You are on page 1of 16

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG TP.

HCM

KHOA KỸ THUẬT HÓA HỌC

BỘ MÔN QUÁ TRÌNH & THIẾT BỊ

TỰ ĐỘNG HÓA QUÁ TRÌNH

HÓA HỌC TRONG CÔNG NGHIỆP - 065352

THÍ NGHIỆM TỰ ĐỘNG HÓA

HỆ THỐNG CÔ ĐẶC CHÂN KHÔNG

Nhóm: 2

Ngày thí nghiệm: 04/11/2023

GVHD: TS. Bùi Ngọc Pha

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 11/2023


Thành viên nhóm

STT Họ và tên MSSV

1Nguyễn Thị Ngọc Phụng 2270551

2Nguyễn Thị Thảo Ngoan 2270550

3 Nguyễn Thành Nghĩa 2270624

4 Đỗ Văn Phụng 1914726

5 Phạm Minh Sơn 1914972

6 Lê Văn Sinh 2270625


MỤC LỤC

1. MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM ........................................................................................ 4

2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................................................................. 4

3. THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM ........................................................................................... 4

3.1. Sơ đồ hệ thống ....................................................................................................... 5

3.2. Giao diện giám sát vận hành HMI ...................................................................... 6

3.3 Các bước vận hành ................................................................................................ 6

4. NỘI DUNG THỰC HIỆN ........................................................................................... 7

4.1. Vẽ lưu đồ P&ID và xác định thao tác vận hành ................................................ 7

4.2. Khảo sát hệ thống ở chế độ PC: ........................................................................ 10

5. TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ NHẬN XÉT, KẾT LUẬN .............................................. 12

5.1. Câu hỏi ................................................................................................................. 12

Xác định các cảm biến được sử dụng trong hệ thống. Các cảm biến này có công
dụng gì? Vị trí lặp đặt như vậy có mục địch gì: ..................................................... 12

Phân tích các thiết bị chấp hành hiện có. Nêu công dụng các vòng điều khiển: ..... 13

Vòng điều khiển nào trong hệ thống có thể giám sát được chất lượng hệ thống cô
đặc: .............................................................................................................................. 13

Xác định các chức năng bảo vệ hiện có của hệ thống. Các chức năng này nhằm mục
đích bảo vệ thiết bị gì: ............................................................................................... 13

Từ quá trình thực tế, nếu phát triển một hệ thống cô đặc liên tục thì những chức
năng gì cần được cải tiến hoặc thay đổi: ................................................................. 13

5.2. Nhận xét ............................................................................................................... 14

5.3. Kết luận và kiến nghị ......................................................................................... 14

6. TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 16


1. MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM

- Tìm hiểu các thành phần một hệ thống cô đặc chân không quy mô pilot

- Xây dựng phương án tự động hóa quá trình vận hành hệ thống

- Tiếp xúc và vận hành hệ thống bằng giao diện HMI.


2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Cô đặc là phương pháp thường dùng để gia tăng nồng độ một cấu tử nào đó trong dung
dịch hai hay nhiều cấu tử. Dưới tác dụng của nhiệt, dung môi chuyển từ trạng thái lỏng
sang trạng thái hơi khi áp suất riêng phần của nó bằng áp suất bên ngoài tác dụng lên
mặt thoáng dung dịch (dung dịch khi sôi).

Để cô đặc dung dịch không chịu được nhiệt độ cao, đòi hỏi phải cô đặc ở nhiệt độ đủ
thấp ứng với áp suất cân bằng ở mặt thoáng thấp, hay thường ở áp suất chân không (p <
1 bar).
Trong ngành mía đường, cô đặc đóng một vai trò quan trọng. Cô đặc nước mía là công
đoạn tiếp theo sau quá trình làm sạch nước mía. Mục đích của quá trình là làm bốc hơi
nước mía có nồng độ ban đầu khoảng 13 – 15 °Bx đến nồng độ khoảng 60 – 65 °Bx.
Tuy nhiên nếu cô đặc nước mía tới nồng độ quá cao (>70 °Bx) sẽ xuất hiện các tinh thể
đọng lại trong đường ống và bơm, tăng độ nhớt gây khó khăn cho quá trình phía sau.
Người ta thường sử dụng cô đặc chân không để cô đặc dung dịch đường vì nhiệt độ sôi
của dung dịch thấp sẽ tránh được hiện tượng phân hủy và biến tính đường.
3. THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
3.1. Sơ đồ hệ thống

