You are on page 1of 25

Một số tính chất của đường thẳng

Simson, đường thẳng Steiner


trong tam giác
Đậu Văn Huy Hoàng* - Phí Công Tuấn†

Ngày 3 tháng 7 năm 2023

* Sinh viên K45 khoa Toán-Tin, trường Đại học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh

Học sinh khoá 21TO, trường THPT Chuyên Lương Thế Vinh
Mục lục
Mở đầu 3
1 Đường thẳng Simson - Đường thẳng Steiner 4
2 Một số tính chất của đường thẳng Simson và đường thẳng Steiner 5
3 Khảo sát tính chất của đường thẳng Simson, đường thẳng Steiner của
một số điểm đặc biệt 11
3.1 Khi P là các đỉnh của tam giác . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12
3.2 Khi P là trung điểm cung . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12
3.3 Khi P là giao điểm của đường cao với đường tròn ngoại tiếp . . . . . . . . . . 14
4 Bài tập luyện tập 14
5 Bài tập vận dụng 20
6 Một số bàn luận về đường thẳng Simson 21
Lời kết 24
Tài liệu tham khảo 25

2
Mở đầu
Cho tam giác ABC và lấy P là một điểm bất kì. Goi A′ , B ′ , C ′ lần lượt là hình chiếu vuông góc của
P lên ba cạnh BC, CA, AB. Khi đó tam giác A′ B ′ C ′ được gọi là tam giác bàn đạp (pedal triangle)
1
của P đối với tam giác ABC

B′
C′
P

B A′ C

Bỏ qua các trường hợp P trùng với đỉnh của tam giác, ta đặt ra câu hỏi về định nghĩa tam giác
pedal.

Có phải lúc nào A′ , B ′ , C ′ cũng lập thành một tam giác hay không? Nếu câu trả lời là có,
hãy chứng minh rằng A′ , B ′ , C ′ luôn lập được thành một tam giác. Nếu câu trả lời là không,
hãy chỉ ra những trường hợp của P làm cho tam giác A′ B ′ C ′ suy biến.

1
Định nghĩa tam giác bàn đạp được dịch từ theo sách Lemmas in Olympiad Geometry, Andreescu, T., Korsky, S.,
Pohoata, C. (2016).

3
1 Đường thẳng Simson - Đường thẳng Steiner

1. Đường thẳng Simson - Đường thẳng Steiner

Định lý 1.1 (Định lý Simson) Cho tam giác ABC và một điểm P. Gọi A′ , B ′ , C ′ lần lượt là
hình chiếu vuông góc của P lên các cạnh BC, AB, AC. Ta có

P ∈ (ABC) ⇔ A′ , B ′ , C ′

(Đường thẳng đi qua A′ , B ′ , C ′ được gọi là đường thẳng Simson ứng với điểm P trong tam
giác ABC.)

B′

A′
B C

C′

Chứng minh. Từ giả thiết A′ , B ′ , C ′ là hình chiếu vuông góc của P lên các cạnh AB, BC, CA, ta
chứng minh được các điểm A′ , B, C ′ , P đồng viên, các điểm A′ , B ′ , C, P đồng viên. Ta có

(A′ C ′ , A′ B ′ ) = (A′ C ′ , A′ P) + (A′ P, A′ B ′ ) (hệ thức Chasles)

= (BC ′ , BP) + (C P, C B ′ ) ( A′ , B, C ′ , P đồng viên và A′ , B ′ , C, P đồng viên)

= (BA, BP) + (C P, CA)

= (BA, BP) − (CA, C P) (mod π).

Từ đây, ta có

A′ , B ′ , C ′ ⇔ (A′ C ′ , A′ B ′ ) = 0 (mod π) ⇔ (BA, BP) ≡ (CA, C P) (mod π) ⇔ P ∈ (ABC).

Nhận xét 1.2 Quay trở lại vấn đề tam giác pedal, rõ ràng khi P nằm trên đường tròn ngoại tiếp
(ABC) thì tam giác pedal của P sẽ suy biến thành đoạn thẳng hoặc thành một điểm (nếu P trùng

4
2 Một số tính chất của đường thẳng Simson và đường thẳng Steiner

với đỉnh tam giác). Tam giác ABC không bị suy biến khi và chỉ khi P không nằm trên đường tròn
ngoại tiếp tam giác ABC.

Định lý 1.3 (Định lý Steiner) Cho tam giác ABC và một điểm P. Gọi A”, B”, C” lần lượt là
điểm đối xứng của P qua các cạnh BC, AB, AC. Ta có

P ∈ (ABC) ⇔ A′′ , B ′′ , C ′′ .

(Đường thẳng đi qua A′′ , B ′′ , C ′′ được gọi là đường thẳng Steiner ứng với điểm P trong
tam giác ABC.)

