You are on page 1of 74

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU...............................................................................................................3
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu............................................................3
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài..................................4
3. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài............................6
3.1. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................6
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................6
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài............................6
4.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................6
4.2. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................6
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài.............................................................6
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu..................................................................7
5.2. Phương pháp phân tích dữ liệu................................................................7
6. Những đóng góp mới của đề tài...................................................................7
7. Kết cấu của đề tài.........................................................................................7
CHƯƠNG 1...........................................................................................................9
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIẾN VỀ PHÁT
TRIỂN NGÀNH MÍA ĐƯỜNG.............................................................................9
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA PHÁT TRIỂN NGÀNH
MÍA ĐƯỜNG....................................................................................................9
1.1.1. Khái niệm phát triển ngành mía đường..............................................9
1.1.2. Đặc điểm phát triển ngành mía đường...............................................9
1.1.3. Vai trò của phát triển ngành mía đường...........................................12
1.2. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN NGÀNH MÍA ĐƯỜNG...............................13
1.2.1. Thể chế và chính sách phát triển ngành mía đường.........................13
1.2.2. Phát triển vùng nguyên liệu mía.......................................................13
1.2.3. Phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, chế biến
sản phẩm mía đường.....................................................................................16
1.2.4. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm mía đường..........................17
1.2.5. Phát triển mạng lưới các bên liên quan............................................18
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGÀNH MÍA
ĐƯỜNG TRONG BỐI CẢNH MỚI...............................................................20
1.3.1. Nhân tố khách quan..........................................................................20
1.3.2. Nhân tố chủ quan..............................................................................23
1.4. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH
MÍA ĐƯỜNG..................................................................................................25
1.4.1. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển ngành mía đường......................26
1.4.2. Bài học kinh nghiệm.........................................................................29
CHƯƠNG 2.........................................................................................................31
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH MÍA ĐƯỜNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN
2016 - 2023.........................................................................................................31
2.1 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÀNH MÍA ĐƯỜNG
VIỆT NAM......................................................................................................31
2.1.1. Thuận lợi.............................................................................................31
2.2.1. Thể chế, chính sách hỗ trợ phát triển ngành mía đường Việt Nam....34
2.2.3. Thực trạng phát triển vùng nguyên liệu mía.......................................45
2.2.3. Thực trạng phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất
chế biến sản phẩm mía đường.......................................................................51
2.2.4. Thực trạng phát triển thị trường tiêu thụ đường..................................52
2.2.5. Thực trạng phát triển mạng lưới các bên liên quan.............................53
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH MÍA ĐƯỜNG
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016 - 2023............................................................54
2.3.1. Những mặt đạt được............................................................................54
2.3.2. Những hạn chế....................................................................................57
2.3.3. Nguyên nhân.......................................................................................59
CHƯƠNG 3.........................................................................................................61
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH MÍA ĐƯỜNG TRONG BỐI CẢNH MỚI. .61
3.1. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH MÍA
ĐƯỜNG VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI...........................................61
3.1.1. Quan điểm phát triển ngành mía đường Việt Nam trong bối cảnh mới
.......................................................................................................................61
3.1.2. Định hướng phát triển ngành mía đường Việt Nam trong bối cảnh mới
.......................................................................................................................62
3.2. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC PHÁT TRIỂN NGÀNH MÍA ĐƯỜNG
VIỆT NAM......................................................................................................63
3.2.1. Cơ hội..................................................................................................63
3.2.2. Thách thức...........................................................................................64
3.3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH MÍA ĐƯỜNG VIỆT NAM TRONG
BỐI CẢNH MỚI..............................................................................................65
3.3.1. Hoàn thiện thể chế, chính sách hỗ trợ phát triển ngành mía đường Việt
Nam trong bối cảnh mới...............................................................................65
3.3.2. Giải pháp phát triển vùng nguyên liệu mía.........................................67
3.3.3. Giải pháp phát triển KH&CN ứng dụng vào sản xuất và chế biến sản
phẩm mía đường trong bối cảnh mới............................................................70
3.3.4. Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ đường trong bối cảnh mới....71
3.3.5. Giải pháp phát triển mạng lưới các bên liên quan của ngành mía
đường trong bối cảnh mới.............................................................................72
3.4. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP...................................................74
3.4.1. Đối với Chính phủ..............................................................................74
3.4.2. Đối với các bộ ngành liên quan...........................................................78
KẾT LUẬN..........................................................................................................82
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Ngành mía đường là một ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp
đáng kể cho GDP, xuất khẩu, giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn.
Qua hơn 25 năm xây dựng, phát triển đến nay, ngành mía đường Việt Nam đã
tạo việc làm cho hơn 35 vạn hộ nông dân, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm
nghèo, nhất là vùng sâu, vùng xa và bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Đảng
và nhà nước luôn quan tâm, sẵn sàng tháo gỡ các rào cản, tạo điều kiện thuận lợi
theo quy định của pháp luật và phù hợp với thông lệ quốc tế để ngành mía
đường phát triển. Đặc biệt, dưới tác dụng của các biện pháp phòng vệ thương
mại mà Nhà nước Việt Nam đã áp dụng từ năm 2021, ngành mía đường Việt
Nam đã có sự phục hồi đáng kể. Tổng diện tích trồng mía cả nước vụ 2022/23 là
141,91 nghìn ha, tăng 17,151 nghìn ha (13,75%) so với vụ 2021/22 là 124,753
nghìn ha. Năng suất mía thu hoạch bình quân vụ 2022/23 đạt 69,3 tấn/ha, tăng
2,5% so với vụ 2021/22 là 61,5 tấn/ha. Trong tháng 6/2023, ngành đường Việt
Nam đã hoàn thành vụ ép mía 2022/23. Sản lượng kết thúc vụ đã ép được
9.645.456 tấn mía, sản xuất được 935.104 tấn đường các loại. So sánh với vụ ép
mía 2021/22 sản lượng mía ép đạt 128% và sản lượng đường đạt 125%. So sánh
với vụ ép mía 2020/21 sản lượng mía ép đạt 143% và sản lượng đường đạt
136%. Theo báo cáo của các nhà máy đường dự kiến còn hoạt động, kế hoạch
sản xuất niên vụ 2023/24 sẽ có tăng trưởng so với vụ 2022/23 với diện tích mía
thu hoạch 159,159 nghìn ha, tăng 112%; sản lượng mía chế biến 10.560.399 tấn
tăng 109%; sản lượng đường 1.026.719 tấn tăng 110%.
Tuy nhiên, trong bối cảnh mới, ngành mía đường Việt Nam đang phải đối
mặt với nhiều khó khăn, thách thức, cụ thể là:
 Cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt
Trên thị trường thế giới, ngành mía đường đang phải đối mặt với sự cạnh
tranh gay gắt từ các nước sản xuất mía đường hàng đầu như Brazil, Ấn Độ,
Trung Quốc,... Các nước này có lợi thế về quy mô sản xuất, nguồn cung nguyên
liệu dồi dào, giá thành sản xuất thấp.
 Tình hình biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu đang tác động tiêu cực đến sản xuất mía đường, làm tăng
chi phí sản xuất, giảm năng suất, chất lượng mía nguyên liệu.
 Hoạt động sản xuất mía đường còn nhiều bất cập
Ngành mía đường Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, như diện tích
vùng nguyên liệu mía phân tán, chưa tập trung; chất lượng mía nguyên liệu chưa
cao; công tác chế biến, tiêu thụ đường còn nhiều hạn chế.
Trước những khó khăn, thách thức trên, việc tìm ra giải pháp hiệu quả
phát triển ngành mía đường trong bối cảnh mới là việc làm cần thiết nhằm đảm
bảo sự phát triển bền vững, tạo lập thị trường cạnh tranh công bằng, nâng cao
năng lực sản xuất mía đường trong nước cũng như lợi ích bền vững cho người
nông dân trồng mía.
Đề tài “Giải pháp phát triển ngành mía đường Việt Nam trong bối cảnh
mới” được thực hiện nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn
về phát triển ngành mía đường; đánh giá thực trạng phát triển ngành mía đường
trong giai đoạn 2016 đến 2023; xác định rõ các cơ hội, thách thức và xu hướng
phát triển của ngành mía đường trong bối cảnh mới và đề xuất các giải pháp,
chính sách phù hợp để phát triển ngành mía đường hiệu quả, bền vững.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển ngành mía
đường Việt Nam, đặc biệt là trong thời gian gần đây.
Bài viết “Thực trạng ngành Mía đường Việt Nam sau khi áp dụng biện
pháp phòng vệ thương mại” của tác giả Hồng Hạnh đăng trên website
https://moit.gov.vn (30/12/2021) đã tổng hợp những ý kiến về thực trạng ngành
mía đường trong quá trình hội nhập quốc tế. Theo bài viết, mía đường là ngành
có liên quan tới đời sống của nhiều người dân nên nhận được sự quan tâm sâu
sắc của Chính phủ trong quá trình đàm phán hội nhập, với lộ trình cắt giảm thuế
quan dài nhất. Phòng vệ thương mại được ví như biện pháp hiệu quả giúp “hồi
sức” cho ngành mía đường nước ta, từng bước phục hồi vùng nguyên liệu của
người nông dân và các doanh nghiệp sản xuất mía đường, đồng thời giảm áp lực
cho các doanh nghiệp mía đường trong nước.
Bài viết “Hướng tới phát triển bền vững mía đường Việt Nam” của tác giả
Thanh Trà đăng trên website https://nhandan.vn/ (21/01/2022) cho rằng, ngành
mía đường Việt Nam hiện đang giảm mạnh về quy mô. Theo các chuyên
gia, việc suy giảm của ngành mía đường trong thời gian gần đây được cho là do
năng lực cạnh tranh của ngành thấp, đặc biệt kể từ khi Việt Nam tham gia Hiệp
định ATIGA từ năm 2019.
Bài viết “Ngành mía đường từng bước vượt khó” của Vũ Dung đăng trên
website https://www.qdnd.vn/ (14/02/2022) đã khẳng định: Sau thời gian gặp
khó khăn trước sức ép từ đường nhập lậu và đường nhập khẩu giá rẻ, ngành mía
đường trong nước đang cho thấy tín hiệu khởi sắc trở lại. Hiện giá thu mua mía,
giá đường đã tăng đáng kể và vùng nguyên liệu mía từng bước được phục hồi,
giúp nông dân và doanh nghiệp (DN) giảm dần áp lực cạnh tranh.
Các công trình, bài viết nghiên cứu nêu trên đã ít nhiều đề cập đến tiềm năng
và thực trạng phát triển ngành mía đường Việt Nam. Đây sẽ là những tài liệu
tham khảo có giá trị để tác giả đi sâu phân tích, đánh giá vấn đề nghiên cứu đang
đặt ra. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, chưa có một công trình nào đánh giá
một cách đầy đủ, có hệ thống về thực trạng phát triển ngành mía đường trong
nước giai đoạn 2016 -2023 để đưa ra những giải pháp phát triển ngành mía
đườngViệt Nam hướng tới sự phát triển bền vững trong bối cảnh thực thi các
cam kết hội nhập, nhất là giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035.
Chính vì vậy, nhằm góp một phần nhỏ trong việc giải quyết những hạn chế, tồn
tại của ngành mía đường trong nước, bảo đảm sự ổn định và phát triển một cách
có trật tự, bảo đảm sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước, thực hiện mục tiêu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần phát triển ổn định kinh tế trong nước trong
bối cảnh thực thi các cam kết hội nhập .
3. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu các vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển ngành
mía đường, từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị để phát triển ngành mía đường
ở Việt Nam trong giai đoạn tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài thực hiện những nhiệm vụ nghiên
cứu cụ thể sau:
- Hệ thống hóa, làm rõ những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về
phát triển ngành mía đường.
- Phân tích, đánh giá thực trạng chỉ rõ những kết quả đạt được cũng như
những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế về phát triển ngành mía đường.
- Làm rõ căn cứ đề xuất và nội dung các giải pháp ngành mía đường Việt
Nam trong bối cảnh mới.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Phát triển ngành mía đường trong bối cảnh mới
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Đánh giá thực trạng pháp phát triển ngành mía đường giai
đoạn 2016 - 2023 và đề xuất các giải pháp, kiến nghị cho những năm tiếp theo,
tầm nhìn đến 2030.
- Về không gian: ngành mía đường Việt Nam
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Dữ liệu thứ cấp: thu thập dữ liệu giai đoạn 2016 - 2023 về tình hình sản xuất
với các tiêu chí năng suất, sản lượng, giá trị, quy mô, tiêu dùng và thương mại
của Việt Nam, các chỉ số phân tích năng lực cạnh tranh từ các nguồn số liệu như
Hiệp hội mía đường, Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan, Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn và kế thừa một số nghiên cứu
Các thông tin và tài liệu chính thức về hiệp định thương mại và các cam kết:
thu thập các văn bản liên quan trong phạm vi cộng đồng kinh tế ASEAN, tổ
chức thương mại từ trang Trung tâm WTO Việt Nam, trang thông tin chính thức
của Tổ chức thương mại thế giới (WTO)
5.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích thống kê mô tả và công cụ Excel
để tính toán, tổng hợp, phân tích, so sánh, đánh giá, làm rõ các nội dung cần đạt
được của đề tài.
6. Những đóng góp mới của đề tài
Thứ nhất, phát triển một số lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển
ngành mía đường.
Thứ hai, phân tích, mô tả thực trạng, đánh giá những thành công và hạn chế
cũng như nguyên nhân chủ yếu của hạn chế về phát triển ngành mía đường Việt
Nam trong giai đoạn 2016 - 2023.
Thứ ba, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị cụ thể nhằm phát triển ngành
mía đường trong bối cảnh mới.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài mở đầu, kết luận, nội dung của đề tài được chia thành 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển
ngành mía đường .
Chương 2: Thực trạng phát triển ngành mía đường Việt Nam giai đoạn 2016
– 2023.
Chương 3: Giải pháp phát triển ngành mía đường Việt Nam trong bối cảnh
mới.
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIẾN VỀ
PHÁT TRIỂN NGÀNH MÍA ĐƯỜNG TRONG BỐI CẢNH MỚI

