You are on page 1of 2

MỸ THUẬT HY LẠP CỔ ĐẠI

BỐI CẢNH XÃ HỘI - ĐẶC ĐIỂM - THÀNH TỰU NGHỆ THUẬT

Nghệ thuật Hy Lạp cổ đại luôn gợi cho chúng ta những cảm giác quen thuộc kỳ lạ. Từ cuộc chiế n thành Troia đế n các lý luận triế t học của

Aristotle, hay từ các phép đo chính xác của ngôi đề n Parthenon đế n bi kịch hỗ n loạn nhịp nhàng của Laocoön, nghệ thuật và văn hóa Hy Lạp

cổ đại đã trở thành nề n tảng của xã hội phương Tây hiện đại. Nhờ vào những địa điểm khảo cổ còn lại, các nguồ n văn học nổi tiế ng và kể cả

tác động của Hollywood (ví dụ như phim Clash of the Titans), nề n văn minh này được đưa vào ý thức tập thể của chúng ta - thúc đẩy tầ m

nhìn về các trận chiế n hoành tráng, các nhà triế t học uyên bác, những ngôi đề n trắ ng lấ p lánh và những bức tượng khỏa thân không chân tay.

1. Bố i cảnh xã hội

Hy Lạp cổ đại là nề n văn minh thuộc một thời kỳ lịch sử của Hy Lạp, khởi nguồ n từ thời kỳ Kỷ Nguyên Bóng Tố i (khoảng 1200 TCN-800 TCN) và

kéo dài đế n cuố i thời kỳ Cổ Đại (khoảng 600 SCN). Vị trí địa lý của Hy Lạp tạo điề u kiện thuận lợi về giao thông trên biển, từ đó phát triển thủ

công nghiệp và ngoại thương, góp phầ n lớn vào sự phát triển nề n văn minh Hy Lạp trong đó có nghệ thuật điêu khắ c. Nhà nước Hy Lạp cổ đại

là xã hội chiế m hữu nô lệ song có nhiề u tư tưởng dân chủ tiên tiế n. Chế độ dân chủ chủ nô mở đường cho công dân tự do phát triển tài năng

và trí sáng tạo, giúp nghệ thuật cũng như khoa học tăng trưởng mạnh mẽ . Bên cạnh đó nghệ thuật còn được nuôi dưỡng bởi một nguồ n đấ t

đặc biệt-nguồ n thầ n thoại Hy Lạp. Quan niệm của người Hy Lạp đố i với thế giới thầ n linh giố ng y như thế giới con người. Đó là quan niệm

"thầ n nhân đồ ng hình". Quan niệm này chi phố i tới việc xây dựng nhiề u công trình kiế n trúc. Những câu chuyện gợi nguồ n cảm hứng sáng tác

cho nhiề u nghệ sĩ trẻ. Họ tìm thấ y ở đây chấ t thơ, chấ t cảm xúc đã thôi thúc họ tạo nên các tác phẩm nghệ thuật bấ t hủ. Năm 776 TCN thế

vận hội lầ n đầ u tiên tổ chức tại Hy Lạp, làm trỗ i dậy phong trào rèn luyện sức khoẻ và tạo ra những cơ thể đẹp đẽ cân đố i. Đó là nguồ n hình

mẫ u lý tưởng cho các nghệ sĩ Hy Lạp nghiên cứu sáng tạo ra tỷ lệ vàng cho hình tượng con người. Hội tụ tấ t cả những yế u tố trên, văn hoá

nghệ thuật Hy Lạp đã phát triển mạnh mẽ . Trong đó đặc biệt là kiế n trúc và điêu khắ c đã đạt đế n đỉnh cao sau chỉ hơn 200 năm từ thế kỷ VII

đế n thế kỷ V TCN.

2. Đặc điểm và thành tựu mỹ thuật

Nghệ thuật hội họa, điêu khắ c, mỹ nghệ của Hy lạp cổ đại có những nét tiêu biểu dễ nhận thấ y. Đố i tượng chính trong các tác phẩm thường là

hình tượng các thầ n thánh và con người siêu phàm, khả năng diễ n đạt hình khố i và tỷ lệ đạt đế n độ hoàn chỉnh tuyệt hảo. Phù điêu và trang

trí mỹ nghệ được bố cục trong cái đẹp của nhịp điệu. Có ba giai đoạn đáng chú ý trong nghệ thuật Hy Lạp đặc trưng cho sự phát triển của

từng thời kì.

Đầ u tiên là Thời kỳ cổ sơ-Archaic Period (650-480 TCN). Một số hình thức chính của nghệ thuật trong thời kì này là đồ gố m, hội họa, điêu

khắ c và kiế n trúc. Sự giao thương giữa các quố c gia phương Đông khác nhau đã hình thành nên sự đa dạng trong văn hóa và nghệ thuật.

Nhiề u động vật như sư tử, điểu sư (griffin) và nhân sư được vẽ và các nghệ sĩ sử dụng các họa tiế t trang trí như đường cong và hoa văn hoa.

