You are on page 1of 211

Chương 1:

CÁC PHƯƠNG THỨC THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Tài liệu tham khảo:


 Luật Thương mại sửa đổi 2005
 Luật Hải quan 2014
 Luật Quản lý ngoại thương 2017
 Luật Đấu thầu 2005
 Luật Giao dịch điện tử 2005
 Luật Đầu tư 2005
 Công ước Viên của LHQ về hợp đồng mua bán hàng
hoá quốc tế (Công ước Viên 1980)
 NĐ số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 quy định chi
tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương
Chương 1:
CÁC PHƯƠNG THỨC THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Khái niệm và đặc điểm
1.1. Một số nhận
thức cơ bản về
TMQT
Quản lý nhà nước về TMQT

Mua bán quốc tế

Đấu giá, đấu thầu quốc tế

Giao dịch tại sở giao dịch hàng hoá


1.2. Các phương
thức TMQT
Gia công quốc tế

Giao dịch tái xuất

Giao dịch tại hội chợ và triển lãm


Khái niệm và đặc điểm TMQT

 Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục


đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung
ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các
hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
 Hoạt động thương mại quốc tế là hoạt động
thương mại có yếu tố nước ngoài.
 Đặc điểm:
◦ Chủ thể
◦ Đối tượng
◦ Đồng tiền thanh toán
◦ Nguồn luật điều chỉnh
Quản lý nhà nước về TMQT
 Nhà nước thực hiện độc quyền Nhà nước có thời
hạn về hoạt động thương mại đối với một số
hàng hóa, dịch vụ hoặc tại một số địa bàn để bảo
đảm lợi ích quốc gia.
 Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về
TMQT.
 Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hóa,
dịch vụ, địa bàn độc quyền Nhà nước.
 Bộ Công thương là cơ quan đầu mối giúp Chính
phủ thực hiện QLNN về TMQT.
 Các Bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa
phương các tỉnh thực hiện chức năng quản lý
trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Các phương thức TMQT

Đấu giá, đấu thầu


Mua bán quốc tế
quốc tế

Giao dịch tại Sở


Gia công quốc tế
giao dịch hàng hoá

Giao dịch tại hội


Giao dịch tái xuất
chợ và triển lãm
Phương thức mua bán quốc tế

Mua bán thông


Mua bán đối lưu
thường

Trực tiếp Qua trung gian


Giao dịch trực tiếp

 Giao dịch trực tiếp trong TMQT là phương thức


giao dịch trong đó người bán và người mua
trực tiếp giao dịch với nhau bằng cách gặp mặt
hoặc thông qua các phương tiện thông tin như
thư từ, điện tín, thư điện tử… để bàn bạc và
thoả thuận với nhau về hàng hoá, giá cả,
phương thức thanh toán… và các điều kiện
giao dịch khác.
 Nội dung: 5 bước
◦ Hỏi giá (Inquiry)
◦ Phát giá (chào hàng) (Offer/ Order)
◦ Hoàn giá (Counter – offer/ order)
◦ Chấp nhận (Acceptance)
◦ Xác nhận (Confirmation)
Giao dịch qua trung gian

 Là phương thức giao dịch được thực hiện


thông qua một người thứ ba (người trung gian
buôn bán).
 Người trung gian buôn bán phổ biến trên thị
trường thế giới là đại lý và môi giới.
Đại lý (Agent)

 Đại lý là tự nhiên nhân hoặc pháp nhân tiến hành


một hay nhiều hành vi theo sự uỷ thác của người uỷ
thác (Principal).
 Điều 166 luật TM
 Đặc điểm của đại lý:
◦ Được quyền đứng tên trong hợp đồng
◦ Được quyền chiếm hữu hàng hoá
◦ Chịu trách nhiệm về hành vi và kết quả trong kinh
doanh
◦ Được người uỷ thác trả thù lao
◦ Hợp đồng đại lý là hợp đồng dài hạn
Hợp đồng đại lý
 Tên, địa chỉ của các bên ký kết.
 Xác định quyền của đại lý: đó là đại lý độc quyền
hay không
 Xác định mặt hàng được uỷ thác.
 Xác định khu vực địa lý nơi đại lý hoạt động.
 Xác định giá hàng: giá tối đa, giá tối thiểu (khung
giá).
 Nghĩa vụ của đại lý: mức tiêu thụ, thông báo, nghĩa
vụ thanh toán, nghĩa vụ đảm bảo thanh toán.
 Thời hạn hiệu lực của hợp đồng, thể thức huỷ bỏ
hay kéo dài thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
Phân loại đại lý
 Căn cứ vào phạm vi quyền hạn được uỷ thác:
◦ Đại lý toàn quyền (Universal Agent)
◦ Tổng đại lý (General Agent)
 Căn cứ vào quan hệ giữa đại lý và người uỷ thác:
◦ Đại lý thụ uỷ (Mandatory)
◦ Đại lý hoa hồng (Commision Agent)
◦ Đại lý kinh tiêu (Merchant Agent)
 Căn cứ vào hoạt động:
◦ Đại lý xuất khẩu (Export Agent).
◦ Đại lý nhập khẩu (Import agent).
◦ Đại lý giao nhận hàng hoá (Forwarding agent).
◦ Đại lý vận tải (Shipping agent).

Luật Thương mại 2005, NĐ 187/2013/NĐ-CP


Môi giới (Broker)

 Môi giới thương mại là hoạt động thương mại: (điều


150 luật TM)
❑bên môi giới: đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng
hoá, dịch vụ; được hưởng thù lao theo hợp đồng
❑bên được môi giới: mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
 Đặc điểm:
❑Đứng tên của người uỷ thác trong hợp đồng.
❑Người môi giới không chịu trách nhiệm về kết quả của
việc giao dịch.
❑Nhận thù lao từ người uỷ thác
❑Hợp đồng môi giới dựa trên sự uỷ thác từng lần.
Hợp đồng môi giới
 Tên, địa chỉ các bên
 Nội dung công việc môi giới.
 Trách nhiệm của người môi giới.
 Mức thù lao và thanh toán thù lao.
 Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
Buôn bán đối lưu
(Counter trade)

 Mua bán đối lưu trong TMQT là phương thức giao


dịch: XK kết hợp chặt chẽ với NK, người Bán đồng
thời là người Mua, lượng hàng hoá trao đổi có giá
trị tương đương.
 Mục đích của trao đổi?
 Đặc điểm:
❑Quan tâm đến giá trị sử dụng
❑Đồng tiền làm chức năng tính giá là chủ yếu
❑Phải có sự cân bằng lượng thu chi ngoại tệ
Các hình thức mua bán đối lưu

 Hàng đổi hàng (Barter)


 Mua đối lưu (Counter purchase)
 Mua lại sản phẩm (Buyback)
 Hình thức bù trừ (Compensation)
 Hình thức chuyển nợ (buôn bán trao tay, buôn
bán tam giác) (Switch)
 Giao dịch bồi hoàn (giao dịch đền bù) (Offset)
Yêu cầu cân bằng
của buôn bán đối lưu

 Cân bằng về giá trị


 Cân bằng về giá cả
 Cân bằng về tổng giá trị hàng hoá
 Cân bằng về các điều kiện giao hàng
Hợp đồng trong mua bán đối lưu

Cách ký:
◦ Ký hiệp định hay hợp đồng khung (Frame contract)
-> các hợp đồng cụ thể
◦ Ký các hợp đồng cụ thể
Nội dung hợp đồng:
◦ Hàng hoá (danh mục hàng hoá trao đổi)
◦ Giá cả (nguyên tắc định giá)
◦ Thanh toán (cơ chế thanh toán)
Đấu giá quốc tế

 Đấu giá hàng hoá là hoạt động thương mại,


người bán hàng tự mình hoặc thuê người tổ chức
đấu giá thực hiện việc bán hàng hoá công khai để
chọn người mua trả giá cao nhất.
 Đấu giá quốc tế là cuộc đấu giá có nhiều người
tham gia với quốc tịch hay trụ sở thương mại ở
các nước khác nhau.
 Đặc điểm:
◦ Hàng hoá: phải có mặt trên thị trường để người mua
lựa chọn
◦ Là một phương thức giao dịch đặc biệt
Các bước tiến hành đấu giá

 Chuẩn bị đấu giá.


 Tổ chức cho xem hàng.
◦ Mẫu hàng
◦ Xem hàng thực tế
 Tiến hành đấu giá.
◦ Phương pháp trả giá trong đấu giá:
 Ký kết hợp đồng và giao hàng
Đấu thầu quốc tế

 Đấu thầu hàng hoá, dịch vụ là hoạt động thương mại, bên
mua thông qua mời thầu lựa chọn thương nhân đáp ứng tốt
nhất các yêu cầu do bên mua đặt ra để ký kết và thực hiện
hợp đồng.
 Đấu thầu quốc tế là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng
các yêu cầu của bên mời thầu với sự tham gia của các nhà
thầu nước ngoài và nhà thầu trong nước (điều 3 luật Đấu
thầu).
 Đặc điểm:
◦ Hàng hoá: máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng
tiêu dùng và các dịch vụ không phải là dịch vụ tư vấn (điều 4 luật
Đấu thầu).
◦ Là một phương thức giao dịch đặc biệt:
◦ Bị ràng buộc bởi các điều kiện vay và sử dụng vốn.
Các phương thức đấu thầu quốc tế

Xét về hình •Đấu thầu rộng rãi


thức đấu thầu •Đấu thầu hạn chế

Xét về phương •Đấu thầu một túi hồ sơ


thức đấu thầu •Đấu thầu hai túi hồ sơ

•Đấu thầu tuyển chọn tư vấn


Xét về mục
•Đấu thầu cung cấp hàng hoá
đích
•Đấu thầu xây lắp
Giao dịch tại Sở giao dịch hàng hoá
 Sở giao dịch hàng hoá (commodity exchange) là
một thị trường đặc biệt: người mua - người bán -
người môi giới
 Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là
hoạt động thương mại, các bên thỏa thuận thực hiện
việc mua bán một lượng nhất định của một loại
hàng hóa nhất định qua Sở giao dịch hàng hoá theo
những tiêu chuẩn của Sở giao dịch hàng hoá với giá
được thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và
thời gian giao hàng được xác định tại một thời điểm
trong tương lai (điều 63 luật TM).
Đặc điểm
 Thị trường, thời gian và thể lệ: quy định sẵn.
 Mua khống, bán khống -> chênh lệch giá.
 Hàng hóa thường có khối lượng lớn, nhu cầu
cao và dễ tiêu chuẩn hóa
Một số vấn đề cần quan tâm:

 Tình hình kinh doanh SGD hh tại Việt Nam


 Hợp đồng mua bán hàng hóa qua SGD hàng
hoá
 Các hành vi bị cấm trong hoạt động mua bán
hàng hóa qua SGD hàng hóa?
 VNX là sở giao dịch hàng hóa đầu tiên được Bộ Công
Thương cấp phép hoạt động tại Việt Nam.
 Mô hình hoạt động của VNX gồm 3 phần là sàn giao dịch,
trung tâm thanh toán bù trừ, trung tâm kiểm định và giao
dịch hàng hóa.
 Sở sẽ là nơi cung cấp địa điểm, phương tiện các dịch vụ
cần thiết cho việc thực hiện giao dịch.
 Hàng hóa được mua bán tại các sàn giao dịch phải qua
giám định đạt những tiêu chuẩn chung, gọi là chuẩn chất.
Giá cả giao dịch theo nguyên tắc đấu giá công khai, đấu
giá mua và cả đấu giá bán.
 Tất cả sẽ thông qua một bộ phận môi giới để có thể giao
dịch các hàng hóa của mình nhằm đảm bảo tính trung thực
hàng hóa trong mọi thương vụ cũng như việc bảo đảm
thanh toán.
 VNX sẽ là nơi niêm yết giá chuẩn cho các mặt
hàng cà phê, cao su, thép trong nước dựa trên cơ
chế khớp lệnh liên tục.
 VNX còn khai thác, tổng hợp, phân tích và cung
cấp thông tin về tình hình thị trường hàng hóa
trong và ngoài nước, các thông tin có liên quan
cho các thành viên và các chủ thể khác tham gia
thị trường; thiết lập các giao dịch liên kết với các
Sở giao dịch khác trên thị trường trong nước và
thế giới.
Gia công quốc tế
(International processing)

