You are on page 1of 10

Đường thẳng Simson- Đường thẳng Steiner của tam giác

Nguyễn Văn Linh

Năm 2014

1 Đường thẳng Simson


Đường thẳng Simson lần đầu tiên được đặt tên bởi Poncelet, tuy nhiên một số nhà hình học cho
rằng nó không thực sự nằm trong công trình nào của Robert Simson. Vì vậy ngày nay nó thường được
biết đến với tên gọi đường thẳng Wallace-Simson. Bài toán phát biểu như sau.
Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O). P là điểm bất kì trong mặt phẳng. Khi đó hình chiếu
vuông góc của P trên các cạnh của tam giác ABC thẳng hàng khi và chỉ khi P nằm trên (O).

B1

A1
B
C
C1

Chứng minh. Gọi A1 , B1 , C1 lần lượt là hình chiếu của P trên BC, CA, AB.
Ta có A1 , B1 , C1 thẳng hàng khi và chỉ khi ∠BA1 C1 = ∠B1 A1 C.
Do các tứ giác P C1 BA1 , P A1 B1 C nội tiếp nên ∠BA1 C1 = ∠BP C1 , ∠B1 A1 C = ∠B1 P C.
Vậy ∠BA1 C1 = ∠B1 A1 C khi và chỉ khi ∠BP C1 = ∠B1 P C hay ∠BP C = ∠B1 P C1 = 180◦ −
∠BAC. Điều này tương đương P nằm trên (O).

2 Đường thẳng Steiner của tam giác


Đường thẳng Steiner của tam giác được phát biểu như sau.
Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O). P là điểm bất kì nằm trên (O). Khi đó các điểm đối
xứng với P qua ba cạnh của tam giác ABC cùng nằm trên một đường thẳng, đồng thời đường thẳng
đó đi qua trực tâm của tam giác ABC.

1
A B3

B2

C3
H O
A2 B1

C2
B
A1 C

C1

Chứng minh. Gọi A2 , B2 , C2 lần lượt là điểm đối xứng với P qua BC, CA, AB; H là trực tâm tam
giác ABC; B3 , C3 lần lượt là giao điểm thứ hai của BH, CH với (O).
Dễ thấy B3 , C3 lần lượt là điểm đối xứng với H qua AC, AB. Do đó HC3 C2 P, HB3 B2 P là các hình
thang cân.
Ta có ∠C3 HC2 + ∠C3 HB3 + ∠B3 HB2 = ∠HC3 P + 180◦ − ∠BAC + ∠HB3 P = ∠P AC + ∠P AB +
180 − ∠BAC = 180◦ .

Vậy C2 , H, B2 thẳng hàng. Chứng minh tương tự ta có đpcm.

Dựa theo chứng minh đường thẳng Simson, ta nhận thấy chiều đảo của đường thẳng Steiner cũng
đúng:
Nếu các điểm đối xứng của P qua BC, CA, AB thẳng hàng thì P nằm trên đường tròn ngoại tiếp
tam giác ABC.
Chúng ta đến với một định lý quan trọng khác.
(Định lý Collings). Cho tam giác ABC có trực tâm H. Gọi d là đường thẳng bất kì đi qua H. Khi
đó các đường thẳng đối xứng với d qua BC, CA, AB đồng quy tại một điểm nằm trên đường tròn ngoại
tiếp tam giác ABC.

A B2

C2 B1
H

C1 O

B C

Chứng minh. Gọi A1 , B1 , C1 lần lượt là giao của d với BC, CA, AB; A2 , B2 , C2 là giao điểm thứ hai
của AH, BH, CH với (O); B1 B2 giao C1 C2 tại P.
Chú ý rằng B2 , C2 lần lượt đối xứng với H qua AC, AB.
Ta có ∠C1 P B1 = 180◦ − ∠P C1 B1 − ∠P B1 C1 = 180◦ − (360◦ − 2∠AC1 B1 − 2∠AB1 C1 ) = 180◦ −
2∠BAC = ∠ABB2 + ∠ACC2 .
Suy ra P nằm trên (O). Chứng minh tương tự ta thu được A1 A2 , B1 B2 , C1 C2 đồng quy.

