You are on page 1of 73

Xin chào cả nhà!

Ngoài hệ thống giao dịch nổi tiếng SMC mà mình có viết trước đó thì
chắc có ít anh em nào biết có một hệ thống cũng khá tương đồng được
viết khá lâu rồi và có tên là Market Maker Methods của Steve Mauro.
Hệ thống này cũng chia sẻ cách thức để tận dụng dấu chân của các tổ
chức lớn, ở đây chính là nhà tạo lập thị trường (Market Maker – MM) để
xây dựng chiến lược giao dịch kiếm lợi nhuận trên thị trường.
Mình sẽ viết seri về hệ thống này cho anh em nào muốn tìm hiểu thêm
nhé.
Phần đầu tiên này chủ yếu là mình sẽ giới thiệu lời mở đầu cũng như sơ
bộ về hệ thống này cho anh em trước thôi nhé. Qua những phần tiếp theo
chúng ta mới đi vào tìm hiểu chi tiết sâu hơn nhé.

HỆ THỐNG MARKET MAKER


MOTHED – MMM

Để thành công trong việc sử dụng phương thức của các nhà tạo lập thị
trường (Market Maker – MM), bạn nên bắt đầu bằng việc hiểu được
động lực và công cụ mà MM sử dụng. Mục tiêu duy nhất của MM đó là
kiếm được lợi nhuận và công cụ duy nhất nó sử dụng có liên quan đến
việc thao túng giá.
Giá là sự phản ánh của số lượng giao dịch và mức giá phải trả cho những
giao dịch đó. Cần có một số lượng lớn những giao dịch được thực hiện
để giá có thể di chuyển được trên thị trường. Thị trường Forex có hơn
6.000 tỷ đô là được giao dịch mỗi ngày. Phần lớn các giao dịch được
thực hiện bởi các tổ chức lớn chứ không phải các trader nhỏ lẻ. Do đó,
phần lớn các giao dịch được thực hiện bởi các trader nhỏ lẻ sẽ được thực
hiện cùng với các tổ chức lớn. Điều này có nghĩa là giá cả được di
chuyển chủ yếu là kết quả của các tổ chức lớn đang thực hiện dựa trên
tiền tệ.
Khả năng chiếm lĩnh thị trường của họ là áp đảo. Cần tốn khoảng 10.000
lot để thị trường dịch chuyển 1 pip giá trên thị trường ngoại hối. MM có
khả năng di chuyển giá cả theo ý muốn nhưng các trader nhỏ lẻ thì
không. Vì vậy để một trader nhỏ lẻ thực sự thành công, ít nhất họ cần có
khái niệm về quá trình này để họ hiểu được những gì đang xảy ra và tại
sao thị trường lại di chuyển như vậy. Thậm chí tốt hơn, để có thể xác
định mô hình và chiến lược mà MM sử dụng để chơi trong cuộc chơi
này.
Ví dụ, nếu một tổ chức đặt lệnh mua 1 tỷ đô (10.000 hợp đồng) Euro
chẳng hạn, vậy thì họ sẽ cần 10.000 trader, mỗi người bán 1 hợp đồng,
hoặc 100.000 trader mỗi người bán 0.1 hợp đồng, hoặc 1.000.000 trader
mỗi người bán 0.01 hợp đồng để cân bằng giao dịch này. Nói cách khác,
cùng một số lượng trader, sẽ được yêu cầu để bắt đầu một giao dịch tại ít
hoặc nhiều thời điểm theo cùng một hướng để có thể dịch chuyển thị
trường.
Vì vậy, một khi bạn nhận ra rằng, giá được di chuyển là kết quả của sự
cân nhắc, những quyết định hợp lý với ý tưởng giá cả là một sản phẩm
thể hiện cảm xúc của nhiều trader khi tham gia thị trường. Các trader
nhỏ lẻ thường sẽ có phản ứng với mức giá mà họ nhìn thấy, rất nhiều
người trong số họ chỉ phản ứng dựa trên cảm xúc.
Đối với hệ thống này, muốn nắm được nó thì bạn cần có sự rèn luyện.
Mỗi một mô hình bạn cần phải học cách nhận biết nó trên biểu đồ. Ngay
cả khi là bạn đã thành thạo thì bạn vẫn nên luyện tập việc xác định các
mô hình giao dịch trên biểu đồ.
Giao dịch nên mạng lại cảm giác thoải mái, thay vì căng thẳng.
Trong hệ thống này sẽ có những bài tập cho anh em trader về nhà có thể
thực hiện thêm để có thể nắm bắt được hệ thống này tốt hơn và hoàn
chỉnh nhất.
Ví dụ như bài tập đơn giản nhất đó là:
• Xác định thời điểm thị trường hình thành đỉnh và đáy
• Xác định những đặc điểm của chu kỳ 3 tầng trong 3 ngày hoặc chu
kỳ thị trường trong ngày
• Lên danh sách những mô hình mà MM sử dụng để giao dịch và
học cách nhận biết chúng trên biểu đồ
• Học cách tìm những tín hiệu săn dừng lỗ (stop hunt),...
Nó sẽ có nhiều biến thể và trong hệ thống này cũng không thể nói hết
các biến thể của chúng được vậy cho nên bạn cần phải học cách nhận
biết chúng trên biểu đồ.
Trước khi chúng ta đi vào nội dụng quan trọng của hệ thống trong phần
sau thì mình sẽ nói về thời gian giao dịch của hệ thống này một chút.
Phiên giao dịch của thị trường ngoại hối
• Đầu tiên là đỉnh đáy hàng ngày sẽ được làm mới lúc 17:00 ET
• Phiên Á: 7:00-7:30 GMT hoặc 3:00-3:30 ET
• Phiên Âu: 13:00-13:30 GMT hoặc 9:00-9:30 ET
• Phiên Mỹ: 20:30-00:30 GMT
Lưu ý một điều rằng thị trường chứng khoán mở cửa lúc 9:30AM ET và
đây cũng là thời điẻm quan trọng để tìm kiếm tín hiệu đảo chiều trong
phiên Mỹ.
Một lưu ý khác nữa đó là: khoảng thời gian mình vừa nhắc đến ở trên là
khoảng thời gian chuyển đổi giữa các thị trường và nó thường là khoảng
thời gian yên tĩnh.
Tạm thời đây là mở đầu cho hệ thống này, chỉ giới thiệu sơ bộ vậy thôi
nhé. Thứ Sáu tuần này sẽ là phần 2, bắt đầu đi vào tìm hiểu kỹ hơn vai
trò và cách di chuyển thị trường của MM từ đó để chúng ta nhận biết
được những hành động giá mà tổ chức lớn này để lại trên biểu đồ và xây
dựng chiến lược giao dịch phù hợp.

Phần 2: SƠ LƯỢC VỀ MM
Ở trên chỉ là sơ bộ về một vài điều về nhà tạo lập thị trường. Phần này
chúng ta bắt đầu đi tìm hiểu những kiến thức quan trọng trong hệ thống
này.
Trong hệ thống này chúng ta sẽ tìm hiểu hành động của MM và sau đó
lên chiến lược giao dịch đi theo hướng của họ.
Vậy để làm được điều này thì bạn cần hiểu hơn về vai trò của nhà tạo lập
thị trường là gì? Công cụ họ sử dụng là gì? Các Broker và Dealer sử
dụng công cụ gì?
Nắm được điều này chính là bước đầu tiên để chúng ta xây dựng chiến
lược đi theo nhà tạo lập thị trường.

Nhà tạo lập thị trường có vai trò gì?


Trong giao dịch tiền tệ thì các nhà tạo lập thị trường đóng vai trò trung
gian trong việc mua bán giữa hai loại tiền tệ.
Ví dụ như một ngân hàng sẽ hoạt động như một nhà tạo lập thị trường
khi mua vào đô la Mỹ của những người bán cho họ và sau đó bán ra cho
những nhà đầu tư có Euro để trao đổi. Giá trị của mỗi loại tiền tệ là dựa
trên giá trị thị trường hiện tại.
Để có thể nắm bắt được động thái của MM thì bạn cần hiểu rõ được mục
tiêu cơ bản của họ. Nhìn chung, MM chính là một trader và mục tiêu của
họ chính là kiếm tiền trên thị trường tiền tệ. Nó cũng sẽ bao gồm những
chiến lược giao dịch với trader nhỏ lẻ.
Điểm khác biệt lớn nhất giữa họ và những trader nhỏ lẻ đó là họ có khả
năng thông qua việc tiếp cận thị trường với khối lượng lớn để di chuyển
giá theo ý muốn của họ. Vì vậy để kiếm được tiền, họ nhắm tới việc mua
ở mức giá thấp hơn và sau đó bán ở mức giá cao hơn.
Và họ làm điều này bằng cách:
• Dẫn dụ trader nhỏ lẻ vào những vị thế giao dịch có lợi cho ý
định của họ
Họ có thể đạt được điều này bằng cách sử dụng một loạt các biến động
giá để lừa người giao dịch vào một vị thể theo hướng nhất định nhưng
sau đó họ sẽ làm thị trường đảo chiều khiến những trader nhỏ lẻ này chịu
thua lỗ. Điều này cũng có nghĩa là MM có thể bán một loại tiền tệ cụ thể
ở một mức giá nhất định và sau đó mua lại với mức giá thấp hơn khi nhà
giao dịch nhỏ lẻ cảm thấy tồi tệ trước những sự biến động ngược lại với
điều họ mong muốn và thực hiện bán những giao dịch họ mua trước đó.
Một trong những lệnh giao dịch phổ biến cho hành động này chính là
lệnh dừng lỗ.
• Tạo ra sự hoảng loạn và sợ hãi để khiến trader nhỏ lẻ trở nên
xúc động và đưa ra nhiều quyết định cảm tính
Điều này thường liên quan tới:
Những đợt giá di chuyển nhanh
Những đuôi nến được hình thành trên biểu đồ
Những thời điểm thị trường có tin tức quan trọng được công bố
Những hành động giá không giải thích được
• Bị quét điểm dừng lỗ
Đây là hành động quen thuộc với chúng ta nhất. MM sẽ thao túng giá để
quét những điểm dừng lỗ của những vị thế mà họ thực hiện trước đó.
Khiến cho những trader nhỏ lẻ này rơi vào tình trạng thua lỗ và cuối
cùng phải thoát khỏi vị thế.
Công cụ nhà tạo lập thị trường sử dụng là gì?
Mặc dù MM có sẵn một vài công cụ phục vụ cho việc kiếm tiền trên thị
trường tiền tệ. Tuy nhiên thì họ vẫn bị một vài hạn chế nhất định trong
việc này:
• IMF sẽ hạn chế khả năng di chuyển giá đến một phạm vi nhất định
tránh sự khủng hoảng của thị trường.
• Phạm vi di chuyển mỗi ngày của các cặp tiền tệ cũng bị giới hạn và
sẽ liên quan đến các động thái lên tới 200 pip mỗi ngày ở hầu hết
các cặp tiền tệ.
• Họ không có vốn chủ sở hưu vô hạn nên các nhà tạo lập thị trường
cần phải đống vị thế và lấy lại cân bằng theo chu kỳ thị trường nhất
định.
Công cụ duy nhất mà họ có là có thể mua hoặc bán tiền tệ bằng những
loại tiền tệ khác nhau với khối lượng và ở các mức giá khác nhau. Bằng
cách thực hiện điều này một cách chiến lược thị họ có thể:
• Lôi kéo các nhà giao dịch nhỏ lẻ vào vị thế bằng cách cung cấp
những bằng chứng rằng giá đang và sẽ di chuyển theo một hướng
nhất định.
• Khơi dậy khía cạnh cảm xúc của nhà đầu tư nhỏ lẻ bằng cách thay
đổi đặc tính và tốc độ của giá
• Khi đã bẫy được các nhà giao dịch nhỏ lẻ, giá sẽ có một cú hích và
sau đó di chuyển ngược lại cho phép MM có thể mua hoăc bán lại
các tiền tệ cho trader.
• Điều này cũng có nghĩa là nhà giao dịch nhỏ lẻ đã tham gia thị
trường bằng cách mua tiền tệ từ ngân hàng ở một mức giá nhất
định và rời khỏi thị trường bằng cách bán lại cho ngân hàng với
mức giá thấp hơn. ngược lại ngân hàng có thể bán cho người giao
dịch nhỏ lẻ ở mức giá cao hơn và mua lại của họ ở mức giá thấp
hơn. Đây cũng chính là cách mà những tổ chức này kiếm lợi nhuận
trên thị trường.
Trong khi những biến động giá này được MM sử dụng để bẫy những nhà
giao dịch nhỏ lẻ vào những vị thế bất lợi. Không phải nó sẽ xảy ra cả
24h một ngày mà nó có thể xảy ra ở những thời điểm nhất định trong
ngày. Và các mô hình thường được quan sát nhiều nhất trong những thời
điểm sau:
• Bắt đầu một quý giao dịch mới
• Đầu tuần mới (Chủ nhật/Thứ Hai)
• Đầu ngày giao dịch
• Đầu phiên giao dịch
• Kết thúc phiên giao dịch
• Kết thúc ngày giao dịch
Ngoài việc có thể thao túng giá thì MM cũng có thể tận dụng tâm lý của
thị trường như là kết quả sau khi công bố tin tức quan trọng. MM tận
dụng thời điểm này để thiết kế chiến lược nhằm che đậy chuyển động
giá thực sự mà họ muốn.
Tin đồn cũng là một yếu tố có vai trò trong việc tạo ra kỳ vọng của công
chúng về biến động giá.

Các Broker và Dealers sử dụng công cụ gì?


Các Broker và Dealer có sẵn các cơ chế để thao túng giá cho phép quá
trình lấy tiền từ trader nhỏ lẻ và cũng chính là khách hàng của họ.
Thông thường thì những giao dịch của trader nhỏ lẻ sẽ được cử lý nội bộ
và không bao giờ được thực hiện trên thị trường liên ngân hàng nên họ
rất dễ dàng theo túng giá theo ý muốn của mình.
Họ có một vài công cụ hỗ trợ cho việc này, chúng bao gồm:
• Báo giá lại
• Kích hoạt tất cả những điểm dừng lỗ trong một phạm cvi nhất định
(đây chính là một phần của các dealers hoạt động trên nền tằng
MT4).
• Thay đổi spread (chênh lệch bid/ask). Đây cũng là một trong
những lý do khiến cho nhiều anh em trader giao dịch lướt sóng khó
thành công là vậy.
• Giá tăng hoặc giảm một cách đột biến để quét điểm dừng lỗ. Hãy
nhớ rằng, họ biết điểm dừng lỗ của trader nhỏ lẻ ở đâu.
• Nhắm mục tiêu vào những nhà giao dịch đang gặp rắc rối về lợi
nhuận và di chuyển giá theo hướng ngược lại vị thế của họ để kết
thúc giao dịch. Và tất nhiên là họ cũng sẽ biết rằng những trader
nào đang gặp rắc rồi trong chuyện này vì đó là một phần của nền
tảng phụ trợ của họ.

