You are on page 1of 3

BÀI TẬP NHÀ (06/05/2023) – KINH TẾ DU LỊCH

Phạm Thanh Thanh – 2256180108 – Lớp 2


1. Thị trường du lịch mục tiêu (the target market) là gì ? Giá trị của nó trong hoạt
động kinh doanh du lịch?
1.1. Khái niệm
- Thị trường mục tiêu (Target Market) là một nhóm người có một số đặc điểm
chung về nhân khẩu học - được xác định là khách hàng tiềm năng cho một sản
phẩm của doanh nghiệp. Thị trường muc tiêu là nơi mà doanh nghiệp dồn nguồn
lực để tiếp thị, truyền thông hàng hoá dịch vụ. Nhìn chung, thị trường mục tiêu là
tiền đề để doanh nghiệp quyết định chiến lược tiếp thị phù hợp.
- Thị trường mục tiêu đề cập đến một phân khúc người tiêu dùng cụ thể và được xác
định rõ ràng trong thị trường - nơi doanh nghiệp muốn bán sản phẩm và dịch vụ
của mình và hướng các nỗ lực tiếp thị của mình.
1.2. Giá trị của thị trường mục tiêu trong hoạt động kinh doanh du lịch:
- Việc xác định thị trường mục tiêu có thể ảnh hưởng đến việc quyết định các yếu tố
quan trọng của sản phẩm, chẳng hạn như thiết kế, đóng gói, bao bì, giá cả, khuyến
mãi và phân phối.
- VD: Phát triển 1 tour du lịch dành cho đối tượng là người trẻ (học sinh, sinh
viên, người trong độ tuổi lao đông) và đối tượng này mong muốn tìm hiểu,
khám phá về những giá trị văn hóa ở nơi mà mình đi du lịch. Vì vậy, khi
thiết tour, chúng ta nên tập trung vào số lượng địa danh sẽ đến, sẽ được trải
nghiệm gì, còn về chỗ ở thì chỉ cần 1 nơi với phân khúc giá trung bình,
không quá xa xỉ. Và hơn hết chính là giá cả hợp lý hoặc rẻ.
- VD: Vietravel có những dòng tour: tiết kiệm, tiêu chuẩn, giá tốt, cao cấp.
Dong tour cao cấp với giá rất cao sẽ chủ yếu là thị trường khách cao cấp, và
chủ yếu là khách có nhu cầu nghỉ dưỡng nhiều vì dòng tour này giá cao một
phần vì cơ sở lưu trú là khách sạn 5 sao, bên cạnh đó sẽ có những dịch vụ 5
sao khác (ví dụ như tour cao cấp ở Phú Quốc sẽ được: Trải Nghiệm Hạng
Thương Gia, Du Thuyền Catamaran Sarita 5 sao, JW Marriott Phu Quoc
Emerald Bay Resort & Spa).
- Xác định Target Market ( Thị trường mục tiêu) là một phần thiết yếu của kế hoạch
phát triển sản phẩm, cùng với việc lập kế hoạch sản xuất, phân phối, giá cả và xúc
tiến. Một công ty có thể điều chỉnh các khía cạnh nhất định của sản phẩm để thu
hút nhiều người tiêu dùng hơn trong nhóm mục tiêu của mình
1.3. Định hướng thị trường mục tiêu của du lịch Việt Nam:
- Định hướng thị trường trong Chiến lược Marketing du lịch Việt Nam đến năm
2030, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành, được phê duyệt theo
Quyết định số 440/QĐ-BVHTTDL:
- Thị trường khách du lịch quốc tế
- Giai đoạn 2022-2025, phục hồi các thị trường truyền thống; kết hợp
thu hút các thị trường mới nổi: Ấn Độ, các nước Trung Đông.
- Giai đoạn 2026-2030, duy trì và mở rộng quy mô các thị trường
truyền thống: các nước Đông Bắc Á, Châu Âu, khu vực ASEAN, Bắc
Mỹ, Nga, Châu Đại dương; tăng thị phần khách có khả năng chi tiêu
cao; đa dạng hóa các thị trường hướng đến phát triển bền vững.
- Có chính sách phân đoạn thị trường, có chủ đề, thông điệp, sản phẩm
riêng đối với từng phân khúc thị trường.
- Các thị trường, phân khúc thị trường ưu tiên:
- Thị trường Đông Nam Á: Khách du lịch từ các thành phố
lớn, khách du lịch công tác, khách MICE, khách tham quan,
nghỉ dưỡng, khách đi theo nhóm hoặc gia đình.
- Thị trường Đông Bắc Á: Khách du lịch công tác, khách
MICE, khách tham quan, nghỉ dưỡng, du lịch golf, khách gia
đình, khách nghỉ hưu, nữ độc thân, nhân viên văn phòng, học
sinh, sinh viên.
- Thị trường Tây Âu, Bắc Mỹ, Bắc Âu, Nga, Úc…: Khách đi
theo gia đình có con cái, đi du lịch nhiều, có khả năng chi tiêu,
thích khám phá, nghỉ dưỡng, khách trung niên có công việc và
thu nhập ổn định; khách đi theo đôi thích khám phá, tìm hiểu
văn hóa lịch sử, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái; khách người cao
tuổi có thời gian, thích tìm hiểu văn hóa lịch sử, nghỉ dưỡng,
tham quan thắng cảnh, du lịch có trách nhiệm.
- Các thị trường tiềm năng gồm Ấn Độ, Trung Đông, Đông
Âu, Nam Mỹ: Khách trung lưu, khách chất lượng cao tiềm
năng; khách tham quan, nghỉ dưỡng, trải nghiệm văn hóa bản
địa.
- Thị trường khách du lịch nội địa
- Giai đoạn 2022-2025, phục hồi và giữ vững đà tăng trưởng của thị
trường khách nội địa.
- Giai đoạn 2026-2030, tiếp tục đẩy mạnh khai thác thị trường khách
nội địa, đa dạng hóa các phân khúc thị trường mục tiêu gồm khách
gia đình, thanh niên, giáo dục, khách doanh nghiệp, khách MICE.
Tập trung thúc đẩy lượng khách có sử dụng dịch vụ lưu trú, khách đi
du lịch vào mùa thấp điểm.

