You are on page 1of 1

ĐỀ THI XỬ LÝ TÍN HIỆU

Thời gian 90 phút. Cho phép sử dụng tài liệu giấy.


Sinh viên chụp ảnh bài làm trên giấy, chèn các ảnh vào 1 file PDF duy nhất để nộp.
Mỗi ảnh cho 1 trang bài làm ứng với 1 trang PDF. Tên file PDF đặt theo định dạng
HoVaTen-MaSoSinhvien

Câu 1 Hàm truyền đạt của hệ TT-BB nhân quả có một điểm không bậc hai tại gốc tọa độ và 2
điểm cực lần lượt tại 𝑧 = 1/3 và 𝑧 = 1/2. Đối với thành phần một chiều (khi 𝑧 = 1) thì
𝐻(𝑧) = 𝐶 (𝐶 là chữ số cuối cùng của mã sinh viên làm bài này, nếu chữ số cuối cùng của mã
sinh viên là 0 thì lấy 𝐶 = 10).
a) Xác định H(z)
b) Xác định đáp ứng xung của hệ
c) Xác định đáp ứng của hệ đối với tín hiệu x(n) có được từ lấy mẫu tín hiệu tương tự :
𝑥 (𝑡 ) = 50 + 𝐷𝑐𝑜𝑠20𝜋𝑡 + 30𝑐𝑜𝑠40𝜋𝑡 với tần số góc lấy mẫu 𝜔𝑠 = 2𝜋40 rad/s
(𝐷 là chữ số cuối cùng của mã sinh viên làm bài này, nếu chữ số cuối cùng của mã sinh viên là
0 thì lấy 𝐷 = 10).

Câu 2 Phân tích phổ của tín hiệu 𝑥 (𝑛) có thể được thực hiện theo sơ đồ khối như sau:
Bộ lọc Cửa sổ DFT
hiệu chỉnh Hamming

𝑥(𝑛) 𝑥1 (𝑛) 𝑥𝐻 (𝑛) |𝑋(𝑘)|


Bộ lọc hiệu chỉnh có hàm truyền đạt 𝐻 (𝑧) = 1 − 0,95𝑧 −1 . Cửa sổ Hamming có dạng
𝑤(𝑛) = 0,54 − 0,46 cos (2𝜋𝑛/(𝑁 − 1)) với N là số mẫu của khung tín hiệu 𝑥(𝑛) ở đầu vào.
Khối DFT tính biến đổi Fourier rời rạc theo công thức sau:
𝑁−1
2𝜋
𝑋 (𝑘 ) = ∑ 𝑥𝐻 (𝑛)𝑒 −𝑗 𝑁 𝑛𝑘 , 𝑘 = 0,1, . . 𝑁 − 1
𝑛=0
Giả thiết khung tín hiệu 𝑥 (𝑛) gồm 5 mẫu (𝑁 = 5): 𝑥 (𝑛) = 𝐶[𝛿 (𝑛) + 𝛿 (𝑛 − 1) + 𝛿 (𝑛 − 2) +
𝛿 (𝑛 − 3) + 𝛿 (𝑛 − 4)] trong đó 𝐶 là chữ số cuối cùng của mã sinh viên làm bài này. Nếu 𝐶 =
0 thì lấy 𝐶 = 10.
a) Tính từng bước và vẽ các mẫu tín hiệu 𝑥1 (𝑛)
b) Tính từng bước và vẽ các mẫu tín hiệu 𝑥𝐻 (𝑛)
c) Tính từng bước và vẽ các mẫu phổ biên độ |𝑋(𝑘 )|

You might also like