Phần 3: QUAN SÁT BIỂU ĐỒ

Các mô hình trong hệ thống MMM


Phần này sẽ nói về các mô hình mà chúng ta sẽ sử dụng để nhận biết
được sự có mặt của nhà tạp lập thị trường và tận dụng chúng để lên kế
hoạch giao dịch.
Các mô hình mà chúng ta sẽ cần phải chú ý tới bao gồm:
• Săn dừng lỗ vùng giá phiên Á
• Mô hình M và W
• Bẫy khối lượng
• Cơ chế bẫy khối lượng ở mô hình Nêm
• Các đỉnh đáy có hiệu lực
• Các vùng hỗ trợ kháng cự thất bại
• Mô hình The Half Batman (Một nửa người dơi)
• Biến động giá hàng tuần
• Chu kỳ 3 ngày
Sau khi tìm hiểu hết những mô hình này chúng ta sẽ nói đến các động
thái giá có thể xảy ra trong ngày và học đếm.
Học đếm ở đây chính là đếm chu kỳ 3 ngày và đếm thêm chu kỳ trong
ngày.
Phần này của chúng ta có thể sẽ phải chia ra làm 3 bài viết nhé. Bây giờ
chúng ta đi vào nội dung từng mô hình nhé.

Mô hình 1: Săn dừng lỗ vùng giá phiên Á (The Asian Range


Stophunt)
Trong quá trình săn điểm dừng lỗ, thông thường người ta kỳ vọng rằng
sự đảo chiều sẽ xảy ra ở đâu đó cao hơn phạm vi của phiên Á từ 25 đến
50 pip.
Chúng ta sẽ kỳ vọng rằng để đạt được đến đó giá có thể cần một hành
trình gồm 3 lần đẩy giá hoặc nến. Tuy nhiên thì mọi chuyên không đơn
gản như vậy, 3 lần đẩy giá hoặc nến này có thể xảy ra với kích thước gia
tăng khác nhau.
Điều quan trọng cần nhớ là khi đánh giá chuyển động khi nó thoát khỏi
phạm vi của phiên Á và không chỉ là mong đợi một chuyển động thẳng
của 3 nến đâu nhé.
Ví dụ:
Lần đẩy đầu tiên có thể là 25 pip và tại thời điểm này giá có thể giữ
được trong hoặc 4 nến mất cả giờ đồng hồ. Sau đó giá được đẩy lên 20
pip khác tạo nên tổng cộng 45 pip từ đỉnh của phạm vi phiên Á và cuối
cùng là thêm 5-7 pip nữa.
Tác động của mỗi động thái đẩy giá này như sau:
1. Các nhà giao dịch phạm vi nắm giữ các vị thế bán ở đỉnh của phạm
vi phiên Á sẽ có điểm dừng lỗ đâu đó trong khoảng từ 25 pip đến
50 pip từ điểm vào lệnh. Do đó lần đẩy giá đầu tiên sẽ loại bỏ các
điểm dừng lỗ đầu tiên của những trader này.
2. Đồng thời chuyển động đi lên đầu tiên này cũng sẽ bắt đầu lôi kéo
các nhà giao dịch mua lên trên cơ sở giao dịch phá vỡ. Điều này
được thể hiện rõ nhất khi tiếp theo thị trường đi vào giai đoạn tích
lũy và các nhà giao dịch mong đợi sự tiếp diễn phát triển sau khi
tiếp tục phá vỡ khỏi vùng giá tích lũy này.
3. Và giai đoạn phá vỡ tiếp theo được thể hiện bởi một cú đẩy giá 20
pip. Cú đẩy giá này chính là cú đẩy giá thứ 2, nó vẫn tiếp tục hấp
dẫn những nhà giao dịch vào vị thế mua vì giá đã thể hiện những
đợt tăng liên tục trong 1 tiếng rưỡi đồng hồ.
4. Cú đẩy thứ 3 chính là 5-7 pip cuối cùng là về việc thực hiện quét
những lệnh dừng lỗ cuối cùng trong số 50 pip từ những người giao
dịch trong phạm vi của phiên Á. Động thái cuối cùng này hầu như
chỉ là một cú chạm được xác định bởi đuôi nến. Lý do cho điều
này cũng là do MM sẽ phải tốn tiền để dịch chuyển thị trường và
đây là một lựa chọn đỡ tốn kém hơn của MM.
Các bạn nhìn hình bên dưới là hình mô phòng của 3 cú đẩy giá được
nhắc đến ở trên, lưu ý cú đẩy đầu tiên giá có thể được giữ trong 3-4 nến:
Và hình bên dưới là biến thể của mô hình này:
Đôi khi không nhất thiết cú đẩy đầu tiên và thứ 2 phải là 25 pip và 20
pip, nó cũng có thể là 10 pip và 35 pip nhé.
Các bạn nhìn hình bên dưới là biểu đồ thực tế của mô hình quét dừng lỗ
vùng giá phiên Á:
Ta thấy giá được đẩy lên 44 pip trong động thái quét dừng lỗ này với
vùng giá phiên Á của chúng ta là 37 pip.
Đây là mô hình đầu tiên mà các bạn cần nắm để lên kế hoạch giao dịch.
Mô hình này chúng ta sẽ còn gặp lại trong thiết lập giao dịch ở phần tới
của hệ thống này nhé.
Tiếp theo chúng ta chuyển qua mô hình M-W.

Mô hình 2: Mô hình M-W


Đây là mô hình không còn quá xa lạ với anh em trader nữa, nó có thể là
mô hình 2 đỉnh 2 đáy hoặc mô hình 1-2-3, đều là những mô hình đảo
chiều nổi tiếng.
Mô hình M-W là mô hình được xác định thường cuyên và đây là mô
hình để giao dịch đảo chiều rất tốt.
Hình ảnh bên dưới đây sẽ cho thấy lý do các nhà tạo lập thị trường sử
dụng mô hình này để di chuyển thị trường. Và nó cũng có giá trị khi xác
nhận lại cho mô hình này bởi mô hình RRT sẽ xảy ra nhanh hơn và có
cùng mức độ hiệu quả.
Thời gian giữa 2 đỉnh của mô hình M hoặc 2 đáy của mô hình W thường
sẽ kéo dài trong khoảng từ 30 phut đến 90 phút (mặc dù đôi khi bạn sẽ
thấy lâu hơn).
Tốc độ nhanh nhất xảy ra khi mô hình này được xác định bởi mô hình
RRT (Rail Road Track – Mô hình đường ray xe lửa). Nói cách khác, nếu
giá tăng trong 15 phút thì sau đó nó cũng kéo theo một động thái giảm
15 phút.
Khoảng thời gian này cũng có thể dài hơn, được MM sử dụng để dần
dần tích lũy vị thế của những nhà giao dịch bị lôi kéo vào thị trường,
phần lớn những trader này thực hiện giao dịch theo xu hướng được phân
tích bởi kỹ thuật.
Các bạn nhìn hình bên dưới là mô hình M:
1. Trader được đưa vào vị thế mua trong vùng giá này
2. Một vài trader vào vị thế bán trong vùng giá này
3. Một vài trader vào lệnh bán trước đó sẽ bị dừng lỗ ở đây và cũng
có một vài trader vào lệnh mua mới ở vùng này
4. Một vài trader mua trước đó sẽ bị dừng lỗ ở đây
Hình bên dưới là mô hình M trong thị trường thực tế:
Và thực tế không phải lúc nào mô hình này cũng rõ ràng cả:
Mô hình 3: Trapping Volume (Bẫy khối lượng)
Tại mức hình thành đỉnh hoặc đáy của thị trường, chúng ta sẽ thấy đôi
khi xuất hiện một cú hích và hành động giá thời điểm đó sẽ được chứa
bởi đường xu hướng.
Nhưng thực sự là điều gì đang xảy ra ở đây?
Các nhà tạo lập thị trường đang hình thành một bẫy khối lượng thời
điểm này và điều quan trọngc ần lưu ý rằng mỗi lần thị trường tăng hoặc
giảm đột biến, tức là thị trường có sự tăng giảm trong khối lượng một
cách đột ngột so với các đợt tăng giảm trước đó để bất kỳ giao dịch mới
nào được thực hiện theo hướng tăng hoặc giảm đều không có cơ hội sinh
lãi.
Các bạn nhìn hình bên dưới:
Đáy thấp ban đầu được xác định và theo sau đó là 2 lần giảm xuống nữa
nhưng đặc điểm quan trọng cần chú ý là mỗi lần thị trường tăng lên cao
hơn mức tăng trước đó, điều này đã ngăn cản những người nắm giữ vị
thế bán khống thu được bất kỳ khoản lợi nhuận nào đồng thời lại có thể
khuyến khích những người bán khống mới tham gia thị trường ở vùng
này.
Các bạn nhìn hình bên dưới là biểu đồ thực tế của mô hình bẫy khối
lượng:

Mô hình 4: Cơ chế bẫy khối lượng ở mô hình Nêm


Có thể thấy được rằng, mô hình bẫy khối lượng rất giống với việc hình
thành các mô hình như mô hình nêm hoặc mô hình cờ đuôi nheo.
Tương tự, theo cơ chế bẫy khối lượng được mô tả ở mô hình số 3, mô
hình nêm hoặc mô hình cờ đuôi nheo hoạt động theo cách tương tự.
Ngoại trừ việc bẫy khối lượng được hình thành ở cả 2 hướng.
Các bạn nhìn hình bên dưới:
Các bạn có thể thấy được rằng phạm vi phía dưới của mô hình nêm, mỗi
đợt giảm lại hình thành đáy cao hơn khi chạm đến đường xu hướng.
Điều này đảm bảo rằng không có giao dịch bán khống nào ở các vùng
này có thể mang lại lợi nhuận cho nhà giao dịch.
Tương tự, ở phạm vi phía trên của mô hình nêm, ta thấy đỉnh được hình
thành thấp hơn đỉnh trước đó và bẫy những nhà giao dịch nào mua vào ở
các mức cao hơn và sau đó đẩy giá xuống ngược trở lại.
Không có cách nào có thể dự đoán được hướng giá cuối cùng sẽ phá vỡ,
điều này sẽ được xác định bởi khối lượng ròng xảy ra. Hay nói cách
kahcs, nếu như các vị thế bán bị bẫy nhiều hơn so với các vị thế mua thì
mô hình nêm sẽ bị phá vỡ theo hướng tăng lên. Và ngược lại.
như hình trên anh em có thể thấy được là thị trường phá vỡ tăng giá, như
thế trong giai đoạn của mô hình nêm này có nhiều người bán ra bị bẫy
hơn so với người mua nên thị trường phá vỡ tăng giá.
Các bạn nhìn biểu đồ thực tế của mô hình nêm:
Nhìn vào biểu đồ trên ta có thể thấy được khối lượng ở đỉnh nhiều hơn,
nhiều người mua lên bị bẫy giá hơn thế cho nên thị trường phá vỡ theo
hướng giảm giá.
Đây là mô hình tiếp theo mà sau này chúng ta sẽ nhận dạng nó trên biểu
đồ để lên chiến lược giao dịch.

Mô hình 5: Các đỉnh đáy có hiệu lực


Đây là mô hình mà chúng ta thường gặp nhất trên biểu đồ, nó xảy ra khá
thường xuyên.
Mô hình này cơ bản là, miễn chúng ta thấy giá vẫn ở phía trên đáy trước
đó hoặc dưới đỉnh trước đó sau khi bạn vào lệnh, thì điểm vào lệnh đó
vẫn hợp lệ.
Tuy nhiên thì cần phải thận trọng khi diễn giải hành động giá khi thị
trường vượt qua đỉnh hoặc đáy trước đó nhưng cuối cùng lại đóng cửa
theo hướng ngược lại bên dưới đỉnh trước hoặc phía trên đáy trước.
Trong những trường hợp này thì các nhà tạo lâoj thị trường đã đẩy giá
vượt qua đỉnh hoặc đáy trước đó để quét điểm dừng lỗ cũng như tiếp tục
khuyến khích trader nhỏ lẻ tham gia giao dịch sai hướng, từ đó họ có thể
hưởng lợi từ động thái này.
Đây là cách mà MM quét dừng lỗ tại vùng đỉnh, các bạn nhìn hình bên
dưới:
Giá vượt lên phía trên đỉnh trước đó nhưng sau đó lại nhanh chóng giảm
ngược trở lại và đóng cửa xuống bên dưới đỉnh trước. Và trong trường
hợp này thì đỉnh trước đó vẫn còn hợp lệ và chúng ta vẫn có thể sử dụng
nó để giao dịch được.

Mô hình 6: Các vùng hỗ trợ kháng cự thất bại


Mô hình này được hình thành dưới dạng các vùng tích lũy trong chu kỳ thị
trường và hình thành những vùng kháng cự hỗ trợ hiển thị trên biểu đồ. Các
vùng hỗ trợ kháng cự này được các nhà giao dịch nhỏ lẻ sử dụng để đưa ra
các quyết định.
Các nhà tạo lập thị trường có thể dự đoán những mức này để lên chiến lược
cho họ. Nếu nắm được những vùng này thì bạn có thể mua hoặc bán ở những
tín hiệu quét dừng lỗ sao cho phù hợp với động thái của các nhà tạo lập thị
trường.
Đơn giản nhất đó là mua ở đợt giảm thứ 3 (level 3) và bán ở đợt tăng giá thứ
3.

Mô hình 7: Mô hình The Half Batman (Một nửa người dơi)


Mô hình này thường xảy ra ở giai đoạn tích lũy ở đấp độ 1 (Level 1) và sau
đó thì chúng ta có thể giao dịch theo một hướng.
Về cơ bản thì giá không nhất thiết phải di chuyển lần thứ 2 trở về mức cao vì
đã có những nhà giao dịch bị mặc kẹt từ phía trên và MM thì không muốn tạo
cơ hội cho họ đóng lệnh giao dịch của mình để có lợi nhuận hoặc thậm chí là
một khoản lỗ nhỏ.
Thay vào đó giá sẽ được di chuyển xuống để tiếp tục mang lại sự thua lỗ
không thể tránh khỏi của các nhà giao dịch nhỏ lẻ.
Các bạn nhìn hình bên dưới:
Thị trường sẽ không hình thành lần quét thứ 2 vì đã có đủ giao dịch bị bẫy và
họ (tức MM) không muốn cho trader nhỏ lẻ cơ hội để thoát lệnh.

Mô hình sau này chúng ta sẽ nói kỹ hơn trong phần thiết lập giao dịch nhé
anh em.

Mô hình 8: Biến động giá hàng tuần

Mô hình biến động giá hàng tuần không ngụ ý về việc sử dụng khung thời
gian tuần mà nó đề cập đến mô hình được thấy trong biểu đồ của khung thời
gian như M15, H1 hoặc H4 trong khoảng thời gian 1 tuần.

Tuy nhiên thì MM cũng có sự biến động giá theo mùa và do đó nó có thể
được nhìn thấy trên các khung thời gian dài hơn, mặc dù là diễn biến hành
động giá có thể khá chậm để được giao dịch một cách hiệu quả.

Các bạn nhìn vào hình bên dưới:


Đây là diễn biến giá của một tuần giao dịch từ đầu tuần đến cuối ngày thứ
Sáu.

Có thể thấy vào thứ Hai thường là các vùng đặt dừng lỗ sẽ bị kích hoạt đối
với những người nắm giữ vị thế mua khá yếu.

Sau đó thị trường đảo chiều vào thứ 3 và bắt đầu hình thành chu kỳ 3 ngày,
giá sẽ tăng cho đến khi người mua ở cấp độ cao hơn sẽ bị bẫy thì thị trường
sau đó đảo chiều.
Tất nhiên không phải khi nào thị trường cũng chạy theo kiểu này nhưng đây
là một trong những hình minh họa cho anh em hình dung được những biến
động giá có thể xảy ra trong một tuần giao dịch để chúng ta có thể nắm được
vị trí của mình đang ở đâu và lên chiến lược giao dịch cho nó phù hợp.