B ′′
A

A′′
B′

C ′′ A′
B C

C′
P

Chứng minh. Ta chứng minh chiều thuận. Giả sử P ∈ (ABC). Qua phép vị tự tâm P tỉ số 2 biến
C ′ , A′ , B ′ lần lượt thành C ′′ , A′′ , B ′′ . Mà C ′ , A′ , B ′ cùng nằm trên đường thẳng Simson của P ứng
với tam giác ABC nên C ′′ , A′′ , B ′′ thẳng hàng.
Ngược lại, giả sử A′′ , B ′′ , C ′′ thẳng hàng. Do A′ , B ′ , C ′ lần lượt là ảnh vị tự của A′′ , B ′′ , C ′′ của phép
1
vị tự tâm P, tỉ số nên A′ , B ′ , C ′ thẳng hàng. Theo định lý Simson, ta có P ∈ (ABC).
2
2. Một số tính chất của đường thẳng Simson và đường thẳng Steiner
Kể từ đây, nếu không chú thích gì thêm, cách diễn đạt "đường thẳng Simson (hoặc Steiner) của
điểm P" được hiểu là "đường thẳng Simson (hoặc Steiner) của điểm P đối với tam giác ABC."

Tính chất 2.1 (Đường thẳng Steiner và trực tâm) Cho tam giác ABC. Đường thẳng
Steiner của điểm P ∈ (ABC) luôn đi qua trực tâm của tam giác ABC.

5
2 Một số tính chất của đường thẳng Simson và đường thẳng Steiner

B1

O
A1
H

C1 C
B
P

Chứng minh. Gọi A1 , B1 , C1 lần lượt là đối xứng của P qua BC, CA, AB. Theo định lý Steiner,
A1 , B1 , C1 cùng nằm trên một đường thẳng song song với đường thẳng Simson của điểm P.
Ta có
(C1 A, C1 B) = (P B, PA) = (C B, CA) = (HA, H B) (mod π),

suy ra A, H, B, C1 đồng viên. Tương tự, ta suy ra các bộ điểm A, H, C, B1 và B, H, A1 , C lần lượt
đồng viên.
Ta có

(H C1 , H B1 ) = (H C1 , H B) + (H B, H C) + (H C, H B1 )

= (AC1 , AB) + (AC, AB) + (AC, AB1 )

= (AB, AP) + (AC, AB) + (AP, AC) = 0 (mod π).

Từ đây ta suy ra H, B1 , C1 thẳng hàng. Kết hợp với A1 , B1 , C1 thẳng hàng, ta có A1 , B1 , C1 , H cùng
thuộc một đường thẳng.

Tính chất 2.2 (Đường thẳng Simson và trực tâm) Cho tam giác ABC. Đường thẳng
Simson của điểm P ∈ (ABC) chia đôi đoạn nối trực tâm của tam giác ABC và P.

Chứng minh. Ta biết rằng qua phép vị tự tâm P tỉ số 2, đường thẳng Simson của P sẽ biến
thành đường thẳng Steiner của P. Ở trên ta đã chứng minh được trực tâm H thuộc đường thẳng
Steiner của P nên đường thẳng Simson chia đôi đoạn nối trực tâm của tam giác ABC và P.

Ví dụ 2.1 (USA TST 2014/1) Cho tam giác nhọn ABC và gọi X là một điểm nằm trên cung nhỏ
>
BC. Gọi P và Q là hình chiếu vuông góc của X lên CA và C B. Gọi R là giao điểm của PQ và đường
thẳng qua B, vuông góc với AC. Gọi ℓ là đường thẳng đi qua P và song song với X R. Chứng minh
>
rằng khi X di động trên cung nhỏ BC, đường thẳng ℓ luôn đi qua một điểm cố định.

6
2 Một số tính chất của đường thẳng Simson và đường thẳng Steiner

P
H
Q
B
C

R
X

Phân tích ý tưởng. Ta thử cho điểm X lần lượt trùng với các điểm B, C, khi đó đường thẳng l
biến thành các đường cao hạ từ B, C đến cạnh đối diện, từ đó ta dự đoán được đường thẳng l
đi qua trực tâm của tam giác.
Chứng minh. Gọi H là trực tâm tam giác ABC. Ta thấy rằng PQ là đường thẳng Simson của X
khi đó theo tính chất 2.2 ta có PQ chia đôi H X , kết hợp với BH ∥ P X ta có tứ giác P HRX là hình
bình hành, do đó P H ∥ RX . Vậy l luôn đi qua trực tâm H của tam giác ABC.

Tính chất 2.3 (Góc giữa hai đường thẳng Simson) Cho P1 , P2 là hai điểm thuộc đường
tròn ngoại tiếp tam giác ABC. Gọi d1 , d2 đường thẳng Simson của P1 , P2 .

• Góc định hướng giữa hai đường thẳng d1 và d2 là góc định hướng giữa hai đường
thẳng AP2 và AP1 , nghĩa là

(d1 , d2 ) = (AP2 , AP1 ) (mod π)

• Góc giữa hai đường thẳng Simson tương ứng với P1 và P2 là góc giữa hai đường thẳng
AP1 và AP2 .

7
2 Một số tính chất của đường thẳng Simson và đường thẳng Steiner

C2′

A
P2

B2′

B1′

X
A′1
B C
A′2

C1′

P1

Chứng minh. Ta có

(d1 , d2 ) = (d1 , AC) + (AC, d2 )

= (P1 A, P1 C1 ) + (P2 C2′ , P2 A)

= (AP1 , P1 C1 ) + (P1 C1 , AP2 ) (do P2 C2′ ∥ P1 C1 )

= (AP1 , AP2 ).

Tính chất 2.4 (Hai đường thẳng Simson vuông góc) Cho tam giác ABC. Hai đường
thẳng Simson tương ứng với hai điểm P1 , P2 ∈ (ABC) vuông góc với nhau khi và chỉ khi
P1 P2 là đường kính của (ABC). Hơn nữa, lúc này hai đường thẳng Simson của P1 và P2 giao
nhau tại một điểm nằm trên đường tròn Euler của tam giác ABC.

