You are on page 1of 7

E-Procurement in Vietnamese construction industry :

Drivers and barriers

Trần Quang Dũng (1), Võ Quốc Bảo (2), Nguyễn Hoàng Dũng (3)
(1) Nghiên cứu sinh Tiến sĩ, Đại học Hồ Hải- Trung Quốc
(2) Đại học Xây dựng
(3) Ban Tổ chức, Bộ Xây dựng
Abstract
There are many factors impacted on success or faluire of introduction of IT systems in
Costruction Industry (CI). Vietnam is now on the phase of pilot testing an electronic p ilot
procurement system – EPPS and planed to apply the system in CI in 2012. In this study, 7
drivers and 9 barriers to implementation of e-Procurement in CI in Vietnam are proposed,
assessed and ranked. The study process includes literature reviewing, surveying to collect
data, and using SPSS to analyse data. Findings of the study are that “improving
communication” and “enhancing competitive advantage” are two drivers ranked highest, and
“legal issues” and “work cultural of company” are two biggest barriers to implementation of
e-Procurement in CI in Vietnam. Some further researches were also suggested.
Keywords: e-procurement, drivers; ba rriers; construction industry; Vietnam

1. Giới thiệu
1.1 Mua sắm điện tử trong Công nghiệp Xây dựng
Mua sắm trong xây dựng bao gồm: mua sắm hàng hóa, vật liệu, dịch vụ thông thư ng; dịch
vụ tư vấn chuyên sâu và công trình (ADBs, 2007 & 2010, WB 2004, 2006). Được đặc trưng
b i 2 loại: “mua sắm cấu trúc” (structured procurement) và “mua sắm phi cấu trúc”
(unstructured procurement). “Mua sắm cấu trúc” bao gồm như: vật liệu, cấu kiện xây dựng
tiêu chuẩn, thiết bị xây lắp, thiết bị văn phòng…trong suốt quá trình xây dựng công trình.
“Mua sắm phi cấu trúc” bao gồm các dịch vụ tư vấn chuyên môn, dịch vụ hợp đồng con, các
thiết bị và sản phẩm xây dựng và vật liệu xây dựng không tiêu chuẩn…trong suốt vòng đ i
của dự án xây dựng. Đặc trưng khác nhau của hai loại mua sắm trên là quan trọng trong mua
sắm xây dựng. Trong khi hoạt động “mua sắm cấu trúc” trong xây dựng là giống với trong các
lĩnh vực khác; “mua sắm phi cấu trúc” lại liên quan tới cả vòng đ i của công trình với độ
phức tạp cao, đặc trưng sự khác biệt so với các lĩnh vực khác, dẫn tới việc ứng dụng các công
nghệ điện tử vào mua sắm gặp nhiều khó khăn (António Grilo et al, 2010).
Với bản chất phức tạp và khác biệt của xây dựng như tạo ra sản phẩm duy nhất, tai chỗ; xây
dựng trên công trư ng, dây chuyền sản xuất thay đổi vị trí, có tính phức tạp và giá trị kinh tế
cao, dựa trên các hồ sơ, bản vẽ kỹ thuật chặt chẽ…và với nhiều bên liên quan trong chuỗi
cung ứng, dẫn đến việc ứng dụng MSĐT trong xây dựng gặp nhiều tr ngại, và tốc độ triển
khai MSĐT trong xây dựng chậm hơn nhiều so với các lĩnh vực khác (Eadie et al., 2010 &
2007, Martin, 2004 & 2008).
1.2 Các yếu tố thúc đẩy và rào cản của mua sắm điện tử
Có nhiều yếu tố tác động lên hiệu quả, tốc độ ứng dụng MSĐT của các doanh nghiệp. Chúng
có thể giúp cải thiện hoặc có thể tạo ra các thách thức cho MSĐT. Nhận diện và đánh giá mức
độ quan trọng của các yếu tố thúc đẩy (Drivers) và các rào cản (Bariers) tới MSĐT trong xây
dựng là rất cần thiết nhằm nắm bắt được các lợi ích của MSĐT và đưa ra các giải pháp nhằm
nâng cao mức độ ứng dụng MSĐT trong xây dựng (Eadie et al 2010).

