You are on page 1of 52

1

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

DỰ THẢO

ĐỀ ÁN
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG MẮC CA
GIAI ĐOẠN 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

(Kèm theo Tờ trình số……… /TTr-BNN-TCLN ngày.… /… /2021


của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Hà Nội, 8/2021
2

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA...............................3
I. TRÊN THẾ GIỚI...............................................................................................3
1. Diện tích, năng suất và sản lượng.....................................................................3
2. Công nghiệp chế biến hạt Mắc ca.....................................................................7
3. Thị trường tiêu thụ sản phẩm Mắc ca................................................................7
4. Đánh giá chung..................................................................................................9
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MẮC CA TẠI VIỆT NAM.........................10
1. Công tác quy hoạch và cơ chế, chính sách phát triển Mắc ca.........................10
2. Công tác giống.................................................................................................11
3. Diện tích, năng suất và sản lượng...................................................................13
4. Về chế biến Mắc ca.........................................................................................17
5. Về tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi...........................................................18
6. Đánh giá chung................................................................................................19
PHẦN 2. NỘI DUNG ĐỀ ÁN............................................................................20
I. CĂN CỨ..........................................................................................................20
1. Căn cứ pháp lý.................................................................................................20
2. Căn cứ thực tiễn...............................................................................................21
II. TIỀM NĂNG, CƠ HỘI VÀ KHÓ KHĂN, THÁCH THỨC.........................22
1. Tiềm năng và cơ hội........................................................................................22
2. Khó khăn, thách thức.......................................................................................24
III. QUAN ĐIỂM................................................................................................25
IV. MỤC TIÊU....................................................................................................26
1. Mục tiêu tổng quát...........................................................................................26
2. Mục tiêu cụ thể................................................................................................26
V. NHIỆM VỤ....................................................................................................26
1. Định hướng vùng trồng...................................................................................26
2. Công tác giống.................................................................................................29
3. Xây dựng cơ sở sơ chế, chế biến.....................................................................29
4. Thị trường tiêu thụ...........................................................................................30
3

5. Tổ chức liên kết sản xuất.................................................................................30


6. Định hướng đến năm 2050..............................................................................30
VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN...............................................................................31
1. Nhu cầu vốn.....................................................................................................31
2. Nguồn vốn.......................................................................................................31
VII. GIẢI PHÁP..................................................................................................32
1. Về đất đai.........................................................................................................32
2. Về công tác giống............................................................................................33
3. Về tổ chức liên kết sản xuất............................................................................33
4. Về chế biến và thị trường tiêu thụ...................................................................33
5. Về khoa học, công nghệ và hợp tác quốc tế....................................................34
6. Về vốn đầu tư..................................................................................................34
7. Về cơ chế, chính sách......................................................................................34
8. Tuyên truyền, tập huấn nâng cao năng lực, nhận thức....................................35
VIII. CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN.............................................................................35
1. Các địa phương trong vùng trồng Mắc ca.......................................................35
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn........................................................35
3. Bộ Công Thương.............................................................................................36
IX. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN.............................................................................36
1. Về kinh tế........................................................................................................36
2. Về xã hội.........................................................................................................37
3. Về môi trường.................................................................................................37
X. TỔ CHỨC THỰC HIỆN................................................................................38
1. Trách nhiệm của các Bộ, ngành......................................................................38
2. Trách nhiệm của UBND cấp tỉnh....................................................................38
3. Trách nhiệm của Hiệp hội Mắc ca Việt Nam..................................................39
XI. KẾT LUẬN...................................................................................................39
DANH MỤC CÁC BIỂU
Biểu 1. Diện tích và sản lượng Mắc ca trên thế giới năm 2020............................3
Biểu 2. Năng suất Mắc ca bình quân ở các tuổi khác nhau (kg/cây)....................4
Biểu 3. Tỷ lệ % sản phẩm chế biến từ hạt Mắc ca trên thế giới............................7
Biểu 4. Diện tích quản lý chất lượng giống theo vùng........................................12
4

Biểu 5. Diện tích trồng Mắc ca tính đến tháng 5/2021........................................13


Biểu 6. Sản lượng mắc ca theo vùng (tấn)..........................................................16
Biểu 7. Hiện trạng các cơ sở chế biến Mắc ca....................................................18
Biểu 8. Hiệu quả kinh tế trồng Mắc ca so với một số loài cây trồng khác..........23
Biểu 9. Phân vùng diện tích trồng mới giai đoạn 2021-2030..............................27
Biểu 10. Tổng hợp các loại đất phát triển Mắc ca giai đoạn 2021-2030.............29
Biểu 11. Kế hoạch phát triển cơ sở chế biến Mắc ca giai đoạn 2021 – 2030......30
Biểu 12. Nhu cầu và nguồn vốn thực hiện Đề án................................................32

DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 1. Sản lượng nhân Mắc ca trên thế giới giai đoạn 2010 - 2020....................5
Hình 2. Tỷ lệ sản lượng nhân Mắc ca trên thế giới năm 2020..............................6
Hình 3. Thị phần Mắc ca trên thế giới so với các loại hạt khác............................6
Hình 4. Sản lượng và tỷ lệ xuất khẩu Mắc ca của các nước năm 2019.................8
Hình 5. Quy mô thị trường hạt Mắc ca theo chế biến ở Mỹ giai đoạn 2016 –
2027 (triệu USD)...................................................................................................9
Hình 6. Bản đồ phân bố diện tích trồng Mắc ca tại Việt Nam năm 2021...........15
Hình 7. So sánh năng suất hạt Mắc ca.................................................................16
Hình 8. Bản đồ Định hướng phát triển Mắc ca đến năm 2030............................28
1

MỞ ĐẦU

Mắc ca (Macadamia) là cây thân gỗ thường xanh, sống lâu năm, cây trưởng
thành cao trên 15m, thuộc nhóm quả hạch, hạt có vỏ cứng, phân bố tự nhiên ở
vùng khí hậu á nhiệt đới, ven biển phía Nam bang Queensland và phía bắc bang
New South Wales, Australia. Từ những năm 1930, Mắc ca được di thực và trồng
phổ biến ở Hawai từ năm 1930, sau đó được trồng rộng rãi ở Australia từ năm
1960. Hiện nay, Mắc ca được gây trồng ở nhiều quốc gia trên thế giới với mục
đích lấy hạt, như Úc, Nam Phi, Mỹ (Hawai), Kenya, Trung Quốc, Zimbabuê,
Israel, California, Guatemala, Brazil, Costa Rica và Việt Nam.
Theo thống kê của Hiệp hội Mắc ca Úc, tính đến năm 2020 toàn cầu đã
trồng được trên 450.000 ha. Năng suất quả Mắc ca ở những vườn cây thành thục
trung bình đạt từ 2,5-3 tấn hạt/ha. Tổng sản lượng hạt Mắc ca toàn cầu năm
2020 ước đạt khoảng 224.411 tấn hạt khô (Hội đồng hạt quả khô thế giới - INC,
2020). Nhân hạt Mắc ca được dùng làm nhân bánh ngọt, nhân socola, kem, bánh
hộp, mỹ phẩm, hoặc ăn trực tiếp ở dạng đồ hộp; tinh dầu Mắc ca có trên 87%
axit béo không no; 9,2% protein và 20 loại axit amin khác có tác dụng tốt cho
sức khỏe con người.
Ngành chế biến hạt Mắc ca trên thế giới đang phát triển nhanh và rộng rãi,
trong vòng 10 năm trở lại đây, sản lượng chế biến và quy mô giao dịch thương
mại tăng từ 27.894 tấn nhân năm 2010 lên 62.875 tấn nhân vào năm 2020; Úc và
Nam Phi hiện là các nhà cung cấp nhân Mắc ca hàng đầu thế giới, đều chiếm tỷ
trọng 25% tổng sản lượng toàn cầu. Theo dự báo, nhu cầu tiêu thụ nhân Mắc ca
trên thế giới vẫn duy trì ở mức tăng trưởng cao trong thời gian tới, do lượng tiêu
thụ các sản phẩm từ hạt Mắc ca hiện nay mới chiếm khoảng 1% tổng sản lượng
tiêu thụ các loại hạt trên thế giới, tiềm năng mở rộng thị trường Mắc ca còn rất
lớn, dự báo đến năm 2030, lượng cung Mắc ca trên toàn thế giới chỉ đáp ứng
được khoảng 50% nhu cầu tiêu thụ của thị trường (INC, 2020).
Ở Việt Nam, Mắc ca là cây nhập nội và thuộc nhóm cây lâm sản ngoài gỗ
trong danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính. Đến nay, cả nước có 29 tỉnh
trồng Mắc ca, với tổng diện tích là 18.840 ha, tập trung chủ yếu tại hai vùng Tây
Bắc và Tây Nguyên; năng suất trung bình đạt 3 tấn hạt tươi/ha, sản lượng ước
đạt 8.840 tấn hạt tươi/năm. Thị trường tiêu thụ sản phẩm Mắc ca chủ yếu là
trong nước và một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc.
Có thể nói, phát triển Mắc ca ở nước ta trong thời gian qua đã thu được những
kết quả tích cực, tăng nhanh về diện tích và sản lượng, tạo việc làm, tăng thu
nhập cho người sản xuất, nhiều mô hình trồng Mắc ca cho thu nhập khá và ổn
định, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường, đặc biệt
là địa bàn miền núi thuộccác tỉnh vùng Tây Bắc và Tây Nguyên. Tuy vậy, do
tình trạng phát triển trồng Mắc ca tự phát ở một số nơi, trồng theo phong trào và
không đúng quy trình kỹ thuật, trồng ở nơi có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng
không phù hợp, sử dụng những giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ, trồng giống
2

cây thực sinh, nên nhiều diện tích cây sinh trưởng kém, sản lượng quả thấp hoặc
không có quả; mặt khác, công tác chế biến Mắc ca còn đơn giản, sản phẩm chưa
tinh và chất lượng chưa cao; thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa được mở rộng;
thiếu sự đồng bộ về cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích, thu hút sự tham gia
của người dân, doanh nghiệp đầu tư phát triển Mắc ca.
Vì vậy, việc định hướng và giải pháp phát triển bền vững Mắc ca trong
thời gian tới là rất cần thiết, nhằm đưa Mắc ca trở thành một trong những loài
cây trồng quan trọng, đa mục đích, nâng cao thu nhập cho người dân, doanh
nghiệp, góp phần phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường, ổn định chính
trị, trật tự an toàn xã hội, đặc biệt là địa bàn vùng miền núi, vùng biên giới; đưa
nước ta trở thành một trong những nước đứng đầu thế giới về trồng, chế biến và
xuất khẩu sản phẩm Mắc ca.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo kết luận số
366/TB-VPCP ngày 21/10/2020 về kết quả phát triển cây Mắc ca tại Việt Nam
thời gian qua, định hướng và giải pháp phát triển trong thời gian tới; và văn bản
số 2868/VPCP-NN ngày 30/4/2021 của Văn phòng Chính phủ về việc xây dựng
Đề án phát triển bền vững cây Mắc ca, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
xây dựng “Đề án phát triển bền vững Mắc ca giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn
đến năm 2050” trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
3

PHẦN 1
TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA
I. TRÊN THẾ GIỚI
1. Diện tích, năng suất và sản lượng
a) Về diện tích
Diện tích trồng Mắc ca trên phạm vi toàn cầu bắt đầu phát triển nhanh từ
những năm 90 của thế kỷ 20. Tính đến năm 2020, tổng diện tích trồng Mắc ca
trên thế giới là 451.767 ha, sản lượng đạt 224.411 tấn hạt (INC, 2020).
Biểu 1. Diện tích và sản lượng Mắc ca trên thế giới năm 2020
TT Nước Diện tích (ha) Sản lượng hạt (tấn)
1 Trung Quốc 191.754 30.400
2 Nam Phi 50.000 48.925
3 Úc 33.000 46.900
4 Kenya 24.000 37.000
5 Việt Nam 18.840 5.300
6 Guatemala 10.000 14.200
7 Malawi 9.660 6.000
8 Mỹ (Hawai) 7.408 15.300
9 Các nước khác 107.105 20.386
Tổng 451.767 224.411
Nguồn: Tổng hợp từ Hiệp hội Mắc ca các nước và INC, 2020
Số liệu cho thấy, Trung Quốc là quốc gia có diện tích Mắc ca lớn nhất trên
thế với 191.754 ha (chiếm 42,4%), tiếp đến là các nước: Nam Phi với 50.000 ha
(chiếm 11,1%), Úc với 33.00 ha (chiếm 7,3%), Kenya với 24.000 ha (chiếm
5,3%), Việt Nam với 18.840 ha (chiếm 4,2%),... Mật độ trồng Mắc ca trung bình
200 cây/ha, phương thức trồng gồm: trồng thuần loài và trồng xen canh (với các
loài cây công nghiệp như cà phê, tiêu, chè...). Trong đó, các nước phát triển như
Úc, Mỹ,... chủ yếu là trồng thuần loài, các nước còn lại trồng xen là chủ yếu.
b) Về năng suất
Năng suất Mắc ca phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như điều kiện lập
địa, giống, tuổi cây trồng và kỹ thuật canh tác. Các nghiên cứu trên thế giới đều
cho rằng, Mắc ca phải được trồng bằng cây ghép của các dòng đã được chọn lọc
mới cho năng suất quả cao, trồng cây thực sinh cho năng suất thấp, phẩm chất
kém, tỷ lệ thu hồi nhân thấp, không trở thành cây trồng sản xuất hàng hóa
(Nguyễn Công Tạn, 2003).
4

Biểu 2. Năng suất Mắc ca bình quân ở các tuổi khác nhau (kg/cây)
Vân Quảng
Tu Australia Hawaii Nam Tây
ổi cây
(năm) (Úc) (Mỹ) (T. (T.
Quốc) Quốc)

5 1,0 0,5 0 0

6 2,0 0,5-9

7 4,0 4-18

8 6,0 7-27 9,5 10,4

9 8,0 11-36

10 10,0 11-40

11 12,0 25-45
11,3 11,4
12 15,0 36-45

Nguồn: Nguyễn Công Tạn, 2003; Hiệp hội Mắc ca Úc, 2020.
Mắc ca trồng bằng cây ghép được 3 - 4 năm bắt đầu cho quả, từ năm thứ 10
trở đi cho năng suất ổn định, tuổi thọ từ 50-60 năm. Mắc ca được trồng ở các khu
vực khác nhau cho năng suất khác nhau và năng suất tăng dần theo tuổi cây. Ở
giai đoạn 6-10 tuổi, năng suất đạt từ 4-10 kg/cây (tương đương với 0,8-2 tấn/ha).
Từ năm thứ 10 trở đi năng suất từ 10 - 40 kg/cây (tương đương với 2 - 4 tấn/ha).
c) Về sản lượng
Theo INC, sản lượng Mắc ca tăng nhanh trong 10 năm trở lại đây, tổng sản
lượng Mắc ca toàn cầu năm 2010 đạt 97.600 tấn hạt (tương đương với 27.894 tấn
nhân) đến năm 2020 đạt 224.411 tấn hạt (tương đương 62.857 tấn nhân), bình
quân tăng 12.242 tấn hạt/năm (INC, 2020).
5

Hình 1. Sản lượng nhân Mắc ca trên thế giới giai đoạn 2010 - 2020
Theo INC (2020), các nước
sản xuất Mắc ca chính trên thế
giới là: Nam Phi (25%), Úc
(25%), Trung Quốc (14%) Kenya
(12%),…. và dự kiến đến năm
2022 sản lượng Mắc ca sẽ tăng
gấp đôi hiện nay, do diện tích
trồng đi vào thu hoạch, sản lượng
tăng mạnh ở Trung Quốc và một
số nước khác (hình 2).
Hình 2. Tỷ lệ sản lượng nhân Mắc ca
Hiện nay, ngành công trên thế giớinăm 2020
nghiệp trồng cây Mắc ca đang
tăng trưởng nhanh chóng, mặc dù
Mắc ca là hạt có nhiều ưu điểm về
các giá trị dinh dưỡng và được ưa
chuộng nhưng do mới phát triển,
nên sản lượng còn chiếm tỷ trọng
nhỏ so với các loại hạt khác trên
toàn cầu (chiếm 1,3%), điều này
cho thấy tiềm năng phát triển cây
Mắc ca và mở rộng thị trường đối
với hạt Mắc ca còn rất lớn (INC,
2020) (hình 3). Thời gian gần đây
các tổ chức như Ủy ban nghiên Hình 3. Thị phần Mắc ca trên thế giới so
cứu phát triển Mắc ca thế giới với các loại hạt khác
6

(IMSC), Hiệp hội Mắc ca Úc,.. đã và đang thực hiện các chiến lược quảng bá để
thúc đẩy thị trường tiêu thụ Mắc ca trên toàn thế giới, mục tiêu đến năm 2025 sản
lượng nhân Mắc ca sẽ chiếm 5% thị phần các loại hạt trên thế giới, tương đương
với khoảng 220.000 tấn nhân (Hiệp hội Mắc ca Úc, 2020).
Kết quả đánh giá tổng quan về diện tích, năng suất và sản lượng Mắc ca
trên toàn thế giới cho thấy: diện tích trồng Mắc ca trên thế giới trong 10 năm qua
(2010 – 2020) tăng lên 311.000 ha (bình quân 31.000 ha/năm), trong đó riêng
Trung Quốc tăng 175.500 ha (chiếm 56,3%) và trong thời gian tới dự kiến tăng
thêm khoảng 100.000 ha (Hiệp hội Mắc ca Úc, 2020); một số quốc gia diện tích
trồng Mắc ca cơ bản đã ổn định như Mỹ, Úc, Guatemala, Malawi,... các quốc gia
khác có diện tích trồng Mắc ca tăng lên không đáng kể. Như vậy, việc mở rộng
diện tích trồng Mắc ca trong thời gian tới để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm
đến năm 2025 của toàn thế giới ước đạt khoảng 214.100 tấn nhân (tương đương
khoảng 850.000 tấn hạt) sẽ rất hạn chế (INC, 2020).

