You are on page 1of 5

Thực trạng nhận thức về chuỗi cung ứng trong xây dựng ở Việt Nam

The perception on supply chain in the construction industry: a case of Vietnam

Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (1), Lê Hồng Thái (1), Nguyễn Quốc Toản (1)
(1)
Trường Đại học Xây dựng

Tóm tắt
Quản lý chuỗi cung ứng ngày càng được quan tâm để thay thế quản lý xây dựng theo cách truyển thống. Nhân tố đầu tiên và
đóng vai trò quan trọng để áp dụng thành công chuỗi cung ứng vào xây dựng là nhận thức về chuỗi. Để đánh giá mức độ nhận thức về
chuỗi cung ứng trong xây dựng của giới xây dưng Việt Nam, bài báo tiến hành khảo sát thực tế và kết quả đã thu được 185 phiếu khảo sát
từ các chủ thể tham gia vào chuỗi cung ứng xây dựng. Qua đó đánh giá mức độ nhận thức của các chủ thể còn nhiều hạn chế, cần có các
giải pháp để nâng cao nhận thức của giới xây dựng về chuỗi cung ứng xây dựng.
Từ khóa: Nhận thức, Chuỗi cung ứng, chuỗi cung ứng trong xây dựng.

Abstract:
The topic of supply chain management has been concerned by numerous researchers in aiming changing the methods of traditional
construction management. The perception is a critical factor to consider and plays an important role to successfully adopt the supply
chain in the construction sector. To evaluate the degree of perceptions of construction practitioners about the construction supply chain, a
questionnaire survey was conducted by the present study. A total of 185 valid samples was collected. The data analysis indicates that the
perceptions of stakeholders are not comprehensive, so suitable solutions are needed to enhance the perceptions of construction
practitioners on the construction supply chain.
Keywords: Awareness, Supply Chain, Construction Supply Chain