1
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về các yếu tố thúc đẩy (Drivers) và rào cản (Barriers) của
MSĐT trong mua sắm hàng hóa, dịch vụ chung (Hawking 2004, Rankin 2006, Davila 2003,
Westcott and Mayer 2002, Knudsen 2003, Price Waterhouse Coopers 2002, Julia-Bar celo
1999, Kheng et al 2002). Eadie et al (2007) là công trình nghiên cứu đầu tiên nhận diện và
đánh giá về yếu tố thúc đẩy và rào cản cho MSĐT trong xây dựng Bắc Ailen.
Việt Nam, Chính phủ đang triển khai xây dựng thí điểm hệ thống Đấu thầu điện tử, và có
kê hoạch ứng dụng vào công nghiệp xây dựng trong tương lai gần. Đáng tiếc, đơn vị phát
triển Hệ thống chưa tiến hành bất cứ 1 nghiên cứu nào về thực trạng môi trư ng mua sắm
cũng như các yếu tố thúc đẩy và rào cản của MSĐT Việt Nam. Vì vậy, xác định và đánh giá
mức độ quan trọng của các yếu tố thúc đẩy và rào cản triển khai MSĐT trong xây dựng Việt
Nam là quan trọng và cấp thiết.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1 Sơ đồ quy trình nghiên cứu: Thể hiện trong hình 1.
2.2 Phương pháp tổng hợp số liệu
Số liệu phân tích sẽ được tổng hợp thông qua khảo sát e-mail với các nhà quản lý mua sắm
của các công ty xây dựng.
Một mẫu gồm 80 nhà thầu xây dựng đã được lựa chọn từ Danh sách các nhà thầu xây dựng
của Bộ Xây dựng. Về cơ bản, mẫu bao gồm đầy đủ các loại doanh nghiệp với các kích thước
khác nhau (xem hình 2).
Tổng quan các
nghiên cứu trước
%
35 Nhận diện “Drivers và
30 Bariers” trong Xây dựng
25
20
15
Nhận diện tổ Thiết kế
10 Phần trăm
5 mẫu chức khảo sát Questionarre
0
21 tới 40
41 tới 70
71 tới 100
Trên 100
1 tới 20

số nhân viên Khảo sát

Phân tích và kết


luận
Hình 2: Phân loại kích thước nhà thầu
Hình 1: Quy trình nghiên cứu

Có 53 nhà thầu phản hồi, đạt tỷ lệ 66.25% mẫu khảo sát.


Dữ liệu tổng hợp được từ khảo sát sẽ được xử lý bằng các công thức toán học đơn giản và
phần mềm thống kê SPSS.
Công thức đánh giá chỉ số quan trọng của các yếu tố như sau:
Chỉ số quan trọng = ∑aX * 100/5
đây, a là hằng số chỉ mức độ quan trọng, từ 1 (ít quan trọng nhất), 2 (ít quan trọng), 3 (quan
trọng), 4 (rất quan trọng), đến 5 (quan trọng nhất). X = n/N, với n là tần suất phản hồi và N là
tổng số phản hồi. Chỉ số này giúp xếp hạng mức độ quan trọng tác động của các yêu tố đến
MSĐT trong xây dựng Việt Nam (Shash and Abdul-Hadi, 1993).
3. Nhận diện các yếu tố thúc đẩy cho mua sắm điện tử trong Xây dựng