8
2 Một số tính chất của đường thẳng Simson và đường thẳng Steiner

A P2

T2

O
T
H

B C
X
T1

P1

Chứng minh. Theo tính chất 2.3, góc giữa hai đường thẳng Simson tương ứng với P1 và P2 là
góc giữa hai đường thẳng AP1 và AP2 . Do đó chúng vuông góc với nhau khi và chỉ khi góc giữa
hai đường thẳng AP1 và AP2 bằng 90◦ . Hay P1 P2 là đường kính của (ABC).
Gọi X là giao điểm của hai đường thẳng Simson của P1 , P2 . Ta chứng minh X thuộc đường tròn
Euler của tam giác ABC. Gọi T2 , T1 lần lượt là giao điểm của d2 , d1 với H P2 , H P1 . Theo tính chất
2.2 thì T2 , T1 lần lượt là trung điểm của H P2 , H P1 . Phép vị tự tâm H tỉ số 1/2 biến (ABC) thành
đường tròn Euler, biến
P2 7→ T2 ,

O 7→ T,

P1 7→ T1 .

Mà P1 P2 là đường kính nên P1 , O, P2 thẳng hàng. Điều này dẫn đến T2 , T1 , T thẳng hàng, từ đây
ta có ∠T1 X T2 = 90◦ Vậy X nằm trên đường tròn Euler của tam giác ABC.

Tính chất 2.5 (Đường thẳng Simson trong mô hình hai đường đẳng giác) Cho tam
giác ABC và P ∈ (ABC). Đường thẳng đẳng giác với AP trong tam giác ABC vuông góc với
đường thẳng Simson ứng với P.

9
2 Một số tính chất của đường thẳng Simson và đường thẳng Steiner

B′

A′
B C

C′
Q
P

Chứng minh. Gọi d là đường thẳng Simson ứng với P. Ta có

π
(AQ, d) = (AQ, AC) + (AC, d) = (AB, AP) + (AP, P C ′ ) = (mod π).
2

Tính chất 2.6 Với P là điểm bất kì trên cung nhỏ BC, đường vuông góc kẻ từ P đến BC, cắt
(ABC) tại điểm thứ hai là T , khi đó AT song song với đường thẳng Simson của P ứng với
tam giác ABC

T
A

Y
B
C

Chứng minh. Gọi X , Y lần lượt là chân đường cao hạ từ P đến AC, BC. Ta có (TA, T P) =
(CA, C P) = (Y X , Y T ) (mod π). Do đó AT ∥ X Y .

10
3 Khảo sát tính chất của đường thẳng Simson, đường thẳng Steiner của một số điểm đặc biệt

Ví dụ 2.2 (Sharygin 2015/17) Cho tam giác ABC nội tiếp (O). Lấy X ∈ (O) và D ∈ (O). Gọi ℓ
và L lần lượt là các đường thẳng Simson của D và X . Giả sử X O ∥ ℓ. Chứng minh góc tạo bởi L và
các đường chéo của tứ giác ABC D là bằng nhau.

S
X
E

O
Y

V
P
Q K
B C

Z
D

Phân tích ý tưởng. Xét thế hình như trên. Gọi P, Q lần lượt là chân đường cao hạ từ D đến
AC, BC. Gọi S, Y, K lần lượt là chân đường cao hạ từ X đến AB, AC, BC. Kẻ đường kính X V . X Y
cắt (O) tại điểm thứ hai là Z. Gọi E là giao điểm của Y S và AD.
Điều cần chứng minh tương đương với ∠DEK = ∠EK B. Ta có ∠EK B = ∠Y X C = ∠Y X D +
∠DX C, ∠DEK = ∠DAY + ∠AY E. Mà ∠DAY = ∠DX C. Do đó ta cần chứng minh ∠DX Y =
∠AY E ⇔ Y S ⊥ X D.
Lời giải. Ta chứng minh Y S ⊥ X D. Theo giả thiết ta có X O ∥ PQ, X Y ∥ DP ⇒ ∠V X Z = ∠QP D =
∠QC D ⇒ BD = V Z ⇒ tứ giác BZ DV là hình thang cân, do đó BZ ∥ DV . Mà DV ⊥ DX ⇒ BZ ⊥
DX . Theo tính chất 2.6 ta có Y K ⊥ DX .

3. Khảo sát tính chất của đường thẳng Simson, đường thẳng Steiner của
một số điểm đặc biệt
Gọi P là một điểm nằm trên đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC. Trong phần này, ta khảo sát
các tính chất của đường thẳng Simson hoặc đường thẳng Steiner trong trường hợp P là điểm
đặc biệt trên đường tròn ngoại tiếp như trung điểm cung, điểm đối xứng với một đỉnh qua trung
trực của cạnh đối diện trong tam giác, ...

