You are on page 1of 4

Lời giải bài hình ngày 2 đề thi HSQ Quốc gia năm 2018

Nguyễn Văn Linh

Ngày 12/1/2018

Bài 1. Cho tam giác ABC không cân có trọng tâm G nội tiếp đường tròn (O). Gọi Ha , Hb , Hc lần
lượt là chân các đường cao hạ từ các đỉnh A, B, C của tam giác ABC và D, E, F lần lượt là trung
điểm các cạnh BC, CA, AB. Các tia GHa , GHb , GHc lần lượt cắt (O) tại các điểm X, Y, Z.
a) Chứng minh rằng đường tròn ngoại tiếp tam giác XCE đi qua trung điểm của đoạn thẳng BHa .
b) Gọi M, N, P tương ứng là trung điểm của các đoạn thẳng AX, BY, CZ. Chứng minh rằng các
đường thẳng DM, EN, F P đồng quy.

A Q

F R E

G
O
H

B K Ha D C

Lời giải. a) Qua A kẻ đường thẳng song song với BC cắt (O) tại Q.
Ta có OD là trung trực của AQ và AHa cùng vuông góc với AQ, BC nên AQ = 2DHa .
AQ AG
Suy ra =2= . Suy ra Ha , G, Q thẳng hàng.
DHa GD
Gọi R là giao điểm của Ha Q với EF . Ta có ∠REA = ∠EAQ = ∠RXC. Suy ra tứ giác RECX nội
tiếp.
RE EG 1
Gọi K là trung điểm BHa . Ta có = = nên RE = Ha K. Suy ra REHa K là hình bình
BHa GB 2
hành. Ta thu được ∠RKC = ∠EHa C = ∠ECK. Suy ra RECK là hình thang cân. Từ đó 5 điểm
R, E, C, X, K đồng viên. Ta có đpcm.
b)

1
C' A Q B'

F E
Z J
G
M O
H

B
Ha D C

A'

Qua A, B, C kẻ các đường song song với BC, CA, AB cắt nhau tạo thành tam giác A0 B 0 C 0 . Khi đó
D, E, F lần lượt là trung điểm AA0 , BB 0 , CC 0 . Suy ra DM, EN, F P lần lượt là đường trung bình của
các tam giác AA0 X, BB 0 Y, CC 0 Z.
Suy ra A0 X k DM , B 0 Y k EN , C 0 Z k F P . Mà hai tam giác A0 B 0 C 0 và DEF có cạnh tương ứng
song song nên DM, EN, F P đồng quy khi và chỉ khi A0 X, B 0 Y, C 0 Z đồng quy.
Ta phát biểu một bài toán mở rộng hơn như sau.
Bài toán (định lý Steinbart mở rộng). Cho tam giác ABC. Gọi P là điểm bất kì trong mặt
phẳng, A1 B1 C1 là tam giác pedal của P ứng với tam giác ABC. Gọi O là tâm của (A1 B1 C1 ),L là điểm
bất kì trên P O. A1 L, B1 L, C1 L cắt (A1 B1 C1 ) lần lượt tại A2 , B2 , C2 . Chứng minh rằng AA2 , BB2 , CC2
đồng quy.

Lời giải. Trước tiên ta phát biểu một bổ đề như sau.


Bổ đề. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O). Gọi P và Q là hai điểm bất kì sao cho P, O, Q
thẳng hàng. A1 B1 C1 là tam giác pedal của P ứng với tam giác ABC, A2 , B2 , C2 lần lượt là giao điểm
thứ hai của AQ, BQ, CQ với (O). Khi đó các đường tròn (P A1 A2 ), (P B1 B2 ), (P C1 C2 ) đồng trục.