1. Mở đầu
Hiện nay, Việt Nam đã hội nhập sâu vào thị trường quốc tế, điều này không chỉ mang lại nhiều cơ hội mà còn tạo ra những thách
thức đáng kể cho các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt với các doanh nghiệp trong nước
và các tập đoàn nước ngoài.
Nhiều nghiên cứu và thực tiễn trên thế giới đã chứng minh nếu thực hiện tốt chuỗi cung ứng (CCƯ) trong xây dựng sẽ giúp các
doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường, cũng như sự tín nhiệm của khách hàng. Doanh nghiệp không những có thể
thu được lợi nhuận cao mà còn có thể vượt xa các đối thủ cạnh tranh trong ngành và phát triển bền vững. Vì vậy quản lý CCƯ trong xây
dựng đã trở thành vấn đề quan trọng và thu hút được nhiều sự quan tâm nghiên cứu ở nước ngoài, nhưng ở Việt Nam nó vẫn còn khá mới
mẻ. Trong thực tế ngành xây dựng của nước ta, bóng dáng của CCƯ còn mờ nhạt, nhận thức về CCƯ trong xây dựng còn khá hạn chế.
Bài báo này nghiên cứu về vấn đề thực trạng nhận thức về CCƯ trong xây dựng ở Việt Nam để làm cơ sở để các doanh nghiệp xây dựng
đưa ra các giải pháp tổ chức CCƯ hiệu quả hơn.
2. Chuỗi cung ứng trong xây dựng
2.1. Chuỗi cung ứng
CCƯ là một khái niệm được hình thành trong ngành sản xuất và đã nhanh chóng được áp dụng rộng rãi, giúp nhiều ngành công
nghiệp nâng cao năng suất và năng lực cạnh tranh trên thị trường toàn cầu hiện nay.
CCƯ là mạng lưới bao gồm tất cả các tổ chức/doanh nghiệp cùng các dòng dịch vụ cùng tham gia, một cách trực tiếp hay gián
tiếp vào quá trình đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Mục đích then chốt của CCƯ là làm thỏa mãn nhu cầu khách hàng trong tiến trình tạo
ra lợi nhuận cho chính nó [5].
2.2. Chuỗi cung ứng trong xây dựng
Trên thế giới, các nghiên cứu về CCƯ chủ yếu tập trung vào những vấn đề sau: Định nghĩa về CCƯ trong xây dựng [6]; Vai trò
của quản trị CCƯ trong xây dựng [9]; Mối quan hệ đối tác trong CCƯ xây dựng[7]; Lựa chọn nhà cung cấp trong CCƯ xây dựng [3]; rào
cản đối với việc áp dụng CCƯ trong xây dựng [8], Cải tạo hiệu suất CCƯ trong xây dựng [4]…;
Ở Việt Nam, CCƯ cũng đã được áp dụng ở một số doanh nghiệp trong các ngành sản xuất kinh doanh và mang lại nhiều hiệu quả
thiết thực. Trong xây dựng, CCƯ đang dần dần được coi là một phương pháp phù hợp, đáp ứng được nhu cầu cấp bách của ngành tại Việt
Nam hiện nay. Tuy nhiên, việc áp dụng vào thực tiễn còn rất hạn chế, các nghiên cứu cũng rất ít. Với số lượng khiêm tốn, các nghiên cứu
đại diện cho xu hướng này (nghiên cứu về CCƯ) đều đang có tính gợi mở, khai phá những bước đầu tiên cho quá trình áp dụng CCƯ
[1,2,8].
Chuỗi cung ứng trong xây dựng là mạng lưới hoạt động của các doanh nghiệp có liên quan với nhau (khách hàng/ chủ sở hữu,
nhà thiết kế, tư vấn, nhà thầu chính, nhà thầu phụ và nhà cung cấp) với mục đích tạo ra và hoàn thành sản phẩm xây dựng để sử dụng .
Mỗi thành viên CCƯ là một liên kết của một hoặc nhiều chuỗi khác, tạo ra một mạng lưới phức tạp [8].
Thuật ngữ "chuỗi cung ứng" bao gồm hai loại: CCƯ cho doanh nghiệp xây dựng, tồn tại độc lập với bất kỳ dự án cụ thể nào và
các CCƯ tạm thời, được hình thành cho một dự án cụ thể.
Mô phỏng theo triết lý CCƯ, trong thành phần mỗi CCƯ xây dựng phải kể đến dòng thông tin và dòng vật liệu/ vật chất - là
những quy trình then chốt của chuỗi. Dòng thông tin bắt đầu từ khách hàng/ chủ đầu tư, Nhà thiết kế, tiếp tục qua nhà thầu đến nhà cung
cấp. Các đơn đặt hàng, kế hoạch tiến độ và các dự báo…thuộc về dòng thông tin. Dòng vật liệu bắt đầu từ nhà sản xuất và nhà cung cấp,
đến công trường xây dựng và cuối cùng được khách hàng sử dụng.
2.3. Đặc điểm chuỗi cung ứng trong xây dựng
Xét về cấu trúc và chức năng, CCƯ xây dựng được đặc trưng bởi các yếu tố sau [8]:
- CCƯ hội tụ: Tất cả các loại vật liệu được đưa đến công trường. “Nhà máy xây dựng” được thiết lập cho một sản phẩm duy
nhất, trái ngược với các hệ thống sản xuất khác, ở đó nhiều sản phẩm đi qua nhà máy và được phân phối cho nhiều khách hàng.