1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA PHÁT TRIỂN NGÀNH
MÍA ĐƯỜNG TRONG BỐI CẢNH MỚI
1.1.1. Khái niệm phát triển ngành mía đường
Để hiểu thế nào là phát triển ngành mía đường, trước hết xuất phát từ khái
niệm phát triển và khái niệm ngành mía đường.
Phát triển là một quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ chưa tốt
đến hoàn hảo về mọi mặt. Quá trình vận động đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy
vọt để đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ.
Ngành mía đường là ngành sản xuất và chế biến đường từ cây mía.
Từ hai khái niệm trên, có thể hiểu: phát triển ngành mía đường là quá trình
nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của ngành mía đường, nhằm đáp ứng
nhu cầu tiêu thụ đường của người dân trong nước và xuất khẩu.
1.1.2. Đặc điểm phát triển ngành mía đường trong bối cảnh mới
Ngành mía đường thuộc ngành nông nghiệp có quy mô sản xuất lớn, phụ
thuộc vào nguồn nguyên liệu tự nhiên là cây mía và sử dụng nhiều lao động, có
tác động quan trọng đến kinh tế - xã hội của đất nước. Phát triển ngành mía
đường trong bối cảnh mới có các đặc điểm sau:
Thứ nhất, cơ cấu sản xuất được chuyển dịch theo hướng tập trung, quy mô
lớn.
Để nâng cao năng lực cạnh tranh, các doanh nghiệp mía đường Việt Nam
đang tích cực đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất. Theo đó, số lượng các nhà máy
đường có công suất lớn (trên 10.000 tấn mía/ngày) ngày càng tăng, chiếm tỷ
trọng ngày càng cao trong tổng số nhà máy đường.
Thứ hai, phát triển ngành mía đường gắn với mức độ liên kết và hợp tác
giữa các chủ thể.
Phát triển ngành mía đường có đặc điểm chưa thật sự hài hòa một phần xuất
phát từ sự liên kết giữa các chủ thể ở từng mắt xích còn thiếu và yếu, đồng thời
sự hợp tác để gắn kết với nhau trong chuối giá trị ngành mía đường còn lỏng lẻo
và mang tính tự phát trong liên kết dẫn đến quá trình sản xuất và tiêu thụ mía
đường thiếu ổn định và chậm phát triển. Mặt khác, sự liên kết và hợp tác kém
hiệu quả trong chuỗi còn xuất phát từ chỗ mỗi chủ thể chỉ chạy theo lợi ích của
mình mà không quan tâm đến lợi ích của cả hệ thống trong chuỗi từ đó xuất hiện
tình trạng chỉ liên kết khi cảm thấy cần thiết, không có tính ổn định trong liên
kết làm cho các chủ thể bị động trong liên kết, nhất là giữa người nông dân với
các doanh nghiệp. Việc liên kết để đảm bảo vùng nguyên liệu đầu vào cho quá
trình chế biến mía đường cũng như liên kết trong tiêu thụ đầu ra giữa các doanh
nghiệp và người nông dân còn thiếu, diễn ra chậm với quy mô và phạm vi liên
kết còn nhỏ. Chính sự không chú trọng trong liên kết làm xuất hiện nhiều rủi ro
như thiếu nguyên liệu mía đường đầu vào hay khó khăn trong việc tiêu thụ đầu
ra, chậm đổi mới ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong sản xuất, thiếu
vốn sản xuất… dẫn đến sản phẩm mía đường với chất lượng kém, không đáp
ứng được yêu cầu và giá trị thu về thấp.
Thứ ba, phát triển ngành mía đường gắn với những thách thức lớn từ toàn
cầu hóa và hội nhập quốc tế.
Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã và đang tác động bao trùm lên
các hoạt động kinh tế diễn ra ở các quốc gia trong mọi lĩnh vực. Ngày nay,
không một một quốc gia nào phát triển nằm ngoài xu thế đó. Sự phát triển của
ngành mía đường cũng như lợi ích kinh tế của các chủ thể ở từng khâu trong
chuỗi giá trị mía đường đều chịu ảnh hưởng từ quá trình toàn cầu hóa và hội
nhập quốc tế. Quá trình này tạo ra những tác động đến sự phát triển ngành mía
đường từ khâu sản xuất đến tiêu thụ. Hiện nay những tiêu chuẩn quốc tế được áp
dụng phổ biến như tiêu chuẩn Viet GAP hay đạt những tiêu chí theo bộ quy tắc
4C1 và gần đây nhất là các tiêu chí đạt chuẩn quốc tế với yêu cầu cao hơn như
tiêu chuẩn truy xuất nguồn gốc đối với người trồng mía đường (viết tắt là chứng
nhận UTZ) và các doanh nghiệp phải chứng minh được sản phẩm đạt đúng quy
trình từ khâu trồng, thu hoạch cho đến thành phẩm; tiêu chuẩn toàn cầu về an
toàn thực phẩm (BRC)2 quy định rõ hơn tiêu chí về an toàn thực phẩm, lưu trữ
và bao bì đối với mặt hàng mía đường. Từ đó, để phát triển ngành mía đường
trong bối cảnh mới hiệu quả và mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho mỗi chủ thể
tham gia, thì bản thân các chủ thể ngay từ khâu đầu vào cho đến đầu ra phải
1
Bộ quy tắc 4C: Communication (thông tin), Clarification (sự rõ ràng), Commitment (sự cam kết) và Credibility
(sự tín nhiệm)
2
BRC là tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm do Hiệp hội bán lẻ Anh quốc (British Retailer Consortium-
BRC) thiết lập vào năm 1998, thích hợp cho việc kiểm soát chất lượng và an toàn thực phẩm.
không ngừng tích cực đổi mới, sáng tạo, tận dụng những thời cơ để nâng cao
khả năng của mình vươn lên đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế trước những
tác động của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Đồng thời, bối cảnh hội nhập
quốc tế cũng đặt ra không ít thách thức cho quá trình sản xuất và tiêu thụ mía
đường, từ đó ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân hay lợi nhuận của
doanh nghiệp và các chủ thể khác. Chẳng hạn, quá trình toàn cầu hóa và hội
nhập quốc tế làm cho quá trình cạnh tranh trong nước với nhau cũng như trong
nước với ngoài nước trở nên gay gắt hơn, nhất là đối với các doanh nghiệp. Nếu
không năng động, đổi mới sẽ bị đào thải ngay trên “sân nhà” của chính mình,
khi bị các đối thủ cạnh tranh nước ngoài vượt mặt dẫn đến thua lỗ và phá sản.
Những thực trạng này đã, đang và sẽ ngày càng hiện hữu một cách phổ biến
dưới tác động của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, cũng như sự phát triển bùng
nổ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng công nghiệp 4.0),
làm cho các chủ thể trong ngành mía đường đối mặt với những khó khăn, thách
thức mà trực tiếp nhất là ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế, dẫn đến quan hệ lợi ích
giữa các chủ thể không được đảm bảo hài hòa và triệt tiêu động lực trong quá
trình sản xuất và tiêu thụ mía đường.
Thứ ba, phát triển ngành mía đường gắn với ứng dụng công nghệ tiên tiến
trong sản xuất, chế biến
Các doanh nghiệp mía đường đang tích cực ứng dụng các tiến bộ khoa học
kỹ thuật trong sản xuất, chế biến mía đường, nhằm nâng cao năng suất, chất
lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất. Một số công nghệ mới được ứng dụng
trong ngành mía đường hiện nay, như: công nghệ thu hoạch mía bằng máy, công
nghệ chế biến đường trắng, đường tinh luyện.
1.1.3. Vai trò của phát triển ngành mía đường trong bối cảnh mới
Vai trò của phát triển ngành mía đường được thể hiện trên ba chiều cạnh: về
kinh tế, về xã hội và về môi trường.
Về kinh tế:
Ngành mía đường đóng vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế. Việc
tăng cường sản xuất mía đường đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của các quốc gia và
dân cư, cung cấp một nguồn nguyên liệu chính cho ngành công nghiệp đường và
các sản phẩm liên quan khác như đồ uống, bánh kẹo và thực phẩm chế biến. Bên
cạnh đó, ngành mía đường có vai trò quan trọng trong xuất khẩu và mang về
nguồn thu ngoại tệ cho các quốc gia sản xuất mía. Điều này góp phần cân đối
thương mại và cung cấp nguồn tài chính cho quốc gia, đặc biệt là trong các nền
kinh tế nông nghiệp.
Về xã hội:
Ngành mía đường cung cấp nhiều việc làm và tạo thêm thu nhập cho nông
dân và lao động nông thôn. Nông dân trồng mía có thể kiếm thu nhập từ việc
bán mía và cung cấp lao động cho các nhà máy đường. Điều này giúp cải thiện
mức sống và giảm đói nghèo cho những người sống ở vùng nông thôn.
Về môi trường:
Phát triển ngành mía đường được thực hiện theo hướng bảo vệ môi trường,
phát triển bền vững. Do đó, phát triển ngành mía đường luôn chú trọng đến vấn
đề sử dụng hiệu quả tài nguyên nước, đất đai, giảm thiểu ô nhiễm môi trường,
phát triển mía đường theo hướng hữu cơ....
1.2. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN NGÀNH MÍA ĐƯỜNG
1.2.1. Thể chế và chính sách phát triển ngành mía đường
Thể chế, chính sách phát triển ngành mía đường là những quy định của Nhà
nước về tổ chức, hoạt động, quản lý và phát triển ngành mía đường. Thể chế,
chính sách phát triển ngành mía đường có vai trò quan trọng trong việc tạo môi
trường thuận lợi cho sự phát triển của ngành, góp phần đảm bảo an ninh lương
thực, ổn định thị trường đường trong nước và phát triển xuất khẩu.
Mỗi một quốc gia tùy thuộc vào mục tiêu, chiến lược phát triển ngành mía
đường mà có thể chế và chính sách phát triển ngành mía đường phù hợp.
1.2.2. Phát triển vùng nguyên liệu mía
Vùng nguyên liệu mía là khu vực tập trung các diện tích trồng mía, có điều
kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội phù hợp cho sản xuất mía.
Vùng nguyên liệu mía có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của ngành
mía đường. Việc phát triển các vùng nguyên liệu mía tập trung sẽ giúp doanh
nghiệp mía đường chủ động về nguồn nguyên liệu, giảm giá thành sản xuất,
nâng cao năng lực cạnh tranh.
Phát triển vùng nguyên liệu mía được thực hiện theo các nội dung: quy hoạch
vùng nguyên liệu mía; phát triển giống mía nguyên liệu có năng suất, chất lượng
và hiệu quả; phát triển chuỗi liên kết vùng nguyên liệu mía.
1.2.2.1. Quy hoạch vùng nguyên liệu mía
Nhiệm vụ của sản xuất đường là lấy được nhiều đường trong cây mía. Do đó,
làm tốt công tác quy hoạch vùng nguyên liệu mía là một mắc xích quan trọng
đảm bảo sản xuất tiến hành thuận lợi.
Vùng nguyên liệu mía cần được quy hoạch một cách tập trung nhằm tạo điều
kiện thuận lợi cho công tác trồng và đưa mía vào sản xuất đường. Quy hoạch
vùng nguyên liệu mía cần chú ý đến các nhân tố: yếu tố tự nhiên, yếu tố về xã
hội, cơ sở hạ tầng, nhân tố về khoa học công nghệ, nhân tố về thể chế chính sách
1.2.2.2. Phát triển giống mía nguyên liệu
Giống mía là yếu tố quan trọng quyết định năng suất, chất lượng mía, chi phí
sản xuất và hiệu quả kinh tế của ngành mía đường. Do đó, việc phát triển giống
mía nguyên liệu là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển ngành mía
đường.
Giống mía nguyên liệu cần đáp ứng các yêu cầu sau:
 Năng suất cao
Năng suất mía là yếu tố quan trọng nhất quyết định hiệu quả kinh tế của sản
xuất mía. Do đó, giống mía nguyên liệu cần có năng suất cao, đạt từ 100 tấn
mía/ha trở lên.
 Chất lượng tốt
Chất lượng mía là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm đường. Do đó,
giống mía nguyên liệu cần có chất lượng tốt, hàm lượng đường cao, ít tạp chất,
không có vị chát, đắng.
 Khả năng chống chịu sâu bệnh tốt
Sâu bệnh là một trong những nguyên nhân chính gây thất thu sản lượng mía.
Do đó, giống mía nguyên liệu cần có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, giúp
giảm chi phí phòng trừ sâu bệnh.
 Khả năng thích ứng với điều kiện sinh thái của vùng trồng
Giống mía nguyên liệu cần có khả năng thích ứng với điều kiện sinh thái của
vùng trồng, đảm bảo năng suất, chất lượng mía ổn định.
1.2.2.3. Phát triển chuỗi liên kết vùng nguyên liệu mía
Chuỗi liên kết vùng nguyên liệu mía là sự liên kết giữa các chủ thể tham gia
vào quá trình sản xuất, kinh doanh mía, bao gồm: doanh nghiệp mía đường,
nông dân trồng mía, các tổ chức cung ứng vật tư, dịch vụ, các tổ chức nghiên
cứu, đào tạo,...
Chuỗi liên kết vùng nguyên liệu mía có vai trò quan trọng đối với sự phát
triển của ngành mía đường, cụ thể:
 Nâng cao năng suất, chất lượng mía
Chuỗi liên kết giúp nông dân tiếp cận được các giống mía mới, kỹ thuật canh
tác tiên tiến, dịch vụ hỗ trợ sản xuất... từ đó nâng cao năng suất, chất lượng mía.
 Giảm chi phí sản xuất
Chuỗi liên kết giúp nông dân giảm chi phí sản xuất thông qua việc giảm giá
vật tư, dịch vụ, tăng hiệu quả sử dụng vật tư, dịch vụ.
 Nâng cao hiệu quả kinh tế
Chuỗi liên kết giúp doanh nghiệp mía đường chủ động về nguồn nguyên liệu,
giảm giá thành sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế.
 Tạo động lực phát triển vùng nguyên liệu mía
Chuỗi liên kết giúp thu hút nông dân tham gia trồng mía, tạo động lực phát
triển vùng nguyên liệu mía.
Hiện nay, có một số mô hình chuỗi liên kết vùng nguyên liệu mía, bao gồm:
 Mô hình liên kết theo chuỗi giá trị
Trong mô hình này, các chủ thể tham gia vào chuỗi liên kết cùng chia sẻ lợi
ích, rủi ro, cùng nhau thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, từ đó nâng
cao năng suất, chất lượng mía, giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế.
 Mô hình liên kết theo hợp đồng
Trong mô hình này, doanh nghiệp mía đường ký hợp đồng với nông dân
trồng mía, cam kết thu mua toàn bộ sản lượng mía của nông dân với giá cả ổn
định. Mô hình này giúp nông dân yên tâm sản xuất, nâng cao năng suất, chất
lượng mía.
 Mô hình liên kết theo vùng nguyên liệu tập trung
Trong mô hình này, doanh nghiệp mía đường tập trung đầu tư vào một vùng
nguyên liệu tập trung, bao gồm việc hỗ trợ nông dân trồng mía, thu mua mía,
chế biến mía. Mô hình này giúp doanh nghiệp mía đường chủ động về nguồn
nguyên liệu, giảm chi phí sản xuất.
1.2.3. Phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, chế biến
sản phẩm mía đường
Phát triển công nghệ sản xuất, chế biến sản phẩm mía đường là việc đầu tư
ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, ứng dụng những thiết bị
công nghệ mới, tiên tiến vào các công đoạn sản xuất, chế biến nhằm nâng cao
hiệu quả sản xuất, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao trên thị trường.
Đối với vùng nguyên liệu, cần đưa các ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào các
khâu từ chọn lọc, nhân giống với công nghệ nuôi cấy mô, đầu tư máy móc thiết
bị nông nghiệp để áp dụng cơ giới hóa trong các khâu trồng và chăm sóc mía, áp
dụng các phương pháp canh tác tiên tiến như tưới nước nhỏ giọt, trồng mía,
chăm sóc và thu hoạch bằng máy. Quy hoạch vùng sản xuất mía công nghệ cao,
áp dụng mô hình quy mô công nghiệp, cánh đồng mẫu lớn, triển khai thí điểm
các ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, thâm canh nhằm tăng năng suất,
giảm chi phí, hạ giá thành, nâng cao hiệu quả sản xuất mía cho nông dân.
Đối với công đoạn chế biến, cần phát triển ngành chế biến mía đường theo
hướng đầu tư thiết bị mới, đồng bộ, công nghệ hiện đại nhằm mang lại hiệu suất
chế biến cao, chất lượng đường đảm bảo.
1.2.4. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm mía đường
Thị trường tiêu thụ sản phẩm mía đường rất đa dạng. Nếu phân theo địa lý,
thị trường tiêu thụ sản phẩm mía đường gồm thị trường tiêu thụ trong nước và
thị trường tiêu thụ nước ngoài. Theo mục đích sử dụng, thị trường tiêu thụ sản
phẩm mía đường được phân chia thành thị trường tiêu thụ trực tiếp và thị trường
công nghiệp chế biến (tức thị trường tiêu thụ gián tiếp). Thị trường đường công
nghiệp được phân chia làm 4 phần: sữa, kem, bánh kẹo, nước ngọt và các
nghành công nghiệp chế biến khác như rau quả, rượu bia hay dược phẩm.
Tuỳ theo mục tiêu và tiềm năng, có thể phát triển thị trường tiêu thụ đường
bằng cách mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa và thúc đẩy xuất khẩu đường sang
các quốc gia có nhu cầu lớn.
Nhu cầu tiêu thụ đường của một quốc gia thường chịu tác động của một số
nhân tố chính như: độ co giãn của cầu theo mức thu nhập; tốc độ gia tăng dân
số; giá đường và các sản phẩm thay thế đường; truyền thống văn hóa và năng
lực tự cung cấp đường…
+ Độ co giãn của cầu theo thu nhập: theo thống kê, ở các quốc gia đang phát
triển, tăng thu nhập dẫn đến tăng tiêu thụ đường. Trong khi đó, thu nhập và mức
tiêu thụ đường ở các quốc gia phát triển có quan hệ tỉ lệ nghịch do lo ngại về sức
khỏe, chế độ ăn kiêng và sự xuất hiện của các chất ngọt thay thế khác. Trong
những năm gần đây, ngay tại các nước đang phát triển, ý thức tiêu dùng của
người dân cũng đã thay đổi đáng kể, do lo ngại về sức khỏe, đặc biệt là bệnh tiểu
đường. Chính phủ Thái Lan cũng đã khuyến cáo người dân không nên sử dụng
quá nhiều đường, vì có thể làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh tiểu đường. Ngay ở
Việt Nam, vì nhiều lý do khác nhau, một số người mắc bệnh tiểu đường cũng
tăng nhanh chóng và do đó một số ít người tiêu dùng ở các thành phố lớn cũng
bắt đầu lo ngại về việc sử dụng quá nhiều đường có thể gây hại cho sức khỏe.
+ Mức tăng dân số: tốc độ tăng dân số thường là nhân tố quan trọng nhất ảnh
hưởng đến lượng tiêu thụ đường ở các quốc gia đang phát triển. Tốc độ tăng dân
số ở Việt Nam đã giảm đáng kể trong những năm gần đây và đang có xu hướng
giảm trong những năm tới, mặc dù vậy, mưc tăng dân số cơ học vẫn cao trong
nhiều thập kỷ tới.
+ Giá đường và sản phẩm thay thế đường: tác động của giá đường đến mức
tiêu thụ được thể hiện qua độ co giãn của cầu theo giá. Hiện nay, nhiều nước
trên thế giới có xu hướng tăng sử dụng các chất ngọt thay thế đường như HFS
hay saccharine3 trong các ngành chế biến thực phẩm vì giá rẻ hơn nhiều so với
đường.
+ Truyền thống văn hóa và khả năng tự cung ứng đường: tiêu thụ đường trực
tiếp tại các nước phát triển có xu thế giảm do thay đổi thói quen tiêu dùng. Trái
lại, tiêu thụ đường gián tiếp tăng lên thông qua các sản phẩm như bánh,
kẹo,mứt, đồ hộp và nhất là đồ uống. Do mức tiêu thụ đường gián tiếp vẫn còn
khá thấp do hạn chế về thu nhập, cùng với sự phát triển kinh tế, người dân vẫn
có khả năng tăng mức tiêu thụ đường.
1.2.5. Phát triển mạng lưới các bên liên quan
Mạng lưới các bên liên quan là hệ thống các mối quan hệ giữa doanh nghiệp
và các bên liên quan, bao gồm các đối tác kinh doanh, khách hàng, nhà cung
cấp, nhân viên, cộng đồng...
Mạng lưới các bên liên quan của ngành mía đường bao gồm: (i) mạng lưới
liên kết sản xuất, tiêu thụ mía nguyên liệu; (ii) mạng lưới liên kết nghiên cứu,
ứng dụng khoa học công nghệ; (iii) mạng lưới liên kết thương mại
Mạng lưới liên kết sản xuất, tiêu thụ mía nguyên liệu là một trong những
mạng lưới quan trọng nhất của ngành mía đường. Mạng lưới này bao gồm các
3
HFS hay Saccharin là chất làm ngọt nhân tạo
chủ thể trong ngành mía đường, từ người trồng mía, doanh nghiệp mía đường
đến các cơ quan quản lý nhà nước.
Phát triển mạng lưới liên kết sản xuất, tiêu thụ mía nguyên liệu được thể hiện
ở nhiều hình thức liên kết đa dạng, như:
 Liên kết theo chuỗi giá trị: là hình thức liên kết giữa các chủ thể trong
ngành mía đường, từ người trồng mía, doanh nghiệp mía đường đến các cơ quan
quản lý nhà nước, nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của
ngành.
 Liên kết theo hợp đồng: là hình thức liên kết giữa doanh nghiệp mía
đường và người trồng mía, được thể hiện bằng hợp đồng kinh tế.
 Liên kết theo tổ chức, hội, hiệp hội: là hình thức liên kết giữa các chủ thể
trong ngành mía đường theo một tổ chức, hội, hiệp hội.
Phát triển mạng lưới liên kết sản xuất, tiêu thụ mía nguyên liệu giúp năng
suất, chất lượng mía nguyên liệu sẽ được nâng cao, ổn định nguồn cung mía
nguyên liệu cho các doanh nghiệp mía đường.
Mạng lưới liên kết nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ là mạng lưới
quan trọng để thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, chế biến
mía đường. Mạng lưới này bao gồm các cơ quan nghiên cứu, các doanh nghiệp
mía đường, các trường đại học, cao đẳng,...
Các hoạt động phát triển mạng lưới liên kết nghiên cứu, ứng dụng khoa học
công nghệ của ngành mía đường có thể bao gồm:
 Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học về sản xuất, chế biến mía
đường.
 Tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực khoa học công nghệ.
 Tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học công nghệ.
Mạng lưới liên kết thương mại là mạng lưới quan trọng để mở rộng thị
trường tiêu thụ mía đường. Mạng lưới này bao gồm các doanh nghiệp mía
đường, các doanh nghiệp thương mại, các cơ quan quản lý nhà nước.
Phát triển mạng lưới các bên liên quan có vai trò quan trọng đối với sự phát
triển của ngành mía đường, cụ thể:
 Tạo dựng lợi thế cạnh tranh
Phát triển mạng lưới các bên liên quan tạo dựng được lợi thế cạnh tranh
thông qua việc thu thập thông tin, chia sẻ nguồn lực, hợp tác phát triển...
 Nâng cao hiệu quả hoạt động
Phát triển mạng lưới các bên liên quan nâng cao được hiệu quả hoạt động
thông qua việc giảm chi phí, tăng năng suất, cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch
vụ...
 Tăng cường trách nhiệm xã hội
Phát triển mạng lưới các bên liên quan tăng cường được trách nhiệm xã hội
thông qua việc giải quyết các vấn đề liên quan đến cộng đồng, môi trường...
Phát triển mạng lưới các bên liên quan là giải pháp quan trọng giúp ngành
mía đường phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế. Để phát
triển mạng lưới các bên liên quan hiệu quả, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các
bên liên quan, sự hỗ trợ của Nhà nước và sự ứng dụng khoa học công nghệ.
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGÀNH MÍA
ĐƯỜNG TRONG BỐI CẢNH MỚI
1.3.1. Nhân tố khách quan
Thứ nhất, điều kiện tự nhiên
Những yếu tố về tự nhiên như khí hậu, thời tiết luôn có những tác động lớn
đến ngành mía đường, nhất là đối với chủ thể sản xuất mía đường là những
người nông dân. Thời tiết thuận lợi, việc trồng mía cho sản lượng, năng suất cao,
chữ đường lớn. Ngược lại, thời tiết khắc nghiệt như hạn hán kéo dài, vào mùa
khô thiếu nguồn nước hay đất đai bị xói mòn làm cho sản lượng, năng suất mía
thấp hoặc không thu hoạch được, dẫn đến nguồn cung ứng nguyên liệu mía cũng
sụt giảm, việc sản xuất ngành mía đường gặp nhiều khó khăn do thiếu nguyên
liệu mía. Đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, biến đổi khí hậu ngày càng phức
tạp đang tác động tiêu cực đến sản xuất mía đường, bao gồm: nắng nóng, hạn
hán, lũ lụt làm giảm năng suất và chất lượng mía; nguy cơ dịch bệnh trên cây
mía gia tăng.
Thứ hai, trình độ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội
Trình độ phát triển kinh tế cũng là nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát
triển ngành mía đường. Kinh tế phát triển sẽ thúc đẩy các quan hệ kinh tế phát
triển lành mạnh, giúp cho sự liên kết giữa các chủ thể kinh tế trong ngành mía
đường trở nên bền chặt và việc phát triển ngành mía đường ngày càng hiệu quả.
Thị hiếu tiêu dùng đang thay đổi, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến các
sản phẩm đường có chất lượng cao, thân thiện với môi trường.
Bên cạnh đó, yếu tố văn hoá xã hội như phong tục, tập quán sản xuất trồng
trọt của người nông dân có ảnh hưởng trực tiếp đến cách thức thực hiện lợi ích
của người nông dân. Thứ nhất, tâm lý của người nông dân ta từ xưa đến nay
trong quá trình sản xuất tiêu dùng, chỉ nhìn thấy lợi ích trước mắt, mà không
quan tâm lợi ích lâu dài, tâm lý chạy theo số đông, thấy người khác trồng có lợi
là ồ ạt làm theo dẫn đến khủng hoảng dư thừa, nông sản mất giá. Thứ hai, đôi
khi vì lợi ích một số người nông dân sử dụng các chất kích thích tăng trưởng,
các hóa chất để bảo quản dẫn đến nông sản kém chất lượng, giá thành thấp. Thứ
ba, trong quá trình thu hoạch và bán mía, ngoài trình độ am hiểu thị trường,
người nông dân chủ yếu bán sản phẩm theo thói quen. Có nơi bán cho thương
lái, ít thực hiện hợp đồng, có nơi thường ký gửi cho đại lý, công ty… các thói
quen này ảnh hưởng đến lợi ích của nông dân, doanh nghiệp và các chủ thể liên
quan khác, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành mía đường.
Thứ ba, trình độ phát triển KHCN
Ngày nay cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang tác động mạnh
mẽ đến tất cả các ngành, lĩnh vực, trong đó ngành mía đường cũng không ngoại
lệ. Trình độ phát triển KHCN có tác động lớn đến quá trình phát triển ngành mía
đường trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Áp dụng KHCN vào quá trình trồng mía
sẽ tiết kiệm được thời gian, nhân công và chi phí; giúp cho cho quá trình trồng,
chăm sóc mía dễ dàng, thuận lợi và nâng cao năng suất và chất lượng của sản
phẩm mía đường, từ đó nâng cao thu nhập của chủ thể sản xuất mía. Đối với quá
trình sản xuất, chế biến sản phẩm đường, việc ứng dụng các trang thiết bị, máy
móc, dây chuyền hiện đại sẽ giúp nâng cao năng suất, tiết kiệm được nhân công
và thời gian từ đó góp phần nâng cao được lợi nhuận của doanh nghiệp. Như
vậy, yếu tố KHCN có ảnh hưởng quan trọng đến việc nâng cao năng suất, chất
lượng và sức cạnh tranh của ngành mía đường trên thị trường, góp phần thúc
đẩy ngành mía đường phát triển bền vững.
Thứ tư, trình độ phát triển cơ sở hạ tầng
Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng như mạng lưới giao thông, lưới điện… có
ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển ngành mía đường. Hệ thống cơ sở hạ tầng
phát triển đồng bộ, hiện đại sẽ thúc đẩy phát triển ngành mía đường, mở ra sự
giao thương, phát triển sản xuất hàng hóa, sự liên kết giữa các chủ thể sẽ trở nên
dễ dàng hơn. Ngược lại, hệ thống cơ sở vật chất kém sẽ là trở lực lớn đối với
phát triển ngành mía đường, gây ứ đọng các nguồn lực và khó thu hút đầu tư ảnh
hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành mía đường, cũng như khó
khăn cho quá trình phát triển ngành mía đường trong bối cảnh mới.
Thứ năm, quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế
Ngày nay, quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày
càng mạnh mẽ và sâu rộng, tác động một cách toàn diện lên các nền kinh tế, kéo
theo sự thay đổi trong tất cả các ngành, lĩnh vực cũng như cách thức, hành vi sản
xuất kinh doanh của các chủ thể, trong đó có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất
mía của người nông dân, cho đến quá trình chế biến tiêu thụ mía đường của các
doanh nghiệp và lợi ích kinh tế của các chủ thể. Một mặt, hội nhập kinh tế quốc
tế mở ra nhiều thời cơ, vận hội để phát triển ngành mía đường như cơ hội về mở
rộng thị trường tiêu thụ, tiếp cận với nền sản xuất mía đường với tiêu chuẩn,
chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu quá trình hội nhập, nhằm nâng cao giá trị xuất
khẩu và lợi ích kinh tế cho các chủ thể, thúc đẩy phát triển ngành mía đường
theo hướng bền vững. Mặt khác, quá trình hội nhập tạo ra những thách thức cho
phát triển ngành mía đường như: cạnh tranh trong ngành mía đường diễn ra
ngày càng gay gắt và khốc liệt, đặc biệt là từ các nước có chính sách trợ cấp cho
ngành mía đường, quá trình sản xuất mía đường phải đáp ứng được các quy
trình, tiêu chuẩn quốc tế… đòi hỏi các tổ chức sản xuất mía đường phải tuân thủ
và đảm bảo những yêu cầu của quá trình hội nhập, nếu không sẽ bị đào thải.
Về thị trường tiêu thụ mía đường cũng có những ảnh hưởng nhất định trong
quan hệ lợi ích giữa các chủ thể. Bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào
trong nền kinh tế cũng phải hướng đến thị trường để giải quyết 3 vấn đề cơ bản:
sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? và sản xuất cho ai?. Đối với ngành sản
xuất mía đường, thị trường có vai trò định hướng, điều chỉnh cũng như quyết
định mức độ thành công của liên kết giữa các chủ thể. Sự định hướng của thị
trường tạo sự năng động cho các chủ thể trong sản xuất kinh doanh mía đường.
Thông tin thị trường cũng là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến sản xuất, chế
biến, tiêu thụ nông sản nói chung và mía đường nói riêng. Thông tin thị trường
là yếu tố cốt lõi, quyết định đến giá mía đường trong một thời điểm nhất định.
Nếu nắm bắt được thông tin thị trường sẽ giúp điều tiết sản xuất và thúc đẩy quá
trình phát triển ngành mía đường theo hướng bền vững. Ngược lại, nếu không
nắm bắt được thông tin thị trường kịp thời, sẽ ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của
các chủ thể, nhất là người dân trồng mía và quá trình phát triển ngành mía
đường.
1.3.2. Nhân tố chủ quan
Thứ nhất, sự định hướng và điều tiết của Nhà nước
Đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước đóng vai trò
quan trọng thúc đẩy phát triển ngành mía đường trong bối cảnh mới. Nhà nước
quản lý kinh tế trong việc phát triển ngành mía đường thông qua các công cụ
như hệ thống thể chế, kế hoạch, pháp luật và các chính sách có liên quan nhằm
tạo môi trường pháp lý và kinh tế thuận lợi cho các hoạt động phát triển ngành
mía đường. Thể chế kinh tế thị trường có tác động bao trùm lên mọi chủ thể
cũng như các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân nhằm điều chỉnh chức
năng hoạt động, phương thức hoạt động, các quan hệ lợi ích của các tổ chức, cá
nhân theo hướng đảm hài hòa về lợi ích và hiệu quả về kinh tế, xã hội, trong đó
có phát triển ngành mía đường. Nếu hệ thống thể chế, chính sách được đầy đủ,
phù hợp và đồng bộ sẽ tạo thuận lợi cho sự phát triển ngành mía đường, cũng
như liên kết giữa các chủ thể trong sản xuất và tiêu dùng sản phẩm mía đường.
Ngược lại, nếu hệ thống chính sách không phù hợp, không đầy đủ sẽ gây bất lợi
phát triển ngành mía đường.
Để các chủ trương, chính sách là nhân tố tác động tích cực đến phát triển
ngành mía đường, các nhà hoạch định chính sách cần thấy rõ tính cấp thiết của
sự điều tiết hài hòa từ phía Nhà nước, từ đó xây dựng và triển khai các chính
sách, chiến lược phát triển ngành mía đường một cách thống nhất, hiệu quả.
Thứ hai, vị thế và năng lực của chủ thể tham gia vào quá trình phát triển
ngành mía đường.
Các chủ thể từ khâu sản xuất đến chế biến, tiêu thụ có mối quan hệ biện
chứng, tác động qua lại lẫn nhau trong quá trình phát triển. Do đó, khả năng liên
kết giữa các chủ thể có ảnh hưởng đến phát triển ngành mía đường, cụ thể: đối
với khả năng liên kết giữa người nông dân và các chủ thể thu mua như các
thương lái, đại lý thu gom mía, trong trường hợp khả năng liên kết chặt chẽ, bền
vững, phù hợp với nhu cầu, lợi ích và lợi nhuận của cả hai bên thì sẽ thúc đẩy
ngành mía đường phát triển và ngược lại, sẽ kìm hãm sự phát triển.
Liên kết giữa người nông dân với các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ mía
đường được thể hiện ở chỗ: các doanh nghiệp cần phải duy trì hoạt động chế
biến, đảm bảo sản xuất thường xuyên liên tục… cần có nguồn nguyên liệu ổn
định, nên các doanh nghiệp cần có sự gắn kết chặt chẽ với người sản xuất. Trong
liên kết kinh tế giữa nông dân với doanh nghiệp chế biến mía đường, nếu sự liên
kết giữa nông dân và doanh nghiệp lỏng lẻo thiếu bền vững, thì ảnh hưởng
không nhỏ đến thu nhập của người nông dân. Khi nông dân thiếu sự liên kết với
doanh nghiệp, sẽ thiếu thông tin về sự biến đổi giá cả mía đường và cần phải
thông qua trung gian là đại lý thu mua, dẫn đến người nông dân mất đi một phần
thu nhập và doanh nghiệp chế biến mất đi một phần lợi nhuận khi qua khâu thu
gom. Một đặc điểm khá nổi bật trong mối quan hệ này là sự gắn bó kém bền
vững giữa nông dân và doanh nghiệp, đó là người nông dân thường quan tâm
đến lợi ích trước mắt, dễ phá vỡ hợp đồng với doanh nghiệp nếu thấy có lợi hơn.
Cho nên dễ xảy ra xung đột trong quan hệ lợi ích giữa nông dân và doanh
nghiệp, ảnh hưởng đến lợi ích cũng như quá trình phát triển ngành mía đường.
Mối liên kết giữa chủ thể thu mua mía đường với các doanh nghiệp chế
biến, nếu chặt chẽ sẽ đảm bảo lợi ích cho cả hai chủ thể vì các thương lái, đại lý
thu gom và các doanh nghiệp cũng cần chia sẽ lợi nhuận để duy trì hoạt động và
phát triển. Ngoài ra, tính liên kết còn diễn ra trong nội bộ các khâu lẫn nhau.
Chẳng hạn, giữa các doanh nghiệp chế biến với nhau có sự liên kết chặt chẽ sẽ
đảm bảo việc chia sẻ nguồn lực mía đường trong trường hợp cần thiết. Vì nhiều
cơ sở liên kết được với các chủ thể trung gian nên thu mua được mía khối lượng
lớn đủ để sản xuất, nhưng cũng có nhiều cơ sở thiếu nguồn nguyên liệu. Bên
cạnh đó việc ký kết hợp đồng kinh tế giữa các cơ sở chế biến với nhau sẽ tạo ra
nền tảng pháp lý khi có tranh chấp, hoặc đảm bảo cho việc cạnh tranh bình đẳng,
minh bạch. Đồng thời, các doanh nghiệp sẽ cùng giúp nhau tìm ra giải pháp hợp
lý trong bảo đảm nguồn nguyên liệu đầu vào và nâng cao năng lực cạnh tranh
cho ngành mía đường. Qua đó, các doanh nghiệp có điều kiện nâng cao lợi
nhuận kéo theo lợi ích kinh tế của các chủ thể khác tăng lên, đảm bảo hài hòa và
thúc đẩy ngành mía đường phát triển.
Nhận thức và trách nhiệm của các chủ thể tham gia ngành mía đường cũng
có những ảnh hưởng và đảm bảo hài hòa lợi ích trong quá trình phát triển ngành
mía đường. Nhận thức và trách nhiệm của các chủ thể là những yếu tố mang tính
chủ quan, ảnh hưởng đến việc đảm bảo hài hòa lợi ích trong phát triển ngành
mía đường, bởi lẽ bản thân các chủ thể nếu nâng cao được nhận thức cũng như
trách nhiệm của mình để chủ động gắn kết, hỗ trợ, chia sẻ lẫn nhau ở các khâu
sản xuất kinh doanh sẽ góp phần đảm bảo hài hòa lợi ích để thúc đẩy ngành mía
đường phát triển. Ngược lại, nếu các chủ thể tham gia thiếu trách nhiệm và
chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, ý nghĩa đảm bảo hài hòa lợi ích sẽ kìm hãm
ngành mía đường phát triển.
1.4. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC VỀ PHÁT TRIỂN
NGÀNH MÍA ĐƯỜNG
1.4.1. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển ngành mía đường
1.4.1.1. Kinh nghiệm phát triển ngành mía đườn của Brazil
Brazil là quốc gia sản xuất và xuất khẩu đường lớn nhất thế giới, chiếm
khoảng 1/3 sản lượng và xuất khẩu đường toàn cầu. Ngành mía đường của
Brazil đã có lịch sử phát triển lâu đời, từ những năm đầu của thế kỷ 17. Tuy
nhiên, phải đến những năm gần đây, ngành này mới thực sự phát triển mạnh mẽ
và trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Brazil.
Có thể thấy, ngành mía đường của Brazil đã đạt được những thành tựu đáng
kể nhờ những chính sách và giải pháp phát triển hiệu quả. Dưới đây là một số
kinh nghiệm phát triển ngành mía đường của Brazil:
 Tập trung vào phát triển vùng nguyên liệu: Brazil có diện tích đất nông
nghiệp rộng lớn, khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp cho trồng mía. Chính phủ
Brazil đã tập trung đầu tư phát triển vùng nguyên liệu mía đường, tạo điều kiện
thuận lợi cho các doanh nghiệp trồng mía phát triển. Chính phủ Brazil luôn tạo
môi trường và chính sách xã hội tốt nhất cho nền nông nghiệp mía đường của
nước nhà thông qua việc thiết lập và quy hoạch vùng sản xuất mía cố định; cấm
sử dụng đất khu vực quy hoạch để sản xuất cây trồng khác; đồng thời khuyến
khích xây dựng các nhà máy điện dùng bã mía; ban hành các quy định về sử
dụng và xử lý chất thải từ sản xuất cồn - vinasse…
Brazil có mạng lưới nghiên cứu giống mía Ridesa. Đặc biệt, Viện Nông học
Campinas (IAC) của nước này cũng chọn tạo giống mía chịu hạn và chịu ngập
để đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu. Trong đó, Trung tâm Kỹ thuật cây
mía lưu giữ bộ sưu tập giống mía lớn nhất của Brazil, cung cấp miễn phí gien
mía cho bất cứ nhà khoa học nào.
Bên cạnh công tác nghiên cứu giống mới, Brazil tập trung sử dụng các giống
theo cơ cấu giống chín sớm - trung bình - muộn để ép rải vụ với hiệu suất thu
hồi cao nhất. Các kỹ sư nông nghiệp đã hướng dẫn nông dân áp dụng luân canh
bằng cây đậu nành, đậu phộng & cây phân xanh khác đối với đất trồng mía, sử
dụng phương pháp canh tác cơ giới hóa tối thiểu để giảm sự nén đất canh tác do
cơ giới hóa. Giới chuyên môn thường xuyên phân tích đất và tính toán công thức
phân bón phù hợp nhất, đồng thời sử dụng các phụ phẩm nông nghiệp bả bùn,
vinasse, cho sản xuất mía..
 Ứng dụng công nghệ tiên tiến: Brazil là một trong những quốc gia đi đầu
trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất mía đường. Các doanh
nghiệp mía đường Brazil đã đầu tư mạnh mẽ vào các máy móc, thiết bị hiện đại
để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và giảm chi phí sản xuất. Brazil
vươn lên trở thành quốc gia hàng đầu thế giới trong việc sản xuất, xuất khẩu
đường một phần là nhờ vào những phát minh sáng kiến tiên phong trong việc
nghiên cứu và áp dụng công nghệ thu nhận tàn dư thực vật trên ruộng mía (lá,
ngọn mía để sản xuất cồn và phát điện).
 Tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp: Các doanh nghiệp mía đường