2. Công nghiệp chế biến hạt Mắc ca


Ngành công nghiệp chế biến Mắc ca trên thế giới đã tạo ra hàng chục loại
sản phẩm có giá trị cao, có mặt ở hầu hết các thị trường quốc tế. Hạt Mắc ca được
chế biến thành các sản phẩm thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, bao gồm: hạt
ăn trực tiếp sau khi đã rang, sấy là chủ yếu (chiếm trên 60,6%); nguyên liệu trong
ngành công nghiệp làm bánh, kẹo, kem (chiếm 30,3%); nguyên liệu sản xuất đồ
uống như sữa, nước giải khát,...(chiếm 9,1%).
Biểu 3. Tỷ lệ % sản phẩm chế biến từ hạt Mắc ca trên thế giới
Nguyên liệu sản Nguyên liệu chế Nguyên liệu
Quốc gia
xuất đồ uống biến bánh, kẹo,… rang, sấy
Úc 19 12 69
Nhật Bản 10 40 50
Trung Quốc 5 10 85
Hàn Quốc 10 30 60
Đài Loan 5 55 40
Châu Âu 5 25 70
Hoa Kỳ 10 40 50
Trung bình 9,1 30,3 60,6
Nguồn: Hiệp hội Mắc ca Úc, 2020
Vỏ hạt Mắc ca được dùng làm nhiên liệu đốt có nhiều nhiệt năng; như ở Úc
từ năm 2003, Công ty Suncoast Gold Macadamias và tập đoàn Ergon Energy đã
hợp tác xây dựng một nhà máy nhiệt điện tiên tiến, tận dụng vỏ hạt Mắc ca có thể
đáp ứng nhu cầu năng lượng cho 1.200 hộ gia đình tại Queensland; hàng năm,
góp phần giảm được 9.500 tấn khí thải các bon/năm. Ngoài ra, cũng ở Úc vỏ quả
7

Mắc ca được nghiền làm phân bón; các phụ phẩm từ nhân được chế biến làm thức
ăn chăn nuôi.
Ngoài phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm truyền thống được làm
từ hạt Mắc ca, các nghiên cứu gần đây trên thế giới cho thấy, có thể phát triển sản
phẩm mới từ Mắc ca như dầu ăn có tác dụng hỗ trợ sức khỏe, giảm cholesterol và
ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch; vỏ quả Mắc ca có hoạt tính làm
trắng được sử dụng trong công nghiệp sản xuất mỹ phẩm; lignin của vỏ thịt (vỏ
quả) có thể thích hợp làm vật liệu lọc tự nhiên; tinh dầu chiết xuất từ hoa Mắc ca
có thể sử dụng cho ngành sản xuất nước hoa, mỹ phẩm cao cấp.
3. Thị trường tiêu thụ sản phẩm Mắc ca
Hiện nay, trên toàn thế giới có khoảng gần 100 triệu người sử dụng nhân
Mắc ca hàng ngày. Năm 2020, tổng sản lượng nhân Mắc ca đạt 62.857 tấn
(tương đương 224.411 tấn hạt). Thị trường Mắc ca cũng như các loại quả hạt
khác (Điều, Óc chó, Dẻ, Hạnh nhân) đang mở rộng nhanh chóng. Thị trường
tiêu thụ Mắc ca truyền thống là các nước phát triển, gồm: Mỹ, Đức, Úc, Nhật
Bản, Đài Loan… Thị trường mới nổi bao gồm các quốc gia: Trung Quốc, Hàn
Quốc, Ấn Độ và các nước khu vực Trung Đông (INC, 2020)
Xuất khẩu hạt Mắc ca
trên toàn cầu đạt mức cao
nhất trong 10 năm trở lại
đây. Nam Phi và Úc là
những quốc gia xuất khẩu
hạt Mắc ca hàng đầu, tương
ứng là 38% và 24% thị phần
thế giới vào năm 2019
(Hình 4). Hoa Kỳ là thị
trường nhập khẩu Mắc ca từ * Nước chế biến
các nước Nam Phi (38%),
Việt Nam (20%) và Trung Hình 4. Sản lượng và tỷ lệ xuất khẩu Mắc ca
Quốc (17%). Trong khi đó, của các nước năm 2019
thị trường hàng đầu cho sản
phẩm Mắc ca của Úc là Trung Quốc (38%), Nhật Bản (20%), Mỹ (15%) và Liên
minh Châu Âu (10%). Trong năm 2019, hơn 66.800 tấn hạt Mắc ca đã được giao
dịch trên thị trường thế giới, với khoảng 31% ở Nam Phi, 19% ở Trung Quốc và
18% ở Úc (INC, 2020).
Giá hạt Mắc ca trong thời gian qua đã tăng lên liên tục, như tại Úc giá thu
mua từ 2 đô la Úc (AUD)/kg (tương đương 32.500 đồng VN) vào năm 1990
tăng lên hơn 6 AUD/kg (100.000 đồng) vào năm 2020.
Theo INC (2020), trong thập kỷ qua việc tiêu thụ các loại hạt đã gia tăng
trên toàn cầu do nhận thức về lợi ích và tác dụng của các loại hạt đối với sức
khỏe con người; trong đó, hạt Mắc ca được coi là thực phẩm có giá trị, nhiều
8

chất dinh dưỡng thiết yếu, tốt cho sức khỏe, có thể làm giảm nguy cơ các bệnh
về tim mạch,.... cho nên dự báo thị trường toàn cầu đối với loại hạt này trong
thời gian tới sẽ tiếp tục phát triển.
Quy mô thị trường hạt Mắc ca toàn cầu đạt 1,43 tỷ USD vào năm 2020 và
dự báo sẽ tăng trưởng hàng năm là 9,2% trong giai đoạn 2020 - 2027 1. Việc sử
dụng hạt sấy khô trong chế độ ăn uống thường xuyên ngày càng tăng trên toàn
thế giới, thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường. Bên cạnh đó, xu hướng sử dụng
sản phẩm Mắc ca hữu cơ cũng được đánh giá là sẽ tăng lên trong thời gian tới.
Phân khúc hạt Mắc ca hữu cơ dự kiến sẽ đạt tốc độ tăng trưởng 10,2% từ năm
2020 đến năm 2027. Sự phát triển ngày càng tăng của thực phẩm hữu cơ là
nguyên nhân chính cho sự tăng trưởng này. Hạt Mắc ca hữu cơ tốt cho sức khỏe
hơn các sản phẩm thông thường vì chúng không chứa thuốc trừ sâu và phân bón
tổng hợp. Dự báo, hạt Mắc ca hữu cơ sẽ ngày càng được ưa chuộng tại các nước
châu Âu và một số nước phát triển khác như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc,
New Zealand,...

Nguồn: www.grandviewresearch.com
Hình 5. Quy mô thị trường hạt Mắc ca theo chế biến ở Mỹ
giai đoạn 2016 – 2027 (triệu USD)
4. Đánh giá chung
Từ những số liệu tổng quan về diện tích, năng suất và sản lượng; chế biến
và thị trường tiêu thụ Mắc ca trên toàn thế giới cho thấy:
- Giai đoạn 2010- 2020, tổng diện tích trồng Mắc ca trên thế giới tăng từ
140.000 ha năm 2010 lên 451.767 ha năm 2020 (tăng bình quân 31.767 ha/năm),
sản lượng tăng từ 97.600 tấn hạt năm 2010 lên 224.411 tấn hạt năm 2020 (tăng
bình quân 12.681 tấn hạt/năm). Tuy nhiên, dự báo trong thời gian tới diện tích
và sản lượng Mắc ca trên thế giới sẽ tăng chậm và cơ bản ổn định vì quỹ đất
thích hợp trồng Mắc ca bị hạn chế; trong khi nước ta có nhiều vùng đất và khí
hậu thích hợp trồng Mắc ca, với diện tích lớn. Vì vậy, đây là cơ hội để nước ta
1
Macadamia Nut Market Size, Share & Trends Analysis Report By Processing (Organic, Conventional), By
Product (Raw, Roasted, Coated), By Distribution Channel, By Region, And Segment Forecasts, 2020 - 2027
9

có thể mở rộng diện tích trồng Mắc ca nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị
trường trong thời gian tới.
- Về thị trường tiêu thụ hạt Mắc ca cho thấy, nhu cầu tiêu thụ liên tục tăng
trong thập kỷ qua và dự báo sẽ tăng mạnh trong thời gian tới, đặc biệt tại các khu
vực châu Á - Thái Bình Dương, châu Âu và Bắc Mỹ. Trong bối cảnh tốc độ cung
tăng (9%/năm) không đáp ứng cầu tăng (12%/năm). Dự báo đến năm 2030, chênh
lệch giữa cung và cầu tương ứng là 33.600 và 74.000 tấn nhân/năm2. Đây là cơ sở
quan trọng về đầu ra của sản phẩm để nước ta xác định quy mô phát triển Mắc ca
phù hợp và hiệu quả.

II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MẮC CA TẠI VIỆT NAM


1. Công tác quy hoạch và cơ chế, chính sách phát triển Mắc ca
a) Về quy hoạch
Từ năm 2012, do nhu cầu phát triển trồng Mắc ca tăng cao tại các địa
phương, để phục vụ cho việc đánh giá khả năng thích nghi và xác định vùng
trồng Mắc ca phù hợp với điều kiện lập địa, định hướng phát triển kinh tế xã hội
của địa phương. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giao cho các đơn vị
liên quan tổ chức rà soát, điều tra, đánh giá, xây dựng quy hoạch phát triển cây
Mắc ca tại vùng Tây Bắc và Tây Nguyên đến năm 2020, tiềm năng phát triển
đến năm 2030.
Ngày 05/4/2016, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành
Quyết định số 1134/QĐ-BNN-TCLN phê duyệt “Quy hoạch phát triển cây Mắc
ca vùng Tây Bắc và Tây Nguyên đến năm 2020, tiềm năng phát triển đến năm
2030”, trong đó, định hướng:
- Giai đoạn đến năm 2020: Tổng diện tích trồng Mắc ca tại vùng Tây Bắc
và Tây Nguyên khoảng 9.940 ha, trong đó: Trồng thuần loài tập trung khoảng
2.350 ha (Tây Bắc 1.800 ha; Tây Nguyên 550 ha); Trồng xen với cây trồng khác
khoảng 7.590 ha, chủ yếu là trồng xen trong diện tích cây Cà phê, Chè,…(Tây
Bắc 1.650 ha; Tây Nguyên 5.940 ha);
- Tiềm năng phát triển đến năm 2030 khoảng 34.500 ha. Tuy nhiên, phải
căn cứ vào kết quả tổng kết, đánh giá hiệu quả cây Mắc ca giai đoạn đến năm
2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phối hợp với các địa phương
định hướng quy mô sản xuất cho từng tỉnh cụ thể.
- Định hướng về cơ sở sơ chế, chế biến, cụ thể: Vùng Tây Bắc 6 cơ sở:
Tỉnh Hòa Bình và Sơn La, mỗi tỉnh 01 cơ sở; tỉnh Điện Biên và Lai Châu mỗi
tỉnh 02 cơ sở (công suất từ 50-100 tấn/năm/cơ sở); Vùng Tây Nguyên 6 cơ sở:
Tỉnh Lâm Đồng 02 cơ sở; các tỉnh khác, mỗi tỉnh 01 cơ sở (công suất từ 100-200
tấn/năm/cơ sở).
2
Macadamia Nut Market Size, Share & Trends Analysis Report By Processing (Organic, Conventional), By
Product (Raw, Roasted, Coated), By Distribution Channel, By Region, And Segment Forecasts, 2020 – 2027
10

Sau 5 năm thực hiện quy hoạch định hướng của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, các địa phương trong vùng quy hoạch đã triển khai phê duyệt
chi tiết quy hoạch vùng trồng cụ thể trên địa bàn. Theo đó, có 02 tỉnh là Lâm
Đồng và Đắk Nông đã phê duyệt quy hoạch trồng Mắc ca trên địa bàn tỉnh, có
02 tỉnh là Hòa Bình và Sơn La đã phê duyệt quy hoạch phát triển cây Mắc ca
lồng ghép với quy hoạch phát triển lâm nghiệp của tỉnh theo hướng trồng xen
cây Mắc ca với các cây trồng khác trên địa bàn, có 20 tỉnh ngoài quy hoạch đã
triển khai trồng thử nghiệm cây Mắc ca.
b) Về cơ chế, chính sách
Thời gian qua, nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách về phát
triển lâm nghiệp, trong đó có cây Mắc ca, tạo điều kiện cho người dân và doanh
nghiệp đầu tư phát triển loài cây này, một số chính sách liên quan bao gồm:
- Nghị định số 75/2015/NĐ-CP CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ về cơ
chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh,
bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020.
- Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách
tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; trong đó quy định cho vay
để sản xuất giống, trồng rừng và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ phục vụ quá
trình sản xuất nông nghiệp.
- Nghị định số 57/2018 /NĐ-CP CP ngày 17/4/2018 về cơ chế, chính sách
khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn (thay thế Nghị
định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 /12 /2013).
- Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính
phủ về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ
kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp.
Các chính sách nêu trên đã bước đầu khuyến khích, tạo động lực, cơ hội
trong phát triển ngành lâm nghiệp nói chung và cây Mắc ca nói riêng, thu hút
người dân, doanh nghiệp và các thành phần kinh tế tham gia phát triển rừng, cây
lâm nghiệp có giá trị kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống,
ổn định xã hội cho người dân vùng núi, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số.
Tuy vậy, mức hỗ trợ đầu tư nói chung còn thấp, kết cấu hạ tầng lâm
nghiệp chưa được quan tâm đầu tư xây dựng (hệ thống đường lâm nghiệp, công
trình phòng cháy và chữa cháy rừng,...), nguồn ngân sách để thực hiện các chính
sách chưa đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn sản xuất, việc người dân và
doanh nghiệp tiếp cận vốn vay theo chính sách còn gặp nhiều khó khăn và hạn
chế.
2. Công tác giống
a) Công tác nghiên cứu chọn tạo và sản xuất giống
- Về nghiên cứu chọn tạo giống: Từ năm 2001, Viện Khoa học Lâm
11

nghiệp Việt Nam đã nhập 9 dòng Mắc ca từ Úc và 2 dòng Mắc ca từ Trung


Quốc để khảo nghiệm. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu từ các đề tài, dự án về cây
Mắc ca giai đoạn 2002-2015, đến năm 2018, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn đã công nhận được 13 dòng Mắc ca và đưa vào sản xuất, bao gồm các
dòng: OC, 246, 816, A38, A16, QN1, Daddow, 842, 849, 741, 800, 900 và 695.
- Nguồn giống: Có 11 vườn cây đầu dòng được công nhận, trong đó: 3
vườn tại Tây Bắc, 4 vườn tại Tây Nguyên, 4 vườn ngoài vùng quy hoạch. Tổng
diện tích 35,4 ha (4289 cây đầu dòng) đạt tiêu chuẩn lấy hom ghép.
- Về sản xuất giống: Cả nước có 26 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống Mắc ca
(15 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống Mắc ca đủ điều kiện theo quy định), trong đó:
vùng Tây Bắc 4 cơ sở, vùng Tây Nguyên 16 cơ sở và 6 cơ sở ngoài vùng quy
hoạch ( Hà Nội: 3, Thanh Hóa: 1, Nghệ An: 1 và Quảng Trị: 1). Hàng năm, sản
xuất được khoảng 1.790.000 cây ghép. Với số giống này nếu trồng thuần sẽ được
6.118 ha (mật độ 280 cây/ha) hoặc 14.920 ha nếu trồng xen (mật độ 120 cây/ha).
b) Về cơ cấu giống
- Hiện tại trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên và Tây Bắc và Vùng khác đã
trồng 23 dòng: OC, 246, 695, 741, 800, 816, 842, 849, 900, Daddow, A16, A38,
QN1, 788, 344, A4, A268, A203, 699, 508, 814, 846, H2. Trong đó có 13 dòng
Mắc ca đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận (OC, 246,
695, 741, 800, 816, 842, 849, 900, Daddow, A16, A38, QN1), và 10 dòng chưa
được công nhận: 788, 344, A4, A268, A203, 699, 508, 814, 846, H2…
- Các dòng được trồng trên 10% diện tích bao gồm: OC, 246, 816, 849;
các dòng trồng từ 5 đến dưới 10% diện tích bao gồm: QN1, 741, 800, 695, 842;
Các dòng trồng từ 1 đến dưới 5% diện tích gồm: A38, A16, 900, 788, H2,
Daddow; các dòng còn lại trồng dưới 1% diện tích. Một số dòng được trồng
nhiều tại vùng Tây Bắc và Tây Nguyên bao gồm:
+ Khu vực Tây Bắc: Giống Mắc ca được trồng với diện tích nhiều nhất là
dòng OC, thứ 2 là dòng 246, thứ 3 là dòng 816 và thứ 4 là dòng 849.
+ Vùng Tây Nguyên: Giống Mắc ca được trồng với diện tích nhiều nhất là
dòng OC, thứ 2 là dòng 849, thứ 3 là dòng 246 và thứ 4 là dòng QN1.
c) Công tác kiểm soát chất lượng giống
Công tác quản lý chất lượng giống Mắc ca thời gian qua đã được tăng
cường, tỷ lệ diện tích trồng Mắc ca được kiểm soát chất lượng giống đạt 89%
(16.769,8 ha/18.840 ha); tuy nhiên vẫn còn một số địa phương quản lý giống chưa
được chặt chẽ, chưa công nhận vườn cây đầu dòng kịp thời theo quy định, việc
kiểm soát, truy suất nguồn gốc giống chưa được thường xuyên; diện tích Mắc ca
chưa được kiểm soát chất lượng giống chiếm tới 11% (2.070 ha/18.840 ha), trong
đó có 4% diện tích trồng bằng cây giống thực sinh (756,6 ha).Điều này hưởng
trực tiếp đến chất lượng rừng trồng, năng suất và sản lượng quả, hạt (biểu 4).
Biểu 4. Diện tích quản lý chất lượng giống theo vùng
12