- CCƯ thu hút/ lôi kéo: Sản phẩm xây dựng được làm theo yêu cầu của chủ đầu tư, chủ đầu tư tìm kiếm các nhà thầu chính đáp
ứng được yêu cầu của họ. Nhà thầu chính tiếp tục tìm các nhà thầu phụ, nhà cung cấp có thể giúp họ hoàn thành dự án. Quá trình này
được tiếp tục và tạo ra một CCƯ xây dựng. CCƯ chịu tác động của rất nhiều thành phần nên rất phức tạp.
- CCƯ hoạt động theo đơn đặt hàng điển hình, mỗi dự án tạo ra một sản phẩm mới có rất ít sự lặp lại, ngoại trừ một số trường
hợp đặc biệt.
- Thông thường, một CCƯ chỉ được sử dụng cho một dự án duy nhất, và khoảng thời gian của chuỗi phụ thuộc vào chu kỳ
thực hiện của dự án. CCƯ được hình thành cho một dự án mang tính tạm thời, mất ổn định và phân mảnh.
- Một đặc trưng khác là số lượng khách hàng của sản phẩm xây dựng là rất hạn chế, thường là một.
3. Khảo sát thực trạng nhận thức về chuỗi cung ứng trong xây dựng
3.1. Tóm lược quy trình nghiên cứu
Nghiên cứu có mục đích xác định tình trạng nhận thức của giới xây dựng hiện nay về CCƯ trong xây dựng và đề xuất một số giải
pháp nhằm nâng cao nhận thức của các chủ thể tham gia về vấn đề này.
Đối tượng khảo sát là các chủ thể tham gia CCƯ xây dựng gồm 4 thành phần là Chủ đầu tư (CĐT), nhà thiết kế (TK), nhà thầu
xây dựng, nhà cung cấp vật liệu và thiết bị xây dựng (NCC).
Phạm vi khảo sát: Phiếu khảo sát được gửi trực tiếp đến một số doanh nghiệp xây dựng trong cả nước.
3.2. Thiết kế bảng hỏi
Bảng câu hỏi với mục đích thu thập thông tin về nhận thức của những người hoạt động trong lĩnh vực xây dựng về CCƯ trong
xây dựng.
Nội dung bảng hỏi: ngoài phần lời giới thiệu và lời cảm ơn thì Nội dung bảng hỏi gồm 2 phần:
- Phần thứ nhất gồm 5 câu hỏi trắc nghiệm nhằm thu thông thông tin chung của đối tượng được hỏi và phân loại đối tượng.
Những câu hỏi cơ bản này cũng giúp tác giả đảm bảo rằng người trả lời đến từ đúng lĩnh vực nghiên cứu đang tiến hành khảo sát.
- Phần thứ hai gồm 5 câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi đánh giá nhằm thu thập thông tin về mức độ nhận thức của người được
hỏi về CCƯ trong xây dựng.
3.3. Phân tích kết quả khảo sát
Tổng số phiếu khảo sát phát ra 255, số phiếu trả lời thu được hợp lệ là 185 phiếu (72,5%) cho cả 4 đối tượng tham gia khảo sát.
Một số phiếu phát ra nhưng không được thu lại vì nguyên nhân không rõ từ phía người điều tra.
Phần thứ nhất: Những thông tin chung
Kết quả khảo sát của 5 câu hỏi đầu tiên cho thấy, những người tham gian khảo sát đều là những người hoạt động trong lĩnh vực
xây dựng. Những người khảo sát có kinh nghiệm từ 5 đến 20 năm, họ chủ yếu đến từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Phần thứ hai: nhận thức về chuỗi cung ứng trong xây dựng
Với câu hỏi về sự cần thiết áp dụng CCƯ xây dựng, phần lớn người tham gia khảo sát đã trả lời là rất cần thiết, rất ít còn lại cho
rằng nó là không cần thiết hoặc có thể áp dụng.
Về việc tham gia tổ chức hoặc thực hiện CCƯ trong xây dựng cho thấy đa số người tham gia khảo sát đã bước đầu có sự tiếp cận
với chuỗi.
Về thành phần trong chuỗi, đa số những người khảo sát đã có nghe/tìm hiểu về CCƯ trong xây dựng nên đưa ra câu trả lời khá
đầy đủ.
Với câu hỏi Nhận thức chung về CCƯ trong xây dựng, các phương án trả lời được chia theo 5 bậc tương ứng (1)Hoàn toàn không
đúng và (5) chính xác. Kết quả khảo sát được tổng hợp theo từng nhóm đối tượng, sau đó tính giá trị trung bình (Mean) của các giá trị thể
hiện ở bảng 1 và hình 1.
Bảng 1. Kết quả phân tích nhận thức chung của từng nhóm đối tượng về CCƯ trong xây dựng
STT Nội dung CĐT Nhà TK Nhà thầu NCC
1 Chuỗi có vai trò quan trọng 3.4 3.6 4.2 3.5
2 Các thành viên chuỗi hoạt động có kế hoạch hơn 3.4 3.6 3.7 3.6
3 Có chuỗi sẽ tin tưởng về chất lượng sản phẩm 3.0 3.6 3.3 2.7
4 Chuỗi sẽ tạo điều kiện để giá cả rẻ hơn 3.0 3.6 3.2 3.3
5 Chuỗi tạo điều kiện làm việc thuận lợi 3.0 3.6 3.2 3.5
6 Chuỗi tạo quan hệ rộng rãi trong ngành 2.3 2.5 2.4 2.3
7 Chuỗi tạo lợi ích các bên tham gia 4.2 4.2 4.5 4.1