11
3 Khảo sát tính chất của đường thẳng Simson, đường thẳng Steiner của một số điểm đặc biệt

3.1. Khi P là các đỉnh của tam giác


Giả sử P ≡ A. Lúc này, hình chiếu vuông góc của P lên AB và AC trùng với A, hình chiếu vuông
góc lên BC là hình chiếu vuông góc từ A xuống BC. Như vậy đường thẳng Simson của A chính
là đường thẳng đi qua A và vuông góc với BC.
Hơn nữa, đường thẳng Simson của điểm đối xứng với A qua tâm của (ABC) chính là đường
thẳng BC.
Kết hợp hai nhận xét trên với tính chất về góc giữa hai đường thẳng Simson, từ đây ta có thể dễ
dàng tính góc giữa đường thẳng Simson và các cạnh của tam giác.

Hệ quả 3.1 Gọi d là đường thẳng Simson của P. Gọi r là đường thẳng chứa một cạnh của tam
giác ABC. Gọi R là đỉnh của tam giác ABC và không nằm trên r. Khi đó

• Góc giữa hai đường thẳng d và r phụ với góc nội tiếp chắn cung nhỏ PR.

• Góc định hướng giữa d và r được tính bởi

π
(d, r) = + (KR, K P) (mod π)
2

với K là một điểm bất kì trên (ABC).

Ví dụ 3.1 Góc định hướng giữa đường thẳng Simson d của P và BC là

π π
(d, BC) = + (AA, AP) = + (BA, BP) (mod π)2
2 2

Khi xét P là những vị trí đặc biệt khác, ta có thể khảo sát góc giữa đường thẳng Simson của P
so với các cạnh để tìm ra những quan hệ song song, quan hệ vuông góc với những đường đặc
biệt trong tam giác như tiếp tuyến, phân giác, ...

3.2. Khi P là trung điểm cung


>
Giả sử P là trung điểm cung BC (cung chứa A hoặc không chứa A). Gọi M là trung điểm BC. Ta
có P M ⊥ BC. Suy ra đường thẳng Simson của P đi qua M . Ngược lại, nếu đường thẳng Simson
>
của P đi qua trung điểm của cạnh BC thì ta suy ra P có thể là trung điểm của cung BC. Để xác
định chính xác P là trung điểm cung chứa A hay cung không chứa A, ta có thể sử dụng hệ quả
3.1 để tính toán góc giữa Simson với cạnh tam giác. Tổng kết lại, ta có kết quả sau.

Hệ quả 3.2 Đường thẳng Simson của P đi qua trung điểm của một cạnh tam giác khi và chỉ khi
P là trung điểm của cung trên đường tròn ngoại tiếp tạo bởi hai đầu mút của cạnh đó.
2
AA được hiểu là đường tiếp tuyến của (ABC) tại A

12
3 Khảo sát tính chất của đường thẳng Simson, đường thẳng Steiner của một số điểm đặc biệt

Ví dụ 3.2 Cho tam giác ABC với các đường cao AD, BE và C F . Gọị M là trung điểm BC. Gọi S, T
là hình chiếu vuông góc của M lên DE, DF . Chứng minh rằng ST chia đôi đoạn thẳng E F .

Chứng minh. Ta có M là trung điểm cung E F của (DE F ). Đường thẳng ST chính là đường
thẳng Simson của M ứng với tam giác DE F , do đó ST đi qua chân đường vuông góc của M đến
E F − chính là trung điểm của EF.
Dựa vào tính chất 2.5, ta có thể khai thác tính vuông góc của các đường Simson của trung điểm
cung với các đường phân giác trong, phân giác ngoài. Chẳng hạn như,

Hệ quả 3.3 Đường thẳng Simson của trung điểm cung BC chứa A song song với tia phân giác
trong của góc A.

T Ví dụ 3.3 Cho tam giác ABC. Gọi P là trung điểm của cung BC chứa A, Q là trung điểm của cung
CA chứa B, R là trung điểm cung AB chứa C. Chứng minh rằng ba đường thẳng Simson của các
điểm P, Q, R đồng quy.
x
A P
Q′
R′
N
I

B C
M z
y

R
Q
P′

Phân tích ý tưởng. Đường thẳng Simson của điểm P có hai tính chất: đi qua trung điểm BC và
song song với tia phân giác trong góc A. Ta cũng có các tính chất tương tự như vậy với các đường
thẳng Simson của Q, R. Ta có thể khai thác tính song song để áp dụng định lý Ceva dạng lượng
giác chứng minh đồng quy. Việc cả ba đường Simson lần lượt đi qua từng trung điểm cạnh cũng
gợi ý cho ta về việc xét định lý Ceva dạng lượng giác trong tam giác tạo bởi các trung điểm.
Lời giải. Gọi p, q, r lần lượt là đường thẳng Simson của các điểm P, Q, R. Gọi M , N , I lần lượt là
trung điểm của BC, CA, AB. Gọi P ′ , Q′ , R′ lần lượt là giao điểm của tia phân giác trong góc A, B, C

13
4 Bài tập luyện tập

với đường tròn ngoại tiếp (ABC).


Do AP ′ , BQ′ , CR′ đồng quy nên theo định lý Ceva dạng lượng giác, ta có

sin ∠BAP ′ sin ∠ACR′ sin ∠C BQ′


· · = 1. (⋆)
sin ∠CAP ′ sin ∠BCR′ sin ∠ABQ′

Từ kết quả 3.3, ta có AP ′ ∥ p, BQ′ ∥ q, CR′ ∥ r. Hơn nữa, M I ∥ AC, N I ∥ BC, N M ∥ AB. Kết hợp
những điều trên với (⋆), ta suy ra

sin ∠I M x sin ∠I N y sin ∠N M z


· · = 1.
sin ∠N M x sin ∠M N y sin ∠I M z

Áp dụng định lý Ceva dạng lượng giác trong tam giác M N I, ta có p, q, r đồng quy.