Tổng Chưa kiểm


Đã kiểm soát Cây thực sinh
diện soát
TT Vùng trồng tích Tỷ lệ Diện Tỷ lệ Diện Tỷ lệ
Diện tích
(ha) (%) tích (%) tích (%)
1 Tây Bắc 7.648 7.627,6 99,7 2,0 0,0 18,4 0,2
2 Tây Nguyên 9.868 7.877,4 79,8 1.252,2 12,7 738,2 7,5
3 Vùng khác 1.324 1.264,8 95,5 59,2 4,5 0,0 0,0
Tổng 18.840 16.769,8 89,0 1.313,4 7,0 756,6 4,0
Vùng khác gồm 20 tỉnh: Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn,
Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Thái Nguyên, Hà Nội, Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng
Ninh, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Nam,
Quảng Ngãi, Phú Yên.
d) Chuyển giao công nghệ
Trong thời gian qua, việc chuyển giao công nghệ thông qua các chương
trình, đề tài, dự án của Bộ Nông nghiệp và PTNT, dự án khuyến nông, khuyến
lâm của các tỉnh để từng bước xác định tiềm năng của cây Mắc ca trong sản
xuất, phát triển lâm nghiệp. Cụ thể như sau:
- Thông qua các đề tài, dự án đã xác định được vùng trồng thích hợp; đã
công nhận được 13 dòng Mắc ca và chuyển giao vào thực tiễn sản xuất, đây là
nguồn giống chất lượng phục vụ công tác nhân giống và phát triển cây Mắc ca.
- Kỹ thuật nhân giống, gây trồng và thâm canh cây Mắc ca đã được Bộ
Nông nghiệp và PTNT ban hành và áp dụng vào thực tiễn sản xuất. Trong đó có
3 quy trình nhân giống, trồng và chăm sóc Mắc ca, 2 tiến bộ kỹ thuật về ghép và
thâm canh cây Mắc ca đã được công nhận.
3. Diện tích, năng suất và sản lượng
a) Về diện tích
Tính đến tháng 5 năm 2021, cả nước có 29 tỉnh trồng Mắc ca, với tổng
diện tích là 18.840 ha (biểu 5, hình 06).
Biểu 5. Diện tích trồng Mắc ca tính đến tháng 5/2021
Trồng thuần Trồng xen
Quy Đã
hoạch trồng Tỷ lệ Diện Diện
TT Vùng trồng Tỷ lệ Tỷ lệ
% tích tích
(ha) ( ha) % %
( ha) ( ha)
1 Tây Bắc 3.450 7.648 221,7 5218,2 68,2 2429,8 31,8
2 Tây Nguyên 6.490 9.868 152,0 1691,5 17,1 8176,5 82,9
3 Vùng khác 1.324 1127,2 85,1 196,8 14,9
13

Tổng 9.940 18.840 189,5 8036,9 42,7 10803,1 57,3


(Chi tiết tại Phụ lục 1 kèm theo)
Số liệu cho thấy:
- So với định hướng quy hoạch, tổng diện tích Mắc ca đã trồng 18.840 ha
vượt 8.900 ha, đạt 189,5%; trong đó, Tây Bắc và Tây Nguyên là 2 vùng trồng
chủ yếu, với 17.576, ha, chiếm 98,7% diện tích Mắc ca cả nước.
- Theo phương thức trồng: Diện tích trồng thuần loài: 8.036,9 ha, chiếm
42,7,0%; mật độ trồng từ 278-330 cây/ha; Diện tích trồng trồng xen canh:
10.803,1 ha, chiếm 57,0%; mật độ trồng từ 100 -150 cây/ha. Vùng Tây Bắc
và các tỉnh vùng khác chủ yếu trồng thuần loài, tập trung; vùng Tây Nguyên
chủ yếu trồng xen canh với các cây công nghiệp, cây nông nghiệp khác như
Cà phê, Chè, Hồ tiêu,…
- Về cấp tuổi: Trong tổng diện tích 18.840 ha Mắc ca hiện nay, có
11.943,1 ha, tuổi từ 1-4, chiếm 63,4%; diện tích cho thu hoạch 6.896 ha,
chiếm 36,6 % diện tích. Mắc ca ở vùng Tây Bắc chủ yếu mới được trồng
trong những năm gần đây với diện tích 6.274,6 ha (chiếm 82%), diện tích cho
thu hoạch còn rất ít (chiếm 18 %). Đối với vùng Tây Nguyên diện tích Mắc ca
đang cho thu hoạch là 5.228,8 ha (chiếm 53%), diện tích cho năng suất ổn
định chiếm 12,8% diện tích.
14

Hình 6. Bản đồ phân bố diện tích trồng Mắc ca tại Việt Nam năm 2021
15

b) Về năng suất, sản lượng


- Về năng suất: Theo số liệu đo đếm từ các mô hình trồng tại các địa
phương, năng suất hạt Mắc ca trồng tại các vùng với các phương trồng khác
nhau có sự khác nhau rõ rệt, cụ thể:
+ Tại khu vực Tây Bắc, năng suất trung bình ở tuổi 7 trở lên đạt 3,0 tấn
hạt tươi/ha, đối với phương thức trồng thuần và 2,1 tấn hạt tươi/ha đối với
phương thức trồng xen với cây trồng khác. Như vậy, năng suất cao hơn khoảng
khoảng 1,63 lần so với vùng nguyên sản Úc (1,8 tấn/ha).
+ Tại khu vực Tây Nguyên, năng suất trung bình ở tuổi 7 trở lên đạt 4,0
tấn hạt tươi/ha đối với phương thức trồng thuần và 2,8 tấn hạt tươi/ha đối với
phương thức trồng xen với cây trồng khác. Như vậy, năng suất cao hơn 2,17 lần
so với vùng nguyên sản Úc (1,8 tấn/ha).

Hình 7. So sánh năng suất hạt Mắc ca


So sánh đánh giá năng suất theo tuổi cây cho thấy, ở cấp tuổi 8-10 tuổi
trồng ở vùng Tây nguyên cho năng suất cao hơn so với vùng Tây Bắc trên 33%.
- Về sản lượng: Theo báo cáo thống kê của các tỉnh, năm 2021 sản lượng
Mắc ca trên toàn quốc ước đạt 8.514 tấn hạt, trong đó khu vực Tây Bắc ước đạt
1.654 tấn, khu vực Tây Nguyên ước đạt 6.456 tấn, các tỉnh Vùng khác ước đạt
403 tấn.
Biểu 6. Sản lượng mắc ca theo vùng (tấn)
Sản lượng theo phương thức trồng Tổng sản lượng
Vùng trồng
Trồng thuần Trồng xen năm 2021
Tây Bắc 1.284,4 370,0 1.654,4
Tây Nguyên 1.681,6 4.774,9 6.456,5
Vùng khác 388,4 14,9 403,3
Tổng 3.354,4 5.159,8 8.514,2
(Chi tiết tại phụ lục 02 kèm theo)
16

- Kết quả so sánh bước đầu về năng suất giữa các dòng cho thấy: Các
dòng được trồng trên lập địa tương tự với cùng chế độ chăm sóc nhưng các dòng
OC, 246, 816, 849, 695, daddow, 788...cho năng suất cao hơn so với các dòng khác.
Qua khảo sát, đánh giá và báo cáo của các địa phương tại các tỉnh vùng
Tây Bắc và Tây Nguyên có một số mô hình trồng Mắc ca cho năng suất cao và
thu nhập ổn định, như: mô hình ở xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu, Sơn La; xã
Ẳng Tơ, huyện Mường Ẳng, Điện Biên; ở thị trấn Tân Uyên, tỉnh Lai Châu;
huyện Kbang, tỉnh Gia Lai; xã Phú Lộc, huyện Krông Năng, Đắk Lắk,... Điều
này khẳng định sự thích nghi và khả năng triển Mắc ca thành vùng nguyên liệu
lớn, tập trung trong thời gian tới.
c) Đánh giá về chất lượng hạt
Một số dòng Mắc ca cho tỷ lệ thu hồi nhân cao trên 35%, như các dòng:
816, 849, A16, A4, 800,… rất phù hợp cho chế biến. Ngược lại, một số dòng có
vỏ dầy, tỷ lệ thu hồi nhân thấp dưới 30% như các dòng: 695, 344, 246,…; đặc
biệt dòng OC có đặc điểm chín không rụng, nứt vỏ, ra rễ trên cây, khi hái thường
bị lẫn quả non chất lượng thấp, do vậy không phù hợp với chế biến quy mô lớn;
dòng 695 khi sấy nhân thường bị sẩm màu, không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu;
dòng QN1 năng suất cao nhưng chất lượng thấp.
(Chi tiết tại phụ lục 03 kèm theo)
d) Về suất đầu tư và chi phí trồng
Theo số liệu thống kê về chi phí đầu tư từ các mô hình đã gây trồng ở các
địa phương và số liệu chi phí đầu tư của Hiệp hội Mắc ca Việt Nam, chi phí đầu
tư trồng Mắc ca, như sau:
- Khu vực Tây Bắc: chi phí bình quân 300 triệu đồng/ha/giai đoạn xây
dựng cơ bản (giai đoạn cây non từ 1 đến 5 tuổi) trồng thuần và 140 triệu đồng/ha
đối với trồng xen.
- Khu vực Tây Nguyên: chi phí bình quân 200 triệu đồng/ha/giai đoạn xây
dựng cơ bản trồng thuần và 100 triệu đồng/ha trồng xen.
- Giai đoạn cây trưởng thành (giai đoạn kinh doanh) từ năm thứ 6 trở đi
chi phí chăm sóc (nhân công, vật tư phân bón) hàng năm tương đương với 10 %
doanh thu của năm.
Từ thực tế sản xuất ở cả vùng Tây Bắc và Tây Nguyên cho thấy, để trồng
cây Mắc ca có hiệu quả phải có đủ điều kiện đầu tư, do vậy việc phát triển cây
Mắc ca đòi hỏi doanh nghiệp, người dân phải đáp ứng điều kiện về tài chính.
4. Về chế biến Mắc ca
Theo kết quả thống kê của các địa phương tính đến tháng 5/2021, hiện có
60 cơ sở sơ chế và 72 cơ sở chế biến Mắc ca với tổng công suất tiêu thụ nguyên
liệu là 7.315 tấn hạt (biểu 7).
17

Biểu 7. Hiện trạng các cơ sở chế biến Mắc ca

Cơ sở Cơ sở Công suất tiêu Khối lượng


TT Vùng trồng thụ nguyên sản phẩm
sơ chế chế biến liệu (tấn) (tấn)
1 Tây Bắc 3 5 727 290
2 Tây Nguyên 55 56 4.262 1.700
3 Vùng khác 2 11 2.326 829
Cả nước 60 72 7.315 2.819
(Chi tiết tai Phụ lục 4 kèm theo)
- Các cơ sở sơ chế và chế biến hiện nay tập trung chủ yếu tại vùng Tây
Nguyên, đây cũng là vùng nguyên liệu chủ yếu cung cấp hạt Mắc ca phục vụ chế
biến hiện nay. Tuy nhiên, việc phân bố các cơ sở sơ chế, chế biến không đồng đều
tại các tỉnh vùng Tây Bắc và Tây Nguyên, có tỉnh chỉ có 1-2 có cơ sở chế biến, có
tỉnh rất nhiều cơ sở chế biến như tỉnh Lâm Đồng có 28 cơ sở chế biến, tỉnh Đắk
Lắk có 15 cơ sở chế biến đều vượt so với quy hoạch và phân bố không đồng đều
trên cùng một huyện, như tại Krông Năng có đến 4 cơ sở chế biến.
Ngoài ra, tại TP. Hồ Chí Minh có một số cơ sở chế biến với nguồn nguyên
liệu được thu mua từ các tỉnh vùng Tây Nguyên, sản phẩm chế biến gồm sữa
hạt, dầu gội, dầu dưỡng tóc, kem dưỡng da,...
- Về quy mô các cơ sở chế biến không đồng đều, công suất từ 10-50
tấn/cơ sở/năm và từ 500 -700 tấn/cơ sở/năm, cá biệt có cơ sở lên đến 1.000
tấn/năm như Công ty TNHH TMDV Tổng hợp Việt Xanh tại Lâm Đồng, Công
ty Hoàng Anh tại huyện Đơn Dương tỉnh Lâm Đồng, Công ty TNHH Mắc ca
HD tại huyện Đăk Tô tỉnh Kom Tum. Các cơ sở chế biến hiện này đều thiếu
nguyên liệu chế biến.
- Về thiết bị và công nghệ: máy móc, thiết bị sơ chế, chế biến chủ yếu đơn
giản như: Máy sấy hạ ẩm, sấy hạt, dập hạt, kho lạnh và máy hút ẩm, đóng gói và
dán tem, nhãn mác. Tuy nhiên, bước đầu đã có một số doanh nghiệp đầu tư công
nghệ hiện đại sản xuất sản phẩm sữa Mắc ca như Công ty cổ phần TH Truemilk,
Công ty Nutrition.
- Về sản phẩm: chủ yếu là hạt sấy khô và một số loại sản phẩm pha chế
như: Sữa hạt Mắc ca, Ngũ cốc Đậu đen, Sữa hạt Mắc ca Yến mạch Việt quất,
Sữa hạt Mắc ca Yến mạch Dâu tây, Sữa hạt Mắc ca Yến mạch Đậu đỏ, Sữa hạt
Mắc ca Yến mạch Ca cao, Bột dinh dưỡng Mắc ca ngũ cốc, Cafe Mắc ca hòa
tan, Trà sữa Mắc ca hòa tan,…
5. Về tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi
Đến nay đã hình thành nhiều mô hình liên kết sản xuất Mắc ca theo chuỗi
giữa các doanh nghiệp với người dân từ khâu trồng, chế biến đến tiêu thụ sản
18