5.0

4.0

3.0
Mức độ quan trọng

2.0

1.0

0.0
Chuỗi có vai Các thành viên Có chuỗi sẽ tin Chuỗi sẽ tạo Chuỗi tạo Chuỗi tạo Chuỗi tạo lợi
trò quan trọng chuỗi hoạt tưởng về chất điều kiện để điều kiện làm quan hệ rộng ích các bên
động có kế lượng sản giá cả rẻ hơn việc thuận lợi rãi trong tham gia
hoạch hơn phẩm ngành

CĐT Nhà TK Nhà thầu Nhà CC


Hình 1. Mức độ nhận thức chung của từng nhóm đối tượng về CCƯ xây dựng
Kết quả khảo sát cho thấy các đối tượng có sự hiểu biết khá đồng đều. Tuy nhiên vẫn có thể nhận thấy nhà thầu có sự quan tâm
lớn nhất về CCƯ. Điều này có thể giải thích là do lợi ích mà chuỗi mang lại: giảm chi phí nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm, phù
hợp với mong muốn của nhà thầu. Đa số người được hỏi đồng thuận rằng chuỗi có vai trò quan trọng và chuỗi tạo ra lợi nhuận cho tất cả
các bên tham gia.
Về những tồn tại dẫn đến lý do chưa hình thành chuỗi trong xây dựng, các câu trả lời cũng được mã hóa tương tự từ 1 đến 5,
tương với (1) là hoàn toàn không đúng, (5) là chính xác. Kết quả tổng hợp theo từng nhóm đối tượng, sau đó tính giá trị trung bình
(Mean) thể hiện ở bảng 2 và hình 2.
Bảng 2. Kết quả phân tích nguyên nhân chưa hình thành CCƯ
STT Nội dung CĐT Nhà TK Nhà thầu NCC
1 Làm ăn quy mô nhỏ 3.7 3.7 4.2 3.6
2 Xây dựng phân mảnh quá nhỏ lẻ 3.4 3.4 3.4 3.2
3 Các chủ thể ít quan hệ 2.6 2.9 2.6 2.3
4 Quan hệ giữa các chủ thể không minh bạch 3.3 3.8 3.9 3.6
5 Quy định nhà nước thiếu chặt chẽ, không động viên 3.3 3.9 3.8 3.5
6 Tiêu chuẩn kỹ thuật của vật liệu không rõ ràng 3.3 4.2 4.6 4.4
7 Ít phương án chọn lựa thay thế 3.1 3.2 4.5 4.1
8 Cung ứng theo chuỗi sẽ cần nhiều thủ tục 2.6 1.9 2.1 2.3
Làm việc quy mô nhỏ

Cung ứng theo chuỗi sẽ cần nhiều thủ tục 5 XD phân mảnh quá nhỏ lẻ

CĐT
Nhà TK
Ít PA chọn lựa thay thế 0 Các chủ thể ít quan hệNhà
thầu
Nhà CC

Tiêu chuẩn kỹ thuật của VL không rõ ràng Quan hệ giữa các chủ thể không minh bạch thiếu kỹ năng XD lòng tin