Các bạn nhìn biểu đồ thực tế:

Như vậy có thể thấy rằng thị trường có khả năng sẽ hình thành đỉnh hoặc đáy
vào giữa tuần, cụ thể là thứ 3 hoặc thứ 4 tùy theo chu kỳ 3 ngày được hình
thành như thế nào.

Vậy bây giờ chúng ta chuyển qua tìm hiểu mô hình cuối cùng đó là mô hình
chu kỳ 3 ngày.
Mô hình 9: Mô hình chu kỳ 3 ngày (3 Day Cycle)

Một kiểu hành vi giá khá điểm hình đó là khi kiểm tra chu kỳ 3 ngày là ta có
thể xác định được đỉnh theo sau đó bởi 3 đợt giá đẩy xuống thấp và ngược lại
chúng ta cũng có thể xác định được đáy theo sau bởi 3 đợt đẩy giá tăng lên.

Mỗi lần giá di chuyển đến một mức, có thể coi là đạt được hoặc thực hiện
được cấp 1 (Level1), cấp 2 (Level 2) hoặc cấp 3 (Level 3).

Cấp 1 và cấp 2 có những kiểu hành vi giá tương đối giống nhau. Tuy nhiên
với cấp độ 3 thì xu hướng sẽ gặp khó khăn với phạm vi giá rộng và đại diện
cho một vùng mà các tổ chức lớn có thể thu lợi nhuận đồng thời biểu thị cho
sự bắt đầu của một giai đoạn tích lũy cho chu kỳ khác.

Lý do cho những hành vi này là:

• Vào ngày đầu tiên, những nhà giao dịch nhỏ lẻ đang bán và những tổ
chức lớn mua vào từ những nhà giao dịch nhỏ lẻ
• Ngày thứ 2, trader nhỏ lẻ bán và tổ chức lớn tiếp tục mua vào từ họ
• Tuy nhiên vào ngày thứ 3, những nhà giao dịch nhỏ lẻ vẫn quan tâm
đến việc bán và các tổ chức lớn lúc này mua vào nhiều hơn trước rất
nhiều
• Động thái mua vào nhiều như vậy đã khiến thị trường tăng giá mạnh
mẽ khiến cho những điểm dừng lỗ của lệnh bán trước đó bị kịch hoạt
và cũng có những vị thế kiếm được lợi nhuận (trên thực tế họ đang sử
dụng một phương pháp là mở rộng quy mô để kiếm lợi nhuận).
• Theo sau cú hồi của cấp độ 3 này thì giá đã trở nên biến động mạnh mẽ
hơn bởi vì những gì xảy ra với sự thích ứng tâm lý của nhà giao dịch
thua lỗ. Sau khi thị trường giảm 3 đợt và các nhà giao dịch thua lỗ này
sẽ phản ứng bằng cách thoát khỏi thị trường theo đúng nghĩa đen và họ
có thể nghỉ ngơi vài ngày trước khi quay lại để giao dịch. Trong giai
đoạn này thị trường có thể biến động nhưng không mạnh cho đến khi
các nhà giao dịch nhỏ lẻ quay trở lại thị trường.

Ngoài ra cần phải nhớ rằng các mô hình sẽ hình thành tương tự nhau trong
các khung thời gian khác nhau. Đồng thời các vùng giá đảo chiều thường
được đồng bộ hóa để chúng xảy ra cùng thời điểm trên các khung thời gian
khác nhau. Dựa trên những kiến thức này bạn có thể thay đổi khung thời gian
giao dịch, tức là từ giao dịch trong ngày có thể trở thành giao dịch swing.
Nếu như bạn sẵn sàng tiếp tục gia tăng khối lượng khi giao dịch đang thuận
lợi thì bạn có khả năng kiếm được mưc sloiwj nhuận rất linws vì toàn bộ
chuyển động có thể lên tới 300-400 pip. Và mấu chốt ở những điểm này đó là
các mô hình đều giống nhau bất kể bạn giao dịch khung thời gian nào.
Vì vậy rõ ràng điều quan trọng là phải đếm được các cấp độ 1,2,3 để bạn có
thể biết được hiện tại bản thân đang ở vị trí nào trong chu kỳ này. Và tất
nhiên là nếu có thể tham gia giao dịch ở những điểm đảo chiểu tại cấp độ 3 là
lý tưởng nhất vì nó có thể giúp bạn bắt được toàn bộ động thái trong hành
trình di chuyển của giá. Vì vậy để giành chiến thắng trên thị trường, bạn chỉ
nên giữ một vị thế mua hoặc bán khi LOD/HOD rõ ràng. Đây là nơi duy nhất
có mức độ chắc chắn cao về hướng đi của thị trường.
Điều quan trọng khi đưa ra những đánh giá này là phải xem xét bối cảnh và
vị trí của thị trường đang ở đâu trong chu kỳ. Điều này cũng bao gồm việc
tìm kiếm một sự đảo chiều vào giữa tuần và nhìn chung sự đảo chiều này
cũng sẽ tương quan với một hoặc cả hai sự đảo chiều trong ngày.
Với nhận thức về chu kỳ thị trường dài hạn hơn thì bạn có thể chuyển đổi
giao dịch giao ngay thành giao dịch swing từ một trong 3 đỉnh hoặc đáy của
chu kỳ 3 ngày sang đỉnh đáy khác với một điểm vào lệnh thích hợp. Bởi vì để
giá đi từ đỉnh đến đáy tiếp theo được hình thành có thể mất mất vài ngày.
Trong giao dịch trong ngày, điều quan trọng là bạn phải biết bản thân đang
nằm trong vị trí nào trong chu kỳ lớn hơn vì nó có thể giúp bạn đưa ra phán
đoán về khoảng cách cuối cùng mà giá có thể di chuyển.
Ví dụ nếu giá vừa vượt qua mức cao nhất và đang ở giai đoạn tích lũy của
cấp độ 1, thì một giao dịch mua lên trong ngày sau tín hiệu săn dừng lỗ của
những người bán nhìn có vẻ hợp lệ nhưng thực tế nó lại khó tạo được kết quả
nhất quán trong dài hạn. Vậy cho nên đừng thực hiện những giao dịch ngược
xu hướng dài hạn hơn khi bạn đang ở cấp độ 1.
Như vậy là chúng ta đã nắm được hết tất cả những mô hình quan trọng mà
sau này sẽ nhìn vào những mô hình này để tìm thiết lập giao dịch trên thị
trường.
Mô hình chu kỳ 3 ngày này mình sẽ còn nói tiếp ở phần nội dung tới. Bây giờ
chúng ta nói qua phần những chuyển động trong ngày trước nhé, để anh em
nắm được hành động giá trong ngày thường dui chuyển như thế nào. Và làm
sao chúng ta áp dụng nó vào trong việc phân tích và giao dịch được nhé.

Biến động giá trong ngày


• Giai đoạn thị trường tích lũy
Giai đoạn này bắt đầu bằng việc thiết lập lại các đỉnh đáy hàng ngày, nó diễn
ra lúc 5 giờ chiều theo giờ ET, đây cũng là thời điểm bắt đầu giai đoạn
“Dharma”. Giai đoạn Dharma được xác định là sau khi thị trường Mỹ đóng
cửa và trước khi trường Âu mở cửa.
Có thể thấy giai đoạn Dharma là giai đoạn mà thị trường hay xu hướng ít hoạt
động và thị trường chỉ di chuyển qua lại trong một phạm vi nhất định.
Các bạn nhìn hình bên dưới:

Điều này xảy ra do ngân hàng A sẽ mua một lượng tiền từ ngân hàng B (1) và
điều này khiến cho hành động giá tăng lên, sau đó ngân hàng B lại bán số tiền
đó cho ngân hàng C (2) và khiến cho giá giảm. Và đây là một vòng lặp nên
giá dao động giữa 2 điểm qua lại.
Sau một thời gian, phạm vi này bắt đầu mở rộng ra (3), động thái này có tác
dụng kích hoạt những lệnh chờ được đặt bởi những nhà giao dịch phá vỡ. Vì
vậy các vị thế dần trở nên nhiều hơn và dàn dần tích lũy khi càng ngày càng
có nhiều nhà giao dịch sập bẫy.
Tuy nhiên khi những vị thế này được kích hoạt, giá sẽ nhanh bị kéo đi và
thường sẽ bị dừng lỗ khi thị trường đang mở rộng.
Đây là giai đoạn tích lũy. Tiếp theo giai đoạn tích lũy chính là giai đoạn quét
dừng lỗ. Chúng ta cùng tìm hiểu xem giai đoạn này có gì cần chú ý nhé.

• Giai đoạn quét dừng lỗ và định nghĩa HOD/LOD


Đôi khi trong khoảng thời gian từ 1 giờ đến 4 giờ (theo giờ ET), MM thường
thực hiện một đợt săn dừng lỗ. Đợt săn dừng lỗ này liên quan đến một
chuyển động có chủ ý nằm bên ngoài phạm vi giao dịch và nó cũng sẽ là
vùng trở thành đỉnh hoặc đáy trong ngày.
Theo chu kỳ 3 ngày chúng ta có thể thấy sự di chuyển của thị trường thường
xảy ra trong 3 lần đầy, đơn giản nhất là trong 3 nến, mặc dù đôi khi bạn sẽ
thấy một khoảng chững nhỏ trong hành động giá dưới dạng một đợt thoái lui
trong những thời điểm này.
Đợt săn dừng lỗ của các nhà tạo lập thị trường thường có 2 mục tiêu chính:
• Thứ nhất là loại bỏ các điểm dừng lỗ hiện có
• Thứ hai là khuyến khích các nhà giao dịch chủ động tham gia vào các
vị thế theo hướng ngược lại với nơi mà xu hướng thực sự diễn ra.
Điều này thể hiện ở mức cao hoặc mức thấp trong ngày (HOD/LOD). Một
khi HOD/LOD bị hít thì:
• Spead sẽ được mở rộng ra thêm vài pip, động thái này sẽ khiến những
nhà giao dịch đặt lệnh bên ngoài ranh giới bình thường của họ sẽ bị
kích hoạt và ngay từ đầu những nhà giao dịch này sẽ giữ một vị thế
không khả quan.
• Chúng ta sẽ thấy giá thường trải qua một giai đoạn tích lũy sau đó trong
khoàng thời gian từ 30 phút đến 90 phút để khuyến khích các nhà giao
dịch mở thêm vị thế và khi đủ vị thế rồi thì giá sẽ dic huyển đúng
hướng thực sự của xu hướng và điểm dừng lỗ của những trader đặt
trước đó sẽ bị kích hoạt.
• Sẽ có một động thái với HOD/LOD mặc dù là ít khi nó xuất hiện (là vì
để không cho phép những người có vị thế có lợi nhuận có thể thoát ra).
Và điều này thường hình thành nên mô hình M hoặc W điển hình. Lưu
ý thêm là mô hình RRT cũng thường xuất hiện ở đây nhưng chúng
thường là đại diện của mô hình M hoặc W xảy ra ở quy mô thời gian
nhanh hơn.
Mô hình M/W thường được nhiều trader sử dụng để xác định điểm vào lệnh,
đặc biệt là đỉnh hoặc đáy thứ 2 của mô hình.

• Những hành vi phản ứng hành động giá quanh vùng đỉnh đáy của
ngày (HOD/LOD)
Các nhà tạo lập thị trường thường khiến các trader nhỏ lẻ đi sai hướng bằng
cách sử dụng các động thái mạnh mẽ và hung hãn gần ở các đỉnh hoặc đáy
của ngày. Một trong những cách để xác định rằng bạn đang ở đúng nơi thị
trường nhìn có vẻ yên tĩnh, đang trong giai đoạn củng cố và thực hiện một
bước chuyển mạnh ra khỏi phạm vi đó là tín hiệu phá vỡ giả.
Nếu bạn thực hiện giao dịch trong vùng HOD/LOD bạn có thể nhận thấy
rằng giá đang di chuyển xung quanh vùng đó nhưng vị thế của bạn thực tế lại
thay đổi rất ít. Nếu nhìn vào bảng giá bạn sẽ thấy nó nhấp nháy đỏ xanh với
rất nhiều sự thay đổi. Điều này thể hiện rằng hoạt động thì nhiều nhưng thực
tế thì thay đổi không bao nhiêu. Khi bạn nhìn thấy điều này vào đúng thời
điểm trong ngày thì đó là tín hiệu mạnh mẽ cho thấy sự đảo chiều sắp xảy ra.
Một điều khác mà bạn có thể quan sát được trong giai đoạn này đó là spread
sẽ mở rộng. Điều này được thực hiện là để tích lũy và thu thấp được nhiều
đơn đặt hàng hơn trong giai đoạn này, nó khiến cho các nhà giao dịch nhỏ lẻ
càng khó kiếm lợi nhuận hơn vì họ đã ở thế thua lỗ ngay từ đầu.
Các bạn nhìn hình bên dưới đây là minh họa cho điều xảy ra với spread trong
giai đoạn này:
Tuy nhiên thì mô hình này đôi khi cũng thất bại, điều này xảy ra khi không
có đủ khối lượng để khiến nhà tạp lập thị trường đảo chiều thị trường. Trong
tình huống mà giá được chuyển đến cấp độ tiếp theo để tiếp diễn việc khiến
các vị thế đi sai hướng, đi ngược lai với những gì sẽ trở thành xu hướng thực
sự trong tương lai. Điều này được gọi là săn dừng lỗ mở rộng.