Brazil đã liên kết với nhau thành các hiệp hội để cùng nhau giải quyết các vấn
đề chung, nâng cao sức cạnh tranh của ngành.
1.4.1.2. Kinh nghiệm phát triển ngành mía đường của Ấn Độ
Ấn Độ có diện tích trồng mía lớn, với khoảng 4,5 triệu ha, tập trung chủ yếu
ở các bang Maharashtra, Uttar Pradesh, Karnataka, Andhra Pradesh và Tamil
Nadu. Chính phủ Ấn Độ đã có nhiều chính sách khuyến khích phát triển vùng
nguyên liệu mía, bao gồm:
 Hỗ trợ vốn cho nông dân trồng mía.
 Hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân trồng mía.
 Tạo thị trường ổn định cho mía.
Nhờ những chính sách này, năng suất mía của Ấn Độ đã tăng từ 50 tấn/ha
vào năm 1990 lên 62 tấn/ha vào năm 2022.
Một kinh nghiệm khác của Ấn Độ là cải tiến công nghệ sản xuất đường hiện
đại, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất. Ấn Độ đã đầu tư mạnh
mẽ cho nghiên cứu và phát triển công nghệ sản xuất đường, ứng dụng các công
nghệ tiên tiến như:
 Sử dụng máy ép mía hiện đại để tăng năng suất ép mía.
 Sử dụng công nghệ lọc hiện đại để loại bỏ tạp chất khỏi nước mía.
 Sử dụng công nghệ kết tinh hiện đại để tăng năng suất kết tinh đường.
Nhờ những cải tiến này, năng suất sản xuất đường của Ấn Độ đã tăng từ 6,5
tấn/tấn mía vào năm 1990 lên 7,5 tấn/tấn mía vào năm 2022.
Ngoài ra, Ấn Độ cũng đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường
tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Ấn Độ đã ký kết nhiều hiệp định thương mại
tự do với các nước trên thế giới, giúp mở rộng thị trường tiêu thụ đường của Ấn
Độ.
Nhờ những nỗ lực của Chính phủ và các doanh nghiệp, ngành mía đường của
Ấn Độ đã có những bước phát triển vượt bậc, trở thành một trong những ngành
kinh tế mũi nhọn của đất nước.
1.4.1.3. Kinh nghiệm phát triển ngành mía đường của Thái Lan
Ngành mía đường của Thái Lan là một trong những ngành kinh tế quan trọng
của đất nước, đóng góp đáng kể cho GDP và xuất khẩu. Ngành mía đường của
Thái Lan đã có những bước phát triển vượt bậc trong những thập kỷ qua, trở
thành nước sản xuất và xuất khẩu đường lớn thứ ba thế giới.
Kinh nghiệm phát triển ngành mía đường của Thái Lan có thể được đúc rút
thành một số điểm sau:
 Chính sách hỗ trợ của Chính phủ: Chính phủ Thái Lan đã có nhiều chính
sách khuyến khích phát triển ngành mía đường, bao gồm:
o Hỗ trợ vốn cho nông dân trồng mía.
o Hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân trồng mía.
o Tạo thị trường ổn định cho mía.
 Đầu tư phát triển vùng nguyên liệu mía tập trung, quy mô lớn, đảm bảo
chất lượng: Ngành mía đường của Thái Lan có diện tích trồng mía lớn, với
khoảng 5,5 triệu ha, tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Trung và miền Nam của
đất nước.
 Cải tiến công nghệ sản xuất đường hiện đại, nâng cao năng suất, chất
lượng và hiệu quả sản xuất: Thái Lan đã đầu tư mạnh mẽ cho nghiên cứu và
phát triển công nghệ sản xuất đường, ứng dụng các công nghệ tiên tiến như sử
dụng máy ép mía hiện đại để tăng năng suất ép mía, sử dụng công nghệ lọc hiện
đại để loại bỏ tạp chất khỏi nước mía, sử dụng công nghệ kết tinh hiện đại để
tăng năng suất kết tinh đường.
 Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ trong nước
và xuất khẩu: Thái Lan đã ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do với các nước
trên thế giới, giúp mở rộng thị trường tiêu thụ đường của Thái Lan.
1.4.2. Bài học kinh nghiệm
Ấn Độ, Thái Lan và Brazil là ba nước sản xuất và xuất khẩu đường lớn nhất
thế giới. Ngành mía đường của ba nước này đã có những bước phát triển vượt
bậc trong những thập kỷ qua, đạt được những thành tựu đáng kể. Những kinh
nghiệm phát triển của ngành mía đường ba nước này có thể được đúc rút thành
một số bài học kinh nghiệm cho các quốc gia khác, bao gồm:
 Đầu tư phát triển vùng nguyên liệu mía tập trung, quy mô lớn, đảm bảo
chất lượng
Đây là một trong những kinh nghiệm quan trọng nhất của ba nước. Ngành
mía đường của Ấn Độ, Thái Lan và Brazil đều có diện tích trồng mía lớn, tập
trung chủ yếu ở một số vùng nhất định. Chính phủ của các nước này đã có nhiều
chính sách khuyến khích phát triển vùng nguyên liệu mía, bao gồm hỗ trợ vốn
cho nông dân trồng mía, hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân trồng mía, tạo thị trường
ổn định cho mía. Nhờ những chính sách này, năng suất mía của ba nước này đều
đạt mức cao.
 Cải tiến công nghệ sản xuất đường hiện đại, nâng cao năng suất, chất
lượng và hiệu quả sản xuất
Ba nước đều đã đầu tư mạnh mẽ cho nghiên cứu và phát triển công nghệ sản
xuất đường, ứng dụng các công nghệ tiên tiến như sử dụng máy ép mía hiện đại
để tăng năng suất ép mía, sử dụng công nghệ lọc hiện đại để loại bỏ tạp chất
khỏi nước mía, sử dụng công nghệ kết tinh hiện đại để tăng năng suất kết tinh
đường. Nhờ những cải tiến này, năng suất sản xuất đường của ba nước này đều
tăng đáng kể.
 Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ trong nước
và xuất khẩu
Ba nước đều đã đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ
trong nước và xuất khẩu. Ấn Độ đã ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do với
các nước trên thế giới, giúp mở rộng thị trường tiêu thụ đường của Ấn Độ. Thái
Lan và Brazil cũng đã đẩy mạnh xuất khẩu đường sang các thị trường lớn như
Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc,...
Ngoài ra, trong bối cảnh mới các quốc gia cũng cần chú ý đến các vấn đề
môi trường, biến đổi khí hậu và cạnh tranh toàn cầu trong quá trình sản xuất mía
đường. Cụ thể:
Các quốc gia cần chú ý đến các vấn đề môi trường như: giảm thiểu ô nhiễm
môi trường trong quá trình trồng mía; giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong quá
trình sản xuất đường.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, các quốc gia cần chú ý đến các vấn đề:
 Trồng các giống mía có khả năng chịu hạn, chịu mặn cao.
 Áp dụng các biện pháp canh tác tiên tiến, tiết kiệm nước, giảm thiểu tác
động của biến đổi khí hậu.
Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu, các quốc gia cần chú ý đến các vấn đề:
 Tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất mía đường, nâng cao
sức cạnh tranh của ngành.
 Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ mới, tập
trung vào các thị trường có nhu cầu cao về các sản phẩm đường có chất lượng
cao, thân thiện với môi trường.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH MÍA ĐƯỜNG VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 2016 - 2023
2.1 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÀNH MÍA ĐƯỜNG
VIỆT NAM
2.1.1. Thuận lợi
 Tiềm năng về sản lượng mía nguyên liệu
Việt Nam có diện tích đất trồng mía lớn, với tổng diện tích khoảng 250.000
ha, trong đó diện tích mía thâm canh khoảng 150.000 ha. Sản lượng mía nguyên
liệu hàng năm đạt khoảng 10 triệu tấn, đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất đường trong
nước và xuất khẩu.
 Tiềm năng về thị trường tiêu thụ
Thị trường tiêu thụ đường của Việt Nam có quy mô lớn, với nhu cầu tiêu thụ
đường hàng năm khoảng 2,5 triệu tấn. Ngoài ra, Việt Nam còn có nhiều tiềm
năng xuất khẩu đường sang các thị trường tiềm năng như Trung Quốc,
Indonesia, Malaysia,...
 Chính sách hỗ trợ của Chính phủ
Cây mía được xem là cây trồng “xóa đói giảm nghèo” của Việt Nam nhờ tính
thích ứng và hiệu quả kinh tế cao. Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính
sách hỗ trợ cho ngành mía đường, như hỗ trợ giá thu mua mía, hỗ trợ đầu tư xây
dựng nhà máy mía đường... Các chính sách này đã góp phần thúc đẩy phát triển
ngành mía đường.
Ngày 10/6/2013 Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 899/QĐ-TTg
phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệpt theo hướng nâng cao giá trị gia
tăng và phát triển bền vững, trong đó mía đường là một trong những mặt hàng
cần đẩy mạnh trong các hoạt động tái cơ cấu. Ngoài ra, Chính phủ cũng đã ban
hành nhiều chính sách như: chính sách hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ đầu vào, chính
sách về liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm… nhằm kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ
những khó khăn cho người dân và các doanh nghiệp trong đó có ngành Mía
đường để thúc đẩy ngành mía đường phát triển bền vững.
Ngày 18/4/2018, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết
định số 1369/QĐ-BNN-CBTTNS Phê duyệt Đề án phát triển mía đường đến
năm 2020, định hướng đến năm 2030. Theo đó, mục tiêu đề án đến
năm 2020 diện tích sản xuất ổn định là 300.000 ha và giữ ổn định đến năm
2030; sản lượng mía đạt trên 20 triệu tấn vào năm 2020 và đạt 24 triệu tấn vào
năm 2030; sản lượng đường 2,0 triệu tấn vào năm 2020 và 2,5 triệu tấn vào năm
2030. Để đạt được mục tiêu đề ra, đề án đề ra 3 nhiệm vụ trọng tâm, trong đó:
Tập trung vào xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu mía tại các vùng có lợi thế
phát triển mía nguyên liệu như Vùng Trung du miền núi phía Bắc, vùng Duyên
hải Bắc Trung Bộ, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên, Vùng
Đông Nam Bộ và vùng Đồng bằng Sông Cửu Long; Nâng cao năng lực chế
biến, cơ cấu lại ngành đường thông qua việc di chuyển các nhà máy đến các
vùng có lợi thế phát triển nguyên liệu, cơ cấu lại sản phẩm chế biến theo tiêu
chuẩn quốc tế và hỗ trợ doanh nghiệp đa dạng hoá sản phẩm; Tổ chức lại hệ
thống tiêu thụ nội địa và xuất khẩu bằng cách nâng cao vai trò của Hiệp hội Mía
đường Việt Nam, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, tăng cường
quản lý đường nhập lậu.
Như vậy, với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, KT-XH và những chủ
trương, chính sách đúng đắn, kịp thời của Đảng, Nhà nước nêu trên đã tạo ra
những cơ hội và động lực quan trọng để người dân cũng như các doanh nghiệp
tham gia phát triển ngành mía đường trên cả nước.
2.1.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi trên, ngành mía đường vẫn phải đối mặt với không
ít khó khăn, cụ thể:
Một là, tình trạng biến đổi khí hậu, hạn hán kéo dài trong nhiều năm qua đã
ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng và chất lượng mía đường trên cả nước
dẫn đến đời sống của người dân sản xuất mía đường gặp nhiều khó khăn.
Hai là, kết cấu hạ tầng ở các vùng trồng mía trên cả nước phát triển chưa
đồng bộ, nhất là các vùng sâu, vùng xa vẫn còn gặp nhiều khó khăn về giao
thông, điện nước và internet. Hệ thống giao thông ở một số địa phương trồng
mía vẫn còn chưa được bê tông hóa, đặc biệt là các tỉnh, huyện ở xa trung tâm
dẫn đến nhiều khó khăn trong việc vận chuyển cũng như gắn kết giữa sản xuất
và chế biến, tiêu thụ mía đường của các địa phương. Chẳng hạn như ở Đắk Lăk,
một trong những địa phương có diện tích trồng mía lớn nhất cả nước, theo thống
kê năm 2019, tỷ lệ hộ gia đình có kết nối internet chỉ đạt 49,38%, trong đó tỷ lệ
này đối với các buôn, làng ở vùng sâu vùng xa rất thấp. Đây thực sự là những
trở ngại trong việc tiếp cận trong việc cập nhật những kiến thức và thông tin thị
trường về giá cả mía đường đối với người dân và các chủ thể khác trong quá
trình sản xuất kinh doanh mía đường.
Ba là, chi phí sản xuất mía đường ở Việt Nam vẫn còn cao hơn so với các
nước trong khu vực, do giá đất đai, giá vật tư nông nghiệp, giá điện,... tăng cao.
Bốn là, ngành mía đường Việt Nam mặc dù đã có quy hoạch tổng thể, song
tình trạng thiếu liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị khiến cho người trồng
mía gặp khó khăn trong việc tiếp cận các chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
Năm là, ngành đường Việt Nam đang gặp áp lực cạnh tranh từ Hiệp định
thương mại ATIGA cũng như áp lực đến từ đường nhập khẩu từ các nước Thái
Lan, Indonesia, Trung Quốc,... đang gia tăng mạnh mẽ, khiến cho người trồng
mía chuyển sang trồng các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn . Để có
thể giữ vững vị thế trong bối cảnh này, các doanh nghiệp mía đường Việt Nam
buộc phải giải được bài toán hạ giá thành sản xuất, cũng như định hướng phát
triển các sản phẩm cạnh và sau đường.
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH MÍA ĐƯỜNG VIỆT NAM
2.2.1. Thể chế, chính sách hỗ trợ phát triển ngành mía đường Việt Nam
Thể chế, chính sách phát triển ngành mía đường của Việt Nam được quy định
trong các văn bản pháp luật. Trong giai đoạn 2016 - 2023, thể chế, chính sách
phát triển ngành mía đường của Việt Nam đã được quan tâm, chú trọng và có
nhiều đổi mới, tiến bộ.
Về thể chế:
Chính phủ đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật có liên quan đến phát
triển ngành mía đường, bao gồm:
 Luật Thương mại năm 2005
 Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2013, 2014,
2016, 2020): quy định về chính sách thuế đối với ngành mía đường.
 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014): quy
định về chính sách thuế đối với sản phẩm đường.Luật Trồng trọt năm 2018
 Luật Công nghiệp năm 2014
 Luật Chăn nuôi năm 2018
 Nghị định số 25/2017/NĐ-CP ngày 24 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ
quy định về chính sách hỗ trợ phát triển ngành mía đường.
 Nghị định số 106/2017/NĐ-CP ngày 25/9/2017 của Chính phủ về chính
sách phát triển mía đường giai đoạn 2017 - 2025, định hướng đến năm 2030
 Thông tư số 10/2017/TT-BCT ngày 23 tháng 6 năm 2017 của Bộ Công
Thương quy định về quản lý, sử dụng kinh phí hỗ trợ phát triển ngành mía
đường.
 Quyết định số 1442/QĐ-TTg ngày 26/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp mía đường Việt Nam giai đoạn 2017 -
2025, định hướng đến năm 2030.
 Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 18/2/2022 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt chiến lược phát triển ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn
Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Các văn bản quy phạm pháp luật này đã tạo hành lang pháp lý cho sự phát
triển của ngành mía đường, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh
của các doanh nghiệp mía đường.
Về chính sách:
Trên cơ sở các văn bản pháp luật liên quan đến phát triển ngành mía
đường đã ban hành, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ
cho ngành mía đường, nhằm phát triển ngành này một cách bền vững, đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, như:
Chính sách hỗ trợ giá thu mua mía, nhằm đảm bảo quyền lợi cho người
trồng mía.
Trong giai đoạn 2016 - 2023, Chính phủ đã ban hành một số chính sách
hỗ trợ giá thu mua mía, cụ thể như sau:
oChính sách hỗ trợ giá thu mua mía nguyên liệu: Theo quy định hiện
hành, giá thu mua mía nguyên liệu được xác định trên cơ sở giá thành sản
xuất mía của doanh nghiệp mía đường và giá đường thế giới. Trường hợp
giá thu mua mía nguyên liệu thấp hơn giá thành sản xuất mía, Chính phủ sẽ
hỗ trợ cho các doanh nghiệp mía đường để bảo đảm giá thu mua mía nguyên
liệu không thấp hơn giá thành sản xuất.
Chính sách hỗ trợ giá thu mua mía theo niên vụ: Chính sách này được
o