Hình 3.1. Sơ đồ hệ thống cô đặc


Chú thích:
1 - Buồng đốt 7 - Nồi hơi
2 - Buồng bốc 8 - Bồn cấp nước nồi hơi
3 - Thiết bị ngưng tụ 9 - Tháp giải nhiệt
4 - Bình chứa nước ngưng 10 - Ejector
5, 6 - Bơm nước giải nhiệt 11 - Bồn chứa nguyên liệu

Thông tin cơ bản của hệ thống:

- Thiết bị cô đặc buồng đốt trong, có ống tuần hoàn trung tâm.
- Hệ thống hoạt động gián đoạn, nhập liệu 1 lần.
- Nồi hơi áp suất khí quyển (1 bar)
- Thiết bị ngưng tụ ống chùm
- Hệ thống tạo chân không bằng ejector sử dụng dòng nước.
3.2. Giao diện giám sát vận hành HMI

Hình 3.2. Giao diện vận hành và giám sát (HMI) của hệ thống được thiết kế bằng phần
mềm TIA Portal
Các tab chức năng chính bao gồm:
System : Màn hình điều khiển chính
Supervision: Sơ đồ vận hành
Control: Chọn chế độ điều khiển, vận hành hệ thống
Alarm: Cảnh báo và ghi chú trong quá trình vận hành
Parameters: Thông số quá trình điều khiển và thông số an toàn
Trend: Đồ thị theo dõi các thông số công nghệ theo thời gian thực
PSD (Process Shut Down): Tắt hệ thống theo chu trình

Giao diện giám sát cung cấp đầy đủ các tín hiệu cảm hiện có trên hệ thống, đồng thời
hiển thị trạng thái của các thiết bị chấp hành đang hoạt động.

3.3 Các bước vận hành

1. Chuẩn bị
- Kiểm tra các van trên đường ống để đảm bảo hệ kín khí
- Chuẩn bị dung dịch cho nồi cô đặc
- Kiểm tra đường cấp nước cho nồi hơi và tháp giải nhiệt

2. Vận hành
A) Chế độ Panel
- Chọn chế độ chạy: xoay RUN MODE đến vị trí PANEL (điều khiển hệ thống thông qua
các nút trên tủ điện).
- Bật công tắc “Điện trở”: cấp điện cho nồi hơi.
- Bật công tắc “Quạt”: khởi động tháp giải nhiệt.
- Khởi động bơm 2 bằng công tắc “Bơm 2”: bắt đầu tạo chân không cho hệ.
- Khi áp suất trong hệ giảm còn 0.7 bar, bật công tắc “ Van nhập liệu” : hệ thống tự
động nhập liệu đến mức sẵn có trên kính quan sát.
- Tùy theo áp suất làm việc, có thể mở thêm bơm 1 và điều chỉnh tốc độ bơm.
- Khi dung dịch đạt nồng độ mong muốn, nhiệt độ sôi dung dịch sẽ vượt quá nhiệt độ cài
đặt. Tiến hành dừng hệ thống theo thứ tự đã mở lúc khởi động.
B) Chế độ PC
- Xoay RUN MODE đến vị trí PC
- Cài đặt thông số bộ điều khiển, giá trị cài đặt áp suất làm việc và nhiệt độ dung dịch tại
tab Parameter
- Quay lại tab System để xác nhận lại các thông số đã cài đặt.
- Chọn tab Control, tiếp tục chọn mục Start ở phần Automatic. Xác nhận thông báo và
theo dõi hệ thống vận hành.
- Khi nhiệt độ và nồng độ dung dịch đã đạt yêu cầu. Chọn mục PSD và xác nhận kết thúc
quá trình.

