You are on page 1of 2

Hãy bắt đầu hôm nay, để có thành quả ngày mai (sớm còn hơn muộn…)

BÀI TOÁN ĐIỀU CHẾ NH3


Câu 1: Cho 30 lít N2, 30 lít H2 trong điều kiện thích hợp sẽ tạo ra thể tích NH3 (cùng điều kiện) khi hiệu suất
phản ứng đạt 30% là:
A. 16 lít B. 20 lít C. 6 lít D. 10 lít
Câu 2: Để điều chế 2 lít NH3 từ N2 và H2 với hiệu suất 25% thì thể tích N2 cần dùng ở cùng điều kiện là:
A. 8 lít B. 2 lít C. 4 lít D. 1 lít
Câu 3: Cho phương trình hóa học của phản ứng tổng hợp NH3: N2 + 3H2 ↔ 2NH3 ∆H<0
Khi đạt trạng thái cân bằng tỉ khối của hỗn hợp khí trong bình so với H 2 là d1. Đun nóng bình một thời gian
phản ứng đạt đến trạng thái cân bằng mới, tỉ khối của hỗn hợp khí trong bình so với H 2 là d2. So sánh d1 và
d2:
A. d1 < d2 B. d1 > d2 C. d1 = d2 D. d1 ≤ d2
Câu 4: Một hỗn hợp A gồm hai khí N2 và H2 theo tỉ lệ 1:3. Tạo phản ứng giữa H2 với N2. Sau phản ứng thu
được hỗn hợp khí B có tỉ khối dA/B = 0,6. Tính hiệu suất của phản ứng tổng hợp:
A. 80% B. 50% C. 20% D. 75%
Câu 5: Cho 4 lít khí N2 và 14 lít khí H2 trong bình phản ứng ở nhiệt độ khoảng 400 oC, xúc tác. Sau phản
ứng thu được 16,4 lít hỗn hợp khí ở cùng điều kiện. Tính hiệu suất của phản ưng:
A. 20% B. 80% C. 25% D. 60%
Câu 6: Một hỗn hợp khí gồm N2 và H2 có tỉ khối so với H2 bằng 3,6. Sau khi nung nóng một thời gian với
bột sắt ở 550 oC thì thấy tỉ khối của hỗn hợp tăng so với H2 bằng 4,5. Tính hiệu suất của phản ứng:
A. 40% B. 80% C. 25% D. 50%
Câu 7: Một hỗn hợp khí X gồm 2 khí N 2 và H2 có tỉ khối so với H2 bằng 4,9. Đun nóng hỗn hợp X một thời
gian trong bình kín (có bột sắt làm xúc tác), thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H 2 bằng 6,125. Hiệu
suất của phản ứng tổng hợp:
A. 33,33% B. 42,85% C. 66,67% D. 30%
Câu 8-9: Trong bình phản ứng có 40 mol N2 và 160 mol H2. Áp suất của hỗn hợp khí lúc đầu là 400 atm,
nhiệt độ trong bình được giữ không đổi. Biết rằng khi phản ứng đạt trạng thái cân bằng thì tỉ lệ N 2 đã phản
ứng là 25%
Câu 8: Tính tổng số mol của các khí trong hỗn hợp sau phản ứng ?
A. 200 mol B. 180 mol C. 360 mol D. 150 mol
Câu 9: Tính áp suất của hỗn hợp sau phản ứng ?
A. 180 atm B. 444,44 atm C. 360 atm D. 300 atm
Câu 10: Trong bình kín chứa 10 lít N 2 và 10 lít H2 ở nhiệt độ 0oC, 10 atm. Sau phản ứng tổng hợp NH 3, lại
đưa bình về 0oC. Nếu áp suất trong bình sau phản ứng là 9 atm thì phần trăm các khí tham gia phản ứng là
A. N2: 20%, H2: 40% B. N2: 20%, H2: 40% C. N2: 20%, H2: 40% D. N2: 20%, H2: 40%
BÀI TOÀN NHIỆT PHÂN MUỐI NITRAT
Câu 1: Nhiệt phân hoàn toàn 34,65 gam hỗn hợp gồm KNO3 và Cu(NO3)2, thu được hỗn hợp khí X (tỉ khối
của X so với khí H2 bằng 18,8). Khối lượng Cu(NO3)2 trong hỗn hợp ban đầu là:
1
TRY HARD… QUEENSP MITUOT PLUTONI
Hãy bắt đầu hôm nay, để có thành quả ngày mai (sớm còn hơn muộn…)

A. 8,6 gam B. 20,5 gam C. 11,28 gam D. 9,4 gam


Câu 2: Nung 6,58 gam Cu(NO3)2 trong bình kín không chứa không khí, sau một thời gian thu được 4,96
gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Hấp thụ hoàn toàn X vào nước để được 30 ml dung dich Y. Dung dịch Y có
Ph bằng:
A. 4 B. 2 C. 1 D. 3
Câu 3: Nhiệt phân 3,67 gam hỗn hợp hai muối NaNO3 và Cu(NO3)2 cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Chất rắn còn lại là cân nặng 1,89 gam. Tính tỷ khối của hỗn hợp khí Y thu được so với hidro và phần trăm
về khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu.
Câu 4: Nhiệt phân hoàn toàn 18,8 gam muối nitrat của kim loại M hóa trị II, thu được 8 gam oxit tương
ứng. Kim loại M là
A. B. C. C.
Câu 5: Nung 37,6 gam muối nitrat của kim loại M đến khối lượng không đổi thu được 16 gam chất rắn và
hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H2 bằng 21,6.
a. Xác định công thức muối nitrat
b. Lấy 12, 8 gam kim loại M tác dụng với 100 ml hỗn hợp HNO3 1M, HCl 2M, H2SO4 1M thì thu được bao
nhiêu lít NO (đkc).
Câu 6: Cho 34 gam một muối nitrat của kim loại M hóa trị n không đổi vào bình kín, nung bình đến khi
phản ứng hoàn toàn thì chất rắn trong bình nặng 21,6 gam. Xác định kim loại M.
Câu 7: Nhiệt phân (trong chân không) hoàn toàn 45 gam hỗn hợp hai muối nitrat của hai kim loại hóa trị II
(không đổi). Sau khi phản ứng kết thúc thu được 0,5 mol khí và hỗn hợp chất rắn. Dẫn luồng khí H2 dư qua
hỗn hợp rắn sau phản ứng thì thấy lượng H2 phản ứng là 0,1 mol và còn lại 21,8 gam chất rắn. Hai kim loại
tạo thành 2 muối nitrat trong hỗn hợp muối ban đầu là:
A. B. C. D.
Câu 8: Chia 52,2 gam muối M(NO3)n thành hai phần bằng nhau:
Phần 1: Nhiệt phân hoàn toàn ở t1 oC thu được 0,1 mol khí A.
Phần 2: Nhiệt phân hoàn toàn ở t2 oC > t1 oC thu được 0,25 mol hỗn hợp khí B.
Biết M là kim loại có hóa trị không đổi. Kim loại M là:
A. B. C. D.

2
TRY HARD… QUEENSP MITUOT PLUTONI

You might also like