You are on page 1of 58

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH DOANH


KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

PHƯƠNG ÁN KINH DOANH XUẤT KHẨU

QUẢN TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU

Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Thị Anh Tâm

Mã lớp học phần: 23C1BUS50301204

Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 6

TP. Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 10 năm 2023


MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH ................................................................................................. i

DANH MỤC BẢNG BIỂU............................................................................................... ii

DANH SÁCH THÀNH VIÊN ......................................................................................... iii

PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................1

PHẦN 1: ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀ LAN ................................2

1.1. Nhân khẩu học .....................................................................................................2

1.2. Kinh tế, văn hóa, xã hội ......................................................................................3

1.2.1. Về mặt kinh tế .................................................................................................3

1.2.2. Về mặt văn hóa và xã hội ...............................................................................6

1.3. Biến động tỷ giá ....................................................................................................8

1.4. Phương thức thanh toán .........................................................................................8

1.4.1. Lý do chọn phương thức này ..........................................................................9

1.4.2. Một số thông tin về thư tín dụng ....................................................................9

1.4.3. Quy trình thực hiện L/C không thể hủy ngang có xác nhận .........................12

1.5. Thuế liên quan xuất - nhập khẩu, các hạn ngạch phi thuế đang áp dụng cho
mặt hàng xuất khẩu..................................................................................................14

1.5.1. Thuế liên quan xuất - nhập khẩu...................................................................14

1.5.2. Các hạn ngạch phi thuế đang áp dụng cho mặt hàng xuất khẩu ...................15

1.6. Đánh giá thị trường xuất khẩu Hà Lan ...........................................................17

PHẦN 2: ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG XUẤT KHẨU CỦA AQUATEX BENTRE .19

2.1. Các quốc gia xuất khẩu cá tra ..........................................................................19

2.2. Đánh giá tiềm năng xuất khẩu của AQUATEX BENTRE ............................20
PHẦN 3: PHÂN TÍCH SẢN PHẨM XUẤT KHẨU VÀ XÂY DỰNG LỊCH
PHƯƠNG ÁN VẬN CHUYỂN ...................................................................................25

3.1. Lý do chọn sản phẩm cá tra xuất khẩu ...........................................................25

3.2. Giải thích các quy định về đóng gói và tồn trữ cá tra khi xuất khẩu ...........27

3.2.1. Quy định về đóng gói ...................................................................................27

3.2.2. Quy định về tồn trữ .......................................................................................29

3.3. Xây dựng phương án vận chuyển, giao hàng, lịch trình hàng hóa ...............30

3.3.1. Vận chuyển nội địa Việt Nam (từ kho người bán đến cảng Cát Lái) ...........30

3.3.2. Vận chuyển trên biển (từ cảng Cát Lái đến cảng APM 2 Terminal Maasvlakte
II) ............................................................................................................................32

3.3.3. Vận chuyển nội địa Hà Lan (Từ cảng Rotterdam đến kho người mua) .......37

PHẦN 4: GIÁ BÁN CHO LÔ HÀNG THEO BỐN ĐIỀU KIỆN EXW, FOB, CIP,
DDP ...............................................................................................................................40

4.1. Giá bán cho lô hàng dựa trên 4 điều kiện: EXW, FOB, CIP, DDP ..............40

4.2. Đánh giá số liệu, lợi nhuận trên mỗi đơn vị ....................................................41

4.3. Đề xuất lựa chọn điều kiện ...............................................................................44

PHẦN 5: KẾT LUẬN CHUNG ..................................................................................46

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. i


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. 1. Bản đồ Hà Lan ············································································ 2
Hình 1. 2. Biểu đồ thể hiện dân số Hà Lan ························································ 3
Hình 1. 3. Tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ ·························································· 4
Hình 1. 4. Dự báo tốc độ tăng trưởng sẽ chậm lại ················································ 5
Hình 1. 5. Diễn biến sức mua trong giai đoạn 2021 - 2024 ····································· 6
Hình 1. 6. Quốc kỳ Hà Lan ·········································································· 7
Hình 1. 7. Tỷ giá hối đoái của Hà Lan giai đoạn 2020-2023 ··································· 8
Hình 1. 8. L/C xác nhận để đảm bảo an toàn cho người bán ··································· 9
Hình 1. 9. Quy trình thanh toán L/C xác nhận ·················································· 12
Hình 1. 10. Mức thuế cá tra xuất khẩu sang Hà Lan theo công cụ Macmap ··············· 15
Hình 1. 11. Các sản phẩm cá tra xuất khẩu phải tuân theo các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm
nghiêm ngặt của EU················································································· 17
Hình 2. 1. Các quốc gia tiềm năng xuất khẩu cá đông lạnh nói chung, trong đó có cá tra
sang Hà Lan ·························································································· 19
Hình 2. 2. Top 10 nước nhập khẩu cá tra từ Việt Nam dựa trên giao thương và khoảng cách
địa lý ··································································································· 20
Hình 2. 3. Bản đồ các quốc gia nhập khẩu cá tra từ Việt Nam trên toàn thế giới ········· 20
Hình 2. 4. Tình hình xuất khẩu cá tra tra giai đoạn Quý 1 - Quý 2 năm 2023 ············· 21
Hình 2. 5. Quy trình nuôi trồng và sản xuất cá bền vững của Aquatex Bến Tre ·········· 23
Hình 2. 6. Bản đồ các quốc gia nhập khẩu sản phẩm của Aquatex Bến Tre ··············· 23
Hình 3. 1. Quãng đường vận chuyển từ công ty Aquatex Bến Tre đến cảng Cát Lái ···· 30
Hình 3. 2. Lộ trình vận chuyển biển từ Việt Nam đến Hà Lan ······························· 32
Hình 3. 3. Lộ trình chi tiết tuyến đường vận chuyển từ Hồ Chí Minh đến Rotterdam ··· 33
Hình 3. 4. Quãng đường vận chuyển từ cảng đích APM 2 Terminal Maasvlakte II tới nhà
máy công ty Seacon ················································································· 37
Hình 4. 1. Bảng tính toán giá bán trên Excel ···················································· 40

i
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. 1. Thông tin về thư tín dụng ····························································· 10
Bảng 1. 2. Danh mục chỉ tiêu kiểm tra về chất lượng, an toàn thực phẩm với lô hàng xuất
khẩu mặt hàng thủy sản vào EU··································································· 16
Bảng 2. 1. Mô hình SWOT ................................................................................................26
Bảng 3. 1. Vận chuyển nội địa Việt Nam từ kho người bán đến Cảng Cát Lái ................30
Bảng 3. 2. Vận chuyển trên biển từ Cảng Cát Lái đến cảng APM 2 ................................33
Bảng 3. 3. Vận chuyển nội địa Hà Lan từ cảng Rotterdam đến kho người mua ...............37
Bảng 4. 1. Giá bán trên mỗi đơn vị ....................................................................................41
Bảng 4. 2. Giá bán cho lô hàng ..........................................................................................41
Bảng 4. 3. Tổng chi phí của việc xuất khẩu cá tra .............................................................42
Bảng 4. 4. Tổng doanh thu của việc xuất khẩu cá tra ........................................................42
Bảng 4. 5. Markup của việc xuất khẩu cá tra .....................................................................43
Bảng 4. 6. Lợi nhuận trên mỗi đơn vị ................................................................................43

ii
DANH SÁCH THÀNH VIÊN
STT Họ và Tên MSSV

1 Nguyễn Phước Quý Châu 31211026165

2 Nguyễn Trương Kiều Diễm 31211020888

3 Nguyễn Khánh Huyền 31211022640

4 Đặng Trần Khánh Lam 31211025216

5 Tô Bích Thúy 31211024059

6 Mai Ngọc Đoan Trinh 31211023512

iii
PHẦN MỞ ĐẦU
Với vị trí quan trọng và sự phát triển vượt bậc trong cả khu vực châu Âu, thị trường Hà
Lan đã trở thành điểm đến hấp dẫn cho việc xuất khẩu cá tra từ các quốc gia khác, trong
đó có Việt Nam. Sự đa dạng về nền văn hóa cũng như các khía cạnh về kinh tế, xã hội cùng
với những ưu đãi về chính sách xuất nhập khẩu đã biến Hà Lan trở thành một môi trường
tiêu thụ sôi động và lý tưởng cho cá tra Việt Nam. Các doanh nghiệp có mong muốn thâm
nhập sâu hơn vào thị trường này cần hiểu rõ về những thuận lợi và thách thức của việc xuất
khẩu cá tra sang Hà Lan, vì vậy, bài phương án kinh doanh xuất khẩu này sẽ đi sâu nghiên
cứu, tìm hiểu và phân tích những khía cạnh đó, phương án này bao gồm 5 phần chính như
sau:

● Phần 1. Đánh giá thị trường xuất khẩu Hà Lan

● Phần 2. Đánh giá tiềm năng xuất khẩu của AQUATEX BENTRE

● Phần 3. Phân tích sản phẩm xuất khẩu và xây dựng lịch phương án vận chuyển

● Phần 4. Giá bán cho lô hàng theo bốn điều kiện EXW, FOB, CIP, DDP

● Phần 5. Kết luận chung

Từ đó, các doanh nghiệp sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về thị trường này, hiểu rõ và tận dụng
được lợi thế của doanh nghiệp để có được cơ hội phát triển cũng như giảm thiểu được các
rủi ro khi xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường quốc tế.

1
PHẦN NỘI DUNG
PHẦN 1: ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀ LAN

Phần này sẽ nghiên cứu về những yếu tố của thị trường Hà Lan liên quan đến cá tra xuất
khẩu nhằm đánh giá tiềm năng của thị trường này và bao gồm các nội dung như sau: (1)
Nhân khẩu học, (2) Kinh tế, văn hóa xã hội, (3) Biến động tỷ giá, (4) Phương thức thanh
toán hay sử dụng, (5) Thuế liên quan xuất nhập khẩu, (6) Đánh giá thị trường xuất khẩu
Hà Lan.

1.1. Nhân khẩu học


Theo Britannica (2023), Hà Lan (còn gọi là Netherlands) là quốc gia nằm ở phía Tây của
châu Âu, giáp với Bỉ và Đức. Hà Lan chủ yếu là vùng trũng, nằm ở cửa ba con sông lớn ở
châu Âu. Đất nước này có tổng diện tích khoảng 41.865 km2 với hơn 40% tổng dân số
sống tại chuỗi đô thị hay còn được gọi là Randstad.

Hình 1. 1. Bản đồ Hà Lan


Nguồn: World Atlas
Theo dữ liệu từ Worldometer, dân số Hà Lan năm 2023 là 17,618,299 người và đứng thứ
72 trong danh sách các quốc gia theo dân số. Mật độ dân số ở Hà Lan 522 người/km2,
trong đó, 91,6% dân số là thành thị.

2
Hình 1. 2. Biểu đồ thể hiện dân số Hà Lan
Nguồn: Worldometer
Con người:
● Độ tuổi trung bình: Theo Worldometer, độ tuổi trung bình ở Hà Lan vào khoảng
42,0 tuổi. Tuy nhiên, như nhiều quốc gia phát triển khác, Hà Lan đang trải qua quá
trình gia tăng độ tuổi trung bình do dân số già hóa.
● Dân tộc: Hà Lan 75,4%, EU (không bao gồm Hà Lan) 6,4%, Ma-rốc 2,4%, Thổ Nhĩ
Kỳ 2,4%, Surinamese 2,1%, Indonesia 2%, khác 9,3% (ước tính năm 2021).
● Tôn giáo: Công giáo La Mã 20,1%, Tin lành 14,8% (bao gồm Cải cách Hà Lan, Nhà
thờ Tin lành Hà Lan, Calvinist), Hồi giáo 5%, 5,9% khác (bao gồm Ấn Độ giáo,
Phật giáo, Do Thái), không có 54,1% (ước tính năm 2019).
● Thu nhập: Theo Netherlands Bureau for Economic Policy Analysis, tổng thu nhập
trung bình của một người làm việc ở Hà Lan vào năm 2023 là €34.260 mỗi năm
hoặc €2.855 mỗi tháng. Dự kiến trong những năm 2024 - 2025, số tiền này sẽ tăng
lên €41.000 hàng năm.
1.2. Kinh tế, văn hóa, xã hội
1.2.1. Về mặt kinh tế
Theo World Bank và International Monetary Fund, nền kinh tế Hà Lan đứng thứ 17 trên
thế giới vào năm 2021 (tính theo GDP). GDP bình quân đầu người của nước này ước tính
là 72.973 USD trong năm tài chính 2023, giá trị GDP của Hà Lan chiếm 0,44% nền kinh

3
tế thế giới khiến nước này trở thành một trong những đất nước có thu nhập cao nhất thế
giới.
Tuy nhiên, vấn đề lạm phát cao của Hà Lan đè nặng lên nền kinh tế khi cuộc chiến tranh
xâm lược Ukraine của Nga đã làm gián đoạn sự phục hồi mạnh mẽ từ đại dịch Covid-19.
Chi phí sinh hoạt tăng lên do giá năng lượng tăng nhanh. Chính phủ đã hành động nhanh
chóng để hỗ trợ các hộ gia đình và doanh nghiệp, nhưng giờ đây nên chuyển từ trạng thái
khủng hoảng sang các cân nhắc về tính bền vững lâu dài hơn.
Tình trạng thiếu nguồn cung đã dẫn đến lạm phát gia tăng từ giữa năm 2021, giống như ở
hầu hết các nước OECD, sau đó được khuếch đại bởi giá năng lượng tăng cao do Nga xâm
chiếm Ukraine từ đầu năm 2022. Giá năng lượng cao là nguyên nhân chính gây ra lạm phát
vào năm 2022, nhưng giá cả hàng hóa và dịch vụ cũng tăng theo. Trong khi giá năng lượng
đã giảm, lạm phát cơ bản vẫn ở mức cao.