Quy định NN thiếu chặt chẽ, không động viên

Hình 2. Nguyên nhân chưa hình thành CCƯ xây dựng


Nhận xét: 4 đối tượng đều đồng thuận với các ý kiến: Làm việc quy mô nhỏ, quan hệ giữa các chủ thể không minh bạch, quy
định nhà nước thiếu chặt chẽ, không động viên khuyến khích, tiêu chuẩn kỹ thuật vật liệu không rõ ràng là các nguyên nhân dẫn đến chưa
hình thành CCƯ. Ý kiến về đặc điểm của ngành xây dựng phân mảnh quá nhỏ lẻ, Ít phương án thay thế cũng được nhiều người trả lời coi
là lý do chưa hình thành chuỗi. Còn ý kiến Cung ứng theo chuỗi sẽ cần nhiều thủ tục nhận được nhiều phản hồi trái ngược nhau. Có quan
điểm cho rằng đó không phải là lý do, những cũng có người cho rằng đó thực sự là nguyên nhân chưa hình thành chuỗi.
3.4. Bàn luận kết quả
Từ kết quả khảo sát nhận thấy mức độ nhận thức của các chủ thể về CCƯ trong xây dựng nhìn chung còn hạn chế. Nguyên nhân
mức độ nhận thức hạn chế là:
- Một số người được hỏi chưa biết, chưa nghe đến vấn đề được hỏi. Tức là họ chưa được tiếp cận với những thuật ngữ, những
khái niệm này, đối với họ hoàn toàn là mới. Như vậy có thể thấy việc phổ biến kiến thức, thông tin tuyên truyền là rất ít hoặc công tác
này thực hiện chưa hiệu quả.
- Nhiều người được hỏi đã có biết đến vấn đề nhưng chưa có cái nhìn thực sự đúng. Nguyên nhân có thể do họ chưa được tập
huấn, chưa tham gia hội thảo, lan truyền kinh nghiệm, họ có ít cơ hội để gặp gỡ và học hỏi từ những người có kiến thức và giàu kinh
nghiệm. Qua các ý kiến trả lời cũng có thể nhận thấy một số đối tượng tìm hiểu được vấn đề qua sách báo, hội thảo, chứng tỏ đây là một
kênh tốt để nâng cao nhận thức của mọi người.
- Có một số vấn đề được đưa vào câu hỏi đã nhận được khá nhiều quan điểm khác nhau. Có thể bởi người được hỏi làm việc
tại các đơn vị khác nhau, từ CĐT, nhà thiết kế, nhà thầu chính, NCC. Do lợi ích của các đối tượng khác nhau nên quan điểm khác nhau,
sợ bị ảnh hưởng đến lợi ích của mình.
- Trong cùng đối tượng khảo sát cũng có nhiều ý kiến không đồng nhất. Đó có thể do môi trường làm việc của họ chưa được
tiếp cận với nhiều các tài liệu liên quan, hoặc có thể người khảo sát ở các vị trí công việc khác nhau sẽ có cách nhìn nhận khác nhau, như
trên góc độ của một kỹ sư thì sẽ nhận định khác với những người là quản lý cấp cao…
- Do quy định của nhà nước thiếu chặt chẽ, không yêu cầu bắt buộc nên mọi người không thi hành và không có chính sách
động viên khuyến khích nên cũng không lôi kéo được mọi người thực hiện.
Nhóm tác giả đã rất cố gắng để khảo sát từng nhóm đối tượng và đa dạng các vị trí công tác tuy nhiên chủ yếu những người tham
gia khảo sát đang làm việc trên công trường hoặc nhân viên các phòng chức năng. Số cán bộ quản lý cấp cao, những người có vai trò
trong chiến lược hoạt động của đơn vị chiếm tỷ lệ khiêm tốn. Tuy nhiên kết quả khảo sát cũng cho thấy nhận thức hiện nay của “giới xây
dựng” là tương đối hạn chế với vấn đề nghiên cứu.
Nhân tố đầu tiên và đóng vai trò quan trọng để áp dụng CCƯ vào xây dựng là nhận thức và kiến thức. Phần lớn các chủ thể tham
gia thiếu nhận thức về CCƯ trong xây dựng. Kiến thức về vấn đề này còn hạn chế cả về nội dung lẫn phạm vi được truyền bá. Vì vậy,