quy định tại Nghị định số 40/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về
chính sách hỗ trợ giá thu mua mía nguyên liệu. Theo đó, Chính phủ sẽ hỗ trợ
cho các doanh nghiệp mía đường để bảo đảm giá thu mua mía nguyên liệu
theo niên vụ không thấp hơn giá thành sản xuất mía.
o Chính sách hỗ trợ giá thu mua mía cho các hộ trồng mía nghèo, cận
nghèo: Chính sách này được quy định tại Quyết định số 157/QĐ-TTg ngày
22/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng hỗ trợ giảm nghèo bền
vững giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó, Chính phủ sẽ hỗ trợ cho các hộ trồng
mía nghèo, cận nghèo để bảo đảm giá thu mua mía nguyên liệu không thấp
hơn giá thành sản xuất mía.
 Chính sách ưu đãi thuế, nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp mía đường.
Trong giai đoạn 2016 - 2023, Chính phủ đã ban hành một số chính sách
ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho ngành mía đường, bao gồm:
o Giảm 50% thuế suất TNDN đối với doanh nghiệp mía đường có doanh

thu không quá 50 tỷ đồng trong 1 năm tại Nghị định số 13/2020/NĐ-CP
ngày 21/1/2020 quy định về chính sách ưu đãi đầu tư.
o Miễn thuế TNDN đối với doanh nghiệp mía đường đầu tư mới vào các

vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn tai Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày
21/1/2020 quy định về chính sách ưu đãi đầu tư.
o Áp dụng thuế suất TNDN ưu đãi đối với doanh nghiệp mía đường đầu

tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm tại Nghị
định số 135/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 quy định về chính sách ưu đãi
thuế thu nhập doanh nghiệp.
 Chính sách ưu đãi tín dụng, nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp mía

đường đầu tư phát triển. Trong giai đoạn 2016 - 2023, Chính phủ đã ban hành
một số chính sách tín dụng ưu đãi đối với ngành mía đường, cụ thể như sau:
o Chính sách tín dụng đầu tư: được quy định tại Nghị định số

106/2020/NĐ-CP ngày 10/9/2020 quy định về tín dụng đầu tư của Nhà
nước. Theo đó, các doanh nghiệp mía đường được vay vốn tín dụng đầu tư
từ các ngân hàng thương mại với lãi suất ưu đãi, thời gian vay dài hạn.
o Chính sách tín dụng xuất khẩu: được quy định tại Nghị định số

107/2020/NĐ-CP ngày 10/9/2020 quy định về tín dụng xuất khẩu của Nhà
nước. Theo đó, các doanh nghiệp mía đường được vay vốn tín dụng xuất
khẩu từ các ngân hàng thương mại với lãi suất ưu đãi, thời gian vay dài hạn.
o Chính sách tín dụng hỗ trợ giảm nghèo bền vững: được quy định tại

Quyết định số 157/QĐ-TTg ngày 22/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về
tín dụng hỗ trợ giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó, các
hộ gia đình trồng mía nghèo, cận nghèo được vay vốn tín dụng chính sách
với lãi suất ưu đãi, thời gian vay dài hạn.
o Chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn: được quy

định tại Quyết định số 1355/QĐ-TTg ngày 29/7/2021 của Thủ tướng Chính
phủ về tín dụng hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2021 -
2025. Theo đó, các hộ gia đình trồng mía, doanh nghiệp mía đường được
vay vốn tín dụng chính sách với lãi suất ưu đãi, thời gian vay dài hạn.
 Chính sách về nghiên cứu khoa học, nhằm hỗ trợ cho việc phát triển

giống mía mới, công nghệ sản xuất mía.


Trong giai đoạn 2016 - 2023, Chính phủ đã ban hành một số chính sách
về nghiên cứu khoa học, nhằm hỗ trợ cho việc phát triển giống mía mới, công
nghệ sản xuất mía, cụ thể như sau:
o Chính sách về giống mía: Chính phủ đã ban hành một số chính sách hỗ
trợ cho việc phát triển giống mía mới, bao gồm: Tăng cường nghiên cứu,
chọn tạo, sản xuất, cung ứng giống mía mới có năng suất, chất lượng cao,
kháng sâu bệnh, chịu hạn, chịu mặn; Hỗ trợ các doanh nghiệp mía đường,
các cơ quan nghiên cứu khoa học và các tổ chức, cá nhân khác đầu tư
nghiên cứu, chọn tạo giống mía mới; Ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp mía
đường, các cơ quan nghiên cứu khoa học và các tổ chức, cá nhân khác
trong việc chuyển giao, nhân rộng giống mía mới.
o Chính sách về công nghệ sản xuất mía: Chính phủ đã ban hành một số

chính sách hỗ trợ cho việc ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất mía, bao
gồm: Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong sản
xuất mía, như: công nghệ canh tác, công nghệ thu hoạch, công nghệ chế
biến, công nghệ bảo quản; Hỗ trợ các doanh nghiệp mía đường, các cơ
quan nghiên cứu khoa học và các tổ chức, cá nhân khác đầu tư ứng dụng
công nghệ mới trong sản xuất mía; Ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp mía
đường, các cơ quan nghiên cứu khoa học và các tổ chức, cá nhân khác
trong việc chuyển giao, nhân rộng các công nghệ mới trong sản xuất mía.
Có thể thấy, các chính sách phát triển ngành mía đường của Việt Nam đều
tập trung vào các nội dung:
 Phát triển vùng nguyên liệu mía tập trung, quy mô lớn, ổn định, đáp ứng
nhu cầu sản xuất đường trong nước và xuất khẩu.
 Nâng cao năng suất, chất lượng mía, giảm chi phí sản xuất, giá thành sản
phẩm.
 Tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp mía đường và người trồng mía.
 Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất mía
đường.
 Hỗ trợ doanh nghiệp mía đường phát triển sản xuất, kinh doanh.
Các chính sách hỗ trợ của Chính phủ đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của
ngành mía đường, giúp ngành này vượt qua khó khăn và đạt được những thành
tựu đáng kể trong những năm qua.
2.2.2. Tình hình sản xuất mía đường của ngành mía đường Việt Nam
2.2.2.1. Diện tích, sản lượng và năng suất mía
Diện tích trồng mía của Việt Nam giai đoạn 2026 - 2023 có xu hướng giảm
dần, từ 267,6 nghìn ha năm 2016 xuống còn 169,5 nghìn ha năm 2022, giảm
36,66% và năm 2023 ước tính diện tích trồng mía chỉ còn 141,91 nghìn ha.
Nguyên nhân chính của sự giảm sút này là do giá mía thấp, khiến nông dân
không có lợi nhuận, dẫn đến giảm diện tích trồng mía, chuyển sang trồng các
loại cây khác có lợi nhuận cao hơn.
Sản lượng mía của Việt Nam giai đoạn 2026 - 2023 có xu hướng giảm dần,
từ 17.211,2 nghìn tấn năm 2016 xuống còn 11.083,0 tấn niên vụ 2022, giảm
35,6%. Nguyên nhân chính của sự giảm sút này là do diện tích trồng mía giảm.
Năng suất mía của Việt Nam giai đoạn 2016 - 2023 đạt thấp nhất năm 2020 ở
mức 62,20 tấn/ha, và sau đó tăng dần và đạt mức cao nhất vào năm 2023 là 69,3
tấn/ha. Nguyên nhân chính của sự biến động này là do việc ứng dụng các giống
mía mới, kỹ thuật canh tác tiên tiến,...
Bảng 2.2: Diện tích, sản lượng và năng suất mía của Việt Nam 2016 - 2023

Diện tích Sản lượng Năng suất


Năm
(nghìn ha) (Nghìn tấn) (Tấn/ha)

2016 267,6 17.211,2 64,32

2017 281,0 18.356,4 65,33

2018 269,4 17.945,2 66,60

2019 237,9 15.685,6 65,93


2020 185,5 11.534,6 62,20

2021 165,9 10.740,9 64,74

2022 169,5 11.083,0 65,41

2023* 141,91 9.881,68 69,30

Nguồn: Tổng cục Thống kê


Ghi chú; (*) số liệu ước tính do nhóm tác giả tổng hợp
2.2.2.2. Chế biến đường mía
Chế biến đường mía là một ngành công nghiệp quan trọng của Việt Nam,
đóng góp đáng kể cho nền kinh tế quốc dân. Giai đoạn 2016 - 2023, ngành chế
biến đường mía của Việt Nam có những chuyển biến không mấy tích cực, thể
hiện qua các chỉ tiêu sau:
 Số lượng nhà máy đường mía
Số lượng nhà máy đường mía của Việt Nam giai đoạn 2016 - 2023 có xu
hướng giảm dần, từ 41 nhà máy xuống còn 24 nhà máy. Nguyên nhân chính của
sự giảm sút này là do giá mía trong những năm gần đây liên tục giảm, khiến cho
người trồng mía gặp nhiều khó khăn, giảm thu nhập, dẫn đến tình trạng bỏ mía.
Điều này làm cho các nhà máy đường thiếu hụt nguồn cung mía nguyên liệu,
nên nhiều nhà máy không có nguồn nguyên liệu để tiếp tục sản xuất, phải đóng
cửa, phá sản.
 Công suất chế biến
Công suất chế biến đường mía của Việt Nam giai đoạn 2016 - 2023 có xu
hướng giảm dần, từ 1,2 triệu tấn năm 2016 xuống còn 0,8 triệu tấn năm 2023.
Nguyên nhân chính của sự giảm sút này là do số lượng nhà máy đường mía
giảm.
 Sản lượng đường mía
Sản lượng đường kính sản xuất trong nước của Việt Nam giai đoạn 2016 -
2023 có xu hướng biến động tăng giảm thất thường, biến động giảm vào những
năm 2019, 2020, 2021, (giảm mạnh nhất vào năm 2021, giảm gần 11%) và tăng
trở lại vào 2 năm gần đây (tăng mạnh nhất vào năm 2023, 10 tháng đầu năm
tăng 35,5%) so với cùng kỳ năm trước (Biểu đồ 2.1)
Biểu đồ 2.1: Sản lượng đường kính sản xuất trong nước của Việt Nam 2016 -
2023
1900 35
1700
1500 25
1300
1100 15
900 5
700
500 -5
300
100 -1 5
2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 1 0 T/ 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 1 0 T/
2023 2023

1 6S
95. 1747. 1902. 1853. 1711 1522. 1576 9 9 1 .6
3
ả 5 6 6 9
n

l
ư

n
g

đ
ư

n
g

k
í
n
h

(
n
g
h
ì
n

t

n
)

