You are on page 1of 6

Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng Page: Thầy Nguyễn Phú

e: Thầy Nguyễn Phú Hoạt

CHUYÊN ĐỀ 4: NHẬN BIẾT, TÁCH CHẤT


4.1. ĐỀ THI CÁC TRƯỜNG
Câu 1 (HSG HÀ NAM 11 – 2019): X và Y là 2 trong số 4 chất sau: NaCl, FeCl2, Fe(NO3)2 và
Al(NO3)3. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp hai chất X và Y (có số mol bằng nhau) vào nước thu được dung
dịch Z. Chia Z thành 3 phần bằng nhau để tiến hành 3 thí nghiệm:
Thí nghiệm 1: Cho dung dịch NaOH dư vào phần 1, thu được n1 mol kết tủa.
Thí nghiệm 2: Cho dung dịch NH3 dư vào phần 2, thu được n2 mol kết tủa.
Thí nghiệm 3: Cho dung dịch AgNO3 dư vào phần 3, thu được n3 mol kết tủa.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và n1 < n2 < n3.
Hãy chỉ ra cặp chất X, Y phù hợp, viết các phương trình phản ứng xảy ra và giải thích sự lựa chọn đó.
Câu 2 (HSG THANH HÓA 11 – 2019): Có 5 dung dịch và chất lỏng mất nhãn, riêng biệt gồm:
KHCO3, Ba(HCO3)2, C6H6(benzen), C2H5OH và KAlO2. Chỉ dùng thêm một dung dịch chứa 1 chất
tan. Hãy trình bày cách nhận biết các dung dịch và chất lỏng ở trên.
Câu 3 (HSG HẢI DƯƠNG 10 – 2016): Có 4 lọ hóa chất mất nhãn được kí hiệu là A, B, C, D. Mỗi lọ
đựng một trong các dung dịch: HCl, NaHSO4, BaCl2, NaHSO3. Để xác định hóa chất trong mỗi lọ,
người ta tiến hành các thí nghiệm và thấy hiện tượng như sau:
- Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch B thấy xuất hiện kết tủa;
- Cho dung dịch B hay D tác dụng với dung dịch C đều thấy có bọt khí không màu, mùi hắc bay ra;
- Cho dung dịch D tác dụng với dung dịch A thì không thấy hiện tượng gì.
Hãy biện luận để xác định hóa chất đựng trong các lọ A, B, C, D. Viết phương trình hóa học của các
phản ứng xảy ra.
Câu 4 (HSG HÀ TĨNH 10 – 2016): Hãy trình bày cách làm sạch các chất sau, viết phương trình phản
ứng (nếu có) để giải thích.
a) HCl bị lẫn H2S. b) H2S bị lẫn HCl.
c) CO2 bị lẫn SO2. d) CO2 bị lẫn CO.
Câu 5 (HSG VĨNH PHÚC 11 – 2017): Có 6 lọ hoá chất bị mất nhãn, trong mỗi lọ đựng một trong
các dung dịch sau: NaCl, NaOH, NaHCO3, Na2CO3, NaHSO4, BaCl2. Cho đầy đủ các dụng cụ thí
nghiệm cần thiết và chỉ được dùng thêm thuốc thử là quỳ tím. Trình bày phương pháp hoá học nhận
biết các dung dịch trên. Viết các phương trình hoá học xảy ra.
Câu 6 (HSG VĨNH PHÚC 11 – 2013): Không dùng thêm thuốc thử, hãy trình bày cách phân biệt 5
dung dịch sau: NaCl, NaOH, NaHSO4, Ba(OH)2, Na2CO3.
Câu 7 (HSG YÊN BÁI 11 – 2012): Có ba bình đựng dung dịch mất nhãn: Bình A (KHCO3 và
K2CO3), bình B (KHCO3 và K2SO4), bình C (K2CO3 và K2SO4). Chỉ dùng dung dịch BaCl2 và dung
dịch HCl, nêu cách nhận biết các bình trên.
Câu 8 (HSG THANH HÓA 11 – 2014): Chỉ dùng quì tím, hãy phân biệt các dung dịch bị mất nhãn
đựng riêng biệt: NaHSO4, Na2CO3, Na2SO3, BaCl2, Na2S.
Câu 9 (30/04/2017 lớp 11 – Thái Phiên Quảng Nam): Chỉ dùng thêm dung dịch HCl, hãy phân biệt
các dung dịch đựng trong các bình mất nhãn: Fe(NO3)2, NaOH, AgNO3, NH4NO3, NaNO3.
Câu 10 (30/04/2017 lớp 11 –Quảng Nam): Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết 5 dung dịch
muối sau chỉ dùng một thuốc thử: dd NaCl; dd AlCl3; dd FeCl3; dd CuCl2; dd ZnCl2.
Câu 11 (30/04/2017 lớp 11 – Chu Văn An Quảng Nam): Chỉ dùng chất chỉ thị phenolphtalein, hãy
trình bày phương pháp hóa học để phân biệt các dung dịch NaHSO4, Na2CO3, AlCl3, Fe(NO3)3, NaCl,
Ca(NO3)2. Các phản ứng minh họa viết dưới dạng ion thu gọn.
Câu 12 (30/04/2017 lớp 11 – Quế Sơn Quảng Nam):
1) Có 5 lọ được đánh số, mỗi lọ chứa một trong các dung dịch sau: natri sunfat; canxi axetat; nhôm
sunfat; natri hidroxit; bari clorua.