Hình 1. 3. Tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ


Nguồn: OECD Economic Outlook: Statistics and Projections
Dù phải đối mặt với tình hình về lạm phát và thiếu nguồn cung, GDP đã vượt mức trước
khủng hoảng vào giữa năm 2021, nhanh hơn hầu hết các nền kinh tế OECD (Hình 2.1).
Tăng trưởng GDP năm 2022 tiếp tục ở mức mạnh 4,5% bất chấp chững lại từ giữa năm
2022 do giá năng lượng tăng cao, tâm lý nhà sản xuất suy giảm và thương mại toàn cầu
chậm lại. Trong quý đầu tiên của năm 2023, GDP giảm do xuất khẩu giảm và tồn kho khí
đốt giảm.

4
Hình 1. 4. Dự báo tốc độ tăng trưởng sẽ chậm lại
Nguồn: OECD Economic Outlook: Statistics and Projections
Sức mua trung bình sẽ không thay đổi trong năm nay và sẽ tăng 2,0% trong năm tới. Đồng
thời, tình trạng nghèo đói sẽ gia tăng vào năm tới. Đây là dự báo mới nhất của CPB Hà Lan
trong Kế hoạch Kinh tế Trung ương 2023 (CEP) công bố ngày 9/3.
Theo Central Economic Plan (2023), dự kiến vào năm 2024, sức mua trung bình tăng 2%
do tiền lương tăng nhanh hơn nhiều so với giá cả và việc lạm phát lan truyền chậm lại có
tác động thuận lợi đến các thông số trong hệ thống thuế (chẳng hạn như chỉ số tín dụng
thuế lao động). Sức mua tăng trong năm 2024 vẫn chưa bù đắp hoàn toàn cho sự sụt giảm
mạnh của năm 2022. Tính chung giai đoạn 2022-2024, sức mua của hộ gia đình trung bình
giảm khoảng 1%. Sức mua của nhóm thu nhập thấp tăng lên do họ được hưởng lợi nhiều
nhất từ chính sách của chính phủ. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các hộ gia đình có thu nhập
thấp thường phải chi phần lớn thu nhập của mình cho năng lượng.

5
Hình 1. 5. Diễn biến sức mua trong giai đoạn 2021 - 2024
Nguồn: CPB
1.2.2. Về mặt văn hóa và xã hội
Thành phố
Ba thành phố lớn nhất của Hà Lan là Amsterdam, Rotterdam và The Hague, trong đó,
Amsterdam là thủ đô chính thức của Hà Lan.
Trái ngược với Amsterdam, Rotterdam là thủ đô thương mại của Hà Lan sở hữu cảng biển
quốc tế lớn nhất thế giới. Đây là trung tâm công nghiệp và giao thông vận tải với cơ sở hạ
tầng vô cùng hiện đại.
Ngôn ngữ
Theo VCCI, ngôn ngữ của Hà Lan được đề cập như sau: “Ngôn ngữ chính là tiếng Hà Lan,
90% dân số sử dụng ngôn ngữ này. Khoảng 350.000 người chiếm 2,2% dân số Hà Lan sử
dụng tiếng Frisian là ngôn ngữ chính, chủ yếu ở tỉnh phía Bắc của Friesland. Ở Hà Lan hơn
1,2% dân số sử dụng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và Ả Rập”.
Ngoài ra, theo Expatica (2023), người Hà Lan là những người nói tiếng Anh không phải
tiếng mẹ đẻ thông thạo nhất thế giới. Theo Chỉ số thông thạo tiếng Anh năm 2021 của
Education First, hơn 90% người dân ở Hà Lan nói tiếng Anh.

6
Hình 1. 6. Quốc kỳ Hà Lan
Nguồn: outdoorgear.vn
Văn hóa tiêu dùng
Đối với người châu Âu (nói chung)
Theo CBI (2021), đề cập: “Người châu Âu quen thuộc với cá thịt trắng và cá tra có nhiều
điểm tương đồng với loài cá này. Châu Âu thực tế không có sản xuất cá tra và hoàn toàn
phụ thuộc vào nhập khẩu của nước thứ ba đối với sản phẩm cá này”.
Người châu Âu có nhu cầu rất lớn về hải sản, điều đó có thể được đọc trong báo cáo của
EUMOFA về thị trường cá của Châu Âu. Tại đây, tổng mức tiêu thụ hải sản đạt 12,69 triệu
tấn trong năm 2017. Điều này dẫn đến mức tiêu thụ hải sản bình quân đầu người là 24,3
kg, cao hơn mức trung bình của thế giới. Và thị trường cá và hải sản châu Âu vẫn đang
phát triển. Sự ổn định trong tiêu thụ cá tra có thể mang đến cho bạn cơ hội trở thành nhà
xuất khẩu. Các nhà nhập khẩu châu Âu mong muốn xây dựng mối quan hệ kinh doanh lâu
dài. Nhu cầu ổn định ở châu Âu sẽ giúp ích vì nó mang lại động lực để làm việc với các
hợp đồng dài hạn hơn, và phát triển một thương hiệu cụ thể.
Đối với người Hà Lan (nói riêng)
Người Hà Lan là những người tiêu dùng thông minh, có ý thức cao về chất lượng và giá trị
của sản phẩm. Họ thường so sánh giá cả và đánh giá các lựa chọn khác nhau trước khi đưa
ra lựa chọn mua hàng, và cũng thích tiết kiệm, không phô trương. Đồng thời cũng quan

7
tâm đến các vấn đề về xã hội và môi trường, ủng hộ các sản phẩm và dịch vụ thân thiện,
bền vững với môi trường và con người.

Ngoài ra, người Hà Lan là những người tiêu dùng đa dạng, linh hoạt và thích ứng. Họ có
nhiều sở thích, niềm đam mê và phong cách sống khác nhau. Họ biết cách kết hợp các sản
phẩm và dịch vụ từ nhiều nguồn khác nhau để tạo ra những trải nghiệm riêng biệt.

1.3. Biến động tỷ giá

1 ANG = 13,425.10 VNĐ.

Hình 1. 7. Tỷ giá hối đoái của Hà Lan giai đoạn 2020-2023


Nguồn: Exchangerate.guru
Dựa hình 1.6, có thể thấy rằng biến động tỷ giá của Hà Lan có tác động tích cực đến xuất
khẩu cá tra Việt Nam trong thời gian gần đây. Trong giai đoạn 2022-2023, tỷ giá
ANG/VND tăng nhẹ, từ mức 12.678 đồng/ANG vào tháng 1/2022 lên mức 13.369
đồng/ANG vào tháng 9/2023.
Biến động tỷ giá của Hà Lan có tác động đáng kể đến doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt
Nam. Cụ thể, khi tỷ giá ANG/VND tăng, giá cá tra xuất khẩu sang Hà Lan sẽ giảm, giúp
cá tra Việt Nam có lợi thế cạnh tranh hơn so với các sản phẩm cá tra nhập khẩu từ các nước
khác. Ngược lại, khi tỷ giá ANG/VND giảm, giá cá tra xuất khẩu sang Hà Lan sẽ tăng,
khiến cá tra Việt Nam gặp khó khăn trong việc cạnh tranh.
1.4. Phương thức thanh toán
Điều kiện: Confirmed Irrevocable Letter of Credit - Thư tín dụng không thể hủy ngang có
xác nhận.

8
Hình 1. 8. Mô hình L/C xác nhận không thể hủy ngang

Nguồn: Vinatrain.edu
1.4.1. Lý do chọn phương thức này
Thị trường cá ở Hà Lan và đặc tính của sản phẩm cá tra đông lạnh từ Việt Nam để cung
cấp một phân tích chi tiết hơn về lý do tại sao "Confirmed Irrevocable Letter of Credit"
(Thư tín dụng không thể hủy ngang có xác nhận) có thể phù hợp như sau:
● Thị trường cá ở Hà Lan: Hà Lan là thị trường yêu cầu sự chắc chắn và tin cậy
trong giao dịch, đặc biệt là các sản phẩm nhạy cảm như cá tra đông lạnh.
● Chất lượng và an toàn thực phẩm: Thị trường Hà Lan có yêu cầu cao về đảm bảo
an toàn thực phẩm đồng thời chất lượng cũng ở mức cao. Confirmed L/C đảm bảo
rằng người mua ở Hà Lan sẽ nhận được hàng hóa đáp ứng các tiêu chuẩn này, và
bất kỳ thay đổi nào đối với L/C sẽ cần sự đồng thuận của ngân hàng xác nhận, đảm
bảo rằng không có rủi ro hư hỏng hay suy giảm chất lượng hoặc nguồn gốc của sản
phẩm.
● Kiểm tra và xác minh: “Xác nhận” của L/C yêu cầu ngân hàng xác nhận nước
người mua xác nhận kiểm tra chứng từ và thông tin giao dịch. Điều này đảm bảo
rằng tất cả các chứng từ cần thiết và thông tin về sản phẩm đều được kiểm tra và
xác minh trước khi tiến hành thanh toán, giúp tránh tình trạng xung đột hay sai sót.
● Tính quốc tế và đáng tin cậy: L/C xác nhận không hủy nganglà một phương thức
thanh toán quốc tế và tạo ra tính đáng tin cậy cho cả bên bán và bên mua trong giao

9
dịch. Điều này quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ thương mại lâu dài và
giúp bạn tham gia vào thị trường quốc tế một cách an toàn.

1.4.2. Một số thông tin về thư tín dụng

Một số thông tin về thư tín dụng đáng lưu ý được thể hiện cụ thể thông qua bảng sau:
Bảng 1. 1. Thông tin về L/C

STT Thông tin L/C Cụ thể

Ngày phát hành L/C (Date of


1 22/09/2023
Issue)

ABN AMRO Bank. Địa chỉ số 8, Đường


Tên và địa chỉ ngân hàng phát
2 Bergse Dorpsstraat, 3054 GD, Rotterdam, Hà
hành L/C (Issuing Bank)
Lan

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam


Tên và địa chỉ ngân hàng xác (Vietcombank). Địa chỉ số 231-233 Lê Thánh
3
nhận L/C (Confirming Bank) Tôn, phường Bến Thành, Quận 1, Tp. Hồ Chí
Minh

Ngân hàng Công thương Việt Nam


Tên và địa chỉ ngân hàng
(VietinBank). Địa chỉ số 93-95 Hàm Nghi,
4 thông báo L/C (Advising
phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp. Hồ
Bank)
Chí Minh

5 Loại thư tín dụng Confirmed Irrevocable Letter of Credit.

Tên và địa chỉ người yêu cầu Seacon Production B.V.


6
mở L/C (Applicant) Foksdiep 1, 8321 MK Urk, Hà Lan

10
Tên và địa chỉ của người thụ
Aquatex Bentre
7 hưởng (Beneficiary’s Name
Village, Hamlet 9, Châu Thành, Bến Tre
and Address)

● Currency/Amount: 815.662.938 VND


8 Số tiền (Amount of money)
● Tolerance: +/- 5%

Ngày giao hàng muộn nhất


9 22/10/2023
(Latest Shipping Date)

Ngày và nơi hết hạn hiệu lực 23/11/2023


10
(Date and Place of Expiry) Việt Nam

Cảng đi (POL): Cảng Cát Lái, Thành phố Hồ


Cụm thông tin về việc vận tải Chí Minh, Việt Nam
11
của lô hàng Cảng đến (POD): Cảng APM 2 Terminal
Maasvlakte II, Rotterdam, Hà Lan

Sản phẩm: Cá tra nguyên Con (bỏ đầu, rút


ruột và bỏ đuôi)
Nguồn gốc: Việt Nam
Mô tả: Cá tra nguyên con đông lạnh là loại sản
phẩm cá đông lạnh đã qua chế biến bỏ đầu,
Mô tả Hàng Hóa (Goods ruột và đuôi. Cá sau đó được đông lạnh để bảo
12
description) quản độ tươi và chất lượng. Cá tra là một loại
cá da trơn nước ngọt có nguồn gốc từ Đông
Nam Á. Nó là một loại cá thực phẩm phổ biến
do hương vị nhẹ và kết cấu chắc chắn.
Chứng chỉ: HACCP, BRC, ISO 22000, IFS,
Halal, ISO 17025.