NaN
T 3 .0 8 8 .8 8 -2 .5 8 -7 .6 9 - 3 .4 9 3 5 .5
ố 1 0 .9 9
c

đ

t
ă
n
g

t
r
ư

n
g

s
o

v

i

c
ù
n
g

k

n
ă
m

t
r
ư

c

(
%
)

Nguồn: Tổng cục Thống kê


Sản lượng đường sản xuất trong nước của Việt Nam biến động giảm vào
những năm 2019, 2020, 2021 là do một số nguyên nhân chính, bao gồm: (i) Sản
lượng mía nguyên liệu giảm do diện tích trồng mía giảm; (ii) Năng suất mía
nguyên liệu tăng chậm do chưa được ứng dụng các giống mía mới, kỹ thuật
canh tác tiên tiến một cách đồng bộ và hiệu quả; (iii) Chi phí sản xuất đường
tăng do giá nhiên liệu, vật tư đầu vào tăng; Và (iv) Thị trường xuất khẩu đường
gặp khó khăn do giá đường thế giới biến động, cạnh tranh gay gắt từ các nước
sản xuất đường lớn như Brazil, Thái Lan...
 Tỷ lệ tự cung tự cấp đường mía
Tỷ lệ tự cung tự cấp đường mía của Việt Nam từ niên vụ 2016/2017 đến
niên vụ 2022/2023 có xu hướng giảm dần, từ 72,2% xuống còn 56,8%. Nguyên
nhân chính của sự giảm sút này là do sản lượng đường mía giảm.
2.2.3. Tình hình tiêu thụ của ngành mía đường
2.2.3.1. Tình hình tiêu thụ đường trong nước
Tiêu thụ đường trên thị trường nội địa của Việt Nam giai đoạn 2016 - 2023
có xu hướng tăng trưởng ổn định, từ 1,6 triệu tấn năm 2016 lên 2,3 triệu tấn năm
2023, tăng 43,7% so với 2016.
Giai đoạn 2016 - 2019, tiêu thụ đường trên thị trường nội địa của Việt Nam
có xu hướng tăng trưởng ổn định, với tốc độ tăng trưởng trung bình đạt
7,8%/năm. Nguyên nhân chính của sự tăng trưởng này là do:
* Tăng trưởng kinh tế, thu nhập của người dân tăng, dẫn đến nhu cầu tiêu thụ
đường tăng.
* Sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống,... sử
dụng đường làm nguyên liệu.
Giai đoạn 2020 - 2023, tiêu thụ đường trên thị trường nội địa của Việt Nam
trong giai đoạn này tiếp tục tăng trưởng, với tốc độ tăng trưởng trung bình đạt
10,4%/năm. Nguyên nhân chính của sự tăng trưởng này là do:
* Dịch bệnh Covid-19 khiến người dân có xu hướng tiêu thụ các sản phẩm
thực phẩm chế biến tại nhà, sử dụng đường làm nguyên liệu.
* Sự phát triển của thương mại điện tử, giúp người dân dễ dàng tiếp cận với
các sản phẩm đường chất lượng cao.
2.2.3.2. Tình hình xuất khẩu
Trong giai đoạn 2016 - 2023, sản lượng đường xuất khẩu của Việt Nam
chiếm khoảng 1 - 3% tổng lượng đường sản xuất mỗi năm. Tuy nhiên, xuất khẩu
đường của Việt Nam giai đoạn này có xu hướng giảm dần, từ 180.000 tấn năm
2016 xuống còn 30.000 tấn năm 2023, giảm 84,4%. Nguyên nhân chính của sự
giảm sút này là do giá đường thế giới biến động, cạnh tranh gay gắt từ các nước
sản xuất đường lớn như Brazil, Thái Lan,...
Thị trường xuất khẩu đường của Việt Nam hàng năm bao gồm các nước:
Trung Quốc, Myanmar, Singapore, Kenya, Sri Lanka, và một số nước khác.
Trong đó, Trung Quốc là thị trường chính của Việt Nam, chiếm tỷ trọng khoảng
90% lượng đường xuất khẩu. Đường Việt Nam xuất khẩu qua Trung Quốc chủ
yếu là đường thô và đường trắng có phẩm cấp trung bình thấp, được xuất khẩu
qua đường tiểu ngạch và phụ thuộc rất nhiều vào các chính sách biên mậu của
Trung Quốc.
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã chính thức có
hiệu lực từ ngày 01/08/2020, đem lại cơ hội xuất khẩu cho ngành đường Việt
Nam. Hiệp định EVFTA quy định hạn ngạch xuất khẩu 20.000 tấn đường các
loại và 400 tấn đường đặc biệt (~3% sản lượng đường sản xuất của Việt Nam
trong niên vụ 2019/20) từ Việt Nam sang EU sẽ được miễn thuế. Thuế xuất khẩu
ngoài hạn ngạch vẫn được tính với thuế suất 339 EUR/tấn đối với đường thô và
419 EUR/tấn đối với đường luyện. Để đạt được lợi thế cạnh tranh tại thị trường
này, các sản phẩm nông sản (bao gồm mặt hàng đường) cần đảm bảo được các
yêu cầu cao về chất lượng, truy xuất nguồn gốc. Bên cạnh đó, do mức tiêu thụ
đường bình quân đầu người tại EU đã ở mức cao (35 kg/người/năm, cao hơn
mức trung bình thế giới - 22,6 kg/người/năm), nhu cầu sử dụng đường của thị
trường này đang hướng đến các sản phẩm cao cấp như đường organic, đường ăn
kiêng, đường có bổ sung thêm dưỡng chất… Đây là những sản phẩm có giá bán
cao, tỷ suất lợi nhuận đạt từ 35 - 40%.
Do đó, thị trường EU sẽ đem lại cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam
có bộ sản phẩm đường và sau đường đa dạng, đạt tiêu chuẩn cao về chất lượng.
2.2.3.3. Diễn biến giá
Giá đường của Việt Nam thường bị ảnh hưởng bởi sự biến động của giá
đường thế giới, đặc biệt các biến động ngắn hạn của giá đường Việt Nam chủ
yếu phụ thuộc vào biến động giá đường Thái Lan xuất khẩu sang nước ta.
Đường lậu Thái Lan bán tại Việt Nam luôn thấp hơn mức giá bán buôn trong
nước (10 - 15%). Trong niên vụ 2018/19, giá đường lậu Thái Lan nhập khẩu vào
Việt Nam đã xuống thấp tới mức 9.800 đồng/kg (tháng 04/2019), thấp hơn
khoảng 15% so với giá thành sản xuất đường mía trung bình trong nước, khiến
cho Giá đường trong nước giảm sâu từ mốc trên 14.000 đồng/kg niên vụ
2017/18 xuống còn 10.500-11.000 đồng/kg trong niên vụ 2018/19, từ đó dẫn
đến giá mía cũng giảm theo. Ngành đường Việt Nam đã chịu tác động rất lớn,
nhiều doanh nghiệp mía đường ghi nhận lỗ trong giai đoạn này. Niên vụ
2019/20 là năm thứ tư liên tiếp ngành mía đường của Việt Nam gặp khó. Tổng
diện tích mía nguyên liệu niên vụ này đã giảm khoảng 30-60%. Thậm chí tại
nhiều địa phương giá thành sản xuất mía khoảng 800 đồng/kg nhưng nhà máy
chỉ mua với giá 700 - 750 đồng/kg. Giá mía thấp, nhiều nông dân trồng mía lâm
vào cảnh nợ nần, phải bỏ ruộng mía vì càng đầu tư càng lỗ. Cả nhà máy và nông
dân đều thua lỗ nặng nề, diện tích trồng mía ngày càng thu hẹp.
Tuy nhiên, giá đường trong nước đã bắt đầu tăng trở lại trong giai đoạn 2020
- 2023 theo sự biến động của giá đường trên thế giới, từ mức 12.600 đồng/kg
vào tháng 1/2020 lên mức 17.910 đồng/kg vào tháng 1/2023, tăng 42,14%.
Biểu đồ 2.5. Giá bán đường trong nước và đường Thái Lan ở Việt Nam
8000

7500

7000

6500

6000
Jan-16 Jan-17 Jan-18 Jan-19 Jan-20 Jan-21 Jan-22 Jan-23

Đường trắng Việt Nam Đường trắng Thái Lan


TB FOB đường Thái Lan

Nguồn: Tổng hợp từ VSSA, USDA


Giá đường trong nước tăng cao trong hai năm 2022 và 2023 đã tác động tích
cực đến ngành mía đường Việt Nam, thể hiện qua các khía cạnh sau:
 Tăng thu nhập cho người trồng mía: Giá mía tăng cao đã giúp người trồng
mía có thu nhập ổn định hơn, góp phần cải thiện đời sống và thu nhập của bà
con nông dân. Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, giá mía trung bình trong
niên vụ 2022/23 đạt 1,1 triệu đồng/tấn, tăng 28% so với niên vụ trước.
 Tăng năng suất mía và sản lượng đường sản xuất: Giá mía tăng đã khuyến

khích người trồng mía đầu tư ứng dụng công nghệ để tăng năng suất mía. Theo
số liệu từ tổng cục Thống kê, năng suất mía trong niên vụ 2022/23 đạt 69,30
tấn/ha, tăng 5,95% so với niên vụ trước. Sản lượng đường 10 tháng đầu năm
2023 đạt 991,6 nghìn tấn, tăng hơn 35% so với cùng kỳ năm trước.
 Tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp mía đường: Giá đường tăng đã giúp các

doanh nghiệp mía đường tăng lợi nhuận, góp phần ổn định sản xuất và phát triển
ngành. Theo báo cáo của VCBS, lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp mía
đường trong quý I/2023 tăng trung bình 20-30% so với cùng kỳ năm 2022.
Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, giá đường tăng cao cũng đặt ra
một số thách thức cho ngành mía đường Việt Nam, như:
 Tăng chi phí sản xuất: Giá đường tăng cao kéo theo giá nguyên vật liệu,
chi phí vận chuyển,... cũng tăng theo, làm tăng chi phí sản xuất của các doanh
nghiệp mía đường.
 Tăng cạnh tranh từ các nước xuất khẩu đường khác: Giá đường tăng cao

đã thu hút sự quan tâm của các nước xuất khẩu đường khác, như Brazil, Thái
Lan,... Các nước này có lợi thế về quy mô sản xuất, năng suất cao và chi phí sản
xuất thấp, có thể cạnh tranh với đường Việt Nam trên thị trường thế giới.
2.2.3. Thực trạng phát triển vùng nguyên liệu mía
2.2.2.1. Về quy hoạch vùng nguyên liệu mía
Nguồn nguyên liệu mía đầu vào đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của
ngành mía đường. Chi phí cho nguyên liệu mía thường chiếm trên 70% giá
thành sản xuất đường. Do đó, mọi biến động giá nguyên liệu mía đều có thể làm
tăng hoặc giảm mạnh chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Các tác động từ việc
thừa/thiếu nguyên liệu chế biến cũng đều ảnh hưởng lớn đến tình hình hoạt động
của các doanh nghiệp trong ngành.
Quy hoạch vùng nguyên liệu mía của Việt Nam giai đoạn 2016 - 2023 được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 25/4/2016.
Quy hoạch này xác định các mục tiêu và định hướng phát triển vùng nguyên liệu
mía của Việt Nam trong giai đoạn 2016 - 2023, cụ thể như sau:
 Mục tiêu chung:
oĐảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu mía cho sản xuất đường mía trong nước,
đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.
oPhát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng bền vững, hiệu quả, thân thiện
với môi trường.
o Tạo điều kiện cho người trồng mía nâng cao thu nhập, góp phần phát triển
kinh tế - xã hội của các địa phương.
 Định hướng phát triển:
o Mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía, tập trung vào các vùng có điều
kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất mía.
o Nâng cao năng suất, chất lượng mía nguyên liệu, đạt bình quân 65 tấn/ha.
o Giảm chi phí sản xuất mía nguyên liệu, phấn đấu đạt mức 50 triệu đồng/ha.
o Tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất, chế biến đường với
nhau, với người trồng mía, tạo thành chuỗi giá trị khép kín, từ sản xuất nguyên
liệu đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
Thực tế giai đoạn 2016 - 2023, diện tích giep trồng đã có xu hướng giảm từ
268.300 ha năm 2016 giảm xuống còn 141.906 vào năm 2023. Diện tích trồng
mía chủ yếu tập trung ở vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung và Tây
Nguyên (Xem bảng 2.1)
Bảng 2.1.Diện tích gieo trồng mía phân theo địa phương
Bắc
Đồng
Đồng Trung du Trung
bằng
CẢ bằng và miền Bộ và Tây
sông
NƯỚC sông núi phía Duyên Nguyên
Cửu
Hồng Bắc hải miền
Long
Trung
2016 268300 2836 29373 122473 79909 33709
2017 284073 2245 32335 127258 82492 39743
2018 269434 1950 33458 108134 61203 38781
2019 237908 1781 28034 99173 57222 30450
2020 185455 1426 23975 79598 47663 18776
2021 165899 1108 23929 71216 44925 12677
2022 169451 917 23728 70843 50937 11426
2023 141906 910 13659 66109 50214 11017
Nguồn: Tổng cục Thống kê
2.2.2.2. Về phát triển giống mía nguyên liệu
Giai đoạn 2016 - 2023, cơ cấu giống mía nguyên liệu của Việt Nam đang
có xu hướng chuyển dịch theo hướng tăng diện tích trồng mía lai và giảm diện
tích trồng mía nguyên chủng. Năm 2016, diện tích trồng mía lai chỉ chiếm
khoảng 60%, nhưng đến năm 2023, con số này đã tăng lên khoảng 90%. Trong
khi đó, diện tích trồng mía nguyên chủng đã giảm đáng kể, từ khoảng 40% năm
2016 xuống còn khoảng 10% năm 2023. (xem biểu đồ 2.8).
Giống mía lai bao gồm các giống mía lai C95-618 chiếm khoảng 50%, giống
mía lai ISC200 chiếm khoảng 20%, giống mía lai VNTR100 chiếm khoảng
10%, các giống mía lai khác chiếm khoảng 10%.
Giống mía nguyên chủng bao gồm giống mía nguyên chủng R57 chiếm
khoảng 60%, giống mía nguyên chủng MQ72 chiếm khoảng 20%, giống mía
nguyên chủng MQ96 chiếm khoảng 10%, các giống mía nguyên chủng khác
chiếm khoảng 10%.
Biểu đồ 2.8: Cơ cấu giống mía
100%
10%
80% 40%

60%
90%
40%
60%
20%

0%
2016 2023

Giống mía lai Giống mía nguyên chủng


Nguồn: tổng hợp từ Tổng cục Thống kê
Sự chuyển dịch cơ cấu giống mía này là do giống mía lai có nhiều ưu điểm
hơn so với giống mía nguyên chủng như: năng suất cao hơn, chất lượng đường
tốt hơn, khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất lợi của môi trường tốt
hơn.
2.2.2.3. Về phát triển chuỗi liên kết vùng nguyên liệu mía
Trong những năm qua, chuỗi liên kết vùng nguyên liệu mía ở Việt Nam đã
có những bước phát triển tích cực, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng mía
nguyên liệu, hiệu quả sản xuất, kinh doanh của ngành mía đường.
Năm 2023, các hình thức liên kết trong sản xuất nguyên liệu mía ở Việt Nam
đã bắt đầu được triển khai, bao gồm: (i) Liên kết theo chuỗi giá trị và (ii) Liên
kết theo hợp đồng.
Liên kết theo chuỗi giá trị đã bắt đầu được triển khai ở nhiều địa phương trên
cả nước, như:
* Dự án "Tăng cường liên kết sản xuất và tiêu thụ mía nguyên liệu bền vững
tại Đồng Tháp" do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương
và UBND tỉnh Đồng Tháp ký kết thỏa thuận hợp tác triển khai vào ngày 20
tháng 04 năm 2023. Dự án có tổng mức đầu tư 350 tỷ đồng, thời gian thực hiện
từ năm 2023 đến năm 2025.
* Dự án "Liên kết sản xuất và tiêu thụ mía nguyên liệu bền vững tại Bến Tre"
do UBND tỉnh Bến Tre chủ trì được phê duyệt tại Quyết định số 2138/QĐ-
UBND ngày 31 tháng 05 năm 2023 của UBND tỉnh Bến Tre. Dự án có tổng
mức đầu tư 100 tỷ đồng, thời gian thực hiện từ năm 2023 đến năm 2025.
* Dự án "Liên kết sản xuất và tiêu thụ mía nguyên liệu bền vững tại Lâm
Đồng" do UBND tỉnh Lâm Đồng chủ trì được phê duyệt tại Quyết định số
2149/QĐ-UBND ngày 12 tháng 07 năm 2023 của UBND tỉnh Lâm Đồng. Dự án
có tổng mức đầu tư 150 tỷ đồng, thời gian thực hiện từ năm 2023 đến năm 2025.
Mục tiêu của các dự án trên là tăng cường liên kết sản xuất và tiêu thụ mía
nguyên liệu bền vững tại Lâm Đồng, góp phần nâng cao thu nhập cho người
trồng mía, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Các dự án sẽ tập trung vào các nội dung sau:
 Ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất mía nguyên
liệu, nâng cao năng suất, chất lượng mía.
 Xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ mía nguyên liệu bền vững
giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân.
 Hỗ trợ xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ mía nguyên liệu.
Các dự án được kỳ vọng sẽ góp phần giải quyết những khó khăn, thách thức
mà ngành mía đường Việt Nam đang gặp phải, đặc biệt là tình trạng giá mía
nguyên liệu bấp bênh, đầu ra không ổn định.
Liên kết theo hợp đồng cũng được triển khai rộng rãi ở các vùng trồng mía
tập trung, như:
* Hợp tác xã mía đường Cửu Long (Đồng Tháp) ký hợp đồng bao tiêu mía
nguyên liệu với hơn 10.000 hộ nông dân vào ngày 20 tháng 07 năm 2023. Hợp
đồng có thời hạn 5 năm, từ năm 2023 đến năm 2028.
* Công ty Cổ phần Mía đường Thành Thành Công Bến Tre ký hợp đồng bao
tiêu mía nguyên liệu với hơn 20.000 hộ nông dân vào ngày 20 tháng 09 năm
2023. Hợp đồng có thời hạn 3 năm, từ năm 2023 đến năm 2026.
* Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn (Thanh Hóa) ký hợp đồng bao tiêu
mía nguyên liệu với hơn 15.000 hộ nông dân. vào ngày 20 tháng 10 năm 2023.
Hợp đồng có thời hạn 5 năm, từ năm 2023 đến năm 2028.
Theo hợp đồng, các công ty trên sẽ bao tiêu toàn bộ sản lượng mía của các hộ
nông dân tham gia hợp đồng. Giá mía được áp dụng theo giá thị trường tại thời
điểm thu hoạch, nhưng không thấp hơn giá sàn do UBND tỉnh quy định.
Hợp đồng bao tiêu mía nguyên liệu của các công ty được kỳ vọng sẽ góp
phần ổn định đầu ra cho người trồng mía, giúp họ yên tâm sản xuất, nâng cao
thu nhập.
2.2.3. Thực trạng phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản
xuất chế biến sản phẩm mía đường
Trong những năm qua, ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) trong
sản xuất, chế biến mía đường của Việt Nam đã có những bước phát triển tích
cực, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng mía nguyên liệu, sản lượng, chất
lượng đường, giảm chi phí sản xuất, kinh doanh, bảo vệ môi trường.
Trong sản xuất mía nguyên liệu, đã có một số ứng dụng KH&CN quan
trọng, như:
Ứng dụng giống mía mới có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với

điều kiện sinh thái của từng vùng trồng mía.


Ứng dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến, như: tưới nước tiết kiệm, bón

phân cân đối, phòng trừ sâu bệnh hại,...


Ứng dụng máy móc, thiết bị hiện đại trong các khâu trồng, chăm sóc,

thu hoạch mía.