3.3. Khi P là giao điểm của đường cao với đường tròn ngoại tiếp
Lấy P trên (ABC) sao cho AP ⊥ BC. Ta có một tính chất quen thuộc là P đối xứng với trực tâm
qua BC. Gọi d là đường thẳng Simson của P đối với tam giác ABC. Ta có một số tính chất của d
được suy ra trực tiếp từ 3.1

Hệ quả 3.4 Góc giữa đường thẳng Simson của P với AB là góc ∠AC B.

Hệ quả 3.5 Góc giữa đường thẳng Simson của P với AC là góc ∠ABC.

Ngoài ra, áp dụng tính chất 2.5, ta có đường thẳng Simson của P vuông góc với AO. Mà AO
vuông góc với tiếp tuyến tại A nên ta có kết quả sau.

Hệ quả 3.6 Đường thẳng Simson của P song song với tiếp tuyến tại A của (ABC).

4. Bài tập luyện tập


Bài toán 4.1 (2022 Kosovo National Mathematical Olympiad) Cho △ABC, D là chân đường
phân giác của ∠BAC. (A, AD) cắt (ABC) tại hai điểm E và F , cắt BC tại điểm thứ hai là T . X , Y
lần lượt là chân đường vuông góc hạ từ D đến E T, F T . Chứng minh rằng X Y ∥ AD.

14
4 Bài tập luyện tập

F
I H

K
V
E Y
R
D C
B T
X

Phân tích ý tưởng. Ta thấy rằng X , Y là chân đường vuông góc hạ từ D đến các cạnh, và D
thuộc (E T F ) do đó ta liên tưởng đến mô hình đường thẳng Simson. Từ đó ta gọi thêm điểm
K là chân đường vuông góc kẻ từ D đến E F , I là tâm AT D . Khi đó ta có ∠DK X = ∠DE T =
1
∠DAT = ∠I DA (1). Ta cần chứng minh X Y ∥ AD ⇔ ∠DK X = ∠K DA (2). Từ (1) và (2) thì ta
2
cần chứng minh I, K, D thẳng hàng. Từ đây ta dự đoán rằng V, H cùng thuộc (AT D).
Lời giải. Gọi V, H lần lượt là giao điểm của BA, CA và E F . Dễ thấy rằng BA, CA lần lượt là phân
giác của các góc ∠EBF, ∠F C E. Do đó dễ dàng chứng minh được AE 2 = AV ·AB = AF 2 = AH ·AC =
AD2 , suy ra tứ giác BV H C nội tiếp, mà AH · AC = AD2 nên ∠ADH = ∠AC B = ∠AV H, suy ra tứ
giác AH DV nội tiếp. Gọi E F cắt BC tại R, do các tứ giác BV H C, E T DF, EC BF nội tiếp nên ta có

RE · RF = RB · RC = RV · RH = RT · RD.

Suy ra tứ giác V T DH nội tiếp. Suy ra 5 điểm A, V, T, D, H đồng viên. Gọi I là tâm đường tròn đi
qua 5 điểm này. Do AD là phân giác ∠BAC nên DV = DH, do đó DI cắt V H tại điểm K là trung
điểm của V H. Lúc này do XY là đường thẳng Simson của D nên XY đi qua K. Ta có

1
∠DK X = ∠DE T = ∠TAD = ∠IAD = ∠I DA.
2

Vậy X Y ∥ AD.

Bài toán 4.2 (IMO 2007/4) Lấy năm điểm A, B, C, D và E sao cho ABC D là một hình bình hành
và BC E D là một tứ giác nội tiếp. Gọi ℓ là một đường thẳng bất kì đi qua A, cắt đoạn thẳng DC tại

15
4 Bài tập luyện tập

F , cắt BC tại G. Giả sử rằng E F = EG = EC. Chứng minh rằng ℓ là đường phân giác trong góc
DAB.

C Z G
B

Y
X
F

A
D

Phân tích ý tưởng. Ta làm bài toán ngược như sau: l là phân giác ∠DAB ⇔ ∠DAF = ∠C GF =
∠BAF = ∠C F G ⇔ △GC F cân ⇔ ∠GC E = ∠EC F ⇔ △BE D cân. Để chứng minh △BE D cân,
ta có thể gọi X là trung điểm BD và chứng minh EX vuông góc với BD, ta để ý thêm rằng các
tam giác C E F và C EG đều cân, nên khi ta gọi trung điểm thì nó cũng là chân đường cao, từ đó
ta có thể nghĩ ngay đến đường thẳng Simson.
Lời giải. Gọi X , Y, Z lần lượt là trung điểm BD, C F, C G. Do tứ giác ABC D là hình bình hành nên
X cũng là trung điểm của CA. Dễ thấy X , Y, Z thẳng hàng, mà Y Z là đường thẳng Simson của
E ứng với tam giác BC D nên X đồng thời cũng là chân đường cao hạ từ E đến BD, Do đó tam
giác BE D cân. Theo bài toán ngược đã phân tích ở trên ta có đpcm.