• Săn dừng lỗ mở rộng


Khi giá bị đẩy ra ngoài phạm vi của phiên Á và chững lại ở mức 25 đến 50
pip ngòa phạm vi này, động lực của MM chính là tạo ra lệnh săn dừng lỗ.
Tuy nhiên nếu như kết quả của động thái tích lũy vị thế này lại không đủ cho
mục đích của họ thì điểm săn dừng lỗ sẽ được mở rộng, kéo dài ra. Điều này
cũng có nghĩa là giá sẽ được đẩy vượt quá một cấp độ theo xu hướng kỹ thuật
nhằm nỗ lực thu hút nhiều nhà giao dịch vào các vị thế hơn và xây dựng số
lượng vị thế cần thiết cho mục đích của MM.
Giống như đã nói trước đó, động thái này sẽ nằm trong phạm vi từ 25-50 pip
và bao gồn khoảng 3 nến hoặc một đợt đẩy giá. Tuy nhiên thì điều này cũng
không nhất thiết phải như thế, ít nhiều nó có khả năng xảy ra và bản thân
trader phải phán đoán và đưa ra quyết định của riêng mình.
Do đó nếu bạn xác định rằng sau một thời gian, việc săn điểm dừng lỗ không
dẫn đến sự đảo chiều thì bạn nên thay đổi cách giao dịch. Khoảng thời gian
thích hợp là 2 tiếng đồng hồ sau đỉnh thứ 2 của mô hình M hoặc đáy thứ 2
của mô hình W.
Các bạn nhìn hình bên dưới:

Vùng đảo chiều đầu tiên thất bại cho nên giá đã tiếp tục giảm thêm 25 pip để
nắm bắt nhiều giao dịch bán khống hơn trước khi thị trường tăng ngược trở
lại.
• Xu hướng thực sự
Theo sau tín hiệu săn dừng lỗ là một sự đảo chiều và một xu hướng chậm hơn
tiếp tục đi ngược lại xu hướng giả mạo hướng tới mức đỉnh hoặc đáy của
ngày.
Xu hướng thực sự này có xu hướng di chuyển theo ba sóng, khoảng giá
chững lại giữa mỗi sóng thể hiện một cơ hội giao dịch mới để đánh lừa các
nhà giao dịch bằng cách đảo ngược hướng đí và sau đó thì nó lại di chuyển
ngược lại.
Những điểm chững lại này của thị trường thường được đặc trung bởi chuyển
động giá đi ngang hơn là sự thoái lui đáng kể mặc dù cả 2 đều có thể xảy ra.
Các bạn nhìn hình bên dưới:

Sau khi quét dừng lỗ ở đáy thấp nhất thì giá di chuyển mạnh hình thành xu
hướng thực sự và có 3 đợt sóng đẩy như hình trên, môi đợt sóng đều có một
nhịp chững lại.
• Đỉnh/đáy trong ngày (HOD/LOD) đối diện và đảo chiều
Cuối cùng, sau tín hiệu săn dừng lỗ và đảo chiều hình thành xu hướng thực
sự thì giá sẽ đạt tới đỉnh/đáy trong ngày đối diện và rồi sẽ có một đợt đảo
chiều khác.
Điều này thường xảy ra trong phiên Mỹ và nó còn được gọi là giao dịch đảo
chiều phiên Mỹ.
Giao dịch này có khả năng mang lại lợi nhuận nhỏ hơn so với giao dịch đảo
chiều tại điểm săn dừng lỗ ban đầu mặc dù nó vẫn đáng để chúng ta thực
hiện, đặc biệt là nếu bạn không thể tham gia giao dịch sau khi phiên Âu mở
cửa.
Các bạn nhìn hình bên dưới:

Đây là hành động giá có thể xảy ra sự đảo chiều tại phiên Mỹ.
• Trở lại vùng tích lũy
Một khi sự đảo chiều ở phiên Mỹ vảy ra, giá sẽ có xu hướng quay trở lại
trung tâm, thường thì nó không xa điểm xuất phát và bắt đầu một giai đoạn
tích lũy mới và chu kỳ cho ngày tiếp theo.
Như hình bên dưới:
Như vậy là chúng ta đã đi xong phần diễn biến giá trong ngày. Nói tóm lại đó
là cả một chu kỳ trong đó sẽ xảy ra theo trình tự như sau:
• Sự tích lũy
• Săn dừng lỗ để hình thành được đỉnh/đáy của ngày (HOD/LOD)
• Sau khi xác định được HOD/LOD rồi thì chúng ta cần nắm được hành
vi giá phản ứng tại vùng này để xem xem liệu thị trường có xuất hiện
việc quét dừng lỗ mở rộng hay không.
• Sau khi quá trình quét dừng lỗ hoàn thành thì xu hướng thực sự của thị
trường được hình thành, giá đảo chiều đến đỉnh/đáy đối diện và một đợt
đảo chiều khác được hình thành.
• Đợt đảo chiều này có thể dẫn giá quay trở lại vùng tích lũy ban đầu.
Bây giờ chúng ta chuyển qua phần đếm các chu kỳ, một nội dung quan trọng
mà các bạn cần nắm được.

Học đếm các chu kỳ


Để giao dịch thành công, điều quan trọng là bạn phải nắm được thị trường
đang ở phần nào trong chu kỳ. Như đã lưu ý trước đó, có một mô hình có thể
được xác định được chu kỳ cả trong ngày và nhiều ngày.
Nắm được cách đếm mô hình trong ngày, mô hình 3 ngày và mô hình hàng
tuần là tất cả những thứ bạn cần nắm. Nếu bạn có thể xác định được thành
thạo chu kỳ của cả 3 loại nói trên thì có thể nói độ chính xác cho chiến lược
giao dịch có thể lên đến 90 thậm chí là 95%.
Phần lớn mô hình này dựa trên việc khai thác tâm lý của nhà giao dịch. mô
hình nhất quán bao gồm 3 đợt di chuyển được sử dụng để lôi kéo hoặc
khuyến khích ột hành vi định hướng cụ thể. Và sau đó thì giá chững lại, tất cả
nỗi sợ hãu và thiếu kinh nghiệm trong những trường hợp như vậy sẽ được
khai thác khiến các nhà giao dịch nhỏ lẻ đóng vị thế giao dịch của họ trong
tình trạng thua lỗ.
Khái niệm đếm chu kỳ này liên quan đến nhận thức về số lần giá di chuyển
theo một hướng cụ thể đã xảy ra và điều này có thể được quan sát trong một
số khung thời gian, và nó cũng có thể được bao gồm trên cả khung thời gian
dài hơn, nhưng vì mục đích của chúng ta là kiểm tra chu kỳ trong ngày và
hơn một tuần trở lên, nơi mà bạn cso thể thấy được chu kỳ ba ngày có hiệu
quả.
Đếm chu kỳ 3 ngày
Các bạn có thể nhìn vào biểu đồ M15 hoặc H1 trong 1 tuần và xem xem điều
gì đang diễn ra. Ví dụ nếu như giá càng ngày càng cao hơn thì chắc chắn nó
phải có một đợt thoái lui.
Các nhà tạo lập thị trường không có lượng vốn vô hạn và phải thực hiện các
đợt điều chỉnh để chốt lời trước khi tiếp tục điều giá đi theo hướng họ muốn.
đây là lý do tại sao họ lại có những đợt thoái lui mạnh mẽ và dường như
không biết từ đâu xuất hiện.
Ví dụ như bạn có thể đã thấy giá tăng 100 pip và đột nhiên bạn thấy giá chỉ
còn mức tăng 20 pip thôi vì nhà tạo lập thị trường đã đưa giá trở lại mức
trước đó. Vậy mọi người làm gì? Họ sẽ đóng giao dịch vì sẽ không muốn
biến 100 pip thành thua lỗ và chỉ chấp nhận mức 10 pip hoặc 20 pip.
Tuy nhiên thì giao dịch vẫn còn hiệu lực vì mức thấp trước đó chưa bị giá vi
phạm và điều tiếp theo là giá lại tăng trở lại khiến những người giao dịch
trước đó đóng lệnh bị bỏ lại phía sau mà không có lợi nhuận trở lại.
Các nhà tạo lập thị trường hình thành những vùng hoặc cấp độ để bẫu các nhà
giao dịch, săn dừng lỗ của họ và lấy lợi nhuận.
Vậy cho nên, công việc đầu tiên của bạn là xác định các vùng, đặc biệt là vị
trí hiện tại của thị trường trong chu kỳ.
Các vùng hoặc một cấp đọ được nhà tạo lập thị trường sử dụng để bẫy các
nhà giao dịch nhỏ lẻ có thể được mô tả theo các mục bên dưới:
1. Sự hình thành đỉnh
Vùng cao nhất hình thành trên biểu đồ là đỉnh, thị trường có thể rút khỏi vùng
này nhanh chóng và hình thành mô hình M.
2. Cấp độ 1 và vùng tích lũy
Sau khi giá giảm khỏi đỉnh M thì nó sẽ đi đến vùng mới và đạt cấp độ 1, cấp
độ tích lũy.
Trong quá trình tích lũy này giá sẽ quét dừng lỗ phía trên và phía dưới và sau
đó lại giảm lại lần nữa.
Bạn không nên giao dịch ngược lại ở vùng đỉnh được hình thành ở vùng tích
lũy cấp độ 1 này. Bởi vì đây cũng là nơi phổ biến nhất để xây dựng tiếp các
vị thế vì các nhà tạo lập thị trường đã có sẵn thứ họ cần, chính alf những
người bj mắc kẹt từ việc giao dịch đảo chiều trước đó.
3. Cấp độ 2 và tích lũy
Giá giảm từ vùng tích lũy ở cấp độ 1 xuống cấp độ 2 và sau đó là đi vào một
giai đoạn tích lũy mới, còn gọi là vùng tích lũy cấp độ 2.
Và ở giai đoạn này một lần nữa các nhà tạo lập thị trường họ tiếp tục săn
dừng lỗ trên dưới của vùng tích lũy và sau đó giá tiếo tục giảm đến cấp độ 3.
4. Cấp độ 3
Khi giá đạt đến cấp độ 3, mục tiêu sẽ hơi khác một chút, giá sẽ tiếp tục giảm
xuống một chút nhằm thể hiện xu hướng giảm tiếp tục bằng cách đáp ứng các
tiêu chí khác nhau của nhà giao dịch nhưng sau đó họ nhanh chóng rút lui và
sau đó đẩy ngược giá lên cao hơn và chốt lời.
Cấp độ 3 này nhìn hành động giá có vẻ sẽ hơi lộn xộn và vô tổ chức, giá có
thể tăng giảm qua lại, thường nó sẽ hình thành một phạm vi rộng. Nếu như
bạn gặp khó khăn trong việc xác định các cấp độ hiện tại của mình thì hãy
xác định cấp độ 3 cuối cùng này và việc này sẽ cung cấp cho bạn một điểm
tham chiếu khá phù hợp. Từ cấp độ 3 này bạn có thể xác định được 2 cấp độ
còn lại.
Hay nói cách khác nếu như bạn nhận thấy hành động giá đang di chuyển qua
lại với biên độ rộng tức là bạn đang ở cấp độ 3 và có khả năng một sự đảo
chiều sắp xảy ra.
Tại mức này thường sẽ hình thành một mô hình vai đầu vai, đây là một dạng
đặc biệt của mô hình M hoặc W. Bạn nên giao dịch ở vai thứ 2 của mô hình
này.
5. Hình thành đáy
Sau cấp độ 3, đáy mới sẽ được hình thành và chu kỳ lại bắt đàu lại. Đây sẽ
trở thành khu vực mà bạn muốn mua cùng với các nhà tạo lập thị trường, mặc
dù là các chỉ báo và những hiểu biết của bạn trước đó cho thấy rằng đây vẫn
là vùng bán, tuy nhiên bạn sẽ mua ngược lại so với đám đông và bạn cũng sẽ
mua ngược lại xu hướng thời điểm này.

Đếm chu kỳ trong ngày


Mô hình này cũng giống với mô hình chu kỳ 3 ngày.
Tuy nhiền htif trong 3 cấp độ, lượng hoạt độngc ủa MM sẽ khác nhau trong
từng thời điểm:
1. Cấp độ 1 và sự điều chỉnh của nó được điều khiển bởi MM và được đặc
trưng bởi những chuyển động nhanh
2. Cấp độ 2 và sự điều chỉnh của nó được định hướng bởi thị trường trong
trường hợp không có sự hỗ trợ nào của các nhà tạo lập thị trường. Thay
vào đó nó được thúc đẩy bởi các nhà giao dịch cảm xúc tham giá vào
thị trường. Bởi vì điều này không được thúc đẩy bởi các nhà tạo lập thị
trường nên quy mô chuyển động có xu hướng nhỏ hơn. Bởi vì các nhà
giao dịch nhỏ lẻ không có tiềm lực quy mô giao dịch hoặc nỗ lực phối
hợp để giá di chuyển.
3. Cấp độ 3 và sự điều chỉnh của nó cho thấy sự quay trở lại của nhà tạo
lập thị trường trên biểu đồ. đây là khu vực chốt lời của nhà tạo lập thị
trường, là nơi mà khuyến khích các chuyển động theo hưỡng của xu
hướng kỹ thuật trước khi các điểm dừng lỗ bị kích hoạt. Trong giai
đoạn này các nhà giao dịch có thể bị hoảng sợ và bối rối. Trong suốt 3
cấp độ thì các nhà tạo lập thị trường sẽ mua từ các nhà giao dịch nhỏ lẻ
để tạo vị thế cho họ. Và khối lượng giao dịch lớn nhất thường được
thấy ở cấp độ thứ 3 này.
Với mỗi cấp độ thì thị trường cũng sẽ tích lũy tương ứng theo từng cấp. Hầu
hết thời gian này sẽ tương ứng với khoảng thời gian khi các điểm dừng lỗ
được kích hoạt trước khi cấp độ tiếp theo đươc bắt đầu.
Các vùng tích lũy thường dao động từ 20 đến 30 pip với nỗ lực tích lũy vị thế
và săn dừng lỗ. Điều này có thể xảy ra theo cả 2 hướng là làm cho việc
chuyển qua cấp độ tiếp theo của các nhà tạo lập thị trường trở nên dễ dàng
hơn mà không bị áp lực mua bán bởi thị trường rộng hơn.
Các bạn nhìn hình bên dưới:
Ta thấy đỉnh M được hình thành cao hơn đỉnh của phạm vi phiên Á 25 pip.
Và sau đó thì giá bắt đầu quay đầu giảm hình thành 3 cấp độ L1 (Level 1), L2
(Level 2) và L3 (Level3) cho đến phiên Mỹ thì đảo chiều tăng mạnh. Đó
cũng là thời điểm mà chúng ta tìm cơ hội giao dịch đảo chiều tuyệt vời.

Phần 4: THIẾT LẬP BIỂU ĐỒ


Hệ thống này phần lớn là không sử dụng chỉ báo, chỉ trong một vài trường
hợp thì chúng ta vẫn cần thêm xác nhận của chỉ báo, bao gồm một vài chỉ báo
bên dưới đây:
• Mô hình nến
• EMA 5/13/50/200
• Chỉ báo xác định phiên giao dịch (Colour-code Session)
• Chỉ báo xác định đỉnh/đáy của ngày trước đó
• Pivot Points
• TDI
• MM Level Count
Những chỉ báo này chủ yếu giúp cho anh em trader phân tích thị trường dễ
dàng hơn.
Bây giờ chúng ta sẽ đi tìm hiểu từng chỉ báo nhé.
1. Mô hình nến
Đây là phần đầu tiên và cũng có lẽ là phần quan trọng nhất cần hiểu về nến
và hành động giá đó là trong điều kiện thị trường không phù hợp thì những
mô hình nến này gần như không có ý nghĩa và giá trị giao dịch nào cho anh
em trader cả.
Ví dụ như một mô hình búa xuất hiện ở giữa xu hướng thì tương đối vô
nghĩa, nhưng nếu nó xuất hiện ở đỉnh hoặc đáy của ngày trước đó thì lại có ý
nghĩa giao dịch hơn cho trader.
Một điều quan trọng nữa đó là mô hình nến chỉ được xác nhận khi có nến
đóng cửa.Cụm từ “Ở phần sau của giờ giao dịch” đề cập đến hành vi của nến
nhằm cung cấp ý nghĩa thực sự của chúng trong phần cuối của chu kỳ.
Đây là một đặc tính được MM kiểm soát và đặc biệt dáng chú ý trong các
biểu đồ ngày và 4 giờ. Ở những khu vực mà họ có ý định thuyết phục các nhà
giao dịch nhỏ lẻ rằng sẽ có sự tiếp diễn trong xu hướng thì việc để một nến
xanh hoặc đỏ với thân nến lớn cho đến những khoảnh khắc cuối cùng khi nó
được kéo ngược trở lại để lộ ra một bóng nến hoặc một vài hình dáng tương
tự khác.
Các mô hình nến hữu ích nhất cho chúng ta trong điều kiện này đó là:

Nến có đuôi nến


Nến này có thể bao gồm các nến tăng hoặc giảm một cách đợt biến, các nến
có đuôi nến dài hoặc nến có lớn rất lớn trong biểu đồ M15. Những nến này
được thiết kế để khiến các trader nhỏ lẻ trở nên phấn khichs và giao dịch theo
cảm xúc, khiến bạn tham gia giao dịch. tuy nhiên thì giá đã bị kéo ngược trở
lại trước khí nó đóng cửa và những nhà giao dịch tham gia vào sự phấn khích
sau đó đều bị mắc kẹt.
Những nến này thường được thấy nhiều nhất ở cấp độ 1 của một thiết lập đảo
chiều nhưng điều quan trọng mà bạn cần nhớ đó là giá hầu như sẽ luôn sẽ
được kéo trở lại rất nhanh sau đó.
Một vị trí khác mà những nến này thường xuất hiện đó là ở cấp độ 3 của chu
kỳ 3 ngày.