Nhờ ứng dụng KH&CN, năng suất mía nguyên liệu của Việt Nam giai
đoạn 2016 - 2023 đã tăng lên đáng kể, từ 64,32 tấn/ha năm 2016 lên trên 69
tấn/ha năm 2023.
Trong chế biến đường, đã có một số ứng dụng KH&CN quan trọng, như:
 Ứng dụng công nghệ sản xuất đường trắng, đường tinh luyện, đường ăn
kiêng,...
 Ứng dụng công nghệ chiết xuất các sản phẩm phụ từ mía, như: mật rỉ, bã
mía,...
 Ứng dụng công nghệ xử lý chất thải trong sản xuất đường.
Nhờ ứng dụng KH&CN, chất lượng đường của Việt Nam đã được nâng cao,
đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.
2.2.4. Thực trạng phát triển thị trường tiêu thụ đường
Thị trường tiêu thụ đường của Việt Nam bao gồm thị trường tiêu thụ nội địa
và thị trường xuất khẩu.
Trong giai đoạn 2016 - 2023, thị trường tiêu thụ đường của Việt Nam đã có
những bước phát triển tích cực, với tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng
5%/năm.
Thị trường tiêu thụ nội địa là thị trường chính của ngành mía đường Việt
Nam, chiếm khoảng 95% tổng sản lượng đường tiêu thụ. Giai đoạn 2016 - 2023,
tiêu thụ đường nội địa có xu hướng tăng trưởng ổn định, từ 1,6 triệu tấn năm
2016 lên 2,3 triệu tấn năm 2023. Tăng trưởng tiêu thụ đường nội địa chủ yếu
được thúc đẩy bởi:
 Tăng trưởng kinh tế, thu nhập của người dân kéo theo nhu cầu tiêu thụ các
sản phẩm chế biến từ đường, như: bánh kẹo, nước giải khát,... tăng lên.
 Sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm đã tạo ra nhu
cầu tiêu thụ đường ngày càng tăng.
Thị trường xuất khẩu là thị trường thứ yếu của ngành mía đường Việt Nam,
chiếm khoảng 5% tổng sản lượng đường tiêu thụ. Giai đoạn 2016 - 2023, tiêu
thụ đường xuất khẩu có xu hướng giảm dần, từ 180.000 tấn năm 2016 xuống
còn 30.000 tấn năm 2023. Nguyên nhân chính của sự giảm sút này là do:
 Giá đường thế giới trong giai đoạn 2016 - 2023 có xu hướng giảm mạnh,
từ 280 USD/tấn năm 2016 xuống còn 210 USD/tấn năm 2023. Điều này khiến
cho giá đường xuất khẩu của Việt Nam giảm theo, dẫn đến giảm sức cạnh tranh
trên thị trường quốc tế.
 Cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất đường lớn: các nước sản xuất

đường lớn như Brazil, Thái Lan... có lợi thế về diện tích trồng mía, năng suất
mía, chi phí sản xuất thấp... dẫn đến cạnh tranh gay gắt với Việt Nam trên thị
trường xuất khẩu đường.
2.2.5. Thực trạng phát triển mạng lưới các bên liên quan
Trong những năm qua, mạng lưới các bên liên quan của ngành mía đường
Việt Nam đã có những bước phát triển tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả sản
xuất, kinh doanh của ngành. Cụ thể:
Về mạng lưới liên kết sản xuất, tiêu thụ mía nguyên liệu
Trong giai đoạn 2016 - 2023, mạng lưới liên kết sản xuất, tiêu thụ mía
nguyên liệu của Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, với nhiều hình thức liên kết
đa dạng, như: liên kết theo chuỗi giá trị, liên kết theo hợp đồng, liên kết theo tổ
chức, hội, hiệp hội.
Nhờ phát triển mạng lưới liên kết sản xuất, tiêu thụ mía nguyên liệu, năng
suất, chất lượng mía nguyên liệu của Việt Nam đã được nâng cao, ổn định
nguồn cung mía nguyên liệu cho các doanh nghiệp mía đường.
Về mạng lưới liên kết nghiên cứu, ứng dụng KH&CN
Mạng lưới liên kết nghiên cứu, ứng dụng KH&CN là mạng lưới quan trọng
để thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, chế biến mía đường.
Mạng lưới này bao gồm các cơ quan nghiên cứu, các doanh nghiệp mía đường,
các trường đại học, cao đẳng,...
Trong giai đoạn 2016 - 2023, mạng lưới liên kết nghiên cứu, ứng dụng
KH&CN của ngành mía đường Việt Nam đã được phát triển, với nhiều hoạt
động quan trọng, như:
 Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học về sản xuất, chế biến mía
đường.
 Tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực KH&CN.
 Tuyên truyền, phổ biến kiến thức KH&CN.
Nhờ phát triển mạng lưới liên kết nghiên cứu, ứng dụng KH&CN trong sản
xuất, chế biến mía đường của Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể.
Về mạng lưới liên kết thương mại
Mạng lưới liên kết thương mại là mạng lưới quan trọng để mở rộng thị
trường tiêu thụ đường của Việt Nam. Mạng lưới này bao gồm các doanh nghiệp
mía đường, các doanh nghiệp thương mại, các cơ quan quản lý nhà nước.
Trong giai đoạn 2016 - 2023, mạng lưới liên kết thương mại của Việt Nam
đã được phát triển, với nhiều hoạt động quan trọng, như:
 Tìm kiếm thị trường tiêu thụ mới cho đường Việt Nam.
 Tham gia các hội chợ, triển lãm thương mại quốc tế.
 Tăng cường hợp tác thương mại với các nước.
Nhờ phát triển mạng lưới liên kết thương mại, thị trường tiêu thụ đường của
Việt Nam đã được mở rộng.
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH MÍA ĐƯỜNG VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 2016 - 2023
2.3.1. Những mặt đạt được
Về thể chế, chính sách phát triển ngành mía đường
Trong giai đoạn 2016 - 2023, thể chế, chính sách phát triển ngành mía đường
của Việt Nam đã được quan tâm, chú trọng và có nhiều đổi mới, tiến bộ. Các
văn bản này đã tạo cơ sở pháp lý cho việc phát triển ngành mía đường theo
hướng bền vững, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, sức cạnh tranh của
ngành, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của vùng nguyên liệu mía.
Các chính sách ưu đãi về thuế TNDN và thuế GTGT đối với doanh
nghiệp mía đường đã góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp giảm chi phí, nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh. Các chính sách ưu đãi tín dụng đối với ngành mía
đường đã góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp mía đường tiếp cận nguồn vốn vay
với lãi suất thấp, thời gian vay dài hạn, giúp doanh nghiệp giảm chi phí, nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Các chính sách về nghiên cứu khoa học, nhằm hỗ trợ cho việc phát triển
giống mía mới, công nghệ sản xuất mía của Việt Nam giai đoạn 2016 - 2023 đã
đạt được một số kết quả tích cực:
 Về giống mía: nhiều giống mía mới có năng suất, chất lượng cao,
kháng sâu bệnh, chịu hạn, chịu mặn đã được nghiên cứu, chọn tạo và đưa vào
sản xuất; Diện tích trồng mía bằng giống mía mới đạt khoảng 60 - 90% tổng
diện tích trồng mía.
 Về công nghệ sản xuất mía: một số công nghệ tiên tiến trong sản xuất
mía đã được ứng dụng rộng rãi, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu
quả sản xuất mía.
Về phát triển vùng nguyên liệu mía
Công tác phát triển giống mía nguyên liệu của Việt Nam đã đạt được những
kết quả đáng ghi nhận, như: Tăng cường nghiên cứu, chọn tạo giống mía mới,
đã có một số giống mía mới được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công
nhận, như: Giống mía lai F1, F2; Tỷ lệ sử dụng giống mía mới trong sản xuất
mía nguyên liệu của Việt Nam giai đoạn 2016 - 2023 đã tăng lên đáng kể, từ
60% năm 2016 lên 90% năm 2023; năng suất mía nguyên liệu của Việt Nam
giai đoạn 2016 - 2023 đã tăng lên đáng kể, từ 64,32 tấn/ha năm 2016 lên 69,3
tấn/ha năm 2023.
Việc phát triển chuỗi liên kết vùng nguyên liệu mía đã đạt được những kết
quả đáng ghi nhận như: giúp người trồng mía tiếp cận được với các giống mía
mới, kỹ thuật canh tác tiên tiến, từ đó nâng cao năng suất, chất lượng mía
nguyên liệu; giúp doanh nghiệp mía đường có nguồn cung mía nguyên liệu ổn
định, giảm chi phí, đáp ứng nhu cầu sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Về phát triển ứng dụng KH&CN trong sản xuất, chế biến mía đường
Việc ứng dụng KH&CN trong sản xuất, chế biến mía đường của Việt Nam
đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận, như:
 Nâng cao năng suất, chất lượng mía nguyên liệu, sản lượng, chất lượng
đường.
 Giảm chi phí sản xuất, kinh doanh.
 Bảo vệ môi trường.
Về phát triển thị trường tiêu thụ đường
Thị trường tiêu thụ đường của Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng
kể, bao gồm:
 Lượng đường tiêu thụ trong nước tăng dần, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
trong nước và xuất khẩu.
 Cơ cấu tiêu thụ đường chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng đường ăn và
giảm tỷ trọng đường công nghiệp.
 Thị trường tiêu thụ đường ngày càng đa dạng, với sự tham gia của nhiều
doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Về phát triển mạng lưới các bên liên quan
Trong giai đoạn 2016 - 2023, mạng lưới các bên liên quan của ngành mía
đường Việt Nam đã có những bước phát triển tích cực, đạt được một số kết quả
quan trọng, như:
 Mạng lưới liên kết sản xuất, tiêu thụ mía nguyên liệu của Việt Nam đã
phát triển mạnh mẽ, với nhiều hình thức liên kết đa dạng, như: liên kết theo
chuỗi giá trị, liên kết theo hợp đồng, liên kết theo tổ chức, hội, hiệp hội. Nhờ
phát triển mạng lưới liên kết sản xuất, tiêu thụ mía nguyên liệu, năng suất, chất
lượng mía nguyên liệu của Việt Nam đã được nâng cao, ổn định nguồn cung mía
nguyên liệu cho các doanh nghiệp mía đường.
 Mạng lưới liên kết nghiên cứu, ứng dụng KH&CN của ngành mía đường
Việt Nam đã được phát triển, với nhiều hoạt động quan trọng, như: thực hiện các
đề tài nghiên cứu khoa học về sản xuất, chế biến mía đường, tuyển dụng, đào tạo
nguồn nhân lực KH&CN, tuyên truyền, phổ biến kiến thức KH&CN. Nhờ phát
triển mạng lưới liên kết nghiên cứu, ứng dụng KH&CN, ứng dụng KH&CN
trong sản xuất, chế biến mía đường của Việt Nam đã có những bước tiến đáng
kể.
 Mạng lưới liên kết thương mại của ngành mía đường Việt Nam đã được
phát triển, với nhiều hoạt động quan trọng, như: tìm kiếm thị trường tiêu thụ mới
cho đường Việt Nam, tham gia các hội chợ, triển lãm thương mại quốc tế, tăng
cường hợp tác thương mại với các nước. Nhờ phát triển mạng lưới liên kết
thương mại, thị trường tiêu thụ đường của Việt Nam đã được mở rộng.
2.3.2. Những hạn chế
Về thể chế, chính sách
 Chính sách giá thu mua mía chưa thực sự phù hợp với thực tế: Mức giá
hỗ trợ giá thu mua mía nguyên liệu thấp hơn giá thành sản xuất mía, dẫn đến
người trồng mía vẫn chưa được hưởng lợi đầy đủ; Các chính sách hỗ trợ giá thu
mua mía được ban hành bởi nhiều cơ quan khác nhau, dẫn đến việc triển khai
chính sách còn gặp khó khăn, vướng mắc; Một số người trồng mía chưa nắm rõ
các chính sách hỗ trợ, dẫn đến việc không được hưởng đầy đủ các chính sách.
 Chính sách ưu đãi thuế chưa thực sự hỗ trợ cho các doanh nghiệp mía

đường: Mức thuế GTGT đối với sản phẩm đường cũng tương đương với mức
thuế suất áp dụng chung cho các mặt hàng khác; Các chính sách ưu đãi về thuế
TNDN và thuế GTGT cho doanh nghiệp mía đường được ban hành bởi nhiều cơ
quan khác nhau, dẫn đến việc triển khai chính sách còn gặp khó khăn, vướng
mắc; Một số doanh nghiệp mía đường chưa nắm rõ các chính sách thuế, dẫn đến
việc không được hưởng đầy đủ các ưu đãi của chính sách.
 Chính sách về tín dụng chưa thực sự đáp ứng nhu cầu của các doanh

nghiệp mía đường: Mức lãi suất ưu đãi đối với các khoản vay tín dụng ngân
hàng, tín dụng chính sách đối với ngành mía đường vẫn còn ở mức cao, chưa
thực sự phù hợp với khả năng tài chính của các doanh nghiệp mía đường; Các
chính sách ưu đãi tín dụng đối với ngành mía đường được ban hành bởi nhiều cơ
quan khác nhau, dẫn đến việc triển khai chính sách còn gặp khó khăn, vướng
mắc; Một số doanh nghiệp mía đường chưa nắm rõ các chính sách tín, dẫn đến
việc không được hưởng đầy đủ các ưu đãi của chính sách.
 Chính sách về nghiên cứu khoa học chưa thực sự hiệu quả: Mức độ

đầu tư cho nghiên cứu khoa học về mía đường còn thấp; Công tác chuyển giao,
nhân rộng các kết quả nghiên cứu khoa học về mía đường còn chậm; Một số
doanh nghiệp mía đường còn chưa thực sự quan tâm đến việc đầu tư nghiên cứu
khoa học.
Về phát triển vùng nguyên liệu mía
 Thiếu quy hoạch/định hướng gắn kết vùng trồng mía nguyên liệu với phát
triển hệ thống nhà máy chế biến đường, đặc biệt là thiếu định hướng phát triển
nguồn mía nguyên liệu chất lượng cao. Diện tích trồng mía của Việt Nam vẫn
thấp so với nhu cầu sản xuất, dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguyên liệu trong một
số niên vụ.
 Công tác phát triển giống mía nguyên liệu của Việt Nam giai đoạn 2016 -
2023 vẫn còn một số hạn chế, như: Chưa có nhiều giống mía mới có năng suất,
chất lượng cao, phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng trồng mía; Tỷ lệ
sử dụng giống mía mới ở một số vùng trồng mía còn thấp; Giá giống mía mới
còn cao, chưa phù hợp với khả năng đầu tư của người trồng mía.
 Hầu hết các hình thức liên kết trong sản xuất nguyên liệu mía ở Việt Nam
hiện nay vẫn mang tính chất đơn lẻ, mức độ liên kết còn chưa sâu, chưa mang
tính liên kết bền vững, lâu dài; chưa có cơ chế, chính sách hỗ trợ hiệu quả cho
việc phát triển chuỗi liên kết nguyên liệu mía.
Về phát triển ứng dụng KH&CN trong sản xuất, chế biến mía đường
 Mức độ ứng dụng KH&CN còn chưa đồng đều, chưa phổ biến ở tất cả các
vùng trồng mía, doanh nghiệp mía đường.
 Chưa có nhiều nghiên cứu, ứng dụng KH&CN mới, tiên tiến.
 Chưa có cơ chế, chính sách hỗ trợ hiệu quả cho việc ứng dụng KH&CN.
Về phát triển thị trường tiêu thụ đường
 Tỷ lệ tiêu thụ đường ăn còn thấp, chỉ đạt khoảng 50% tổng lượng đường
tiêu thụ.
 Giá đường trong nước còn cao hơn so với giá đường thế giới, gây khó
khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
 Thị trường tiêu thụ đường còn thiếu ổn định, phụ thuộc nhiều vào biến
động của giá đường thế giới.
Về phát triển mạng lưới các bên liên quan
 Mức độ liên kết sản xuất, tiêu thụ mía nguyên liệu còn chưa đồng đều. Tỷ
lệ liên kết sản xuất, tiêu thụ mía nguyên liệu của Việt Nam giai đoạn 2016 -
2023 còn thấp, chỉ khoảng 50%. Điều này khiến cho năng suất, chất lượng mía
nguyên liệu của các vùng trồng mía còn chưa được nâng cao đồng đều.
 Mạng lưới liên kết nghiên cứu, ứng dụng KH&CN còn chưa chặt chẽ.
Mối liên kết giữa các cơ quan nghiên cứu, các doanh nghiệp mía đường, các
trường đại học, cao đẳng... trong mạng lưới liên kết nghiên cứu, ứng dụng
KH&CN của Việt Nam còn chưa chặt chẽ. Điều này khiến cho việc nghiên cứu,
ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, chế biến mía đường của Việt Nam
còn gặp nhiều khó khăn.
 Mạng lưới liên kết thương mại còn chưa đa dạng. Mạng lưới liên kết
thương mại của Việt Nam chủ yếu tập trung vào thị trường nội địa. Việc tìm
kiếm thị trường tiêu thụ mới cho đường Việt Nam trên thị trường quốc tế còn
gặp nhiều khó khăn.
2.3.3. Nguyên nhân
Nguyên nhân khách quan
 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu đã gây ra những tác động tiêu cực đến sản xuất mía đường,
như: hạn hán, lũ lụt, sâu bệnh,... khiến cho năng suất, chất lượng mía nguyên
liệu giảm sút.
 Cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất đường lớn
Các nước sản xuất đường lớn như Brazil, Thái Lan... có lợi thế về diện tích
trồng mía, năng suất mía, chi phí sản xuất thấp... dẫn đến cạnh tranh gay gắt với
Việt Nam trên thị trường quốc tế.
 Giá đường thế giới biến động
Giá đường thế giới biến động mạnh, khiến cho doanh nghiệp mía đường Việt
Nam gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm.
Nguyên nhân chủ quan
 Thiếu quy hoạch tổng thể
Chưa có quy hoạch tổng thể về phát triển ngành mía đường, dẫn đến tình
trạng quy hoạch mang tính cục bộ, thiếu đồng bộ, hiệu quả thấp.
 Trình độ sản xuất còn lạc hậu
Trình độ sản xuất mía đường của Việt Nam còn lạc hậu, chưa ứng dụng
nhiều khoa học công nghệ tiên tiến, dẫn đến năng suất, chất lượng mía nguyên
liệu, đường sản xuất còn thấp.
 Chi phí sản xuất còn cao
Chi phí sản xuất mía đường của Việt Nam còn cao, do giá nguyên liệu đầu
vào, giá nhân công... cao hơn so với các nước trong khu vực.
 Thị trường tiêu thụ còn hạn chế
Thị trường tiêu thụ đường của Việt Nam còn hạn chế, chủ yếu tập trung vào
thị trường nội địa, chưa mở rộng sang thị trường quốc tế.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH MÍA ĐƯỜNG TRONG BỐI CẢNH
MỚI