Bài toán 4.3 (Sharygin 2015/17) Cho tam giác ABC nội tiếp (O). Lấy X ∈ (O) và D ∈ (O). Gọi
ℓ và L lần lượt là các đường thẳng Simson của D và X . Giả sử X O ∥ ℓ. Chứng minh góc tạo bởi L
và các đường chéo của tứ giác ABC D là bằng nhau.

16
4 Bài tập luyện tập

X
T
O

B C

Phân tích ý tưởng. Ở trên, ta đã giải bài toán này theo góc hình học. Ta sẽ thử giải một cách
khác dựa vào góc định hướng. Đầu tiên, ta cần phân tích và đặt ra được điều cần phải chứng
minh là (L, BC) = (AD, L) (mod π). Đối với (L, BC), ta dựa vào 3.1 để tính toán. Đối với (AD, L),
ta có thể cố gắng biến đổi theo (L, BC) hoặc ta có thể kẻ đường phụ là đường thẳng đẳng giác
với AX trong tam giác ABC để khai thác tính vuông góc của L với đường thẳng đẳng giác (tính
chất 2.5).
Lời giải. Ta có 2 cách để giải quyết bài toán theo hướng góc định hướng.

Cách 1. Gọi V là điểm đối xứng của X qua O. Kẻ đường thẳng AT đẳng giác với AX trong
tam giác ABC. Ta chứng minh (L, BC) = (AD, L) (mod π) hay (L, BC) + (L, AD) =
0 (mod π). (⋆)
π
Theo tính chất 2.5, ta có AT ⊥ L. Suy ra (L, AD) = (L, AT )+(AT, AD) = +(AT, AD) (mod π).
2
π
Mặt khác, theo hệ quả 3.1, ta có (L, BC) = + (AA, AX ) (mod π). Do đó điều cần phải
2
chứng minh tương đương (AT, AD) = (AX , AA) (mod π).
Từ giả thiết X V ∥ BC và hệ quả 3.1, ta có
π
(X V, BC) = (l, BC) = + (AA, AD) (mod π)
2
π
⇒ (X V, T V ) + (T V, X T ) = + (AA, AD) (mod π)
2
⇒ (V X , V T ) = (AA, AD) (mod π)

⇒ (V X , VA) + (VA, V T ) = (AA, AT ) + (AT, AD) (mod π)

⇒ (V X , VA) = (AT, AD) (mod π)

⇒ (AX , AA) = (AT, AD) (mod π)

17
4 Bài tập luyện tập

Tới đây ta đã chứng minh được (⋆). Ta suy ra (L, AD) = (BC, L) (mod π). Suy ra
(L, AD) = (L, BC).

Cách 2. Ta có

(L, BC) = (AD, L) (mod π)


π
⇔ + (AA, AX ) = (AD, AX ) + (AX , L) (mod π)
2
π
⇔ + (AA, AD) = (AX , L) (mod π)
2
π
⇔ + (X A, X D) = (X A, L) (mod π)
2
π
⇔ (X D, L) = (mod π)
2
π
⇔ (X D, X O) + (X O, L) = (mod π)
2
π
⇔ (X D, X O) + (l, L) = (mod π)
2
π
⇔ (X D, X O) + (X X , X D) = (mod π)
2
π
⇔ (X O, X X ) = (mod π)
2

Đẳng thức cuối cùng luôn đúng do tiếp tuyến tại X vuông góc với X O. Từ đó ta suy ra
(L, BC) = (L, AD).

Bài toán 4.4 Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O). Gọi P là một điểm di động trên đường
tròn (O). Đường thẳng Steiner của P cắt BC tại K. Gọi L là giao điểm của BC với đường đẳng giác
với AP trong tam giác ABC.

a. Chứng minh rằng (AK L) luôn đi qua một điểm cố định.

b. Đường thẳng AK, AL lần lượt cắt lại đường tròn (ABC) tại D và E. Chứng minh rằng DE luôn
đi qua một điểm cố định.

18
4 Bài tập luyện tập

A G

H
D

P

K F L

B C

P
E
Ha

Phân tích ý tưởng. Đề bài cho phép P là một điểm di động bất kì trên đường tròn. Ta thử chọn
một vài vị trí đặc biệt của P.

• Nếu chọn P là điểm B, đường đẳng giác AL sẽ trùng với AC. Hơn nữa đường thẳng Simson
(cũng như là đường thẳng Steiner) của B chính là đường cao BH, lúc này K ≡ B. (AK L)
trở thành (ABC). Ta dự đoán giao điểm khác A của đường tròn (AK L) và (ABC) chính là
điểm cố định cần tìm.

• Quan sát hình vẽ, ta thấy đoạn nối điểm cố định và A "dường như" vuông góc với BC. Bạn
đọc có thể vẽ nhiều hình để kiểm tra, dự đoán giao điểm đó là giao điểm của đường cao
từ A với đường tròn ngoại tiếp. Ta gọi điểm đó là H a . Ngoài cách vẽ hình dự đoán, ta còn
một phương pháp kiểm tra khác là chọn P ≡ A. Khi đó AK là đường cao, L là điểm ở vô
tận, (AK L) trở thành đường cao và đi qua H a .

