You are on page 1of 3

ÔN TẬP KIM LOẠI CHUYỂN TIẾP

Bài 1
Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau, biết các chất trong sơ đồ đều có chứa nguyên tố crom

Khi cho A4 tác dụng với HCl đặc dư đun nóng thu được dung dịch A5. Từ dung dịch tuỳ thuộc
vào điều kiện kết tinh người ta thu được 4 tinh thể phức chất đơn nhân là đồng phân của nhau
(X1-X4) với hàm lượng Cr là 19,53%. Khi cho dung dịch của X1-X4 tác dụng với dung dịch
AgNO3 dư thì X1 không xuất hiện kết tủa, X2, X3, X4 có kết tủa trắng với lượng kết tủa tăng
dần.
Còn khi cho A5 tác dụng với dung dịch KCN dư thu được phức chất đơn nhân bát diện X5.
2. Áp dụng thuyết VB giải thích sự tạo thành liên kết trong phức chất X5, X4. Đọc tên X4, X5.
(Biết 24Cr)
3. Áp dụng thuyết trường tinh thể, vẽ sự phân bố các electron vào các obitan trong trường phối
tử của phức chất X4, X5. Tính CFSE, phức chất nào bền hơn, giải thích?
Bài 2:
Nung nóng chảy quặng sắt cromit trong KNO 3, KOH, hoà tan sản phẩm tạo thành trong nước,
lọc bỏ kết tủa thu được dung dịch A. Axit hoá dung dịch A bằng H2SO4 loãng, rồi làm lạnh
thu được tinh thể X màu vàng cam. Cho H2C2O4, K2C2O4 vào dung dịch của X thu được dung
dịch Y màu xanh tím. Kết tinh từ dung dịch Y thu được tinh thể phức chất Z đơn nhân màu
xanh. Cân 2, 00 gam Z, làm khô bằng P2O5 đến khi khối lượng không đổi thu được 1, 779 g
chất rắn khan. Hòa tan toàn bộ lượng chất rắn thu được vào nước, thêm NaOH, H 2O2 đun nóng
thu được dung dịch Y2 màu vàng. Thêm BaCl2 dư vào thu được 1,04g kết tủa vàng. Xác định
công thức của phức chất Z, vẽ các đồng phân của Z.
Bài 3
Quặng cromit gồm hỗn hợp FeO và Cr 2O3 và 10% tạp chất trơ. Đun nóng chảy 1,87g quặng
cromit với Na2O2. Hoà tan sản phẩm thu được vào nước, loại bỏ kết tủa, axit hoá dung dịch
thu được 100mL dung dịch A. Cho 20 mL dung dịch FeSO 4 0,2M vào 10mL ddA thu được
dung dịch B. Chuẩn độ ddB thấy hết 14,85 mL dd KMnO 4. Chuẩn độ 10mL dd H2C2O4
0,0125M (môi trường axit) bằng dung dịch KMnO 4 ở trên thì thấy hết 12,5mL. Xác định hàm
lượng Cr trong mẫu quặng.
Bài 4:
Sơ đồ chuyển hoá của mangan
X7
X16
o
t
HNO3 dac H2SO4 d?c

KCN d? HNO3, H3PO4 H2 KNO3, KOH, to +Cl2 K2SO3/KOH


X10 X9 X8 MnO2 X2 X1
X1

HCl BaCl2 KI, H2SO4 loãng


NaOH, to
O2
KCN
X12 X11 NaOH
X13 X14 X3
X4
PbO2, HNO3
H2SO4

X5
X15

Xác định momen từ của phức chẩt X12, X10.