 Gia công trong thương mại là hoạt động thương


mại:
◦ bên nhận gia công
◦ bên đặt gia công
 Gia công quốc tế là một hoạt động gia công thương
mại có yếu tố nước ngoài.
 Đặc điểm:
◦ Quyền sở hữu không thay đổi
◦ Tiền công tương đương với lượng hao phí làm ra sản
phẩm
◦ Được hưởng các ưu đãi về thuế và thủ tục hải quan.
Tiền công gia công

Bên đặt gia Bên nhận Tổ chức


công MMTB gia công quá trình
(nước ngoài) NVL,mẫu (trong nước) sản xuất

Trả sản phẩm hoàn chỉnh


Các hình thức gia công quốc tế
 Xét về quyền sở hữu nguyên liệu:
◦ Giao nguyên liệu thu sản phẩm
◦ “Mua đứt bán đoạn”
 Xét về mặt giá cả gia công:
◦ Hợp đồng thực thanh thực chi
◦ Hợp đồng khoán
 Xét về số bên tham gia quan hệ gia công:
◦ Gia công hai bên
◦ Gia công nhiều bên (gia công chuyển tiếp)
Hợp đồng gia công
 Tên, địa chỉ của các bên ký hợp đồng;
 Tên, số lượng sản phẩm gia công;
 Giá gia công;
 Thời hạn và phương thức thanh toán;
 Danh mục, số lượng, trị giá nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập
khẩu và nguyên liệu, phụ liệu, vật tư sản xuất trong nước (nếu
có) để gia công; định mức sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, vật
tư; định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu trong
gia công;
 Danh mục và trị giá máy móc thiết bị cho thuê, cho mượn
hoặc tặng cho để phục vụ gia công (nếu có);
 Biện pháp xử lý phế liệu, phế thải và nguyên tắc xử lý máy
móc, thiết bị thuê mượn, nguyên liệu, phụ liệu vật tư dư thừa
sau khi kết thúc hợp đồng gia công;
 Địa điểm và thời gian giao hàng;
 Nhãn hiệu hàng hoá và tên gọi xuất xứ hàng hoá;
 Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
Khi nào dệt may xuất khẩu của
Việt Nam ‘thoát kiếp gia công’?
 Top 5 xuất khẩu thế giới nhưng
chỉ là gia công
Giao dịch tái xuất
(Re-exportation)
Luật Thương mại năm 2005 của Việt Nam:
 Tạm nhập, tái xuất hàng hóa: hàng hoá được
đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt
nằm trên lãnh thổ Việt Nam (được coi là khu vực
hải quan riêng theo quy định của pháp luật) vào
Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam
và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra
khỏi Việt Nam.
 Tạm xuất, tái nhập hàng hóa: hàng hoá được đưa
ra nước ngoài hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt
nằm trên lãnh thổ Việt Nam (được coi là khu vực
hải quan riêng theo quy định của pháp luật), có
làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam và làm thủ
tục nhập khẩu lại chính hàng hoá đó vào Việt
Nam.
Hợp đồng tạm nhập để tái xuất

 Hợp đồng mua hàng (do doanh nghiệp Việt


Nam ký với doanh nghiệp nước xuất khẩu)
 Hợp đồng bán hàng (do doanh nghiệp Việt
Nam ký với nước nhập khẩu).

Các loại hình tạm nhập tái xuất


 Tái xuất
 Chuyển khẩu
Tái xuất: hàng hoá đi từ nước xuất khẩu đến nước tái xuất,
rồi lại được xuất khẩu từ nước tái xuất sang nước
nhập khẩu. Ngược chiều với sự vận động của hàng
hóa là sự vận động của đồng tiền: nước tái xuất trả
tiền cho nước xuất khẩu và thu tiền của nước nhập
khẩu.

Nước
XK

Nước Nước
NK tái xuất
Chuyển khẩu: hàng hoá của nước xuất khẩu trực tiếp sang
nước nhập khẩu. Nước tái xuất trả tiền cho nước
xuất khẩu và thu tiền của nước nhập khẩu.

Nước
XK

Nước Nước
NK tái xuất
 Theo luật Thương mại 2005: “Chuyển khẩu hàng hóa là
việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang
một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà
không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không
làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.”
 Có ba hình thức chuyển khẩu:
◦ XK -> NK không qua cửa khẩu Việt Nam.
◦ XK -> NK có qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ
tục NK vào, XK ra khỏi Việt Nam.
◦ XK -> NK có qua cửa khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoại
quan, khu vực trung chuyển hàng hoá tại các cảng Việt Nam,
không làm thủ tục NK vào, XK ra khỏi Việt Nam.
Hợp đồng tái xuất
 Thông thường sử dụng một hợp
đồng xuất khẩu và một hợp đồng
nhập khẩu
 Phương thức thanh toán thường
dùng L/C giáp lưng
Nghị định số 69/2018/NĐ-CP có các hình thức
tạm nhập tái xuất như sau:
– TN-TX theo hình thức kinh doanh;
– TN-TX theo hợp đồng bảo hành, bảo dưỡng,
thuê, mượn;
– TN-TX để tái chế, bảo hành theo yêu cầu
của thương nhân nước ngoài
– TN-TX hàng hóa để trưng bày, giới thiệu,
tham gia hội chợ, triển lãm thương mại;
– TN-TX sản phẩm vì mục đích nhân đạo và
mục đích khác;
Giao dịch tại hội chợ và triển lãm
 Hội chợ, triển lãm thương mại là hoạt động xúc
tiến thương mại được thực hiện tập trung trong
một thời gian và tại một địa điểm nhất định để
thương nhân trưng bày, giới thiệu hàng hoá,
dịch vụ nhằm mục đích thúc đẩy, tìm kiếm cơ
hội giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, hợp
đồng dịch vụ (điều 129 luật TM).

 Kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương


mại là hoạt động thương mại, theo đó thương
nhân kinh doanh dịch vụ này cung ứng dịch vụ
tổ chức hoặc tham gia hội chợ, triển lãm thương
mại cho thương nhân khác để nhận thù lao dịch
vụ tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại.
Quyền tổ chức, tham gia hội chợ,
triển lãm thương mại

 Thương nhân Việt Nam,


 Chi nhánh của thương nhân Việt Nam,
 Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại
Việt Nam
 Văn phòng đại diện của thương nhân.
 Thương nhân nước ngoài
Giao dịch tại hội chợ và triển lãm
 Hàng hoá, dịch vụ không được phép trưng bày,
giới thiệu tại hội chợ, triển lãm thương mại tại
VN?
◦ Hàng hóa tạm nhập để tham gia hội chợ, triển lãm
thương mại phải được tái xuất trong thời hạn 30 ngày.
 Hàng hóa, dịch vụ tham gia hội chợ, triển lãm
thương mại ở nước ngoài?
◦ Thời hạn tạm xuất khẩu hàng hóa để tham gia hội
chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài là 01 năm.
Chương 2

HỢP ĐỒNG
THƯƠNG MẠI
QUỐC TẾ
Chương 2
HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Tài liệu tham khảo:


 Giáo trình Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại
thương (chương 2, 3)
 Incoterms 2010, Incoterms 2020

46
Chương 2
HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Một số nhận thức chung về hợp đồng TMQT: Khái


niệm, đặc điểm, phân loại

Nội dung hợp đồng TMQT: Cấu trúc và nội dung cơ


bản các điều khoản

Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng TMQT

47
Một số nhận thức chung về
hợp đồng thương mại quốc tế

Hợp đồng là gì?

Hợp đồng thương mại quốc tế?

Cấu trúc hợp đồng TMQT?

Nội dung hợp đồng TMQT?


Khái niệm hợp đồng TMQT

 Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các


bên làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm
dứt một quan hệ pháp lý nào đó.
 Hợp đồng TMQT: hợp đồng thương
mại có yếu tố nước ngoài tham gia

49
Đặc điểm hợp đồng TMQT
 Chủ thể:
 Đối tượng:
 Đồng tiền:
 Nguồn luật điều chỉnh:

50
Phân loại hợp đồng TMQT

n Xét về thời gian thực hiện :


n Hợp đồng ngắn hạn
n Hợp đồng dài hạn
n Xét về nội dung quan hệ kinh doanh :
n Hợp đồng xuất nhập khẩu
n Hợp đồng tạm nhập - tái xuất
n Hợp đồng gia công
n Hợp đồng chuyển giao công nghệ, .v.v..
n Xét về hình thức :
n Hợp đồng ký kết dưới hình thức văn bản.
n Hợp đồng ký kết dưới các hình thức khác có giá trị pháp
lý tương đương.

51
Cấu trúc hợp đồng TMQT
Tên HĐ (1)

Địa điểm, ngày tháng (2)

Phần mở đầu (3): Cơ sở ký kết, tên chủ thể, người đại


diện

Nội dung (4): Một số điều khoản chính:


- Các điều khoản bắt buộc
- Các điều khoản tuỳ ý

Người bán Người


mua
ký (5) 52
ký (5)
Các điều khoản của
hợp đồng TMQT
• Điều khoản về tên hàng (Commodity)
• Điều khoản về phẩm chất (Quality)
• Điều khoản về số lượng (Quantity)
• Điều khoản giao hàng (Shipment/Delivery)
• Điều khoản về giá cả (Price)
• Điều khoản thanh toán (Settlement payment)
• Điều khoản về bao bì và ký mã hiệu (Packing)
• Điều khoản về bảo hành (Warranty)
• Điều khoản về phạt và bồi thường thiệt hại (Penalty)
• Bảo hiểm (Insurance)
• Kiểm tra (Inspection)
• Bất khả kháng (Force majeure)
• Khiếu nại (Claim)
• Trọng tài (Arbitration)

53
Điều khoản về tên hàng
(Commodity)

n Ghi tên hàng bao gồm tên thông thường, tên


thương mại, tên khoa học
n Ghi tên hàng kèm theo tên địa phương sản xuất
n Ghi tên hàng kèm với quy cách chính của hàng
hoá đó
n Ghi tên hàng kèm với tên nhà sản xuất
n Ghi tên hàng kèm với công dụng của hàng
n Ghi tên hàng kèm theo nhãn hiệu
n Ghi tên hàng kèm theo mã số hàng trong danh
mục HS

54
Điều khoản về phẩm chất
(Quality)
Một số phương pháp xác định phẩm chất hàng hóa:
n Dựa vào mẫu hàng
n Dựa vào tiêu chuẩn, phẩm cấp
n Dựa vào nhãn hiệu hàng hoá
n Dựa vào tài liệu kỹ thuật
n Dựa vào hàm lượng các chất chủ yếu có trong hàng
n Dựa vào hiện trạng hàng hoá
n Dựa vào dung trọng
n Dựa vào xem xét trước
n Dựa vào các tiêu chuẩn đại khái quen dùng
n Dựa vào sự mô tả hàng hoá