Đối với câu b, ta xét thử vị trí điểm P ≡ B, ta thấy D ≡ B, E ≡ C, DE ≡ BC. Xét P ≡ A, ta có
D ≡ H a , E là giao điểm khác A của (ABC) và đường thẳng qua A song song với BC. Gọi G là
điểm trên (ABC) sao cho AG ∥ BC. Khi đó DE ≡ GH a . Ta dự đoán điểm cố định chính là giao
điểm của GH a với BC.
Lời giải.

a. Kẻ AH a vuông góc với BC (H a ∈ (ABC)). Ta có kết quả quen thuộc H a là điểm đối xứng của
H qua BC. Ta cần chứng minh (AK L) đi qua H a hay ∠AH a K = ∠ALK.
Thật vậy, do đường thẳng Steiner của P đối xứng với P K qua BC nên ∠AH a K = ∠K H H a =

19
5 Bài tập vận dụng

90◦ − ∠K H C. Theo tính chất 2.5 đường thẳng Simson của P vuông góc với AL. Suy ra K L ⊥
AL. Suy ra ∠AH a K = 90◦ − ∠K H C = ∠ALK. Do đó H a ∈ (AK L).

b. Gọi F là giao điểm của DE và BC. Ta chứng minh F chính là điểm cố định cần tìm.
Trước tiên, ta chứng minh F ∈ (K DH a ). Ở câu a, ta đã chứng minh được H a ∈ (AK L) nên ta
có ∠H a K F = ∠H a AL = ∠H a DE. Vậy F ∈ (K DH a ).
Kẻ H a F cắt lại (ABC) tại G. Ta chứng minh G là điểm cố định. Do tứ giác AGH a D nội tiếp và
K DF H a nội tiếp nên ∠AGH a = ∠K DH a = ∠K F H a . Suy ra AG ∥ BC. Vậy G là điểm cố định.
F là giao điểm của hai đường thẳng cố định BC và H a G nên F cố định.

5. Bài tập vận dụng


Bài toán 5.1 Cho tứ giác điều hoà ABDC. Gọi D′ là điểm đối xứng của D qua BC. Gọi H là trực
tâm tam giác ABC. Chứng minh rằng H D′ vuông góc với AD′ .

Định lý 5.2 Cho tam giác ABC và M là trung điểm BC. Đường tròn nội tiếp (I) của tam giác ABC
tiếp xúc với ba cạnh BC, CA, AB tại D, E, F . Chứng minh rằng E F, AM , DI đồng quy.

Bài toán 5.3 (USA MO 2010/1) Cho hình ngữ giác lồi AX Y Z B nội tiếp trong đường tròn đường
kính AB. Gọi P, Q, R, S lần lượt là hình chiếu vuông góc của Y lên AX , BX , AZ, BZ. Chứng minh
rằng góc giữa hai đường thẳng PQ và RS là một nửa góc ∠X OZ, với O là trung điểm AB.

Bài toán 5.4 Cho △ABC và P, Q ∈ (ABC). Gọi K là giao điểm của các đường Simson của P và Q
đối với △ABC. Gọi ℓ là đường thẳng qua K vuông góc với BC và ℓA là đường thẳng qua A vuông
góc với PQ. Chứng minh rằng ℓ, ℓA và PQ đồng quy.

Bài toán 5.5 (KoMAL A447) Cho tam giác ABC nội tiếp trong đường tròn (O) và D là một điểm
bất kì trên (O). Gọi X , Y , Z lần lượt là hình chiếu vuông góc của D lên OA, OB, OC. Chứng minh
rằng, tâm đường tròn nội tiếp của tam giác X Y Z nằm trên đường thẳng Simson tương ứng với D.

3
Bài toán 5.6 (S.Kantor) Cho 6 điểm A, B, C, D, E, F nằm trên một đường tròn.

a. Chứng minh rằng các đường thẳng Simson của các điểm D, E, F đối với tam giác ABC cắt nhau
tạo thành tam giác D′ E ′ F ′ đồng dạng với tam giác DE F ; các đường thẳng Simson của các điểm
A, B, C đối với tam giác DE F cắt nhau tạo thành tam giác A′ B ′ C ′ đồng dạng với tam giác ABC.
3
Bài toán được đề xuất bởi S.Kantor trong cuốn Mathesis: recueil mathématique, à l’usage des écoles spéciales et
des établissements d’instruction moyenne (xuất bản năm 1907). Độc giả cũng có thể tìm thấy lời giải đề xuất
bởi tác giả Absolonne trong cuốn sách trên tại đường dẫn https://tinyurl.com/2x3znjjm

20
6 Một số bàn luận về đường thẳng Simson

b. Các tam giác A′ B ′ C ′ và D′ E ′ F ′ cùng nội tiếp trong một đường tròn có tâm là trung điểm của
đoạn thẳng nối hai trực tâm của tam giác ABC và DE F .

Bài toán 5.7 Cho tam giác ABC có trực tâm H. Kẻ đường cao AD. Qua D kẻ đường thẳng song
song với tiếp tuyến tại A của (ABC), cắt BH, C H lần lượt tại X , Y . Gọi T là giao điểm thứ hai của
(H X Y ) và (H BC). Chứng minh rằng A đối xứng với T qua BC.

