You are on page 1of 29

KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 1

Bộ môn Kế toán tài chính

Copyright © 2019 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 1


CHƯƠNG 1
BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN

Hà Nội, 2020
Copyright © 2019 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
CHƯƠNG 1: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN

Mục tiêu chương:


• Khái quát sự hình thành và phát triển của thị trường tài chính toàn cầu;

• Phân tích mối liên hệ giữa thị trường tài chính và báo cáo tài chính;

• Làm rõ các mục tiêu của báo cáo tài chính;

• Phân tích vai trò của một số tổ chức trong quá trình xây dựng và áp dụng chuẩn mực kế
toán quốc tế;

• Phân tích các thách thức đối với báo cáo tài chính quốc tế.
CHƯƠNG 1: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN

1.1. Thị trường tài chính toàn cầu và mối liên hệ với báo cáo tài chính

1.1.1. Thị trường tài chính


* Xu thế toàn cầu hóa trên thế giới tác động đến mọi lĩnh vực từ kinh tế, chính trị đến xã hội
của mỗi quốc gia, khu vực;

* Hoạt động thương mại quốc tế:

- Những năm trước đây: Thương mại quốc tế kém phát triển bởi bị hạn chế bởi khoảng cách
địa lý, công nghệ thông tin;

- Những năm 1970: Thương mại quốc tế bắt đầu phát triển và tăng trưởng mạnh mẽ cùng
với sự phát triển của công nghệ và sự dỡ bỏ các rào cản thương mại quốc tế.
CHƯƠNG 1: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN

1.1.1. Thị trường tài chính


=> Thương mại quốc tế phát triển, sự xóa bỏ kiểm soát vốn cùng với sự hỗ trợ của nền tảng
công nghệ hiện đại và hành lang pháp lý cởi mở tạo điều kiện cho thị trường tài chính toàn
cầu mở rộng và ngày càng lớn mạnh.

* Vai trò của thị trường tài chính:

Huy động vốn Đầu tư vốn Phân bổ vốn

Trao đổi, mua bán tiền tệ, chứng khoán và các công cụ tài chính phái sinh
CHƯƠNG 1: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN

1.1.2. Báo cáo tài chính


Kế toán

Kế toán tài chính Kế toán quản trị

Báo cáo tài chính Báo cáo quản trị

Báo cáo kế toán

Người sử dụng
CHƯƠNG 1: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN

1.1.2. Báo cáo tài chính


Khác
Báo cáo tài chính

Báo cáo tình Báo cáo lưu Báo cáo kết Báo cáo thay đổi Thuyết minh
hình tài chính chuyển tiền tệ quả kinh doanh vốn chủ sở hữu BCTC

Phản ánh sự Mô tả mang tính


Khái quát Phản ánh Khái quát tình
tăng, giảm tường thuật hoặc
tình hình tài dòng tiền hình doanh
và thay đổi phân tích chi tiết
sản, nguồn vào, dòng thu, chi phí và
cơ cấu vốn các thông tin số
vốn tại một tiền ra theo kết quả kinh
chủ sở hữu liệu đã được
thời điểm từng loại doanh trong
trình bày trong
nhất định hoạt động kỳ
các BCTC khác
trong kỳ
CHƯƠNG 1: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN

1.1.3. Mối liên hệ giữa thị trường tài chính toàn cầu và báo cáo tài chính
* Phạm vi quốc gia: Chuẩn mực kế toán do mỗi quốc gia ban hành quy định thống nhất cách
thức ghi nhận, đo lường và trình bày thông tin trên BCTC nhằm đảm bảo tính đối sánh và
nâng cao tính thông tin cho người sử dụng.

* Góc độ các doanh nghiệp: BCTC là phương tiện thu hút sự quan tâm và huy động vốn từ
các nhà đầu tư thông qua thị trường tài chính.

* Góc độ các nhà đầu tư: BCTC là cơ sở, nguồn cung cấp thông tin tài chính để đánh giá
tình hình, hiệu quả hoạt động kinh doanh của các đơn vị; từ đó, đưa ra quyết định đầu tư và
phân bổ vốn tối ưu thông qua thị trường tài chính.
CHƯƠNG 1: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN

1.1.3. Mối liên hệ giữa thị trường tài chính toàn cầu và báo cáo tài chính
BCTC Công ty A
Các nhà đầu tư,
Quyết định đầu tư
các tổ chức tín dụng
BCTC Công ty B

Các yếu tố khác


(Khung pháp lý, chính trị, xã hội, v.v.)