11
Đóng gói: IQF hoặc đóng khối, đóng gói
10kg/bao/thùng.
Bảo quản: Bảo quản đông lạnh ở -18oC.
Hướng dẫn sử dụng: Sử dụng để nướng, luộc,
và chế biến trước khi sử dụng.

Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)


Vận đơn hàng hóa (Bill of Lading)
Chứng từ kiểm tra chất lượng và nguồn gốc
(Certificate of Inspection/Quality and Origin)
Chứng từ yêu cầu (Documents Chứng từ xác minh xuất xứ (Certificate of
13
required) Origin)
Chứng từ bảo hiểm (Insurance Certificate)
Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List)
Chứng từ xuất khẩu (Export Declaration)
Chứng từ khác (Other Documents)

Nguồn: Tổng hợp


1.4.3. Quy trình thực hiện L/C không thể hủy ngang có xác nhận

Hình 1. 9. Quy trình thanh toán L/C xác nhận

12
Nguồn: Vinatrain.edu

Bước 1: Seacon Production B.V lập và gửi đơn đề nghị mở L/C đến ngân hàng ABN
AMRO (ngân hàng phát hành).

Bước 2: Ngân hàng ABN AMRO (ngân hàng phát hành) mở L/C dựa trên đơn đề nghị của
Seacon Production B.V và gửi cho ngân hàng Vietinbank (ngân hàng thông báo) (2a), tiếp
đến thông báo đến ngân hàng Vietcombank (ngân hàng xác nhận) yêu cầu xác nhận L/C
(2b).

Bước 3: Ngân hàng Vietinbank gửi thư tín dụng cho Aquatex Bentre (3a), và ngân hàng
Vietcombank xác nhận đã chấp nhận L/C đối với Aquatex Bentre (3b).

Bước 4: Aquatex Bentre, khi đã nhận được L/C, kiểm tra nếu thỏa đáng thì giao hàng. Nếu
không thỏa đáng, Aquatex Bentre yêu cầu Seacon Production B.V sửa đổi L/C đến khi đáp
ứng các yêu cầu mới tiến hành giao hàng.

Bước 5: Aquatex Bentre lập bộ chứng từ thanh toán và gửi cho ngân hàng Vietcombank để
yêu cầu thanh toán.

Bước 6: Ngân hàng Vietcombank kiểm tra các chứng từ. Nếu chứng từ đúng quy định, họ
tiến hành thanh toán cho Aquatex Bentre (6a). Sau đó, ngân hàng Vietcombank gửi bộ
chứng từ cho ngân hàng ABN AMRO để yêu cầu được thanh toán (6b).

Bước 7: Ngân hàng ABN AMRO kiểm tra bộ chứng từ, thực hiện thanh toán cho ngân
hàng Vietcombank (7a) và gửi chứng từ cho Seacon Production B.V (7b).

Bước 8: Seacon Production B.V lấy chứng từ để nhận hàng và đồng thời thanh toán cho
ngân hàng ABN AMRO.

13
1.5. Thuế liên quan xuất - nhập khẩu, các hạn ngạch phi thuế đang áp dụng cho mặt
hàng xuất khẩu

1.5.1. Thuế liên quan xuất - nhập khẩu

Theo quy định, mọi hàng hóa từ nước ngoài muốn nhập vào Hà Lan phải thực hiện quá
trình thông quan và chịu thuế hải quan, ngoại trừ hàng miễn thuế. Cũng theo quy định của
nước này “Thuế hải quan là một mức tỷ lệ được tính theo giá hàng (1%) được áp dụng cho
giá trị giao dịch (tính bằng đồng Euro) của hàng hóa dựa trên chi phí của hàng hóa, cước
vận chuyển và bảo hiểm. Tuy nhiên một số mặt hàng lại chịu thuế một mức thuế cụ thể
(bao nhiêu trên một sản phẩm, một lít, một kilô...) và một mặt hàng khác thì lại ở một mức
tổng hợp (kết hợp cả mức tính theo giá hàng và các mức cụ thể). Giá trị hàng hoá chịu thuế
do luật hải quan EU quyết định. Có một mức thuế giá trị gia tăng áp dụng cho hàng hóa
trong nước và nhập khẩu ở mỗi một giai đoạn sản xuất và phân phối. Mức thuế VAT giống
nhau cho cả hàng trong nước và hàng nhập khẩu”.

Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA) ký kết vào ngày 30/06/2019 giữa
Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) chính thức có hiệu lực từ ngày 01/08/2020. Theo
EVFTA, các quốc gia thành viên EU, bao gồm Hà Lan, đã áp dụng các ưu đãi thuế quan
quan trọng đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam. Khi Hiệp định có hiệu lực, EU đã
giảm thuế nhập khẩu cho 85,6% các dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu
của Việt Nam vào EU. Theo lộ trình giảm thuế thì “sau 07 năm, EU sẽ loại bỏ thuế nhập
khẩu cho 99,2% các dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam
vào EU. Đối với 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cung cấp hạn ngạch thuế quan
(TRQ) với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%”. Ngoài ra, EU đã duy trì cơ chế Ưu đãi
Thuế quan Phổ Cấp (GSP - Generalized System of Preferences) dành cho các nước đang
phát triển và kém phát triển, trong đó có Việt Nam. Những điều này đã tạo điều kiện tăng
lợi thế cạnh tranh của cá tra Việt Nam tại EU so với các sản phẩm cá thịt trắng khác.

14
Hình 1. 10. Mức thuế cá tra xuất khẩu sang Hà Lan theo công cụ Macmap

Nguồn: macmap.org

1.5.2. Các hạn ngạch phi thuế đang áp dụng cho mặt hàng xuất khẩu

Là một phần của Liên minh châu Âu (EU), Hà Lan tuân thủ các quy định chung về xuất
khẩu và nhập khẩu cá và các sản phẩm thủy sản. Hiệp định thương mại tự do EVFTA được
ký kết đã tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, doanh
nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam cần lưu ý các quy định về phi thuế quan để tránh các
sai phạm liên quan.

● Hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật: Tại Liên minh châu Âu (EU), đây được coi là biện
pháp bảo vệ chủ yếu và phổ biến nhất đối với hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia
khác. Hệ thống này được cụ thể hóa qua 5 tiêu chuẩn của sản phẩm bao gồm: “Tiêu
chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, tiêu chuẩn an toàn cho người sử
dụng, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường và tiêu chuẩn về lao động. Các tiêu chuẩn về
lao động và bảo vệ môi trường được đánh giá là những tiêu chuẩn rất khó vượt qua
đối với các nước đang phát triển.”

● Biện pháp vệ sinh kiểm dịch động thực vật SPS (Sanitary and Phytosanitary)
được quy định như sau: “bao gồm toàn bộ các hệ thống các luật, nghị định, quy định,
yêu cầu và thủ tục có liên quan mà chính phủ thực hiện để bảo vệ cuộc sống và sức
khỏe con người, động vật hoặc thực vật khỏi các nguy cơ phát sinh từ sự xâm nhập
hoặc lây lan của các loại sâu bệnh hoặc dịch bệnh thông qua động vật hoặc thực vật,

15
hoặc từ các chất phụ gia, chất gây ô nhiễm, độc tố hoặc sinh vật gây bệnh trong thực
phẩm, đồ uống hoặc thức ăn chăn nuôi. Biện pháp SPS được xây dựng trên cơ sở
khoa học (đánh giá rủi ro) hoặc tiêu chuẩn quốc tế (CODEX, OIE và IPPC)”.

Các sản phẩm cá tra phải tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của EU, bao gồm việc
“kiểm tra các chất cấm và giới hạn, vi khuẩn, và các yêu cầu về giám sát hạt nhân. Sản
phẩm cần phải đáp ứng các nguyên tắc HACCP (Hazard Analysis and Critical Control
Points) để đảm bảo an toàn thực phẩm. Các sản phẩm tại EU phải được chứng nhận rõ ràng
để được công nhận là sản phẩm hữu cơ. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp cá tra phải
nghiêm chỉnh tuân theo các quy tắc nuôi hữu có để định giá cao hơn cho sản phẩm thủy
sản xuất khẩu”.

EU đặt ra yêu cầu không sử dụng oxit cacbon (CO) trong việc xử lý cá tra. Nguyên nhân
là do EU lo ngại quá trình xử lý trên tác động tiêu cực đến đánh giá chất lượng, tình trạng
sản phẩm thủy sản xuất khẩu. Vì vậy, các doanh nghiệp cần lưu ý trong chuỗi cung ứng
của mình để tránh vi phạm quy định trên

EU đưa ra quy định rất rõ về trọng lượng thực của các sản phẩm cá tra. Theo Quy định của
EU 1169/2011, “các đơn vị xuất khẩu phải đề cập rõ ràng trọng lượng tịnh của sản phẩm
cá tra trên bao bì dưới dạng thông tin thực phẩm xác định mua hàng”. Điều này giúp tránh
sai lệch thông tin và gây nhầm lẫn. Do đó, trong quá trình đóng gói, doanh nghiệp cần lưu
ý ghi trọng lượng cá tra không mạ băng rõ ràng. Minh bạch về lượng nước trong và xung
quanh sản phẩm giúp tránh gây ra những nhầm lẫn cản trở quá trình xuất khẩu.

Bảng 1. 2. Danh mục các chỉ tiêu kiểm tra về an toàn thực phẩm và chất lượng hàng hóa
với các lô hàng thủy sản xuất khẩu vào EU

16
Nguồn: Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản (2018)

Quá trình kiểm tra an toàn thực phẩm được thực hiện trước khi vận chuyển do người mua
hoặc trong phòng thí nghiệm độc lập. Sản phẩm không được chứa chất gây ô nhiễm. Bắt
buộc phải có giấy chứng thư vệ sinh. Các sai phạm sẽ bị báo cáo trong Hệ thống cảnh báo
nhanh về thực phẩm và thức ăn chăn nuôi (RASFF). Khi đó, container hàng hóa sẽ được
kiểm tra tại cảng nhập trong 2 đến 3 tuần với mọi chi phí do người xuất chịu.

Hình 1. 11. Kiểm tra sản phẩm cá tra vào EU có các quy định rất chặt chẽ

Nguồn: VnExpress
Theo Bộ Công Thương: “Dựa vào các điều kiện và quy tắc của hiệp định EVFTA, các
doanh nghiệp cần áp dụng linh hoạt, trung thực các nguyên tắc, tiêu chuẩn, quy định nhập
khẩu thủy sản của EU,… để đạt được các giấy chứng nhận theo quy định yêu cầu và thuận
lợi xuất khẩu vào thị trường Hà Lan”.
1.6. Đánh giá thị trường xuất khẩu Hà Lan
Thị trường Hà Lan được đánh giá là một thị trường tiềm năng đối với các doanh nghiệp
Việt Nam. Hà Lan là một nền kinh tế phát triển với GDP bình quân đầu người cao, đạt
72.973 USD vào năm 2023. Đây là thị trường tiêu thụ rộng lớn và môi trường đầu tư thuận
lợi. Hà Lan hiện cũng là một trong những thị trường nhập khẩu cá tra lớn nhất của Việt
Nam tại châu Âu. Mặc dù thị phần cá tra tại Hà Lan và châu Âu đang có xu hướng giảm,

17
nhưng với sự hồi phục mạnh mẽ của nền kinh tế châu Âu sau đại dịch và khủng hoảng kinh
tế, thị trường này vẫn tiềm năng cho việc xuất khẩu cá tra từ Việt Nam.
Nhập khẩu cá tra của Hà Lan đang tăng trưởng ổn định, với mức tăng trưởng trung bình
10% trong giai đoạn 2021-2022. Cá tra Việt Nam được ưa chuộng tại Hà Lan, với chất
lượng, giá cả và hương vị được đánh giá cao. Hà Lan có môi trường đầu tư thuận lợi, với
hệ thống pháp luật ổn định và minh bạch. Chính phủ Hà Lan cũng có nhiều chính sách ưu
đãi thu hút đầu tư nước ngoài. Thuế nhập khẩu cá tra của Hà Lan thấp nhờ thuận lợi từ các
hiệp định EVFTA và GSP, tạo lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra
của Việt Nam. Ngoài ra, Hà Lan là một thành viên của Liên minh châu Âu (EU). Điều này
tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra của Việt Nam tiếp cận thị trường EU
rộng lớn hơn.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sang Hà Lan cần phải lưu ý một số thách
thức sau:
● Cạnh tranh từ các nhà cung cấp khác: Hà Lan là thị trường nhập khẩu cá tra lớn của
thế giới, với sự cạnh tranh từ các nhà cung cấp từ các nước khác như Trung Quốc,
Ấn Độ, Thái Lan,...
● Yêu cầu về chất lượng cao: Hà Lan có yêu cầu cao về chất lượng thực phẩm, bao
gồm cá tra. Có rất nhiều rào cản phi thuế quan về yêu cầu chứng từ vệ sinh an toàn
thực phẩm cũng như những chứng nhận xuất xứ nghiêm ngặt. Do đó, các doanh
nghiệp xuất khẩu cá tra sang Hà Lan cần đảm bảo chất lượng sản phẩm của mình
đáp ứng các yêu cầu của thị trường.