phẩm với nòng cốt là các doanh nghiệp, điển hình như:
- Hiệp hội Mắc ca Việt Nam thành lập các công ty phát triển cây Mắc ca
ký kết hợp đồng với các hộ nông dân từ khâu đào tạo, tập huấn cho nông dân,
cung cấp giống đảm bảo chất lượng, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng
trừ sâu bệnh đến khâu tiêu thụ sản phẩm hạt cây Mắc ca; cam kết đền bù thiệt
hại bằng 12 lần giá trị cây giống nếu sau 5 năm trồng mà cây không có quả; bao
tiêu sản phẩm đảm bảo giá Mắc ca trong nước đạt ít nhất 85% giá Mắc ca tại thị
trường Úc trong 10 năm tới theo tiêu chuẩn hạt Mắc ca thương mại (hạt đã tách
vỏ xanh, độ ẩm 10%).
- Tại Tây Bắc: đã có nhiều mô hình liên kết theo chuỗi là doanh nghiệp
cung cấp cây giống, hướng dẫn kỹ thuật trồng; người dân góp đất, bỏ công trồng
và chăm sóc, thu hái và sơ chế; doanh nghiệp sẽ mua lại theo giá thỏa thuận trên
thị trường hoặc ăn chia theo tỷ lệ thỏa thuận.
- Tại Tây Nguyên: các công ty liên kết và ký hợp đồng nguyên tắc với
người trồng Mắc ca để thu mua sản phẩm hạt Mắc ca để sản xuất đa dạng các
sản phẩm Mắc ca cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Một số công ty cũng
liên kết theo hình thức ký kết hợp đồng với các hộ nông dân theo chuỗi từ đào
tạo, tập huấn cho nông dân, cung cấp cây giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng
trừ sâu bệnh đến khâu tiêu thụ sản phẩm hạt cây Mắc ca. Một số công ty thu
mua cho nông dân với giá cao hơn từ 10-15% giá thị trường.
- Ở một số địa phương khác đã hình thành Hợp tác xã trong sản xuất và
tiêu thụ Mắc ca. Mô hình Hợp tác xã hoạt động theo hình thức hợp tác và hỗ trợ
về cây giống, kỹ thuật, phân bón, thuốc trừ sâu bệnh và thu mua sản phẩm. Tại
Thanh Hóa, Công ty Cổ phần Macca Nutrition Việt Nam đã chủ động phát triển
vùng nguyên liệu với hơn 200 ha, đồng thời liên kết với người dân trồng Mắc ca
để thu mua hạt phục vụ cho nhà máy chế biến sữa.
- Hiện nay các sản phẩm Mắc ca của các doanh nghiệp trên toàn quốc (chủ
yếu vùng Tây Nguyên) đã cung cấp một lượng sản phẩm Mắc ca đa dạng và có
mặt ở hầu hết các tỉnh, thành phố thông qua các nhà phân phối độc quyền và gần
3.000 siêu thị lớn nhỏ trên toàn quốc như: Chuỗi siêu thị VinMart, chuỗi siêu thị
BigC, chuỗi siêu thị Mường Thanh, chuỗi siêu thị Lan Chi, Mega, BRG, Hapro
Food…Ngoài ra, các sản phẩm của doanh nghiệp đã được xuất khẩu sang một số
thị trường như: Hàn Quốc, Trung Quốc và một số nước khu vực Trung đông.
Đánh giá bước đầu cho thấy, việc liên kết giữa doanh nghiệp với người
dân trong phát triển cây Mắc ca theo chuỗi sản xuất, từ khâu chọn giống, trồng,
chăm sóc đến thu hoạch, chế biến và tiêu thụ sản phẩm là điều kiện thuận lợi để
phát triển ngành hàng Mắc ca ổn định, bền vững.
6. Đánh giá chung
- Việc phát triển Mắc ca ở nước ta trong thời gian qua đã đạt được những
kết quả đáng ghi nhận, đến nay đã có 29 tỉnh trồng Mắc ca, với diện tích là
19

18.840 ha/9.940 ha, vượt 189,5% so với quy hoạch trồng của giai đoạn đến năm
2020, vùng trồng chủ yếu là Tây Bắc, Tây Nguyên và một số tỉnh có điều kiện
sinh thái phù hợp; năm 2021 sản lượng ước đạt 8.514 tấn hạt tươi, gấp 32 lần so
với năm 2015 (263 tấn); nhiều diện tích Mắc ca sinh trưởng, phát triển tốt và
năng suất cao, đem lại hiệu quả kinh tế cho người trồng, khẳng định điều kiện
vùng trồng thích hợp với phát triển Mắc ca; công tác nghiên cứu, chọn tạo giống
đạt được kết quả tích cực, công nhận được 13 dòng Mắc ca cho năng suất, chất
lượng cao, chủ động được nguồn giống cho sản xuất; nhiều mô hình liên kết sản
xuất Mắc ca theo chuỗi giữa doanh nghiệp với người dân được hình thành và đạt
hiệu quả kinh tế cao. Đây là những cơ sở, điều kiện quan trọng để định hướng
phát triển Mắc ca ở nước ta trong thời gian tới phù hợp, hiệu quả và bền vững.
- Tuy vậy, phát triển Mắc ca ở nước ta trong thời gian qua cũng còn bộc
lộ những tồn tại, hạn chế, công tác quản lý chất lượng giống Mắc ca chưa
được chặt chẽ và thường xuyên, tình trạng trồng bằng cây giống thực sinh và
trồng chưa đúng kỹ thuật vẫn xảy ra, dẫn đến một số diện tích năng suất, sản
lượng thấp, chất lượng hạt kém, thậm chí có diện tích không có quả; công tác
chế biến chưa phát triển, các cơ sở chế biến chủ yếu quy mô nhỏ, thiết bị
công nghệ đơn giản, sản phẩm chế biến còn thô, chưa có thương hiệu sản
phẩm Mắc ca Việt Nam; công tác đánh giá, dự báo thị trường tiêu thụ sản
phẩm Mắc ca trong nước và xuất khẩu còn hạn chế, chưa kịp thời; cơ chế,
chính sách còn nhiều bất cập, chưa tạo động lực khuyến khích người dân,
doanh nghiệp tham gia phát triển Mắc ca. Đây là những vấn đề đặt ra cần có
giải pháp khắc phục cụ thể, nhằm thúc đẩy phát triển Mắc ca ở nước ta trở
thành ngành hàng quan trọng trong tương lai.

PHẦN 2
NỘI DUNG ĐỀ ÁN
I. CĂN CỨ
1. Căn cứ pháp lý
- Luật Lâm nghiệp năm 2017, có quy định: quản lý rừng theo nguyên tắc
bền vững, xã hội hóa các hoạt động lâm nghiệp; Nhà nước có chính sách đầu tư,
hỗ trợ đầu tư, ưu đãi đầu tư cho các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng. Hình
thành vùng trồng tập trung, áp dụng công nghệ sinh học hiện đại và kỹ thuật thâm
canh để nâng cao năng suất rừng trồng cung cấp nguyên liệu cho chế biến lâm
sản; khuyến khích trồng lâm sản ngoài gỗ (Điều 3 và khoản 2, khoản 3 Điều 48).
- Nghị Định 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều của Luật Lâm nghiệp, có quy định: Được trồng xen cây nông
nghiệp, cây công nghiệp, cây ăn quả với cây rừng trên diện tích được giao được
thuê ( điểm b, khoản 3, Điều 30).
- Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09//2015 của Chính phủ về chính sách
20

tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; trong đó quy định cho vay
để sản xuất giống, trồng rừng và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ phục vụ quá
trình sản xuất nông nghiệp (khoản 3 Điều 4).
- Nghị định 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế,
chính sách Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trong
đó, phát triển vùng nguyên liệu tập trung cây Mắc ca được xác định là lĩnh vực
đặc biệt ưu đãi đầu tư (bao gồm cả phát triển giống và chế biến sản phẩm). Các
chế độ ưu đãi như: (1)Miễn giảm tiền sử dụng đất; (2)Miễn giảm thuê đất, thuê
mặt nước của Nhà nước; (3)Hỗ trợ tập trung đất đai; (4)Tiếp cận hỗ trợ tín
dụng; (5)Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển giao ứng dụng nông nghiệp công nghệ
cao; (6) Hỗ trợ, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường; (7)Hỗ trợ đầu tư
cơ sở, bảo quản, chế biến nông sản,….
- Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 05/8/2021 của Chính phủ phê duyệt chủ
trương đầu tư Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 – 2025.
- Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính
phủ về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ
kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp;
trong đó quy định về hỗ trợ trồng rừng sản xuất, trồng cây phân tán và khuyến
lâm (khoản a, Điều 5).
- Văn bản số 366/TB -VPCP ngày 21 tháng 10 năm 2020 của Văn phòng
Chính phủ về Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị về kết
quả phát triển Mắc ca thời gian qua, định hướng và giải pháp phát triển trong
thời gian tới; Văn bản số 2868/VPCP-NN ngày 30 tháng 4 năm 2021 của Văn
phòng Chính phủ về việc xây dựng Đề án phát triển bền vững cây Mắc ca.
2. Căn cứ thực tiễn
- Việt Nam đã bắt đầu nghiên cứu và phát triển Mắc ca từ năm 2002 đến
nay. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định cây Mắc ca thích hợp với 2 vùng trồng
chủ yếu là Tây Bắc và Tây Nguyên và một số tỉnh khác có điều kiện khí hậu, thổ
nhưỡng tương tự. Đến nay, cả nước có 29 tỉnh trồng cây Mắc ca, diện tích trồng
được 18.840 ha, với gần 3.000 hộ dân và doanh nghiệp tham gia; sản lượng năm
2021 ước đạt 8.514 tấn hạt. Đồng thời nước ta có nhiều diện tích vùng đất và khí
hậu thích hợp với phát triển cây Mắc ca.
- Nhu cầu và thị trường tiêu thụ sản phẩm Mắc ca trong nước và trên thế
giới ngày càng phát triển; theo dự báo của Hội đồng Hạt và Quả khô quốc tế
trong 10 năm tới nhu cầu sản phẩm Mắc ca sẽ tăng gấp 4 lần hiện nay, khả năng
cung không đáp ứng được nhu cầu, do đó đầu ra của sản phẩm sẽ được đảm bảo.
- Công tác tổ chức liên kết sản xuất Mắc ca theo chuỗi đã được hình
thành, với cầu nối liên kết là Hiệp hội Mắc ca Việt Nam, tạo điều kiện thu hút
được nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ tại địa phương tham gia phát
triển Mắc ca, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần cải thiện
21

đời sống người dân vùng núi, nhất là ở những khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng
đồng bào các dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn.
II. TIỀM NĂNG, CƠ HỘI VÀ KHÓ KHĂN, THÁCH THỨC
1. Tiềm năng và cơ hội
- Về phát triển vùng trồng: Nước ta có tiềm năng lớn về đất đai và khí hậu
thích hợp với điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây Mắc ca. Theo kết quả
nghiên cứu của Viện Điều tra Quy hoạch rừng năm 2016 cho thấy, tổng diện tích
phân vùng tiềm năng phát triển cây Mắc ca ở 2 vùng Tây Bắc và Tây Nguyên là
453.561 ha, trong đó vùng rất thích hợp là 145.139 ha, vùng thích hợp là 308.422 ha;
ngoài ra còn một số tỉnh khác như Lạng Sơn, Yên Bái, Thanh Hóa, Quảng Trị,….
cũng có những vùng sinh thái thích hợp trồng cây Mắc ca. Đặc biệt trong số 550.000
ha3 cà phê của vùng Tây Nguyên và Tây Bắc, có khoảng 70.000 ha4 đã già cỗi, năng
suất thấp, khi cải tạo có thể trồng xen Mắc ca vào diện tích này. Ngoài ra, các loại
đất trống, đất sau khai thác rừng trồng, đất canh tác nương rẫy có thể trồng Mắc ca.
Theo số liệu tổng hợp được từ báo cáo của các địa phương cho thấy, kế hoạch đăng
ký trồng mới Mắc ca đến năm 2030 là 150.000 ha và định hướng đến năm 2050 là
250.000 ha. Đây là những lợi thế cơ bản, đồng thời là cơ sở để rà soát, xác định quỹ
đất để phát triển Mắc ca phù hợp, hiệu quả trong từng giai đoạn cụ thể.
- Về nguồn giống: Công tác nghiên cứu, chọn tạo và sản xuất giống Mắc ca
ngày càng phát triển, công nhận được nhiều giống có năng suất, chất lượng cao cho
các vùng sinh thái, năng lực sản xuất giống tiếp tục được nâng cao. Hiện nay, với 26
cơ sở sản xuất, kinh doanh giống Mắc ca trên toàn quốc, hàng năm sản xuất được
khoảng 1.790.000 cây ghép, với số giống này nếu trồng thuần sẽ được 6.393 ha (mật
độ 280 cây/ha) hoặc 14.917 ha nếu trồng xen (mật độ 120 cây/ha). Với thực trạng và
năng lực sản xuất giống như vậy có thể đáp ứng được nhu cầu giống để phát triển
theo mục tiêu Đề án đặt ra.
- Về năng suất, sản lượng: Kết quả trồng Mắc ca ở trong nước thời gian qua
đã khẳng định sự thích hợp và hiệu quả đem lại. Tính đến tháng 5 năm 2021, có 29
tỉnh trồng Mắc ca, với tổng diện tích là 18.840 ha, trong đó vùng Tây Bắc và Tây
Nguyên là 17.076,0 ha, chiếm 94,0% diện tích cả nước; năng suất trung bình trồng
thuần đạt 3,0 tấn hạt tươi/ha, sản lượng năm 2021 ước đạt 8.514 tấn hạt tươi, giá bán
dao động từ 70.000 - 100.000 đồng/kg hạt tươi; có nhiều mô hình hộ gia đình và
doanh nghiệp trồng Mắc ca hiệu quả, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người
lao động. Kết quả này là cơ sở thực tiễn rất quan trọng, đảm bảo tính khả thi của Đề
án.
- Về thị trường: Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm Mắc ca của thế giới ngày càng
tăng, dự báo đến năm 2030 cần khoảng 214.100 tấn nhân (tương đương khoảng
850.000 tấn hạt tươi). Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, hiện nay, nhu cầu Mắc ca
thế giới hiện đang cao gấp 4 lần tổng sản lượng. Đặc biệt, nhu cầu tiêu thụ hạt Mắc
3
Đề án Phát triển Ca phê đặc sản giai đoạn 2021-2030.
4
Tổng hợp báo cáo của các tỉnh
22

ca và các sản phẩm từ hạt Mắc ca tại các nước phát triển, có thu nhập cao là rất lớn;
trong đó, nhóm 22 nước đang sử dụng các sản phẩm Mắc ca với dân số hơn 2,2 tỷ
dân sẽ tiếp tục duy trì mức tăng 8%/năm đối với lượng tiêu thụ hạt Mắc ca và tiêu
thụ ít nhất khoảng 130.000 tấn nhân Mắc ca vào năm 2030. Trong bối cảnh sản
lượng cung và cầu thế giới đều tăng nhanh với tốc độ cung tăng 9%/năm, cầu tăng
12%/năm; dự báo đến năm 2030, chênh lệch giữa cung và cầu tương ứng là 33.600
và 74.000 tấn nhân/năm5. Bên cạnh đó, dư địa mở rộng thị phần xuất khẩu Mắc ca
của Việt Nam ở các thị trường tiêu thụ chính còn rất lớn, như Nhật Bản, Hàn Quốc,
Trung Quốc, Hoa Kỳ, Đức, Hà Lan, . Ngoài ra, so với nhiều nước xuất khẩu hạt Mắc
ca lớn trên thế giới tại khu vực châu Phi và Nam Mỹ, Việt Nam có lợi thế là đã tham
gia vào các Hiệp định thương mại tự do với hầu hết các thị trường nhập khẩu lớn nói
trên (trừ Hoa Kỳ) với thuế nhập khẩu đối với hạt Mắc ca đã giảm về 0%. Đây là cơ
sở quan trọng đảm bảo đầu ra để Việt Nam phát triển vùng nguyên liệu Mắc ca và
tham gia vào thị trường sản phẩm này trong giai đoạn 2021-2030 và các năm sau đó.
- Về hiệu quả kinh tế trồng Mắc ca so với một số loài cây trồng khác: Theo
kết quả nghiên cứu của Viện Điều tra Quy hoạch rừng cho thấy, trồng Mắc ca có
thời gian thu hoạch dài (50-60 năm), ít bị sâu bệnh, sử dụng lao động và lượng nước
tưới ít so với một số cây trồng khác. Cụ thể, ở Vùng Tây Nguyên, Mắc ca chủ yếu là
trồng xen có suất đầu tư từ 100-120 triệu đồng/ha tương đương với trồng Cà phê
(100-115 triệu đồng/ha) và thấp hơn trồng Cao su (150-180 triệu đồng/ha), cho thu
nhập từ 120-200 triệu đồng/ha, cao hơn khoảng 2 lần so với trồng Cà phê và Cao su.
Đối với vùng Tây Bắc, Mắc ca chủ yếu được trồng thuần, với suất đầu tư lớn (200-
300 triệu đồng/ha) cao hơn 4-5 lần so với suất đầu tư trồng Mận và Táo mèo (45-60
triệu đồng/ha), nhưng cũng cho thu nhập cao hơn (200-300 triệu đồng/ha) gấp 4-5
lần so với trồng Mận và Táo mèo (50-60 triệu đồng/ha).
Biểu 8. Hiệu quả kinh tế trồng Mắc ca so với một số loài cây trồng khác

Suất đầu tư Thời gian


Thu nhập (triệu
TT Loài cây trồng thu hoạch
(triệu đồng/ha) đồng/ha/năm)
(năm)
I Vùng Tây Nguyên
1 Cà phê 100-115 20-25 70-120
2 Cao su 150-180 30-35 50-70
3 Hồ tiêu > 700 20 400-500
4 Điều 45-50 25 40-50
5 Mắc ca trồng xen 100-120 50-60 120-200
II Vùng Tây Bắc
1 Táo mèo 45-55 40-45 50-60
2 Mận 50-60 10-15 50-60
3 Mắc ca trồng thuần 200-300 50-60 200-300

5
http://baochinhphu.vn/Thi-truong/Cay-da-muc-tieu-khong-de-nguoi-dan-don-thuong-doc-ma/
408985.vgp
23