3.1. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH MÍA ĐƯỜNG
VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI
3.1.1. Quan điểm phát triển ngành mía đường Việt Nam trong bối cảnh mới
Bối cảnh mới đặt ra nhiều thách thức và cơ hội cho ngành mía đường Việt
Nam. Để phát triển bền vững, ngành mía đường cần tiếp tục đổi mới, nâng cao
năng lực cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.
Để phát triển ngành mía đường trong bối cảnh mới, cần có quan điểm phát
triển đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tế và xu thế phát triển của ngành mía
đường thế giới. Phát triển ngành mía đường Việt Nam trong bối cảnh mới cần
dựa trên các quan điểm sau:
 Phát triển bền vững
Phát triển bền vững là quan điểm quan trọng hàng đầu trong phát triển ngành
mía đường. Ngành mía đường cần được phát triển theo hướng đảm bảo hài hòa
giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường và phát triển xã hội.
 Hội nhập quốc tế
Hội nhập quốc tế là xu thế tất yếu của ngành mía đường Việt Nam. Ngành
mía đường cần được phát triển theo hướng hội nhập sâu rộng với thị trường thế
giới, đáp ứng yêu cầu của các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã tham
gia.
 Tăng cường liên kết
Tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp mía đường, giữa doanh nghiệp
mía đường với người trồng mía, giữa doanh nghiệp mía đường với các tổ chức,
hiệp hội ngành nghề... là giải pháp quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh
của ngành mía đường.
3.1.2. Định hướng phát triển ngành mía đường Việt Nam trong bối cảnh
mới
Dựa trên quan điểm phát triển nêu trên, ngành mía đường Việt Nam cần tập
trung vào các định hướng phát triển sau:
 Phát triển vùng nguyên liệu mía thâm canh
Vùng nguyên liệu mía thâm canh là yếu tố quan trọng đảm bảo cung ứng đủ
nguyên liệu cho sản xuất đường. Để phát triển vùng nguyên liệu mía thâm canh,
cần tập trung:
* Xây dựng kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu mía thâm canh, phù hợp
với điều kiện cụ thể của từng vùng miền.
* Hỗ trợ người trồng mía về kỹ thuật canh tác, đầu tư cơ sở hạ tầng...
* Tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng mía nguyên liệu.
 Ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới
Ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới là giải pháp quan trọng để nâng
cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất và tăng sức cạnh
tranh của ngành mía đường. Để ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới,
cần tập trung:
* Hỗ trợ các doanh nghiệp mía đường trong việc nghiên cứu, phát triển các
giống mía mới, có năng suất, chất lượng cao.
* Hỗ trợ các doanh nghiệp mía đường trong việc ứng dụng các công nghệ
mới trong thu hoạch, vận chuyển, chế biến mía đường.
* Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho ngành mía đường.
 Đổi mới mô hình sản xuất, kinh doanh
Đổi mới mô hình sản xuất, kinh doanh là giải pháp quan trọng để nâng cao
năng lực cạnh tranh của ngành mía đường. Để đổi mới mô hình sản xuất, kinh
doanh, cần tập trung:
* Áp dụng mô hình sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, đồng bộ.
* Tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp mía đường với người trồng mía.
* Đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị gia tăng.
 Tăng cường quản lý nhà nước
Tăng cường quản lý nhà nước là giải pháp quan trọng để đảm bảo phát triển
bền vững và hiệu quả của ngành mía đường. Để tăng cường quản lý nhà nước,
cần tập trung:
* Xây dựng và triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển ngành mía đường.
* Tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm mía đường.
* Phối hợp với các bộ ngành liên quan giải quyết các vấn đề phát sinh trong
quá trình phát triển ngành mía đường.
Với sự nỗ lực của các doanh nghiệp mía đường, sự hỗ trợ của Chính phủ và
sự phối hợp của các bộ ngành liên quan, ngành mía đường Việt Nam sẽ tiếp tục
phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.
3.2. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC PHÁT TRIỂN NGÀNH MÍA ĐƯỜNG VIỆT
NAM
3.2.1. Cơ hội
Ngành mía đường của Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội phát triển
trong bối cảnh mới:
 Thị trường tiêu thụ đường trong nước còn tiềm năng
Theo dự báo của Bộ Công Thương, nhu cầu tiêu thụ đường trong nước sẽ
tiếp tục tăng trong thời gian tới, do dân số tăng, thu nhập của người dân tăng và
xu hướng tiêu dùng đường của người dân thay đổi.
 Thị trường xuất khẩu tiềm năng
Việt Nam có lợi thế tiềm năng về giá thành sản xuất, vị trí địa lý thuận lợi để
xuất khẩu đường sang các thị trường trong khu vực và thế giới. Nhu cầu xuất
khẩu đường từ Việt Nam cũng có xu hướng tăng lên, do giá đường thế giới đang
ở mức cao và nhiều nước nhập khẩu đang tìm kiếm nguồn cung đường ổn định.
 Công nghệ sản xuất mía đường ngày càng phát triển
Các công nghệ sản xuất mía đường mới giúp nâng cao năng suất, chất lượng
và hiệu quả kinh tế.
3.2.2. Thách thức
Bên cạnh những cơ hội, phát triển ngành mía đường của Việt Nam cũng đang
phải đối mặt với một số thách thức, như:
 Sự gia tăng của đường nhập khẩu
Việc gia nhập các hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là Hiệp định
Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) đã xóa bỏ hạn ngạch nhập khẩu đường
từ các nước ASEAN vào Việt Nam. Điều này đã khiến cho đường nhập khẩu từ
các nước có giá thành rẻ hơn đường sản xuất trong nước gia tăng mạnh mẽ, gây
áp lực cạnh tranh đối với ngành mía đường Việt Nam.
 Gian lận thương mại, buôn lậu đường
Gian lận thương mại, buôn lậu đường là một trong những thách thức lớn nhất
đối với ngành mía đường Việt Nam. Theo thống kê của Hiệp hội Mía đường
Việt Nam, lượng đường nhập lậu vào Việt Nam trong giai đoạn 2020-2022 có
thể lên tới 1,5-2 triệu tấn/năm, chiếm khoảng 20-25% tổng lượng đường tiêu thụ
trong nước. Điều này đã gây ra thiệt hại lớn cho ngành mía đường Việt Nam,
làm giảm giá mía, ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân và doanh nghiệp mía
đường.

 Biến đổi khí hậu


Biến đổi khí hậu đang là vấn đề toàn cầu, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực kinh
tế, xã hội. Đối với ngành mía đường, biến đổi khí hậu có thể gây ra những tác
động tiêu cực như:
* Giảm năng suất, chất lượng mía
* Tăng chi phí sản xuất mía
* Gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan, ảnh hưởng đến hoạt động sản
xuất, thu hoạch mía
3.3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH MÍA ĐƯỜNG VIỆT NAM TRONG
BỐI CẢNH MỚI
3.3.1. Hoàn thiện thể chế, chính sách hỗ trợ phát triển ngành mía đường
Việt Nam trong bối cảnh mới
Ngành mía đường Việt Nam đã có bề dày lịch sử phát triển lâu đời và đóng
vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, trong bối cảnh mới,
ngành mía đường đang phải đối mặt với nhiều thách thức và cơ hội mới. Để phát
triển bền vững trong bối cảnh mới, ngành mía đường Việt Nam cần có sự hỗ trợ
của Nhà nước thông qua việc hoàn thiện thể chế, chính sách, cụ thể như sau:
 Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật liên quan đến ngành
mía đường, tập trung vào các nội dung sau:
* Hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước đối với ngành mía đường, bao gồm:
quy hoạch sản xuất, chế biến mía đường; chính sách hỗ trợ phát triển ngành mía
đường; quản lý nhập khẩu đường; chống gian lận thương mại, buôn lậu đường.
* Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp mía đường tiếp cận vốn, đất đai, khoa học
công nghệ, thị trường.
* Bảo vệ quyền lợi của người trồng mía. Yêu cầu các địa phương có sản xuất
mía tổ chức thực hiện hiệu quả các chính sách ưu đãi, hỗ trợ hiện có, như:
- Triển khai thực hiện các chính sách ưu đãi hỗ trợ về liên kết, xây dựng hạ
tầng, hỗ trợ khuyến nông, giống vật tư trồng mía, tiêu thụ mía của người nông
dân đã được quy định tại Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm
2018 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
- Áp dụng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ về miễn giảm tiền thuê, sử dụng đất,
tập trung đất đai đối với doanh nghiệp đầu tư vào xây dựng vùng nguyên liệu
trồng mía, hợp đồng liên kết với nông dân để xây dựng vùng nguyên liệu trồng
mía theo quy định tại Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2018
về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông
thôn;
- Phổ biến và tăng cường áp dụng chính sách hỗ trợ tín dụng đối với liên kết
trong phát triển cánh đồng mía lớn, vùng nguyên liệu trồng mía trên cơ sở có
hợp đồng ký kết giữa các hộ gia đình, hộ kinh doanh, chủ trang trại, tổ hợp tác,
hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, doanh nghiệp trong các khâu của quá trình sản
xuất mía nguyên liệu thông qua việc cung cấp dịch vụ đầu vào cho sản xuất, thu
mua, chế biến và tiêu thụ cây mía theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09
tháng 6 năm 2015 và Nghị định 116/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ
phát triển nông nghiệp, nông thôn và các chính sách hiện hành khác có liên
quan;
- Tập trung đào tạo nghề sản xuất trồng mía cho lao động trong vùng nguyên
liệu của các doanh nghiệp mía đường và phát triển các hợp tác xã nông nghiệp
tại các vùng nguyên liệu mía.
 Hỗ trợ doanh nghiệp mía đường đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực
cạnh tranh thông qua các chính sách:
* Hỗ trợ doanh nghiệp mía đường tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để đầu tư đổi
mới công nghệ.
* Hỗ trợ doanh nghiệp mía đường đào tạo, bồi dưỡng nhân lực, nâng cao
trình độ chuyên môn, kỹ năng cho người lao động.
* Hỗ trợ doanh nghiệp mía đường nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ KH&CN
vào sản xuất mía, chế biến đường.
 Xây dựng chính sách đặc thù liên kết giữa sản xuất và chế biến thông qua
các chính sách:
* Khuyến khích các doanh nghiệp mía đường liên kết với nông dân trồng mía
để hình thành các vùng nguyên liệu tập trung.
* Khuyến khích các doanh nghiệp mía đường đầu tư vào các vùng nguyên
liệu mía.
* Hỗ trợ các doanh nghiệp mía đường xây dựng các mô hình liên kết hiệu
quả.
 Sửa đổi, bổ sung các chính sách hỗ trợ ngành mía đường phát triển thị
trường tiêu thụ thông qua các chính sách:
* Hỗ trợ doanh nghiệp mía đường xây dựng thương hiệu, nâng cao khả năng
tiếp cận thị trường tiêu thụ.
* Hỗ trợ doanh nghiệp mía đường tham gia các hội chợ, triển lãm thương mại
quốc tế.
* Tăng cường quản lý hoạt động nhập khẩu đường, chống gian lận thương
mại, buôn lậu đường.
Với sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua việc hoàn thiện thể chế, chính sách,
ngành mía đường Việt Nam có thể vượt qua những thách thức, tận dụng các cơ
hội để phát triển bền vững trong bối cảnh mới.
3.3.2. Giải pháp phát triển vùng nguyên liệu mía
Vùng nguyên liệu mía là yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của
ngành mía đường. Trong bối cảnh mới, vùng nguyên liệu mía của Việt Nam cần
được phát triển theo hướng bền vững, đáp ứng yêu cầu của ngành mía đường
trong nước và hội nhập quốc tế. Vì vậy, cần thực hiện một số giải pháp phát
triển vùng nguyên liệu mía của Việt Nam trong bối cảnh mới như sau:
Thứ nhất, rà soát, quy hoạch lại vùng nguyên liệu mía
Việc rà soát, quy hoạch lại vùng nguyên liệu mía là cần thiết để đảm bảo sản
lượng, chất lượng mía nguyên liệu ổn định, đáp ứng nhu cầu sản xuất đường
trong nước và xuất khẩu. Việc quy hoạch cần dựa trên các yếu tố như: điều kiện
thổ nhưỡng, khí hậu, nhu cầu sử dụng đất, tiềm năng phát triển mía đường của
từng địa phương.
Trong giai đoạn tới, cần tiếp tục rà soát quy hoạch ngành mía đường, cơ cấu,
sắp xếp lại các doanh nghiệp sản xuất đường, đảm bảo nâng cao năng suất, chất
lượng và hiệu quả theo hướng:
Rà soát, xây dựng vùng sản xuất mía đường tập trung. Quy hoạch lại các
vùng chuyên canh trồng mía trọng điểm, ưu tiên đầu tư khôi phục vùng nguyên
liệu mía, tạo vùng nguyên liệu ổn định đảm bảo phục vụ hoạt động sản xuất,
kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn. Xây dựng và triển khai kế hoạch cụ
thể phát triển mạnh các HTX nông nghiệp sản xuất mía liên kết với nhà máy
đường; hỗ trợ hình thành các tổ hợp tác trồng mía tạo cánh đồng lớn để xúc tiến
hợp tác, liên kết với HTX, doanh nghiệp đầu tư phát triển cánh đồng lớn trồng
mía ứng dụng công nghệ cao. Đặc biệt, cần xây dựng các mô hình cánh đồng
mía lớn được cơ giới hóa đồng bộ tại các vùng trồng mía tập trung gắn với phát
triển HTX nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Triển khai dự án đầu tư máy móc thiết bị nông nghiệp, thực hiện thí điểm mô
hình trồng mía áp dụng cơ giới hóa với mục tiêu: Xây dựng mô hình áp dụng cơ
giới hóa trong các khâu trồng và chăm sóc mía thay thế phương pháp trồng mía
thủ công lạc hậu, tránh phụ thuộc vào nguồn lao động thủ công đang ngày càng
khan hiếm, hạ giá thành sản suất và tăng lợi nhuận.
Thiết lập và xây dựng các chiến lược phát triển vùng nguyên liệu mía đường
một cách đồng bộ nhằm đảm bảo nguồn cung cho nguyên liệu và quản lý được
chất lượng mía đầu vào cho quá trình chế biến. Các doanh nghiệp ngành mía
đường cần xây dựng các chiến lược một cách cụ thể, chi tiết để hình thành các
vùng nguyên liệu mía đường phù hợp với quy mô của doanh nghiệp. Việc phát
triển vùng nguyên liệu phải đảm bảo được sản lượng và chất lượng mía đường,
đồng thời phải tính đến bài toán tiết kiệm chi phí. Quá trình xây dựng, phát triển
vùng nguyên liệu có thể thực hiện thông qua sự gắn kết, hợp tác với người nông
dân trồng mía và phải có sự thống nhất cũng như những cam kết gắn liền với
trách nhiệm giữa các bên trong quá trình hợp tác sản xuất mía đường.
Quan tâm đầu tư hệ thống giao thông theo hướng kết nối giữa giao thông
nông thôn và tỉnh lộ, quốc lộ với mục tiêu thúc đẩy phát triển sản xuất, lưu
thông hàng hóa. Đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất và đầu tư
nâng cao năng lực hệ thống cơ sở hạ tầng nghiên cứu khoa học công nghệ, nhất
là trong chọn, tạo sản xuất giống mía, bảo vệ thực vật.
Thứ hai, nghiên cứu, phát triển các giống mía mới có năng suất, chất lượng
cao, phù hợp với điều kiện sinh thái của Việt Nam.
Giống mía là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến năng suất
mía, chi phí trồng trọt và hiệu quả sản xuất của nông hộ. Việc lựa chọn giống
mía phải phù hợp với thổ nhưỡng đất đai của một vùng sinh thái, phù hợp với
vùng sản xuất để có năng suất cao, phẩm chất tốt (chữ đường cao) và thích hợp
với những điều kiện sản xuất và chế biến... Các công ty đường cần chủ động bố
trí kinh phí hỗ trợ cho việc du nhập và nhân giống mới, xây dựng hệ thống nhân
để cung cấp giống cho trồng mới hàng năm, cũng như có chính sách khuyến
khích người trồng mía. Các câu lạc bộ sản xuất kết hợp với bộ phận khuyến
nông tư vấn và hỗ trợ cho nông hộ nên thay đổi thói quen canh tác, sử dụng
giống mía rõ nguồn gốc, hạn chế lưu gốc qua nhiều vụ. Áp dụng đồng bộ các
giải pháp để đầu tư thâm canh tạo nên các vùng mía tập trung có năng suất, chất
lượng cao, giảm giá thành sản xuất mía nguyên liệu, tăng hiệu quả sản xuất và
năng lực cạnh tranh của sản phẩm đường; Tăng cường áp dụng cơ giới hóa trong
sản xuất mía, để nâng cao năng suất và giảm áp lực về thiếu nhân công lao động.
Thứ ba, phát triển chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp, nông dân cùng với sự
vào cuộc của các cơ quan quản lý cũng như các địa phương.
Chuỗi liên kết trong phát triển vùng mía nguyên liệu là giải pháp quan
trọng giúp nâng cao năng suất, chất lượng mía, giảm chi phí sản xuất, nâng cao
hiệu quả kinh tế, tạo động lực phát triển vùng nguyên liệu mía. Để phát triển
chuỗi liên kết hiệu quả, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các chủ thể tham gia
chuỗi liên kết, sự hỗ trợ của Nhà nước và sự ứng dụng khoa học công nghệ.
Để phát triển chuỗi liên kết trong phát triển vùng mía nguyên liệu, cần thực
hiện đồng bộ các giải pháp sau:
 Tạo lập môi trường pháp lý, chính sách hỗ trợ
Nhà nước cần ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết
trong phát triển vùng mía nguyên liệu, như: chính sách hỗ trợ nghiên cứu, chọn
tạo giống mía, hỗ trợ nhân giống, hỗ trợ kỹ thuật canh tác, hỗ trợ thu mua mía,...
 Tăng cường hợp tác giữa các chủ thể tham gia chuỗi liên kết
Các chủ thể tham gia chuỗi liên kết cần tăng cường hợp tác, chia sẻ thông tin,
kinh nghiệm,... để xây dựng và phát triển chuỗi liên kết hiệu quả.
 Ứng dụng khoa học công nghệ
Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh mía sẽ giúp nâng
cao năng suất, chất lượng mía, giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế
của chuỗi liên kết.
3.3.3. Giải pháp phát triển KH&CN ứng dụng vào sản xuất và chế biến sản
phẩm mía đường trong bối cảnh mới
KH&CN ứng dụng vào sản xuất và chế biến sản phẩm mía đường là yếu tố
quan trọng quyết định năng suất, chất lượng, giá thành sản phẩm và khả năng
cạnh tranh của ngành mía đường. Trong bối cảnh mới, KH&CN ứng dụng
vào sản xuất và chế biến sản phẩm mía đường của Việt Nam cần được phát triển
theo hướng hiện đại, tiên tiến, đáp ứng yêu cầu của ngành mía đường trong nước
và hội nhập quốc tế.
Để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm mía đường, các doanh nghiệp
mía đường cần đầu tư nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ, áp dụng các
công nghệ tiên tiến vào sản xuất và chế biến. Đối với khâu sản xuất nguyên liệu
mía, nghiên cứu, ứng dụng công nghệ chọn lọc, nhân giống và sử dụng giống
mía mới có năng suất, chất lượng cao, kháng bệnh, chịu hạn; công nghệ canh tác
mía tiên tiến, bao gồm tưới tiết kiệm, bón phân cân đối,; công nghệ thu hoạch
mía hiện đại, giảm tổn thất như máy thu hoạch mía, hệ thống vận chuyển mía.
Đối với khâu chế biến, ứng dụng các công nghệ mới trong chế biến, đóng gói,
hiện đại như sử dụng máy đóng gói tự động, bao bì thân thiện với môi trường...
nhằm nâng cao hiệu quả và giảm ô nhiễm môi trường.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp mía đường cần tăng cường hợp tác với các tổ
chức, doanh nghiệp nước ngoài để tiếp cận các công nghệ mới.
3.3.4. Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ đường trong bối cảnh mới
Thị trường tiêu thụ đường là yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của
ngành mía đường. Trong bối cảnh mới, thị trường tiêu thụ đường của Việt Nam
cần được phát triển theo hướng bền vững, đáp ứng yêu cầu của ngành mía
đường trong nước và hội nhập quốc tế.
 Phát triển thị trường tiêu thụ trong nước
Thị trường tiêu thụ trong nước là thị trường trọng tâm của ngành mía đường
Việt Nam. Do đó, cần tập trung phát triển thị trường tiêu thụ trong nước bằng
cách:
* Tăng cường quảng bá, xúc tiến thương mại, nâng cao nhận thức của người
tiêu dùng về sản phẩm mía đường Việt Nam.
* Đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.
* Tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp mía đường và các nhà phân phối, bán
lẻ.
 Phát triển thị trường xuất khẩu
Xuất khẩu là giải pháp quan trọng để phát triển ngành mía đường Việt Nam.
Để đẩy mạnh xuất khẩu đường, cần:
* Nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu của các thị trường xuất
khẩu tiềm năng, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường
quốc tế.
* Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm mía đường Việt Nam
ra thị trường quốc tế. Các hội chợ, triển lãm thương mại quốc tế là cơ hội tốt để
doanh nghiệp mía đường Việt Nam quảng bá sản phẩm, tìm kiếm đối tác, mở
rộng thị trường xuất khẩu. Các doanh nghiệp mía đường cần chủ động đăng ký
tham gia các hội chợ, triển lãm thương mại quốc tế, như: đăng ký tham gia các
hội chợ, triển lãm thương mại quốc tế; chuẩn bị sản phẩm, tài liệu, thiết bị tham
gia hội chợ, triển lãm thương mại quốc tế; kết nối giao thương với các đối tác
tiềm năng tại hội chợ, triển lãm thương mại quốc tế.
* Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, mở rộng sang các thị trường mới tiềm
năng, bao gồm: Các thị trường khu vực Đông Nam Á, như: Thái Lan, Malaysia,
Singapore; Các thị trường châu Phi, Trung Đông, như: Ai Cập, Algeria,
Morocco; Các thị trường châu Mỹ, châu Âu, như: Hoa Kỳ, Canada, Liên minh
châu Âu,...
 Tăng cường năng lực cạnh tranh của sản phẩm mía đường
Để tăng cường năng lực cạnh tranh của sản phẩm mía đường Việt Nam trên
thị trường quốc tế, cần:
* Nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của thị
trường quốc tế.
* Giảm giá thành sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế.
* Xây dựng thương hiệu, nâng cao uy tín của sản phẩm mía đường Việt Nam.
* Tham gia các hội chợ, triển lãm thương mại quốc tế
3.3.5. Giải pháp phát triển mạng lưới các bên liên quan của ngành mía
đường trong bối cảnh mới
Để phát triển mạng lưới các bên liên quan của ngành mía đường trong bối
cảnh mới theo hướng bền vững, đáp ứng yêu cầu của ngành mía đường trong
nước và hội nhập quốc tế, cần tập trung vào các giải pháp cụ thể sau:
Thứ nhất, tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các chủ thể trong
ngành mía đường về vai trò, tầm quan trọng của các mạng lưới liên quan. Đây là
giải pháp quan trọng để tạo sự đồng thuận, thống nhất trong quá trình phát triển
các mạng lưới này. Các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức có thể được
thực hiện thông qua các phương tiện truyền thông, các hội nghị, hội thảo...
Thứ hai, hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển các mạng lưới liên
quan để tạo điều kiện thuận lợi cho các mạng lưới này phát triển. Các cơ chế,
chính sách hỗ trợ có thể bao gồm: hỗ trợ tài chính, hỗ trợ đào tạo, hỗ trợ xúc tiến
thương mại...
Thứ ba, tăng cường hợp tác giữa các chủ thể trong ngành mía đường để phát
huy tối đa hiệu quả của các mạng lưới liên quan. Các chủ thể trong ngành mía
đường cần tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực: sản xuất, chế biến, tiêu thụ,
nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ...
Đối với từng mạng lưới
Phát triển mạng lưới liên kết sản xuất, tiêu thụ mía nguyên liệu, cần tập trung
vào các giải pháp sau:
* Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp mía đường và người trồng mía
liên kết với nhau, như: hỗ trợ xây dựng các hợp đồng liên kết, hỗ trợ đào tạo, tập
huấn cho người trồng mía...
* Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, chế biến mía
đường, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng mía nguyên liệu.
* Tìm kiếm thị trường tiêu thụ mới cho mía nguyên liệu, nhằm ổn định
nguồn cung mía nguyên liệu cho các doanh nghiệp mía đường.
Phát triển mạng lưới liên kết nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, cần
tập trung vào các giải pháp sau:
* Tăng cường hợp tác giữa các cơ quan nghiên cứu, các doanh nghiệp mía
đường, các trường đại học, cao đẳng,...
* Ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản
xuất, chế biến mía đường.
* Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà khoa học, doanh nghiệp... tham gia các
hội nghị, hội thảo, triển lãm... về khoa học công nghệ mía đường.
 Phát triển mạng lưới liên kết thương mại, cần tập trung vào các giải pháp
sau:
* Tăng cường tìm kiếm thị trường tiêu thụ mới cho đường Việt Nam, đặc biệt
là thị trường xuất khẩu.
* Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, nhằm quảng bá sản phẩm đường Việt Nam
ra thị trường thế giới.
* Tăng cường hợp tác với các nước sản xuất đường, nhằm mở rộng thị
trường tiêu thụ cho đường Việt Nam.
Phát triển mạng lưới các bên liên quan của ngành mía đường trong bối cảnh
mới là giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của
ngành mía đường, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
3.4. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP
Bối cảnh mới đặt ra nhiều thách thức và cơ hội cho ngành mía đường Việt
Nam. Để ngành mía đường phát triển bền vững, tiếp tục đổi mới, nâng cao năng
lực cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, bên cạnh
sự nỗ lực của ngành mía đường, cần có sự hỗ trợ của của Chính phủ và sự phối
hợp đồng bộ của các các cơ quan, ban ngành liên quan.
3.4.1. Đối với Chính phủ
Thứ nhất, tiếp tục hỗ trợ giá thu mua mía
Giá mía nguyên liệu là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến
hiệu quả sản xuất của ngành mía đường. Chính phủ cần tiếp tục hỗ trợ giá thu
mua mía để đảm bảo lợi nhuận cho người trồng mía và doanh nghiệp mía đường
bằng các biện pháp sau:
 Điều chỉnh chính sách giá mía: Chính phủ cần điều chỉnh chính sách
giá mía phù hợp, đảm bảo lợi ích cho người trồng mía, khuyến khích người
trồng mía tiếp tục trồng mía. Giá mía thu mua cần được tính toán dựa trên các
yếu tố như: chi phí sản xuất, giá đường thế giới,...
 Hỗ trợ vốn: Chính phủ có thể hỗ trợ vốn cho người trồng mía để đầu tư
vào sản xuất, kinh doanh mía. Hỗ trợ vốn có thể được thực hiện thông qua các
hình thức như: cho vay ưu đãi lãi suất, hỗ trợ lãi suất,...
 Hỗ trợ giống: Chính phủ có thể hỗ trợ giống mía cho người trồng mía,