18
PHẦN 2: ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG XUẤT KHẨU CỦA AQUATEX BENTRE

Phần này đề cập đến việc sử dụng công cụ macmap.org của ITC nhằm tìm hiểu về những
quốc gia đang xuất khẩu cá tra và đánh giá tiềm xăng xuất khẩu của Việt Nam và doanh
nghiệp. Phần này bao gồm các nội dung như sau: (1) Các quốc gia xuất khẩu cá tra, (2)
Đánh giá tiềm năng xuất khẩu của doanh nghiệp AQUATEX BENTRE.

2.1. Các quốc gia xuất khẩu cá tra


Theo công cụ macmap.org của International Trade Centre (ITC), hiện có 237 quốc gia trên
thế giới đang xuất khẩu mặt hàng cá tra đông lạnh với mã HS là 030324 sang Hà Lan. Mặt
hàng này có mức thuế nhập khẩu trung bình từ 0% đến 20% tùy thuộc vào thị trường và
các hiệp định thương mại tự do.

Hình 2. 1. Các quốc gia tiềm năng xuất khẩu cá đông lạnh nói chung, trong đó có cá tra
sang Hà Lan
Nguồn: Công cụ Export Potential Map của ITC
Dựa trên công cụ Export Potential Map của ITC, bên cạnh Việt Nam, một trong những
quốc gia được Hà Lan nhập khẩu cá tra nhiều nhất, còn có một số quốc gia khác có thể kể

19
đến như Nga, Iceland, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ,... Đây cũng được xem là các đối thủ cạnh
tranh mà Việt Nam cần chú ý đến để có chiến lược phù hợp và chiếm được thị phần lớn
trên thị trường này.
2.2. Đánh giá tiềm năng xuất khẩu của AQUATEX BENTRE
Tổng quan ngành công nghiệp thủy sản của Việt Nam

Hình 2. 2. Top 10 nước nhập khẩu cá tra từ Việt Nam dựa trên giao thương và khoảng
cách địa lý
Nguồn: macmap.org
Dựa trên số liệu thu thập được từ macmap.org, Việt Nam hiện đang xuất khẩu sản phẩm cá
tra tới 201 nước trên toàn thế giới.

Hình 2. 3. Bản đồ các quốc gia nhập khẩu cá tra từ Việt Nam trên toàn thế giới
Nguồn: macmap.org

20
Việt Nam đã trở thành nhà cung cấp chính của cá tra toàn cầu, xuất khẩu đến hơn 200 quốc
gia, bao gồm Liên minh Châu u, Hoa Kỳ và Châu Á. Sự hợp túi tiền và giá trị dinh dưỡng
cao của cá tra đã làm cho thực phẩm này trở thành một sự lựa chọn phổ biến trong mắt
người tiêu dùng trên toàn thế giới.
Theo VASEP, trong vòng 6 năm (từ 2017 đến 2022), mặc dù diện tích nuôi cá tra tại Việt
Nam có sự suy giảm, sản lượng cá tra vẫn tăng từ 1,2 triệu tấn (năm 2017) lên 1,7 triệu tấn
(năm 2022), chứng tỏ năng suất trong công tác nuôi trồng cá tra cải thiện rõ rệt. Với doanh
số xuất khẩu hàng năm từ 1,5 đến 2,4 tỷ đô la, cá tra chiếm đên 16-26% tổng giá trị xuất
khẩu thủy sản của nước ta. Trong năm 2022, xuất khẩu cá tra của Việt Nam đã đạt một
bước tiến quyết định với mức kỷ lục 2,4 tỷ đô la.

Hình 2. 4. Tình hình xuất khẩu cá tra tra giai đoạn Quý 1 - Quý 2 năm 2023
Nguồn: Vinhhoan.com
Thị trường Mỹ chưa thể hiện nhiều triển vọng cho cá tra Việt Nam trong 7 tháng đầu năm
2023 do lạm phát, suy thoái kinh tế và tồn kho cao sau khi có sự nhập khẩu lớn trong nửa
đầu năm 2022.
Trong khoảng thời gian này, có sự dao động về giá cá tra trên thị trường Mỹ từ 2,97 đến
3,45 USD/kg. Các sản phẩm cá tra chính được xuất khẩu sang Mỹ bao gồm cá tra đông đá

21
lạnh, cá tra đóng thành từng khúc hoặc miếng nhỏ, sản phẩm cá tra bọc bột và rán, cá tra
ăn liền làm khô, và da cá tra rán.
Mặc dù tổng thể có sự suy giảm, một số thị trường tiềm năng vẫn cho thấy sự tăng trưởng
tích cực: Anh tăng 3%, Singapore tăng 6%, Đức tăng 39% và Saudi Arabia tăng 52% so
với cùng kỳ năm 2022.
Trong khuôn khổ Diễn đàn Triển vọng Cá tra Quốc tế (VIETFISH 2023), ông Arno
Willemink - Giám đốc Hoạt động De Heus Việt Nam, cho biết: “Nhu cầu về cá trắng, bao
gồm cá tra từ Việt Nam, trên thị trường thế giới tương đối lớn, đặc biệt tại một số quốc gia
có thu nhập cao như Hoa Kỳ, nơi mức tiêu thụ khoảng 22 kg/người/năm. Trong khi đó, tại
các nước có thu nhập thấp và trung bình, xu hướng tiêu thụ cá trắng có sự suy giảm”. Do
đó, có tiềm năng lớn cho cá tra Việt Nam để thúc đẩy xuất khẩu đến những thị trường này.
Về chất lượng sản phẩm tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế
Aquatex Bentre sản xuất sản phẩm thủy sản đông lạnh và sản phẩm thực phẩm gia tăng để
xuất khẩu đến Nhật Bản, Liên minh châu Âu, Hoa Kỳ, Hồng Kông, Singapore, Úc, Hàn
Quốc, Canada, Trung Quốc... từ hai nguyên liệu chính là cá tra và sò trắng. Cá tra được
nuôi 100% bởi Aquatex Bentre để cung cấp nguyên liệu thô cho quá trình sản xuất tại nhà
máy, chuỗi nuôi trồng cá được thực hiện bền vững và sạch sẽ từ sản xuất giống cho đến
nuôi trồng cá thô theo các tiêu chuẩn bền vững tiên tiến như ASC & Global G.A.P. Quá
trình nuôi trồng được kiểm soát hoàn toàn để đảm bảo cá thô chất lượng tốt và sản phẩm
an toàn sức khỏe người tiêu dùng.
Phát triển bền vững
Công ty Aquatex Bentre đã tiến hành đầu tư nâng cấp trang thiết bị, cải tiến sử dụng máy
móc để thay thế cho lao động chân tay nặng nhọc từ giữa năm 2019 với vốn đầu tư khoảng
25 tỷ đồng.
Việc chú trọng vào đầu tư nâng cấp thiết bị sản xuất đã giúp Aquatex Bentre gia tăng năng
suất, nâng cao chất lượng sản phẩm và từ đó hạ đáng kể giá thành sản phẩm. Công tác kiểm
tra chất lượng sản phẩm đầu vào và đầu ra cũng nghiêm ngặt và hợp lý hơn, hạn chế có rủi
ro liên quan tới tạp chất trong thành phẩm hơn so với trước đây.

22
Theo đánh giá xếp tháng 11/2020 của Cục Quản Lý Chất Lượng Nông Lâm Sản & Thủy
sản (NAFIQAD), điều kiện sản xuất của công ty đã được nâng lên hạng I về việc đảm bảo
vệ sinh và an toàn thực phẩm theo quy định của Việt Nam, Liên minh Châu u và các thị
trường khác và được tái cấp các chứng nhận chất lượng như IFS, ASC, BSCI, Global GAP,
BRC, ASC CoC, HACCP-004-20 hàng năm.

Hình 2. 5. Quy trình nuôi trồng và sản xuất cá bền vững của Aquatex Bến Tre
Nguồn: Aquatex Bến Tre
Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu

Hình 2. 6. Bản đồ các quốc gia nhập khẩu sản phẩm của Aquatex Bến Tre
Nguồn: Aquatex Bến Tre Website

23
Hiện tại, sản phẩm của Aquatex Bentre đã được xuất khẩu trên 40 quốc gia trên toàn cầu
và thị trường xuất khẩu cá tra sẽ tiếp tục mở rộng trong tương lai dựa trên những lợi thế
hiện có của doanh nghiệp.
Nhìn chung, Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng trong ngành xuất khẩu thủy sản và có
điều kiện thuận lợi trong nuôi trồng và đánh bắt cá tra, tạo điều kiện để đưa mặt hàng thủy
sản này tiếp cận với thị trường toàn cầu.
Bên cạnh đó, cá tra cũng là một thực phẩm được ưa chuộng đông đảo bởi người tiêu dùng
trên toàn thế giới, giúp cho việc xuất khẩu cá tra của Việt Nam ngày càng phát triển. Tận
dụng được lợi thế của ngành và nhu cầu của người tiêu dùng toàn cầu, Aquatex Bentre đã
và đang phát huy đúng với lợi thế của mình, không ngừng cải tiến kỹ thuật, tối ưu hóa quy
trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng được thị hiếu tiêu dùng và ngày
càng mở rộng thị trường xuất khẩu ở các quốc gia khác.

24
PHẦN 3: PHÂN TÍCH SẢN PHẨM XUẤT KHẨU VÀ XÂY DỰNG LỊCH PHƯƠNG
ÁN VẬN CHUYỂN

Từ những cơ hội mà thị trường Hà Lan mang lại cùng với những tiềm năng của doanh
nghiệp Aquatex Bentre, tiến hành phân tích mặt hàng cá tra thông qua các quy định về
đóng gói và tồn trữ mặt hàng này khi xuất khẩu. Sau đó, chỉ ra phương án vận chuyển, giao
hàng và lịch trình hàng hóa phù hợp để quá trình xuất nhập khẩu diễn ra thuận lợi hơn.

Phần này bao gồm các nội dung như sau: (1) Lý do chọn sản phẩm cá tra xuất khẩu, (2)
Giải thích các quy định về đóng gói và tồn trữ cá tra khi xuất khẩu, (3) Xây dựng phương
án vận chuyển, giao hàng, lịch trình hàng hóa.

3.1. Lý do chọn sản phẩm cá tra xuất khẩu

Doanh nghiệp Aquatex Bentre chọn sản phẩm cá tra xuất khẩu sang Hà Lan bởi các lý do
như sau:

Thứ nhất, thị trường Hà Lan có nhu cầu tiêu thụ cá tra lớn. Hà Lan là thị trường nhập
khẩu lớn nhất, chiếm 32% kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang EU. Hiện nay,
phần lớn sản phẩm cá tra xuất khẩu sang EU là philê cá tra đông lạnh. Hà Lan là thị trường
nhập khẩu các sản phẩm cá tra có giá trị gia tăng lớn.

Thứ hai, cá tra Việt Nam đảm bảo chất lượng với giá cả cạnh tranh. Cá tra thường
được nuôi trong môi trường tự nhiên, quy trình nuôi được kiểm soát chặt chẽ, từ con giống
cho đến cá thương phẩm. Chất lượng thức ăn cũng được quản lý nghiêm ngặt để đảm bảo
các luật định. Điều này là nhờ có hệ thống nuôi trồng và sản xuất cá tra hiện đại, đáp ứng
các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm. Bởi lẽ đó, cá tra Việt Nam đã
đạt được những thành tựu khi xuất khẩu sang nhiều thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản,
các nước EU. Đây là những yếu tố thu hút người tiêu dùng Hà Lan..