2
Trong nghiên cứu này, cơ s cho việc nhận diện các yếu tố thúc đẩy và rào cản tới MSĐT
trong xây dựng là tổng quan, đánh giá, phân tích các công trình nghiên cứu trước về “drivers”
và “barriers” trong mua sắm hàng hóa, dịch vụ chung. Đặc biệt, sử dụng các nghiên cứu
MSĐT tại Mỹ, Nhật, Úc, Anh, China…đây là các nước đi đầu trong ứng dụng MSĐT. Tuy
nhiên, với sự khác biệt về bản chất của ngành xây, các yếu tố thúc đẩy và rào cản MSĐT
trong xây dựng có thể không giống khi so với trong các ngành khác, đặc biệt là mức độ tác
động của các yếu tố đó.
Forrester et al (2001, 2003) và Minahan & Degan (2001) đã có các nghiên cứu về MSĐT và
chỉ ra các yếu tố thúc đẩy MSĐT Mỹ như sau: tiết kiệm chi phí; cải thiện quá trình thương
thảo hợp đồng; tiết kiệm th i gian; giảm chi phí điều hành; nâng cao nhận thức dữ liệu thị
trư ng; cải thiện chất lượng phản hồi của khách hàng; hoạt động của chuỗi cung ứng được hỗ
trợ; chi phí hoạt động tổ chức và kiểm kê giảm; chi phí thương thảo hợp đồng giảm nh thông
qua online.
Davila et al (2003) đã đánh giá xếp hạng mức độ quan trọng của 6 yếu tố tác động theo chiều
giảm dần như sau: chi phí giao dịch mua sắm, th i gian hoàn thành đơn đặt hàng, cải thiện số
nhà cung cấp, th i gian chu trình mua sắm giảm, giá mua giảm, và tinh giảm lao động.
Trong khi đó, Hawking et al (2004) đã tiến hành nghiên cứu MSĐT Úc và đưa ra kết quả
xếp hạng “Drivers”: giá đấu thầu giảm, giảm chi phí thương thảo, cải thiện nhận thức nhu cầu
khách hàng, giảm chi phí điều hành, cải thiện nhận thức thị trư ng, giảm chi phí hoạt động và
kiểm kê, cải thiện quá trình làm quyết định, cải thiện quá trình thương thảo hợp đồng, tiết
kiệm th i gian, nâng cao hiệu quả quản lý chuỗi cung ứng, cải thiện hiệu suất sản xuất, cải
thiện hoạt động quản lý kiểm kê.
Theo Gebaner et al (1988), National Institute of Government Purchasing (2001), và Hawking
et al (2004), chi phí và th i gian là hai đại lượng chỉ tiêu quan trọng nhất đánh giá độ thành
công của quá trình mua sắm. Eadge et al (2001) và Kong et al (2001) tiến hành các nghiên
cứu khảo sát tại Anh và Trung Quốc đều đồng ý với quan điểm trên. Và National Institute of
Government Purchasing (2001) chỉ ra 85% các phản hồi Mỹ cho thấy họ đã tiết kiệm th i
gian thông qua MSĐT. MSĐT sẽ là một phương pháp tìm kiếm và kết nối cung-cầu nhanh,
hiệu quả; là 1 kênh giao tiếp hiệu quả (Kundsen 2003). Việc thừa nhận rộng rãi MSĐT sẽ làm
hợp lý quá trình mua sắm và nâng cao tốc độ, tính mềm dẽo, hiệu quả và lợi ích khác cho tổ
chức (Mc Intosh & Sloan 2001, Ribeiro 2001). Cuối cùng Rankin (2006) cho rằng tiết kiệm
th i gian là 1 kết quả của việc triển khai MSĐT. Như vậy, tiết kiệm chi phí và th i gian là chỉ
tiêu quan trọng đánh giá lợi ích của MSĐT.
Rankin (2006) và Kundsen (2003) cũng cho rằng chi phí quản lý cũng là một chỉ tiêu lợi ích
của MSĐT cần được quan tâm.
Theo một ghi nhận, một công ty thép đã có thể giảm được 20% nhân viên khi ứng dụng
MSĐT (Egba et al 2003). Như vậy, rất có thể việc tinh giảm lao động sẽ là một chỉ tiêu lợi
ích của MSĐT.
Cũng theo Wong & Sloan (2003), ưu thế cạnh tranh, giảm chi phí mua sắm và tăng lợi nhuận
là các lợi ích quan trọng có được nh MSĐT. MSĐT sẽ làm tăng hiệu suất sản suất và cải
thiện quá trình tiếp cận thị trư ng (Rankin 2006). Hơn nữa, MSĐT sẽ cho phép hoạt động
mua sắm 24h một ngày, 7 ngày một tuần, 365 ngày một năm và không có rào cản về địa lý và
th i gian. Tóm lại, MSĐT sẽ mang lại ưu thế cạnh tranh công bằng cho các tổ chức.
Rankin (2006) nhận định độ chính xác trong giao dịch dữ liệu là 1 lợi ích của MSĐT. MSĐT
sẽ cải thiện tốc độ phản hồi và tăng tích minh bạch về giá của các hợp đồng phụ. MSĐT có
thể giúp nhận thức thị trư ng, và các yêu cầu đối tác, thương thảo nhanh hơn, chính xác hơn.
Vậy, có thể cải thiện quá trình giao tiếp trong mua sắm là một lợi ích của MSĐT cần được
xem xét.