55
Điều khoản về số lượng
(Quantity) (1)

n Đơn vị tính số lượng:


n Hệ mét hệ: 1 MT (metric – ton) = 1000kg
n Hệ Anh – Mỹ: 1 tấn Mỹ – 1 ST = 907,187kg
1 tấn Anh – 1 LT = 1.016,047kg
n Phương pháp qui định số lượng:
n Qui định cụ thể:
n Qui định phỏng chừng: dung sai (tỷ lệ chênh lệch cho
phép)
n Cách ghi dung sai:
n Cách tính giá dung sai:

56
Điều khoản về số lượng
(Quantity) (2)

Phương pháp qui định trọng lượng:


n Trọng lượng cả bì (GW) = trọng lượng bản thân hàng hoá + trọng
lượng bao bì.
n Trọng lượng tịnh (NW) = trọng lượng của cả lô hàng – trọng lượng bì.
n Trọng lượng tịnh thuần tuý (NNW):
n Trọng lượng thương mại (Commercial weight): trọng lượng của hàng
hoá ở độ ẩm tiêu chuẩn.
n Trọng lượng lý thuyết: trọng lượng tính toán đơn thuần dựa vào lý
thuyết hay thiết kế
Địa điểm xác định số lượng, trọng lượng:
n Xác định tại cảng đi
n Xác định tại cảng đến

57
Điều khoản giao hàng
(Shipment/Delivery) (1)
n Thời gian giao hàng
n Giao hàng theo định kỳ
n Giao hàng theo điều kiện
n Giao hàng theo các thuật ngữ: prompt;
Immediately; as soon as possible
n Địa điểm giao hàng:
- Địa điểm đi hay đến
- Địa điểm cố định hay lựa chọn

58
Điều khoản giao hàng
(Shipment/Delivery) (2)
n Phương thức giao hàng:
n Giao nhận về trọng lượng:
n Giao một hay nhiều lần
n Giao rời hay trong bao kiện
n Giao nhận về chất lượng:
n Giao nhận sơ bộ
n Giao nhận cuối cùng
n Thông báo giao hàng:
n Thông báo trước khi giao hàng
n Thông báo sau khi giao hàng
n Trả lời

59
Điều khoản về giá cả
(Price) (1)
n Đồng tiền tính giá (currency of
price)
n Qui định mức giá thực hiện HĐ
n Phương pháp qui định giá:
nGiá cố định (fixed price)
nGiá linh hoạt (flexible price)
nGiá qui định sau
nGiá di động (sliding scale price)

60
Điều khoản về giá cả
(Price) (2)
n Điều kiện Incoterms liên quan tới giá cả
n Giảm giá (Discount):
n Xét theo nguyên nhân giảm giá, có các loại giảm
giá như:
n Giảm giá do trả tiền sớm
n Giảm giá do nhân tố thời vụ
n Giảm giá đổi hàng cũ để mua hàng mới
n Giảm giá do mua với số lượng lớn
n Xét theo cách tính toán giảm giá:
n Giảm giá đơn
n Giảm giá kép (giảm giá liên hoàn)
n Giảm giá luỹ tiến
n Giảm giá tặng thưởng (bonus)

61
Điều khoản thanh toán
(Settlement payment)

n Đồng tiền thanh toán (currency of payment)


n Thời hạn thanh toán (time of payment)
n Thanh toán trước (payment before/ deposited)
n Thanh toán ngay (payment at sight)
n Thanh toán sau (usance payment)
n Thanh toán hỗn hợp
n Phương thức thanh toán
n Bộ chứng từ thanh toán

62
Điều khoản về Bao bì
(Packing)
n Phương pháp qui định chất lượng của
bao bì:
n Qui định chất lượng của bao bì phải phù hợp với
phương thức vận tải nào đó
n Qui định cụ thể
n Phương thức cung cấp bao bì
n Người bán cung cấp
n Người mua cung cấp
n Phương thức xác định giá cả bao bì:
n Giá cả của bao bì được tính cả vào giá hàng
n Giá cả của bao bì được người mua trả riêng
n Giá bao bì được trả cùng với giá hàng

63
Điều khoản về bảo hành
(Warranty)
Bảo hành là sự bảo đảm của người bán về
chất lượng hàng hoá trong một thời gian
nhất định.
n Phân loại:
n Bảo hành chung (bảo hành thông thường)
n Bảo hành cơ khí
n Bảo hành thực hiện
n Thời hạn bảo hành của hàng hoá:

64
Điều khoản về phạt
và bồi thường thiệt hại
(Penalty)
n Phạt chậm giao hàng
n Phạt giao hàng không phù hợp về số lượng và
chất lượng
n Phạt do chậm thanh toán
n Phạt trong trường hợp huỷ hợp đồng

65
Điều khoản về bảo hiểm
(Insurance)

n Ai phải mua bảo hiểm? Người mua hay


người bán?
n Mức mua bảo hiểm là bao nhiêu?

66
Bất khả kháng
(Force majeure)
n Bất khả kháng là sự kiện khi xảy ra làm
cho hợp đồng trở thành không thể thực
hiện được, mà không ai bị coi là chịu
trách nhiệm.
n Các sự kiện bất khả kháng mang 3 đặc
điểm sau:
n Không thể lường trước được
n Không thể vượt qua
n Xảy ra từ bên ngoài.

67
Khiếu nại
(Claim)

n Khiếu nại là việc một bên yêu cầu


bên kia bồi thường cho những chi
phí phát sinh do sự vi phạm hợp
đồng gây nên

68
Trọng tài
(Arbitration)

n Trọng tài là phương pháp sử dụng


người thứ ba không phải là toà án để
giải quyết xung đột xảy ra có liên
quan đến hợp đồng thương mại.

69
Nguồn luật điều chỉnh
hợp đồng TMQT

n Điều ước quốc tế


n Pháp luật quốc gia
n Tập quán thương mại

70
Chương 3
CÁC ĐIỀU KIỆN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Giới thiệu chung về các điều kiện thương mại quốc tế


(INCOTERMS

Nội dung INCOTERMS® 2010


Terminal Terminal

Tiêu chí lựa chọn qui tắc INCOTERMS® 2010

Một số điểm lưu ý khi sử dụng INCOTERMS


Giới thiệu chung về
Incoterms
 Tên gọi: International Commercial
Terms
 Mục đích: Cung cấp bộ quy tắc
quốc tế để giải thích những điều
kiện thương mại thông dụng, giúp
các bên tránh tranh chấp
 Phạm vi áp dụng: điều chỉnh
những vấn đề liên quan đến quyền
và nghĩa vụ các bên trong việc giao
hàng, với ý nghĩa hàng hóa hữu
hình, không bắt buộc áp dụng.
Quá trình hình thành
 Phiên bản đầu tiên là Incoterms
1936

 Các phiên bản sửa đổi bổ sung năm


1953, 1967, 1976, 1980, 1990, 2000,
2010, 2020

 Bản cập nhật mới nhất là Incoterms


2020, có hiệu lực từ 01/01/2020
Đặc điểm chung của các điều kiện Incoterms

 Phân chia trách nhiệm giao nhận hàng: thuê


tàu, xếp hàng, dỡ hàng, làm thủ tục hải quan,...

 Phân chia chi phí giao nhận hàng; chi phí


chuyên chở hàng, chi phí bốc dỡ hàng, chi phí
lưu kho, nộp thuế XNK,...

 Sự di chuyển rủi ro và tổn thất về hàng hoá từ


người bán sang người mua.

74
Phạm vi áp dụng của 11 điều kiện Incoterms 2020

Vận tải biển:

FAS CFR
FOB CIF

Mọi phương thức vận tải:

EXW DAT
FCA DAP
CPT DPU
CIP DDP

75
Group E
EXW Ex Works (…named place of delivery)
Departure

FCA Free Carrier (…named place of delivery)


Group F
Main Carriage FAS Free Alongside Ship (...named port of shipment)
Unpaid
FOB Free on board (…named port of shipment)
CFR Cost and Freight (…named port of destination)
Cost, Insurance and Freight (…named port of
CIF
Group C destination)
Main Carriage Paid CPT Carriage paid to (...named place of destination)
Carriage and Insurance paid to (…named place of
CIP
destination)

DAP Delivered at Place (…named place of destination)


Group D Delivered at Place Unloaded (…named place of
DPU
Arrival destination)
DDP Delivered Duty Paid (…named place of destination)
76
Cách dẫn chiếu các điều kiện Incoterms vào
Contract

[Điều kiện Incoterms được chọn]


[Cảng đích hoặc địa điểm đích]
Incoterms 2020

◦ CIF Haiphong Incoterms 2020


◦ DAP No 123, ABC street, Hanoi
Incoterms 2020
Nghĩa vụ tương ứng của người bán và người mua
(Incoterms 2010)
A.Nghĩa vụ của người bán B.Nghĩa vụ của người mua
A1. Những nghĩa vụ chung của người bán - General obligations B1. Những nghĩa vụ chung của người mua - General obligations
of the seller
of the buyer

A2. Giấy phép, kiểm tra an ninh và các thủ tục khác - Licences, B2. Giấy phép, kiểm tra an ninh và các thủ tục khác - Licences,
authorizations, security clearances and other formalities authorizations, security clearances and other formalities

A3. Hợp đồng vận tải và bảo hiểm - Contracts of carriage and B3. Hợp đồng vận tải và bảo hiểm - Contracts of carriage and
insurance insurance
A4. Giao hàng - Delivery B4. Nhận hàng- Taking delivery

A5. Chuyển rủi ro - Transfer of risks B5. Chuyển rủi ro- Transfer of risks

A6. Phân chia chi phí - Allocation of costs B6. Phân chia chi phí - Allocation of costs

A7. Thông báo cho người mua - Notices to the buyer B7. Thông báo cho người bán - Notices to the seller

A8. Chứng từ giao hàng - Delivery documents B8. Bằng chứng của việc giao hàng - Proof of delivery

A9. Kiểm tra - Bao bì - Ký mã hiệu - Checking - packaging - B9. Kiểm tra hàng hóa - Inspection of goods
marking
A10. Hỗ trợ thông tin và các chi phí liên quan - Assistance with B10. Hỗ trợ thông tin và các chi phí liên quan - Assistance with
information and related costs information and related costs
Nghĩa vụ tương ứng của người bán và người mua
(Incoterms 2020)
Terminal Terminal
CÁC ĐIỀU KIỆN DÙNG CHO
MỘT HOẶC NHIỀU PHƯƠNG THỨC VẬN
TẢI

1. EXW
2. FCA
3. CPT
4. CIP
5. DAT
6. DAP
7. DDP

81
EXW (Ex work) – Giao hàng tại xưởng

S B

SELLER’S COST BUYER’S COST BUYER’S COST


SELLER’S RISK BUYER’S RISK BUYER’S RISK

- Vận chuyển hàng hóa do người mua sắp xếp


- Thông quan xuất nhập khẩu do người mua chịu trách nhiệm
- Điểm phân chia chi phí và rủi ro là tại xưởng người bán. Chú ý: chi phí bốc hàng lên
phương tiện vận tải.
FCA (Free carrier) – Giao hàng cho người vận tải