Thứ ba, thị trường Hà Lan có tiềm năng tăng trưởng. Tại thị trường EU, trong hai tháng
đầu năm 2023 giá trị xuất khẩu cá tra đạt hơn 27 triệu USD, tăng hơn 75% so với cùng kỳ
năm ngoái. Tiêu biểu là giá trị xuất khẩu sang Hà Lan tăng 78% đạt hơn 9 triệu USD.

25
Thứ tư, Aquatex Bentre có kinh nghiệm và năng lực xuất khẩu cá tra. Công ty có uy
tín cũng như kinh nghiệm trong việc sản xuất và kinh doanh, khách hàng và thị phần ổn
định tại các thị trường chính EU, Nhật, Mỹ và các thị trường khác. Quá trình sản xuất cá
tra của Aquatex Bentre bắt đầu từ việc lựa chọn nguồn giống cá tra chất lượng cao, được
nuôi dưỡng trong môi trường sạch, an toàn và kiểm soát chặt chẽ. Công ty cũng áp dụng
các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường và phòng ngừa bệnh tật
cho cá tra.

Ngoài ra, công ty còn sử dụng các công nghệ tiên tiến để đảm bảo hiệu quả và minh bạch
trong quá trình sản xuất. Công ty không ngừng cải tiến, áp dụng nhiều hệ thống quản lý
chất lượng và đã được chứng nhận như QMP, HACCP, ISO 9001:2008, MSC, BRC, IFS,…

Từ những lý do và tiềm năng của thị trường Hà Lan ở phần 1, vận dụng mô hình SWOT
để thể hiện chi tiết điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp Aquatex Bentre và cơ hội, thách
thức của thị trường Hà Lan như sau:
Bảng 2. 1. Mô hình SWOT

26
Doanh nghiệp Aquatex Bentre đã chọn xuất khẩu cá tra sang Hà Lan, một thị trường có
nhu cầu cao và tiêu chuẩn chất lượng khắt khe. Công ty đã cung cấp sản phẩm cá tra chất
lượng cao, giá cả cạnh tranh và dịch vụ hậu mãi tốt. Doanh nghiệp Aquatex Bentre mong
muốn mở rộng thị phần và hợp tác với nhiều đối tác mới ở Hà Lan và các nước khác trong
khu vực châu Âu.

3.2. Giải thích các quy định về đóng gói và tồn trữ cá tra khi xuất khẩu

Theo bà Võ Thị Ngọc Diệp - Tham tán thương mại Việt Nam tại Hà Lan “Hà Lan là thị
trường mở, không có bất cứ ưu tiên hoặc hạn chế hàng nông sản, thủy sản từ quốc gia nào.
Họ sẵn sàng nhập khẩu những mặt hàng đáp ứng được tiêu chuẩn của châu Âu nói chung,
của thị trường Hà Lan nói riêng và đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng nơi đây”.
Như vậy, để mặt hàng thủy sản của Việt Nam là cá tra có thể xuất khẩu sang Hà Lan (thị
trường EU) thì phải đảm bảo được những tiêu chuẩn được yêu cầu, tuân thủ các quy định
về đóng gói và tồn trữ cá tra khi xuất khẩu, từ đó, tạo cơ hội mở rộng thị phần tại đây.
3.2.1. Quy định về đóng gói
Thứ nhất, thẳng thắn công khai lượng nước bổ sung vào sản phẩm trong quá trình
đóng gói cá tra. Một lượng nước thường được thêm vào bên ngoài cá tra như một lớp mạ
băng có tác dụng bảo vệ cá khỏi bị tác động bên ngoài gây hư hại trong quá trình vận
chuyển. Tuy nhiên, lớp mạ băng có thể bị lợi dụng để làm dày hơn và điều chỉnh giá thành
sản phẩm. Nước có thể được thêm vào bên trong cá tra trong quá trình xử lý và ngâm phốt
phát. Theo quy định của Liên minh Châu Âu 1169/2011: “Trọng lượng tịnh của cá tra ghi
trên bao bì tương đương với trọng lượng cá tra không mạ băng phải được thông tin dưới
dạng xác định mua hàng”. Tỷ lệ mạ băng đối với cá tra xuất khẩu sang Hà Lan là không
quá 10% và lượng nước mạ băng không được quá 83% khối lượng tịnh (khối lượng của cá
sau khi bỏ lớp mạ).
Thứ hai, quy định về bao bì, nhãn hiệu. Sản phẩm đóng gói phải được đánh dấu về tỷ lệ
pha trộn, chất lượng, loại sản phẩm, thành phần, kích thước và trọng lượng tịnh. Nhãn mác
trên thực phẩm đóng hộp và đóng gói phải được viết bằng chữ Hà Lan, bao gồm thông tin

27
về thành phần, phụ gia, hời hạn sử dụng và ngày sản xuất sản phẩm, cùng với tên nhà sản
xuất hoặc là nhà nhập khẩu.
Tất cả nhãn mác phải được in bằng tiếng Hà Lan và phải chứa các thông tin sau: “Tên nhà
sản xuất hoặc nhà nhập khẩu; Nhãn đăng ký; Nước sản xuất; Kích thước và trọng lượng
quy đổi ra đơn vị thập phân; Chất lượng, độ tinh khiết, thành phần hoặc tỷ lệ pha trộn; Thời
hạn sử dụng đối với thực phẩm đóng gói, đóng hộp”.
Thứ ba, bao bì sử dụng chất liệu thân thiện môi trường. Ngoài vấn đề liên quan đến vận
chuyển, môi trường đóng một vai trò quan trọng trong việc đặt ra các yêu cầu cho quá trình
đóng gói. Theo các quy định môi trường, việc sử dụng lại và tái sinh các chất liệu đóng gói
phải hoàn toàn liên quan đến loại chất liệu đóng gói được sử dụng. Ví dụ, trong trường hợp
bao bì nhựa được đặt bên trong thùng carton, nó cần được đảm bảo không gây bất kì ảnh
hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Liên minh châu Âu (EU) đã thiết lập quy định cụ thể liên quan đến đóng gói và nhãn mác,
nhằm đảm bảo tuân thủ môi trường. Một số quy định của EU về đóng gói và nhãn mác bao
gồm:
● Quy định (CLP) (EC) 1272/2008 về Ghi nhãn, Phân loại và Đóng gói: Dựa trên
Hệ thống Hài hòa Toàn cầu (GHS) của Liên hợp quốc, với mục tiêu đảm bảo sức
khỏe con người và bảo vệ môi trường.
● Quy định REACH đối với vật liệu đóng gói: REACH là một quy định của EU
quản lý các chất, bao gồm kim loại nặng, hóa chất, chất gây ô nhiễm trong hầu hết
các sản phẩm trên thị trường EU và vật liệu đóng gói. Một số chất bị hạn chế trong
vật liệu đóng gói theo REACH bao gồm: “Bisphenol P (tiềm năng sử dụng trong
nhựa), Dihexyl Phthalate (gây hại cho sự sinh sản), Cadmium oxit (gây ung thư),
Oxit boric (tiềm năng sử dụng trong hộp giấy), và Borat ngọn lửa (tiềm năng sử
dụng trong hộp giấy)”.
● Tiêu chuẩn kỹ thuật cho việc đóng gói: Tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến đóng
gói sản phẩm thủy sản đã trải qua sự thay đổi, và phương pháp Modified Atmosphere
Packaging (MAP) đã trở thành một phương tiện phổ biến cho việc nhập khẩu sản

28
phẩm vào các quốc gia như Hà Lan, Bỉ và Đức. Đây là một tiến bộ trong công nghệ
đóng gói, nhằm kiểm soát môi trường xung quanh sản phẩm bằng cách sử dụng một
hỗn hợp khí đặc biệt để kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm. Quá trình đóng gói
MAP ngăn cản sự xâm nhập của không khí (bao gồm oxi và hơi nước) vào lớp bao
bì, giúp duy trì chất lượng của sản phẩm. Phương pháp đóng gói MAP thường được
áp dụng rộng rãi trong việc xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt trong việc đóng gói nông
sản và sản phẩm thủy sản xuất khẩu. Khi áp dụng một cách hiệu quả, kỹ thuật MAP
có thể đảm bảo thời hạn lưu trữ của hàng hóa kéo dài lên đến 7 ngày, so với thời
hạn bảo quản trước đây chỉ là 2 ngày.
3.2.2. Quy định về tồn trữ
Cá tra xuất khẩu cần được tồn trữ trong điều kiện thích hợp nhằm đảm bảo được chất lượng
và an toàn của sản phẩm. Nhiệt độ tồn trữ cá tra xuất khẩu được quy định như sau:
● Trong quá trình vận chuyển sản phẩm cá tra bằng xe container lạnh phải đảm bảo
vệ sinh, ở nhiệt độ ≤ – 18 độ C.
● Theo TCVN 8338 : 2010 mục 5 về bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản quy
định: “Sản phẩm cá tra đông lạnh được vận chuyển bằng các phương tiện chuyên
dùng và trong quá trình vận chuyển phải đảm bảo nhiệt độ theo quy định. Phương
tiện vận chuyển phải được làm vệ sinh, khử trùng trước khi sử dụng; đảm bảo khô,
sạch, không làm ảnh hưởng đến sản phẩm”.
● Sản phẩm phải được bảo quản trong thời gian không quá 24 tháng và trong kho lạnh
ở nhiệt độ tương đương hoặc thấp hơn -20 độ C.
● Chứng nhận yêu cầu: ISO 22000, HACCP, IFS, BRC, ISO 17025, Halal.
● Nhãn cá tra phi lê đông lạnh phải ghi: Khối lượng tịnh; thành phần mạ băng; tên hóa
chất, chất phụ gia và các chất khác được sử dụng trong quá trình chế biến, đảm bảo
tuân thủ các quy định của Việt Nam và quốc gia nhập khẩu về việc ghi nhãn mác
thực phẩm.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), các phương pháp
công nghiệp áp dụng để chế biến các thủy hải sản đông lạnh, trong đó có công đoạn cấp

29
đông và bảo quản lạnh đông như sau: “Ngay sau cấp đông, sản phẩm được bao gói sẽ bắt
buộc phải được bảo quản trong kho đông lạnh với nhiệt độ -25 độ C đến -20 độ C liên tục
và không dao động để tránh sản phẩm bị hỏng. Mục đích việc đưa nhiệt độ tâm sản phẩm
xuống dưới -18 độ C và bảo quản ở nhiệt độ này trong suốt thời gian cho đến khi tiêu dùng:
Giữ nguyên trạng thái chất lượng - độ tươi của sản phẩm, ức chế gần như hoàn toàn tất cả
các vi khuẩn và enzyme hoạt động, giúp sản phẩm có thể được lưu thông với chất lượng
giữ nguyên trong 2 năm”.

3.3. Xây dựng phương án vận chuyển, giao hàng, lịch trình hàng hóa

3.3.1. Vận chuyển nội địa Việt Nam (từ kho người bán đến cảng Cát Lái)

Hình 3. 1. Quãng đường vận chuyển từ công ty Aquatex Bến Tre đến cảng Cát Lái
Nguồn: Google Maps

Lộ trình: Từ kho lạnh tại Phân xưởng chế biến ấp 9, xã Tân Thạch, huyện Châu Thành,
Bến Tre đến cảng Cát Lái, thành phố Hồ Chí Minh.
Bảng 3. 1. Vận chuyển nội địa Việt Nam từ kho người bán đến Cảng Cát Lái

Mốc thời gian Chi tiết

Thời gian xuất phát Bộ chứng từ cần thiết cho quá trình vận chuyển nội địa:

30
5:30 ngày 22/10/2023 ● Nộp Verified Gross Mass (VGM) vào 6:00 ngày
22/10/2023.
● Vận đơn (Bill of Lading).
● Hóa đơn vận chuyển (Freight Bill).
● Biên bản giao nhận hàng hóa.
● Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance
Documents).
● Giấy tờ liên quan đến vận tải (Transportation
Documents).
● Giấy tờ liên quan đến kiểm tra và giám sát
(Inspection and monitoring documents).

Điểm xuất phát: Ấp 9, xã Tân Thạch, huyện Châu Thành,


Bến Tre (Phân xưởng chế biến).

Điểm đến: cảng Cát Lái, thành phố Hồ Chí Minh.