2
Nhận xét. Điểm P được gọi là điểm Anti-Steiner của đường thẳng d.

3 Tính chất và ứng dụng


Trong mục này chúng ta tìm hiểu một số tính chất và các bài toán sử dụng đến hai đường thẳng
Simson và Steiner. Một số ứng dụng khác sẽ được đề cập ở mục Tứ giác toàn phần.

Tính chất 1. Đường thẳng Simson của P đi qua trung điểm đoạn nối P với trực tâm H.

Chứng minh. Tính chất này hiển nhiên dựa theo đường thẳng Steiner của tam giác.

Tính chất 2. Đường thẳng qua P vuông góc với BC cắt (O) lần thứ hai tại A0 . Chứng minh rằng
AA0 song song với đường thẳng Simson của P .

A'
A

B1

A1
B C

Chứng minh. Do tứ giác P A1 B1 C nội tiếp nên ∠A0 A1 B1 = ∠ACP = ∠AA0 P . Từ đó AA0 k A1 B1 .

Tính chất 3. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O). Khi đó góc giữa hai đường thẳng Simson
của hai điểm P và P 0 trên (O) ứng với tam giác ABC bằng một nửa số đo cung P P 0 .

Chứng minh. Gọi A00 là giao của đường thẳng qua P 0 vuông góc với BC với (O). Theo tính chất 2 thì
AA00 song song với đường thẳng Simson của P 0 .
Như vậy góc giữa hai đường thẳng Simson của P và P 0 bằng ∠A0 AA00 . Do A0 A00 P 0 P là hình thang
cân nên hai cung A0 A00 và P P 0 bằng nhau. Từ đó suy ra đpcm.

Nhận xét. Có thể nói ba bài toán trên là ba tính chất cơ bản nhất của đường thẳng Simson. Rất
nhiều ứng dụng tập trung xoay quanh ba tính chất này.

Bài 1. Cho tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn (O). Chứng minh rằng các đường thẳng Simson của
A, B, C, D ứng với tam giác BCD, CDA, DAB, ABC đồng quy.

3
B

Ha

Hb
O

D
M
C

Chứng minh. Gọi Ha , Hb , Hc , Hd lần lượt là trực tâm các tam giác BCD, DAC, ABD, ABC. M là
trung điểm DC.
Ta có AHa k= 2OM k= BHb nên AHa Hb B là hình bình hành. Như vậy AHa , BHb cắt nhau tại
trung điểm mỗi đường.
Chứng minh tương tự suy ra AHa , BHb , CHc , DHd cắt nhau tại trung điểm mỗi đường. Theo tính
chất 1 thì các đường thẳng Simson của A, B, C, D ứng với tam giác đối diện lần lượt đi qua trung điểm
của đoạn nối điểm đó với trực tâm. Vậy bốn đường thẳng Simson phải đồng quy.

Bài 2. Cho hai tam giác ABC và A0 B 0 C 0 cùng nội tiếp đường tròn (O). P là một điểm chuyển động
trên (O). Chứng minh rằng góc tạo bởi đường thẳng Simson của P ứng với hai tam giác ABC và
A0 B 0 C 0 không phụ thuộc vào vị trí của P .

L A'
A
K

C
B'

B C'

Chứng minh. Qua P kẻ đường thẳng vuông góc với BC và B 0 C 0 , cắt (O) lần thứ hai lần lượt tại K, L.
Theo tính chất 2 thì KA, LA0 lần lượt song song với đường thẳng Simson của P ứng với hai tam giác
ABC và A0 B 0 C 0 .
Do đó ta cần tính (KA, LA0 ).
1 −→ −−→
Ta có (KA, LA0 ) ≡ (KA, KA0 ) + (KA0 , LA0 ) ≡ (OA, OA0 ) + (KP, LP )
2
1 −→ −−→0 0 0
≡ (OA, OA ) + (BC, B C ) (mod π).
2
Như vậy (KA, LA0 ) không đổi.