S B

SELLER’S COST BUYER’S COST BUYER’S COST


SELLER’S RISK BUYER’S RISK BUYER’S RISK

- Việc vận tải hàng hóa do người mua hoặc người bán thay mặt người mua sắp xếp
- Người bán thông quan hàng xuất khẩu, người mua thông quan hàng nhập khẩu
- Phân chia chi phí và rủi ro
CPT (Carriage Paid To)– Cước trả tới
đích
S B

SELLER’S COST SELLER’S COST BUYER’S COST


SELLER’S RISK BUYER’S RISK BUYER’S RISK

-Vận tải do người bán sắp xếp


-Người bán thông quan hàng xuất khẩu
-Điểm chuyển rủi ro: giao cho người chuyên chở
-Ranh giới phân chia chi phí: cảng đích
CIP (Carriage, Insurance Paid To)
Cước, bảo hiểm trả tới đích

S B

SELLER’S COST SELLER’S COST BUYER’S COST


SELLER’S RISK BUYER’S RISK BUYER’S RISK

-Vận tải và bảo hiểm do người bán sắp xếp


-Người bán thông quan xuất khẩu
-Điểm chuyển rủi ro: giao cho người chuyên chở
-Ranh giới phân chia chi phí: cảng đích
DAP (Delivered at Place) - Giao hàng tại nơi đến

S B

SELLER’S COST SELLER’S COST BUYER’S COST


SELLER’S RISK SELLER’S RISK BUYER’S RISK

-Vận chuyển do người bán sắp xếp


-Người mua thông quan nhập khẩu
-Rủi ro và chi phí: điểm đến quy định
DPU (Delivered at Place Unloaded) - Giao hàng tại nơi đến đã
dỡ

S B

SELLER’S COST SELLER’S COST BUYER’S COST


SELLER’S RISK SELLER’S RISK BUYER’S RISK

-Vận chuyển do người bán sắp xếp


-Người mua thông quan nhập khẩu
-Chi phí và rủi ro: hàng hóa đc dỡ khỏi ptvt chở đến tại nơi đến chỉ định
DDP (Delivered Duty Paid) - Giao tại đích đã nộp thuế

S B

SELLER’S COST SELLER’S COST BUYER’S COST


SELLER’S RISK SELLER’S RISK BUYER’S RISK

-Việc vận chuyển do người bán thu xếp


-Người bán thông quan xuất nhập khẩu
-Rủi ro và chi phí tại điểm đến quy định
CÁC ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG CHO
VẬN TẢI BIỂN VÀ VẬN TẢI THỦY NỘI ĐỊA

1. FAS
2. FOB
3. CFR
4. CIF

89
FAS (Free Alongside Ship) - Giao dọc
mạn tàu
S B

SELLER’S COST BUYER’S COST BUYER’S COST


SELLER’S RISK BUYER’S RISK BUYER’S RISK

-Người mua chịu trách nhiệm vận tải


-Người bán thông quan xuất khẩu
-Điểm phân chia rủi ro và chi phí là dọc mạn tàu
FOB (Free on board) - Giao lên tàu

S B

SELLER’S COST BUYER’S COST BUYER’S COST


SELLER’S RISK BUYER’S RISK BUYER’S RISK

-Vận tải do người mua thu xếp


-Người bán thông quan hàng xuất khẩu
-Chi phí và rủi ro phân chia: sau khi hàng hóa được xếp lên tàu
CFR (Cost and Freight) - Tiền hàng và
cước phí

S B

SELLER’S COST SELLER’S COST BUYER’S COST


SELLER’S RISK BUYER’S RISK BUYER’S RISK

-Người bán sắp xếp vận tải hàng hóa


-Người bán thông quan xuất khẩu
-Điểm chuyển rủi ro: tại cảng xếp hàng
-Ranh giới phân chia chi phí là cảng đích
CIF (Cost, Insurance and Freight)
Tiền hàng + bảo hiểm + cước

S B

SELLER’S COST SELLER’S COST BUYER’S COST


SELLER’S RISK BUYER’S RISK BUYER’S RISK

-Vận tải và bảo hiểm do người bán thu xếp


-Người bán thông quan xuất khẩu
-Điểm chuyển rủi ro: sau khi hàng hóa được xếp lên tàu tại cảng xếp hàng
-Phân chia chi phí: cảng đích
Một số điểm khác biệt chính giữa Incoterms 2020
so với Incoterms 2010

 Lý giải rõ hơn về Incoterms ở phần giới thiệu


 Sắp xếp lại các mục nghĩa vụ của các bên để làm
rõ hơn nội dung của nghĩa vụ giao hàng và phân
chia rủi ro
 Vận đơn On-board khi giao hàng với điều kiện
FCA
 Nghĩa vụ về phân chia chi phí được dời xuống
mục A9/B9
 Mức bảo hiểm của CIF và CIP
 Thay thế điều kiện DAT bằng DPU
 Thu xếp, tổ chức thực hiện vận chuyển với ptvt
của người bán hoặc người mua trong FCA,
DAP, DPU và DDP.
“Đội bóng đá” Incoterms® 2020
với đội hình 1-3-4-3

EXW
FCA FAS FOB

CPT CIP CFR CIF

DAP DPU DDP


Một số lưu ý khi sử dụng Incoterms

 Không mang tính bắt buộc áp dụng;


 Ghi rõ phiên bản áp dụng;
 Không áp dụng Incoterms cho mua bán hàng hóa “vô hình”;
 Ghi rõ những điều đôi bên đã thoả thuận vào hợp đồng khi
Incoterms không đề cập đến;
 Sử dụng đúng ký hiệu viết tắt trong Incoterms
 Cân nhắc việc sử dụng các điều kiện cho phù hợp với khả
năng của doanh nghiệp.

96
Chương 3
Vận tải và giao nhận TMQT

Tài liệu tham khảo:


 Giáo trình Giao nhận & Vận tải quốc
tế, Học viện Tài chính
 Giáo trình Vận tải và giao nhận trong
ngoại thương, Đại học Ngoại thương
 Các công ước quốc tế về vận tải và
hàng hóa
 Tạp chí GTVT; Hàng hải; Thương
mại…
99
Nội dung

Các vấn đề cơ bản về vận tải


và giao nhận

Các phương thức vận tải

Các phương thức giao nhận


Vận tải & Giao nhận
 Vận tải (Transport) là một hoạt động kinh tế có mục đích của
con người nhằm đáp ứng nhu cầu di chuyển vị trí của đối
tượng vận chuyển.
 Dịch vụ giao nhận (Freight Forwarding Service) là bất kỳ loại
dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc
xếp, đóng gói hay phân phối hàng hoá cũng như các dịch vụ tư
vấn có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải
quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ
liên quan đến hàng hoá.
Dịch vụ giao nhận theo Luật Thương mại Việt Nam
 Người kinh doanh dịch vụ giao nhận gọi là người giao nhận
(Forwarder, Freight Forwarder, Forwarding Agent).

101
Vai trò của vận tải và
giao nhận trong TMQT
 Vận tải quốc tế đảm bảo chuyên chở khối lượng hàng hoá ngày
một tăng trong buôn bán quốc tế
 Vận tải quốc tế phát triển góp phần làm thay đổi cơ cấu hàng
hoá và cơ cấu thị trường trong buôn bán quốc tế
 Vận tải quốc tế có tác dụng bảo vệ tích cực hoặc làm xấu đi cán
cân mậu dịch và cán cân thanh toán
 Người giao nhận đã làm chức năng và công việc của những người
sau đây:
 - Môi giới hải quan (Customs Broker)
 - Đại lý (Agent)
 - Người gom hàng (Cargo Consolidator)
 - Người chuyên chở (Carrier)
 - Người kinh doanh vận tải đa phương thức (MTO)

102
Các phương thức vận tải
 Vận tải bằng đường biển
 Vận tải bằng đường sắt
 Vận tải bằng đường hàng không
 Vận tải bằng phương thức khác:
 Vận tải bằng ô tô
 Vận tải Container
 Vận tải đa phương thức

103
Vận tải bằng đường biển
Vị trí, đặc điểm của vận tải bằng đường biển:
 + Năng lực vận chuyển lớn
 + Thích hợp cho vận chuyển hầu hết các loại hàng hoá
trong thương mại quốc tế
 + Chi phí đầu tư xây dựng các tuyến đường hàng hải
thấp
 + Giá thành vận tải đường biển thấp
Vận tải đường biển cũng có một số nhược điểm:
 + Phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, điều kiện hàng hải
 + Tốc độ tương đối thấp so với tốc độ của một số
phương tiện vận tải khác

104
Các phương thức thuê tàu

n Tàu chợ (Liner)


n Tàu chạy rông (Tramp):
q Tàu chuyến (Voyage)
q Tàu định hạn (Time)

105
Phưuơng thức thuê tàu chợ
(Liner chartering)
 Khái niệm: Tàu chợ là loại tàu chở hàng chạy thường xuyên trên
một tuyến đường nhất định, ghé vào các cảng quy định và theo
một lịch trình định trước.
 Đặc điểm tàu chợ:
 + Thường chở hàng bách hoá có khối lượng nhỏ;
 + Cấu trúc tàu phức tạp; tốc độ chạy tương đối nhanh; có trang
thiết bị bốc dỡ riêng;
 + Điều kiện chuyên chở được quy định in sẵn trên vận đơn;
 + Cước phí do các hãng tàu đưa ra công bố trên đường cước;
 + Chỉ ghé vào làm việc ở cảng một số ngày nhất định rồi quay ra
nên không quy định về ngày xếp dỡ, thưởng phạt xếp dỡ;
 + Chứng từ điều chỉnh các mối quan hệ trong thuê tàu chợ là Vận
đơn đường biển (B/L).

106
Các bước thuê tàu chợ

(5)

Shipper (6)
Ship owner

(1) (2)
(4)
(3)
Broker

107
Phưuơng thức thuê tàu chuyến
(Voyage Chartering)
 Tàu chuyến là tàu không chạy thường xuyên trên một tuyến nhất
định, không ghé qua những cảng nhất định và không theo một
lịch trình định trước.
 Đặc điểm:
 + Thường chở hàng có khối lượng lớn và tính chất hàng hoá tương
đối thuần nhất;
 + Có cấu tạo đơn giản; tốc độ chạy chậm hơn tàu chợ; không có
trang thiết bị xếp dỡ riêng;
 + Điều kiện chuyên chở, cước phí, chi phí xếp dỡ được quy định cụ
thể trong hợp đồng thuê tàu do 2 bên thoả thuận ký kết;
 + Văn bản điều chỉnh mối quan hệ giữa các bên là Hợp đồng thuê
tàu chuyến (C/P) và Vận đơn đường biển (B/L).

108
Các bước thuê tàu chuyến

(5)

Shipper (6)
Ship owner

(1) (2)
(4)
(3)
Broker

109
Phưuơng thức thuê tàu định hạn
(Time Chartering)
 Thuê tàu định hạn hay còn gọi là thuê tàu theo thời hạn là việc chủ tàu
cho người thuê tàu thuê toàn bộ con tàu, có thể gồm cả một thuyền bộ
hoặc không, để kinh doanh chuyên chở hàng hoá trong một thời gian
nhất định, còn người thuê tàu phải trả tiền thuê tàu và các chi phí hoạt
động của con tàu.
 Đặc điểm :
 + Người thuê tàu được quyền quản lý và sử dụng con tàu trong một thời
gian nhất định.
 + Văn bản điều chỉnh mối quan hệ giữa chủ tàu và người thuê tàu là hợp
đồng thuê tàu định hạn (Time Charter).
 + Người thuê tàu phải trả cho chủ tàu tiền thuê (Hire), chứ không phải tiền
cước (Freight).
 + Chủ tàu không đóng vai trò là người chuyên chở.