Nguồn: Báo cáo Viện Điều tra Quy hoạch rừng


- Về Nguồn lực: Nguồn lao động ở nước ta khá dồi dào, giá nhân công rẻ
hơn so với nhiều nước trên thế giới; công tác tổ chức sản xuất Mắc ca theo chuỗi
đã được hình thành. Đặc biệt, Hiệp hội Mắc ca Việt Nam được thành lập, là cầu
nối gắn kết chặt chẽ giữa các hộ dân và doanh nghiệp trong phát triển sản xuất
cây Mắc ca theo chuỗi liên kết, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển Mắc ca
trong thời gian tới. Đồng thời, sự quan tâm chỉ đạo phát triển Mắc ca của các
cấp chính quyền, các bộ ngành từ Trung ương đến địa phương, tổ chức nhiều hội
nghị, hội thảo chuyên đề về Mắc ca với sự tham gia và chủ trì của Thủ tướng
Chính phủ và các bộ ngành, kịp thời định hướng mục tiêu phát triển và xây dựng
cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp
có cơ hội đầu tư và phát triển Mắc ca.
2. Khó khăn, thách thức
Bên cạnh những tiềm năng, thuận lợi nêu trên, việc phát triển bền
vững Mắc ca ở nước ta cần phải xem xét, giải quyết những khó khăn, thách
thức cơ bản sau đây:
- Về bố trí quỹ đất trồng: Nước ta có tiềm năng về diện tích đất và khí hậu
thích hợp trồng Mắc ca là rất lớn (453.561 ha), nhưng trên thực tế phần diện tích
này cơ bản đã được trồng các loài cây nông nghiệp, công nghiệp và cây lâm
nghiệp khác hoặc thuộc đất rừng phòng hộ, đặc dụng. Vì vậy, việc rà soát, xác
định quỹ đất phù hợp để phát triển cây Mắc ca đảm bảo hiệu quả và không ảnh
hưởng tiêu cực đến các cây trồng khác là vấn đề khó khăn phức tạp, cần phải
xem xét, đánh giá một cách kỹ lưỡng.
- Về cung cấp nguồn giống đảm bảo chất lượng: Công tác nghiên cứu,
chọn tạo ra giống Mắc ca mới có năng suất, chất lượng cao đòi hỏi thời gian dài
(5-7 năm), chi phí lớn. Trong khi việc nghiên cứu, chọn tạo giống Mắc ca thời
gian qua chủ yếu dựa vào các đề tài khoa học với nguồn kinh phí rất hạn hẹp,
không thường xuyên liên tục, nên số lượng giống mới chất lượng cao được công
nhận còn hạn chế; công tác kiểm tra, quản lý chất lượng giống ở địa phương còn
nhiều bất cập, chưa chặt chẽ theo quy định, tình trạng trồng Mắc ca bằng cây
giống thực sinh vẫn xảy ra (chiếm 4,24% tổng diện tích trồng Mắc ca toàn quốc)
làm giảm năng suất, sản lượng và hiệu quả sản xuất Mắc ca thời gian qua. Vì
vậy, công tác nghiên cứu, chọn tạo giống mới, kiểm soát chặt chẽ chất lượng
giống trong thời gian tới là vấn đề cần phải đặc biệt quan tâm giải quyết.
- Về công tác chế biến và thị trường tiêu thụ: Công tác chế biến Mắc ca ở
nước ta chưa phát triển, chủ yếu là qui mô nhỏ lẻ, trang thiết bị và công nghệ
còn thô sơ, sản phẩm chưa tinh, chưa đa dạng để tạo giá trị gia tăng cao. Do đó,
việc bố trí và hoàn thiện hệ thống các cơ sở sơ chế, chế biến gắn với vùng
nguyên liệu, đầu tư máy móc, công nghệ hiện đại và chế biến sâu, tạo ra sản
phẩm Mắc ca tinh, cao cấp và đa dạng phục vụ xuất khẩu, đây là những khó
khăn, thách thức lớn cần phải tính toán, xem xét. Mặt khác, đầu ra của sản phẩm
24

sau chế biến là thị trường tiêu thụ, đây là yếu tố quyết định đến quy mô phát
triển và hiệu quả sản xuất. Vì vậy, công tác dự báo đúng về nhu cầu thị trường
trong nước và xuất khẩu, giá cả ổn định và đảm bảo hiệu quả, thị trường được
mở rộng, là những thách thức lớn trong quá trình xây dựng và phát triển bền
vững Mắc ca ở nước ta.
- Về suất đầu tư: Trồng Mắc ca có suất đầu tư lớn, trồng thuần dao động
từ 200- 300 triệu đồng/ha, trồng xen từ 100- 120 triệu đồng/ha trong 5 năm đầu
sau khi trồng, cùng với yêu cầu chặt chẽ về giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu
hoạch, sơ chế, bảo quản hạt Mắc ca; trong khi vùng trồng Mắc ca chủ yếu là đồi
núi địa hình phức tạp, nguồn lao động đa số là đồng bào dân tộc miền núi, đời
sống còn nhiều khó khăn, không có điều kiện về vốn để đầu tư trồng Mắc ca
thâm canh. Do đó, cần có những giải pháp phù hợp để khắc phục, đặc biệt là giải
pháp về vốn khi phát triển Mắc ca trong thời gian tới.
- Về cơ chế, chính sách: Mặc dù nhà nước đã có một số cơ chế, chính sách
liên quan đến phát triển cây Mắc ca. Tuy vậy, mức hỗ trợ đầu tư còn thấp, nguồn
ngân sách không đảm bảo theo chính sách đề ra, người dân và doanh nghiệp tiếp
cận nguồn vốn vay theo chính sách còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế, chính
sách về lãi suất vay, thuế và đất đai còn bất cập, chưa khuyến khích, tạo động
lực cho người dân và doanh nghiệp đầu tư phát triển Mắc ca. Vì vậy, cần phân
tích, đánh giá những bất cập các chính sách hiện nay, để xây dựng bổ sung, hoàn
thiện cơ chế, chính sách trong thời gian tới.
III. QUAN ĐIỂM
- Phát triển bền vững Mắc ca gắn với việc bảo vệ và phát triển rừng, bảo
vệ môi trường sinh thái, phù hợp với Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam
và quy hoạch Lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm
2050; tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần ổn định dân cư, giữ
vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
- Phát triển Mắc ca thành ngành hàng theo chuỗi giá trị sản phẩm, từ khâu
sản xuất giống đến gây trồng, thu hoạch, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; phát tiển
vùng sản xuất nguyên liệu gắn với các cơ sở sơ chế, chế biến; đẩy mạnh thị
trường tiêu thụ, đặc biệt là thị trường xuất khẩu.
- Tăng cường xã hội hóa, thu hút nguồn lực từ các thành phần kinh tế để
phát triển bền vững Mắc ca, đảm bảo phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế -
xã hội của địa phương, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đảm bảo
tính đồng bộ, thống nhất với các lĩnh vực khác, không chồng chéo, phát huy lợi
thế so sánh, tạo giá trị cao trên một đơn vị diện tích đất canh tác.
- Xây dựng vùng sản xuất nguyên liệu Mắc ca tập trung, đầu tư trồng
thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để nâng cao năng suất, chất
lượng, tạo sản phẩm hàng hoá ổn định, bền vững, giá trị cao. Quy mô sản xuất
phù hợp với từng giai đoạn cụ thể, tránh phát triển trồng ồ ạt, khi chưa xác định
rõ sự thích nghi của vùng trồng và đầu ra của sản phẩm.
25

IV. MỤC TIÊU


1. Mục tiêu tổng quát
Phát triển Mắc ca thành ngành hàng sản suất hiệu quả, bền vững; tạo việc
làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân, đặc biệt là đối với đồng bào
dân tộc miền núi; góp phần thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt
Nam, bảo vệ môi trường và quốc phòng, an ninh của đất nước.
2. Mục tiêu cụ thể
- Phát triển bền vững Mắc ca đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050; đảm bảo
hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường; với diện tích trồng Mắc ca đạt
100.000 ha vào năm 2030 và đạt 250.000 ha vào năm 2050.
- Nâng cao năng suất, sản lượng Mắc ca; phấn đấu bình quân đạt 3,6 tấn
hạt tươi/ha đối với trồng thuần và 2,5 tấn hạt tươi/ha đối với trồng xen trở lên,
sản lượng hạt tươi đạt 185 ngàn tấn/năm đến năm 2030 (tương đương 46.250 tấn
nhân) và đến năm 2050 đạt 850 ngàn tấn/năm (tương đương 212.500 tấn nhân).
- Chế biến sâu với những sản phẩm có chất lượng, giá trị gia tăng cao,
phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, phấn đấu đến năm 2030 đạt giá
trị 725 triệu USD trong đó xuất khẩu đạt trên 500 triệu USD và đến năm
2050 đạt giá trị 2,5 tỷ USD.
V. NHIỆM VỤ
Trên cơ sở kết quả phân tích, đánh giá về tiềm năng, cơ hội và những khó
khăn, thách thức về phát triển Mắc ca ở Việt Nam. Để đạt được mục tiêu của Đề
án cần tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm cụ thể như sau:
1. Định hướng vùng trồng
Giai đoạn 2021-2030 chủ yếu tập trung phát triển Mắc ca ở các tỉnh thuộc
vùng Tây Bắc và Tây Nguyên cùng với 7 tỉnh Vùng khác đã có kết quả trồng
thành công trong thời gian qua, bao gồm: Yên Bái, Lạng Sơn, Thanh Hóa, Nghệ
An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Phú Yên. Các tỉnh còn lại như: Hà Giang, Cao Bằng,
Bắc Kạn, Lào Cai, Phú Thọ, Hà Nội, Bắc Giang, Quảng Ninh, Ninh Bình,
Quảng Nam, Quảng Ngãi, tiếp tục theo dõi, đánh giá diện tích Mắc ca đang
trồng thử nghiệm, khảo nghiệm để khẳng định sự thích hợp và tính hiệu quả
trước khi phát triển trồng đại trà. Tổng diện tích trồng Mắc ca đến năm 2030 là
100.000 ha (biểu 9), trong đó:
- Diện tích đã trồng 18.840 ha, (trồng thuần 8.036 ha, trồng xen 10.804 ha).
- Diện tích trồng mới 81.160 ha, (trồng thuần 39.030 ha, trồng xen 42.130
ha). Trong đó: 50.000 ha đạt chứng nhận hữu cơ, VietGAP, GlobalGAP.
- Trồng thuần: trên đất trống chưa có rừng là đất rừng sản xuất, đất nông
nghiệp và các loại đất trống chưa sử dụng. Ngoài ra có thể trồng trên diện tích
26

đất đã trồng các loài cây nông, lâm nghiệp nhưng kém hiệu quả có thể chuyển
đổi sang trồng cây Mắc ca; trên đất trồng lại rừng sản xuất sau khai thác. Mật độ
trồng thuần từ 204 đến 278 cây/ha.
- Trồng xen: trên đất đã trồng các loài cây công nghiệp như Cà phê, Hồ
tiêu, Chè,... hoặc trên đất vườn tạp; đảm bảo nguyên tắc khi trồng xen Mắc ca
không làm giảm sản lượng, chất lượng của các loài cây trồng khác. Mật độ trồng
xen từ 90-150 cây/ha.
Biểu 9. Phân vùng diện tích trồng mới giai đoạn 2021-2030

Tổng diện Phương thức trồng ( ha)


TT Vùng trồng
tích ( ha) Trồng thuần Trồng xen
1 Tây Bắc 37.740 29.740 8.000
2 Tây Nguyên 40.360 7.100 33.260
3 Vùng khác 3.060 2.190 870
Tổng cộng 81.160 39.030 42.130
Vùng khác gồm 7 tỉnh: Yên Bái, Lạng Sơn, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà
Tĩnh, Quảng Trị, Phú Yên.
( Chi tiết tại phụ lục 5 kèm theo)
- Diện tích trồng Mắc ca trên các loại đất được tổng hợp tại biểu 10.
27

Hình 8. Bản đồ Định hướng phát triển Mắc ca đến năm 2030
28

Biểu 10. Tổng hợp các loại đất phát triển Mắc ca giai đoạn 2021-2030
Tổng Chia ra các vùng (ha)
TT Nội dung cộng Tây
( ha) Tây Bắc Mở rộng
Nguyên
1 Đất trồng cây hàng năm 4.990 70 4.850 70
2 Đất trồng cây lâu năm 22.890 8.000 13.720 1.170
3 Đất trồng rừng sản xuất 43.990 25.770 16.440 1.780
4 Đất trồng rừng phòng hộ 5.030 3.900 1.100 30
5 Đất đồi núi chưa sử dụng 4.260 29.740 7.100 2.190
Tộng cộng 81.160 37.740 40.360 3.060
( Chi tiết tại Phụ lục 5 kèm theo)
- Vùng trồng rất thích hợp với cây Mắc ca được xác định gồm 39 đơn vị
hành cấp huyện, thành phố thuộc 4 tỉnh vùng Tây Bắc và 5 tỉnh vùng Tây
Nguyên; còn vùng trồng thích hợp gồm 40 huyện, thành phố tại 16 tỉnh thuộc
các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và vùng khác.
(Chi tiết tại hình 8, phụ lục 6 kèm theo)
2. Công tác giống
- Nâng cao năng lực nghiên cứu, chọn tạo ra các dòng Mắc ca mới cho
năng suất, chất lượng cao thích hợp với các vùng sinh thái cụ thể; trước mắt, xem
xét, đánh giá 10 dòng Mắc ca đang trồng thử nghiệm, khảo nghiệm có triển vọng
để công nhận và chuyển giao sớm vào sản xuất.
- Quản lý chặt chẽ các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống Mắc ca, đảm bảo
mọi diện tích Mắc ca trồng mới đều được trồng bằng cây giống ghép từ các
dòng có năng suất, chất lượng cao, thích hợp với từng tiểu vùng sinh thái.
- Xây dựng vườn cây đầu dòng, vườn ươm cây giống Mắc ca với quy mô
phù hợp nhu cầu trồng, đảm bảo chủ động và cung ứng đủ cây giống chất lượng
tốt cho trồng mới trên địa bàn và khu vực lân cận theo từng giai đoạn cụ thể. Dự
kiến xây dựng ít nhất mỗi tỉnh trồng Mắc ca có 1 vườn cây đầu dòng và 1 vườn
ươm cây giống Mắc ca đảm bảo chất lượng theo quy định.
3. Xây dựng cơ sở sơ chế, chế biến
- Xây dựng hệ thống cơ sở sơ chế, chế biến gắn với vùng nguyên liệu.
Căn cứ vào sản lượng Mắc ca đạt được đến năm 2030 là 185.000 tấn/năm. Do
vậy, trong giai đoạn này cần xây dựng 6 cơ sở chế biến sâu với công suất mỗi cơ
sở từ 10.000-20.000 tấn hạt tươi/năm; xây dựng 358 cơ sở chế biến mới, nâng
cấp 72 cơ sở chế biến hiện có, với công suất trung bình mỗi cơ sở từ 100-300 tấn
hạt/ năm. Ngoài ra còn xây dựng các cơ sở sơ chế vệ tinh đặt tại các thôn, bản
trung tâm vùng nguyên liệu, kết hợp thu mua hạt và sơ chế ban đầu (biểu 11).
- Đảm bảo 100 % sản lượng quả, hạt Mắc ca được thu hái, hong phơi, sấy
khô đạt tiêu chuẩn kỹ thuật yêu cầu.
29

Biểu 11. Kế hoạch phát triển cơ sở chế biến Mắc ca giai đoạn 2021 – 2030
Công suất tiêu Khối Số cơ Số nhà
Loại sản
Vùng thụ hạt tươi lượng sở chế máy chế
phẩm
TT (tấn/năm) nhân (tấn) biến biến
Hạt sấy,
1 Tây Bắc 67.600 16.900 140 3
dầu ăn,
sữa,nước
2 Tây Nguyên 106.810 26.703 260 3
hoa, dầu
gội, nhân
3 Vùng khác 10.590 2.648 30
bánh …
Tổng cộng 185.000 46.250 430 6
(chi tiết tại hình 8, phụ lục 7 kèm theo)
4. Thị trường tiêu thụ
- Xây dựng chuỗi cung ứng các sản phẩm Mắc ca sau chế biến cho thị
trường trong nước, đồng thời tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu, với những
sản phẩm cao cấp, có giá trị cao.
- Xây dựng thương hiệu Mắc ca Việt Nam; Chỉ dẫn địa lý cho các vùng
trồng Mắc ca trọng điểm ở các tỉnh Tây Bắc và Tây Nguyên; xây dựng nhãn mác
truy xuất nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, các sản phẩm OCOP, sản phẩm đạt chứng
chỉ Hữu cơ, VietGAP, GlobalGAP nhằm tăng giá trị và quảng bá sản phẩm.
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin về môi trường kinh doanh, hệ
thống phân phối, giá cả các sản phẩm được chế biến từ Mắc ca; áp dụng thương
mại điện tử trong giao dịch mua, bán sản phẩm Mắc ca trong nước và quốc tế.
5. Tổ chức liên kết sản xuất
- Hỗ trợ thành lập các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất Mắc
ca làm dịch vụ đảm bảo đầu vào và đầu ra trong sản xuất cho người dân.
- Phát triển mạnh liên kết sản xuất theo chuỗi, từ khâu cung cấp giống,
trồng, chăm sóc đến thu hoạch, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, phát triển thành
ngành hàng Mắc ca hiệu quả, ổn định và bền vững.
6. Định hướng đến năm 2050
Trên cơ sở tổng kết, đánh giá hiệu quả phát triển Mắc ca giai đoạn 2021-
2030 sẽ định hướng phát triển Mắc ca đến năm 2050. Căn cứ vào tiềm năng lợi
thế về điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng, cùng với thị trường tiếp tục phát triển và
mở rộng, định hướng phát triển diện tích trồng Mắc ca đến năm 2050 là 250.000
ha, trong đó:
- Diện tích đã trồng đến năm 2030 là 100.000 ha.
- Diện tích trồng mới là 150.000 ha (trồng thuần 93.000 ha, trồng xen
57.000 ha).
30