4. NỘI DUNG THỰC HIỆN


4.1. Vẽ lưu đồ P&ID và xác định thao tác vận hành
Nguyên liệu được nhập theo từng mẻ vào buồng đốt (1) của thiết bị cô đặc, sau đó được
gia nhiệt (2) đến nhiệt độ sôi tương ứng với áp suất chân không đã được thiết lập trước
trong hệ thống. Áp suất chân không được tạo bởi hệ thống 2 bơm nối tiếp (6) và
Ejector (5). Lượng hơi nước bay hơi qua buồng bốc sẽ đến thiết bị ngưng tụ (3) để ngưng
tụ thành lỏng chứa trong thiết bị tách giọt (4) và được thải ra ngoài sau khi kết thúc quy
trình. Nước giải nhiệt cho thiết bị ngưng tụ được cấp từ tháp giải nhiệt (7). Toàn bộ sơ
đồ bố trí thiết bị và quy trình công nghệ được thể hiện trong Hình 2.1.
Hình 4.1a. Quy trình công nghệ của hệ thống cô đặc chân không
Các thông số vận hành:

+ Áp suất chân không (đo tại buồng bốc): 0,3 atm


+ Nhiệt độ sôi (đo tại buồng đốt): 70 ℃
+ Nhiệt độ dòng vào TB ngưng tụ: 27,3 ℃
+ Nhiệt độ dòng vào TB ngưng tụ: 28,3 ℃
+ Bộ điều khiển PID: Kp =80; Ki = 500; Kd = 0

Quy trình vận hành của hệ thống được thể hiện ở sơ đồ khối Hình 2.2.

Hình 4.1b. Quy trình vận hành của hệ thống cô đặc chân không

Có hai phương thức điều khiển hệ thống tự động đối với quá trình cô đặc chân
không:

+ Phương thức điều khiển PI&D: dùng để điều chỉnh ổn định áp suất trong
suốt quá trình cô đặc chân không
+ Phương thức điều khiển ON/OFF: điều khiển mức chất lỏng của tháp giải
nhiệt
Hình 4.1c. Lưu đồ PI&D của hệ thống cô đặc chân không

Đối với bộ điều khiển PI&D: cảm biến nhận tín hiệu áp suất từ buồng bốc và đưa
về bộ điều khiển rồi điều khiển PI&D cho bơm chính.

Đối với bộ điều khiển ON/OFF: cảm biến nhận tín hiệu lưu lượng lỏng từ tháp giải
nhiệt và đưa về thiết bị phản hồi (van điện).

Ngoài ra, việc sử dụng ejector để tạo ra chân không và tận dụng lưu lượng của
dòng nước giải nhiệt để điều chỉnh ổn định áp suất chân không là phương án phù hợp
về chi phí và kĩ thuật.
4.2. Khảo sát hệ thống ở chế độ PC:

Tuỳ vào nhu cầu mà ta lựa chọn phương thức điều khiển phù hợp.

Ví dụ như trong bài cô đặc này, thiết bị điều khiển áp suất P ta chọn phương thức
điều khiển PI&D thay vì ON-OFF là do:

Bộ điều khiển ON/OFF là bộ điều khiển chỉ cho tín hiệu ra ở hai chế độ (umax và

10
umin) hoặc hai trạng thái (bật và tắt) tùy thuộc vào sai lệch điều khiển e mà nó nhận được.
Quy luật điều khiển là thuật toán ON/OFF:

𝑢𝑚𝑎𝑥 𝑘ℎ𝑖 𝑒 ≥ 0
𝑢(𝑡) = {
𝑢𝑚𝑖𝑛 𝑘ℎ𝑖 𝑒 < 0

Hình 4.2. Thuật toán ON/OFF lý tưởng.

Loại bộ điều khiển này không thực sự giữ biến được điều khiển chính xác tại điểm
đặt, mà biến được điều khiển luôn có một khoảng cách so với điểm đặt. Tức là sẽ luôn
có một độ sai lệch nhất định mà ta không thể điều khiển được.