110
Các hình thức thuê tàu định hạn

 - Thuê toàn bộ : tức là thuê toàn bộ con tàu cùng thuyền


bộ (Thuyền trưởng, sĩ quan, thuỷ thủ).
 + Thuê theo thời hạn (Period Time Charter)
 + Thuê định hạn chuyến (Trip Time Charter)
 - Thuê định hạn trơn (Bare Boat Charter) : Chủ tàu cho
người thuê tàu thuê con tàu mà không có thuyền bộ.

111
Hợp đồng thuê tàu chuyến
(Charter party - C/P)
 Hợp đồng thuê tàu chuyến là một văn bản, trong đó chủ tàu hay người
chuyên chở cam kết chuyên chở hàng hoá từ một cảng này để giao cho
ngươì nhận hàng tại một cảng khác, còn người thuê tàu cam kết trả
cước phí theo mức hai bên đã thoả thuận.
 Nội dung chủ yếu của hợp đồng thuê tàu chuyến:
 Chủ thể của hợp đồng
 Quy định về tàu
 Quy định về thời gian
 Quy định về hàng hoá
 Quy định cảng
 Quy định về cước phí và thanh toán cước phí
 Quy định về chi phí xếp, dỡ
 Quy định về thời gian làm hàng
 Quy định về thưởng/ phạt xếp, dỡ
 Các điều khoản khác

112
Nội dung chủ yếu của hợp đồng
thuê tàu chuyến (1)
(1) Chủ thể:
- Người cho thuê
- Người thuê
(2) Tàu:
- Tên tàu
- Quốc tịch của tàu
- Chất lượng tàu
- Trọng tải toàn phần
- Dung tích đăng ký toàn phần và dung tích đăng ký tịnh
- Mớn nước
(3) Thời gian: Thời gian tàu đến cảng xếp hàng (Laydays)

113
Nội dung chủ yếu của hợp đồng
thuê tàu chuyến (2)
(4) Hàng hoá:
- Tên hàng
- Bao bì đóng gói
- Ký mã hiệu hàng hoá
- Số lượng hàng gửi
- Trách nhiệm cung cấp hàng đầy đủ
(5) Cảng:
- Làm hàng tại 1 cảng hay nhiều cảng phải thể hiện rõ trong HĐ
- Cảng phải an toàn

114
Nội dung chủ yếu của hợp đồng
thuê tàu chuyến (3)
(6) Cước phí:
- Mức cước (Freight rate):
- Đơn vị tính cước (Freight unit)
- Số lượng hàng tính cước:
+ Tính cước theo lượng hàng thực xếp lên tàu tại cảng đi
+ Tính cước theo lượng hàng thực giao tại cảng đến
- Thời gian thanh toán cước:

115
Nội dung chủ yếu của hợp đồng
thuê tàu chuyến (4)
(7) Chi phí xếp dỡ:
+ Theo điều khoản tàu chợ (Liner terms)
+ Theo điều khoản miễn xếp dỡ (Free in and out - FIO)
+ Theo điều khoản miễn xếp hàng (Free in - FI)
+ Theo điều khoản miễn dỡ hàng (Free out - FO)

116
Nội dung chủ yếu của hợp đồng
thuê tàu chuyến (5)
(8) Thời gian làm hàng (Laytime/ Laydays):
- Cách quy định:
+ Quy định chung
+ Quy định riêng
+ Quy định mức xếp dỡ
- Đơn vị tính thời gian xếp dỡ:
+ Days: là ngày làm việc.
+ Running days: là ngày làm việc liên tục (ngày kế tiếp nhau trên
lịch).
+ Working days
+ Working days of 24 hours
+ Weather working days (WWD)
- Mốc tính thời gian xếp dỡ: phụ thuộc việc đưa và chấp nhận thông
báo sẵn sàng xếp dỡ (Notice of Readiness – NOR)

117
Nội dung chủ yếu của hợp đồng
thuê tàu chuyến (6)
(9) Thưởng/ phạt xếp dỡ:
 Nếu người thuê tàu xếp dỡ hàng hoá muộn hơn thời
gian quy định của hợp đồng -> bị chủ tàu phạt một
khoản tiền, gọi là tiền phạt xếp dỡ chậm (Demurrage
money).
 Nếu người thuê tàu hoàn thành việc xếp dỡ hàng hoá
sớm hơn thời gian quy định trong hợp đồng -> được chủ
tàu thưởng một khoản tiền, gọi là tiền thưởng xếp dỡ
nhanh (Despatch money).

118
VẬN TẢI BẰNG ĐƯỜNG SẮT

- Năng lực vận chuyển lớn

1 - Tốc độ chuyên chở cao (chậm hơn máy

Đặc
2 bay, nhưng nhanh hơn tàu biển, tàu sông,
đôi khi nhanh hơn cả ô tô)
điểm

3 - Giá thành: tương đối thấp

4 - Có khả năng chuyển chở hàng hóa quanh năm


và liên tục
Cơ sở pháp lý của giao nhận và vận tải
quốc tế bằng đường sắt
 “Công ước quốc tế về chuyên chở hàng hoá bằng đường sắt”
(Convention International Concernant la Transport de Marchandises par
Chemins de Fer - CIM) được ký kết giữa Chính phủ nhiều nuớc Châu
Âu vào ngày 14/10/1890 tại Béc nơ và có hiệu lực từ ngày 1/1/1893.
Công ước này gọi tắt là “Công ước CIM” hay “Công ước Béc nơ”
 “Hiệp định liên vận hàng hoá đường sắt quốc tế” (International
Convention on Carriage of Goods by Rail - MGS), gọi tắt là “Hiệp định
MGS”.
“Hiệp định SMGS” quy định trách nhiệm của đường sắt đối với hàng hoá
chuyên chở, liệt kê những vật phẩm cấm chuyên chở, quy định mẫu giấy tờ
chuyên chở cũng như trách nhiệm liên đới của người chuyên chở đường sắt
đối với hàng hoá nhận chở. Mọi đường sắt chở tiếp, khi tiếp nhận lô hàng
cùng giấy tờ chuyên chở đương nhiên tham gia vào hợp đồng chuyên chở
và chịu trách nhiệm trước người nhận hàng
Chứng từ vận chuyển hàng hóa
bằng đường sắt liên vận quốc tế

Giấy gửi hàng Các giấy tờ kèm theo


- Mỗi lô hàng, người gửi hàng giấy gửi hàng
phải giao cho ga gửi một “giấy • - Các chứng từ cần thiết để
gửi hàng” do mình điền và ký làm thủ tục hải quan và các
tên theo mẫu của Hiệp định thủ tục khác trong toàn bộ
và các bản phụ lục của Giấy hành trình
gửi hàng + Giấy phép xuất khẩu
- Sau khi đường sắt đã nhận + Tờ khai hải quan
hàng và “giấy gửi hàng”, các + Bảng kê chi tiết hàng hóa
xác nhận của ga gửi thì hợp + Giấy chứng nhận phẩm chất
đồng chuyên chở coi như đã + Giấy chứng nhận kiểm dịch
được ký kết. + Giấy chứng nhận xuất xứ
- Theo SMGS, có hai loại Giấy hàng hóa
gửi hàng: +…
+ Giấy gửi hàng chở chậm
+ Giấy gửi hàng chở nhanh
Cước phí của vận chuyển hàng hóa bằng
đường sắt liên vận quốc tế (1)
 Cước phí đường sắt quốc tế là khoản tiền chủ hàng
trả cho người chuyên chở đường sắt, gồm:
+ Chi phí vận chuyển hàng hóa
+ Chi phí cho việc đi tàu của người áp tải
+ Tạp phí: phí xếp dỡ, dồn toa, cân hàng, lưu kho bãi, bảo
quản, phạt đọng toa xe, container…
+ Các loại phí khác phát sinh trong quá trình vận chuyển
hàng hóa
 Cơ sở tính cước: hình thức gửi hàng; kỳ hạn
chuyên chở; trọng lượng hàng; khoảng cách vận
chuyển.
Cước phí của vận chuyển hàng hóa bằng
đường sắt liên vận quốc tế (2)
 Các loại cước, gồm:
+ Cước hàng lẻ: tính theo trọng lượng thực tế, tối
thiểu 20kg, trên 20kg phần lẻ nhỏ hơn 5kg tính là
5kg
+ Cước hàng nguyên toa: tính cho cả toa theo trọng
tải kỹ thuật cho phép
+ Cước tính theo khoảng cách
+ Cước hàng quá khổ, quá nặng
+ Cước hàng đặc biệt
Cước phí của vận chuyển hàng hóa bằng
đường sắt liên vận quốc tế (3)
 Thanh toán cước phí:
+ Cước phí chuyên chở hàng hoá trên đường sắt nước gửi thu của
người gửi hàng ở ga gửi và bằng đồng tiền của nước gửi.
+ Cước phí chuyên chở hàng hoá trên đường sắt nước đến thu
của người nhận hàng ở ga đến và bằng đồng tiền của nước đến.
+ Cước phí chuyên chở hàng hoá trên các đường sắt quá cảnh thu
của người gửi hàng ở ga gửi hoặc của người nhận hàng ở ga đến, tuỳ
theo sự thoả thuận của người gửi và người nhận hàng được ghi rõ
trong “giấy gửi hàng”.
Tạp phí trên các đường sắt quá cảnh sẽ do người gửi hoặc người
nhận hàng thanh toán, tuỳ thuộc vào cước phí quá cảnh do ai trả.
Trường hợp người nhận từ chối nhận hàng, thì toàn bộ cước phí
chuyên chở và tạp phí liên quan sẽ do người gửi hàng chịu trách
nhiệm thanh toán.
Vận tải đường bộ

Nhược điểm?
Ưu điểm? •Cước phí
•Năng lực vận chuyển •Rủi ro
•Đối tượng chuyên chở •Tốc độ
•Chủ động về thời gian •...
•Linh hoạt trong cách
thức chuyên chở

12
5
Cơ sở pháp lý của vận tải quốc tế
bằng đường bộ
+ Các nước có biên giới chung thường có Hiệp định song
phương về chuyên chở bằng đường ô tô
+ Công ước về hợp đồng chuyên chở hàng hoá quốc tế bằng
đường ô tô “Công ước CMR”, qui định những điều kiện
thống nhất về ký kết, thực hiện hợp đồng chuyên chở, về
chứng từ vận tải và trách nhiệm của người chuyên chở...
+ Công ước Vận tải đường bộ quốc tế - TIR
+ Ở Việt Nam có:
- Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng
hòa nhân dân Trung Hoa
- Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia
Campuchia
- Hiệp định tạo điều kiện thuận lợi cho phương tiện cơ giới
đường bộ qua lại biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa
dân chủ nhân dân Lào
Giấy gửi hàng bằng ô tô
(Consignment note)

+ Giấy gửi hàng bằng đường ô tô là bằng chứng của một hợp
đồng vận tải giữa người gửi hàng và người chuyên chở, xác
nhận là người chuyên chở đồng ý vận chuyển hàng hoá của
người gửi theo những điều kiện và điều khoản được qui định
trong hợp đồng

+ Giấy gửi hàng được lập thành 3 bản chính (gốc) do người
gửi hàng và người chuyên chở cùng ký. Bản thứ nhất người
gửi hàng giữ, bản thứ 2 gửi kèm theo hàng và bản thứ 3 do
người chuyên chở giữ
Cước phí của vận chuyển hàng hóa
bằng ô tô
 Cước phí vận chuyển bằng ô tô là giá thanh toán
cho công việc vận chuyển và các dịch vụ vận tải
được ghi trong hợp đồng vận tải theo giá cước, phí
quy định của các cấp có thẩm quyền hoặc theo giá
cước do hai bên thỏa thuận
 Cơ sở tính cước: Khối lượng, thể tích, trị giá hàng
hoá, khoảng cách chuyên chở, loại đường chuyên
chở và bậc cước của hàng hoá
Cước phí vận tải đường bộ

Cước đặc biệt: là cước áp


dụng cho một số phương pháp
Cước phổ thông: là giá cước
thuê chở đặc biệt hoặc hàng
lấy đơn vị Tấn/Kilômét (TKm)
đặc biệt như hàng được chở
để tính cước cho các loại hàng
trên rơ móoc, chủ hàng thuê
hoá.
chở hai chiều, hàng đông lạnh,
súc vật sống...

