You are on page 1of 3

Chương 1: KHÁI NIỆM SỰ TỒN TẠI TẤT YẾU

CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở THỜI KỲ QUÁ ĐỘ

1.1 Khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
*Khái niệm kinh tế thị trường:
Kinh tế thị trường là nền kinh tế mà ở đó tồn tại nhiều thành phần kinh tế, nhiều
loại hình sở hữu cùng tham gia, cùng vận động, và phát triển trong một cơ chế cạnh tranh
bình đẳng và ổn định. Là nền kinh tế có hang hóa có trình độ phát triển cao. Là nền kinh
tế với sự tham gia của ba chủ thể là nhà nước, doanh nghiệp, người tiêu dùng, kinh tế thị
trường có một số đặc trưng riêng so với các mô hình kinh tế khác như:
 Có nhiều thành phần kinh tế, nhiều loại hình sở hữu cùng tham gia.
 Là mô hình kinh tế có bản chất là nền kinh tế mở.
 Giá cả sản phẩm dịch vụ được quyết định bởi các nguyên tắc của thị trường.
 Đối với doanh nghiệp, động lực tham gia vào nền kinh tế là lợi ích kinh tế. Đối với
nhà nước, khi tham gia nền kinh tế này, ngoài lợi ích kinh tế còn phải đảm bảo
lợi ích chung của xã hội.
 Các thành phần tham gia nền kinh tế có tính độc lập cao. Mỗi chủ thể sẽ tự quyết
định hoạt động kinh doanh của mình.

*Các loại kinh tế thị trường:


Kinh tế thị trường tồn tại rất nhiều loại thành phần kinh tế với hình thức sở hữu
khác nhau. Họ cùng tham gia, vận động và phát triển dựa trên cơ chế cạnh tranh, bình
đẳng và ổn định. Các loại hình kinh tế thị trường tiêu biểu là:

 Kinh tế thị trường tự do (Liberal Market Economy).


 Kinh tế thị trường xã hội (Social Market Economy).
 Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
 Kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.
 Kinh tế thị trường tư bản nhà nước.

*Khái niệm nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa:
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là tên gọi mà Đảng Cộng sản
Việt Nam đặt ra cho mô hình kinh tế hiện tại của nước ta. Nó được mô tả là một nền kinh
tế thị trường nhiều thành phần, trong đó nhà nước giữ vai trò chủ đạo và có trách nhiệm
định hướng nền kinh tế, với mục tiêu dài hạn là xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sản phẩm của thời kỳ Đổi Mới,
thay thế nền kinh tế kế hoạch bằng nền kinh tế hỗn hợp hoạt động theo cơ chế thị trường.
Những thay đổi này giúp Việt Nam hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Cụm từ "định
hướng xã hội chủ nghĩa" mang ý nghĩa là Việt Nam chưa đạt đến chủ nghĩa xã hội mà
đang trong giai đoạn xây dựng nền tảng cho một hệ thống xã hội chủ nghĩa trong tương
lai.

1.2 Sự tồn tại tất yếu của kinh tế thị trường ở Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là tất yếu ở Việt Nam xuất phát
từ những lý do cơ bản sau:

-Thứ nhất, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phù hợp với
xu hướng phát triển khách quan của Việt Nam trong bối cảnh thế giới hiện nay.
Như đã nói ở trên, nền kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hóa phát triển
ở trình độ cao. Khi có đủ các điều kiện cho sự tồn tại và phát triển, nền kinh tế
hàng hóa sẽ tự hình thành. Sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa theo các quy luật
tất yếu đạt tới trình độ nền kinh tế thị trường. Đó là tính quy luật. Ở Việt Nam, các
điều kiện cho sự hình thành và phát triển kinh tế thị trường đang tồn tại khách
quan. Do đó, sự hình thành kinh tế thị trường ở Việt Nam là tất yếu khách quan.
Theo thực tiễn của lịch sử cho thấy, mặc dù kinh tế thị trường tư bản chủ
nghĩa đã đạt tới giai đoạn phát triển cao và phồn thịnh ở các nước tư bản phát
triển, nhưng những mâu thuẫn vốn có của nó không thể nào khắc phục được trong
lòng xã hội tư bản. Sự lựa chọn mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa của Việt Nam là phù hợp với xu thế của thời đại và đặc điểm phát triển của
dân tộc, sự lựa chọn đó không hề mâu thuẫn với tiến trình phát triển của đất nước.

- Thứ hai, do tính ưu việt của kinh tế thị trường trong thúc đẩy phát triển Việt Nam
theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thực tiễn trên thế giới và Việt Nam cho thấy kinh tế thị trường là phương
thức phân bổ nguồn lực hiệu quả mà loài người đã đạt được so với các mô hình
kinh tế phi thị trường. Kinh tế thị trường đã luôn là động lực thúc đẩy lực lượng
sản xuất phát triển nhanh và có hiệu quả. Nền kinh tế luôn phát triển theo hướng
năng động, kích thích tiến bộ kỹ thuật - công nghệ, nâng cao năng suất lao động,
chất lượng sản phẩm và hạ giá thành khi dưới tác động của các quy luật thị trường.
Từ lý do đó, sự phát triển của kinh tế thị trường không hề mâu thuẫn với mục tiêu
của chủ nghĩa xã hội.
Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sự lựa chọn
cách làm, bước đi đúng quy luật kinh tế khách quan để đi đến mục tiêu của chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam.

- Thứ ba, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với nguyện vọng
mong muốn dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh của người dân
Việt Nam.
Trên thế giới có nhiều loại mô hình kinh tế thị trường, nhưng nếu việc phát
triển mà dẫn tới tình trạng dân không giàu, nước không mạnh, thiếu dân chủ, kém
văn minh thì không quốc gia nào mong muốn. Vì vậy, phấn đấu vì mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh là khát vọng của nhân dân Việt
Nam. Để hiện thực hóa khát vọng đó, thực hiện kinh tế thị trường, trong đó hướng
tới những giá trị mới, do đó, là tất yếu khách quan.

You might also like