Nến Spinning Tops, nến Hammer, nến Inverted Hammer, nến Doji

Nên Evening Star và Morning Star


Nến Evening Star và Morning Star thường được mô tả là những nến thể hiện
sự thiếu quyết đoán của MM. Trong bối cảnh này thì chúng được coi như là
một phần mở rộng của sự hình thành mô hình RRT. Chỉ đơn giản là biến nó
thành mô hình RRT trong khung 45 phút thay vì RRT ở khung 30 phút. Vì
vậy đây không phải là sự thiếu quyết đoán MM, họ biết chính xác họ đi đâu.

Mô hình RRT (Rail Road Track)


RRT thường lừa những nhà giao dịch đi theo hướng của nến đầu tiền nhưng
nó nhanh chóng bị dội ngược lại ở nến tiếp theo. Chúng thực sự là một trườn
hợp đặc biệt của mô hình M hoặc W. Mô hình đơn giản là xảy ra nhanh
chóng hơn nên nó được nén thành RRT.
Sự nén mô hình này có thể được quan sát thấy khi các mô hình M/Ư trên
khung M15 được quan sát trên khung H1 hoặc H4.

Mô hình kiểm tra đỉnh


Mô hình kiểm tra đỉnh xảy ra ở mức cao nhất của ngày trước đó.
Ví dụ như xu hướng hiện tại đang tăng nhưng khi giá tiếp cận đến đỉnh cao
nhất của ngày trước đó thì mô hình đảo chiều xuất hiện. bất kỳ mô hình nến
nào cũng có thể xảy ra trong vùng này và tất cả đều có ý nghĩa tương tự là
bạn nên thay đổi xu hướng và giao dịch ngược lại với xu hướng kỹ thuật
trước đó.
Nếu như mô hình này kiểm tra vùng đỉnh trước đó 2 lần nhưng trong đó bạn
thấy giá thất bại khi đóng cửa lên trên mức cao nhất của đỉnh đầu tiên thì bạn
không cần phải đợi mức dừng lỗ của mình bị kích hoạt mà thay cào đó bạn có
thể thoát lệnh và chờ cơ hội khác chắc ăn hơn.
Bạn có thể xác định mức đóng cửa ngay bên dưới mức đỉnh trước đó và
không cần phải đọi giá quay đầu giảm và xác nhận sự đảo chiều, nói cách
khác bạn thực hiện giao dịch với kỳ vọng đảo chiều thời điểm này. Điều này
sẽ tạo ra điểm dừng lỗ nhỏ đáng kể và mức chốt lời lớn hơn khi giá quay trở
lại theo hướng đã định.

Mô hình kiẻm tra đáy


Mô hình này thì ngược lại với mô hình kiểm tra đỉnh, hành động giá giảm
xuống và khi tiếp cận đến đáy trước đó thì có những thay đổi hành động giá
xung quanh vùng đáy này.
Không nên sử dụng những nến có sự tăng vọt một cách đột ngột để làm điểm
vào lệnh. Bạn sẽ thường xuyên quan sát thấy một nến tăng hoặc giảm đột
biến một cách rất nhanh chóng theo tin tức và sau đó thì nó đi theo chiều
ngược lại một cách nhanh chóng.
Khi các nến này được sử dụng trong thị trường trực tiếp thì các điểm vào lệnh
sẽ được đẩy ra các điểm bên ngoài của đợt tăng hoặc giảm mạnh để đảm bảo
rằng các nhà giao dịch nhỏ lẻ được khớp lệnh ở những điểm bất lợi nhất có
thể và sau đó thì họ đẩy giá nhanh chóng khiến những nhà giao dịch nhỏ lẻ
này bị dừng lỗ. Nến tin tức thực sự không khác gì hơn là một phương tiện để
các tổ chức lớn như ngân hàng, nhà môi giới hoặc đại lý lấy tiền của các
trader nhỏ lẻ.
Các đường EMA
Đường trung bình động nếu được sử dụng đúng cách (tức là trong bối cảnh
phương pháp của nhà tạp lập thị trường) thì nó có thể giúp trader:
• Nắm được hướng đi của thị trường
• Nắm được động lượng của thị trường
• Xác định được điểm vào lệnh và thoát lệnh
• Các ngưỡng kháng cự hỗ trợ động
• Xác định được mục tiêu chốt lời
Đường trung bình EMA hoặc đường WMA có áp dụng các trọng số giảm
theo cấp số nhân. Trọng số của các điểm dữ liệu cũ giảm theo cấp số nhanh
khiến cho những quan sát trong thời gian gần trở nên quan trọng hơn nhiều
trong khi vẫn không loại bỏ hoàn toàn những quan sát cũ.
Các đường EMA cụ thể được sử dụng trong các biểu đồ của Mauro là các
đường EMA 5, 13, 50 và 200:
• Sự giao nhau của EMA có thể đưa ra những yếu tố kích hoạt cho điểm
vào lệnh hoặc xác nhận xác yếu tố kích hoạt cho điểm vào lệnh khi
được xem trong bối cảnh phù hợp
• Trong đó đường EMA 5 và EMA 13 là các đường tín hiệu
• Đường EMA 50 là đường cân bằng và thể hiện được xu hướng trong
ngày cho chúng ta
• Đường EMA 200 là đường trung bình giúp trader xác định xu hướng
dài hạn của thị trường
Lưu ý rằng đường EMA 200 đại diện cho đường EMA 50 trên khung thời
gian cao hơn tiếp theo, vì vậy, nếu như bạn đang sử dụng biểu đồ 15 phút thì
EMA 200 thể hiện xu hướng hiện tại trên biểu đồ hàng giờ và bằng cách này
bạn có thể thấy được xu hướng hàng giờ trên biểu đồ M15.
Các đường EMA 50 và 200 được các tổ chức sử dụng rất phổ biến và thậm
chí còn được báo cáo trong các thông báo công khai. Sự giao cắt cảu các
đường EMA này có thể được sử dụng làm tín hiệu mua bán hiệu quả cho các
nhà giao dịch.
Bối cảnh của EMA rất quan trọng, nếu như bạn đang ở cấp độ 3 thì EMA gần
như chắc chắn sẽ đi sai hướng tuy nhiên khi sự đảo chiều xảy ra thì sự giao
cắt của EMA sẽ theo sau tín hiệu này và điều này sẽ cung cấp sự xác nhận về
xu hướng cho chúng ta.
Ngoài ra, khi đường EMA trải rộng ra và cấp độ 3 có thể được xác định, rấy
có thể xu hướng sẽ sẵn sàng đảo chiều. đường EMA sẽ đi theo chứ không
phải dẫn đầu xu hướng.
Điều quan trọng là bạn phải chấp nhận và hiểu được rằng không có chỉ báo
nào có khả năng xác định khi nào nên thực hiện giao dịch. Nắm được mô
hình và đếm được chu kỳ vẫn là những điểm quan trọng nhất mà bạn phải
nắm được.
Trên thực tế nhiều người sử dụng phương pháp này họ không dừng các chỉ
báo, việc đếm được chu lỳ và nắm được các mô hình là trọng tâm và đủ để
giúp họ giao dịch thành công.
Tuy nhiên thì vẫn còn tồn tại một ngoại lệ đó là nếu như bạn gặp khó khăn
trong việc đếm chu kỳ trên biểu đồ giá vì nó quá nhiễu thì việc sử dụng EMA
có chu kỳ nhanh như EMA 5 thì có thể giúp các bạn nhanh chóng xác định
được các mô hình khá rõ ràng hơn.

Chỉ báo các phiên giao dịch (Colour-Code Session)


2 hộp có thể được vẽ trên biểu đồ.
Với hộp thứ nhất sẽ được vẽ xung quanh phiên Á và chỉ đơn giản là biểu thị
khu vực vùng tích lũy được mong đợi trong giai đoạn này. Điều này không có
nghĩa là một phạm vi giá chỉ bị phá vỡ bên ngoài cái hộp này, cũng không có
nghĩa là bạn nên xác định phạm vi nhỏ hơn xảy ra trong giai đoạn này. Nên
lưu ý rằng đây chỉ là một hướng dẫn cho bạn.
Hộp thứ 2 đó là một hộp nhỏ hơn và nêu bật thời điểm có khả anngw cao xảy
ra sự đảo chiều của thị trường (Đảo chiều phiên Mỹ). Nó bắt đầy khi mở cửa
phiên Mỹ và kéo dài trong khoảng 3 tiếng đồng hồ.
Nếu như giai đoạn này cũng bao gồm cả ADR (biến động giá trong ngày )
cao hoặc thấp thì khả năng đảo chiều trong hoặcxung quanh vùng này thậm
chí còn cao hơn rất nhiều. tuy nhiên thì trước đó, đây không phải là nơi duy
nhất mà sự đảo chiều có thể xảy ra và chỉ nên được coi nó như một hướng
dẫn hoặc vùng giá cho bạn tham khảo thì tốt hơn.
Trong giai đoạn này, điều quan trọng nhất với bạn vẫn là phải duy trì việc
đếm chu kỳ vì đây là yếu tố quan trọng nhất cho bạn biết liệu thị trường có
khả năng xảy ra đảo chiều hay không.

Chỉ báo xác định đỉnh đáy của ngày trước đó


Đỉnh đáy của ngày trước đo được nhà tạp lập thị trường sử dụng để bẫy khối
lượng. Vậy cho nên điều quan trọng là bạn cần phải biết được giá hoạt động
như thế nào quanh vùng giá này vào ngày hôm sau. Các mức này thường sẽ
tương ứng với những mức kháng cự hỗ trợ khác.
Khi điều này xảy ra, chúng ta sẽ không thấy có gì lạ khi thấy giá tiếp cận với
những mức này và sau đó vượt qua chúng. Vào những thời điểm khác, giá có
thể tiến gần những không hoàn toàn chạm đến những đỉnh hoặc đáy của ngày
trước đó. Điều này cho bạn biết rằng giá hiện tại đã ở hướng chính xác, do đó
bạn sẽ kỳ vọng giá bật xuống hoặc bật lên tùy từng trường hợp.
Điều nàu thường xảy ra nhiều nhất là vòa khoảng thời gian phiên Âu mở cửa.
Bạn nên nhớ rằng đây có thể là một phần trong mục đích của các nhà tạo lập
thị trường nhằm giữ các nhà giao dịch bị mắc kẹt. Ví dụ như giá đã tiếp cận
đến vùng đỉnh trước đó và có các vị thế bị mắc kẹt ở đây. Sau đó thì họ
không muốn đẩy giá lên đó một lần nữa nhưng sau đó sẽ tiếp cận nó và thậm
chó có thể tăng đột biến với spread mở động ra và đột ngột rút giá quay
ngược trở lại một lần nữa.
Vì vậy điều này trở thành một mảnh ghép khác giúp xác định những “vùng
tấn công” trên biểu đồ.
Dao động giá trung bình cao nhất và thấp nhất trong ngày (ADR
High/Low)
ADRR là chỉ báo dao động, tuy nhiên thì nó cũng rất khó xác định nên là
Mauro đã tạo ra một phiên bản khác có thể đọc trên biểu đồ giá và cung cấp
giá trị cao nhất và thấp nhất của dao động giá cho trader.
Nắm được chỉ báo ADR và các đỉnh đáy mục tiêu dựa trên chỉ báo ADRR có
thể giúp trader xác định các khi vực mà giá có thể xảy ra sự đảo chiều.
Cũng như những chỉ báo khác, sức mạnh thực sự của ADR chỉ được xác nhận
khi tín hiệu của nó hợp lưu với những chỉ báo khác đang được sử dụng, đặc
biệt bao gồm chỉ báo Pivot Point hoặc với đường MA 200 hoặc 50.

Pivots
Pivot Point là một chỉ báo phổ biến, nó cung cấp cho trader những mức giá
quan trọng dựa trên phạm vi giao dịch của ngày trước đó. Nó có thể cung cấp
manh mối về vị trí của đỉnh hoặc đáy của ngày hôm nay và cũng như chỉ báo
khác, tín hiệu của nó chỉ thực sự hiệu quả khi có sự hợp lưu với nhiều tín hiệu
khác.
Trên thực tế các mức mà chỉ báo Pivot cung cấp là những mức của ADR vì
chúng dựa trên đỉnh đáy và giá đóng cửa của nến ngày hôm trước xác định.
Các bạn nhìn hình bên dưới:
Vì thế nếu nến của ngày hôm trước có màu đỏ thì điều này cho thấy hôm nay
có thể là ngày M1/M3 (tức có nghĩa là giá sẽ di chuyển giữa trục M1-M3)
như hình trên.
Ngược lại, nếu nến của ngày trước đó có màu xanh thì điều này cho thấy hôm
nay có thể là ngày M2/M4 (Tức có nghĩa là giá sẽ di chuyển giữa trục M2-
M4).
Nói một cách khác:
1. HOD có nhiều khả năng nằm giữa ở các điểm trục M3 hoặc M4
2. LOD có nhiều khả năng được đặt tại hoặc gần các điểm trục giữa M1
hoặc M2
Không có gì đáng ngạc nhiên khi bạn xem xét những điểm này trên biểu đồ
của mình, bạn sẽ thường thấy rằng chúng nằm trên hoặc dưới 25-50 pip so
với phạm vi của phiên Á.
Tương tự nếu như bạn có thể tham gia giao dịch tại HOD thì mục tiêu hợp lý
có thể là M1 hoặc M2. Điều này có thể hữu ích khi bạn đang đi theo xu
hướng và cố gắng tránh thoát lệnh sớm khi có pullback. Việc đếm chu kỳ có
thể hiệu quả hơn nhưng các điểm xoay trên chỉ báo Pivots có thể cung cấp
thêm cho chúng ta sự xác nhận.
Có một vài trường hợp mà những điểm xoáy này không còn chính xác đó là
nếu phạm vi giá của ngày trước đó lớn hơn hoặc nhỏ hơn một cách bất
thường thì giá trị dự đoán của chúng sẽ kém chính xác.
Tín hiệu từ chỉ báo Pivots sẽ chính xác hơn nếu nó được kết hợp với chỉ báo
ADR vì nó cho chúng ta biết được phạm vi giao dịch trung bình hằng ngày
trong 2 tuần qua. Vì vậy, ví dụ nếu như đỉnh của ADR tương ứng với M3 và
đó cũng là vị trí của EMA 200 thì đây chính là khi vực có khả năng đảo chiều
cao.
Giống như tất cả những chỉ báo khác, nhà giao dịch chỉ nên sử dụng nó như
một bộ lọc cho chiến lược và có thể diễn giải bộ lộc đó trong bối cảnh thông
tin được cung cấp thêm hoặc được hợp lưu thêm từu chỉ báo khác và cũng
lưu ý rằng là hành động giá hoặc các mô hình biểu đồ sẽ xác nhận cho chúng
ta nhiều thứ khác, chỉ báo chỉ hỗ trợ thêm cho chúng ta thông tin xác nhận
hoặc cung cấp hướng dẫn để quá trình phân tích được khách quan nhất có thể.