Cước địa phương: là cước do Ngoài cước phí, chủ hàng còn
các địa phương quy định và chỉ có thể phải chịu các chi phí
áp dụng cho loại đường có chất khác như chi phí xếp dỡ, chi
lượng xấu hơn đường loại V. phí chèn lót...
VẬN TẢI QUỐC TẾ BẰNG
ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
Đặc điểm của GN&VT qtế bằng đường
hàng không

Tuyến đường vận Tốc độ vận tải, thời


chuyển gian vận chuyển

Cung cấp các dịch vụ


Luôn yêu cầu sử dụng có tiêu chuẩn chất
công nghệ cao, đòi hỏi lượng cao hơn hẳn so
sự chính xác tuyệt đối với các phương thức
vận tải khác
Vận tải quốc tế bằng đường hàng không

Ưu điểm Nhược điểm

- Tốc độ vận chuyển nhanh, - Cước vận tải cao nhất, tính tới từng
thời gian vận chuyển ngắn kilogram
- Không bị cản trở bởi bề mặt - Chịu ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết
địa hình, có thể kết nối được - Yêu cầu vận chuyển ngặt nghèo vì liên
hầu hết các quốc gia trên thế quan đến quy định và pháp luật, nhằm
giới đảm bảo an toàn bay và an ninh hàng
- Dịch vụ nhanh chóng, đúng không
giờ - Rủi ro hơn với những hư hỏng nhỏ, tai
- Giảm thiểu tổn thất phát sinh
hạn va quệt, cướp máy bay…
do làm hàng, đổ vỡ hay trộm
cắp vặt gây ra. - Mức độ tổn thất khi có rủi ro là rất lớn và
- Phí bảo hiểm vận chuyển thấp hậu quả thảm khốc
hơn do ít rủi ro hơn các - Đòi hỏi đầu tư lớn về cơ sở vật chất kỹ
phương thức khác. thuật, phương tiện máy bay, sân bay, đào
- Phí lưu kho ít, do đặc tính tạo nhân lực, hệ thống kiểm soát không
hàng hóa và tốc độ xử lý thủ lưu…
tục nhanh chóng
Đối tượng chuyên chở của vận tải hàng
không
- Thư từ, bưu kiện, bưu phẩm dùng để biếu tặng, vật kỷ niệm…

- Hàng có giá trị cao

Thư, bưu -

-
Hàng hóa dễ hư hỏng do thời gian: hoa
quả tươi, thực phẩm đông lạnh…
Hàng hóa nhạy cảm với thị trường: hàng

kiện -
thời trang, hàng loại mốt…
Động vật sống: động vật nuôi trong nhà,
vườn thú…

Các nhóm chính

Hàng chuyển Hàng hóa


- Các loại chứng từ, sách báo, tạp chí và đặc biệt là
hàng cứu trợ khẩn cấp phát nhanh thông
thường
Các nguồn luật điều chỉnh (1)

 Công ước Vác-xa-va 1929 (“Công ước để thống nhất một số quy tắc liên quan
tới vận tải hàng không quốc tế”): Đây là một Công ước quốc tế chủ yếu về vận
tải hàng không quốc tế, được ký kết tại Vác-xa-va năm 1929
 Nghị định thư sửa đổi Công ước Vác-xa-va 1929: ký kết tại Hague ngày
28/9/1955, nên gọi tắt là Nghị định thư Hague 1995
 Công ước bổ sung Công ước Vác-xa-va để thống nhất một số quy tắc liên quan
tới vận tải hàng không quốc tế được thực hiện bởi một ngườì khác không phải
là người chuyên chở theo hợp đồng: được ký kết tại Guadalajara ngày
18/9/1961, nên gọi là Công ước Guadalajara 1961
 Hiệp định liên quan tới giới hạn của Công ước Vác-xa-va và Nghị định thư
Hague: được thông qua tại Montreal ngày 13/5/1966, nên gọi là Hiệp định
Montreal 1966
 Nghị định thư sửa đổi Công ước quốc tế để thống nhất một số quy tắc liên
quan tới vận tải hàng không quốc tế ký tại Vác-xa-va ngày 12/10/1929 được
sửa đổi bởi Nghị định thư Hague ngày 28/9/1995: được ký kết tại thành phố
Guatemala ngày 8/3/1971, nên gọi tắt là Nghị định thư Guatemala 1971
Các nguồn luật điều chỉnh (2)

 Nghị định thư bổ sung số 1: được ký kết tại thành phố Montreal ngày
25/9/1975, nên gọi tắt là Nghị định thư Montreal 1975 số 1
 Nghị định thư bổ sung số 2: được ký kết tại thành phố Montreal ngày
25/9/1975, nên gọi tắt là Nghị định thư Montreal 1975 số 2
 Nghị định thư bổ sung số 3: được ký kết tại thành phố Montreal ngày
25/9/1975, nên gọi tắt là Nghị định thư Montreal 1975 số 3
 Nghị định thư bổ sung số 4: được ký kết tại thành phố Montreal ngày
25/9/1975, nên gọi tắt là Nghị định thư Montreal 1975 số 4
Các Công ước, Hiệp định, Nghị định thư nói trên chủ yếu sửa đổi về giới
hạn trách nhiệm bồi thường của người chuyên chở hàng không đối với tai
nạn hành khách, thiệt hại về hàng hoá, hành lý và thời gian thông báo tổn
thất, khiếu nại người chuyên chở hàng không
Cước vận tải hàng không
 Cước vận tải hàng không (Freight):
là số tiền phải trả cho việc chuyên
chở một lô hàng và các dịch vụ có
liên quan đến việc vận chuyển bằng
phương tiện máy bay.
 Mức cước hay giá cước (Rate): là số
tiền mà người vận chuyển thu trên
một khối lượng đơn vị hàng hoá vận
chuyển.
 Mức cước áp dụng là mức ghi trong
biểu cước hàng hoá có hiệu lực vào
ngày phát hành vận đơn.
Cước vận tải hàng không
 Cơ sở tính cước: Hàng hoá chuyên chở có
thể phải chịu cước tính theo:
◦ Trọng lượng (đ/v hàng nhỏ và nặng)
◦ Thể tích hay dung tích chiếm chỗ trên máy bay
(đ/v hàng nhẹ và cồnh kềnh).
◦ Theo trị giá của hàng trên một đơn vị thể tích
hay trọng lượng (đ/v những loại hàng có giá trị
cao)
 Tuy nhiên cước hàng hoá không được nhỏ
hơn cước tối thiểu.
 Cước phí trong vận tải hàng không được
quy định trong các biểu cước thống nhất.
IATA đã có quy định về quy tắc, thể lệ tính
cước và cho ấn hành trong biểu cước hàng
không (TACT - The Air Cargo Tariff).
Cước hàng bách hoá (GCR- general cargo rate)

Cước tối thiểu (M-minimum rate)

Cước hàng đặc biệt (SCR-specific cargo rate)

Cước phân loại hàng (class rate)


Một số loại cước hàng không

Cước tính cho mọi loại hàng (FAK-freight all kinds)

Cước ULD (ULD rate)

Cước hàng chậm

Cước hàng thống nhất (unifined cargo rate)

Cước hàng gửi nhanh (priority rate)

Cước hàng nhóm (group rate)


Vận tải Container

Khái niệm: Theo Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế, ISO, Container
là một dụng cụ vận tải có các đặc điểm :
+ Có hình dáng cố định, bền chắc, để được sử dụng được nhiều lần,
+ Có cấu tạo đặc biệt để thuận tiện cho việc xếp hàng vào và dỡ
hàng ra khỏi Container,
+ Có thiết bị riêng để thuận tiện cho việc xếp dỡ và thay đổi từ
công cụ vận tải này sang công cụ vận tải khác,
+ Có dung tích không ít hơn 1 mét khối.
PHÂN LOẠI CONTAINER

Container bách hóa (General purpose container)


Container hàng rời (Dry bulk container / Bulk container)
Container chuyên dụng: chở súc vật, ô tô… (Named cargo
containers: Livestock container, Automobile containers…)
Container bảo ôn (Thermal container)
Container hở mái (Open-top container)
Container mặt bằng (Platform container)
Container bồn (Tank container)
1. Container bách hóa
(General purpose container)

-thường được sử dụng để chở hàng khô, nên còn được gọi là
container khô (dry container, viết tắt là 20’DC hay 40’DC).
- được sử dụng phổ biến nhất trong vận tải biển
2. Container hàng rời (Bulk container)

- cho phép xếp hàng rời khô (xi măng, ngũ cốc, quặng…) bằng cách
rót từ trên xuống qua miệng xếp hàng (loading hatch), và dỡ hàng
dưới đáy hoặc bên cạnh (discharge hatch).
- có hình dáng bên ngoài gần giống với container bách hóa, trừ miệng
xếp hàng và cửa dỡ hàng.
3. Container chuyên dụng
(Named cargo containers)

Là loại thiết kế đặc thù chuyên để chở một loại hàng nào đó như ô tô,
súc vật sống…
4. Container bảo ôn (Thermal container)

- Được thiết kế để chuyên chở các loại hàng đòi hỏi khống chế nhiệt
độ bên trong container ở mức nhất định. Vách và mái loại này thường
bọc phủ lớp cách nhiệt.
- Container bảo ôn thường có thể duy trì nhiệt độ nóng hoặc lạnh.
Thực tế thường gặp container lạnh (refer container)
5. Container hở mái (Open-top container)

- được thiết kế thuận tiện cho việc đóng hàng vào và rút hàng ra qua
mái container. Sau khi đóng hàng, mái sẽ được phủ kín bằng vải dầu.
- dùng để chuyên chở hàng máy móc thiết bị hoặc gỗ có thân dài.
6. Container mặt bằng (Platform container)

Được thiết kế không vách, không mái mà chỉ có sàn là mặt bằng vững
chắc, chuyên dùng để vận chuyển hàng nặng như máy móc thiết bị,
sắt thép…

Container mặt bằng có loại có vách hai đầu (mặt trước và mặt sau),
vách này có thể cố định, gập xuống, hoặc có thể tháo rời.
7. Container bồn (Tank container)
Gồm một khung chuẩn ISO trong đó gắn một bồn chứa, dùng để chở
hàng lỏng như rượu, hóa chất, thực phẩm…

Hàng được rót vào qua miệng bồn (manhole) phía trên mái container,
và được rút ra qua van xả (Outlet valve) hoặc rút ra qua miệng bồn
bằng bơm.
Nghiệp vụ chuyên chở hàng hóa XNK bằng Container

* Kỹ thuật đóng hàng vào Container :


* Kỹ thuật chất xếp, chèn lót hàng hóa trong Container :
* Trách nhiệm của người chuyên chở Container đối với hàng hóa :
- Phạm vi trách nhiệm của người chuyên chở
- Điều khoản "không biết tình trạng hàng xếp trong Container''
* Cước phí trong chuyên chở hàng hóa bằng Container :
- Mức cước phí Container phụ thuộc vào:
+ Loại, cỡ Container
+ Loại hàng hóa xếp trong Container
+ Mức độ sử dụng trọng tải Container.
+ Chiều dài và đặc điểm của tuyến đường chuyên chở.
- Cước Container gồm 3 loại:
Cước vận chuyển Container tính theo mặt hàng
Cước phí Container tính chung cho mọi loại hàng
Cước phí hàng chở lẻ
 How LCL shipping works?
 How to load a FCL?
 Container ship loading.