Bộ điều khiển PI&D cụ thể trong bài sử dụng bộ điều chỉnh PI thì có tác động đủ
nhanh, có thể sử dụng với bất kỳ yêu cầu nào nếu thời gian điều chỉnh cho phép lớn hơn
5𝜏 (𝜏 là hằng số thời gian). Ngoài ra PI còn có khả năng triệt tiêu sai lệch tĩnh, nên lựa
chọn PI làm bộ điều khiển để điều chỉnh áp suất là hoàn toàn hợp lý.

Còn về lựa chọn bộ điều khiển cho để điều chỉnh nhiệt độ T, thì trong bài ta là
nhập liệu theo mẻ tức là chỉ cần đạt nhu cầu và lấy sản phẩm ra ngoài rồi mới tiếp tục
làm theo từng mẻ khác nên chỉ cần nhiệt độ đạt đến nhiệt độ yêu cầu là có thể dừng nên
không cần sử dụng bộ điều khiển PI&D, sử dụng bộ điều khiển ON-OFF để tiết kiệm
chi phí và cũng đáp ứng được nhu cầu sử dụng.

11
5. TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ NHẬN XÉT, KẾT LUẬN

5.1. Câu hỏi

Xác định các cảm biến được sử dụng trong hệ thống. Các cảm biến này có
công dụng gì? Vị trí lặp đặt như vậy có mục địch gì:

Bảng 5.1. Các cảm biến được sử dụng trong hệ thống


Tên cảm biến Công dụng Vị trí lắp đặt Mục đích
LT05 Đo mực chất Buồng đốt Đo mực chất
lỏng lỏng trong buồng
đốt
LIC05 Kiểm soát mực Buồng đốt Điều khiển van
chất lỏng trên dòng CIP
TIC02 Kiểm soát nhiệt Buồng đốt Kiểm soát nhiệt
độ độ tại buồng đốt
nhằm điều chỉnh
lưu lượng hơi đốt
PIC01 Kiểm soát áp Buồng bốc Kiểm soát và ổn
suất định áp suất
buồng bốc tại
vùng áp suất làm
việc (~0.3 bar)
LIC06 Kiểm soát mực Tháp giải nhiệt Kiểm soát lưu
chất lỏng lượng dòng hơi
nước đi vào tháp
giải nhiệt
TI03 Hiển thị nhiệt độ Trên đường ống Theo dõi nhiệt
nối từ đỉnh thiết độ tại ejector
bị ngưng tụ sang
tháp giải nhiệt
TI04 Hiển thị nhiệt độ Trên đường ống Theo dõi nhiệt
nối từ đỉnh thiết độ tại 2 bơm
bị ngưng tụ đến
12
bơm 1 và bơm 2

Phân tích các thiết bị chấp hành hiện có. Nêu công dụng các vòng điều khiển:

Các thiết bị chấp hành hiện có bao gồm:


a. Van tháo liệu: tháo liệu và kiểm tra sản phẩm
b. Van tại đường ống dẫn đến bơm 1: Khi đóng van, dòng lưu chất từ bơm 1 sẽ di
chuyển sang bơm 2, tạo áp suất cao hơn trong hệ thống. Khi mở van, cả bơm 1
và bơm 2 hoạt động cùng nhau, giảm áp cho toàn bộ hệ thống
c. Van điều khiển lưu lượng dòng lưu chất đi vào buồng bốc:
d. Van điều khiển lưu lương dòng hơi nước đi vào tháp giải nhiệt

Vòng điều khiển nào trong hệ thống có thể giám sát được chất lượng hệ thống
cô đặc:
Vòng điều khiển TIC02 đóng vai trò quan trọng và khả thi trong việc giám sát đảm
bảo chất lượng sản phẩm cô đặc tại buồng đốt, ổn định nhiệt độ trong suốt quá trình.

Xác định các chức năng bảo vệ hiện có của hệ thống. Các chức năng này nhằm
mục đích bảo vệ thiết bị gì:
Vòng điều khiển LIC05 đảm bảo điều khiển và ổn định mực chất lỏng ở buồng đốt.
Vòng điều khiển PIC01 kiểm soát và ổn định áp suất trong toàn hệ thống dao động
tại giá trị ~ 0.3 bar, đảm bảo quá trình cô đặc diễn ra hiệu quả.
Vòng điều khiển LIC06 đảm bảo điều khiển và ổn định mực chất lỏng ở tháp giải
nhiệt.