Phương tiện: Xe tải.
Đơn vị vận chuyển: Proship Logistics.
Chi phí: 14.000.000 VND.
Thời gian đến Khối lượng và loại hàng hóa: 23 MT/container, thủy hải
Ước tính khoảng 2 tiếng 30 sản (cá tra đông lạnh).
phút đồng hồ từ công ty đến Loại container và hình thức vận chuyển: Container lạnh
cảng, tức là vào lúc 8:00 40 feet, Full Container Load (FCL).
ngày 22/10/2023 hàng sẽ
được giao đến cảng. Thông báo cho bên phía cảng: Thông báo cho bên cảng
Cát Lái rằng hàng dự kiến sắp đến, trước 8:00 ngày
21/10/2023.
Lưu ý: Đảm bảo container được cắm điện đầy đủ và duy
trì nhiệt độ ổn định.

31
Rủi ro: Nhiệt độ container biến đổi ngoài ý muốn, tình trạng thời tiết xấu (mưa, bão, gió
mạnh, giông lốc,...), hàng hóa thất lạc, hư hỏng.

Cách thức giải quyết rủi ro:


● Kiểm tra tình trạng container lạnh đồng thời đảm bảo hàng hóa được xếp dỡ cẩn
thận.
● Theo dõi và liên tục tiến độ quá trình để đảm bảo hàng hóa được giao đúng hạn.
● Theo dõi dự báo thời tiết và chuẩn bị kế hoạch dự phòng cho lịch trình.
● Sử dụng thiết bị giám sát và giữ liên lạc với Proship Logistics để theo dõi tình trạng
của hàng hóa trong container.

3.3.2. Vận chuyển trên biển (từ cảng Cát Lái đến cảng APM 2 Terminal Maasvlakte
II)

Hình 3. 2. Lộ trình vận chuyển biển từ Việt Nam đến Hà Lan


Nguồn: Searates

Việc vận chuyển trên biển từ Cảng Cát Lái đến cảng APM 2 Terminal Maasvlakte II được
thể hiện qua hai quãng đường như sau:

● Quãng đường 1: Từ Cảng Cát Lái, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam đến Cảng
Pelabuhan Tanjung Pelepas, Tanjung Pelepas, Malaysia.

● Quãng đường 2: Từ Cảng Pelabuhan Tanjung Pelepas, Tanjung Pelepas,


Malaysia đến Cảng APM 2 Terminal Maasvlakte II, Rotterdam, Hà Lan.

32
Hình 3. 3. Lộ trình chi tiết tuyến đường vận chuyển từ Hồ Chí Minh đến Rotterdam
Nguồn: Maersk
Lộ trình vận chuyển trên biển từ cảng Cát Lái đến cảng APM 2 Terminal Maasvlakte II
được trình bày chi tiết qua bảng sau:
Bảng 3. 2. Vận chuyển trên biển từ Cảng Cát Lái đến cảng APM 2
Terminal Maasvlakte II

Mốc thời gian Chi tiết

Tài liệu cần thiết:


Thời gian chờ tại cảng xuất phát ● Hướng dẫn vận chuyển (Shipping
1 ngày 6 giờ Instruction).
● Verified Gross Mass (VGM).

33
Làm thủ tục hải quan cần thiết và hoàn thành
trước khi đưa container từ kho lên tàu.

Phương án xếp dỡ, lưu trữ tại cảng xuất phát:


● Xếp dỡ và lưu trữ container: Tại cảng
xuất phát, container lạnh được xe vận
chuyển di chuyển đến khu vực lưu trữ
tạm thời trong cảng (container yard).
Trong thời gian này, container lạnh sẽ
được kết nối với nguồn điện để duy trì
nhiệt độ cần thiết cho hàng hóa bên trong.
Tiến hành kiểm tra để đảm bảo rằng
container lạnh hoạt động một cách đáng
tin cậy và có thể duy trì nhiệt độ theo yêu
cầu suốt thời gian lưu trữ. Các hệ thống
theo dõi từ xa và cảm biến có thể được sử
dụng để theo dõi trạng thái của container
lạnh trong thời gian lưu trữ. Trước khi
container lạnh được đưa lên tàu, cần phải
có quy trình chuẩn bị, bao gồm việc kiểm
tra lại hàng hóa, đảm bảo rằng container
lạnh hoạt động bình thường.
● Mang container lên tàu: Cần xác định vị
trí cụ thể của các container trong kho để
dễ dàng truy cập và xếp dỡ. Sử dụng các
thiết bị nâng hạ chuyên dụng như cẩu,
derrick crane, hoặc reach stacker xếp dỡ
và nâng container lên tàu và đặt chúng

34
vào vị trí trên tàu một cách an toàn. Khi
xếp dỡ cần lưu ý xếp dỡ đúng thứ tự và
vị trí của container trên tàu. Sau khi
container được đặt lên tàu, cần thực hiện
kiểm tra an toàn để đảm bảo rằng tất cả
các khóa và thiết bị đang hoạt động đúng
cách và container được cố định một cách
an toàn.

Thời gian xuất phát


Điểm xuất phát: Cảng Cát Lái, Thành phố Hồ
(Lộ trình quãng đường 1)
Chí Minh, Việt Nam.
14:00 ngày 23/10/2023

Điểm đến: Cảng Pelabuhan Tanjung Pelepas,


Tanjung Pelepas, Malaysia.
Phương tiện: Tàu biển tên NIMTOFTE
MAERSK, chuyến đi có mã số 343S.

Thời gian đến Đơn vị vận chuyển: Maersk.

(Lộ trình quãng đường 1) Bộ chứng từ phục vụ quá cảnh tại Malaysia:
06:00 ngày 25/10/2023 ● Hóa đơn thương mại (Commercial
Invoice)
● Vận đơn hàng hóa (Bill of Lading)
● Chứng từ bảo hiểm (Insurance
Certificate)

Thời gian chờ tại cảng xuất phát


(Lộ trình quãng đường 2)
2 ngày 21 giờ

35
Thời gian xuất phát
Điểm xuất phát: Cảng Pelabuhan Tanjung
(Lộ trình quãng đường 2)
Pelepas, Tanjung Pelepas, Malaysia.
03:00 ngày 27/10/2023

Điểm đến: Cảng APM 2 Terminal Maasvlakte


II, Rotterdam, Hà Lan.
Phương tiện: Tàu biển tên MURCIA MAERSK,
chuyến đi có mã số 340W.
Đơn vị vận chuyển: Maersk.
Cước biển: 19.991.350 VND.
Khối lượng và loại hàng hóa: 23 MT/container,

Thời gian đến thủy hải sản (cá tra đông lạnh).

(Lộ trình quãng đường 2) Loại container và hình thức vận chuyển:

15:00 ngày 18/11/2023 Container lạnh 40 feet, Full Container Load


(FCL).

Thông báo khách hàng: Trước 15:00 ngày


17/11/2023, hãng tàu sẽ thông báo hàng đến cho
khách hàng.
Thời gian chờ tại cảng đến: 1 ngày.
Lưu ý: Đảm bảo container được cắm điện đầy
đủ và duy trì nhiệt độ ổn định.

Rủi ro:
● Thời tiết xấu như bão, sóng lớn và biển động có thể làm tàu nghiêng, lật dẫn đến rò
rỉ, hư hại hàng hóa và mất mát hàng hóa.
● Tai nạn như mắc cạn, chìm đắm, va chạm, hoặc cháy nổ có thể gây thất thoát hàng
hóa.
● Ùn tắc cảng biển, lộ trình dễ gây mất thời gian làm gia tăng chi phí.
Cách thức giải quyết rủi ro:

36
● Theo dõi dự báo thời tiết và tuyến đường biển trước khi vận chuyển. Sử dụng thiết
bị an toàn và bảo vệ hàng hóa đúng cách để đối phó với thời tiết xấu và tránh tai
nạn.
● Sử dụng thiết bị để giám sát thực hiện kiểm tra và kiểm soát chặt chẽ hàng hóa.
● Để bảo vệ hàng hóa khỏi rủi ro, Aquatex Bentre mua bảo hiểm điều kiện A cho hàng
hóa cá tra đông lạnh.
3.3.3. Vận chuyển nội địa Hà Lan (Từ cảng Rotterdam đến kho người mua)
Lộ trình: APM 2 Terminal Maasvlakte II (Rotterdam) → Seacon Production B.V. -
Processing factory (Foksdiep 1, 8321 MK Urk, Netherlands).

Hình 3. 4. Quãng đường vận chuyển từ cảng đích APM 2 Terminal Maasvlakte II tới nhà
máy công ty Seacon
Nguồn: Google Maps
Lộ trình vận chuyển nội địa Hà Lan từ cảng Rotterdam đến kho người mua được thể hiện
chi tiết qua bảng sau:
Bảng 3. 3. Vận chuyển nội địa Hà Lan từ cảng Rotterdam đến kho người mua

Mốc thời gian Chi tiết

37
Bên nhận hàng tiến hành làm thủ tục hải quan tại cảng
đích (Rotterdam) để nhận hàng.
● Người nhận hàng phải mang theo các giấy tờ như
giấy giới thiệu, vận đơn gốc, chứng minh nhân
dân, giấy báo hàng đến và nộp phí D/O để lấy
được lệnh giao hàng. Sau khi tàu đến cảng, người
nhận có thể lấy lệnh D/O trước, sau hoặc song
song với quá trình làm thủ tục hải quan.
● Chuẩn bị và kiểm tra bộ chứng từ hàng hóa đầy
đủ, chính xác
+ Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
Thời gian dự kiến + Chứng chỉ nguồn gốc (Certificate of Origin)
tàu cập cảng + Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List)
(Vận chuyển theo + Chứng từ bảo hiểm (Insurance Certificate)
như kế hoạch) + Vận đơn hàng hóa (Bill of Lading)
15:00 ngày 18/11/2023 + Hợp đồng ngoại thương (Sale Contract)
+ Chứng từ xuất khẩu (Export Declaration)
+ Lưu khoang/Giấy lưu cước (Booking Note)
+ Chứng từ hải quan (Customs Documents)
+ Chứng từ vận chuyển (Transportation
Documents)
+ Hóa đơn chiếu lệ (Proforma Invoice)
● Tiến hành khai báo hải quan, phân luồng hàng hóa
và nộp thuế để hoàn thành thủ tục hải quan.
Sau khi hoàn thành các thủ tục và được thông quan hàng
hóa sẽ thuê container lạnh để vận chuyển từ càng chờ
hàng về nhà máy của công ty nhập khẩu.

38
Thời gian xuất phát
Sau khi lưu container tại
cảng 1 ngày, container sẽ Điểm xuất phát: APM 2 Terminal Maasvlakte II.
xuất phát vào lúc 15:00
ngày 19/11/2023.

Điểm đến: Seacon Production B.V. - Processing factory


(Foksdiep 1, 8321 MK Urk, Netherlands).
Phương tiện: Xe tải.
Đơn vị vận chuyển: Zipmend Express.
Thời gian đến Chi phí: 14,227,425 VND.
Ước tính 3 tiếng đồng hồ
từ cảng đến nhà máy 18:00 Khi xe chở hàng về đến kho, đơn vị nhập khẩu thực hiện
ngày 19/11/2023 hàng sẽ các bước kiểm tra các giấy tờ như: tình trạng hàng, seal,
được giao đến nhà máy. tình trạng container,... Sau khi rút hàng xong, tài xế sẽ
mang container trả về cảng hoặc ICD. Kết thúc chu trình
giao hàng.
Lưu ý: Đảm bảo container được cắm điện đầy đủ và duy
trì nhiệt độ ổn định.

Rủi ro: Tai nạn giao thông, thời tiết xấu như mưa lớn, tuyết, băng đá hoặc gió mạnh, thất
lạc hàng hóa,... có thể làm chậm lịch trình vận chuyển, gây khó khăn cho kế hoạch giao
hàng.
Cách thức giải quyết rủi ro:
● Thường xuyên liên lạc với Seacon Production B.V. để cập nhật về tiến độ vận
chuyển và thông tin liên quan.
● Theo dõi lộ trình vận chuyển để tránh các rủi ro chậm trễ thời gian cũng như sai địa
chỉ giao hàng.