Vùng trồng là các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và các tỉnh đã
trồng khảo nghiệm, thử nghiệm thành công trong giai đoạn 2021-2030.
(Chi tiết tại phụ lục 5,7 kèm theo)
VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Nhu cầu vốn
Nhu cầu vốn thực hiện Đề án được xác định dựa trên các quy định của
pháp luật hiện hành và tình hình thực tiễn gây trồng, chăm sóc, chế biến Mắc ca
của các địa phương trong thời gian qua, chi tiết được thể hiện ở biểu 11.
- Nhu cầu vốn cho trồng, chăm sóc Mắc ca: kết quả điều tra, khảo sát thực
tế các mô hình trồng Mắc ca hiện nay cho thấy, chi phí bình quân đầu tư cho 1
ha trong giai đoạn xây dựng cơ bản (giai đoạn cây non từ 1-5 tuổi) khoảng 250
triệu/đồng/ha đối với trồng thuần và khoảng 120 triệu đồng/ha đối với trồng xen.
Căn cứ theo diện tích quy hoạch trồng thuần, trồng xen đến năm 2030, tổng nhu
cầu vốn để thực hiện là 13.217, tỷ đồng.
- Nhu cầu vốn về xây dựng cơ sở sơ chế, chế biến: Kết quả khảo sát các cơ
sở sơ chế, chế biến tại các tỉnh vùng Tây Nguyên và Tây Bắc cho thấy, kinh phí
đầu tư xây dựng 01 cơ sở sơ chế, chế biến khoảng 200 triệu đồng (mua máy móc
thiết bị); đối với cơ sở chế biến sâu với 4 dây chuyền sản xuất chính, công suất
khoảng 8 tấn nguyên liệu/giờ với quy mô bao gồm: khu văn phòng, khu nhà ăn,
khu quảng trường, 2 khu xưởng chính, 1 khu nhà kho nguyên liệu, 1 khu nhà
kho sản phẩm và 1 khu xử lý chế phẩm với vốn đầu tư khoảng 50 tỷ đồng/nhà
máy. Tổng nhu cầu vốn để xây dựng các cơ sở sơ chế, chế biến Mắc ca theo kế
hoạch của Đề án là 371,6 tỷ đồng.
- Nhu cầu vốn cho các hoạt động khác: hoạt động nghiên cứu chọn, tạo
giống; thiết lập hệ thống vườn giống; xây dựng cơ sở dữ liệu về giống; quảng bá
giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm thị trường tiêu thụ,... Tổng nhu cầu vốn để thực
hiện các hoạt động trên là 108,0 tỷ đồng.
- Nhu cầu vốn cho kiểm tra, giám sát, quản lý, dự phòng là 1.095,8 tỷ
đồng, trong đó vốn ngân sách Nhà nước là 8,6 tỷ đồng và vốn xã hội hóa là
1.087,2 tỷ đồng.
Tổng nhu cầu vốn thực hiện Đề án là: 14.793,0 tỷ đồng (Bằng chữ: Mười bốn
nghìn bảy trăm chín mươi ba tỷ đồng), được phân theo các hạng mục tại biểu 12.
2. Nguồn vốn
Nguồn vốn thực hiện Đề án chủ yếu là xã hội hóa từ doanh nghiệp và
người dân, các tổ chức tài trợ, liên doanh, liên kết, đồng thời lồng ghép thông
qua các chương trình, dự án đầu tư công quốc gia giai đoạn 2021-2025 và các
năm tiếp theo để phát triển Mắc ca, trong tổng kinh phí thực hiện Đề án giai đoạn
2021-2030 là 14.793,1 tỷ đồng (biểu 12), cơ cấu nguồn vốn được phân như sau:
- Ngân sách nhà nước: 116,6 tỷ đồng (chiếm 0,8%) để thực hiện các dự án
31

ưu tiên về nghiên cứu, phát triển giống, xây dựng hướng dẫn kỹ thuật và quản lý
giám sát.
- Vốn xã hội hóa: 14.676,5 tỷ đồng (chiếm 99,2%).
Bao gồm nguồn vốn của các doanh nghiệp, người dân, vốn vay, tài trợ,
vốn hợp pháp khác, thực hiện những hoạt động: trồng và chăm sóc Mắc ca, xây
dựng nhà máy sơ chế, chế biến sâu.
Biểu 12. Nhu cầu và nguồn vốn thực hiện Đề án
TT HẠNG MỤC Tổng nhu Phân theo nguồn vốn
cầu vốn Ngân sách Vốn khác
(tỷ đồng) nhà nước
A CHI PHÍ TRỰC TIẾP 13.697,3 108,0 13.589,3
I Trồng thuần 8.721,9 8.721,9
II Trồng xen 4.495,8 4.495,8
III Xây dựng Nhà máy chế biến và
cơ sở sơ chế 371,6 371,6
1 Xây dựng Nhà máy chế biến sâu 300,0 300,0
2 Xây dựng cơ sở chế biến 71,6 71,6
IV Chương trình/dự án ưu tiên 108,0 108,0
1 Các tỉnh trồng Mắc ca ( 16 tỉnh) 72,0 72,0
2 Bộ Nông nghiệp và PTNT 18,0 18,0
3 Bộ Công Thương 18,0 18,0
B CHI PHÍ GIÁN TIẾP 1.095,8 8,6 1.087,2
1 Chi phí quản lý (3%*A) 410,9 3,2 407,7
2 Chi phí dự phòng (5%* A) 684,9 5,4 679,5
TỔNG CỘNG (A+B) 14.793,1 116,6 14.676,5
(Chi tiết dự toán kinh phí thực hiện Đề án tại phụ lục 8)
VII. GIẢI PHÁP
1. Về đất đai
Các địa phương tiến hành rà soát quỹ đất để xác định diện tích trồng Mắc
ca cho từng giai đoạn với từng phương thức trồng cụ thể, đảm bảo phát triển
vùng nguyên liệu, gắn với hệ thống cơ sở sơ chế, chế biến và tiêu thụ sản phẩm,
cụ thể:
- Đối tượng rà soát là đất trống, đồi núi trọc và đất sau khai thác rừng
trồng thuộc quy hoạch rừng sản xuất, có điều kiện khí hậu thổ nhưỡng thích hợp
với sinh trưởng phát triển Mắc ca do UBND xã, các công ty nông, lâm nghiệp,
hộ gia đình, cá nhân được cấp thẩm quyền giao quản lý; đối tượng diện tích đất
này, được xác định chủ yếu để trồng Mắc ca theo phương thức trồng thuần loài.
- Rà soát diện tích trồng cây công nghiệp, đất canh tác nương rẫy, đất sản xuất
nông lâm kết hợp, để xác định diện tích phát triển Mắc ca với phương thức trồng xen.
32

Trên cơ sở kết quả rà soát, xác định diện tích đất tiềm năng phát triển Mắc
ca. Các địa phương lập dự án, kế hoạch phát triển Mắc ca của tỉnh, chỉ rõ vùng
trồng, diện tích và phương thức trồng đến cấp huyện, xã theo từng giai đoạn
phát triển cụ thể.
2. Về công tác giống
- Thực hiện cơ chế đặt hàng với các cơ sở nghiên cứu để chọn tạo ra giống
mới năng suất, chất lượng cao; hoàn thiện và làm chủ công nghệ nhân giống vô
tính cây Mắc ca ở quy mô công nghiệp; nâng cao năng lực sản suất, đảm bảo
chất lượng, giảm giá thành cây giống, đáp ứng nhu cầu giống tốt để trồng theo
kế hoạch đề ra.
- Quản lý chặt chẽ chất lượng giống cây Mắc ca, kiểm tra các cơ sở sản
xuất, kinh doanh giống cây Mắc ca. Phát hiện và xử lý kịp thời những vi phạm
theo quy định của pháp luật.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn cho người dân,
doanh nghiệp về hiệu quả của việc sử dụng giống tốt trong sản xuất, các biện
pháp kỹ thuật trồng thâm canh Mắc ca, sản xuất Mắc ca hữu cơ đạt hiệu quả
kinh tế cao.
3. Về tổ chức liên kết sản xuất
- Khuyến khích doanh nghiệp liên kết với nông dân sản xuất theo chuỗi
giá trị từ đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu - chế biến - tiêu thụ sản phẩm, ưu
tiên các doanh nghiệp đầu tư ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, chế biến
các sản phẩm Mắc ca và sản xuất Mắc ca hữu cơ, VietGAP, GlobalGAP.
- Phát huy vai trò của Hiệp hội Mắc ca Việt Nam là cầu nối gắn kết chặt
chẽ giữa các hộ dân và doanh nghiệp trong phát triển sản xuất Mắc ca theo
chuỗi, hỗ trợ vay vốn, cung ứng dịch vụ giống và phân bón, tạo điều kiện thuận
lợi để phát triển Mắc ca hiệu quả, bền vững.
4. Về chế biến và thị trường tiêu thụ
- Ứng dụng công nghệ cao, chế biến sâu với những sản phẩm cao cấp, như
mỹ phẩm, thực phẩm chức năng; đa dạng hóa sản phẩm và chất lượng đạt theo
tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng thị trường nội địa và xuất khẩu.
- Tăng cường công tác tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích, dự báo đúng về thị
trường tiêu thụ sản phẩm Mắc ca trong nước và quốc tế để định hướng phát triển
sản xuất, điều tiết kế hoạch tiêu thụ sản phẩm đảm bảo hiệu quả kinh tế.
- Đẩy mạnh tiếp thị, maketing, thiết lập mạng lưới thu mua hàng hoá,
phân phối và bán sản phẩm Mắc ca ở trong nước và quốc tế. Tổ chức các hội
chợ, triển lãm, chương trình xúc tiến đầu tư quảng bá sản phẩm.
- Xây dựng hệ thống phân phối theo chuỗi giá trị từ cơ sở chế biến gắn với hệ
thống siêu thị, nhà hàng, khách sạn để tiêu thụ sản phẩm Mắc ca, kết hợp với du lịch
nông nghiệp sinh thái theo đặc thù vùng miền, làm tăng giá trị ngành hàng Mắc ca.
33

5. Về khoa học, công nghệ và hợp tác quốc tế


- Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, công tác nghiên cứu khoa học, kịp
thời chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại phục vụ sản xuất, từ khâu chọn
tạo, sản xuất giống đến chế biến sản phẩm Mắc ca.
- Hoàn thiện quy trình công nghệ trong thu hái, sơ chế, chế biến, bảo quản
sản phẩm Mắc ca nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch và nâng cao chất lượng sản
phẩm; ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất Mắc ca theo chuỗi giá trị.
- Chủ động hợp tác, liên kết quốc tế trong việc nghiên cứu, chọn tạo giống
mới; trao đổi kinh nghiệm phát triển Mắc ca; nghiên cứu, chuyển giao công
nghệ tiên tiến trong sản xuất và chế biến Mắc ca; mở rộng và liên kết mạng lưới
thị trường tiêu thụ quốc tế.
6. Về vốn đầu tư
- Thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn để phát triển bền vững Mắc ca với
nguồn vốn xã hội hóa là chủ yếu, bao gồm vốn các doanh nghiệp trong và ngoài
nước, vốn nhà tài trợ, hợp tác quốc tế, vốn của người dân.
- Thực hiện lồng ghép và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ từ ngân
sách Nhà nước từ các chương trình, dự án bao gồm: Chương trình phát triển lâm
nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025; Vốn hỗ trợ từ ngân sách theo Nghị định
57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến
khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trong đó có kinh phí hỗ
trợ xây dựng vườn giống, vườn ươm, phát triển vùng nguyên liệu, xây dựng nhà
máy sơ chế, chế biến sản phẩm Mắc ca; Vốn vay tín dụng ưu đãi theo Nghị định
55/2015/NĐ-CP ngày 06/9/2015 của Chính phủ về Chính sách tín dụng phục vụ
phát triển nông nghiệp, nông thôn.
7. Về cơ chế, chính sách
Rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích, hỗ trợ
người dân và doanh nghiệp đầu tư sản xuất phát triển Mắc ca đạt hiệu quả và
bền vững, trong đó đặc biệt quan tâm xem xét những vấn đề cơ bản sau:
- Chính sách tín dụng trong nông nghiệp, cần đơn giản hóa thủ tục, tạo
điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận được vốn vay nhanh
nhất, với tỷ lệ lãi suất vay ưu đãi, thời hạn vay đảm bảo đáp ứng theo chu kỳ sản
xuất kinh doanh.
- Có chính sách ưu đãi hoặc miễn tiền thuế sử dụng đất đối với diện tích
đất trồng Mắc ca của doanh nghiệp thực hiện ở các xã khó khăn theo quy định
của Chính phủ.
- Xem xét quy định cây Mắc ca được trồng trên đất trống quy hoạch rừng
phòng hộ và được hưởng các chính sách hỗ trợ như đối với các cây trồng chính
lâm nghiệp khác. Đồng thời nguồn kinh phí hỗ trợ theo chính sách phải được
đảm bảo và kịp thời.
34

- Ngoài ra, căn cứ vào điều kiện cụ thể, các địa phương có thêm cơ chế,
chính sách khuyến khích, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đầu tư phát triển Mắc
ca trên địa bàn.
8. Tuyên truyền, tập huấn nâng cao năng lực, nhận thức
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại
chúng nhằm nâng cao năng lực, nhận thức cho người dân và doanh nghiệp về
hiệu quả kinh tế trồng Mắc ca, vai trò sử dụng giống có chất lượng tốt và
trồng đúng kỹ thuật; giới thiệu các cơ sở sản xuất, cung ứng giống chất lượng
cao, uy tín; các mô hình trồng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm Mắc ca đạt hiệu
quả kinh tế cao.
- Xây dựng các tài liệu hướng dẫn, tuyên truyền, tổ chức tập huấn cho
người dân, doanh nghiệp về kỹ thuật chọn giống tốt, trồng thâm canh và sản
xuất Mắc ca hữu cơ, thu hái, sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm Mắc ca đảm
bảo hiệu quả và bền vững.
VIII. CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN
1. Các địa phương trong vùng trồng Mắc ca
Mỗi tỉnh, thành phố có kế hoạch trồng Mắc ca tổ chức xây dựng chương
trình/dự án phát triển Mắc ca trên địa bàn do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Mục tiêu: Phát triển bền vững Mắc ca trên địa bàn tỉnh, nâng cao
năng suất, giá trị, hiệu quả kinh tế cho người dân và doanh nghiệp tham gia
sản xuất Mắc ca.
- Nội dung:
+ Xác định diện tích, khu vực, phương thức và kế hoạch trồng Mắc ca.
+ Chuẩn bị nguồn cây giống và cơ chế hỗ trợ cây giống, bảo đảm cung
ứng giống tốt và đủ số lượng theo kế hoạch trồng hàng năm.
+Xây dựng Chỉ dẫn địa lý cho một số vùng Mắc ca trọng điểm, mô hình
trồng Mắc ca hữu cơ, Viet Gap, Global Gap; xây dựng nhãn hiệu sản phẩm Mắc
ca của địa phương (sản phẩm OCOP).
+ Tổ chức các hoạt động truyền thông, xúc tiến đầu tư phát triển Mắc ca.
+ Tổng kết, đánh giá việc thực hiện các chương trình, dự án phát triển
Mắc ca trong phạm vi tỉnh, thành phố.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Xây dựng dự án: Nâng cao năng suất, chất lượng và phát triển bền vững
Mắc ca Việt Nam.
- Mục tiêu: Xây dựng mô hình phát triển bền vững Mắc ca trên các tiểu vùng
sinh thái ở các tỉnh vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và vùng khác theo chuỗi giá trị, từ
nghiên cứu, chọn tạo giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch đến chế biến và tiêu thụ sản
35