Chỉ báo RSI


Chỉ báo tiếp theo mà chúng ta có thể sử dụng trong hệ thống này đó là RSI và
khi sử dụng chỉ báo này thì bạn cần lưu ý những điểm sau:
1. Tín hiệu của RSI dựa trên việc giá đóng cửa và không có xu hướng
phản ứng với sự biến động đột biến của giá trên thị trường
2. Giúp xác nhận sự thay đổi động lượng. Điều này được thể hiện rõ hơn
bằng sự giao cắt của đường EMA 50 và đây là sự xác nhận quan trọng
khi bạn thấy có tín hiệu đảo chiều xuất hiện. Ví dụ như thông qua mô
hình M xuất hiện thì bạn có thể xác nhận lại với tín hiệu này.
3. Khi chỉ báo RSI vượt qua được cơ sở tức đường 50 cũng thể hiện sự
dịch chuyển động lượng vì vậy mô hình này xác nhận những gì bạn
đang thấy trên hành động giá và cả đường EMA
4. Các điều kiện quá mua hoặc quá bán của RSI thường được thấy ở
những vùng cực đoan như đỉnh hoặc đáy. Khi tín hiệu này xuất hiện
(tất nhiên là trong bối cảnh phù hợp) thì bạn sẽ kỳ vọng thị trường sẽ
hình thành mô hình M hoặc W trong chính chỉ báo RSI
5. RSI cũng là chỉ báo tuyệt vời trong việc phát hiện tín hiệu phân kỳ,
điều này có nghĩa là khi nhà tạo lập thị trường đẩy giá tăng một cách
đột biến để lôi kéo những nhà giao dịch nhỏ lẻ tiếp tục đi sâu hơn vào
hướng đó thì chỉ báo RSI sẽ lọc tín hiệu này ra vì nó dựa trên mức giá
đóng cửa mà hình thành. Giá có thể cho thấy chuyển động tăng dần vì
nó dựa trên các mức giá cao nhất trong khi chỏ báo RSI có thể đi ngang
hoặc thậm chí là chuyển động giảm xuống. Đây chính là tín hiệu phân
kỳ

Chỉ báo TDI (Trader Dynamic Index)


Chỉ báo TdI có thể được tìm thấy trên tradingview nhé các bạn. Thực tế
chỉ báo TDI là chỉ báo được cải tiến từ chỉ báo RSI, nó kết hợp thêm một
vài chi rbaos khác bao gồm một vài đường sau:
1. Đường RSI cơ bản
2. Đường tín hiệu (màu đỏ) cung cấp các tín hiệu mua bán khi chỉ báo
RSI có sự giao cắt và nó thường có xu hướng sớm hơn nhiều so cới
việc bạn đợi chỉ báo RSI giao cắt với đường giữa
3. Đường cơ sở của thị trường thay thế đường giữa thôgn thường của
chỉ báo RSI, ngoài trừ việc nó là đường động và có thể có sự giao
cắt xảy ra sớm
4. Dải biến động giá (2 đường màu tím) tương tự như dải Bollinger
Bands nhưng được áp dụng cho đưởng cơ sở của chỉ báo
Dải biến động giá có một vài công dụng cần lưu ý:
1. Chúng hoạt động như những đường kháng cự hỗ trợ dựa trên mức
giá đóng cửa mạnh mẽ hơn
2. Khi các dải xứa lại đường RSI sau tín hiệu phá vỡ thì đó là dấu hiệu
của sự suy yếu và tín hiệu đảo chiều sắp có thể xảy ra và tín hiệu săn
dừng lỗ sắp xuất hiện
3. Và nếu nằm trong bối cảnh thích hợp thì họ có thể xác định xác
điểm vào lệnh, điểm thoát lệnh và điểm dừng lỗ
Mauro sử dụng chỉ báo này với mục đihcs là xác định những mô hình sau. khi
xem xét trong bối cảnh hành động giá, sẽ cung cấp một vài manh mối kích
hoạt điểm vào lệnh thậm chí còn chính xác hơn.
1. Tín hiệu bán với vây cá mập (Shark Fin)
Hãy tìm kiếm những đặc điểm thị trường sau:
• Dải biến động một cách chặt chẽ và cho thấy được phạm vi phiên Á
đang nằm trong giai đoạn tích lũy
• Đường RSI vượt ra khỏi dải biến động, miễn là giá nằm trong vùng phù
hợp (cao hơn phạm vi phiên Á từ 25 pip đến 50 pip) thì điều này cho
thấy giá đang nằm trong vùng săn dừng lỗ của các nhà tạo lập thị
trường
• Nếu nó đạt đến trạng thái quá mua và hành động giá phù hợp thì đây có
thể là khu vực lý tưởng để canh bán
• Đường RSI sau đó sẽ cắt trở lại bên dưới đường tín hiệu sao cho trông
giống như vây cá mập (Shark Fin), như vậy việc tham gia giao dịch
thời điểm này là hợp lệ
• Sau đó thì chỉ báo RSI vượt qua đường tín hiệu màu đỏ, việc tham gia
giao dịch tại thời điểm này vẫn có hiệu lực
• Lưu ý rằng những vị trí phụ để vào lệnh này cũng sẽ đại diện cho
những vị trí tiềm năng để vào thêm vịt hế
• Khi giao dịch diễn ra thì thông thường bạn sẽ cố gắng đếm chu kỳ
thông qua dữ liệu hành động giá. Tuy nhiên thì bạn sẽ có được xác
nhận sâu hơn về điều này hi xem xét hình dạng/mô hình của chi báo
RSI trong hành trình hành động giá quay trở lại phía bên kia của dải
biến động
• Một điểm thoát lệnh được kiến nghị khi chỉ báo RSI đạt đến dải biến
động đối diện và cắt lại đường tín hiệu một lần nữa
Nhắc lại một lần nữa là những điểm này chỉ có giá trị khi nó xảy ra đúng vị
trí, đúng bối cảnh. Ví dụ như nếu nó xảy ra trong giai đoạn tích lũy thì điều
đó vô nghĩa. Nó được sử dụng trong vùng khu vực mà hành động giá sẽ xác
định tín hiệu săn dừng lỗ (nơi xuất hiện mô hình M/W)
2. Tín hiệu mua vào với vây cá mập
Nguyên tắc cũng tương tự nhưng ngược lại thôi nhé.
Cá bạn nhìn hình bên dưới là giao diện của chỉ báo TDI và những tín hiệu mà
chúng ta có thể sử dụng để giao dich:
Tín hiệu hợp lưu
Một số mô hình và tín hiệu khi kết hợp với nhau sẽ cung cấp các thiết lập
giao dịch có xác suất rất cao. Tuy nhiên, nhìn chung bạn cần phải xem xét:
• Hành động giá và mô hình
• M/W
• Mô hình nửa người dơi
• Mô hình RRT
• Mô hình Straightway

• Đếm
• Chu kỳ tuần
• Chu kỳ 3 ngày
• Chu kỳ trong ngày

• Thời điểm
• Khoảng cách từ phạm vi giá phiên Á
• Cần thêm một đợt đẩy giá sau khi tích lũy

• Chỉ báo
• EMA 5/13
• Ema 50/200
• RSI/TDI
• Pivots

Phần 5: THIẾT LẬP GIAO DỊCH


Ở phần này chúng ta sẽ nói về những thành phần trong hệ thống giao dịch
này. Đây là những thành phần quan trọng nhất mà bạn cần phải xét tới khi
tìm kiếm một tín hiệu hoặc thiết lập giao dịch.

Các thành phần của hệ thống giao dịch MMM


Điều đầu tiên bạn cần phải xem xét tới đó là lý do cần thiết để tham gia thị
trường. Về cơ bản thì nó bao gồm những điều bên dưới đây:
• Một thiết lập và trong trường hợp này thì nó sẽ bao gồm việc bạn biết
được thị trường đang ở cấp độ nào trong chu kỳ và đánh giá của bạn về
xu hướng thực sự của thị trường thực sự như thế nào
• Phải có tín hiệu giao dịch xuất hiện rõ ràng trên biểu đồ
Và tín hiệu mà chúng ta đang nói tới ở đây đó là:
1. Tín hiệu săn dừng lỗ thường được hình thành dưới dạng đuôi nến quét
đỉnh hoặc đáy
2. Hình thành được mô hình W hoặc M
Một khi bạn nắm được thị trường cấu trúc hiện tại như thế nào thì thực sự chỉ
có 4 giao dịch mà bạn nên tìm kiếm, những giao dịch nào có độ chính xác cao
hơn 90% và có thể mang lại thành công to lớn cho bạn.
Khi tìm kiếm các thiết lập giao dịch thì điều quan trọng là các thiết lập đó
phải rõ ràng và được xác định một cách đơn giản đối với bạn. Nếu chúng
không xuát hiện thì mục tiêu của bài tập này là hãy tiếp tục việc giao dịch vào
ngày tiếp theo.
Vậy thì bắt đầu mỗi ngày giao dịch, kế hoạch của chúng ta sẽ là:
1. Nhận biết sự hình thành đỉnh hoặc đáy của tuần
2. Xác định các thiết lập trong bối cảnh này, đặc biệt là tìm kiếm các thiết
lập nguyên sơ nhất, đơn giản nhất, nơi mà có cơ hội giao dịch tối đa để
mở rộng được khối lượng giao dịch lớn mà không lo lắng về thua lỗ
nếu bị dừng lỗ cũng như sự tự tin của bạn về thiết lập giao dịch.

Nguyên tắc dể có được lợi nhuận


Có những nguyên tắc quan trọng cần nhớ sau:
1. Ngưng việc giao dịch hằng ngày
2. Theo dõi thị trường mỗi ngày nhưng nếu như không có thiết lập thì
tuyệt đối không được giao dịch
3. Học cách giao dịch có chọn lọc cao
4. Giao dịch nên bắt đầu từ cuối phiên Á và đến phiên Âu mở cửa trong
khoảng 4 giờ sau đó, còn lại thì nghỉ ngơi và tìm kiếm những thiết lập
đảo chiều khi thị trường phiên Mỹ mở cửa trong khoảng 2 đến 4 giờ
sau đó
5. Luôn vào lệnh giao dịch trong vùng tích lũy nếu có thể. Điều này nên
được thực hiện khi đã có một số tín hiệu hoặc yếu tố kích hoạt tại thời
điểm mà bạn tin rằng HOD hoặc LOD đã hoặc đang hình thành. Nếu
không thì bạn thực hiện giao dịch sau khi giá đã bắt đầu di chuyển, khi
đó việc bạn đuổi theo giá sẽ có tác động tiêu cực đến quy mô của điểm
dừng lỗ, khối lượng giao dịch cũng như lợi nhuận của bạn.
6. Đảm bảo rằng bạn chỉ giao dịch trên cơ sở là nến đã đóng cửa và tốt
nhất là có nhiều tín hiệu xác nhận ở thời điểm đó
7. Chỉ thực hiện giao dịch tại đỉnh hoặc đáy được hình thành trong chu kỳ
trong ngày. Nếu nó trùng với đỉnh hoặc đáy được hình thành trong chu
kỳ 3 ngày tín hiệu này thậm chí còn mạnh hơn
Thay vì đặt mục tiêu kiếm được nhiều pip mỗi ngày để đạt được mục tiêu lợi
nhuận của bạn thì tốt nhật là hãy sử dụng một phương pháp có độ tin cậy cao
và tăng quy mô hợp đồng của bạn lên
Nếu như bạn giao dịch một cách có chọn lọc và có tiêu chí cao thì bạn không
phải khi nào cũng cần ngồi trước máy tính mà thay vào đó bạn sẽ tập trung
hơn vào những gì bản thân cần tìm kiếm. Hãy học cách để làm sao có thể
kiếm được 50 pip mỗi ngày.

Sự tương quan giữa các cặp tiền


Nhìn vào danh sách các biểu đồ H1 sẽ cho phép bạn kiểm tra xem mỗi cặp
đang ở cấp độ mấy của chu kỳ và hiểu được sự tương tác giữa các cặp.
Ví dụ như:
1. Hãy xem xét các cặp tiền hàng hóa như AUD, CAD và nhất là khi
chúng đạt đén cấp độ 3 của chu kỳ, chúng sẽ có sự phản ứng
2. Đồng thời EUR, GBP và CHF sẽ ở cấp độ 2
3. Vì vậy trong khi chúng đang tăng lên cấp độ 3 và các cặp tiền hàng hóa
tương ứng với các cặp chéo của chúng sẽ bị xử lý
4. Vì vậy nếu AUD đi đến cấp độ 3 và đang trong giai đoạn biến động,
điều đó có nghĩa là AUDEUR, AUDJPY, AUDCHF đang hoạt động
bình thường. Đây có thể là những lựa chọn tốt hơn để tìm kiếm một
thiết lập chất lượng.
Những quan sát này không cần thiết để hiểu mô hình này hoặc để kiếm lợi
nhuận, nhưng nó có thể giải thích tại sao đôi khi bạn có thể thực hiện giao
dịch với các tiêu chí hợp lý nhưng thị trường không di chuyển. Vào những
thời điểm này bạn thường có thể quan sát được chuyển động theo các cặp
chéo.
Ngoài ra nó có thể mang lại lợi thế cho bạn nếu như bạn đang giao dịch một
cặp như EURUSD, có thể giá giảm nhanh chóng mà không cung cấp cơ hội
vào lệnh nào. Khi đó bạn có thể kỳ vọng là sẽ cần 1-2 nến để gây ra sự biến
động đối với cặp chéo của nó chẳng hạn như cặp EURGBP.

Kiểm tra danh sách


Sử dụng biểu đồ khung H1 để quét qua nhanh một số loại tiền tệ để bnaj có
thể xác định được cấp độ hiện tại của mình đang trong giai đoạn nào của chu
kỳ 3 ngày và kỳ vọng của bạn đối với chu kỳ trong ngày tiếp theo.
Các cặp tiền mà bạn có thể quan sát thường xuyên:
• EURUSD, EURCHF, EURJPY
• GBPUSD, GBPCHF, GBPJPY
• AUDUSD, AUDCHF, AUDJPY
Điều này sẽ cung cấp một cái nhìn ssau hơn về các cặp chéo của chúng.
Bạn có thể thiết lập ma trận định hướng trong ngày nhằm mục đích bao gồm
các dữ liệu đánh giá cần thiết trước khi bắt đầu quét các thiết lập cụ thể. Ma
tận sẽ bao gồm những dữ liệu sau, các bạn nhìn hình bên dưới:
Quét qua từng cặp và gạch bỏ những cặp không hấp dẫn, những cặp còn lại
sẽ chuyển qua phân tích hành động giá trong ngày chi tiết hơn.