39
PHẦN 4: GIÁ BÁN CHO LÔ HÀNG THEO BỐN ĐIỀU KIỆN EXW, FOB, CIP,
DDP
Phần này liên quan đến việc tính toán giá bán cho lô hàng dựa trên bốn điều kiện là EXW,
FOB, CIP, DDP. Từ đó, đánh giá số liệu và lợi nhuận trên mỗi đơn vị, đề xuất lựa chọn
điều kiện Incoterms nào sẽ phù hợp nhất với doanh nghiệp cũng như mặt hàng xuất khẩu
là cá tra đông lạnh.
Phần này bao gồm: (1) Giá bán cho lô hàng dựa trên bốn điều kiện, (2) Đánh giá số liệu,
lợi nhuận trên mỗi đơn vị, (3) Đề xuất lựa chọn điều kiện Incoterms.
4.1. Giá bán cho lô hàng dựa trên 4 điều kiện: EXW, FOB, CIP, DDP

Dựa trên việc tham khảo các nguồn giá từ các hãng tàu, cũng như các nguồn uy tín bằng
cả tiếng Anh và tiếng Việt, chúng tôi đưa ra bảng tính toán giá bán theo bốn điều kiện
EXW, FOB, CIP, DDP như sau:

Hình 4. 1. Bảng tính toán giá bán trên Excel


Tiếp theo, kết quả của tính toán giá bán dựa trên bốn điều kiện là EXW, FOB, CIP, DDP
để đưa ra giá bán cho lô hàng như sau:

40
Bảng 4. 1. Giá bán trên mỗi đơn vị

Price per unit (kg) EXW FOB CIP DDP

At Sight 38.571 40.358,97419 44.404,1807 45.772,33098

Deferred (3 months) 39.728,13 41.569,74341 45.736,30613 47.145,50091

Deferred (6 months) 40.885,26 42.780,51264 47.068,43155 48.518,67084

Đơn vị: Việt Nam Đồng (VND)


Từ đó, giá bán cho lô hàng dựa trên bốn điều kiện như sau:
Bảng 4. 2. Giá bán cho lô hàng

Price EXW FOB CIP DDP

At Sight 528.719.400 553.228.400 608.678.846 627.433.029

Deferred (3 months) 544.580.982 569.825.252 626.939.212 646.256.020

Deferred (6 months) 560.442.564 586.422.104 645.199.577 665.079.011

Đơn vị: Việt Nam Đồng (VND)

Từ bảng 4.2 ở trên, giá bán cho lô hàng tăng dần theo điều kiện Incoterm (at sight) là EXW
(528.719.400 VND) → FOB (553.228.400 VND) → CIP (608.678.846 VND) → DDP
(627.433.029 VND). Điều này cho thấy rằng người bán sẽ tính giá cao hơn cho lô hàng khi
họ chịu nhiều trách nhiệm hơn đối với hàng hóa đang vận chuyển và giao hàng. Trong đó,
điều kiện DDP là điều kiện giao hàng yêu cầu trách nhiệm cao nhất từ người bán, vì vậy,
giá bán cho lô hàng theo điều kiện Incoterms DDP sẽ cao nhất.

4.2. Đánh giá số liệu, lợi nhuận trên mỗi đơn vị

Từ kết quả giá bán cho lô hàng dựa trên bốn điều kiện là EXW, FOB, CIP, DDP ở mục 4.1,
chúng ta có số liệu và lợi nhuận trên mỗi đơn vị như sau:

41
Bảng 4. 3. Tổng chi phí của việc xuất khẩu cá tra

Total Cost EXW FOB CIP DDP

At Sight 528.719.400 553.228.400 608.678.846 627.433.029

Deferred (3 months) 544.580.982 569.825.252 626.939.212 646.256.020

Deferred (6 months) 560.442.564 586.422.104 645.199.577 665.079.011

Đơn vị: Việt Nam Đồng (VND)


Dựa trên bảng 4.3, EXW là điều kiện giao hàng có tổng chi phí thấp nhất, phù hợp theo
như đặc điểm của điều kiện là trách nhiệm người bán ít nhất, với 528.719.400 VND (At
sight), tiếp theo đến FOB (553.228.400 VND), CIP (608.678.846 VND) và cuối cùng tổng
chi phí cao nhất là DDP, phù hợp theo như đặc điểm của điều kiện là trách nhiệm người
bán cao nhất, với 627.433.029 VND.
Bảng 4. 4. Tổng doanh thu của việc xuất khẩu cá tra

Total Revenue EXW FOB CIP DDP

At Sight 687.335.220 719.196.920 791.282.500 815.662.938

Deferred (3 months) 707.955.277 740.772.828 815.020.975 840.132.826

Deferred (6 months) 728.575.333 762.348.735 838.759.450 864.602.714

Đơn vị: Việt Nam Đồng (VND)


Bảng 4.4 cho thấy tổng doanh thu của việc xuất khẩu cá tra cũng phụ thuộc vào điều kiện
giao hàng. Theo đó, DDP là điều kiện giao hàng có doanh thu cao nhất (815.662.938 VND),
tiếp theo là CIP (791.282.500 VND), FOB (719.196.920 VND), và cuối cùng là EXW với
687.335.220 VND. Điều này xảy ra là do người bán chịu nhiều trách nhiệm nhất, bởi họ
phải chịu thêm phí vận chuyển, phí bảo hiểm hàng hóa và các chi phí khác.

42
Tiếp theo, xét đến lợi nhuận trên mỗi kg cá tra bán được, nó sẽ được tính bằng công thức
theo hai cách:

Cách 1: Lợi nhuận trên mỗi kg cá = (Tổng doanh thu - Tổng chi phí)/Số kilogram cá

Cách 2: Lợi nhuận trên mỗi kg cá = Markup/Số kilogram cá

Bảng 4. 5. Markup của việc xuất khẩu cá tra

Markup (30%) EXW FOB CIP DDP

At Sight 158.615.820 165.968.520 182.603.654 188.229.909

Deferred (3 months) 163.374.295 170.947.576 188.081.763 193.876.806

Deferred (6 months) 168.132.769 175.926.631 193.559.873 199.523.703

Đơn vị: Việt Nam Đồng (VND)

Từ những dữ liệu từ mục 4.1, ta có bảng 4.6 thể hiện lợi nhuận trên mỗi đơn vị như sau:

Bảng 4. 6. Lợi nhuận trên mỗi đơn vị

Profit/Unit (kg) EXW FOB CIP DDP

At Sight 8.901 9.268,15 10.201,67 10.517,39

Deferred (3 months) 9.168,03 9.546,20 10.507,71 10.832,91

Deferred (6 months) 9.435,06 9.824,24 10.813,76 11.148,43

Đơn vị: Việt Nam Đồng (VND)

Tương tự như tổng chi phí (Total Cost) và tổng doanh thu (Total Revenue), kết quả của lợi
nhuận trên mỗi đơn vị cho thấy:

● Lợi nhuận trên mỗi đơn vị cao nhất khi sử dụng điều kiện DDP (10.517,39 VND),
tiếp theo là CIP (10.201,67 VND), FOB (9.268,15 VND), và cuối cùng là EXW
(8.901 VND).

43
● Lợi nhuận trên mỗi đơn vị cũng phụ thuộc vào điều kiện giao hàng. DDP là điều
kiện yêu cầu trách nhiệm người bán cao nhất nên sẽ mang lại lợi nhuận trên mỗi
đơn vị cao nhất.

4.3. Đề xuất lựa chọn điều kiện

Việc sử dụng điều kiện Incoterm nào sẽ phụ thuộc vào nhu cầu và hoàn cảnh cụ thể của
người bán và người mua. Nếu người bán muốn giảm thiểu rủi ro và trách nhiệm thì họ nên
sử dụng điều kiện Incoterm EXW, tuy nhiên trên thực tế, rất ít doanh nghiệp sử dụng điều
kiện này. Còn nếu người bán muốn theo dõi cũng như kiểm soát chặt chẽ quá trình vận
chuyển và giao hàng, họ nên sử dụng điều kiện Incoterm DDP.

Áp dụng trong trường hợp này, công ty Aquatex Bến Tre ở vai trò người bán nên xuất khẩu
theo điều kiện DDP theo những lý do sau:

Thứ nhất, giảm thiểu rủi ro phát sinh trong quá trình vận chuyển và giao hàng. DDP
là điều kiện giao trong đó người bán chịu mọi rủi ro xảy ra khi vận chuyển hàng hóa từ
xưởng của người bán đến địa điểm giao hàng ở nước nhập khẩu. Điều này sẽ giúp người
bán có thể theo dõi xuyên suốt được quá trình vận chuyển và giao hàng, giảm thiểu rủi ro
phát sinh. Nếu có vấn đề, người bán sẽ có cách giải quyết kịp thời, đặc biệt là đối với hàng
cá tra đông lạnh xuất khẩu.

Thứ hai, đảm bảo chất lượng hàng hóa. Điều kiện DDP giúp người bán đảm bảo chất
lượng hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển và giao hàng. Người bán có thể theo dõi
xuyên suốt quá trình, vì vậy, có thể kịp thời phát hiện và nhanh chóng xử lý các vấn đề
phát sinh, đảm bảo hàng hóa được giao đến tay người mua mà vẫn đảm bảo các tiêu chuẩn
chất lượng.

Thứ ba, tăng lợi nhuận. Điều kiện DDP là điều kiện có lợi nhuận trên mỗi đơn vị cao nhất
cho người bán (10.517,39 VND). Điều này là do người bán chịu trách nhiệm vận chuyển,
bảo hiểm và giao hàng tận tay người mua tại Hà Lan.

44
Thứ tư, tạo uy tín và ấn tượng tốt. Điều kiện DDP giúp người bán tạo uy tín cũng như ấn
tượng tốt với người mua. Người mua sẽ đánh giá cao sự chuyên nghiệp khi họ nhận được
hàng hóa tại kho của mình đầy đủ và nguyên vẹn.

Thứ năm, tăng khả năng cạnh tranh. Đối với điều kiện DDP, khi yêu cầu của đơn hàng
đòi hỏi giao hàng đến các địa điểm sâu trong nội địa, việc tuân thủ quy tắc này sẽ giúp công
ty Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre tạo ra lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ hơn, cho phép họ
cung cấp hàng hóa một cách đều đặn và hiệu quả hơn. Bằng cách tối ưu hóa quy trình vận
chuyển và đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong khu vực nội địa, doanh nghiệp có thể xây
dựng một vị thế cạnh tranh vững chắc và thúc đẩy sự phát triển bền vững tại thị trường Hà
Lan.

Tuy nhiên, sử dụng theo điều kiện nào cũng sẽ tồn tại một số rủi ro nhất định, DDP sẽ tồn
tại một số hạn chế như sau:

● Người bán có trách nhiệm cao nhất vì vậy cũng phải chịu thêm nhiều chi phí vận
chuyển, bảo hiểm và các chi phí khác ở chặng on-carriage.

● Người bán cũng phải có kinh nghiệm và năng lực trong lĩnh vực logistics.

Vì vậy, nếu người bán không có kinh nghiệm nhiều và năng lực trong lĩnh vực logistics,
họ có thể ủy thác cho công ty giao nhận hàng hóa chuyên nghiệp để thực hiện các thủ tục
vận chuyển và giao hàng.

45
PHẦN 5: KẾT LUẬN CHUNG
Qua phần đầu về đánh giá thị trường, chúng ta đã có cái nhìn tổng quan hơn về thị trường
Hà Lan - một trong những thị trường tiêu thụ lớn cho cá tra, với nhu cầu ổn định cùng sự
đánh giá cao về chất lượng sản phẩm và xác định đây là một thị trường đầy tiềm năng cho
việc xuất khẩu.
Tiếp theo, ở phần 2, công cụ MAcMap của ITC đã chỉ ra số quốc gia đang xuất khẩu mặt
hàng cá tra sang Hà Lan và các nhà cung cấp lớn trên thế giới. Bên cạnh đó, tiềm năng xuất
khẩu của Việt Nam cũng như các doanh nghiệp tại đây cũng được làm rõ với nhiều mặt
tích cực.
Đến với phần 3, lý do cho sự lựa chọn mặt hàng cá tra xuất khẩu được nêu ra, điển hình
như đây là mặt hàng có nhu cầu ổn định và tiềm năng lớn trên thị trường Hà Lan, và phương
án vận chuyển, giao hàng, lịch trình hàng hóa cũng đã được xây dựng cụ thể, chi tiết kể từ
kho người bán cho đến kho người mua.
Và cuối cùng, ở phần 4, nhóm đã lập ra bảng giá bán cho lô hàng này theo bốn điều kiện
EXW, FOB, CIP, DDP và dựa trên đó để đánh giá số liệu, lợi nhuận trên mỗi đơn vị, từ đó
đưa ra đề xuất cho việc lựa chọn điều kiện thích hợp cho phương án kinh doanh, đó là điều
kiện DDP.
Tóm lại, phương án kinh doanh xuất khẩu cá tra sang Hà Lan mang lại tiềm năng lớn và
cơ hội phát triển đáng kể. Do đó, phương án này đáng được xem xét và triển khai một cách
cẩn thận. Nếu được thực hiện ngoài thực tế, quản lý chất lượng sản phẩm, logistics và tài
chính là các yếu tố quan trọng để đảm bảo sự thành công trong việc xuất khẩu cá tra sang
thị trường này. Tuy nhiên, cần lưu ý đảm bảo tuân thủ các quy định cũng như tiêu chuẩn
của cả hai quốc gia và để thành công, doanh nghiệp cần chú trọng vào một số khía cạnh
khác, ngoài những yếu tố đã được trình bày trong phương án của nhóm, như sau:
Thứ nhất, chất lượng và tuân thủ tiêu chuẩn. Đảm bảo rằng cá tra đáp ứng các tiêu chuẩn
chất lượng và an toàn thực phẩm của Hà Lan. Đây là yếu tố quan trọng nhất để tạo niềm
tin và uy tín cho sản phẩm.

