You are on page 1of 3

Phân công nhóm 2:-Anh Duy:soạn nội dung tác giả,tác phẩm

-Ngọc Duyên:soạn 9 câu đầu,tổng hợp file word


-Bảo Duy:soạn nội dung tác phẩm,soạn 11 câu tiếp theo
-Bảo Châu:làm ppt

*Tác giả:
-Nguyễn Khoa Điềm sinh ngày 15 tháng 4 năm 1943, tại thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong
Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế;
- Quê quán: làng An Cựu, xã Thủy An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế.
- Sinh ra trong một gia đình trí thức, giàu truyền thống yêu nước và tinh thần cách mạng.
- Học tập và trưởng thành ở miền Bắc, tham gia chiến đấu và học tập ở miền Nam.
+Năm 1955, Nguyễn Khoa Điềm ra Bắc học tại trường học sinh miền Nam
năm 1964, ông về Nam hoạt động trong phong trào học sinh, sinh viên thành Năm +2000, ông được
nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật
phố, xây dựng cơ sở cách mạng, viết báo, làm thơ..
-Tác phẩm chính: Đất ngoại ô, Mặt đường khát vọng, Ngôi nhà có ngọn lửa ấm…
-Phong cách thơ: sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người tri thức về đất nước,
con người Việt Nam
*Tác phẩm:
-Hoàn cảnh ra đời bài thơ Đất nước
+Bắt nguồn từ cảm hứng bất tận là tình yêu quê hương đất nước, tự hào về những giá trị tốt đẹp của
truyền thống dân tộc.
+Đoạn trích bài thơ “Đất nước” nằm ở phần đầu chương V của trường ca Mặt đường khát vọng.
+ Tác phẩm đồ sộ này được ông viết ở chiến khu Trị Thiên năm 1971 trong những năm tháng chiến tranh
chống Mĩ đầy ác liệt, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm trực tiếp cầm súng chiến đấu trên chiến trường.
+“Mặt đường khát vọng” với ý nghĩa thức tỉnh tuổi trẻ, bồi đắp thêm tình yêu quê hương đất nước,
nhân dân, ý thức về trách nhiệm của bản thân cần hòa cùng cuộc chiến đấu của dân tộc, tham gia vào
cuộc đấu tranh giải phóng nhân dân.
+ Nội dung khái quát đoạn trích: Tác phẩm là cách khám phá đất nước trên các bình diện khác nhau của
nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, đặc biệt làm nổi bật lên tư tưởng đất nước của nhân dân, đất nước của ca
dao thần thoại.
*Phân tích 20 câu tiếp theo (Đất nước là nơi anh đến trường….Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ)
-Đất Nước là gì? Nếu như chín câu thơ đầu của đọan trích nhà thơ đi trả lời câu hỏi : Đất nước có từ bao
giờ? Thì ở đoạn thơ tiếp theo, ông trả lời cho câu hỏi: Đất nước là gì? Để trả lời câu hỏi đó, Nguyễn Khoa
Điềm đã soi chiếu Đất Nước trên phương diện: không gian địa lý và chiều dài lịch sử.
“Đất là nơi anh đến trường,
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”
Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”
Thời gian đằng đẵng
Không gian mênh mông
Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ”
-Bốn câu thơ đầu nhà thơ giải thích về Đất Nước theo lối chiết tự đi từ cái riêng đến cái chung,
đất nước là nơi sinh sống của mỗi người :
“Đất là nơi anh đến trường,
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”
+Nhà thơ dùng phép chiết tự tách đôi khái niệm đất nước thành hai vật thể hữu tình “Đất là..”, “Nước
là…”. Đất – để chỉ con đường hằng ngày anh tới trường, là nơi cung cấp tri thức cho mỗi chúng ta tự tin
làm chủ cuộc sống. Nước – là dòng sông ‘‘nơi em tắm mát’’, là thứ hằng ngày em vẫn tắm ở bến
quê .Bằng cách ấy, khái niệm trừu tượng xa xôi kia trở thành cụ thể và gần gũi. Thì ra Đất Nước chính là
không gian gần gũi, thân thương, gắn bó với máu thịt của từng con người. Đất Nước làm cho tình yêu
của anh và em đẹp hơn. Ngược lại tình yêu của anh và em làm cho Đất Nước thêm sinh sôi nảy nở. Đất
nước cũng là nơi ta lớn lên học tập và sinh hoạt. Khi tách ra thì Đất Nước gắn với kỉ niệm riêng tư của
mỗi người ,còn khi gộp lại Đất Nước lại sống trong cái ta chung. ‘‘Đất nước nơi ta hò hẹn’’,tồn tại ngay
cả trong những không gian riêng tư, sâu thẳm nhất của tình yêu đôi lứa, và khi 2 đứa yêu nhau thì Đất
Nước cũng như đang sống trong nỗi nhớ ‘‘nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm’’. Tất cả đều
bình dị, cụ thể gần gũi đáng yêu với anh, và em, với mỗi chàng trai cô gái. Nó thấm vào máu vào hồn của
mỗi chúng ta. Tình yêu của con người Việt Nam trong sáng như đất và nước. Họ chọn Đất Nước làm nơi
hò hẹn gặp gỡ của tình yêu. Đất Nước chứng kiến cho tình yêu của con người và con người hóa tình yêu
của mình vào Đất Nước.
+Và như thế, Đất Nước, không chỉ là nơi nảy sinh tình yêu đôi lứa “anh” và “em”, mà đó còn núi sông
rừng bể bao la, hùng vĩ, tráng lệ ,là vẻ đẹp của quê hương đất nước tái hiện trong những lời ca dao và
thể hiện chiều dài lịch sử:
“Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”
Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”
Thời gian đằng đẵng
Không gian mênh mông”
+Nhà thơ tiếp tục tách Đất và Nước ra làm hai để ông suy ngẫm và khẳng định không gian lãnh thổ
của Đất Nước. Lấy ý từ những lời dân ca Huế mượt mà, câu thơ đưa người đọc về với không gian đất
nước thân thương. Những từ “núi bạc”, “biển khơi” mang âm hưởng thành ngữ dân gian, gợi ra một
không gian đất nước mênh mông giàu đẹp, nó được cảm nhận là một ‘‘không gian mênh mông’’. Sự
mênh mông giàu đẹp đó không tự nhiên có, nó gắn với ‘‘thời gian đằng đẵng”, dài lâu, liên tục, bền bỉ
mà nhân dân ta đã đổ bao mồ hôi nước mắt, cả máu nữa để xây dựng bảo vệ bờ cõi đất nước thành dải
đất chữ S thân thương cho “dân mình đoàn tụ” trong tình yêu, tự hào và đoàn kết. Hai câu thơ ngắn
gọn, cô đọng kết hợp hai từ láy “đằng đẵng, mênh mông”, nhà thơ đã bao quát được chiều dài, chiều
sâu thăm thẳm của thời gian và chiều rộng vô cùng của không gian. Để từ đó, ông khẳng định từ khi hình
thành, phát triển cho đến nay, “Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ”. Đất Nước chính là nơi sinh tồn và
phát triển của bao thế hệ người Việt Nam
-Không gian lãnh thổ ấy được tạo lập từ thuở sơ khai với những truyền thuyết về nguồn gốc Tổ tiên.
Theo mạch suy tưởng ấy, nhà thơ tiếp tục cảm nhận Đất Nước:

“Đất là nơi Chim về


Nước là nơi Rồngở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng”
+Tách riêng từng yếu tố để chứa đựng một huyền thoại xưa. Hình ảnh “chim về” chính là nơi sinh
sống của người mẹ Âu Cơ với 50 người con trên rừng. Còn nước lại là nơi Lạc Long Quân sinh sống cùng
50 người con. Nó kết lại thành câu chuyện truyền thuyết "Lạc Long Quân và Âu Cơ" đẻ ra đồng bào ta
trong bọc trứng. +Hay nói cách khác là nguồn gốc của dân tộc ta là con Rồng cháu Tiên. Tất cả các
anh em dân tộc sinh sống trên mảnh đất Việt Nam đều là anh em với nhau, đều do một mẹ sinh ra. Lần
thứ ba Nguyễn Khoa Điềm sử dụng biện pháp chiết tự, tách đôi khái niệm đất nước thành hai vật thể
hữu tình để nói về tổ tiên người Việt, khẳng định những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
+Và chính nhữngtruyền thống văn hoá vững bền ấy, tạo nên mạch ngầm chảy từ quá khứ nối liền với
hiện tại và tương lai
Nhắc lại Lạc LongQuân và ÂuCơ, nhắc đến ngày giỗ tổ, Nguyễn Khoa Điềm muốn nhắc nhở mọi người
nhớ về cội nguồn của dân tộc. Dù bônba chốn nào, người dân Việt Nam cũng đều hướng về đất tổ, nhớ
đến dòng giống Rồng Tiên của mình. Nhắc đến chuyện xưa ấy như để khẳng địnhcũng là để nhắc nhở:
“Những ai đã khuất
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau”
- Cảm hứng thơ của tác giả có vẻ phóng túng , tự do nhưng thật rađây là một hệ thống lập luận
khá rõ mà chủ yếu là tác giả thể hiện đất nước trong ba phương diện: trong chiều rộng của không gian
lãnh thổ địa lí, trong chiều dài thăm thẳm của thời gian lịch sử, trong bề dày của văn hóa – phong tục, lối
sống tâm hồn và tính cách dân tộc.
Quá khứ, hiện tại, tương lai đã gắn kết trong một ý thức cộng đồng bền chặt, là nguồn sức mạnh và cũng
là phẩm chất tâm hồn dân tộc đã được nhà thơ lý giải qua những hình tượng thơ giàu tính thẩm mỹ
“Hàng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ”
-Hai chữ “cúi đầu” thể tình cảm thành kính, thiêng liêng, chạm vào tình cảm cội nguồn, khơi dậy trong
lòng người truyền thuyết va Hùng dựng nước. “Tổ” là cội nguồn, giống nòi của dân tộc, là tổ tiên là
nhân dân thuở trước. Xúc động và đáng trân trọng biết bao thái độ thành kính của nhà thơ hướng về
quá khứ, cội nguồn của dân tộc.
Với lời thơ tự do ngọt ngào, đằm thắm như lời tâm tình trò chuyện giữa “anh” và “em”, với vốn kiến
thức phong phú và khả năng sáng tạo các yếu tố văn hóa dân gian, Nguyễn Khoa Điềm đã làm sáng tỏ
câu hỏi Đất Nước là gì bằng quan điểm và cái nhìn thật mới mẻ, sâu sắc. qua đoạn thơ trên, đã nêu
những định nghĩa đa dạng,phong phú về đất nước, từ chiều sâu của văn hóa văn tộc, chiều dài của thời
gian lịch sử đến chiều rộng của không gian đất nước. Nhà thơ cũng vận dụng rộng rãi các chất liêu văn
hóa dân gian, từ truyền thuyết lịch sử, phong tục, tập quán đến sinh hoạt, lao động của dân tộc ta, kết
hợp với những hình ảnh,ngôn ngữ nghệ thuật đậm đà tính dân tộc và giàu chất trí tuệ.

You might also like