đặc biệt là các giống mía có năng suất, chất lượng cao. Hỗ trợ giống có thể được
thực hiện thông qua các hình thức như: cung cấp giống miễn phí, hỗ trợ giá
giống,...
Với những giải pháp hỗ trợ giá thu mua mía cụ thể, Chính phủ sẽ góp phần
đảm bảo lợi ích cho người trồng mía, khuyến khích người trồng mía tiếp tục
trồng mía, từ đó góp phần ổn định vùng nguyên liệu mía, phát triển bền vững
ngành mía đường của Việt Nam
Thứ hai, hỗ trợ ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới
Ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới là giải pháp quan trọng để nâng
cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất và tăng sức cạnh
tranh của ngành mía đường. Chính phủ cần tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp mía
đường trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới thông qua các
biện pháp sau:
 Hỗ trợ kỹ thuật: Chính phủ có thể hỗ trợ kỹ thuật cho người trồng mía
về các vấn đề như: chọn giống, chăm sóc, thu hoạch,... Hỗ trợ kỹ thuật có thể
được thực hiện thông qua các hình thức như: tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ
thuật,... Việc hỗ trợ ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới cho người nông
dân trồng mía sẽ mang lại những lợi ích: Nâng cao năng suất, chất lượng mía
nguyên liệu, góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập cho người trồng mía;
Giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất mía; Tăng cường khả
năng cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam trên thị trường thế giới.
 Tăng cường nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các giống mía mới có

năng suất, chất lượng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu. Hỗ trợ người nông
dân tiếp cận các giống mía mới thông qua các chương trình khuyến nông,
chương trình hỗ trợ giống,...
 Hỗ trợ người nông dân tiếp cận các công nghệ mới trong sản xuất mía

thông qua các chương trình hỗ trợ vốn, chương trình đào tạo, tập huấn, như:
công nghệ tưới tiết kiệm nước giúp tiết kiệm nước tưới từ 30% đến 50%, đồng
thời cải thiện năng suất mía, công nghệ bón phân tự động giúp bón phân chính
xác, đồng đều, góp phần giảm chi phí phân bón, tăng năng suất mía, công nghệ
thu hoạch mía bằng máy giúp thu hoạch mía nhanh, sạch, giảm chi phí thu
hoạch, tăng năng suất lao động,...
 Tăng cường đào tạo, tập huấn cho người nông dân về khoa học kỹ thuật,

công nghệ mới trong sản xuất mía.


Với sự hỗ trợ của Chính phủ, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới
trong sản xuất mía sẽ trở nên phổ biến hơn, góp phần phát triển bền vững ngành
mía đường của Việt Nam.
Thứ ba, hỗ trợ phát triển thị trường tiêu thụ
Thị trường tiêu thụ là yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển của
ngành mía đường. Chính phủ cần hỗ trợ các doanh nghiệp mía đường trong việc
mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Chính phủ có thể hỗ trợ phát triển thị trường tiêu thụ mía đường theo một số
biện pháp sau:
 Hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, chế biến đường liên kết với nhau
tạo thành chuỗi giá trị khép kín, từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến, tiêu thụ
sản phẩm thông qua các chương trình hỗ trợ vốn, chương trình đào tạo, tập
huấn,...
 Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm đường

Việt Nam thông qua các hoạt động như: tham gia hội chợ, triển lãm, tổ chức các
đoàn doanh nghiệp đi khảo sát thị trường, tổ chức các chương trình đào tạo, tập
huấ...
 Hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, chế biến đường tiếp cận các thị

trường tiêu thụ mới, đặc biệt là các thị trường tiềm năng như Trung Quốc, Ấn
Độ, Đông Nam Á,..thông qua các chương trình hỗ trợ xúc tiến thương mại,
chương trình hỗ trợ vốn,...
Việc hỗ trợ phát triển thị trường tiêu thụ mía đường sẽ mang lại những lợi
ích: Đảm bảo tiêu thụ sản phẩm đường, góp phần ổn định giá mía, tăng thu nhập
cho người trồng mía; Nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành mía đường Việt
Nam trên thị trường thế giới.
Thứ tư, hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu mía thâm canh
Vùng nguyên liệu mía thâm canh là yếu tố quan trọng đảm bảo cung ứng đủ
nguyên liệu cho sản xuất đường. Chính phủ cần hỗ trợ phát triển vùng nguyên
liệu mía thâm canh, nâng cao năng suất, chất lượng mía nguyên liệu.
Chính phủ có thể hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu mía thâm canh theo một
số hướng sau:
 Tập trung quy hoạch các vùng nguyên liệu mía thâm canh tập trung, có
quy mô lớn, đảm bảo chất lượng, năng suất.
 Hỗ trợ người trồng mía áp dụng các biện pháp thâm canh tiên tiến như

Sử dụng các giống mía có năng suất, chất lượng cao, thích ứng với biến đổi khí
hậu, áp dụng các công nghệ tưới tiết kiệm nước, như: tưới nhỏ giọt, tưới phun
mưa, Áp dụng các biện pháp bón phân cân đối, theo nhu cầu của cây mía, góp
phần giảm chi phí phân bón, tăng năng suất mía; Thu hoạch bằng máy: Áp dụng
công nghệ thu hoạch mía bằng máy giúp giảm chi phí thu hoạch, tăng năng suất
lao động … thông qua các chương trình khuyến nông, chương trình hỗ trợ
giống, phân bón,...
 Hỗ trợ người trồng mía tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi thông qua

các chương trình hỗ trợ vốn, chương trình tín dụng ưu đãi,...
Việc hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu mía thâm canh sẽ mang lại những
lợi ích: Nâng cao năng suất, chất lượng mía nguyên liệu, góp phần giảm chi phí
sản xuất, tăng thu nhập cho người trồng mía; Giảm thiểu tác động của biến đổi
khí hậu đến sản xuất mía; Tăng cường khả năng cạnh tranh của ngành mía
đường Việt Nam trên thị trường thế giới.
Với sự hỗ trợ của Chính phủ, các biện pháp thâm canh tiên tiến sẽ được
triển khai rộng rãi hơn, góp phần phát triển vùng nguyên liệu mía thâm canh,
thúc đẩy phát triển ngành mía đường của Việt Nam.
Thứ năm, Chính phủ cần tăng cường quản lý nhà nước đối với ngành mía
đường, nhằm đảm bảo phát triển bền vững và hiệu quả.
Chính phủ cần tăng cường quản lý nhà nước đối với ngành mía đường, nhằm
đảm bảo phát triển bền vững và hiệu quả, thông qua các biện pháp sau:
 Quy hoạch tổng thể ngành mía đường: Xây dựng quy hoạch tổng thể
ngành mía đường, xác định rõ mục tiêu, định hướng phát triển, cơ cấu sản xuất,
vùng nguyên liệu,... nhằm đảm bảo phát triển ngành mía đường một cách bền
vững, hiệu quả.
 Hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu mía tập trung: Tập trung hỗ trợ phát

triển vùng nguyên liệu mía tập trung, có quy mô lớn, đảm bảo chất lượng, năng
suất.
Hỗ trợ ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới: Hỗ trợ người trồng
mía, doanh nghiệp mía đường ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới,
nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giảm chi phí sản xuất.
 Hỗ trợ phát triển thị trường tiêu thụ mía đường: Hỗ trợ các doanh nghiệp

mía đường phát triển thị trường tiêu thụ mía đường, cả trong nước và quốc tế.
 Tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm mía đường: Tăng

cường kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm mía đường, đảm bảo chất lượng,
an toàn thực phẩm.
Việc tăng cường quản lý nhà nước đối với ngành mía đường sẽ góp phần
đảm bảo phát triển ngành mía đường một cách bền vững, hiệu quả, đáp ứng nhu
cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước.
3.4.2. Đối với các bộ ngành liên quan
3.4.2.1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
 Tiếp tục hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu mía thâm canh, nâng cao năng
suất, chất lượng mía nguyên liệu. Cụ thể:
- Xây dựng kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu mía thâm canh, phù hợp với
điều kiện cụ thể của từng vùng miền.
- Hỗ trợ người trồng mía về kỹ thuật canh tác, đầu tư cơ sở hạ tầng...
- Tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng mía nguyên liệu.
 Hỗ trợ các doanh nghiệp mía đường ứng dụng khoa học kỹ thuật, công
nghệ mới trong sản xuất mía đường. Cụ thể:
- Hỗ trợ các doanh nghiệp mía đường trong việc nghiên cứu, phát triển các
giống mía mới, có năng suất, chất lượng cao.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp mía đường trong việc ứng dụng các công nghệ
mới trong thu hoạch, vận chuyển, chế biến mía đường.
- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho ngành mía đường.
3.4.2.2. Bộ Công Thương
 Hỗ trợ phát triển thị trường tiêu thụ, mở rộng thị trường tiêu thụ trong
nước và xuất khẩu. Cụ thể:
- Hỗ trợ các doanh nghiệp mía đường trong việc tìm kiếm các thị trường tiêu
thụ mới.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp mía đường trong việc đàm phán, ký kết các hợp
đồng xuất khẩu.
- Tăng cường quản lý thị trường đường, đảm bảo ổn định giá cả.
 Tăng cường quản lý nhà nước đối với ngành mía đường nhằm đảm bảo
phát triển bền vững và hiệu quả. Cụ thể:
* Xây dựng và triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển ngành mía đường.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm mía đường.
- Phối hợp với các bộ ngành liên quan giải quyết các vấn đề phát sinh trong
quá trình phát triển ngành mía đường.
3.4.2.3. Bộ Tài chính
 Tiếp tục hỗ trợ giá thu mua mía để đảm bảo lợi nhuận cho người trồng
mía và doanh nghiệp mía đường theo các biện pháp sau:
o Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ giá thu mua mía tối thiểu:
Theo Quyết định số 477/QĐ-BCT ngày 30/3/2023 của Bộ Công Thương, giá thu
mua mía tối thiểu cho năm 2023 là 1.205.400 đồng/tấn mía 10 CCS. Để đảm bảo
giá thu mua mía thực tế không thấp hơn giá thu mua mía tối thiểu, Bộ Tài chính
cần tăng cường kiểm tra, giám sát giá thu mua mía của các doanh nghiệp mía
đường.
o Xem xét điều chỉnh chính sách hỗ trợ giá thu mua mía:
Có thể xem xét điều chỉnh chính sách hỗ trợ giá thu mua mía theo hướng
tăng mức hỗ trợ, mở rộng phạm vi hỗ trợ, hoặc thay đổi phương thức hỗ trợ.
Khi điều chỉnh chính sách hỗ trợ giá thu mua mía, Bộ Tài chính cần cân nhắc
các yếu tố như: Giá đường thế giới; Giá nguyên liệu đầu vào; Năng suất, chất
lượng mía nguyên liệu; Tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp
mía đường
 Hỗ trợ người trồng mía tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư đổi
mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Bộ Tài chính cần phối hợp với các ngân hàng thương mại để triển khai
các chương trình hỗ trợ vay vốn cho người trồng mía. Các chương trình hỗ trợ
vay vốn cần có các ưu đãi về lãi suất, thời hạn vay,... để tạo điều kiện thuận lợi
cho người trồng mía tiếp cận các nguồn vốn vay.
Việc hỗ trợ người trồng mía tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi sẽ giúp
người trồng mía có điều kiện đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao năng
lực cạnh tranh, nâng cao năng suất, chất lượng mía nguyên liệu, từ đó góp phần
nâng cao giá thu mua mía. Bên cạnh đó, cần cải thiện chính sách giảm thuế, phí
phù hợp đối với các doanh nghiệp mía đường đầu tư đổi mới công nghệ.
 Tăng cường kiểm tra, giám sát giá thu mua mía:
Bộ Tài chính cần tăng cường kiểm tra, giám sát giá thu mua mía của các
doanh nghiệp mía đường để đảm bảo giá thu mua mía thực tế không thấp hơn
giá thu mua mía tối thiểu. Cần có văn bản hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện
chính sách hỗ trợ giá thu mua mía tối thiểu, bao gồm các nội dung như: đối
tượng được hỗ trợ; mức hỗ trợ; phương thức hỗ trợ; hồ sơ, thủ tục. Bên cạnh đó,
Bộ Tài chính cũng cần có chế tài xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định
về giá thu mua mía.
KẾT LUẬN
Ngành mía đường Việt Nam có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế -
xã hội của đất nước. Ngành cung cấp nguồn nguyên liệu cho sản xuất đường,
góp phần bảo đảm an ninh lương thực, tạo việc làm và thu nhập cho người dân.
Để phát triển ngành mía đường bền vững, hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế -
xã hội của đất nước, cần có những giải pháp đồng bộ, đủ mạnh ở cấp quốc gia
và phải đặt nó vào vị trí quan trọng nhằm tạo ra những tiền đề cho việc hoạch
định các chiến lược, chính sách, kế hoạch, và lộ trình phát triển cụ thể. Đề tài “
Giải pháp phát triển ngành mía đường ở Việt Nam trong bối cảnh mới” được
thực hiện đã có một số đóng góp sau đây:
Thứ nhất, đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển ngành mía đường,
làm rõ nội dung phát triển ngành mía đường trên các khía cạnh: thể chế, chính
sách phát triển ngành mía đường, phát triển vùng nguyên liệu mía, phát triển
ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất và chế biến sản phẩm mía
đường, phát triển thị trường tiêu thụ, phát triển mạng lưới các bên liên quan;
nghiên cứu kinh nghiệm một số nước về phát triển ngành mía đường của một số
quốc gia trên thế giới và rút ra bài học về phát triển ngành mía đường trong bối
cảnh mới.
Thứ hai, đề tài khái quát ngành mía đường Việt Nam trên các khía cạnh:
những thuận lợi khó khăn mà ngành mía đường đang phải đối mặt và tình hình
sản xuất của ngành mía đường; phân tích đánh giá thực trạng phát triển ngành
mía đường theo các nội dung đã đề cập trong chương 1.
Thứ ba, đề tài trình bày quan điểm, định hướng cũng như cơ hội và thách
thức phát triển ngành mía đường trong bối cảnh mới; đề xuất một số giải pháp
phát triển ngành mía đường trong giai đoạn tới.
Với sự nỗ lực của các doanh nghiệp mía đường, sự hỗ trợ của Chính phủ và
sự phối hợp của các bộ ngành liên quan, ngành mía đường Việt Nam sẽ tiếp tục
phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Công Thương (2014), Thông tư số 42/2014/TT-BCT ngày 18/11/2014 về việc
sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2010/TT-BCT ngày 17 tháng 5
năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện Quy tắc xuất xứ trong
Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN
2. Bộ Công Thương (2015), Thông tư số 28/2015/TT-BCT ngày 20/8/2015 về việc
quy định việc thực hiện thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp
định thương mại hàng hóa Asean.
3. Tổng cục Thống kê (2022), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2022.
4. Tân An (2022). Lộ diện 'tay to' buôn đường lậu, hủy diệt mía đường trong nước.
Truy cập tại https://vietnamnet.vn/lo-dien-tay-to-buon-duong-lau-huy-diet-mia-
duong-trong-nuoc-2045158.html
5. Hiệp hội mía đường Việt Nam, Báo cáo ngành mía đường Việt Nam năm 2017,
2018, 2019, 2020, 2021, 2022, 2023
6. Nguyễn Thị Kim Chi, Nguyễn Phúc Thọ (2013), “Giải pháp tăng cường liên kết
nhà doanh nghiệp và nhà nông trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông
nghiệp”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 187, tr.53-59.
7. Hiệp hội mía đường Việt Nam, Báo cáo ngành mía đường Việt Nam năm 2017,
2018, 2019, 2020.
8. Michael E. Porter (1985), Competitive Advantage (Lợi thế Cạnh tranh, Nguyễn
Phúc Hoàng dịch), NXB Trẻ - DT BOOKS, tp. Hồ Chí Minh.
9. Trần Văn Hiếu (2005), Liên kết kinh tế giữa các hộ nông dân và doanh nghiệp
nhà nước (Qua khảo sát mô hình Nông trường sông Hậu, Công ty Mê Kông và
Công ty mía đường Cần Thơ), Đề tài tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh, Hà Nội.
10. Trần Hoàng Hiểu (2018), “Hài hòa lợi ích kinh tế giữa nông dân và doanh
nghiệp – động lực phát triển mô hình cánh đồng lớn ở đồng bằng sông Cửu
Long”, Tạp chí Thông tin khoa học chính trị, 04/13, tr.58-62.
11. Ngô Thị Phương Liên (2019), Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở
tỉnh Tuyên Quang, Đề tài tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, Hà Nội.
12. Võ Hồng Tú và các cộng sự, giải pháp phát triển ngành hàng mía đường tỉnh
hậu giang, tập 55, số 2D (2019), Tạp chí khoa học trường đại học Cần Thơ
13. R.Kaplinsky and M.Morris (2001), A handbook for value chain research,
InternationalDevelopment Research Centre
14. https://baokhanhhoa.vn/kinh-te/202003/chuoi-lien-ket-san-xuat-tieu-thu-mia-
duong-de-nghi-dung-trien-khai-8153249

You might also like