việc nâng cao nhận thức và trang bị kiến thức về CCƯ xây dựng theo mục tiêu bền vững là vấn đề cấp thiết. Giải quyết vấn đề này trước
hết cần hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về xây dựng, ban hành các chính sách mang tính khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các
doanh nghiệp xây dựng mô hình CCƯ theo tiêu chí xây dựng bền vững; tăng cường các hoạt động tuyên truyền, đào tạo và bồi dưỡng
kiến thức về CCƯ trong xây dựng; đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học gắn với hoạt động sản xuất của doanh nghiệp xây dựng; xây
dựng hệ thống công nghệ thông tin để tiếp cận với những kiến thức mới nhanh, hiệu quả.
4. Kết luận và kiến nghị
Qua khảo sát thực tế đã cho thấy mức độ nhận thức về chuỗi cung ứng trong xây dựng còn rất khiêm tốn, dẫn đến việc áp dụng
mô hình chuỗi cung ứng xây dựng hạn chế và chưa mang lại nhiều hiệu quả. Vì vậy cần có các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của
các đối tượng là chủ đầu tư, nhà thiết kế, nhà thầu và nhà cung cấp như: xây dựng và hoàn thiện cơ sở pháp lý, đẩy mạnh hoạt động
nghiên cứu và phổ biến kiến thức cho các đối tượng. Từ đó, giúp doanh nghiệp nhận thức đầy đủ và quan tâm đến việc áp dụng mô hình
chuỗi cung ứng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành xây dựng, đem lại hiệu quả và lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp xây
dựng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Tạp chí Giao thông vận tải, Bộ Giao thông vận tải. Quản trị chuỗi cung ứng trong xây dựng - thực tiễn áp dụng tại các công ty xây
dựng ở Việt Nam, http://www.tapchigiaothong.vn/quan-tri-chuoi-cung-ung-trong-xay-dung-thuc-tien-ap-dung-tai-cac-cty-xay-dung-o-vn-
d2671.html,
2. Vũ Kim Yến, (2017), Chuỗi cung ứng và quản lý chuỗi cung ứng trong xây dựng, Tạp chí Xây dựng, 9.2017
3. Chengter Ho, Phuong Mai Nguyen, Ming-Hung Shu (2007). Supplier Evaluation and Selection Criteria in the Construction Industry
of Taiwan and Vietnam, Information and Management Sciences, Volume 18, Number 4: pp 403-426.
4. Georgios A. Papadopoulos, Nadia Zamer, Sotiris P. Gayialis, Ilias P. Tatsiopoulos, (2016), Supply Chain Improvement in
Construction Industry, Universal Journal of Management 4(10): 528-534
5. Hugos, M. H., (2011), Essentials of supply chain management (Vol. 62): John Wiley & Sons.
6. Morledge, R., Knight, A., Grada, M., (2009), The concept and development of supply chain management in the UK construction
industry. In: S. PRYKE, ed., Construction supply chain management. Oxford: Wiley-Blackwell, pp. 23-38. ISBN 9781405158442.
7. Saeid Hesamil and Seyed Moheyeddin Navab, (2015), Supply chain collaboration and Management (SCM) in Iran construction
industry, a survey, Research Journal of Recent Sciences, Vol. 4(12), 41-54, December (2015), ISSN 2277-2502.
8. Vi Nguyen Nguyen et al., (2016), Applying Supply chain management to Construction Industry: A Case study of VietNam, The 3rd
International Conference on Finance and Economics Ton Duc Thang University, Ho Chi Minh City, Vietnam June 15th-17th, 2016
9. Ruben Vrijhoef, Lauri Koskela, (2000), The four roles of supply chain management in construction, European Journal of Purchasing
& Supply Management 6 (2000) 169-178.

You might also like