản ứng với nước  gem-diol

Mức độ hydrate hóa tùy từng loại hợp chất carbonyl:

*
• Phản ứng với alcol:

Vd:

*
• Phản ứng với acetylide anion

CH3CCH + NaNH2  CH3CCNa + NH3

CH3CCH + Na  CH3CCNa + H2

*
• Phản ứng với cyanhydric acid HCN

*
• Phản ứng với natrihydrosulfit (sodium bisulfit - NaHSO3)

*
• Phản ứng với tác nhân amine bậc 1

*
• Phản ứng aldol hóa

Trong môi trường base (NaOH, Ba(OH)2, NA2CO3,


CH3COONa…), aldehyde hay cetone có H có thể phản ứng
với nhau  ngưng tụ aldol

*
• Phản ứng aldol hóa
Cơ chế: 3 giai đoạn
Giai đoạn 1  tạo carbanion

Giai đoạn 2  cộng hợp ái nhân

Giai đoạn 3: proton hóa, tái tạo OH-

*
Phản ứng aldol hóa
Vd:

*
• Pứ ngưng tụ aldol cũng xảy ra giữa aldehyde và cetone:

*
4.2. Phản ứng khử

Aldehyde và cetone bị khử thành alcol:

Aldehyde  alcol bậc 1; cetone  alcol bậc 2

• Khử bằng H2 có xúc tác:


𝑵𝒊,𝒕𝒐
CH3CHO + H2 CH3CH2OH

*
• Khử hóa bằng hydrid kim loại

*
4.3. Phản ứng oxy hóa
Aldehyde bị oxy hóa tạo acid carboxylic:

*
• Vd:

• Cetone chỉ bị oxy hóa bởi tác nhân oxy hóa mạnh, cắt
mạch tạo carboxylic acid

 Có thể phân biệt aldehyde và cetone.

*
• Riêng methyl cetone, có phản ứng haloform:

 nhận biết methyl cetone.

Lưu ý:

R-CH(OH)-CH3 + NaOI  R-CO-CH3  vẫn cho phản ứng


haloform.

*
4.4. Phản ứng của gốc

Tùy thuộc vào gốc mà cho phản ứng khác nhau:

Gốc no  phản ứng thế.

Gốc không no  phản ứng cộng.

Gôc thơm  phản ứng thế vào nhân thơm.

*
Chương 5. ACID CARBOXYLIC

Acid carboxylic là những hợp chất có một hay nhiều nhóm


carboxyl (-COOH) liên kết với nguyên tử C hoặc H.
Công thức tổng quát: R(COOH)n
R có thể là H hay gốc hydrocarbon
Tùy theo gốc hydrocarbon mà phân loại thành carboxylic acid no,
không no, thơm.
Vd: CH3-COOH
CH2=CH-COOH
C6H5-COOH

*
1. Danh pháp
1.1. Tên thông thường

*
1.2. Tên IUPAC
• Chọn mạch chính là mạch dài nhất chứa nhóm –COOH.
• Đánh số bắt đầu từ nhóm chức carboxyl (C1)
• Gọi theo tên hydrocarbon tương ứng, đổi ne thành noic
acid
Vd:

*
2. Các phương pháp điều chế
2.1. Oxy hóa alcol và aldehyde có cùng số C
[𝑶] [𝑶]
R- CH2OH R – CHO R – COOH

[𝑶] [𝑶]
C6H5 – CH2OH C6H5 – CHO C6H5 – COOH

2.3. Đi từ hợp chất cơ kim

*
2.3. Đi từ hợp chất cơ kim

*
2.3. Thủy phân hợp chất nitril, dẫn xuất trihalogen và các
dẫn xuất của acid
R-CN + 2H2O  R-COOH + NH3

*
Phương pháp oxy hóa:

*
3. Tính chất hóa học
3.1. Tính acid

 tính acid mạnh hơn alcol, phenol.

• Gốc R chứa nhóm thế hút điện tử  gây hiệu ứng –I 


tính acid tăng.

• Gốc R chứa nhóm thế đẩy điện tử  gây hiệu ứng +I 


tính acid giảm.
CH3 – COOH >C2H5 – COOH > (CH3)2CH – COOH

*
3.1. Tính acid

• Nếu gốc R có liên kết bội C=C  hiệu ứng –I  tính acid
tăng

CH2 = CH–COOH > CH3 – CH2 – CH2 –COOH

So sánh pKa của 1 số acid:

*
3.1. Tính acid

• Làm đỏ giấy quỳ (acid yếu).


• Phản ứng trung hòa:
R – COOH + NaOH → R – COONa + H2O
2R – COOH + CaO → (R – COO)2Ca + H2O
• Hòa tan kim loại đứng trước H trong dãy Beketop
2R – COOH + Mg → (R – COO)2Mg + H2
• Đẩy acid yếu hơn ra khỏi muối
2R – COOH + CaCO3 → (R – COO)2Ca +CO2+H2O

*
3.2. Phản ứng tạo alhydrid

3.3. Phản ứng tạo amide

𝒕𝒐
R–COOH + NH3 → R–COONH4 R- CONH2 + H2O
Vd:

*
3.3 Phản ứng tạo amide

*
3.4. Phản ứng tạo ester
Acid carboxylic và dẫn xuất pứ với alcol  ester

*
3.4. Phản ứng tạo ester

Khả năng phản ứng:

• RCOCl, (RCO)2O (không cần xúc tác) > RCOOH

• Alcol bậc 1 > bậc 2 > bậc 3

HCOOH > CH3COOH > RCH2COOH > R2CHCOOH >


R3CCOOH

*
3.5. Phản ứng khử thành alcol
RCOOH + LiAlH4  RCOOLi + H2 + AlH3

*
3.6. Phản ứng decarboxyl hóa (loại nhóm carboxyl)
𝒕𝒐
R – COOH + NaOH R – H + Na2CO3

𝒕𝒐
(R – COO)2Ca R – CO – R + CaCO3
3.7. Phản ứng thế ở gốc
Do ảnh hưởng của nhóm carboxyl là nhóm hút điện
tử gây ra hiệu ứng –I làm cho H đính ở C vị trí  trở
nên linh động dễ bị thế.
 H linh động  có thể tham gia phản ứng thế ( xúc tác
ánh sáng, PBr3, PCl3, P)

*
3.7. Phản ứng thế ở gốc

*
Chương 6. AMINE – DIAZONIUM

Giới thiệu
Amine: những hợp chất hữu cơ có các gốc alkyl, aryl liên
kết trực tiếp với nguyên tử nito.

Amine là dẫn xuất của ammoniac.

Phân loại amine dựa trên số nhóm alkyl hoặc aryl liên kết
với N.

*
1. Danh pháp

1.1. Tên thông thường

Tên gốc hydrocarbon + amine

Vd:

CH3NH2 CH3NHCH2CH2CH3 CH3CH2NHCH2CH3

Methylamine methypropylamine diethylamine

*
1.2. Tên IUPAC
Tên hydrocarbon + amine

*
2. Điều chế
2.1. Alkyl hóa trực tiếp NH3 và các amin khác
NH3 + alkylhalogenid bậc nhất  amin bậc nhất. (SN2)

Thực tế, thu được hỗn hợp amin có bậc khác nhau:

*
2.1. Alkyl hóa trực tiếp NH3 và các amin khác
Vd:

*
2.2. Alkyl hóa không trực tiếp (Tổng hợp Gabriel)

Vd:

*
2.3. Khử hóa hợp chất nitro (điều chế amine thơm)

• Khử bằng H mới sinh từ Fe, Sn/H+


C6H5-NO2 + 3Fe + 6HCl  C6H5-NH2 + 3FeCl2 + 2H2O
C6H5-NO2 + 3Sn + 6HCl  C6H5-NH2 + 3SnCl2 + 2H2O
• Khử bằng H2 dùng xúc tác Pt, Ni, Pd

*
2.4. Khử hóa hợp chất nitril (RCN)

Vd:

*
2.5. Khử hóa hợp chất imine

Có thể thay H2/Ni bằng NaBH3CN


2.6. Khử hóa hợp chất amide

*
3. Tính chất hóa học
3.1. Tính base
• amin mạch hở tan được trong nước  có tính bazơ.

C2H5 – NH2 + H2O → C2H5 – NH3+ + OH-

 làm quỳ tím có màu xanh.

Anilin (C6H5 – NH2) và các amin thơm khác tan ít trong


nước, không làm xanh giấy quỳ.

• Pứ với acid  muối (tan nhiều trong nước, td kiềm giải


phong amine)

R – NH2 + HCl → R – NH3Cl;


3.2. Phản ứng alkyl hóa

Vd:

*
3.3. Phản ứng acyl hóa nhóm NH2
Là phản ứng đặc trưng của amine thơm

*
3.4. Phản ứng với acid nito HNO2 (NaNO2 + HCl)

a. Phản ứng của amine bậc 1

• Amine thơm bậc 1  muối diazonium

• Amine béo bậc 1  muối diazonium không bền  phân hủy


thành alcol
𝟎−𝟓𝒐𝑪
R-CH2NH2 + NaNO2 + HCl R-OH + N2 + H2O

*
b. Phản ứng của amine bậc 2

Amine thơm và amine béo bậc 2  N-nitrosoamine

*
c. Phản ứng của amine bậc 3

Amine béo bậc 3  không phản ứng

Amine thơm bậc 3  phản ứng thế ái điện tử

3.5. Phản ứng thế ái điện tử vào nhân thơm

*
4. Muối diazonium thơm
công thức chung C6H5N2X

Trong đó X là: Cl-, HSO4-, NH3-, OH-, -OMe,…

Ctct: C6H5 – N+ N – X-

4.1. Phản ứng thế nhóm diazonium, giải phóng N2

Phản ứng thế ái nhân đơn phân tử, tách N2

C6H5-N+NCl- + y-  C6H5-y + N2 + Cl-

 Cơ chế SN1

*
a. Phản ứng với nước

Phản ứng xảy ra theo cơ chế ái nhân SN1


ArN2+  Ar+ + N2
Ar+ + H2O  Ar-OH2+ + ArOH + H+

*
b. Phản ứng Sandmeyer. Điều chế ArCl, ArI, ArCN

*
c. Phản ứng thế nhóm diazonium bằng nguyên tử hydro

4.2. Phản ứng ngưng tụ

Y = NH2, NHR, NR2, OH


Vd:

*
• Vd:

• Ngưng tụ với các phenol:

You might also like