You are on page 1of 4

GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÂN HÀNG:

1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phù hợp với chuyển đổi số
Khi nhắc đến CĐS, mọi người liên tưởng đến các thiết bị công nghệ, đến trang
bị máy móc, đến robot thay thế con người... và đâu đó người ta sẽ có tâm lý “CĐS sẽ
mất cơ hội việc làm”, trong khi nguồn lực là nhân tố then chốt vận hành CĐS. Việc
đầu tư vào công nghệ, nâng cấp thiết bị là việc có thể thực hiện dễ dàng (chỉ cần có
tư vấn và bỏ ra chi phí). Tuy nhiên, việc trau dồi kiến thức, kỹ năng cần thiết cho
nhân sự trong ngân hàng để nắm được công nghệ, làm chủ “robot” sẽ cần những chiến
lược dài hạn, liên tục để chuyển đổi con người, chuyển đổi tư duy, nâng cao nhận
thức.
Để có đội ngũ nhân sự chuyên môn cao, phù hợp và đáp ứng nhu cầu chuyển
đổi, các NHTM đã đầu tư liên tục và bài bản vào quy trình tuyển nhân sự để có được
nhân lực trình độ cao, thông qua cả việc đào tạo nội bộ. Tuy nhiên, việc các ngân
hàng đồng loạt tiến hành số hóa khiến cho nguồn nhân lực CĐS vốn đã hạn chế nay
càng trở nên khan hiếm, một số giải pháp các ngân hàng có thể áp dụng như sau:
Thứ nhất, xây dựng kế hoạch đào tạo nhân lực hiện có về kỹ năng, kiến thức về
công nghệ số, CĐS với mô hình đào tạo hiệu quả với mục tiêu đảm bảo Cán bộ nhân
viên (CBNV) đều có thể áp dụng vào công việc sau khi tham gia đào tạo. Mô hình
đào tạo lý tưởng là 10-20-70, trong đó 10% là học và phát triển thông qua các khóa
học (học có giảng viên, học trực tuyến...), 20% là học và phát triển thông qua người
khác (huấn luyện bởi cấp quản lý, chia sẻ từ đồng nghiệp...) và 70% là học và phát
triển thông qua trải nghiệm thực tế. Hai nội dung quan trọng CBNV cần được đào tạo
là (1) về các sản phẩm, dịch vụ mới được phát triển bởi các dự án chuyển đổi và (2)
về các kiến thức, phương pháp làm việc mới của ngân hàng (phương pháp làm việc
linh hoạt - Agile, tư duy thiết kế, phân tích dữ liệu, ...).
Thứ hai, thay vì đầu tư vào việc tuyển dụng nhân sự có kiến thức về các lĩnh
vực công nghệ thông tin, quản lý dự án, dữ liệu...trong bối cảnh thị trường tuyển
dụng các ngành này đều đang rất cạnh tranh, các NHTM có thể cân nhắc đầu tư vào
việc đào tạo CBNV hiện hữu về các kiến thức mới này theo mô hình đã đề cập phía
trên. Lợi ích của việc này là tiết kiệm chi phí và tạo cơ hội cho CBNV nâng cao năng
lực, là một phương thức giữ chân nhân tài rất tốt.
Thứ ba, đẩy mạnh triển khai các kế hoạch, phương án thu hút, giữ chân nhân
sự tài năng thông qua các chế độ ưu đãi lương, thưởng, môi trường làm việc hấp dẫn,
linh hoạt, các chương trình thi đua, khuyến khích nghiên cứu, phát triển sản phẩm,
công nghệ mới...
Việc áp dụng khung chính sách trước đây đã lỗi thời và các NHTM cần xây
dựng các chương trình ưu đãi hấp dẫn hơn. Bên cạnh đó, để đảm bảo đúng người
đúng việc cần chuẩn hóa quy trình đánh giá chất lượng nhân viên trong quá trình
tuyển dụng.
2. Nâng cao chất lượng hạ tầng công nghệ đáp ứng chuyển đổi số
Hoạt động ứng dụng CNTT ngân hàng từ năm 2013 đến nay đã tập trung vào
nhiệm vụ trọng tâm chính là đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động ngân hàng,
nâng cao chất lượng và tiện ích các dịch vụ Ngân hàng số. Bên cạnh đó, đảm bảo an