3
Với các kết quả phân tích trên, tác giả đề xuất 7 yếu tố thúc đẩy chính cho MSĐT trong xây
dựng bao gồm: (1) Giảm giá thầu; (2) Tiết kiệm th i gian; (3) Giảm chi phí điều hành, hoạt
động và kiểm kê; (4) Giảm lực lượng lao động liên quan mua sắm; (5) Nâng cao ưu thế cạnh
tranh; (6) Cải thiện dòng chảy giao tiếp; (7) Hỗ trợ nhận thức thị trư ng.
4. Nhận diện các rào cản của mua sắm điện tử trong Xây dựng
Davila et al (2003) đã tiến hành nghiên cứu nhận dạng và xếp hạng các rào cản của MSĐT
trong mua sắm chung theo mức độ giảm dần của độ rủi ro: quan hệ giữa các nhà cung ứng; rủi
ro về công nghệ và kiểm soát; mối lo lắng giữa lợi ích và chi phí; kỹ năng tổ chức và văn hóa
tổ chức.
Hawkinh et al (2004) cũng tiến hành nhận dạng và đánh giá, xếp hạng các rào cản MSĐT
trong mua sắm chung như sau: cơ s hạ tầng kỹ thuật không thích đáng (Rankin 2006, Wong
and Sloan 2004); thiếu hụt nhân lực kỹ năng MSĐT (Rankin 2006); cơ s hạ tầng công nghệ
của đối tác không phù hợp; sự tương thích với các đối tác kinh doanh (Rankin 2006); chi phí
triển khai; văn hóa làm việc của công ty (Davila et al 2003, Kheng et a l 2002); quá trình mua
sắm không phù hợp để hỗ trợ cho MSĐT; hệ thống pháp lý và các quy định không đầy đủ; an
ninh giao dịch (Rankin 2006); sự hợp tác của các đối tác thương mại; các giải pháp MSĐT
không phù hợp; và thiếu hụt sự hỗ trợ quản lý (Davila et al 2003).
Julia-Barcelo (1999), Pena-Mora & Chaudary (2001), Wong and Sloan (2004) cho rằng các
khó khăn về pháp lý là rào cản lớn của MSĐT như: thiếu quy định pháp lý riêng, không đồng
nhất quy định giữa các quốc gia…
Dựa theo các kết quả trên, tác giả đề xuất 9 rào cản chính cho MSĐT trong xây dựng bao gồm: (1) Pháp lý không
đầy đủ; (2) Thiếu hụt nhận thức của ngư i quản lý về MSĐT; (3) Cơ s hạ tầng IT của công
ty yếu; (4) Chi phí triển khai hệ thống IT; (5) Thiếu hụt chuyên gia kỹ thuật; (6) Thiếu hụt lao
động kỹ năng, kiến thức MSĐT; (7) An ninh giao dịch; (8) Tính tích hợp giữa các hệ thống
IT; (9) Văn hóa làm việc của công ty.
5. Kết quả nghiên cứu về các lợi ích và rào cản của mua sắm điện tử trong Công
nghiệp Xây dựng ở Việt Nam
Kết quả xếp hạng mức độ quan trọng của các yếu tố thúc đẩy và rào cản tới MSĐT trong xây
dựng Việt Nam được thể hiện trong bảng 1.