Từ quá trình thực tế, nếu phát triển một hệ thống cô đặc liên tục thì những chức
năng gì cần được cải tiến hoặc thay đổi:

13
Từ quá trình thực tế, nếu phát triển một hệ thống cô đặc liên tực thì thiết bị gia nhiệt dòng
nhập liệu cần bộ điều khiển PID giúp dòng nhập liệu ổn định nhiệt độ tiệm cận nhiệt độ
cô đặc bên trong hệ thống
Bên cạnh đó, bơm chân không cần được thiết kế với công suất lớn nhằm đảm bảo hút
liệu liên tục một cách hiệu quả
Cuối cùng, đổi van ON/OFF thành cảm biến analog ở buồng đốt, đảm bảo việc kiểm
soát liên tục và kịp thời bất kỳ giá trị nào của mực chất lỏng.

5.2. Nhận xét

Từ bảng số liệu, kết quả cho thấy sự phù hợp so với lý thuyết. Chế độ điều khiển
ON/OFF có độ chính xác thấp hơn điều khiển PID được thể hiện ở sai lệch xác lập cao
hơn.

Bộ điều khiển ON/OFF cho heater có thời gian xác lập lâu trong khi điều khiển
PID mất ít thời gian hơn để đạt trạng thái xác lập. Điều đó thể hiện ở áp suất đã đạt tới
Psp và tiếp tục giảm khi nhiệt độ tại buồng đốt tăng rất chậm.

Bộ điều khiển PID của áp suất cũng cho thấy độ quá điều chỉnh cao nên độ ổn định
và chính xác của cả hệ thống không cao.

5.3. Kết luận và kiến nghị

Mục tiêu thí nghiệm: Vận hành và khảo sát chất lượng điều khiển ON/OFF và PID
nhằm đánh giá chất lượng của 2 bộ điều khiển trong hệ thống cô đặc.

Phương pháp thí nghiệm: Sử dụng hệ thống cô đặc đã được lắp sẵn hệ thống điều
khiển và cài đặt thuật toán cho bộ điều khiển, tiến hành chạy hệ thống theo bộ điều khiển
ON/OFF và PID và ghi nhận kết quả.

Kết quả thí nghiệm: Bộ điều khiển ON/OFF có chất lượng điều khiển không cao (
thời gian xác lập chậm, sai lệch điều khiển lớn, dễ bị nhiễu tác động). Bộ điều khiển PID
có chất lượng điều khiển tốt hơn ( thời gian xác lập ngắn, sai lệch điều khiển nhỏ, có thể
ổn định quá trình khi có tác động nhiễu).

Ý nghĩa thí nghiệm: giúp sinh viên nắm được cách vận hành hệ thống điều khiển
cô đặc và lựa chọn được phương pháp điều khiển thích hợp trong thực tế.

Kiến nghị:

14
+ Để khắc phục thời gian xác lập lâu cho Bộ điều khiển ON/OFF của heater
thì có thể tăng công suất gia nhiệt của heater lên cao hơn.
+ Thay đổi quy trình vận hành, cụ thể gia nhiệt trước cho heater đến nhiệt độ
khoảng 40 ℃ và sau đó bật bơm tạo môi trường chân không thì điểm xác
lập của 2 bộ điều khiển sẽ trùng nhau và hệ thống ổn định hơn.

15
6. TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Bùi Ngọc Pha, Cơ sở điều khiển quá trình, quyển 1, Khoa Kỹ thuật Hoá Học,
trường Đại học Bách Khoa TPHCM, 2021.
[2]. D.E. Seborg, T.F. Edgar, D.A. Mellichamp, Process Dynamics and Control, 2nd
Ed., John Wiley, 2004.
[3]. Hoàng Minh Sơn, Cơ sở hệ thống điều khiển quá trình, NXB Bách Khoa, Hà Nội,
2006.

16

You might also like