 Nhu cầu đảm bảo và nâng cao chất lượng thông tin trên hệ thống báo cáo tài chính từ
chính doanh nghiệp cũng như từ các đối tượng sử dụng ngoài doanh nghiệp

 Cần thiết phải xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế thống nhất và có chất lượng cao.
CHƯƠNG 1: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN

1.2. Mục tiêu của báo cáo tài chính

Nhu cầu thông tin của các Lợi ích – Chi phí
đối tượng sử dụng

Mục tiêu
của BCTC

Năng lực tài chính và nhân Quy định pháp lý


lực của doanh nghiệp
CHƯƠNG 1: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN

1.2. Mục tiêu của báo cáo tài chính


* Mục tiêu chung của BCTC: Cung cấp thông tin tài chính và hiệu quả hoạt động của đơn vị
cho người sử dụng làm công cụ hữu ích để ra quyết định kinh doanh.

* Với đơn vị kinh doanh:

- Cần có sự độc lập nhất định giữa chủ sở hữu (người góp vốn) và đơn vị kinh doanh;

+ Quyền và nghĩa vụ với tài sản, công nợ

+ Trách nhiệm pháp lý với hoạt động kinh doanh của đơn vị

- Nghĩa vụ cung cấp thông tin cho các chủ sở hữu hiện tại

- Phương tiện thu hút vốn đầu tư.


CHƯƠNG 1: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN

1.2. Mục tiêu của báo cáo tài chính


* Với các nhà đầu tư, chủ nợ:

- Cung cấp thông tin giúp cho các nhà đầu tư, chủ nợ đánh giá toàn diện hiệu quả kinh doanh
và mức an toàn các khoản đầu tư hiện tại và tương lại

- Cơ sở so sánh, cạnh tranh trong quyết định phân bổ vốn của các nhà đầu tư.

* Tính hữu ích của thông tin: Nội dung và hàm lượng thông tin trong từng chỉ tiêu, thông tin
trên BCTC mang đến cho người sử dụng.

* Mối quan hệ giữa lợi ích – chi phí: So sánh giữa Lợi ích mà thông tin mang lại cho người
sử dụng và Chi phí doanh nghiệp chi trả nhằm đảm bảo mục tiêu đưa ra của BCTC.
CHƯƠNG 1: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN

1.3. Các tổ chức liên quan

1.3.1. Tổ chức quốc tế của các ủy ban chứng khoán (IOSCO)


* Mục tiêu: Hỗ trợ, phát triển, áp dụng và thực thi các chuẩn mực chung trong quản lý và
điều hành thị trường chứng khoán thông qua sự hợp tác, gắn kết các tổ chức liên quan đến
quản lý chứng khoán nhằm nâng cao tính công bằng, minh bạch, hiệu quả hoạt động trên thị
trường chứng khoán và quyền lợi của nhà đầu tư;

* Cơ cấu tổ chức: Bao gồm các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán trên toàn
thế giới. Có 228 thành viên, trong đó 129 thành viên thường trực, 32 thành viên chính thức
và 67 thành viên không chính thức.
CHƯƠNG 1: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN

1.3.1. Tổ chức quốc tế của các ủy ban chứng khoán (IOSCO)


* Phạm vi hoạt động: IOSCO quản lý > 95% thị trường chứng khoán toàn thế giới

- Hỗ trợ, trao đổi kỹ thuật, đào tạo và thông tin

- Hoạt động hợp tác quốc tế

- Hoàn thiện các chính sách liên quan

* Việt Nam:

Ủy ban chứng khoán Nhà nước đã trở thành thành viên chính thức của IOSCO từ
năm 2001
CHƯƠNG 1: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN

1.3.2. Ủy ban Chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB)


* Mục tiêu: Xây dựng dự thảo và ban hành chính thức các chuẩn mực BCTC quốc tế; thông
qua và phê chuẩn các văn bản hướng dẫn, giải thích các chuẩn mực do Hội đồng tư vấn ban
hành;

* Cơ cấu tổ chức: 14 thành viên từ các châu lục;

* Phạm vi hoạt động: Ban hành các chuẩn mực BCTC quốc tế; tham gia các hoạt động đào
tạo, trao đổi kinh nghiệm nhằm hỗ trợ các quốc gia và khu vực trong quá trình áp dụng các
chuẩn mực BCTC quốc tế;
CHƯƠNG 1: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN

1.3.2. Ủy ban Chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB)

Tổ chức tài trợ


Ủy ban giám sát Chuẩn mực BCTC
quốc tế

Hội đồng tư vấn Ủy ban Chuẩn mực Hội đồng Hướng dẫn
Chuẩn mực BCTC quốc tế kế toán quốc tế Chuẩn mực BCTC quốc tế