phẩm, qua đó đề xuất các giải pháp phát triển Mắc ca bền vững cho từng vùng.
- Nội dung:
+ Điều tra, đánh giá thực trạng Mắc ca trên các tiểu vùng sinh thái; nghiên
cứu, chọn tạo, khảo nghiệm, xây dựng các mô hình giống Mắc ca mới có năng
suất, chất lượng cao, phù hợp với từng vùng sinh thái.
+ Thiết lập hệ thống vườn giống cây Mắc ca chất lượng tốt trên phạm vi
cả nước, đảm bảo chủ động được nguồn giống chất lượng phục vụ sản xuất; xây
dựng cơ sở dữ liệu về giống cây Mắc ca.
+ Xây dựng các tài liệu hướng dẫn, tuyên truyền, tổ chức tập huấn cho
người dân, doanh nghiệp về kỹ thuật chọn giống, trồng thâm canh và sản xuất
Mắc ca hữu cơ, thu hái, sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm Mắc ca đảm bảo
hiệu quả và bền vững.
+ Nghiên cứu các quy trình, công nghệ chế biến sâu nhằm tạo ra nhiều sản
phẩm cao cấp, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm Mắc ca.
+ Kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Đề án.
3. Bộ Công Thương
Xây dựng dự án: Phát triển sản phẩm Mắc ca Việt Nam đáp ứng thị
trường trong nước và quốc tế.
- Mục tiêu: Xây dựng thương hiệu; đa dạng hóa các sản phẩm và phát
triển mở rộng thị trường nội địa và xuất khẩu Mắc ca nhằm nâng cao giá trị cho
ngành hàng Mắc ca Việt Nam.
- Nội dung:
+ Xây dựng thương hiệu Mắc ca Việt Nam.
+ Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm Mắc ca ở cấp quốc
gia và phù hợp với hệ thống tiêu chuẩn quốc tế (ISO).
+ Nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm Mắc ca, xây dựng hệ thống
cung ứng và tiêu thụ sản phẩm Mắc ca ở trong nước và xuất khẩu.
+ Kết nối, xúc tiến các doanh nghiệp hình thành mạng lưới và các mô
hình liên kết tiêu thụ sản phẩm Mắc ca.
IX. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN
1. Về kinh tế
- Tính đến tháng 5/2021, cả nước có 29 tỉnh trồng Mắc ca với diện tích
18.840 ha, nhiều mô hình ở Tây Bắc, Tây Nguyên đã cho hiệu quả kinh tế
cao, cây trồng 4 -5 tuổi, đạt từ 80 -120 triệu đồng/ha/năm; cây trồng 6 - 8 tuổi
đạt 150-180 triệu/ha/năm và cây trồng năm thứ 10 có thể đạt trên 300 triệu
đồng /ha/năm.
- Thực hiện Đề án, dự kiến đến năm 2030 có khoảng 68.000 ha (diện tích
36

trồng trước năm 2026) sẽ cho thu hoạch, trong đó diện tích trồng thuần khoảng
32.600 ha và diện tích trồng xen khoảng 35.400 ha; Năng suất bình quấn đạt 3,6 tấn
hạt tươi /ha đối với trồng thuần và 2,5 tấn hạt tươi/ha đối với trồng xen (năng suất
tăng 20% so với hiện nay). Với giá Mắc ca được dự báo đến năm 2030 sẽ ổn định
theo giá thế giới khoảng 60.000 đồng/kg thì hiệu quả kinh tế đạt khoảng 186.000.000
đồng/ha/năm (đối với trồng thuần) và đạt khoảng 138.000.000 đồng/ha/năm (đối với
trồng xen). Diện tích cho thu hoạch khoảng 68.000 ha, tổng sản lượng ước đạt
185.000 tấn hạt tươi (tương đương với 83.250 tấn hạt khô sấy). Với giá bán ổn định
đối với sản phẩm thành phẩm theo thị trường quốc tế khoảng 200 triệu đồng/tấn thì
doanh thu tương đương với khoảng 16.650 tỷ đồng (725 triệu USD).
- Ngoài ra, vỏ quả Mắc ca có thể nghiền làm phân bón hữu cơ; vỏ hạt
dùng làm nguyên liệu đun nấu, lò sấy và phụ phẩm nhân được chế biến làm thức
ăn gia súc. Mặt khác, cây Mắc ca sau khi trồng đến năm thứ 7-8 mới khép tán,
nên trong giai đoạn này có thể trồng xen canh với cây nông nghiệp ngắn ngày
hoặc nuôi ong nhằm nâng cao thu nhập cho người trồng Mắc ca.
2. Về xã hội
- Kết quả khảo sát thực tế tại các địa phương cho thấy: để trồng, bảo vệ,
chăm sóc, tỉa cành, thu hái, sơ chế, bảo quản... cho 1 ha Mắc ca bình quân
khoảng 2 lao động/ha/năm đối với trồng xen Mắc ca vùng Tây Nguyên và 4 lao
động/ha/năm đối với trồng thuần tại vùng Tây Bắc. Như vậy, với diện tích vùng
nguyên liệu và các cơ sở sản xuất giống, chế biến sản phẩm, giai đoạn 2021-
2030, hàng năm sẽ tạo thêm việc làm cho khoảng 300.000 lao động ở địa
phương và các vùng lân cận. Hoạt động sản xuất, kinh doanh Mắc ca sẽ góp
phần năng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân,
đặc biệt là đồng bào vùng núi, biên giới; tạo niềm tin cho người dân đối với
đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước, ổn định xã hội, bảo đảm quốc
phòng, an ninh biên giới.
- Sản phẩm Mắc ca được tiêu thụ tại thị trường trong nước và quốc tế sẽ
góp phần đẩy mạnh giao lưu văn hóa và phát triển du lịch, hợp tác và thu hút
đầu tư quốc tế.
3. Về môi trường
- Cây Mắc ca là cây đa mục đích, do vậy vùng nguyên liệu được hình
thành đến năm 2030 là 100.000 ha, tầm nhìn đến năm 2050 khoảng 250.000 ha
sẽ góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, phát huy vai trò chống xói mòn,
bảo vệ đất, làm đẹp cảnh quan, hấp thụ các bon và bảo vệ môi trường sinh thái.
- Trồng xen Mắc ca với các loài cây cần che bóng nhẹ như cà phê. chè....có
tác dụng điều tiết một số chỉ tiêu có lợi cho môi trường như độ ẩm và mùn đất tăng,
lượng nước tưới, nhiệt độ và tốc độ gió giảm, sản lượng ổn định hơn so với phương
thức canh tác độc canh. Ngoài ra, trồng xen với cây Mắc ca còn giảm được sâu bệnh
hại, hạn chế việc sử dụng thuốc phòng trừ sâu bệnh hại, ảnh hưởng đến môi trường.
37

X. TỔ CHỨC THỰC HIỆN


1. Trách nhiệm của các Bộ, ngành
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Là cơ quan thường trực Đề án, chủ trì phối hợp với các Bộ ngành, địa
phương và Hiệp hội Mắc ca Việt Nam tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án này.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương xây dựng chương trình/dự án phát
triển Mắc ca.
- Chỉ đạo các Viện nghiên cứu trực thuộc Bộ tiến hành rà soát, đánh giá
chất lượng các giống Mắc ca hiện có tại Việt Nam; đẩy mạnh công tác nghiên
cứu, chọn tạo ra các giống mới có năng suất, chất lượng cao và chuyển giao kịp
thời vào sản xuất.
- Xây dựng và thực hiện dự án: Nâng cao năng suất, chất lượng và phát
triển bền vững Mắc ca Việt Nam.
- Kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện Đề án; đầu mối tổng hợp kết
quả thực hiện Đề án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
b) Bộ Công thương: Chủ trì công tác dự tính, dự báo và cung cấp kịp thời
thông tin về thị trường Mắc ca ở trong nước và trên thế giới, để định hướng phát
triển sản xuất Mắc ca phù hợp; xây dựng thương hiệu Mắc ca Việt Nam, xúc
tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm Mắc ca.
c) Bộ Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, chỉ đạo, hướng dẫn các tỉnh rà
soát kế hoạch sử dụng đất, xác định quỹ đất để trồng Mắc ca trên địa bàn tỉnh.
d) Các Bộ, ngành khác có liên quan: Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn
của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
và các địa phương tổ chức thực hiện Đề án.
2. Trách nhiệm của UBND cấp tỉnh
- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của tỉnh rà soát quỹ đất thích hợp với
đặc tính sinh thái của cây Mắc ca, nơi đã khảo nghiệm thành công hoặc có điều
kiện tương tự để xác định diện tích trồng Mắc ca cụ thể, gắn với quy hoạch hệ
thống cơ sở chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
- Chỉ đạo giám sát, quản lý chặt chẽ chất lượng cây giống Mắc ca; không
trồng cây giống thực sinh và các giống chưa được công nhận; xử lý nghiêm đối
với những tổ chức, cá nhân sản xuất, cung ứng giống Mắc ca không bảo đảm
chất lượng theo quy định của pháp luật.
- Khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân tham gia đầu tư phát
triển Mắc ca theo chuỗi giá trị từ sản xuất vùng nguyên liệu, chế biến, đến tiêu thụ
sản phẩm; tạo điều kiện thuận lợi về đất đai cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp xây
dựng các cơ sở sơ chế, chế biến gắn với vùng nguyên liệu trên địa bàn.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình/dự án phát triển Mắc ca
38

tại địa phương.


- Tổ chức kiểm tra, chỉ đạo, giám sát, phân công trách nhiệm cho các cơ
quan, tổ chức, đoàn thể của tỉnh và UBND cấp huyện trong quá trình thực hiện
các chương trình/ dự án phát triển Mắc ca trên địa bàn.
- Hàng năm tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm, kịp thời giải quyết khó
khăn, vướng mắc, biểu dương khen thưởng, nhân rộng điển hình những tổ chức,
cá nhân làm tốt; đồng thời, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong quá trình
thực hiện theo quy định của pháp luật. Đồng thời báo cáo kết quả thực hiện gửi
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
3. Trách nhiệm của Hiệp hội Mắc ca Việt Nam
- Kết nối, xúc tiến các doanh nghiệp hình thành các mô hình liên kết với
người dân sản xuất đầu tư phát triển Mắc ca từ khâu chọn giống, trồng, chăm
sóc, thu hoạch, chế biến các sản phẩm Mắc ca; phối hợp với các tổ chức tín
dụng giới thiệu và hướng dẫn cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận các nguồn
vốn để phát triển Mắc ca.
- Phối hợp với Bộ Công thương chủ trì công tác dự báo và cung cấp kịp
thời thông tin về thị trường Mắc ca ở trong nước và trên thế giới, xây dựng chiến
lược thị trường để điều tiết và định hướng phát triển sản xuất Mắc ca phù hợp;
phối hợp xây dựng thương hiệu Mắc ca Việt Nam, xúc tiến thương mại, mở rộng
thị trường tiêu thụ sản phẩm, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm
Mắc ca ở cấp quốc gia và phù hợp với hệ thống tiêu chuẩn quốc tế (ISO).
- Tuyên truyền và quảng bá về ngành hàng và các sản phẩm Mắc ca của
Việt Nam đến các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế; tham gia tích cực và
phát huy vai trò là thành viên của Hiệp hội Mắc ca thế giới, nắm bắt tình hình và
thông tin kịp thời về xu hướng phát triển Mắc ca trên thế giới, tạo điều kiện thuận
lợi thúc đẩy ngành hàng Mắc ca Việt Nam phát triển hiệu quả, bền vững.
XI. KẾT LUẬN
Mắc ca là cây trồng lâm nghiệp có giá trị kinh tế cao và tiềm năng phát
triển lớn ở nước ta, Đề án “ Phát triển bền vững Mắc ca giai đoạn 2021-2030,
tầm nhìn đến năm 2050” được nghiên cứu xây dựng trên cơ sở khoa học và thực
tiễn, đảm bảo tính khả thi, phù hợp với các chủ trương, định hướng của Đảng,
Chính phủ, các chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng,
phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.
Đề án được thực hiện sẽ tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người dân
và doanh nghiệp trồng Mắc ca, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho
người lao động, đặc biệt là với đồng bào dân tộc miền núi, vùng biên giới; đồng
thời góp phần phát huy khả năng phòng hộ của rừng, giảm nhẹ những thiệt hại
do bão lũ và thiên tai gây ra, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu./.

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN


1

Phụ lục 1. Diện tích Mắc ca theo phương thức trồng và cấp tuổi
Trong đó
Tổng
diện Theo phương
TT Vùng trồng Theo cấp tuổi
tích thức trồng
(ha) Trồng Trồng Tuổi Tuổi Tuổi Tuổi
thuần xen <5 5-7 8-10 ≥10
1 2 3 4 5 6 7 8 9
I Tây Bắc 7648,0 5.218,2 2.429,8 6.274,6 1185,7 176,3 11,4
1 Hoà Bình 193,0 188,0 5,0 186,0 - 6,0 1,0
2 Sơn La 489,0 274,2 214,8 258,8 213,5 7,2 9,5
3 Điện Biên 3229,0 2.686,3 542,7 2366,8 788,5 72,8 0,9
4 Lai Châu 3737,0 2.069,7 1.667,3 3463,0 183,7 90,3 -
II Tây Nguyên 9868,0 1.691,5 8176,5 4639,5 3969,6 1043,9 215,0
1 Kon Tum 363,0 258,5 104,5 238,0 52,6 72,4 -
2 Gia Lai 1160,0 220,5 939,5 810,0 166,0 184,0 -
3 Đắk Lắk 1335,0 165,0 1170,0 684,0 371,0 232,0 48,0
4 Đắk Nông 1850,0 896,0 954,0 178,5 1663,0 8,5 -
5 Lâm Đồng 5160,0 151,5 5008,5 2729,0 1717,0 547,0 167,00
III Vùng khác 1324,0 1127,2 196,8 1029 244,7 31,0 19,3
1 Hà Giang 8,0 8,0 - 8,0 - - -
2 Tuyên Quang 6,0 6,0 - 2,0 4,0 - -
3 Cao Bằng 10,0 10,0 - 10,0 - - -
4 Bắc Kan 10,0 10,0 - 10,0 - - -
5 Lào Cai 25,0 25,0 12,5 12,5 - -
6 Yên Bái 57,0 52,0 5,0 49,0 8,0 - -
7 Phú Thọ 12,0 - 12,0 12,0 - - -
8 Thái Nguyên 4,0 4,0 - - - 3,0 1,0
9 Hà Nội 16,0 16,0 - - 10,0 2,0 4,0
10 Lạng Sơn 270,0 259,7 10,3 242,5 18,7 2,5 6,3
11 Bắc Giang 3,0 3,0 3,0 - - -
12 Quảng Ninh 1,0 1,0 1,0 - - -
13 Ninh Bình 10,0 - 10,0 10,0 - - -
14 Thanh Hóa 215,0 114,5 100,5 146,0 64,0 3,0 2,0
15 Nghệ An 22,0 5,0 17,0 16,0 - - 6,0
16 Quảng Trị 536,0 536,0 0,0 443,0 93,0 - -
17 Quảng Nam 24,0 10,0 14,0 24,0 - - -
18 Quảng Ngãi 12,0 12,0 - - 12,0 - -
19 Phú Yên 82,0 82,0 - 39,0 22,5 20,5 -
20 Hà Tĩnh 1,0 1,0 - 1 - -
Tổng cộng 18840,0 8036,9 10803,1 11943,1 5400,0 1251,2 245,7
2

Phụ lục 2. Sản lượng Mắc ca theo phương thức trồng và cấp tuổi năm 2021
Sản Trong đó
lượng Theo phương thức trồng Theo cấp tuổi
Vùng trồng
dự kiến Trồng Trồng Tuổi Tuổi
(tấn) Tuổi <7
thuần xen 8-10 ≥10
1 2 3 4 5 6 7 8
I Tây Bắc 1.654,4 1.284,4 370,0 1.162,6 423,0 68,7
1 Hoà Bình 10,0 10,0 - - 9,0 1,0
2 Sơn La 137,5 74,8 62,8 64,1 8,3 65,0
3 Điện Biên 819,5 524,3 295,2 658,5 158,3 2,7
4 Lai Châu 687,3 675,2 12,1 440,0 247,33 -
II Tây Nguyên 6.456,4 1.681,6 4.774,8 3.180,7 2.151,0 969,8
1 Kon Tum 181,0 42,9 138,1 - 181,0 0,0
2 Gia Lai 1.090,5 163,5 927,0 165,6 330,0 439,6
3 Đắk Lắk 1.979,0 825,0 1.154,0 927,5 812,0 240,0
4 Đắk Nông 1.001,6 403,4 598,1 987,4 14,2 -
5 Lâm Đồng 2.204,4 246,8 1.957,6 1.100,2 813,8 290,2
III Vùng khác 403,4 388,489 14,9 270,3 97,089 36,0
1 Tuyên Quang 9,4 - 9,4 9,4 - -
2 Bắc Kan 7,0 7,0 - 7,0 - -
3 Yên Bái 12,0 12,0 - 12 - -
4 Thái Nguyên 4,0 4,0 - - 3,0 1,0
5 Hà Nội 37,0 37,0 - 20,0 5,0 12,0
6 Lạng Sơn 30,3 30,30 - 10,3 20
7 Thanh Hóa 58,5 53,0 5,5 40,6 9,9 8,0
8 Nghệ An 15,0 15,0 - - - 15,0
9 Quảng Trị 139,5 139,5 - 139,5 - -
10 Phú Yên 90,7 90,7 - 31,5 59,2 -
11 Hà Tĩnh 1,8 1,8 - 1,8 - -
Tổng cộng 8.514,2 3.354,4 5.159,8 4.613,6 2.671,0 1.074,5
3