ThS. Nguyễn Phú Hoạt (0947195182) -1- Tài liệu ôn thi HSG Hóa học lớp 11
Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng Page: Thầy Nguyễn Phú Hoạt
- Rót từ từ lọ (4) vào lọ (3) có kết tủa trắng.
- Rót dung dịch từ lọ (2) vào lọ (1) có kết tủa keo, tiếp tục rót thêm thì kết tủa đó bị tan.
- Rót dung dung dịch lọ (4) vào lọ (5), ban đầu chưa có kết tủa, rót thêm thì có lượng nhỏ kết tủa
xuất hiện.
Cho biết hóa chất nào trong từng lọ đã đánh số. Viết phương trình minh họa.
2) Trình bày phương pháp nhận biết các anion có trong dung dịch hỗn hợp gồm: NaNO3, Na2SO4,
Na2SO3 và Na2CO3.
Câu 13 (HSG THÁI BÌNH 12 – 2012): Có 4 chất rắn đựng trong 4 lọ riêng biệt: Na2CO3, CaCO3,
Na2SO4, CaSO4.2H2O. Làm thế nào để phân biệt từng chất nếu ta chỉ dùng H2O và dung dịch HCl?
Câu 14 (HSG ĐIỆN BIÊN 12 – 2010): Cho hỗn hợp khí gồm NO có lẫn NO2, SO2, N2. Hãy trình bày
phương pháp hóa học để tinh chế NO tinh khiết từ hỗn hợp.
4.2. HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1:
Giải:
Cặp chất X và Y là FeCl2 và Al(NO3)3.
TN1: FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2↓ + 2NaCl.
Al(NO3)3 + 4NaOH → NaAlO2 + 3NaNO3 + 2H2O.
TN2: FeCl2 + 2NH3 + 2H2O → Fe(OH)2↓ + 2NH4Cl.
Al(NO3)3 + + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3NH4NO3.
TN3: FeCl2 + 3AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2AgCl↓.
và Fe(NO3)2 + 2AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag↓.
Hoặc FeCl2 + 3AgNO3 → Fe(NO3)3 + 2AgCl↓ + Ag↓.
Nếu chọn nX = nY = 1 mol thì n1 = 1 mol; n2 = 2 mol; n3 = 3 mol, tức là n1 < n2 < n3
Câu 2:
Giải:
Dung dịch axit cần dùng là H2SO4
Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 vào từng ống nghiệm chứa mẫu thử của các dung dịch:
- Mẫu có khí không màu thoát ra là NaHCO3
H2SO4 + 2KHCO3 → K2SO4 + 2H2O + 2CO2
- Mẫu có kết tủa trắng và có khí không màu thoát ra là Ba(HCO3)2
H2SO4 + Ba(HCO3)2 → BaSO4 + 2H2O + 2CO2
- Mẫu có kết tủa keo trắng sau đó kết tủa tan dần là KAlO2
H2SO4 + 2KAlO2 + 2H2O → 2Al(OH)3 + K2SO4
2Al(OH)3 + 2H2SO4 → 2Al2(SO4)3 + 6H2O
- Mẫu mà chất lỏng không tan tách thành 2 lớp có bề mặt phân chia là C6H6.
- Mẫu chất lỏng tạo dung dịch trong suốt đồng nhất là C2H5OH.
Câu 3:
Giải:
A + B có kết tủa  A hoặc B có thể là NaHSO4 hoặc BaCl2
B + C hay D + C đều giải phóng khí không màu, mùi hắc  C phải là NaHSO3, B hoặc D có
thể là HCl hoặc NaHSO4  B là NaHSO4; D là HCl  A là BaCl2
A + D không có hiện tượng gì  BaCl2 không tác dụng với HCl (thỏa mãn).
Phương trình hóa học:
BaCl2 + NaHSO4 → BaSO4↓ + NaCl + HCl
NaHSO4 + NaHSO3 → Na2SO4 + SO2↑ + H2O
HCl + NaHSO3 → NaCl + SO2↑ + H2O