4
Bài 3. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O). P và P 0 là hai điểm nằm trên (O) và đối xứng
với nhau qua O. Chứng minh rằng giao điểm của hai đường thẳng Simson của P và P 0 ứng với tam
giác ABC nằm trên một đường tròn cố định khi P và P 0 chuyển động.

A P'

E O
H

B C

Chứng minh. Gọi L là giao điểm của hai đường thẳng Simson, H là trực tâm tam giác ABC, E là
tâm đường tròn Euler; J, K lần lượt là trung điểm của HP, HP 0 .
Theo tính chất 1, J nằm trên đường thẳng Simson của P, K nằm trên đường thẳng Simson của P 0 .
Do P và P 0 đối xứng nhau qua O nên theo tính chất 3, ∠KLJ = 90◦ .
1
Xét phép vị tự HH2
: P 7→ J, P 0 7→ K, O 7→ E nên JK là đường kính của đường tròn Euler. Vậy L
nằm trên đường tròn Euler.

Bài 4. Chứng minh rằng khoảng cách từ P tới đường thẳng Simson của P ứng với tam giác ABC
P A.P B.P C
bằng , với R là bán kính của (ABC).
4R2

B'

A'
B C
H
C'

Chứng minh. Gọi A0 , B 0 , C 0 là hình chiếu của P trên BC, CA, AB; H là hình chiếu của P trên đường
thẳng Simson.
PA
Ta có ∠HA0 P = ∠ACP nên P H = P A0 . sin ACP = P A0 . .
2R
P B.P C. sin ∠BP C P B.P C
Mặt khác, P A0 .BC = P B.P C. sin ∠BP C nên P A0 = = .
BC 2R
P A.P B.P C
Vậy P H = .
4R2

5
Bài 5. (IMO 2003). Cho tứ giác nội tiếp ABCD. Gọi P, Q, R lần lượt là hình chiếu của D trên
BC, CA, AB. Chứng minh rằng P Q = QR khi và chỉ khi phân giác các góc ABC và ADC cắt nhau
trên AC.

R
A

D
Q
O

DA AB BC DC
Chứng minh. Dễ thấy 4DAB ∼ 4DQP, 4DBC ∼ 4DRQ. Do đó = , = .
DQ P Q RQ DQ
DA DC
Suy ra P Q = QR khi và chỉ khi = , điều này tương đương phân giác các góc ABC và
AB CB
ADC cắt nhau trên AC.

Bài 6. (Mongolia 1996). Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O). M là điểm bất kì trên (O). Gọi
X, Y, Z lần lượt là hình chiếu của M trên AO, BO, CO. Chứng minh rằng đường thẳng Simson của
M ứng với tam giác ABC đi qua tâm nội tiếp tam giác XY Z.

Hc Y
P

O Q

T I
X Z
B C Ha

Chứng minh. Gọi Ha , Hc lần lượt là hình chiếu của M trên BC, AB; P, Q lần lượt là giao của
M Hc , M Ha và đường tròn đường kính OM.
Chú ý rằng X, Y, Z, O, M đồng viên. Do ∠Y M P = ∠ABO = ∠BAO = ∠P M X nên P là trung
điểm của cung Y X. Tương tự, Q là trung điểm của cung Y Z.
Gọi T là giao của Hc X và Ha Z. Ta có:
(T X, T Z) ≡ (T X, Hc M ) + (Hc M, Ha M ) + (Ha M, T Z) ≡ (AO, AM ) + (BA, BC) + (CM, CO)
≡ (BA, BC) + (AO, CO) + (CM, AM ) ≡ (BA, BC) + (XO, ZO) + (BC, BA) ≡ (XO, ZO) (mod π)
Suy ra T ∈ (OM ). Áp dụng định lý Pascal cho 6 điểm P, M, Q, Z, X, T ta thu được Hc , I, Ha thẳng
hàng.

6
Bài 7. (Romania TST 2009) Chứng minh rằng tồn tại 3 điểm trên đường tròn ngoại tiếp tam giác
ABC sao cho đường thẳng Simson của 3 điểm này tiếp xúc với đường tròn Euler của tam giác ABC,
đồng thời 3 điểm này là các đỉnh của một tam giác đều.