Phụ lục 3. Đánh giá các dòng Mắc ca


Các dòng không
TT Vùng trồng Các dòng phù hợp
phù hợp
I Tây Nguyên
800, 816, 842, 849, 246,
1 Lâm Đồng OC,695,900
QN1, 741, A38
OC, 246, 816, 849, A38,
2 Đắk Nông 900, Dadow
788
QN1, OC, A38, 849, 246,
3 Đắk Lắk 900, Dadow.
800, 842,816
4 Gia Lai QN1, 246, 788 849, 695
5 Kom Tum A38, OC, 842, 816, 741 800
II Tây Bắc
OC, A38, 695, 246, 800,
1 Lai Châu Daddow, 900, 849
A16, 816
OC, A38, QN1, 246, A16,
2 Điện Biên Daddow, 816, 900, 695
A4
3 Sơn La OC, A38, 246, QN1, 816 Daddow, 900, 695
OC, A38, 816, A16, QN1,
4 Hòa Bình 900, 695, H2
842
III Vùng khác
1 Tuyên Quang OC, A38 695, H2
2 Lào Cai OC, 246, A4 695, H2
3 Yên Bái OC, A38, A16 Daddow, H2
4 Thái Nguyên OC, A38, A16 Daddow, 344, 741, H2
5 Hà Nội OC, A38, 246 856 và 741, H2
6 Lạng Sơn OC, A38, 246 Daddow, 344, H2
7 Ninh Bình OC, A38, 246, A16
8 Thanh Hóa OC, A38, 246 Daddow, 900 và, 856
9 Nghệ An OC, A38 Daddow, 344 và H2
10 Quảng Trị OC, A38, 246 Daddow và 344
11 Hà Tĩnh OC, 246, A16 Daddow, 900, 856
4

Phụ lục 4. Thống kê hiện trạng cơ sở chế biến

Cơ sở Công suất Khối lượng


Cơ sở
STT Vùng chế tiêu thụ Loại sản phẩm sản phẩm
sơ chế
biến (tấn) (tấn)

(1) (2) (3) (4) (5) (6) 7

I Tây Bắc 3 5 727 182

1 Hoà Bình 0 0 0 0

2 Sơn La 0 2 377 Hạt rang sấy 94

3 Điện Biên 1 1 200 Hạt rang sấy 50

4 Lai Châu 2 2 150 Hạt rang sấy 38

II Tây Nguyên 55 56 4.262 0 1.066

1 Kon Tum 0 1 100 Hạt rang sấy 25

2 Gia Lai 10 10 220 Hạt rang sấy 55

Hạt rang sấy,


3 Đắk Lắk 13 15 2.000
nhân 500

4 Đắk Nông 2 2 100 Hạt rang sấy 25

Hạt rang sấy,


5 Lâm Đồng 30 28 1.842
nhân 461

III Vùng khác 2 11 2.326 582

1 Lạng Sơn 1 4 190 Hạt rang sấy 48

2 Thanh Hóa 1 3 36 Hạt rang sấy 9

3 Quảng Trị 0 1 100 Hạt rang sấy 25

4 Đồng Nai 0 3 2.000 Nhân 500

Tổng số 60 72 7.315 1.829


5

Phụ lục 5. Kế hoạch phát triển Mắc ca giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050
Kế hoạch trồng giai đoạn 2021-2030 Trong đó Trong đó
Giai GĐ 2021-2030
Tổng Trồng Đến Trồng
đoạn Giai Đất
TT Vùng trồng cộng Đất đồi thuần năm thuần
2000- đoạn trồng Đất trồng Đất Trồng Trồng
(ha) Đất trồng núi loài 2050 loài
2020 2021- cây cây lâu trồng xen xen
Rph chưa sử tập tập
2030 hàng năm Rsx
dụng trung trung
năm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
I Tây Bắc 117.888 7.648 37.740 70 8.000 25.770 3.900 0 29.740 8.000 72.500 65.500 7.000
1 Hoà Bình 1.963 193 1.770 0 0 1.770 0 0 1.770 0 0 0 0
2 Sơn La 9.989 489 6.000 0 3.000 3.000 0 0 3.000 3.000 3.500 1.500 2.000
3 Điện Biên 73.199 3.229 19.970 70 0 16.000 3.900 0 19.970 0 50.000 50.000 0
4 Lai Châu 32.737 3.737 10.000 0 5.000 5.000 0 0 5.000 5.000 19.000 14.000 5.000
I Tây Nguyên 97.128 9.868 40.360 4.850 13.720 16.440 1.100 4.250 7.100 33.260 46.900 7.400 39.500
1 Kon Tum 20.363 363 5.000 800 1.200 1.750 0 1.250 2.000 3.000 15.000 6.000 9.000
2 Gia Lai 6.780 1.160 2.820 0 2.370 350 0 100 500 2.320 2.800 500 2.300
3 Đắk Lắk 7.135 1.335 2.500 0 150 0 0 2.350 150 2.350 3.300 300 3.000
4 Đắk Nông 9.900 1.850 4.450 0 2.950 1.000 0 500 1.450 3.000 3.600 600 3.000
5 Lâm Đồng 52.950 5.160 25.590 4.050 7.050 13.340 1.100 50 3.000 22.590 22.200 0 22.200
III Vùng khác 34.984.0 1324 3060 70 1170 1780 30 10 2190 870 30600 20100 10500
1 Hà Giang 8 8 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
2 Tuyên Quang 306 6 0 0 0 0 0 0 0 0 300 250 50
3 Cao Bằng 10 10 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
4 Bắc Kạn 160 10 0 0 0 0 0 0 0 0 150 50 100
5 Lào Cai 25 25 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
6

Kế hoạch trồng giai đoạn 2021-2030 Trong đó Trong đó


Giai GĐ 2021-2030
Tổng Trồng Đến Trồng
đoạn Giai Đất
TT Vùng trồng cộng Đất đồi thuần năm thuần
2000- đoạn trồng Đất trồng Đất Trồng Trồng
(ha) Đất trồng núi loài 2050 loài
2020 2021- cây cây lâu trồng xen xen
Rph chưa sử tập tập
2030 hàng năm Rsx
dụng trung trung
năm
6 Yên Bái 2.157 57 500 0 500 0 0 0 0 500 1600 1600 0
7 Phú Thọ 12 12 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
8 Thái Nguyên 4 4 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
9 Hà Nội 16 16 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
10 Lạng Sơn 2.640 270 570 0 170 390 0 10 530 40 1800 1500 300
11 Bắc Giang 3 3 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
12 Quảng Ninh 8.001 1 0 0 0 0 0 0 0 0 8000 8000 0
13 Ninh Bình 10 10 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
14 Thanh Hóa 3.595 215 380 0 380 0 0 0 80 300 3000 3000 0
15 Nghệ An 522 22 500 0 0 500 0 0 500 0 0 0 0
16 Quảng Trị 12.516 536 580 0 120 460 0 0 580 0 11400 1400 10000
17 Quảng Nam 24 24 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
18 Quảng Ngãi 12 12 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
19 Phú Yên 342 82 110 70 0 10 30 0 80 30 150 100 50
20 Hà Tĩnh 4.621 1 420 0 0 420 0 0 420 0 4200 4200 0
Tổng số 250.000 18.840 81.160 4.990 22.890 43.990 5.030 4.260 39.030 42.130 150.000 93.000 57.000
7

Phụ lục 6. Phân vùng thích hợp trồng Mắc ca


Huyện, Quận, Thị xã, Thành phố
TT Vùng trồng
Rất thích hợp Thích hợp
I Tây Nguyên
Bảo Lâm, Bảo Lộc, Di Linh,
Đam Rông, Lạc Dương, Đà
1 Lâm Đồng Đức Trọng, Đơn Dương, Lâm
Lạt

Gia Nghĩa, Đăk Glong, Đăk
2 Đắk Nông Tuy Đức, Đăk Song
Rlâp
Krông Năng, Buôn Hồ, Buôn Ea H’Leo, Krông Buk, Cư
3 Đắk Lắk
Ma Thuột M’gar
K Bang, Chư Păh, Mang Ia Grai, Chư Sê, Chư Prông,
4 Gia Lai
Yang, Đăk Đoa Đức Cơ
Đăk Hà, Đăk Tô, Ngọc Hồi, TuMơ Rông, Kon P Lông,
5 Kom Tum
Kon Rãy, TP Kom Tum Đăk Glei, Sa Thầy, Ia HDrai
II Tây Bắc
Tam Đường. Tân Uyên, TP Than Uyên, Mường Tè, Sìn
1 Lai Châu
Lai Châu Hồ, Phong Thổ, Nậm Nhùn
TP Điện Biên, Điện Biên,
2 Điện Biên Mưởng Ảng, Tuần Giáo, Điện Biên Đông và Tủa Chùa
Nậm Phồ, Mường Nhé
Mộc Châu, Vân Hồ, Mai Sơn,
TP Sơn La, Yên Châu,
3 Sơn La Thuận Châu, Quỳnh Nhai,
Mường La
Sốp Cộp, Sông Mã
Cao Phong, Lương Sơn, Lạc
4 Hòa Bình Lạc Thủy
Sơn
III Vùng khác
Trạm Tấu, Văn Chấn, Văn
1 Yên Bái Yên, Trấn Yên, Mù Căng
Chải
Văn Lãng, Cao Lộc, Lộc
2 Lạng Sơn
Bình
3 Thanh Hóa Thạch Thành, Cẩm Thủy
4 Nghệ An Thanh Chương, Con Cuông
5 Hà Tĩnh Vũ Quang
6 Quảng Trị Hướng Hóa, Đakrông
Sơn Hòa, Sông Hinh, Tuy
7 Phú Yên
An, Đồng Xuân
8

Phụ lục 7. Kế hoạch phát triển cơ sở chế biến Mắc ca giai đoạn 2021 – 2030
Số nhà
Công suất tiêu Khối Số cơ
Loại sản máy
Số Vùng thụ hạt NIS
phẩm
lượng sở chế
chế
Ghi chú
(tấn/năm) nhân (tấn) biến
TT biên
67.600 16.900 140 3
I Tây Bắc
1 Hoà Bình 2.400 600 5
Hạt rang
2 Sơn La 10.800 sấy, Dầu ăn, 2.700 25 1
sữa, nhân
3 Điện Biên 36.200 bánh 9.050 74 1
Socola…
4 Lai Châu 4.550 36 1
18.200

II Tây Nguyên 106.810 26.703 260 3


1 Kon Tum 9.000 2.250 10

Gia Lai 6.300 Hạt rang 1.575 14 1


2 Công xuất
sấy, Dầu ăn,
3 Đắk Lắk 7.900 sữa, nhân 1.975 20 1 từ 100 - 300
banh tấn hạt tươi/
4 Đắk Nông 8.000 Socola… 2.000 16
năm/ cơ sở
5 Lâm Đồng 75.610 18.903 200 1 chế biến;
Nhà máy
III Vùng khác 10.590 2.648 30 chế biên
1 Hạt rang công xuất
Yên Bái 600 150 3 10.000 tấn -
sấy
Hạt rang 20.000 tấn
2 Lạng Sơn 1.200 300 6 hạt tươi/
sấy
Hạt nứt, bộ năm
3 Thanh Hóa 800
sữa hạt
200 5
4 Nghệ An 600 150 4
Bộ sữa hạt
Hạt rang
5 Quảng Trị 1.300 325 6
sấy
6 Hạt rang
Phú Yên 90 23 1
sấy
Hạt rang
7 Hà Tĩnh 400 100 2
sấy
Hạt rang
8 Đồng Nai 5.600 1.400 3
sấy
Tổng cộng 185.000 46.250 430 6
9

Phụ lục 8. Khái toán kinh phí thực hiện Đề án trong giai đoạn 2021 – 2030
Tổng Phân theo năm trong giai đoạn 2021 - 2030
Đơn Đơn
Khối nhu cầu
TT Hạng mục vị giá (tỷ
lượng vốn (tỷ 2021 2022 2023 2024 2025 2026 2027 2028 2029 2030
tính đồng)
đồng)
CHI PHÍ TRỰC
A 13,697.3 683.0 918.4 1,134.4 1,400.4 1,413.4 1,544.2 1,601.4 1,649.4 1,693.4 1,659.3
TIẾP
I Trồng thuần 8,721.9 455.0 595.0 735.0 875.0 888.0 970.0 1,011.0 1,043.0 1,071.0 1,078.9
Trồng và chăm sóc
ha 39030 0.13 5,073.9 455.0 455.0 455.0 455.0 468.0 546.0 559.0 559.0 559.0 562.9
năm thứ nhất
Chăm sóc, bảo vệ lượt
34700 0.04 1,388.0 140.0 140.0 140.0 140.0 144.0 168.0 172.0 172.0 172.0
năm thứ hai ha
Chăm sóc, bảo vệ lượt
30400 0.04 1,216.0 140.0 140.0 140.0 140.0 144.0 168.0 172.0 172.0
năm thứ ba ha
Chăm sóc, bảo vệ lượt
26100 0.04 1,044.0 140.0 140.0 140.0 140.0 144.0 168.0 172.0
năm thứ tư ha
II Trồng xen 4,495.8 228.0 304.0 380.0 456.0 456.0 504.0 520.0 536.0 552.0 559.8
Trồng và chăm sóc
ha 42130 0.06 2,527.8 228.0 228.0 228.0 228.0 228.0 276.0 276.0 276.0 276.0 283.8
năm thứ nhất
Chăm sóc, bảo vệ lượt
37400 0.02 748.0 76.0 76.0 76.0 76.0 76.0 92.0 92.0 92.0 92.0
năm thứ hai ha
Chăm sóc, bảo vệ lượt
32800 0.02 656.0 76.0 76.0 76.0 76.0 76.0 92.0 92.0 92.0
năm thứ ba ha
Chăm sóc, bảo vệ lượt
28200 0.02 564.0 76.0 76.0 76.0 76.0 76.0 92.0 92.0
năm thứ tư ha
Xây dựng Nhà máy
III chế biến và cơ sở sơ 371.6 0.0 7.4 7.4 57.4 57.4 58.2 58.4 58.4 58.4 8.6
chế
Xây dựng Nhà Máy

1 chế biến sâu tại Tây 3 50 150.0 50.0 50.0 50.0
sở
Nguyên
Xây dựng Nhà Máy

2 chế biến sâu tại Tây 3 50 150.0 50.0 50.0 50.0
sở
Bắc
10

Xây dựng cơ sở chế Cơ


3 135 0.2 27.0 0.0 3.0 3.0 3.0 3.0 3.0 3.0 3.0 3.0 3.0
biến tại Tây Bắc sở
Xây dựng cơ sở chế Cơ
4 204 0.2 40.8 0.0 4.0 4.0 4.0 4.0 4.8 5.0 5.0 5.0 5.0
biến tại Tây Nguyên sở
Xây dựng cơ sở chế

5 biến tại các tỉnh 19 0.2 3.8 0.0 0.4 0.4 0.4 0.4 0.4 0.4 0.4 0.4 0.6
sở
Vùng khác
Chương trình ưu
IV 108.0 0.0 12.0 12.0 12.0 12.0 12.0 12.0 12.0 12.0 12.0
tiên thực hiện
Dự án nâng cao năng
suất, chất lượng và
1 năm 9 2 18.0 2.0 2.0 2.0 2.0 2.0 2.0 2.0 2.0 2.0
phát triển bền vững
Mắc ca Việt Nam.
Dự án phát triển Mắc
lượt
2 ca trên địa bàn tại 144 0.5 72.0 8.0 8.0 8.0 8.0 8.0 8.0 8.0 8.0 8.0
tỉnh
các tỉnh
Dự án Phát triển sản
phẩm Mắc ca Việt
3 Nam đáp ứng thị năm 9 2 18.0 2.0 2.0 2.0 2.0 2.0 2.0 2.0 2.0 2.0
trường trong nước và
quốc tế
CHI PHÍ GIÁN
B 1,095.8 54.6 73.5 90.8 112.0 113.1 123.5 128.1 132.0 135.5 132.7
TIẾP
Chi phí quản lý
1 410.9 20.5 27.6 34.0 42.0 42.4 46.3 48.0 49.5 50.8 49.8
(3%*A)
Chi phí dự phòng
2 684.9 34.2 45.9 56.7 70.0 70.7 77.2 80.1 82.5 84.7 83.0
(5% A)
TỔNG CỘNG
14,793.1 737.6 991.9 1,225.2 1,512.4 1,526.5 1,667.7 1,729.5 1,781.4 1,828.9 1,792.0
(A+B)

You might also like