2
Oc
A

A3

C2 B1

B2
M C1
P
B3 Q
O B4
N
Oa
A1 Ob C
X
B
A4

A2

Chứng minh. Gọi Oa , Ob , Oc lần lượt là tâm của (P A1 A2 ), (P B1 B2 ), (P C1 C2 ); Đường thẳng qua A2
vuông góc với P A2 cắt BC tại X. Tương tự xác định các điểm Y, Z.
Do Oa là trung điểm của P X nên (Oa ), (Ob ), (Oc ) đồng trục khi và chỉ khi Oa , Ob , Oc thẳng hàng,
khi và chỉ khi X, Y, Z thẳng hàng. (1)
XB SXBA2 sin ∠XA2 B.A2 B sin ∠XA2 B sin ∠BAQ
Ta có = = = .
XC SXCA2 sin ∠XA2 C.A2 C sin ∠XA2 C sin ∠CAQ
sin ∠XA2 B cos ∠BA2 P
Lại có = .
sin ∠XA2 C cos ∠CA2 P
Gọi A3 là giao của A2 P với (O), A4 là giao của A3 O với (O). Tương tự ta xác định các điểm
B3 , B4 , C3 , C4 .
cos ∠BA2 P cos ∠BA4 A3 sin ∠BA3 A4 sin ∠BAA4
Ta có = = =
cos ∠CA2 P cos ∠CA4 A3 sin ∠CA3 A4 sin ∠CAA4
XB sin ∠BAQ sin ∠BAA4
Suy ra = . .
XC sin ∠CAQ sin ∠CAA4
Y C ZA
Chứng minh tương tự với , . Áp dụng định lý Ceva dạng sin, (1) tương đương AA4 , BB4 , CC4
Y A ZB
đồng quy.
Mặt khác, gọi M là giao điểm của AB3 với BA3 . Áp dụng định lý Pascal cho 6 điểm A, B, A3 , B3 , A2 , B2
ta thu được M, P, Q thẳng hàng.
Lại áp dụng định lý Pascal cho 6 điểm A, B, A3 , B3 , A4 , B4 ta thu được giao điểm của AA4 và BB4
nằm trên P Q. Chứng minh tương tự, giao điểm của CC4 và BB4 nằm trên P Q. Suy ra AA4 , BB4 , CC4
đồng quy. Ta có đpcm.

Trở lại bài toán.

3
A

Z2
A2 Y2

C1 Y1 B1
Z1 Y3

Z3
L Q
P
T

B2 C2
X3 C
A1
Z
Y X1

X2

Gọi Q là điểm liên hợp đẳng giác của P trong tam giác ABC. X3 , Y3 , Z3 lần lượt là hình chiếu của
P trên B2 C2 , C2 A2 , A2 B2 .
Xét phép vị tự tâm P tỉ số 2, HP2 : O 7→ Q, A2 7→ X, B2 7→ Y, C2 7→ Z, A1 7→ X2 , B1 7→ Y2 , C1 7→
Z2 , X3 7→ X1 , Y3 7→ Y1 , Z3 7→ Z1 ; L 7→ T.
Suy ra Q là tâm của (XY Z) và X1 Y1 Z1 là tam giác pedal của P ứng với ∆XY Z.
Ta có T, L, P thẳng hàng suy ra T, P, Q thẳng hàng và T là giao điểm của XX2 , Y Y2 , ZZ2 .
Áp dụng bổ đề trên, ta thu được (P X1 X2 ), (P Y1 Y2 ), (P Z1 Z2 ) đồng trục.
Suy ra giao điểm của các cặp đường thẳng B2 C2 và BC, A2 C2 và AC, A2 B2 và AB thẳng hàng.
Áp dụng định lý Desargues suy ra AA2 , BB2 , CC2 đồng quy.

Trở lại bài 7 VMO 2018.


Ta thấy rằng (O) là đường tròn Euler của tam giác A0 B 0 C 0 . Gọi T là trực tâm tam giác A0 B 0 C 0 ,
U, V lần lượt là chân đường cao ứng với đỉnh B 0 , C 0 của tam giác A0 B 0 C 0 . Áp dụng bài toán trên
cho điểm G nằm trên HT với X, Y, Z lần lượt là giao điểm của QG, U G, V G với (O) ta thu được
A0 X, B 0 Y, C 0 Z đồng quy.

You might also like