Bài toán 5.8 Cho tam giác ABC có trực tâm H. Gọi H ′ là một điểm bất kì nằm trên (ABC). Gọi d
là đường thẳng Simson của H ′ .

a. Chứng minh rằng tồn tại một điểm A′ nằm trên (BH C) sao cho d cũng là đường Simson của A′
đối với tam giác BH C. Tương tự như vậy, hãy chỉ ra sự tồn tại của các điểm B ′ trên đường tròn
(AC H) và điểm C ′ trên đường tròn (ABH) sao cho d là đường thẳng Simson của B ′ đối với tam
giác AC H và d cũng là đường thẳng Simson của C ′ đối với tam giác ABH.

b. Chứng minh rằng H ′ là trực tâm của tam giác A′ B ′ C ′ .

c. Chứng minh rằng △ABC = △A′ C ′ B ′ .

d. Chứng minh rằng hai đường tròn Euler của tam giác ABC và A′ B ′ C ′ tiếp xúc nhau.

e. Chứng minh rằng khi H ′ chuyển động trên (ABC) thì (A′ B ′ C ′ ) luôn tiếp xúc trong với một đường
tròn cố định.

6. Một số bàn luận về đường thẳng Simson


Trong toán học, thông thường các định lý, công thức, đặc biệt trong phân môn hình học, các
đường thẳng, đường tròn, ... sẽ được đặt tên theo nhà toán học lần đầu tiên đề cập đến kết
quả đó. Bất ngờ thay, có nhiều nghiên cứu về lịch sử đã chỉ ra rằng "đường thẳng Simson"
không phải do học Robert Simson tìm ra, mà đây là một định lý của nhà toán học William
Wallace. William Wallace lần đầu đề cập đến kết quả 1.1 vào khoảng năm 1799, trong quyển
Mathematical Repository, trang 111 4 . Thời điểm Wallace đề xuất kết quả này, Simson đã mất
được khoảng 32 năm. Hơn nữa, các nhà nghiên cứu lịch sử toán học cũng không tìm thấy bất kì
vết tích nào của định lý này trong các nghiên cứu của Simson.
4
Độc giả có thể tham khảo tại đây https://archive.org/details/mathematicalrep05leybgoog/page/
n135/mode/2up?view=theater

21
6 Một số bàn luận về đường thẳng Simson

Hình 1: Trích đoạn sách Mathematical Repository, tập 2, trang 111

Vậy tại sao nó lại có tên là "đường thẳng Simson"? Một trong những lý giải về hiện tượng này
đó là do sự sơ suất trong việc trích dẫn tên định lý. Vào khoảng năm 1820, nhà toán học người
pháp Francois-Joseph Servois, đã trích dẫn định lý này trong một bài viết của ông trên tạp chí
Annales de mathematiques pures et appliquees 5 . Ông đã không tham khảo kĩ nguồn gốc mà "tin
rằng" nó được phát hiện bởi nhà toán học Simson. Dần dần, tên gọi "đường thẳng Simson" được
sử dụng phổ biến trong các cộng đồng nghiên cứu hình học.
5
Độc giả có thể tham khảo tại đây http://www.numdam.org/item/AMPA_1813-1814__4__250_1.pdf

22
6 Một số bàn luận về đường thẳng Simson

Hình 2: Trích đoạn tạp chí Annales de mathematiques pures et appliquees, tập 4, trang 251

23
6 Một số bàn luận về đường thẳng Simson

Lời kết
Bài viết đã trình bày một số tính chất cơ bản của đường thẳng Simson và áp dụng các kết quả
thu được để phân tích, giải quyết một số bài toán hình học Olympic. Nhìn chung, các tính chất
chủ yếu xoay quanh vấn đề góc của đường thẳng Simson và một số đường thẳng quen thuộc
trong tam giác như đường thẳng chứa cạnh tam giác, đường cao, đường tiếp tuyến, ... Tuy bài
viết trình bày tương đối nhiều kết quả, nhưng hầu hết chúng là những hệ quả được suy ra trực
tiếp từ các tính chất cơ bản như góc giữa hai đường thẳng Simson, liên hệ vuông góc giữa đường
thẳng Simson và đường đẳng giác, ... Bạn đọc có thể vận dụng các tính chất cơ bản đó để tiếp
tục nghiên cứu tính chất của đường thẳng Simson của một số điểm đặc biệt trên đường tròn
ngoại tiếp. Nhóm tác giả hy vọng bài viết sẽ giúp bạn đọc nắm được cách xử lý các vấn đề về góc
của đường thẳng Simson, đường thẳng Steiner thông qua các tính chất đã được trình bày. Bài
viết có thể không tránh khỏi những sai sót về lỗi đánh máy, lỗi định dạng, ... Bạn đọc có thể trao
đổi các vấn đề liên quan đến bài viết thông qua địa chỉ email dauvanhuyhoang2001@gmail.com
hoặc nguyentuanhg2006@gmail.com.

24
6 Một số bàn luận về đường thẳng Simson

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Andreescu, T., Korsky, S., & Pohoata, C. (2016). Lemmas in Olympiad Geometry. XYZ Press.

2. Nguyễn Duy Khương (2016). Đường thẳng Simson, đường thẳng Steiner và ứng dụng

3. Fletcher, T. J. (1955). 2518. A note on a Simson line property. The Mathematical Gazette,
39(328), 143. doi:10.2307/3609989

4. Quadling, D. (2012). A curious misattribution: the early history of ‘Simson’s line’. The Math-
ematical Gazette, 96(537), 420-427

5. Problem with several Simson lines in need of complete geometry solution. Mathematics
Stack Exchange. Retrieved from https://math.stackexchange.com/questions/4533791/problem-
with-several-simson-lines-in-need-of-complete-geometry-solution

25

You might also like