149
VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC

Khái niệm
Vận tải đa phương thức là việc vận chuyển hàng hoá
bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau trên
cơ sở hợp đồng vận tải đa phương thức.
Đặc điểm

Người kinh doanh


Ít nhất 2 phương thức 4
1 VTĐPT - người chủ uỷ
vận tải khác nhau
thác
tham gia
Cước phí: CƯỚC PHÍ
2 Chứng từ đơn nhất 5 CHỞ SUỐT được
thoả thuận bởi các
bên
Trách nhiệm về hàng
Hàng hoá di chuyển
3 hoá trong quá trình 6 liên tục - thường là
vận chuyển: người
cont hàng hoá
kinh doanh VTĐPT
VAI TRÒ - LỢI ÍCH

Hình thành đầu mối vận chuyển Door to Door Gíảm thời gian giao hàng

1
2

6
Tạo ra dịch vụ vận tải
mới, góp phần giải
VTĐPT Giảm chi phí vận chuyển

quyết công ăn việc 3


làm.
5
Sử dụng có hiệu quả các 4 Đơn giản hoá thủ tục, chứng từ

công cụ vận tải , phương


tiện xếp dỡ và cơ sở hạ
tầng, tiếp nhận công
nghệ vận tải mới và
quản lý thống nhất, hiệu
quả.
CƠ SỞ PHÁP LÝ
Quốc tế
Quốc gia
✓Công ước của LHQ về ✓ Bộ luật Hàng hải Việt
chuyên chở hàng hóa Nam 2015, Nghị định
bằng vận tải đa phương số 87/2009/NĐ-CP
thức quốc tế, 1980 (UN ✓ Nghị định số
Convention on the 89/2011/NĐ-CP
International Multimodal ✓ NĐ số 144/2018/NĐ-
Transport of Goods, CP
1980). ✓ Văn bản hợp nhất số
✓Quy tắc của UNCTAD và 03/BVHN-BGTVT.
ICC về chứng từ vận tải ✓ Văn bản pháp luật
đa phương thức chung: Bộ luật Dân
(UNCTAD/ICC Rules for sự 2015, luật Thương
Multimodal Transport mại 2005,…
Documents).
HÌNH THỨC TỔ CHỨC

Mô hình vận tải đường biển - hàng không (Sea -


Air)
Mô hình vận tải ôtô - vận tải hàng không
(Road - Air)
Mô hình vận tải đường sắt - ôtô
(Rail – Road)
Mô hình vận tải đường sắt - đường bộ - nội
thuỷ - đường biển (Rail - Road - Inland
waterway - Sea)
Mô hình cầu lục địa (Land Bridge)
Chương 4
BẢO HIỂM THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Tài liệu tham khảo:


 Giáo trình Bảo hiểm, Học viện Tài
chính
 Luật Kinh doanh bảo hiểm
Chương 4
BẢO HIỂM THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

 Bảo hiểm
 Hợp đồng bảo hiểm
 Nội dung cơ bản của bảo hiểm
hàng hóa XNK
Rủi ro
◦ là những sự kiện không chắc chắn,
◦ xảy ra với kết quả không mong đợi,
◦ có khả năng gây ra tổn thất
 Rủi ro khác với 2 biến cố sau:
◦ Biến cố không bao giờ xảy ra
◦ Biến cố chắc chắn xảy ra
Vậy, đứng trước rủi ro, ta phải làm gì?
Biện pháp xử lý rủi ro
 Né tránh rủi ro
 Tự bảo hiểm
 Phòng tránh rủi ro
 Chuyển giao rủi ro
➢ Bảo hiểm là một biện pháp chuyển
giao rủi ro, trong đó:
◦ Người bảo hiểm
◦ Người tham gia bảo hiểm
Phân loại bảo hiểm
 Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm :
◦ Bảo hiểm tài sản:
◦ Bảo hiểm con người:
◦ Bảo hiểm trách nhiệm dân sự
Một số khái niệm liên quan

 Người bảo hiểm (Insurer)


 Người được bảo hiểm (Insured)
 Đối tượng bảo hiểm (Subject matter
insured)
Các nguyên tắc bảo hiểm
Hoạt động bảo hiểm được dựa trên năm nguyên
tắc cơ bản sau:
 Bảo hiểm một rủi ro có thể xảy ra chứ không
bảo hiểm một sự rủi ro chắc chắn xảy ra.
 Nguyên tắc trung thực tuyệt đối
 Nguyên tắc lợi ích bảo hiểm
 Nguyên tắc bồi thường
 Nguyên tắc thế quyền
Vai trò của bảo hiểm

 Về mặt xã hội
 Về mặt kinh tế
Hợp đồng bảo hiểm
 Hợp đồng bảo hiểm là một cam kết giữa bên được bảo
hiểm và bên bảo hiểm, qua đó bên được bảo hiểm
phải nộp phí, bên bảo hiểm phải bồi thường và trả
tiền khi các sự kiện bảo hiểm xảy ra.
 Hình thức của hợp đồng bảo hiểm?
 Tính chất của hợp đồng bảo hiểm:
◦ Chấp thuận
◦ Song vụ
◦ Trung thực
◦ Phải trả tiền
◦ Gia nhập (tính chất hợp đồng theo mẫu)
◦ Tính chất may rủi
Nội dung của hợp đồng
bảo hiểm
 Các điều khoản chung: là những
điều khoản áp dụng cho mọi đối
tượng bảo hiểm cùng loại
 Các điều khoản riêng: là những
điều khoản áp dụng cho từng đối
tượng bảo hiểm cụ thể
 Hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm?
Nội dung cơ bản của bảo
hiểm hàng hóa XNK
 Các loại rủi ro trong bảo hiểm
hàng hóa XNK
 Tổn thất trong bảo hiểm hàng hóa
XNK
 Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa
XNK
Rủi ro
 Rủi ro hàng hải là toàn bộ những
rủi ro xảy ra liên quan đến hành
trình đường biển.
 Phân loại rủi ro: (4 nhóm)
◦ Rủi ro thông thường được bảo hiểm
◦ Rủi ro phụ
◦ Rủi ro riêng
◦ Rủi ro loại trừ
(1) Rủi ro thông thường
được bảo hiểm
 Nhóm các rủi ro chính:
◦ Mắc cạn
◦ Chìm đắm tàu
◦ Đâm va
◦ Hỏa hoạn, nổ
 Nhóm các rủi ro thông thường được bảo hiểm khác:
◦ Tàu mất tích
◦ Ném hàng xuống biển
◦ Cướp biển
◦ Hành vi phi pháp của thủy thủ đoàn
◦ Mất cắp và giao thiếu hàng
(2) Rủi ro phụ
 Rỉ, cong, bẹp
 Va đập
 Lây hại, dây bẩn
 Chuột bọ cắn
(3) Rủi ro riêng
 Là những rủi ro chỉ được bảo hiểm
trong những hợp đồng có điều kiện
bảo hiểm riêng.
◦ Chiến tranh
◦ Đình công
(4) Rủi ro loại trừ
 Là rủi ro không được bảo hiểm
trong bất kỳ hợp đồng bảo hiểm nào
và điều kiện bảo hiểm nào.
Tổn thất

 Tổn thất (Loss, Average, Damage)


là sự mất mát, hư hại do rủi ro gây
nên.
Phân loại tổn thất
 Xét về mức độ, tổn thất trong bảo hiểm hàng
hóa
◦ Tổn thất toàn bộ:
 (i) Tổn thất toàn bộ thực tế
 (ii) Tổn thất toàn bộ ước tính
◦ Tổn thất bộ phận
 Xét về nguồn gốc
◦ Tổn thất riêng
◦ Tổn thất chung
Hợp đồng bảo hiểm
hàng hóa XNK
 Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa XNK là một văn
bản, trong đó người bảo hiểm cam kết bồi
thường cho người được bảo hiểm các tổn thất
theo điều kiện bảo hiểm đã ký kết nếu người
được bảo hiểm đóng phí bảo hiểm.
 Điều 12 Luật Kinh doanh bảo hiểm
 Các loại hợp đồng bảo hiểm hàng hóa XNK
◦ Hợp đồng bảo hiểm chuyến (Voyage policy)
◦ Hợp đồng bảo hiểm bao (Open policy)
Nội dung của hợp đồng
bảo hiểm hàng hóa XNK
 Tên, địa chỉ của hai bên
 Loại hàng hóa được bảo hiểm
 Điều kiện bảo hiểm
 Giá trị bảo hiểm của lô hàng (Insurance value)
 Số tiền bảo hiểm (Amount value)
 Phí bảo hiểm (Premium)
 Tỷ lệ phí bảo hiểm
 Nơi giám định (khi xảy ra tổn thất)
 Người và nơi nhận hồ sơ khiếu nại
 Điều khoản về bồi thường tổn thất.
Điều kiện bảo hiểm
 Là điều khoản quy định phạm vi trách nhiệm của hợp đồng bảo
hiểm đối với các tổn thất xảy ra liên quan trực tiếp đến đối tượng
bảo hiểm.
 Hiện nay, người ta sử dụng các bộ điều kiện bảo hiểm sau:
◦ Năm 1779: mẫu S.G của hãng Lloyd’s
◦ Năm 1963: 3 điều kiện bảo hiểm:
 FPA (Điều kiện bảo hiểm miễn tổn thất riêng)
 WA (Bảo hiểm tổn thất riêng)
 AR (Bảo hiểm mọi rủi ro)
◦ Năm 1982: Hiệp hội bảo hiểm London ban hành các điều khoản
bảo hiểm (Institute Cargo Clauses – ICC) và được sử dụng rộng
rãi trên thế giới:
 Institude Cargo Clause A (~ AR)
 Institude Cargo Clause B (~ WA)
 Institude Cargo Clause C (~ FPA)
◦ Năm 2009: Viện những người bảo hiểm London (ILU) ban
hành bộ điều khoản bảo hiểm mới (ICC 2009): phát triển và cụ
thể hóa hơn ICC 1982.
Các điều kiện bảo hiểm tại
Việt Nam
 QTC 1965: FPA, WA, AR
 QTC 1990: ICC A, B, C
 QTC 1995: chú giải thêm ICC A, B,
C
 QTCB 2004: cụ thể hơn cho vận
chuyển hàng hóa bằng đường biển
 Trong đó:
Trong đó:
 Điều kiện bảo hiểm A: là điều kiện bảo hiểm
rộng nhất, bảo hiểm cho mọi rủi ro, trừ các rủi
ro riêng và rủi ro loại trừ tuyệt đối.
 Điều kiện bảo hiểm B = ICC A - các rủi ro phụ
 Điều kiện bảo hiểm C = ICC B - các rủi ro như
nước biển tràn vào hầm tàu cuốn trôi hàng hóa;
tổn thất trong quá trình bốc dỡ hàng…
Giá trị bảo hiểm
 Giá trị bảo hiểm là trị giá của lô hàng được
bảo hiểm, bao gồm cả phần lãi ước tính.

