You are on page 1of 3

Đề cương địa lí.

1.Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta.
- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 0-14 tuổi khá cao và đang có xu hướng giảm (25% năm 2007). Nguyên
nhân tỉ lệ sinh nước ta cao nhưng đang có xu hướng giảm nhờ vào việc thực hiện tốt chính sách
dân số và kế hoạch hóa gia đình
- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 15-59 tuổi cao nhất và đang có xu hướng tăng ( 66% năm 2007) do hậu
quả của sự bùng nổ dân số
- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 60 trở lên thấp nhưng đang có xu hướng tăng ( 9% năm 2007) do tuổi thọ
trung bình nước ta chưa cao nhưng đang tăng lên.
=> Nước ta có cơ cấu dân số trẻ nhưng đang có xu hướng già hóa.
2.Dân số nước ta có thuận lợi và khó khăn gì? Biện pháp?
*Thuận lợi :
+ Dân số đông, nguồn lao động dồi dào. Là vốn quý để phục vụ các ngành kinh tế, an ninh quốc
phòng (đặc biệt là các ngành cần nhiều lao động.)
+ Nhân lực dồi dào, trẻ, khỏe làm kích thích các ngành sản xuất trong nước phát triển đồng thời
thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài.
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
*Khó khăn :
- Đối với kinh tế :
+ Dân số đông trong khi nền kinh tế chưa phát triển mạnh làm gây sức ép lên vấn đề giải quyết
việc làm.
+ Làm ảnh hưởng tới mối quan hệ tiêu dùng và tích lũy, tạo mâu thuẫn giữa cung và cầu.
+ Làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ diễn ra chậm.
-Đối với xã hội :
+ Gây sức ép lên các vấn đề giáo dục, y tế, nhà ở, cơ sở hạ tầng...
+ Không gian sống ngày càng thu hẹp.
+ Thu nhập thấp dẫn tới chất lượng sống thấp, nâng cao tỉ lệ tệ nạn xã hội.
+ Nền sản xuất không đáp ứng được hết tất cả nhu cầu của người dân, làm cho sự phân hóa giai
cấp giàu nghèo càng rõ rệt.
+ Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm tăng.
-Đối với môi trường :
+ Dân số đông tăng nhanh dẫn đến tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức để sản xuất nên
cạn kiệt.
*Biện pháp :
- Thực hiện tốt các chính sách dân số.
- Phân bố lại dân cư, lao động giữa các vùng. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm nâng
cao thu nhập và tạo thêm việc làm, cải thiện mức sống dân cư.
- Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, đẩy mạnh hướng nghiệp, giới thiệu việc làm.
3. Giải thích vì sao ĐBSH và ĐBSCL trở thành vùng trọng điểm lúa của nước ta.
Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long là hai đồng bằng châu thổ có đất phù sa
màu mỡ, nguồn nước phong phú, lao động dồi dào có trình độ thâm canh lúc nước, thị trường
tiêu thụ rộng lớn, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất-kĩ thuật phát triển. Trong đó, ĐBSCL có nhiều
điều kiện thuận lợi nhất, có diện tích đất trồng lúc lớn nhất cả nước, khí hậu nóng ẩm có thể
trồng được 3 vụ lúa/năm.
4.Vì sao ngành chế biến lương thực thực phẩm chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị
sản xuất ngành công nghiệp?
Bởi vì :
-Có thế mạnh lâu dài :
+ Nguồn nguyên liệu tại chỗ : nguyên liệu từ các ngành trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi
trồng thủy sản,...
+ Có thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+ Có nguồn lao động dồi dào, rẻ tiền.
+ Cơ sở vật chất – kĩ thuật phát triển với các nhà máy, xí nghiệp chế biến.
-Mang lại hiệu quả kinh tế cao :
+ Về kinh tế : đầu tư ít, xây dựng nhanh, cần nhiều lao động, hiệu quả kinh tế cao, nhanh thu
hồi vốn. Đóng góp nhiều mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao.
+ Thúc đẩy các ngành cung cấp nguyên liệu cho chế biến lương thực thực phẩm như trồng trọt,
chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản phát triển.
+ Đẩy mạnh sự phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, đẩy mạnh hoạt động
thương mại.
+ Về xã hội : Góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân. Tạo điều kiện công
nghiệp hóa nông thôn.
5.Vì sao HN và TPHCM là hai trung tâm thương mại dịch vụ lớn của nước ta?
Vì HN và TPHCM là hai thành phố lớn, dân cư đông.
+ Hai đầu mối giao thông vận tải, viễn thông lớn nhất cả nước.
+ Tập trung nhiều trường đại học, các viện nghiên cứu, bệnh viện chuyên khoa hàng đầu.
+ Là hai trung tâm tài chính, thương mại, ngân hàng lớn nhất cả nước.
+ Các loại hình dịch vụ phát triển mạnh.
Bài 1 bài thực hành 10
a)
b) Nhận xét quy mô diện tích và tỉ trọng diện tích gieo trồng của các nhóm cây
Năm 1990 so với năm 2002:

- Tổng diện tích gieo trồng các nhóm cây tăng lên khá nhanh, từ 9040,0 nghìn ha lên 12831,4
nghìn ha (tăng 1,4 lần).

- Quy mô diện tích gieo trồng của các nhóm cây đều tăng, nhưng tốc độ tăng khác nhau:

+ Diện tích gieo trồng cây lương thực tăng chậm, tăng thêm 1845,7 nghìn ha, tăng gần 1,3 lần.

+ Diện tích gieo trồng cây công nghiệp tăng nhanh nhất, tăng thêm 1138,0 nghìn ha, tăng
hơn 1,9 lần.

+ Diện tích gieo trồng cây thực phẩm, cây ăn quả và các cây khác tăng 807,7 nghìn ha, tăng
gần 1,6 lần.

- Về tỉ trọng diện tích:

+ Tỉ trọng diện tích cây lương thực giảm khá nhanh từ 71,6% xuống 64,8% (giảm 6,8%).

+ Tỉ trọng diện tích cây công nghiệp tăng lên từ 13,2% lên 18,2% (tăng 5,0%).

+ Tỉ trọng diện tích cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác cũng tăng lên từ 15,2% lên 17%
(tăng 1,8%).

⟹ Ngành trồng trọt nước ta đang phát triển theo hướng tăng tỉ trọng cây công nghiệp và các
loại cây thực phẩm, cây ăn quả; giảm tỉ trọng cây lương thực.

You might also like