Chuẩn mực
BCTC quốc tế
CHƯƠNG 1: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN

1.3.2. Ủy ban Chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB)


* Tổ chức tài trợ Chuẩn mực BCTC quốc tế:
- Tổ chức phi lợi nhuận quốc tế
- Gồm 22 ủy viên đến từ các nơi trên thế giới, từ các châu lục khác nhau
- Cung cấp ngân sách hoạt động và bổ nhiệm thành viên cho Ủy ban chuẩn mực kế toán
quốc tế.
* Ủy ban giám sát:
- Gồm các đại diện của các tổ chức Liên minh châu Âu, Cơ quan dịch vụ tài chính Nhật Bản,
Ủy ban giao dịch chứng khoán Mỹ, Ủy ban chứng khoán Braxin, Bộ Tài chính Trung Quốc
và 1 quan sát viên từ Ủy ban tiêu chuẩn Basel;
CHƯƠNG 1: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN

1.3.2. Ủy ban Chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB)


* Ủy ban giám sát:

- Giám sát hoạt động của Tổ chức tài trợ Chuẩn mực BCTC quốc tế.

* Hội đồng tư vấn Chuẩn mực BCTC quốc tế:

- Tư vấn, hỗ trợ cho Ủy ban Chuẩn mực kế toán quốc tế và Tổ chức tài trợ Chuẩn mực
BCTC quốc tế;

- Gồm 51 tổ chức, đại diện bởi các cá nhân được bổ nhiệm bởi Tổ chức tài trợ Chuẩn mực
BCTC quốc tế.
CHƯƠNG 1: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN

1.3.2. Ủy ban Chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB)


* Hội đồng hướng dẫn Chuẩn mực BCTC quốc tế:

- Hướng dẫn và giải thích việc áp dụng các chuẩn mực BCTC quốc tế, đặc biệt là các vấn đề
chưa được đề cập cụ thể và chi tiết trong chuẩn mực khi thực thi;

- Gồm 14 thành viên được Tổ chức tài trợ Chuẩn mực BCTC quốc tế bổ nhiệm.

* Quy trình ban hành Chuẩn mực BCTC quốc tế: 5 bước

Xác định Phân tích Thu thập Ban hành Ban hành
vấn đề sơ bộ ý kiến dự thảo chính thức
CHƯƠNG 1: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN

1.3.2. Ủy ban Chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB)


* Các văn bản ban hành:

- Chuẩn mực BCTC quốc tế: Ban hành, sửa đổi và bổ sung 16 IFRS và 24 IAS;

- Khuôn khổ lý thuyết sử dụng để lập BCTC: Hình thành và làm rõ một tập hợp các khái
niệm, nguyên tắc liên quan đến mục tiêu chung của BCTC, đặc điểm của thông tin tài
chính và các vấn đề có liên quan;

- Hướng dẫn các chuẩn mực BCTC: Ban hành 5 SIC và 15 IFRIC.
CHƯƠNG 1: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN

1.4. Những thách thức với báo cáo tài chính


* Hội tụ quốc tế: Mức độ, cách thức và quá trình hội tụ quốc tế về kế toán ở mỗi quốc gia là
khác nhau tùy thuộc vào điều kiện về kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội.

- Phạm vi thế giới: Ủy ban Chuẩn mực kế toán tài chính Mỹ và Ủy ban Chuẩn mực kế toán
quốc tế IASB đã đạt được thỏa thuận về việc xây dựng và thống nhất chuẩn mực kế toán
quốc tế trên cơ sở hòa hợp giữa hai hệ thống chuẩn mực kế toán có ảnh hưởng lớn;

- Phạm vi trong nước: Việt Nam đã thông qua đề án và đưa vào triển khai lộ trình áp dụng
chuẩn mực BCTC trong các doanh nghiệp Việt Nam.
CHƯƠNG 1: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN

1.4. Những thách thức với báo cáo tài chính


* Môi trường chính trị:

Chính trị => BCTC: Các nhóm lợi ích nắm quyền lực về chính trị có thể can thiệp
hoặc tham gia vào quá trình xây dựng, triển khai áp dụng các chuẩn mực nhằm đạt được mục
tiêu nhất định do xung đột về lợi ích, áp lực về chính trị hoặc mục đích khác => Có thể là tác
động tích cực hoặc tiêu cực.