ThS. Nguyễn Phú Hoạt (0947195182) -2- Tài liệu ôn thi HSG Hóa học lớp 11
Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng Page: Thầy Nguyễn Phú Hoạt
Câu 4:
Giải:
a) Sục hỗn hợp qua dung dịch Cu(NO3)2 dư trong HCl đặc H2S bị giữ lại.
Cu(NO3)2 + H2S → CuS + 2HNO3
b) Sục hỗn hợp qua nước hoặc dung dịch axit (HCl, H2SO4 loãng...) dư HCl bị hòa tan.
c) Sục hỗn hợp qua dung dịch chất oxi hóa mạnh (KMnO4, Br2...) SO2 bị giữ lại
SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4
d) Cho hỗn hợp qua oxit kim loại yếu hoặc trung bình nung nóng (CuO, FeO,...) CO bị chuyển
thành CO2
CO + CuO ⎯⎯ → Cu + CO2
0
t

Câu 5:
Giải:
- Cho quỳ tím lần lượt vào các dung dịch:
+ Quỳ tím không đổi màu là: NaCl, BaCl2 (nhóm I)
+ Quỳ tím chuyển thành xanh là: NaHCO3, NaOH, Na2CO3 (nhóm II)
+ Quỳ tím chuyển màu đỏ là NaHSO4.
- Dùng NaHSO4 cho vào các chất ở nhóm I.
+ Chất có kết tủa trắng là BaCl2.
NaHSO4 + BaCl2 → BaSO4 + HCl + NaCl.
+ Chất còn lại ở nhóm I là NaCl.
- Dùng BaCl2 cho vào các chất ở nhóm (II).
+ Chất tạo kết tủa trắng là Na2CO3.
BaCl2 + Na2CO3 → BaCO3 + 2NaCl
+ Còn hai chất: NaHCO3, NaOH (nhóm III)
- Dùng NaHSO4 nhận được ở trên cho vào các chất ở nhóm (III)
+ Trường hợp có khí thoát ra là NaHCO3.
NaHSO4 + NaHCO3 → Na2SO4 + CO2 + H2O
+ Trường hợp không thấy hiện tượng gì là NaOH.
Câu 6:
Giải:
- Trộn lẫn các cặp mẫu thử ta thu được hiện tượng như sau:
NaCl NaOH NaHSO4 Ba(OH)2 Na2CO3
NaCl - - - -
NaOH - - - -
NaHSO4 - -  trắng  không màu
Ba(OH)2 - -  trắng  trắng
Na2CO3 - -  không màu  trắng
*Chú thích: -: không hiện tượng;  : có kết tủa;  : có khí.
* Luận kết quả:
- Mẫu thử tạo kết tủa với 2 trong 4 mẫu khác là Ba(OH)2
- 2 mẫu tạo kết tủa với Ba(OH)2 là Na2CO3, NaHSO4 (nhóm I)
Na2CO3 + Ba(OH)2 → BaCO3  + 2 NaOH
2NaHSO4 + Ba(OH)2 → BaSO4  + Na2SO4 + 2H2O
- 2 mẫu không tạo kết tủa với Ba(OH)2 là NaOH, NaCl (nhóm II)