Chứng minh. (Luis González). Kí hiệu G(A, ~v ) là phép biến hình biến tam giác ABC thành tam giác
AB 0 C 0 cùng nội tiếp đường tròn (O) sao cho đường thẳng B 0 C 0 là ảnh của BC qua phép tịnh tiến theo
vector ~v .
Ta có một số nhận xét sau.
1) đường thẳng Simson d0 của P ứng với tam giác AB 0 C 0 là ảnh của đường thẳng Simson d của P
ứng với tam giác ABC qua phép tịnh tiến ~v .
Chứng minh. Qua P kẻ đường thẳng vuông góc với BC cắt BC, B 0 C 0 , (O) lần lượt tại A1 , A2 , A3 .
Suy ra AA3 song song với đường thẳng Simson của P ứng với hai tam giác ABC và AB 0 C 0 . Lại có
A1~A2 = ~v nên d0 là ảnh của d qua phép tịnh tiến ~v .
2) Đường tròn Euler của tam giác AB 0 C 0 là ảnh của đường tròn Euler của tam giác ABC qua phép
tịnh tiến ~v .
Chứng minh. Gọi M, M 0 lần lượt là trung điểm BC, B 0 C 0 ; H, H 0 lần lượt là chân đường cao kẻ từ
−−−→ −−→
A tới BC, B 0 C 0 . Ta có M M 0 = HH 0 = ~v . Do bán kính của hai đường tròn Euler đều bằng 1/2R và
cùng nằm trên trung trực của M H và M 0 H 0 suy ra khẳng định 2 đúng.
3) Tam giác ABC có thể biến thành một tam giác đều A0 B 0 C 0 qua 2 phép G.
Thật vậy, tồn tại ~v sao cho G(A, ~v ) biến tam giác ABC thành tam giác AB 0 C 0 cân tại C 0 . Dễ dàng
suy ra G(C, ~u) : AB 0 C 0 7→ A0 B 00 C 0 sao cho tam giác A0 B 00 C 0 đều.
Như vậy qua 2 phép biến hình G, ta biến tam giác ABC thành tam giác đều A0 B 0 C 0 . Khi đó đường
tròn nội tiếp (E) (đồng thời là đường tròn Euler) tam giác A0 B 0 C 0 là ảnh của đường tròn Euler (E)
của tam giác ABC qua 2 phép vị tự ~v và ~u, đường thẳng Simson d của P ứng với tam giác ABC biến
thành đường thẳng Simson d0 của P ứng với tam giác A0 B 0 C 0 . Như vậy d tiếp xúc với (E) khi và chỉ
khi d0 tiếp xúc với (E 0 ). Dễ chứng minh d’ tiếp xúc với (E’) khi và chỉ khi P là điểm chính giữa của
một trong các cung B’C’,C’A’,A’B’. Ba vị trí này lập thành một tam giác đều.
Như vậy tồn tại 3 điểm là đỉnh của một tam giác đều trên đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC
sao cho đường thẳng Simson của 3 điểm này tiếp xúc với đường tròn Euler của tam giác ABC.

Bài 8. Cho tam giác nhọn ABC nội tiếp (O). Kí hiệu lA , lB , lC lần lượt là tiếp tuyến tại A, B, C của
(O). Một đường thẳng l qua trực tâm H sao cho l ⊥ OH. A1 = l ∩ lA . A2 là điểm đối xứng của A1
qua A, Tương tự xác định được B2 , C2 . Chứng minh rằng A2 , B2 , C2 thẳng hàng.