=> Các nhóm lợi ích này bị ảnh hưởng bởi thông tin trên BCTC ở các góc độ khác nhau với
những mục đích khác nhau;

=> Quy định về kế toán thường trở thành một phần của hệ thống pháp lý tại các nước.
CHƯƠNG 1: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN

1.4. Những thách thức với báo cáo tài chính


* Khoảng cách kỳ vọng:

- Là sự khác biệt giữa mức độ dự định thực hiện và thực tế đạt được;

- Kế toán: Khoảng cách kỳ vọng là sự khác biệt giữa việc mà kế toán viên, kiểm toán viên có
thể làm và việc mà người sử dụng BCTC nghĩ rằng kế toán viên, kiểm toán viên có thể
làm;

- Phạm vi trách nhiệm của kế toán viên, kiểm toán viên với chất lượng BCTC;

- Khoảng cách kỳ vọng phụ thuộc vào sự nhận thức của các bên cũng như sự phát triển của
ngành kế toán.
CHƯƠNG 1: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN

1.4. Những thách thức với báo cáo tài chính


* Đạo đức nghề nghiêp:

- Xung đột về lợi ích, áp lực về thời gian, khối lượng công việc, mục tiêu lợi nhuận và các
yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến vấn đề đạo đức nghề nghiệp;

- Một số nước ban hành Bộ quy tắc về đạo đức nghề nghiệp trong kế toán, kiểm toán.

* Các vấn đề khác:

- Cách thức nhận diện, đo lường, tính toán và trình bày các thông tin tài chính;

- Sự thay đổi trong việc ghi nhận các thước đo phi tài chính;

- Việc định giá tài sản tiệm cận với giá trị thị trường.
CHƯƠNG 1: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN

1.5. Xây dựng hệ thống kế toán và các vấn đề liên quan đến báo cáo tài
chính tại Việt Nam

1.5.1. Hệ thống báo cáo tài chính tại Việt Nam


* Cơ sở pháp lý:

- Luật Kế toán;

- Chuẩn mực kế toán Việt Nam;

- Thông tư 200/2014/TT-BTC;

- Thông tư 133/2016/TT-BTC.
CHƯƠNG 1: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN

1.5.1. Hệ thống báo cáo tài chính tại Việt Nam


* Nội dung cơ bản:

- Hệ thống chứng từ: Có hướng dẫn chi tiết nội dung và cách lập nhưng không bắt buộc;

- Hệ thống tài khoản: 9 loại từ loại 1 đến loại 9;

- Hệ thống sổ sách: Sổ chi tiết và sổ tổng hợp tùy thuộc hình thức ghi sổ kế toán;

- Hệ thống BCTC:

+ Báo cáo tình hình tài chính, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền
tệ, Thuyết minh BCTC;

+ Kỳ hạn: Quý hoặc năm.


CHƯƠNG 1: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN
1.5.2. Các cơ quan ban hành văn bản pháp lý và quy định về kế toán
* Quốc hội: Luật Kế toán 03/2003/QH11 => Luật Kế toán 88/2015/QH13;

* Chính phủ: Nghị định và Thông tư hướng dẫn;

* Bộ Tài chính: Quyết định, Thông tư, Công văn hướng dẫn.
CHƯƠNG 1: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN

1.5.3. So sánh hệ thống Chuẩn mực kế toán quốc tế và Chuẩn mực kế toán Việt Nam

* Lộ trình áp dụng Chuẩn mực BCTC quốc tế gồm 3 giai đoạn:

- Giai đoạn 1 (2019 – 2021): Chuẩn bị các điều kiện cần thiết về nhân lực, vật lực;

- Giai đoạn 2 (2022 – 2025): Thử nghiệm áp dụng IFRS với một số doanh nghiệp được
chọn;

- Giai đoạn 3 (sau năm 2025): Bắt buộc áp dụng IFRS với từng nhóm doanh nghiệp.

* Hiện nay, Việt Nam đã ban hành một số chuẩn mực kế toán trên cơ sở nền tảng là các
chuẩn mực kế toán quốc tế nhưng một số lĩnh vực còn chưa có chuẩn mực hướng dẫn (VD:
Tài nguyên khoáng sản, Các công cụ tài chính, v.v.)
CHƯƠNG 1: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN

1.6. Những khó khăn trong quá trình áp dụng IFRS tại Việt Nam

* Mức độ phát triển thị trường, đặc biệt là thị trường tài chính;

* Nguồn nhân lực chất lượng cao;

* Số lương doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ chiếm tỷ lệ cao;

* Rào cản ngôn ngữ;

* Sự khác biệt giữa chuẩn mực kế toán Việt nam và chuẩn mực BCTC quốc tế;

* Các vấn đề khác.

You might also like