46
Thứ hai, định vị sản phẩm rõ ràng. Các doanh nghiệp cần xác định rõ đối tượng khách
hàng mục tiêu và định vị sản phẩm của mình sao cho phù hợp với thị trường.
Thứ ba, kiểm soát tài chính và thanh toán. Quản lý tài chính một cách hợp lý để chi trả
cho các khoản phí đúng hạn.
Thứ tư, xây dựng mối quan hệ đối tác bền vững. Tạo mối quan hệ lâu dài và tin cậy với
các đối tác tại Hà Lan, bao gồm các nhà nhập khẩu, nhà phân phối và các doanh nghiệp
liên quan.
Thứ năm, phân tích và cập nhật thị trường đối thủ. Theo dõi các hoạt động của các đối
thủ tiềm năng và cập nhật về các xu hướng và sự thay đổi trong thị trường cạnh tranh.
Thứ sáu, tăng cường quảng bá và tiếp thị. Phát triển kế hoạch tiếp thị chặt chẽ để tiếp
cận khách hàng tiềm năng tại Hà Lan. Cần xem xét các chiến lược quảng bá thương hiệu
và tiếp thị sản phẩm.

47
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Agifish. (2021). Xuất khẩu cá tra vào thị trường châu Âu (Phần 1: Quy định). Truy cập
ngày 02/10 tại: https://agifish.com.vn/vi/news/xuat-khau-ca-tra-vao-thi-truong-chau-
au-phan-1-quy-dinh-2021-05-11-024535815414/

Aquatex Bentre. (2021). About us - Aquatex. Truy cập ngày 05/10/2023 tại:
https://aquatexbentre.com/about-us/

Ban Quan hệ Quốc tế (VCCI). (2022). Hồ sơ thị trường Hà Lan. Truy cập ngày 20/09/2023
tại: https://vcci.com.vn/uploads/P-HSTT-Ha-Lan-_11.2022.pdf

Báo Công thương. (2022). Kim ngạch tăng gần 100%, xuất khẩu cá tra đang “hồi sinh”.
Truy cập ngày 01/10/2023 tại: https://trungtamwto.vn/chuyen-de/20336-kim-ngach-
tang-gan-100-xuat-khau-ca-tra-dang-hoi-sinh

Bảo Yến. (2023). Dịch vụ vận tải, vận chuyển container lạnh Bắc Nam uy tín. Proship
Logistic. Truy cập ngày 01/10/2023 tại: https://proship.vn/news/dich-vu-van-chuyen-
container-lanh-bac-nam/

Bùi Kim Hiếu. (2020). Aquatex Bến Tre làm mới hoạt động nuôi cá để phát triển bền vững.
Truy cập ngày 21/09/2023 tại: https://thepangroup.vn/aquatex-ben-tre-lam-moi-hoat-
dong-nuoi-ca-de-phat-trien-ben-vung-2865.htm

Caselaw Việt Nam. (2010). Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8338:2010 về cá tra (Pangasius
hypophthalmus) phi lê đông lạnh (năm 2010). Truy cập ngày 21/09/2023 tại:
https://caselaw.vn/van-ban-phap-luat/253033-tieu-chuan-viet-nam-tcvn-8338-2010-
ve-ca-tra-pangasius-hypophthalmus-phi-le-dong-lanh-nam-2010

Chu Khôi. (2022). Kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng 40% trong quý đầu năm 2022. Truy
cập ngày 01/10/2023 tại: https://vneconomy.vn/kim-ngach-xuat-khau-thuy-san-tang-
40-trong-quy-dau-nam-2022.htm

i
CIA. (2023). Netherlands - Country Summary. Truy cập ngày 29/09/2023 tại:
https://www.cia.gov/the-world-factbook/countries/netherlands/summaries/

Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương. (2021). EU Thay đổi Quy định Thuế Vat Liên
Quan đến Hàng Hóa được Mua Trực Tuyến TỪ NƯỚC thứ 3 kể TỪ 1/7/2021,
moit.gov.vn. Truy cập ngày 05/10/2023 tại: https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-
nuoc-ngoai/tu-1-7-2021-tat-ca-ha-ng-ho-a-va-o-eu-co-nguon-goc-giao-ha-n.html

CPB Netherlands Bureau for Economic Policy Analysis. (2023). Central Economic Plan
2023. Truy cập ngày 29/09/2023 tại:
https://www.cpb.nl/sites/default/files/omnidownload/CPB-Projections-Central-
Economic-Plan-CEP-2023.pdf

European Commission. (2023). THE EU FISH MARKET, 2020 EDITION. Truy cập ngày
29/09/2023 tại:
https://www.eumofa.eu/documents/20178/415635/EN_The+EU+fish+market_2020.
pdf/

Exchange Rate. (2023). 1 Netherlands Antillean Guilder (ANG) to Vietnamese Dong (VND)
today. Truy cập ngày 01/10/2023 tại: https://exchangerate.guru/ang/vnd/1/

globalEDGE. (2023). Netherlands: Introduction. Truy cập ngày 29/09/2023 tại:


https://globaledge.msu.edu/countries/netherlands

Gulf Shipping Co.. (n.d). Nội dung trên một thư tín dụng L/C. Điều kiện và cách thức mở
thanh toán bằng thư tín dụng L/C. Truy cập ngày 27/09/2023 tại:
https://gulfshipping.com.vn/noi-dung-tren-mot-thu-tin-dung-l-c-dieu-kien-va-cach-
thuc-mo-thanh-toan-bang-thu-tin-dung-l-c/?lang=vi

H. H. Rowen, M.W. Heslinga, H. Meijer. (2023). Netherlands. Truy cập ngày 29/09/2023
tại: https://www.britannica.com/place/Netherlands

ii
Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam. (2022). TỔNG QUAN NGÀNH HÀNG
CÁ TRA. Truy cập ngày 20/09/2023 tại: https://vasep.com.vn/san-pham-xuat-
khau/ca-tra/tong-quan-nganh-ca-tra

HKT Consultant. (2020). Hệ thống chứng từ trong vận chuyển hàng hoá. Truy cập ngày
30/09/2023 tại: https://quanlydoanhnghiep.edu.vn/he-thong-chung-tu-trong-van-
chuyen-hang-hoa/

Hương Ly. (2022). Opening Market Leverages Pangasius Exports. Truy cập ngày
01/10/2023 tại: https://vccinews.com/news/47903/opening-market-leverages-
pangasius-exports.html

International Monetary Fund. (2023). World Economic Outlook Databases. Truy cập ngày
29/09/2023 tại: https://www.imf.org/en/Publications/SPROLLS/world-economic-
outlook-databases#sort=%40imfdate%20descending

ITC Export Potential Map. https://exportpotential.intracen.org/en/exporters/gap-chart

Jeannette Duin. (2023). Purchasing power restored through wage growth, but more people
living below the poverty line, Projections March 2023 (CEP 2023). Truy cập ngày
29/09/2023 tại: https://www.cpb.nl/en/projections-march-2023-cep-2023

Khả Vinh. (2023). Hợp tác đưa thương hiệu cá tra Việt Nam xứng tầm thế giới. Truy cập
ngày 01/10/2023 tại: https://baothanhhoa.vn/kinh-te/hop-tac-dua-thuong-hieu-ca-tra-
viet-nam-xung-tam-the-gioi/179377.htm

Krissy Davis. (2023). Average Salary in The Netherlands. Truy cập ngày 29/09/2023 tại:
https://www.wearedevelopers.com/magazine/netherlands-average-salary

Lệ Thu, Phương Thảo. (2021). Why are pangasius exports to the EU still struggling?. Truy
cập ngày 01/10/2023 tại: https://en.vcci.com.vn/why-are-pangasius-exports-to-the-
eu-still-struggling.

iii
Maersk. (2023). Ho Chi Minh City (Ho Chi Minh), Vietnam (CY) to Rotterdam (Zuid-
Holland), Netherlands (CY). Truy cập ngày 26/09/2023 tại:
https://www.maersk.com/schedules/pointToPoint

Market Access Map. (2023). Truy cập ngày 28/09/2023 tại:


https://www.macmap.org/en//query/results?reporter=528&partner=704&product=0
30324&level=6

Mỹ Linh. (2023). L/C xác nhận (Confirmed Irrevocable L/C) rất cần thiết cho người xuất
khẩu. Truy cập ngày 03/10/2023 tại: https://vinatrain.edu.vn/l-c-xac-nhan-confirmed-
irrevocable-l-c/

OECD. (2023). Netherlands Economic Snapshot. Truy cập ngày 29/09/2023 tại:
https://www.oecd.org/economy/netherlands-economic-snapshot/

Outdoorgear.vn. (2021). NETHERLANDS LÀ NƯỚC NÀO? NETHERLANDS CÓ GÌ ĐẶC


SẮC?. Truy cập ngày 29/09/2023 tại: https://outdoorgear.vn/netherlands-la-nuoc-
nao/

Quốc Điền. (2022). Những chứng từ cần thiết khi vận chuyển hàng hóa. Truy cập ngày
30/09/2023 tại: https://proship.vn/news/nhung-chung-tu-can-thiet-khi-van-chuyen-
hang-hoa/

Rebecca Piercy. (2023). Dutch culture and social etiquette. Truy cập ngày 29/09/2023 tại:
https://www.expatica.com/nl/living/integration/dutch-etiquette-101736/

Searates. (2023). From Catlai to Rotterdam Shipping. Truy cập ngày 01/10/2023 tại:
https://www.searates.com/freight/

Tạp chí Tài Chính. (2014). Xây dựng rào cản phi thuế quan tại một số nước trên thế giới.
Truy cập ngày 05/10/2023 tại: https://trungtamwto.vn/tin-tuc/5862-xay-dung-rao-
can-phi-thue-quan-tai-mot-so-nuoc-tren-the-gioi

Tcct. (2022). Nhận Diện Các Rào Cản Phi Thuế Quan Khi Xuất Khẩu sang Thị Trường
EU và Các Khuyến Nghị Cho Doanh Nghiệp Việt Nam, Tạp chí Công Thương. Truy

iv
cập ngày 05/10/2023 tại: https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/nhan-dien-cac-rao-
can-phi-thue-quan-khi-xuat-khau-sang-thi-truong-eu-va-cac-khuyen-nghi-cho-
doanh-nghiep-viet-nam-98049.htm

The European market potential for pangasius | CBI. (2021). cbi.Eu. Truy cập ngày
05/10/2023 tại: https://www.cbi.eu/market-information/fish-
seafood/pangasius/market-potentia

Trung tâm WTO. (2021). TTWTO VCCI - (thông tin thị trường) EU - Thủ Tục Xuất - Nhập
Khẩu. Truy cập ngày 05/10/2023 tại: https://trungtamwto.vn/chuyen-de/17243-eu--
thu-tuc-xuat--nhap-khau

United Nations. (2023). Netherlands Population. Truy cập ngày 29/09/2023 tại:
https://www.worldometers.info/world-population/netherlands-population/

VinaUcare. (n.d). Tiêu chuẩn chất lượng cá tra, cá ba sa đông lạnh – Vinascare. Truy cập
ngày 29/09/2023 tại: https://vinaucare.com/tieu-chuan-chat-luong-ca-tra-ca-ba-sa-
dong-lanh.html

Vĩnh Hoàn. (2023). Vietnam Pangasius: participating in worldwide aquaculture growth -


VHC. Truy cập ngày 01/10/2023 tại: https://www.vinhhoan.com/vietnam-pangasius-
participating-in-worldwide-aquaculture-growth/

World Atlas. (2023). Maps Of The Netherlands. Truy cập ngày 29/09/2023 tại:
https://www.worldatlas.com/maps/netherlands

Xuất nhập khẩu Lê Ánh. (2018). Làm sao đọc hiểu và kiểm tra chính xác nội dung một L/C.
Truy cập ngày 27/09/2023 tại: https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn/lam-sao-doc-hieu-
va-kiem-tra-chinh-xac-noi-dung-mot-l-c.html

zipmend Express. (20230. Calculate price for full truck load now. Truy cập ngày
28/09/2023 tại: https://app.zipmend.com/v2/en/booking/full-truck-24-t/price

You might also like