A2
A
A1 L

H' O
C2
H

B C

C1

7
Chứng minh. Gọi L là điểm Anti-Steiner của l ứng với tam giác ABC. Kí hiệu H 0 là điểm đối xứng
với H qua AB.
Ta sẽ chứng minh C2 L là tiếp tuyến của (O).
Điều này tương đương OC2 ⊥ LC
1
⇔ ∠COC2 = ∠COL = ∠CH 0 L(1)
2
Do C1 HOC là tứ giác nội tiếp nên ∠COC2 = ∠C1 OC = ∠C1 HC = ∠H 0 HA1 = ∠LH 0 C.
Vậy (1) đúng. Tương tự suy ra A2 , B2 , C2 nằm trên tiếp tuyến kẻ từ L của (O).
Bài 9. (ARMO 2011) Cho hình bình hành ABCD có góc A nhọn. Trên cạnh BC lấy điểm T sao
cho tam giác AT D nhọn. Gọi O1 , O2 , O3 lần lượt là tâm đường tròn ngoại tiếp của các tam giác
ABT, ADT, CDT . Chứng minh rằng trực tâm của tam giác O1 O2 O3 nằm trên AD.

A B

T
O2

O1
H

O3
C
D

Chứng minh. Gọi P là giao của (O1 ) và AD. Ta có ∠DP T = 180◦ − ∠ABT = ∠DCT nên P ∈ (O3 ),
suy ra P đối xứng với T qua O1 O3 .
Mặt khác A, D lần lượt là điểm đối xứng với T qua O1 O2 , O1 O3 và A, D, P thẳng hàng nên
T ∈ (O1 O2 O3 ) và đường thẳng qua A, D, P là đường thẳng Steiner của T ứng với tam giác O1 O2 O3 ,
hay trực tâm của tam giác O1 O2 O3 nằm trên AD.
Bài 10. (IMO Shortlist 2009). Cho tứ giác ngoại tiếp ABCD. Một đường thẳng qua A cắt đoạn
thẳng BC tại M và đường thẳng CD tại N . Gọi I1 , I2 , I3 lần lượt là tâm nội tiếp các tam giác
ABM, M N C, N DA. Chứng minh rằng trực tâm tam giác I1 I2 I3 nằm trên M N .
B

A
I1

I
I3 M

I2
D
N
C

8
1 1
Chứng minh. Ta có ∠I1 I2 I3 = (∠M N C + ∠CM N ) = ∠BCD.
2 2
Gọi K là giao điểm thứ hai của tiếp tuyến kẻ từ C tới (I3 ) với AM . Do tứ giác AKCD ngoại tiếp
nên AK + DC = AD + KC hay AK − KC = AD − DC = AB − CB.
Suy ra AB + KC = BC + AK hay tứ giác ABCK ngoại tiếp.
1 1
Vậy ∠I1 CI3 = ∠I1 CK + ∠I3 CK = (∠BCK + ∠DCK) = ∠BCD.
2 2
Ta thu được ∠I1 I2 I3 = ∠I1 CI3 hay I1 , I2 , I3 , C nằm trên một đường tròn.
Dễ thấy điểm đối xứng với C qua I1 I2 , I3 I2 nằm trên M N nên M N là đường thẳng Steiner của C
ứng với tam giác I1 I2 I3 . Điều đó nghĩa là trực tâm tam giác I1 I2 I3 nằm trên M N .

Bài 11. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O), trực tâm H. P là điểm bất kì trên (O) và một
đường thẳng l bất kì qua P . Gọi A0 B 0 C 0 là tam giác tạo bởi giao điểm của các đường thẳng đối xứng
với l qua BC, CA, AB. Chứng minh rằng điểm Anti-Steiner L của HP ứng với tam giác ABC nằm
trên (A0 B 0 C 0 ).

B1
A

L
B'
C2

H O
A1 Y
X
B C
C1
C'
P
Z A2

A'

Chứng minh. Gọi X, Y, Z lần lượt là giao của l với BC, CA, AB; A1 , B1 , C1 là các điểm đối xứng với
P qua BC, CA, AB.
Theo phép đối xứng ta có A1 , B1 , C1 lần lượt nằm trên các cạnh của tam giác A0 B 0 C 0 .
Do XB, ZB lần lượt là phân giác ∠B 0 XZ, ∠B 0 ZX nên B là tâm đường tròn nội tiếp tam giác
B 0 ZX. Suy ra ∠ZB 0 X = 2∠ZBX − 180◦ = 180◦ − 2∠ABC.
Mặt khác, gọi A2 , C2 lần lượt là giao của AH, CH với (O). L là điểm Anti-Steiner của HP . Suy
ra L, C1 , C2 thẳng hàng, L, A1 , A2 thẳng hàng.
Từ đó ∠C1 LA1 = ∠C2 LA2 = ∠HCB + ∠HAB = 180◦ − 2∠ABC = ∠ZB 0 X.
Suy ra L nằm trên (A1 C1 B 0 ). Chứng minh tương tự, L nằm trên (A1 B1 C 0 ) hay L là điểm Miquel
của tứ giác toàn phần A0 B 0 C 0 A1 B1 C1 . Ta thu được L nằm trên (A0 B 0 C 0 ).