Yếu tố thúc đẩy cho Rào cản tới Xếp hạng mức độ
Mua sắm điện tử Mua sắm điện tử tác động ở Việt Nam
Cải thiện dòng chảy giao tiếp Pháp lý không đầy đủ 1
Nâng cao ưu thế cạnh tranh Văn hóa làm việc 2
Giảm chi phí điều hành, hoạt động và Thiếu hụt nhận thức của 3
kiểm kê ngư i quản lý về MSĐT
Tiết kiệm th i gian Thiếu hụt chuyên gia kỹ thuật 4
Hỗ trợ nhận thức thị trư ng Thiếu hụt nhân lực có kỹ 5
năng, kiến thức MSĐT
Giảm giá thầu Cơ s hạ tầng IT yếu 6
Giảm lực lượng lao động liên quan Tính tích hợp giữa các hệ 7
mua sắm thống IT
- Chi phí triển khai hệ thống IT 8
- An ninh giao dịch 9
Bảng 1: Xếp hạng các yếu tố thúc đẩy và rào cản MSĐT trong xây dựng ở Việt Nam

4
Bên cạnh việc đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố được đề xuất, các nhà thầu cũng
được yêu cầu chỉ ra các yếu tố tác động khác. Vấn đề mức độ ứng dụng MSĐT thấp của các
đối tác thương mại (23 phản ánh) và khó đánh giá cân đối giữa chi phí và lợi ích tiềm năng
nhận được từ MSĐT (9 phản ánh) được cho là đang cản tr nhiều tới triển khai, hoạt động
MSĐT của họ.
6. Phân tích và bàn luận
6.1 Đặc điểm cơ bản của môi trường mua sắm xây dựng tại Việt Nam
Nến kinh tế Việt Nam những năm gần đây là nằm trong số các nền kinh tế phát triển nhanh
nhất Thế giới. Ngành công nghiệp Xây dựng đã góp phần chủ đạo cho sự phát triển đó. Tuy
nhiên, Xây dựng Việt Nam lại bao gồm chủ yếu là công ty vừa và nhỏ, với lượng vốn nhỏ,
thiếu thốn về công nghệ, và sức cạnh tranh quốc tế rất thấp – chủ yếu làm nhà thầu phụ trong
các gói thầu quốc tế trong và ngoài nước. Việt Nam đang hướng tới xây dựng một Chính phủ
điện tử hiệu quả, và đã có nhiều nổ lực trong việc thúc đẩy ứng dựng IT vào kinh tế và xã hội.
MSĐT được xem như một trong các giảm pháp quan trọng cho chiến lược cải cách môi
trư ng hoạt động mua sắm Việt Nam (Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2009). Tuy nhiên còn nhiều
thách thức phía trước cần vượt qua như: hệ thống pháp lý, cơ s hạ tầng IT, nguồn nhân lực
IT,…MSĐT đã được ứng dụng với nhiều mức độ khác nhau trong nền kinh tế, đáng tiếc triển
khai MSĐT trong xây dựng Việt Nam còn rất thấp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2007). Tổng
quan về mức độ sẵn sàng ứng dụng MSĐT Việt Nam đã đánh giá như bảng 2 (Tran Quang
Dũng -2009):

Chỉ tiêu đánh giá Mức độ sẵn sàng

Tầm nhìn, định hướng phát triển ứng dụng 3-4

Hệ thống pháp lý và các quy định liên quan 2-3


Cơ s hạ tầng IT 2

Nguồn nhân lực có kỹ năng, kiến thức MSĐT 2

Hiệu quả quản lý mua sắm hiện nay 3-4


Các hỗ trợ khác 3

- Mức độ sẵn sàng cao nhất xếp chỉ số 4


- Cơ sở đánh giá dựa vào Hướng dẫn của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB -2004)
Bảng 2: Mức độ sẳn sàng ứng dụng MSĐT ở Việt Nam (Tran Quang Dũng -2009)
Một trong các nổ lực đáng kể nhất là việc xây dựng Hệ thống đấu thầu điện tử công
(Electronic pilot procurement system - EPPS). Tuy nhiên, việc xây dựng Hệ thống là dựa trên
chuyển giao công nghệ từ KONEPS, mà không có bất cứ một nghiên cứu đánh giá chính thức
thực trạng môi trư ng mua sắm chung Việt Nam, trong ngành Xây dựng nói riêng. Nghiên
cứu này sẽ góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ các nhà phát triển Hệ thống, các nhà làm
chính sách, cũng như các nhà quản lý các doanh nghiệp xây dựng đưa ra các giải pháp quản lý
nhằm thúc đẩy quá trình triển khai ứng dụng MSĐT một cách hiệu quả, bền vững tại Việt
Nam.
6.2 Phân tích kết quả
Kết quả nghiên cứu cho thấy, cải thiện giao dịch là một yếu tố được đánh giá quan trọng nhất
của MSĐT trong xây dựng Việt Nam. Điều này phản ánh đúng thực tế sự nghèo nàn trong
giao tiếp, thiếu thông tin minh bạch giữa các nhà thầu và bản chất không thích cộng tác, làm
ăn nhỏ lẽ của các nhà thầu Việt Nam. Yếu tố “nâng cao ưu thế cạnh tranh” của MSĐT được