Kết hợp mọi thứ lại với nhau


Mục tiêu chính của phần này đó là quyết định bạn sẽ giao dịch theo cặp nào,
vì vậy bạn sẽ cần phải tự hỏi mình một số câu hỏi khi đánh giá từng biểu đồ.
Một vài câu hỏi cần thiết đó là:
1. Chúng ta đang ở cấp độ nào trong chu kỳ? Các bạn có thể kiểm tra biểu
đồ H1 hoặc M15 từ đó đưa ra đánh giá của bản thân xem bạn có nghĩ
cặp tiền này đang ở giai đoạn chín muồi cho một thiết lập bạn muốn
giao dịch hay không và từ đó theo dõi chặt chẽ hơn.
2. Hôm nay là ngày thứ mấy trong tuần? điều này có thể giúp bạn xác
định mục tiêu lợi nhuận trong ngày là gì. Nếu là chủ nhật hoặc thứ Hai
thì có lẽ nhắm tới 40 hoặc 50 pip đều được tuy nhiên nếu như đó là thứ
Tư hoặc thứ Năm thì sự đảo chiều vào giữa tuần đac được xác định thì
nó có vẻ hợp lý hơn là chuyển giao dịch giao ngay qua giao dịch swing.
3. Chuyện gì đã xảy ra trong 3 ngày qua? Một lần nữa điều này cung cấp
thêm thông tin về giá đến từ đâu bà bạn đang ở đâu trong chu kỳ của
htij trường. hãy nhớ chu kỳ hàng tuần và bạn đang ở giai đoạn nào
trong chu kỳ đó. Điều này có sự phân nhánh đối với loại giao dịch cps
thể xảy ra và các mục tiêu có thể thực hiện được.
4. Giá có thể đi thẳng được không?
Sau khi hỏi những câu hỏi này thì bạn cần đưa ra đánh giá của bản thân về
việc bạn nghĩ thị trường sẽ đi về đâu và bạn dự định tận dụng điều này như
thế nào.

Tìm kiếm những vùng giá tấn công


Vùng giá tấn công là những khu vực mà giá sẽ tìm thấy sự hỗ trợ hoặc kháng
cự trong ngày, do đó nó trở thành nơi có thể hình thành thiết lập giao dịch
của bạn hoặc là nơi có thể thoát giao dịch. Chúng có xu hướng la nơi có
nhiều tín hiệu hợp lưu với nhau cung cấp sự hợp lưu của các tín hiệu.
Vậy nên, các bạn lưu ý bên dưới là những điều cần lưu ý khi tìm kiếm việc
hình thành một vùng tấn công mạnh mẽ:
1. Xác định phạm vi của phiên Á nhỏ hơn 50 pip
2. Xác định bạn đang ở cấp độ nào của chu kỳ
3. Đã có thao tác di chuyển nhanh chóng ra khỏi chiếc hộp phiên Á và có
3 lần giá được đẩy đi mạnh hay không?
4. Có điểm pivot quan trọng nào gần với mức giá này hay không?
5. Có chuyển động giá đi ngang nào trong 30 đến 90 phút sau lần đẩy giá
đầu tiên hay không?
6. ADR có bị tấn công hay không?
7. Các đỉnh hoặc đáy của ngày trước đó đã được giá kiểm tra hay chưa?
8. Các mô hình W/M có xuất hiện hay không?
9. Mô hình nửa người dơi có xuất hiện không?
10. Có mô hình M hoặc W trên chỉ báo TDI hay không?
11. Bạn có nhận thấy được sự hình thành vây cá mập hay không?
12. Chỉ báo RSI có cắt đường tín hiệu hay không?
13. Có hỗ trợ hoặc kháng cự nào được xác định từ một trong các
đường EMA hay không?
14. Có nến đảo chiều trùng với các mô hình này bao gồm RRT, mô
hình búa, mô hình sao hay các nến có đuôi nên dài hay không?

Gợi ý quy trình giao dịch


Điều đầu tiên khi bạn bắt đầu giao dịch đó là phải kiểm tra tin tức trong ngày.
forexfactory.com hoặc ngay trực tiếp trên traderviet.org đều có lịch tin tức
hàng ngày, bạn có thể truy cập và kiểm tra.
Hãy nhớ rằng tin tức là yếu tố quan trọng vì nó có thể làm nhiễu các tín hiệu
kỹ thuật bất kể từ hành động giá hay chỉ báo kỹ thuật. Cho nên chúng ta nên
tránh giao dịch trong những thời điểm này ra.
Hơn nữa tin tức được xem như chất xúc tác giúp MM đạt được những mục
tiêu của họ. do đó tốt hơn hết bạn nên tránh tham gia giao dịch khi có tin tức
sắp xảy ra, ngay cả khi bạn đã có nhiều kinh nghiệm hơn va có thể xác định
được những thiết lập giao dịch theo tin tức.
Sau khi kiểm tra tin tức thì bạn nên:
1. Tránh giao dịch ở những tin tức quan trọng ví dụ như tin họp lãi suất
hoặc bảng lương phi nông nghiệp
2. Tránh giao dịch các tin dạng như bài phát biểu của Fed
Là một nhà giao dịch thì công việc của bạn đó là xác định đúng điều kiện thị
trường và đưa ra quyết định thích hợp.
Đối với thị trường thì chỉ có 3 điều kiện đó là:
• Vùng giá tích lũy (đây là giai đoạn mà chúng ta có thể dự đoán được
những tín hiệu săn dừng lỗ có thể hình thành)
• Săn dừng lỗ (Bạn phải đợi thiết lập hoặc tín hiệu xác nhận cho việc
này)
• Thị trường có xu hướng (đây là giai đoạn để bạn có thể thực hiện giao
dịch, trong giai đoạn này bạn phải đếm chu kỳ và tìm cách tối đa hóa
lợi nhuận)
Điều quan trọng là bạn phải hình thành được những thói quen cần có khi
kiểm tra biểu đồ và thực hiện giao dịch. Sau đây là những thói quen tốt được
kiến nghị cho các anh em trader:
1. Trước khi tham gia giao dịch 15 phút, hãy kiểm tra biểu đồ giờ và xác
nhận chu kỳ và quan sát đỉnh đáy
2. Trong khung thời gian M15, hãy thực hiện đếm chu kỳ trong ngày
3. Chờ hoặc tìm kiếm một vùng giá nhỏ hơn 50 pip trong phạm vi phiên
Á hoặc tương tự
4. Đợi hoặc xác định giá di chuyển ra khỏi phạm vi này bằng 3 lần đẩy giá
5. Tìm kiếm bằng chứng về sự hình thành mô hình M hoặc W được hình
thành khoảng từ 30-90 phút
6. Để xác nhận thêm thì bạn hãy tìm bằng chứng cho thấy nó được hỗ trợ
hoặc kháng cự bởi chỉ báo Pivot hoặc chỉ báo ADR, các đỉnh đáy trước
đó hoặc với đường EMA
7. Đặt lệnh, đặt điểm dừng lỗ và xác định mục tiêu lợi nhuận (nếu như
bạn sử dụng mục thiêu cố định)
8. Lên sẵn kế hoạch cho các điểm vào lệnh bổ sung (tức những giao dịch
được thêm vào trong quá trình giao dịch)
9. Khi giao dịch của bạn đang tiến triển tốt thì vẫn duy trì việc đếm chu
kỳ và cố găng giữ giao dịch nếu như các cấp độ trong chu kỳ vẫn còn
hiệu lực. nếu như có bằng chứng cho thấy chuyển động đã đạt cấp độ 3
của chu kỳ và hành vi giá không được ổn định hoặc bạn nhìn thấy mô
hình đảo chiều mới cuất hiện thì hãy thoát giao dịch
Và dưới đây là danh sách kiểm tra được thu gọn lại cho các bạn dễ nắm bắt:
1. Thời điểm hết tin tức ít nhất 1 giờ (thanh khoản cạn kiệt trong khoảng
thời gian này)
2. Kênh tích lũy dưới 50 pip
3. Chu kỳ hiện tại của thị trường là bao nhiêu?
4. Vào lệnh với mô hình M hoặc W ở cấp độ 3
5. Đỉnh hoặc đáy cao nhất của ngày trước đó bị khóa
6. Nến đóng cửa khung H1 hoặc xu hướng hiện tại
7. Điểm xoay M1/M2 M3/M4
8. Có tín hiệu từ chỉ báo TDI
9. Sự hình thành của nến hiện tại

Market Timing
Thời điểm tốt nhất để giao dịch trong ngày đó là:
• 1:00 am – 5:00 am theo giờ ET (Phiên Á/Âu)
• 8:00 am – 11:00 am theo giờ ET (Phiên Mỹ)
Thời điểm tốt nhất để giao dịch có liên quan đến chu kỳ 3 ngày hoặc chu kỳ
hàng tuần. hãy quan sát rằng chu kỳ bắt đầu vào chủ nhật và bạn sẽ kỳ vọng
sự đảo chiều vào giữa tuần thường sẽ là khoảng thứ Ba hoặc thứ Tư, nên
những ngày có lợi nhuận thường có thể là thứ Tư, thứ Năm hoặc thứ Sáu.
Thị trường từ giữa tháng 12 đến giữa tháng 1 thường khá biến động và có thể
khó giao dịch. Điều này là do các MM thường nghĩ lễ nhiều trong giai đoạn
này. Bất cứ khi nào có kỳ nghỉ lễ ở Hòa kỳ thì kỳ vọng phiên Á thường sẽ
hoạt động nhiều hơn và biến động giá cũng sẽ lớn hơn. Vì đây có thể là phiên
giao dịch sôi động hơn những phiên còn lại.
Các tin tức không nên được giao dịch, chúng ta nên tránh thời điểm này, mà
chúng ta nên hiểu đó là phương thức đẻ MM hoàn thành cấp độ của họ.
Trong hầu hết các trường hợp nếu như bạn chỉ thực hiện các thiết lập tốt nhất
thì bạn có thể có được 2-3 giao dịch mỗi tuần.

Vùng giao dịch


Có một vài đặc điểm cần xem xét khi xác định những vùng giao dịch lý
tưởng:
• Phạm vi lý tưởng của phiên Á là ít hơn 50 pip: điều này thể hiện được
vùng giao dịch có tính chu kỳ và nó phù hợp với chu kỳ dự kiến
• Vùng giao dịch được thiết lập cao hơn hoặc thấp hơn vùng giá phiên Á
khoảng từ 25-50 pip
Lý do cho điều này đó là do hầu hết nhà giao dịch nhỏ lẻ đặt điểm dừng lỗ
của họ khoảnh từ 25 -50 pip sau khi đặt lệnh. Trong các cặp tiền không di
chuyển quá nhanh như CAD. Phạm vi giao dịch thường nhỏ hơn, ngược lại ở
những cặp có biến động giá nhiều hơn như cặp GBPJPY thường sẽ có phạm
vi biến động giá lớn hơn. Nếu như chưa có sự tích lũy đủ vị thế thì giá có thể
lại dịch chuyển 25 pip hoặc cao hơn để đạt được sự tích lũy vị thế lớn hơn.
• Các thiết lập giao dịch xảy ra trong giờ cuối cùng của phạm vi phiên Á
hoặc 2-3 giờ đầu tiên của phiên Âu
Thiết lập giao dịch có thể xảy ra sớm hơn hoặc muộn hơn trong giai đoạn này
và cần có sự thận trọng cũng như phán đoán khi quyết định thcuwj hiện các
giao dịch này hay không. Về cơ bản, nếu thiết lập xảy ra thì bạn có thể giao
dịch với điều kiện là phải đạt được những tiêu chí quan trọng.
Hình bên dưới thể hiện sau vùng giá tích lũy phiên Á thì giá có thể vượt lên
trên hoặc xuống bên dưới vùng giá này khoảng 25-50 pip:
Giao dịch đi thẳng (Straightaway trade)
Đây là kiểu giao dịch khó nhận biết nhất trong các loại giao dịch. Giao dịch
đi thẳng là động thái bị bẫy giá được thực hiện vào ngày hôm trước hoặc
phiên trước đó. Nó bị dẫn dắt bởi tin bảng lương phi nông nghiệp, một động
thái bẫy giá có thể xảy ra sớm hơn 2 ngày trước đó, sau đó là sự tích lũy kéo
dài.
Vì thế nên khi quá trình tích lũy kết thúc, giá di chuyển qua xu hướng thực sự
mà không cần phải săn dừng lỗ, đó là lệnh săn dừng lỗ mà chúng ta thường
dùng để xác định vùng tấn công đã có nói ở trước đó.
Các bạn nhìn hình minh họa bên dưới:
Sau khi bẫy giá được xác định từ phiên giao dịch trước đó hoặc ngày trước đó
thì ta thấy giá tăng lên mạnh mẽ và hình thành vùng giá tích lũy tiếp theo và
không có tín hiệu săn dừng lỗ nào cả.
Một vài điểm các bạn cần xác định:
• Thời điểm – Sau vùng tích lũy cấp độ 1
• Phù hợp với các tín hiệu phân tích kỹ thuật
• Giá hồi về đường EMA 50 hoặc 13

Chân sóng thứ 2 của mô hình M/W


Đây là mô hình giao dịch cơ bản của hệ thống này, nó rất dễ xác định và đáng
tin cậy nhất với mức dừng lỗ nhỏ nhất trong tất cả các mô hình.
Các đặc điểm của thiết lập này như sau:
• Phạm vi phiên Á nằm trong khoảng 50 pip
• Hành động gí di chuyển ra khỏi phạm vi phiên Á khoảng từ 25 đến 50
pip vào vùng giao dịch (Vùng giao dịch thì mình đã nói trước đó rồi
nhé.).
• 3 lần đẩy giá
• Mô mô hình M hoặc W được hình thành trong đó đỉnh thứ 2 của mô
hình M hoặc đáy thứ 2 của mô hình W sẽ hoạt động yếu hơn đỉnh hoặc
đáy đầu tiên của mô hình. Và khoảng thời gian giữa 2 đỉnh hoặc 2 đáy
của mô hình này thường là khoảng trong từ 30 đến 90 phút.
Tuy nhiên thì có một vài biến thể có thể chấp nhận được với những mẫu này
và chúng bao gồm:
• Một Phiên Á hẹp hơn sẽ hấp dẫn hơn với trader
• Một phạm vì phiên Á bùng nổ trong đó phạm vi này đã có thể chuyển
từ mức thấp hơn hoặc cao hơn sang một mức khác nhưng vẫn nằm
trong một khu vực tương đối hẹp.
• Mô hình M/W xuất hiện dưới dạng mô hình RRT, tức là chúng ta sẽ
thấy mô hình M hoặc W xuất hiện ở trong khung thời gian thấp hơn
• Mô hình RRST thường sẽ có một nến nhỏ ở giữa tạo ra một mô hình
RRT chậm hơn một cách hiệu quả
• Mặc dù là giao dịch thường được dựa trên hành động giá của phiên Á
nhưng đôi khi thời gian lại khác nhau. Vì vậy điều quan trọng là phải
diên giải những gì bạn đang thấy trong bối cảnh của mii hình chứ
không chỉ dựa vào thời gian.
Thiết lập giao dịch sẽ bị hủy bỏ nếu như bạn thấy hơn 2 giờ trôi qua kể từ
thời gian thực hiện giao dịch ở đỉnh thứ 2 của mô hình M hoặc đáy thứ 2 của
mô hình W cho đến khi giá di chuyển đi. Nếu như bạn thấy giá không di
chuyển trong khoảng thời gian này và có được lợi nhuận thì có điều gì đó
khác đang xảy ra và giao dịch này trở nên kém an toàn hơn.
Khi điều này xảy ra thì thường là do khối lượng giao dịch tích lũy không đủ
và điều đó cho thấy thị trường sẽ di chuyển xa hơn khỏi phạm vi phiên Á và
thực hiện lại quá trình này. Trong tình huống này thì nó có thể di chuyển
thêm 25 pip nữa, lại là khoảng cách tiêu chuẩn cho một điểm dừng lỗ gắn liền
với những vị thế bán trên đỉnh của mô hình M hoặc những vị thế mua phía
dưới đáy của mô hình W.
Nếu như trường hợp này xảy ra thì bạn chỉ cần đợi đến cấp độ tiếp theo và
thực hiện lại quy trình này, vì vậy khoản lỗ nhỏ có thể phải chịu ở lần đầu
tiên được bù đắp ở lần thứ 2. Tuy nhiên thì cũng có thể xảy ra ở lần thứ 3
nhưng ít phổ biến.
Có một số thực tế khác mà bạn cần nắm để giúp ích cho việc giao dịch thiết
lập này tốt hơn. Bao gồm:
1. Ý thức được rằng 3 cấp độ của chu kỳ này không nhất thiết ngày nào
cũng xuất hiện trên biểu đồ.
2. Trung bình cấp 1 và cấp 2 sẽ khoảng 75 pip từ lúc hình thành đỉnh hoặc
đáy cho đến khi tích lũy vào cuối ngày.
3. Bạn sẽ không thể giao dịch được từ đáy hoặc đỉnh một cách chính xác
thế nên bạn nên thêm vào khoảng 10 pip hoặc 15 pip vào các điểm
dừng lỗ hoặc lợi nhuận để giải quyết vấn đề này.
4. Ngoài ra thì phải cộng thêm phí spread và độ trượt trung bình cho mỗi
cặp là khoảng 5 pip.
Các mức giá chính cho giao dịch của bạn sẽ bao gồm:
1. Giá đóng cửa của nến xác định đỉnh thứ 2 của mô hình M hoặc đáy thứ
2 của mô hình W thể hiện cho giá vào lệnh của giao dịch
2. Điểm dừng lỗ sẽ phải cộng thêm khoảng 7 pip
3. Mục tiêu lợi nhuận ban đầu sẽ được đặt khoảng 50 pip kể từ khi mở
lệnh. Tùy thuộc vào cấp độ hiện tại bạn đang giao dịch và ở phần nào
của chu kỳ 3 ngày mà bạn có thể để giao dịch tiến xa hơn và có nên di
chuyển điểm dừng lỗ theo phía sau vùng tích lũy cuối cùng khi nó đã di
chuyển vào vùng giao dịch tiếp theo