ninh, an toàn và hoạt động liên tục cho hệ thống CNTT của các NHTM, đáp ứng các
tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế về CNTT trong hoạt động ngân hàng.
Các NHTM đã chú trọng đẩy mạnh ứng dụng CNTT làm nền tảng cho việc hiện
đại hoá các hoạt động ngân hàng. CNTT đã được ứng dụng đồng bộ vào hầu hết các
hoạt động, nghiệp vụ của NHTM với các mức độ khác nhau, góp phần từng bước
nâng cao năng lực quản lý nhà nước của NHTM trên lĩnh vực tiền tệ và hoạt động
ngân hàng.
Một số nhiệm vụ trọng tâm cần được đẩy mạnh như việc phát triển hạ tầng kỹ
thuật; ứng dụng CNTT trong nội bộ và phục vụ người dân, doanh nghiệp; xây dựng,
hoàn thiện các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành hay hệ thống thông
tin, cơ sở dữ liệu quốc gia. Các NHTM cũng đặt ra mục tiêu phải đảm bảo ứng dụng
CNTT hỗ trợ tích cực cho việc triển khai chiến lược phát triên của ngành ngân hàng
và trở thành nhân tố thúc đẩy hoạt động kinh doanh, quản trị nội bộ của NHTM theo
thông lệ quốc tế tốt nhất...
Các NHTM tiếp tục duy trì và nâng cấp các trang thiết bị an ninh bảo mật cơ
bản như hệ thống tường lửa (firewall); hệ thống phát hiện xâm nhập (IDS/IPS); hệ
thống phòng chống virus; xác thực đa thành tố đối với các giao dịch điện tử. Các
NHTM cũng đã ban hành và cập nhật thường xuyên cũng như giám sát, tuân thủ các
quy trình, quy định sử dụng, vận hành hệ thống hạ tầng CNTT; thường xuyên cập
nhật chính sách bảo mật đã triển khai.
NHNN có thể nghiên cứu, đầu tư các hệ thống CNTT dùng chung để các NHTM
có thể thuê sử dụng, giúp tiết kiệm chi phí trong việc đầu tư CNTT trong: xây dựng
hệ thống chữ ký số, hệ thống xác thực 3D Secure, các trung tâm xác thực, trung tâm
dữ liệu dự phòng, dịch vụ Điện toán đám mây... cho ngành ngân hàng.
3. Tạo sự khác biệt cho sản phẩm và dịch vụ
Các NHTM đang cải thiện đáng kể hệ sinh thái kỹ thuật số của mình để mang
đến cho khách hàng sự hài lòng ở mức cao nhất với các sản phẩm và dịch vụ đẳng
cấp thế giới. Đây có thể coi là một tín hiệu tích cực ủng hộ chủ trương số hóa các
dịch vụ tài chính của NHNN. Gần đây, một số ngân hàng đã có động thái chuyển đổi
máy ATM sang mô hình ngân hàng điện tử và tích hợp nhiều chức năng vào máy
ATM. Ngoài ra, hãy sử dụng Nhận dạng khách hàng điện tử (eKYC) để đẩy nhanh
quá trình cấp tài khoản Digital Banking.
Ngân hàng nào có bước tiến vượt bậc về công nghệ, hoặc áp dụng công nghệ
tương tự một cách khôn ngoan hơn, sẽ tiến bộ rất nhanh. Đặc biệt là khi người dùng
ngày càng hiểu biết hơn và tương tác với các sản phẩm kỹ thuật số một cách năng
động và nhanh nhẹn. Việc nhiều ngân hàng lựa chọn đầu tư cho mobile banking, từ
đó tạo ra xu hướng “Mobile First” trong phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng,
tài chính góp phần gia tăng tỷ lệ sử dụng smartphone tại Việt Nam. Khách hàng không
chỉ muốn các dịch vụ tài chính trên thiết bị di động của họ mà còn muốn các sản phẩm
an toàn hơn, đơn giản hơn, dễ sử dụng hơn và thuận tiện hơn. Tốt nhất là "tất cả trong
một". Một ứng dụng ngân hàng để xử lý tất cả các nhu cầu của bạn.
Các NHTM không ngừng đổi mới, tích hợp nhiều dịch vụ tiện ích vào một ứng
dụng duy nhất trên nhiều lĩnh vực, từ dịch vụ tài chính cơ bản đến thanh toán hóa
đơn, mua sắm, đi lại, giáo dục, y tế và các nhu cầu khác.

You might also like