ThS. Nguyễn Phú Hoạt (0947195182) -3- Tài liệu ôn thi HSG Hóa học lớp 11
Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng Page: Thầy Nguyễn Phú Hoạt
- Lọc 2 kết tủa ở trên lần lượt cho vào 2 mẫu nhóm I: mẫu nào có sủi bọt khí là NaHSO4,
còn mẫu không sinh khí là Na2CO3.
2NaHSO4 + BaCO3 → BaSO4  + Na2SO4 + CO2  + H2O
- Thêm ít giọt dung dịch NaHSO4 vào hai mẫu (dư) ở nhóm II, sau đó cho tiếp kết tủa thu
được ở trên (BaCO3) vào. Nếu xuất hiện khí là mẫu NaCl, còn lại là NaOH không xuất hiện khí.
NaOH + NaHSO4 → Na2SO4 + H2O
Do NaOH dư nên  NaHSO4 hết nên không tạo khí với BaCO3
Câu 7:
Giải:
Cho BaCl2 (đến dư) vào cả 3 dung dịch A, B, C. Lọc tách kết tủa thu được kết tủa A1, B1, C1 và 3
dung dịch nước lọc A2, B2, C2. Cho HCl lần lượt tác dụng với mỗi kết tủa và mỗi dung dịch nước lọc:
+ Nếu từ kết tủa và từ nước lọc đều có khí thoát ra thì ban đầu là dung dịch A:
KHCO3 KHCO3 , BaCl 2 (A 2 ) HCl CO2 
(A)  ⎯⎯⎯⎯
BaCl2 d­
→  ⎯⎯→ 
K 2 CO3 BaCO3 (A1 ) CO2 
+ Nếu từ kết tủa không có khí thoát ra, nhưng từ nước lọc lại có khí thoát ra thì ban đầu là dung
dịch B:
KHCO3 BaCl2 d­ KHCO3 , BaCl2 (B2 ) HCl CO2 
(B)  ⎯⎯⎯⎯ → ⎯⎯→ 
K 2SO 4 BaSO 4 (B1 )  không CO2 
+ Nếu từ kết tủa có khí thoát ra nhưng có một phần kết tủa không tan trong HCl dư và từ nước
lọc không có khí thoát ra thì ban đầu là dung dịch C:
 BaCl2 d­
C 2 
 K 2 CO3 BaCl2 d­  H 2 O  không
(C)  ⎯⎯⎯⎯ → ⎯⎯→
HCl

 K 2SO 4 C BaCO3 CO 2  + BaSO 4

 1 BaSO
  4

Câu 8:
Giải:
- Dùng quỳ tím nhận ra:
+ Dung dịch NaHSO4 làm quỳ tím hóa đỏ.
+ Dung dịch BaCl2 không làm đổi màu quỳ tím.
+ 3 dung dịch còn lại làm quỳ hóa xanh.
- Dùng NaHSO4 nhận ra mỗi dung dịch còn lại với hiện tượng:
Na2S + 2NaHSO4 → 2Na2SO4 + H2S  ; bọt khí mùi trứng thối.
Na2SO3 + 2NaHSO4 → 2Na2SO4 + SO2  + H2O; bọt khí mùi hắc.
Na2CO3 + 2NaHSO4 → 2Na2SO4 + CO2  + H2O; bọt khí không mùi.
Câu 9:
Giải:
- Trích mẫu thử cho mỗi lần thí nghiệm
- Nhỏ HCl lần lượt vào các mẫu thử
+ Mẫu nào có kết tủa trắng là AgNO3
AgNO3 + HCl → AgCl  + HNO3
+ Mẫu nào có khí thoát ra hóa nâu trong không khí là Fe(NO3)2
3Fe2+ + 4H+ + NO3− → 3Fe3+ + NO + 2H2O
2NO + O2kk → 2NO2