Điểm đặt dừng lỗ


Vị trí dừng lỗ lý tưởng nhất là ở trên đỉnh dao động thứ nhất sau khi giá được
đẩy ra khỏi phạm vi tích lũy, điều này rất quan trọng vì việc có cú đẩy thứ 3
tại đỉnh cao nhất của ngày hoặc đáy thấp nhất của ngày không phải là hiếm
hoặc không thường xuyên.
Nếu bạn bị dính dừng lỗ thì điều đó không có nghĩa là mô hình nhất thiết phải
thất bại và bạn cũng không cần thiết phải nghỉ giao dịch trong trường hợp
này.
Trong hầu hết các trường hợp thì đeièu đó có nghĩa là không có sự tích lũy
đầy đủ ở các vị thế ở cấp độ này và MM đã đã quyết định di chuyển thị
trường xa hơn 25 pip để lôi kéo được nhiều nhà giao dịch đi theo hướng này
vì vậy chiến lược trong lần htaats bại đâu fitene này chỉ đơn giản là giá dịch
chueyenr thêm 25 pip hoặc xa hơn để phát triển một mô hình đảo chiều khác
và sau đó tham gia lại giao dịch khi bạn xác định được thiết lập khác tiềm
năng hơn.
Nếu như bạn vô tình giao dịch sai hướng tức là khi bạn đi ngược lại xu hướng
thực sự của thị trường thì chỉ cần nhớ rằng nếu như ADR ở khoảng 150 pip
và bạn biết rằng thị trường di chuyển theo đúng 3 cấp độ thì ngay cả khi là
bạn tiếp tục giữ lệnh hoặc đi sai hướng thì cuối cùng bạn cũng có thể quay trở
lại đúng hướng. Và điều này vẫn có thể giúp bạn có được lợi nhuận miễn là
bạn có điểm đặt dừng lỗ chặt chẽ và duy trì mục tiêu tối thiểu 50 pip.
Hơn nữa lưu ý một điều quan trọng đó là nếu như bạn mở rộng quy mô giao
idchj vào một vị thế sao cho điểm dừng lỗ ban đầu tổn thất tương đối nhỏ so
với tổng thể là được.

Điểm đặt dừng lỗ ở chân sóng đầu tiên


Nếu như bạn vào lệnh ở chân sóng đầu tiên của mô hình M hoặc W thì khả
năng đỉnh cao nhất của ngày trước đó hoặc đáy thấp nhất của ngày trước đó
được giá kiểm tra lại sẽ tăng lên.
Trong những tình huống này, đôi khi người ta lại thấy rằng chân sóng thứ 2
sẽ vượt khỏi đỉnh cao nhất của ngày trước đó hoặc đáy thấp nhất của ngày
trước đó và điều này thì bạn vẫn cần phải tính đến.
Vì lý do này mà mức dừng lỗ của bạn nên được đặt xa hơn. Thực tế thì mức
dừng lỗ khoảng 23 pip đã được kiểm chứng là có hiệu quả trong những tình
huống như thế này.

Điểm dừng lỗ ở chân sóng thứ 2 của mô hình


Ở điểm dừng lỗ được đặt ở chân sóng thứ 2 như đã lưu ý thì đây là điểm vào
lệnh an toàn hơn nhiều, nó cung cấp mức độ xác nhận cao tằng thiết lập là
chính xác và giúp trader có thể bị dừng lỗ với mức rủi ro thấp hơn, thậm chí
nếu đúng thiết lập thì không phải chịu rủi ro trong những trường hợp này.
Điểm vào lệnh ở mức này thì sẽ cần mức dừng lỗ ít nhất từ 7 đến 10 pip nằm
phía ngoài đỉnh cao nhất hoặc đáy thấp nhất của ngày trước đó.

Giao dịch 33
Giao dịch 33 đề cập đến mức tăng 3 cấp độ trong 3 ngày kết hợp với mức
tăng cấp độ 3 trên biểu đồ trong ngày.
Nếu như tín hiệu này được xác nhận thì đó là tín hiệu bán rất mạnh. Vì vậy,
ví dụ nếu như bạn có thể quan sát thấy rằng bạn đang ở ngày thứ 3 của quá
trình tăng sau khi hình thành đáy và trong quá trình di chuyển của cấp độ 3
trong chu kỳ 3 ngày, bạn cũng có thể quan sáy 3 cấp độ chuyển động trên chu
kỳ trong ngày thì sự đảo chiều sắp xảy ra.
Ở những vùng này, có thể sự tích lũy cuối cùng của giá sẽ kéo dài hơn bình
thường và ngày đó giá có khả năng đóng cửa ở đỉnh hoặc gần đỉnh. Những
quan sát này sẽ cung cấp hteem cho chúng ta bằng chứng cho thấy sự đảo
chiều sắp xảy ra thay vì gợi ý rằng giao dịch không hợp lệ
Các bạn nhìn hình bên dưới:

Ta có thể thấy được là trong chu kỳ 3 ngày xuất hiện trên biểu đồ, nếu như
bạn đang ở cấp đọ 3 của chu kỳ thì chỉ cần kiểm tra thêm chu kỳ trong ngày
nếu như giá cũng đang ở cấp độ 3 của chu kỳ trong ngày thì đó là tín hiệu bán
cực kỳ mạnh mẽ.
Các bạn nhìn hình trên ở cấp độ 3 trên hình, các bạn chỉ cần kiểm tra thêm
chu kỳ trong ngày nếu trùng với cấp độ 3 ở chu kỳ trong ngày thì nó có thể
tăng xác suất thành công của chiến lược giao dịch của bạn lên rất nhiều.

Giao dịch Swing


Cơ sở của việc thực hiện giao dịch swing đó chính là tham gia giao dịch khi
hình thành mô hình M/W khi bắt đầu chu kỳ 3 ngày.
Một trong những điểm mấu chốt của phương pháp này đó là không đặt mức
dừng lỗ quá gần với mức giá hiện tại. điều này cụ thể như sau:
1. Thực hiện giao dịch ban đầu và cho phép gia di chuyển 50 pip
2. Khi giá đã di chuyển 50 pip thì hãy di chuyển điểm dừng lỗ của bạn về
điểm huề vốn
3. Sau đó thì sẽ bước vào giai đoạn tích lũy ở cấp 1. Tại thời điểm này thì
bạn đừng di chuyển điểm dừng lỗ. Nếu như bạn di chuyển điểm dừng
lỗ ở vùng tích lũy phiên Á ở giai đoạn này thì có khả năng nó sẽ bị tấn
công trong đợt săn dừng lỗ mở rộng ở phiên Âu.
4. Sau khi có tín hiệu săn dừng lỗ xuất hiện thì bạn hãy di chuyển điểm
dừng lỗ vào phía sàu vùng tích lũy phiên Á, nơi nó vẫn ở đó cho đến
khi bắt đầu cấp độ 3. Bạn không nên di chuyển đò đến vùng tích lũy
tiếp theo vì lý do tương tự đã nói ở điểm số 3.
5. Một khi giá đã đi vào cấp độ 3 thì sau đó bạn có thể di chuyển điểm
dừng lỗ và thoát giao dịch khi thị trường thực hiện điểm săn dừng lỗ
theo hướng của xu hướng kỹ thuật ở giai đoạn này, điều này cho thấy
rằng xu hướng đã kết thúc và thị trường có khả năng đảo chiều.
Đay thực chất là một giao dịch đảo chiều xảy ra sau khi có cơ hội giao dịch
đến từ phiên Âu và nó có những đặc điểm sau:
1. Tín hiệu này thường xảy ra sau 3 giờ giao dịch đầu tiên của phiên Mỹ
(từ 8 giờ dáng theo giờ EST).
2. Giá sẽ ở cấp độ 3
3. Đỉnh cao nhất hoặc đáy thấp nhất của ngày trước đó đã được hình thành
4. Giá đã đạt hoặc vượt mức ADR
5. Giá đã rời xa các đường trung bình động
6. Giá hình thành mô hình nến đảo chiều
7. Giao dịch được mở nếu có thêm sự xác nhận của chỉ báo RSI/TDI
8. Mục tiêu lợi nhuận là EMA 50
9. Lợi nhuận mà bạn có khả năng nhận được đó là khoảng từ 40-50 pip
Lưu ý quan trọng: đó là nếu như mô hình M hoặc W xuất hiện ngay trên
EMA 200 thì giao dịch mà bạn thực hiện có khả năng thành công rất cao.

Giao dịch đảo chiều phiên Mỹ


Đây thực chất là một giao dịch đảo chiều xảy ra sau cơ hội giao dịch đến từ
phiên Âu, thiết lập giao dịch này có những đặc điểm sau:
1. Thiết lập này thường xảy ra nhất trong 3 giờ đầu tiên của phiên Mỹ (từ
8 giờ sáng theo giờ EST)
2. Giá sẽ ở cấp độ 3
3. Đỉnh cao nhất của ngày (HOD) và đáy thấp nhất của ngày (LOD) đã
được hình thành
4. Giá đã đạt hoặc vượt mức ADR
5. Giá đã rời xa đường trung bình động
6. Giá hình thành mô hình nến đảo chiều
7. Khi mở giao dịch, tín hiệu xác nhận lại với chỉ báo RSI/TDI sẽ xuất
hiện
8. Mục tiêu lợi nhuận là đường EMA 50 hoặc giữa phạm vi của giá
9. Lợi nhuận giao dịch trong giai đoạn này cũng khoảng từ 40 đến 50 pip
hoặc ít hơn

Đảo chiều từ đường EMA 200


Nếu các bạn nhìn thấy mô hình M hoặc W xuất hiện ngay trên đường EMA
200 thì khả năng giao dịch này thành công rất cao.

Tổng hợp các tiêu chí vào lệnh


Nói tóm lại, để có được một điểm vào lệnh lý tưởng thì anh em cần chú ý
những tiêu chí sau:
• Tín hiệu đảo chiều từ mô hình M hoặc W
• Giao dịch đi thẳng (Straightaway trade)
• Giao dịch 33
• Giao dịch swing
• Giá được giữ lại quanh đường EM A200 và bật ngược trở lên
• Có nến động lượng tăng mạnh hoặc có sự từ chối giá bởi đuôi nến
• Giá được giữ lại hoặc từ chối quanh vùng pivot
• Tăng hoặc giảm 3 lần (cấp độ 3)
• Có vây cá mập
• Có tín hiệu phân kỳ
• Có tín hiệu săn dừng lỗ
• Có giá đóng cửa khung giờ
Điểm thoát lệnh sẽ được thực hiện nếu như bạn thấy giá hình thành tín hiệu
giao dịch ngược lại.

Những mức giá rủi ro


Các bạn nhìn vào hình bên dưới:

Khi bạn mới tiếp cận chiến lược này thì tốt nhất là không nên chấp nhận mức
rủi ro quá 3% cho mỗi giao dịch. Còn nếu như bạn thành thạo chiến lược rồi
thì có thể cân nhắc gia tăng mức chịu đựng rủi ro lên cho mỗi giao dịch
khoảng 5%.
Hình trên thể hiện cho bạn mức dừng lỗ với số tiền tương ứng là 1%, 3% và
5% cho tài khoản 100.000$.

Điểm dừng lỗ khi nâng khối lượng giao dịch


Giả sử như bạn chia tỷ lệ theo tỷ lệ sau: 5:4:3:2:1
Nếu như bạn có một thiết lập gioa dịch tốt thì nó cũng sẽ cung cấp một cách
kiếm lợi nhuận an toàn hơn, bạn chỉ phải xác định 1 thiết lập giao dịch duy
nhất thay vì nhiều thiết lập và bạn chỉ cần tận dụng giao dịch thật tốt ở thiết
lập đó thay vì cố gắng thực hiện nhiều giao dịch nhưng chất lượng tầm
thường.
Quá trình này cần như sau:
1. Sau khi lệnh giao dịch đầu tiên có lợi nhuận
2. Thì lệnh số 2 nên có thể được thực hiện
3. Khi giá đi được nửa đường thì bạn có thể đặt lệnh giao dịch số 3 và
tăng khoảng 20 pip và chuyển lệnh dừng lỗ ban đầu về huệ vốn
4. Khi lệnh 4 được kích hoạt cách nhau 10 pip, thì bạn có thể chuyển điểm
dừng lỗ của bạn đến giữa lệnh 4 và l ệnh số 3, đến thời điểm này thì
bạn không thể thua được nữa
5. Việc cuối cùng đơn giản đó là hãy để cho giao dịch diễn ra thôi
Nếu như bạn có nhiều lệnh giao dịch đang mở và bạn có thể xác định rằng có
khả năng thị trường sẽ đảo chiều vào giữa tuần thì hãy cân nhắc giữ giao dịch
và chuyển nó qua giao dịch swing thêm 2 ngày nữa.
Nếu như bạn đã chuyển mức cắt lỗ về điểm huề vốn hoặc cao hơn thì bạn
khôgn thể thua nhưng nếu nó đạt tới 200 pip thì bạn nên thực hiện điều này
trên mỗi lệnh sẽ giúp cho bạn có mức lợi nhuận tiềm năng rất lớn.

Dời dừng lỗ
Còn nếu như bạn muốn sử dụng lệnh dời dừng lỗ đi theo xu hướng thì bạn có
thể thiết lập mức 32 pip, điều này có thể giúp bạn mang lại kết quả tốt để có
được mục tiêu 50 pip.
Hệ thống giao dịch MMM tới đây là kết thúc, chúc anh em giao dịch thành
công nhé!

You might also like