5
các nhà thầu đánh giá cao, rất có thể xuất phát từ thực trạng cạnh tranh yếu kém và nhận thức
thị trư ng chậm của các nhà thầu. “Giảm chi phí điều hành, hoạt động, và kiểm kê” được
đánh giá khá cao, điêu này rất phù hợp với nhiều số liệu báo cáo thực trạng ứng dụng MSĐT
trên Thế giới. Theo Trần Quang Dũng (2009) thống kê, khoảng 3% - 20% chi phí đã được
tiết kiệm thông qua các hệ thống MSĐT trên thế giới. “Tinh giảm lực lượng lao động liên
quan mua sắm” được đánh giá thấp nhất. Xuất phát từ thực tế, các doanh nghiệp xây dựng
Việt Nam chủ yếu có kích thước vừa và nhỏ, nhân viên liên quan hoạt động mua sắm ít, thậm
chí nhiều doanh nghiệp không có Ban mua sắm chuyên.
Rào cản lớn nhất được các nhà thầu xây dựng Việt Nam đánh giá là vấn đề pháp lý hỗ trợ.
Điều này là rất rõ ràng, hiện nay chúng ta đã có Luật giao dịch điện tử nhưng chưa có một quy
định chi tiết cho mua sắm điện tử nói chung và trong xây dựng nói riêng. Đây là rào cản nên
cần được ưu tiên xử lý ngay. Một kết quả thú vị là vấn đề “văn hóa công ty” đã được đánh giá
rất cao, xếp trên việc thiếu hụt nhân lực kỹ năng MSĐT hay cơ s hạ tầng IT. Văn hóa giao
dịch kinh doanh dựa vào “quan hệ” đã ăn sâu vào suy nghĩ của mỗi ngư i. Đặc biệt trong mua
sắm, đấu thầu công, có thể nói là rất nhạy cảm và “bí mật”. Một văn hóa “không thích” và
“không muốn” sự minh bạch trong hoạt động kinh doanh, nó đã tác động mạnh mẽ lên mục
tiêu triển khai MSĐT Việt Nam. Để giải quyết vấn đề này cần một biện pháp toàn diện, tích
cực và sự hợp tác của nhiều bên liên quan. Kết quả cho thấy rằng, chi phí triển khai hệ thống
MSĐT không phải là nỗi lo lắng của các nhà thầu Việt Nam. Cuối cùng, vấn đề “an ninh” đã
được đánh giá là rào cản tác động thấp nhất tới MSĐT. Hiện nay đã có rất nhiều biện pháp để
bảo đảm an ninh giao dịch trên Internet, và các nhà thầu đã có niềm tin vào môi trư ng “ảo”.
Đây là một tín hiệu đáng mừng, sẽ có tác dụng hổ trợ rất lớn cho chiến lược triển khai MSĐT
trong xây dựng Việt Nam.
7. Kết luận
Giống như bất cứ dự án hệ thống IT nào, trước khi tiến hành giới thiệu, triển khai ứng dụng
MSĐT cần tiến hành đánh giá các chỉ số thực trạng liên quan – cái quyết định lớn đến thành
công hay thất bại của dự án như: chất lượng hạ tầng cơ s IT, nhân lực IT, mức độ sẵn sàng
IT… bao gồm việc đánh giá các yếu tố thúc đẩy, cũng như rào cản tới quá trình triển khai
MSĐT. Để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ. Kết quả
nghiên cứu này là nhận diện, và đành giá xếp hạng mức độ quan trọng của 7 yêu tố tác động
tích cực và 9 yếu tố tác động tiêu cực tới quá trình triển khai MSĐT trong xây dựng Việt
Nam.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, “cải thiện dòng chảy giao tiếp” và “nâng cao ưu thế cạnh tranh” là hai
yếu tố tác động tích cực nhất tới quá trình ứng dụng MSĐT trong xây dựng Việt Nam, chứ
không phải “tiết kiệm chi phí”, “tiết kiệm th i gian” hay “giảm giá thầu”. Ngược lại, vấn đề
“pháp lý” và “văn hóa công ty” được cho là các rào cản lớn nhất cần được khắc phục. Các
vấn đề liên quan tới kỹ năng, kiến thức, cơ s hạ tầng IT, đặc biệt an ninh giao dịch trong môi
trư ng Internet không phải là mối lo ngại chính của các nhà thầu Việt Nam trong việc triển
khai MSĐT.
Giới hạn của nghiên cứu này là tiến hành khảo sát với mẫu nhỏ (80 nhà thầu) nên phần nào
chưa phản ánh sát thực trạng Việt Nam. Cần một nghiên cứu với mẫu lớn, và với nhiều
thành phần như nhà thầu, tư vấn, nhà đầu tư, nhà quản lý xây dựng, các học giả,…để có kết
quả tốt hơn. Có thể tiến hành các nghiên cứu thêm như đánh giá, so sánh mức độ tác động của
các yếu tố lên MSĐT trong lĩnh vực xây dựng công và tư nhân. Nghiên cứu đề xuất các biện
pháp lợi ích và hạn chế các rào cản, hay xây dựng các mô hình đánh giá thực trạng sẵn sàng
triển khai MSĐT trong xây dựng Việt Nam.
References
Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) (2007), “Procurement Guidelines”, www.mdb-egp.org