ThS. Nguyễn Phú Hoạt (0947195182) -4- Tài liệu ôn thi HSG Hóa học lớp 11
Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng Page: Thầy Nguyễn Phú Hoạt
Ko màu nâu
+ Ba mẫu còn lại không có hiện tượng gì
- Dùng dd Fe(NO3)2 làm thuốc thử, nhận ra dd NaOH vì có kết tủa trắng xanh hóa nâu trong
không khí
Fe(NO3)2 + 2NaOH → Fe(OH)2  + 2NaNO3
4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3 
- Dùng dd NaOH làm thuốc thử, nhận ra dd NH4NO3 vì có khí thoát ra có mùi khai
NaOH + NH4NO3 → NH3 + H2O + NaNO3
- Chất còn lại là NaNO3
Câu 10:
Giải:
NaCl AlCl3 FeCl3 CuCl2 ZnCl2
Dd NH3 - Kết tủa trắng Kết tủa nâu đỏ Kết tủa xanh Kết tủa trắng
Dd NH3 dư 1 Không tan 2 3 Tan (4)
Các phương trình:
AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4Cl
FeCl3 + 3NH3 + 3H2O → Fe(OH)3 + 3NH4Cl
CuCl2 + 2NH3 + 2H2O → Cu(OH)2 + 2NH4Cl
ZnCl2 + 2NH3 + 2H2O → Zn(OH)2 + 2NH4Cl
Zn(OH)2 + 4NH3 → Zn(NH3)4(OH)2
Câu 11:
Giải:
Trích mẫu thử cho mỗi lần thí nghiệm:
Cho phenolphtalein vào mỗi mẫu thử. Mẫu thử có màu hồng là dung dịch Na2CO3, các mẫu thử
còn lại không màu.
CO32− + H2 O → HCO3− + OH−
Dùng Na2CO3 làm thuốc thử để cho vào các mẫu thử còn lại.
Mẫu thử có sủi bọt khí không màu là NaHSO4
CO32- + 2H+ → H2O + CO2↑
Mẫu thử tạo kết tủa keo trắng và sủi bọt khí không màu là AlCl3
2Al3+ + 3CO32− + 3H2O → 2Al(OH)3  + 3CO2 
Mẫu thử tạo kết tủa đỏ nâu và sủi bọt khí không màu là Fe(NO3)3
2Fe3+ + 3CO32− + 3H2O → 2Fe(OH)3  + 3CO2 
Mẫu thử tạo kết tủa trắng là Ca(NO3)2
Ca 2+ + CO32− → CaCO3 
Mẫu thử không tạo hiện tượng là NaCl.
Câu 12:
Giải:
1.
* Lọ (2) chứa NaOH
* Lọ (1) chứa Al2(SO4)3 vì
Lúc đầu: 6NaOH + Al2(SO4)3 → 2Al(OH)3 + 3Na2SO4
Rót thêm: NaOH + Al(OH)3 → NaAlO2 + 2H2O
* Lọ (4) chứa Na2SO4
* Lọ (3) chứa BaCl2
ThS. Nguyễn Phú Hoạt (0947195182) -5- Tài liệu ôn thi HSG Hóa học lớp 11
Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng Page: Thầy Nguyễn Phú Hoạt
Na2SO4 + BaCl2 → 2NaCl + BaSO4
* Lọ (5) chứa Ca(CH3COO)2
Na2SO4 + Ca(CH3COO)2 → 2CH3COONa + CaSO4 (ít tan)
2.
Cho HCl thu khí SO2, CO2 dẫn qua bình 1 chứa Br2 bình 2 chứa Br2 dư rồi qua bình 3 chứa dd
Ca(OH)2 dư.
+ Dung dịch Br2 mất màu nhận ra gốc SO32− .
+ Làm đục dd Ca(OH)2 nhận ra gốc CO32− .
- Cho dd BaCl2 vào dung dịch thu được: Xuất hiện kết tủa không tan nhận ra gốc SO24− .
- Dùng kim loại Cu cho vào nước lọc xuất hiện khí không màu hóa nau trong không khí nhận ra
gốc NO3− .
Câu 13:
Giải:
Trích mẫu thử hòa tan vào nước nhận được 2 nhóm.
- Nhóm 1 gồm: CaCO3 và CaSO4.2H2O do không tan hoặc ít tan.
- Nhóm 2 gồm: Na2CO3 và Na2SO4 do bị hoà tan.
* Cho từng mẫu thử trong nhóm 1 vào dung dịch HCl nếu trường hợp nào tan tạo khí là CaCO3
→ CaCl2 + H2O + CO2
do phản ứng: CaCO3 + 2HCl ⎯⎯
Chất không phản ứng và ít tan là CaSO4.2H2O
* Cho từng mẫu thử trong nhóm 2 vào dung dịch HCl nếu trường hợp nào có phản ứng tạo khí là
Na2CO3 do: 2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + H2O + CO2
Chất không phản ứng, chỉ tan không tạo khí là Na2SO4
Câu 14:
Giải:
Dùng dung dịch NaOH dư để loại bỏ SO2 và NO2.
NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O
2NaOH + 2NO2 → NaNO2 + NaNO3 + H2O
Sau đó dùng dung dịch FeSO4 để tách NO ra khỏi N2.
FeSO4 + NO → Fe(NO)SO4
Dung dịch màu nâu thẫm có chứa Fe(NO)SO4 khi bị đun nóng, khí NO lại thoát ra.

ThS. Nguyễn Phú Hoạt (0947195182) -6- Tài liệu ôn thi HSG Hóa học lớp 11

You might also like