Bài 5:
Hoà tan 0,3g KI vào nước rồi chia thành 3 phần bằng nhau:
Phần 1: thêm H2SO4 loãng
Phần 2 thêm Ba(OH)2
Phần 3: giữ nguyên dung dịch KI ban đầu.
a- Tính thể tích dung dịch KMnO4 0,02M phản ứng hết với mỗi phần biết thể tích KMnO4 đã
phản ứng hết ở phần 2 nhiều gấp 4 lần thể tích KMnO4 phản ứng ở phần 3.
b- Thêm 5mL dung dịch CuSO4 0,1M vào phần 1 thu được dung dịch X . Tính thể tích dung
dịch KMnO4 phản ứng hết với dung dịch X
Bài 6:
Hoà tan hoàn toàn 1,218g oxit kim loại M trong HCl thu được khí màu vàng lục và một lượng
2,212g chất B là muối clo của M. Số mol khí bằng số mol muối. Phản ứng của B với Na trong
khí quyển CO ( 200atm) tạo thành 3,052g phức chất màu vàng C ( %khối lượng Na chiếm
10,55%, và không có chứa Cl). Cho C tác dụng với dung dịch HCl thấy tạo thành hợp chất D.
Phức chất C cũng có thể được tạo thành từ phản ứng của phức chất E với Na. Biết rằng khi
nung nóng E chỉ tạo ra kim loại M và CO. Các phức chất đều thoả mãn quy tắc 18e.
Xác định công thức các chất.
Áp dụng thuyết VB giải thích sự tạo thành liên kết trong phức chất E.
Viết phương trình phản ứng khi cho E tác dụng với Br 2, chứng minh sản phẩm tạo thành thoả
mãn quy tắc 18e.
Bài 7
Khi cho KMnO4 phản ứng với hỗn hợp H2C2O4 và K2C2O4 người ta thu được phức chất bát
diện A. Để xác định thành phần của A người ta làm như sau: Cân 1,00g phức chất, làm khô cẩn
thận bằng P2O5 thu được 0,89g chất rắn khan. Cho toàn bộ lượng chất rắn khan này vào dung
dịch H2SO4 20%(dư) thu được 45,7 (mL) khí Z không màu (đktc). Chia dung dịch sau phản
ứng thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 đem chuẩn độ với KMnO 4 0,05M thì thấy hết 20.4(mL),
chuẩn độ phần 2 (trong điều kiện thích hợp) bằng dung dịch EDTA 0,05M thì thấy hết 20,5
mL. Xác định công thức PT, CTCT của A biết phức chất này không chứa nước cầu nội.

Bài 8- Hoàn thành sơ đồ các hợp chất của sắt:


HCl Cl2 KNO3, KOH, to H2O
Fe A1 A4 A4 A5

KCN KCN

A2 A6

KCN KCN

A3 A7

+A4 +A1

A9
A8

Biết A2, A6 là những chất kết tủa, A8, A9 có thành phần giống nhau.
Bài 9- Sơ đồ chuyển hoá của coban
H 2O 2
X9
X8

NaOH
HCl NH3 H 2O 2
Co3O4 X1 X2 X3
HCl KCN
X7 O2
X4 X5 X6
KCN

Bài 10
Hoà tan hoàn toàn 2,892g oxit của một kim loại M vào HCl thấy thoát ra khí màu vàng lục và
dung dịch A màu hồng tím chứa 4,68 gam muối clorua khan. Nếu cho lượng oxit trên nung
trong khí quyển CO ở áp suất cao (200atm) thu được 6,156 g phức chất B 2 nhân có hàm
lượng kim loại M là 34,5%. Khi giảm áp suất phức chất B có thể chuyển thành phức chất đa
nhân D có hàm lượng kim loại là 41,26%. (coi các phản ứng xảy ra hoàn toàn).
1. Xác định công thức các chất. Vẽ cấu trúc các phức chất B, D và chứng minh chúng thoả
mãn quy tắc 18e.
2. Trong dung dịch A tồn tại cân bằng sau:
[M(H2O)6]2+ + 4Cl- [MCl4]2- + 6H2O ΔH > 0
màu hồng màu xanh
2.1. Dựa vào thuyết trường tinh thể viết cấu hình electron của ion trung tâm trong 2 ion phức
chất [M(H2O)6]2+ và [MCl4]2-. Tính CFSE của 2 phức chất.
2.2. So sánh bước sóng hấp thụ cực đại của hai phức chất trên.
2.3. Nêu và giải thích hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm sau:
i. Cho từ từ HCl đặc vào dung dịch dung dịch A thu được dung dịch A1. Chia dung dịch A1
thành 2 phần bằng nhau: phần 1 pha loãng bằng nước; phần 2 thêm AgNO3
ii. Cho ống nghiệm có chứa dung dịch A vào nước nóng, cho ống nghiệm có chứa dung dịch
A1 vào nước lạnh.
2.4. Cho H2O2, ethylenediamine vào dung dịch A người ta thu được hai phức chất đơn nhân
X1 và một lượng nhỏ phức chất đơn nhân X2. Nếu cho 1,00 g X1 trong P 2O5 thấy khối lượng
giảm còn 0,865gam; còn X2 khối lượng không đổi. Hàm lượng kim loại trung tâm trong X1,
X2 lần lượt là: 14,77 và 15,44%. Cả hai phức chất đều không có nước phối trí. Xác định công
thức phân tử, công thức cấu tạo của X1, X2.

You might also like