2. Đề xuất giải pháp để khắc phục hạn chế của thị trường du lịch Việt Nam?
- Đổi mới, đa dạng hóa các hình thức marketing du lịch, đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ số
- Triển khai đa dạng, linh hoạt các hình thức truyền thông marketing phù hợp với
mục tiêu, yêu cầu của từng thị trường, từng giai đoạn, kết hợp hiệu quả giữa các
hình thức quảng bá truyền thống và hiện đại.
- Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông du lịch: Thúc đẩy quan hệ hợp tác với các
đơn vị báo chí truyền thông lớn trong nước và quốc tế, những người có ảnh hưởng
trên mạng xã hội, blogger du lịch, người sáng tạo nội dung. Triển khai có hiệu quả
cơ chế Đại sứ du lịch Việt Nam.
- Tổ chức nghiên cứu thị trường. Xây dựng, cập nhật và có cơ chế chia sẻ, truy cập
rộng rãi hệ thống cơ sở dữ liệu về các thị trường nguồn, về mạng lưới đối tác trong
và ngoài nước, ấn vật phẩm quảng bá, xúc tiến du lịch quốc gia.
- Thường xuyên điều tra, nghiên cứu thị trường, nhu cầu và thị hiếu của khách du
lịch; xây dựng cơ sở dữ liệu thị trường khách du lịch
- Tập trung phát triển sản phẩm du lịch có chất lượng, đa dạng, khác biệt, có giá trị
tăng cao và tăng trải nghiệm cho khách du lịch dựa trên lợi thế về tài nguyên của
từng vùng, địa phương, phù hợp với nhu cầu thị trường và nâng cao khả năng cạnh
tranh của du lịch Việt Nam, thu hút nhiều khách du lịch đến hơn. Ví dụ: Vùng
Trung du miền núi phía Bắc: Gắn với giá trị đa sắc màu văn hóa dân tộc, thiên
nhiên hùng vĩ và các sản phẩm đặc thù gồm du lịch thể thao mạo hiểm, chinh phục
thiên nhiên; tìm hiểu, trải nghiệm cuộc sống cộng đồng dân tộc thiểu số; thưởng
thức ẩm thực địa phương; du lịch sinh thái - trải nghiệm thiên nhiên hùng vĩ.
- Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá, xây dựng thương hiệu du lịch và hợp tác, hội nhập
quốc tế về du lịch.
- Ứng dụng khoa học, công nghệ: đẩy nhanh việc chuyển đổi số trong ngành du
lịch; phát triển du lịch thông minh; xúc tiến, quảng bá, xây dựng thương hiệu.

You might also like