Nhận xét. Khi l tiếp xúc với (O) ta thu được bài toán 6 IMO 2011.

9
4 Bài tập áp dụng
Bài 12. Cho tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn (O). P là một điểm thuộc (O). Gọi X, Y, Z, T, U, V
lần lượt là hình chiếu của P trên AB, BC, CD, DA, AC, BD. Chứng minh rằng trung điểm của
XZ, Y T, U V thẳng hàng.

Bài 13. Cho tam giác ABC với trung tuyến AM , phân giác AN . Gọi Q, P là giao của đường thẳng
qua N và vuông góc N A với M A, BA. O là giao của đường thẳng qua P vuông góc BA với AN .
Chứng minh rằng QO vuông góc với BC.

Bài 14. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O), trực tâm H. Một đường thẳng bất kì qua H
giao (O) tại hai điểm D, E. Gọi F là điểm đối xứng với A qua O. OD, OE cắt BC tại hai điểm M, N.
Chứng minh rằng O, M, N, F cùng thuộc một đường tròn.

Bài 15. (Nguyễn Văn Linh). Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O), trực tâm H. Một đường
thẳng bất kì qua H giao (O) tại hai điểm M, N. Gọi A1 , B1 , C1 lần lượt là điểm đối xứng với
A, B, C qua O. M A1 , N A1 giao BC tại A2 , A3 . Tương tự xác định B2 , B3 , C2 , C3 . Chứng minh rằng
(A1 A2 A3 ), (B1 B2 B3 ), (C1 C2 C3 ) đồng trục.

Bài 16. (IMO Shortlist 1991). Cho lục giác ABCDEF nội tiếp. Chứng mịnh rằng các đường thẳng
Simson của A, B, D, E lần lượt ứng với các tam giác BDF, ACE, ABF, ABC đồng quy khi và chỉ khi
CDEF là hình chữ nhật.

Bài 17. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O). P là điểm bất kì trên mặt phẳng. AP, BP, CP
cắt (O) lần thứ hai tại A1 , B1 , C1 . Gọi A2 , B2 , C2 lần lượt là điểm đối xứng với P qua BC, CA, AB.
Chứng minh rằng (P A1 A2 ), (P B1 B2 ), (P C1 C2 ) đồng quy tại một điểm nằm trên (O).

Bài 18. Cho tứ giác ngoại tiếp ABCD. E là điểm bất kì nằm trên CD. Gọi (I1 ), (I2 ), (I3 ) lần lượt là
đường tròn nội tiếp các tam giác AED, BEC, ABE. Chứng minh rằng trực tâm tam giác I1 I2 I3 nằm
trên tiếp tuyến chung ngoài khác CD của (I1 ) và (I2 ).

Tài liệu
[1] Simson line, from Wolfram Mathworld.
http://mathworld.wolfram.com/SimsonLine.html

[2] Complete Quadrilateral, from Wolfram Mathworld.


http://mathworld.wolfram.com/CompleteQuadrilateral.html

[3] Simson lines and Euler circle, AoPS topic.


http://www.artofproblemsolving.com/community/c6h277289p1500641

[4] Incenter on Simson Line, AoPS topic.


http://www.artofproblemsolving.com/community/q2h483978p2711717

[5] Parallelogram, AoPS topic.


http://www.artofproblemsolving.com/community/c6h406967p2272760

[6] IMO Shortlist 2009, available at


https://www.imo-official.org/problems/IMO2009SL.pdf
Email: Lovemathforever@gmail.com

10

You might also like