Trịgiá Giá Cước Phí bảo Lãi ước


bảo = hàng + phí vận + hiểm + tính
hiểm trên hóa chuyển
đơn

 Ví dụ C+F
V = (1 + a)
1-R
Ví dụ
 Một lô hàng nhập khẩu có giá FOB
100.000 USD
 Cước phí vận chuyển: 20.000 USD
 Phí bảo hiểm: 0,3%
 Tỷ lệ lãi ước tính: 10%
Số tiền bảo hiểm
 Số tiền bảo hiểm là số tiền do chủ hàng lựa
chọn được ghi trên hợp đồng bảo hiểm, là giới
hạn trách nhiệm bồi thường cao nhất của
công ty bảo hiểm khi xảy ra tổn thất.
 Có 3 trường hợp:
◦ STBH = GTBH: BH đúng giá trị
◦ STBH < GTBH: BH dưới giá trị
◦ STBH > GTBH: BH trên giá trị
Phí bảo hiểm
 Phí bảo hiểm là khoản tiền mà
người được bảo hiểm phải nộp cho
công ty bảo hiểm tại thời điểm ký
kết hợp đồng.
f=VxR
Trách nhiệm của các bên
 Người được bảo hiểm:
◦ Khai báo trung thực các thông tin liên quan đến lô hàng
◦ Thực hiện các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất
◦ Nộp phí bảo hiểm
◦ Thông báo kịp thời cho công ty bảo hiểm khi xảy ra tổn thất
◦ Chuyển quyền khiếu nại đối với người vận chuyển cho công ty
bảo hiểm
 Người bảo hiểm
◦ Cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến các vấn đề về luật
pháp
◦ Bồi thường khi tổn thất xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm
Hiệu lực
của hợp đồng bảo hiểm

 Thời điểm bắt đầu


 Kết thúc hiệu lực
Chương 5
THANH TOÁN QUỐC TẾ
Tài liệu tham khảo:
 Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng
thương mại, Học viện Tài chính
 Giáo trình Thanh toán quốc tế, ĐH
Ngoại thương
 UCP 600
Chương 5
THANH TOÁN QUỐC TẾ
 Những vấn đề cơ bản trong thanh
toán XK, NK hàng hoá
 Các hình thức thanh toán XNK
chủ yếu
◦ Các hình thức TTQT
◦ Thanh toán biên mậu
Những vấn đề cơ bản trong
thanh toán XK, NK hàng hoá
 Mở và sử dụng tài khoản trong thanh toán quốc tế
 Điều kiện về hàng hoá
◦ Số lượng hàng hoá
◦ Chất lượng hàng hoá
◦ Giá cả hàng hoá
 Điều kiện giao hàng
 Chứng từ trong TTQT
◦ Chứng từ thương mại
◦ Chứng từ thanh toán
 Các điều kiện trong TTQT
◦ Các thoả thuận về tiền tệ và đảm bảo hối đoái
◦ Điều kiện về địa điểm thanh toán
◦ Điều kiện về thời gian thanh toán
◦ Điều kiện về hình thức thanh toán
Các hình thức thanh toán
XNK chủ yếu
 Phương thức thanh toán tín dụng
chứng từ (Documentary Credit)
 Phương thức thanh toán nhờ thu
(Collection)
 Phương thức chuyển tiền
(Remittance)
Bộ chứng từ thương mại

Chứng từ mô tả giao dịch

Chứng từ ngân hàng

Chứng từ thanh toán

Chứng từ vận tải và bảo hiểm


1. Chứng từ mô tả giao dịch
 Hợp đồng thương mại
 Các chứng từ ghi nhận thông tin trước khi ký kết hợp đồng
thương mại: thư từ, điện tín giao dịch, biên bản ghi nhớ, chào
hàng, chào giá, xác nhận …
 Hoá đơn thương mại
 Bảng kê chi tiết
 Giấy chứng nhận phẩm chất
 Giấy chứng nhận xuất xứ
 Giấy chứng nhận kiểm dịch
 Giấy chứng nhận số lượng
 Kết quả giám định
2. Chứng từ vận tải và bảo
hiểm
 Vận đơn
 Hợp đồng thuê tàu
 Biên lai thuyền trưởng
 Biên bản giao nhận hàng với tàu (ROROC – Report on Receipt
of Cargo)
 Biên bản dỡ hàng (COR – Cargo Outturn Report)
 Giấy chứng nhận hàng thiếu
 Thư dự kháng (Letter of Reservation)
 Biên bản giám định
 Chứng từ bảo hiểm
3. Chứng từ ngân hàng
 Điện chuyển tiền
 L/C
 Giấy đề nghị ký hậu, bảo lãnh nhận
hàng
 Lệnh chuyển tiền của người nhập
khẩu
 Sổ hạch toán chi tiết của ngân hàng
 Phiếu chuyển khoản
 Bản sao kê tài khoản
Các phương thức thanh toán
quốc tế

 Phương thức thanh toán


tín dụng chứng từ
(Documentary Credit)
 Phương thức thanh toán
nhờ thu (Collection)
 Phương thức chuyển tiền
(Remittance)
1. Chuyển tiền (Remittance)

 Phương thức chuyển tiền là phương thức mà trong đó


khách hàng (người yêu cầu chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng
của mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác
(người hưởng lợi) ở một địa điểm nhất định bằng phương
tiện chuyển tiền do khách hàng quy định
◦ T/T - Telegraphic transfer
◦ M/T - Mail transfer
 Các bên tham gia?
Trình tự tiến hành nghiệp vụ

NH chuyển tiền NH trả tiền


(Remitting bank) (Paying bank)

4
2

Người chuyển tiền 1 Người hưởng lợi


(Payer) (Beneficiary)
Những vấn đề lưu ý khi sử dụng
phương thức chuyển tiền

 Thời điểm chuyển tiền?


 Trường hợp áp dụng?
2. Phương thức
thanh toán
nhờ thu
(Collection)

Phương thức Phương thức


nhờ thu trơn nhờ thu kèm
(Clean Collection) chứng từ
(Documentary
Collection)
Nhờ thu trơn

Ngân hàng chuyển chứng 4 Ngân hàng thu và xuất


từ trình chứng từ
(Remitting bank) (Collecting bank)
2

4 3
1 4

Người bán Người mua


(Principal) Gửi hàng và chứng từ
(Drawee)
Nhờ thu kèm chứng từ

Ngân hàng chuyển chứng 4 Ngân hàng thu và xuất


từ trình chứng từ
(Remitting bank) (Collecting bank)
2

4 3
1 4

Người bán Người mua


(Principal) (Drawee)
Gửi hàng
3. Phương thức thanh toán Tín
dụng chứng từ (L/C)
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một sự
cam kết, trong đó, theo yêu cầu của khách hàng
(người yêu cầu mở thư tín dụng) một ngân hàng
(ngân hàng phát hành thư tín dụng) sẽ phát hành
một bức thư, gọi là L/C (Letter of Credit), theo đó,
ngân hàng phát hành cam kết trả tiền hoặc chấp
nhận hối phiếu cho một bên thứ ba (người thụ
hưởng L/C) khi người này xuất trình cho ngân hàng
phát hành một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với
những điều kiện và điều khoản quy định của L/C.
Quy trình thanh toán

2
NH mở L/C NH thông báo L/C
5
(Issuing bank) (Advising bank)
8

7 6 1 8 5 3

Người nhập khẩu 4 Người xuất khẩu


(Applicant) (Beneficiary)
Thư tín dụng (Letter of credit)
- những nội dung chính
 Số hiệu, địa điểm và ngày mở L/C
 Tên, địa chỉ của những người có liên
quan
 Số tiền của tín dụng thư
 Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền
và thời hạn giao hàng
 Nội dung về hàng hóa
Thư tín dụng (Letter of credit) -
những nội dung chính
 Những nội dung về vận tải, giao
nhận hàng hóa
 Những chứng từ mà người xuất
khẩu phải xuất trình
 Cam kết trả tiền của ngân hàng mở
L/C
 Điều khoản đặc biệt khác
 Chữ ký của ngân hàng mở thư tín
dụng
Các loại thư tín dụng thương mại

 Thư tín dụng không hủy ngang (Irrevocable)


 Thư tín dụng không hủy ngang có xác nhận
(confirmed irrevocable)
 Thư tín dụng không hủy ngang miễn truy đòi
(irrevocable without recourse)
 Thư tín dụng chuyển nhượng (transferable)
 Thư tín dụng tuần hoàn (revolving)
 Thư tín dụng giáp lưng (back to back)
 Thư tín dụng đối ứng (reciprocal)
 Thư tín dụng dự phòng (stand by)
 Thư tín dụng trả chậm (deferred payment)
Một số vấn đề về sử dụng
phương thức tín dụng chứng từ

 Văn bản pháp lý quốc tế thông dụng


nhất
 Giấy xin mở thư tín dụng
 Sửa đổi thư tín dụng
 Kiểm tra thư tín dụng
Kiểm tra thư tín dụng
 Cơ sở để kiểm tra thư tín dụng
 Lấy UCP 600 làm cơ sở pháp lý
quốc tế
 Các nội dung của L/C phải rõ ràng,
không mâu thuẫn
Thanh toán biên mậu

 Thanh toán giữa Việt Nam và Trung Quốc


 Thanh toán giữa Việt Nam và Lào
 Thanh toán giữa Việt Nam và Camphuchia
Thanh toán giữa Việt Nam
và Trung Quốc
 Thông tư 19/2018/NĐ-CP ngày 28/8/2018
hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt
động thương mại biên giới Việt Nam-Trung
Quốc
Thông tư 19/2018/NĐ-CP ngày 28/8/2018 hướng dẫn
về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại
biên giới Việt Nam-Trung Quốc

 Phương thức thanh toán chủ yếu trong hoạt động mua
bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới: là thanh toán qua
ngân hàng, với đồng tiền thanh toán là ngoại tệ tự do
chuyển đổi, VND và CNY.
 Cư dân biên giới và thương nhân kinh doanh, giao dịch
tại chợ biên giới: được áp dụng phương thức thanh toán
qua ngân hàng bằng đồng bản tệ là CNY, VND, và chỉ
được phép thanh toán tiền mặt bằng VND, không được
thanh toán bằng tiền mặt CNY.
Thanh toán giữa
Việt Nam và Lào
 Quyết định số 845/2004/QĐ-NHNN ngày
8/7/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
về việc ban hành Quy chế thanh toán trong mua
bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và viện
trợ giữa Việt Nam với Lào.
Thanh toán giữa Việt Nam
và Camphuchia
 Quyết định số 17/2004/QĐ-NHNN ngày
5/1/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
về việc ban hành Quy chế thanh toán trong mua
bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ thương mại
tại khu vực biên giới Việt Nam – Camphuchia
Chương 6
Chứng từ TMQT
 Khái niệm về chứng từ TMQT: Chứng từ là những văn
bản chứa đựng những thông tin dùng để chứng minh sự
việc làm cơ sở cho việc thanh toán, khiếu nại đòi bồi
thường và giải quyết các thủ tục khác.
 Các loại chứng từ TMQT
• Chứng từ hàng hoá
• Chứng từ vận tải
• Chứng từ bảo hiểm
• Chứng từ kho hàng
• Chứng từ hải quan

You might also like