6
Bell C. (2001). Exploiting emerging technology corruptly in the NSW public sector, available
athttp://pandora.nla.gov.au/pan/21452/20020110/www.icac.nsw.gov.au/pub/publi
c/pub2_42cp.html, last visited May 2006.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2009). Dự án khả thi ứng dụng MSĐT trong mua sắm công. Báo cáo
nghiên cứu được phê duyệt chính thức (2009).
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2007). Báo cáo hàng năm về hoạt động mua sắm công năm 2007.
www.dauthau.mpi.com .
Davila A., Gupta M. and Palmer R. (2003). Moving procurement systems to the internet: the
adoption and use of e-procurement technology models, European Management
Journal Vol. 21 No. 1 11-23.
Edie et al, (2007). Drivers and barriers to public sector e-procurement within Northern
Ireland’s construction industry. IT construction Vol. 12 (2007)
Erridge A., Fee R. and McIlroy J. (2001). Best practice procur ement: public and private
sector perspectives, Gover Publishing Company Burlington USA.
Forrester (2001-2003). ISM/Forrester report on eBusiness, The Institute for Supply
Management (ISM) available at http://www.napm.org/ISMReport/Forr ester/ last
visited, March 2006.
Hawking P., Stein A., Wyld D. and Forster S. (2004). E-procurement: is the ugly duckling
actually a swan down under?, Asia Pacific Journa l of Marketing and Logistics
Vol. 16 No. 1. 1-26.
Julia-Barcelo R. (1999). Electronic contracts: a new legal framework for electronic
contracts: the EU electronic commerce proposal, Computer Law & Secur ity
Report Vol. 15 no. 3.
Knudsen D. (2003). Aligning corporate strategy, procurement strategy and e-procurement
tools, Int Journal of Physical Distribution & Logistics Management Vol. 33 No. 8
2003. 720-734
Martin J. (2003).E-Procurement and extranets in the UK Construction industry, Conference
paper given at FIG Working Week April 13th-17th Paris France. Available on-
line at http://www.fig.net/figtree/pub/fig_2003/TS_6/TS6_4_Martin.pdf, last
visited July 2006.
Shash, A. A. and Abdul-Hadi, N. H. (1993) The effect of contractor size on mark-up size
decision in Saudi Arabia. Construction Management and Economics, 11, 421–9
Tran Quang Dung (2009), e-Bidding and management solutions to implementation of e-
Bidding in Vietnam, Masters Thesis, Hohai University
WB (2006), “Guidelines Procurement under IBRD loans and IDA credits”, www.wb.org
WB (2004), “Selection and employment of Consultants by World Bank’s Borrowers”,
www.wb.org

You might also like