Hình dạng con người cũng được mô tả không chỉ trong hội họa trên đồ gố m mà còn trong điêu khắ c từ đá với yế u tố hiện thực cộng hưởng

chủ nghĩa duy tâm.

Tiế p theo là Thời kỳ cổ điển-Classical Period (480-323 TCN). Thời kỳ này ở Hy Lạp được coi là "thời kỳ hoàng kim" và đã sản sinh ra nhiề u nhà

triế t học vĩ đại nhấ t lịch sử phương Tây như Socrates, Plato và Aristotle. Những triế t lý của họ đã ảnh hưởng sâu sắ c đế n tác phẩm nghệ thuật

và mở ra những cách suy nghĩ mới trong miêu tả hình dáng con người. Nghệ thuật trở thành một đại diện của tự nhiên. Nói cách khác, nó trở

nên đúng với thiên nhiên và đúng với tỷ lệ thực tế . Các nghệ sĩ Hy Lạp bắ t đầ u tạo ra các tác phẩm điêu khắ c nhìn giố ng con người và chi tiế t,
nhưng vẫ n đẹp và hoàn hảo, hình thành "Tỷ lệ Canon" (Canon of Proportions) mà tiêu biểu là nhà điêu khắ c Polykleitos. Ông đã phát triển

những gì được gọi là "Canon" - "quy tắ c" hoặc "đo lường", một tập hợp các tỷ lệ dựa trên các phép đo toán học của cơ thể con người để mô tả

từng bộ phận cơ thể theo thứ tự hoàn hảo và đố i xứng - nói cách khác, tỷ lệ hoàn hảo. Thời kì này đã để lại cho nhân loại nhiề u tác phẩm kinh

điển, có thể kể đế n như:

Tác phẩm “Người mang giáo Doryphoros” của Polykleitos, một ví dụ vật lý cho nền
tảng lý thuyết của ông về việc đạt được hình thức hoàn hảo thông qua các phép tính
tỷ lệ, cuối cùng tìm cách minh họa sự hài hòa và cân bằng hoàn hảo.

Tác phẩm “Người ném đĩa” của Myron - người chuyên nghiên cứu chuyển động con
người. Tác phẩm cho ta cảm nhận sự phối hợp vẻ đẹp về hình, dáng, tỷ lệ. Để phô diễn
vẻ đẹp của cơ thể, tác giả đã tạo ra dáng vặn hợp lý, trong sự phối hợp phần chân
nghiêng và chân nhìn chính diện.

Cuố i cùng là Thời kỳ Hy Lạp Hóa-Hellenistic Period (323-27 TCN). Trong thời kỳ này, nghệ thuật Hy Lạp trở nên đa dạng hơn với hàng loạt chủ

đề như người dân hay động vật. Các nghệ sĩ Hy Lạp cũng dầ n rời khỏi việc mô tả một cách lý tưởng, vì đã xuấ t hiện một chủ nghĩa tự nhiên

mới trong điêu khắ c và vẽ tranh. Các tác phẩm điêu khắ c dầ n xuấ t hiện nhiề u cảm xúc hơn, nhiề u tác phẩm nổi tiế ng đã được tạo ra trong giai

đoạn này, chẳng hạn như:

Tác phẩm “Dying Gaul” của Epigonus-một ví dụ điển hình về


bản chất biểu cảm trong các tác phẩm điêu khắc Hy Lạp. Anh ta
đang trong quá trình chết, được thể hiện trong tư thế cũng như
thanh kiếm bị gãy nằm bên cạnh anh ta. Tác phẩm đã ghi lại
một khoảnh khắc của cái chết, làm gợi lên cảm xúc mãnh liệt ở
người xem.

Tác phẩm "Laocoon và các con trai"-bản model lại sau bản gốc của Hy Lạp từ khoảng năm 200 TCN. Tác
phẩm diễn tả một mức độ cao của bi kịch, truyền cảm hứng cho trí tưởng tượng của mọi người. Cụ thể
nhóm tượng diễn tả 3 nhân vật với cái đẹp hình thể lý tưởng và cả vẻ đẹp về tính cách, bộc lộ nỗi khiếp sợ,
đau đớn, kiệt sức của 3 cha con. Sức căng vặn của 3 cơ thể, kết hợp với đường cong ngoằn ngoèo của hai
con rắn đã tạo nên cho nhóm tượng một bố cục chặt chẽ, gắn bó với một nội dung sâu sắc.

Con người thời nay không chỉ khâm phục trước những tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu của Hy Lạp. Họ đã tìm thấ y trong nề n nghệ thuật cổ đại

này một tư tưởng nhân văn cao thượng, một nề n nghệ thuật hiện thực, ca ngợi giá trị và vẻ đẹp của con người. Đây là cơ sở để xây dựng một

nề n văn hoá mới, thấ m đẫ m những tư tưởng nhân văn.

You might also like