You are on page 1of 5

Bài tập Vật Lý Thống Kê Chương 1

A – Bài tập xác định trạng thái vi mô của hệ cổ điển


Câu 1: Cho một hạt tự do có khối lượng m, chuyển động 1D, với năng lượng E, bên
trong một hộp có chiều dài L.
a) Xác định trạng thái vi mô của hạt.
b) Xác định vùng không gian khả dĩ của không gian pha bao gồm tất cả các trạng thái
vi mô của hạt.

Câu 2: Cho một hạt tự do có khối lượng m, chuyển động 1D, với năng lượng E  E +
dE, bên trong một hộp có chiều dài L.
a) Xác định trạng thái vi mô của hạt.
b) Xác định thể tích pha và multiplicity.

Câu 3: Cho một hạt tự do có khối lượng m, chuyển động 3D, với năng lượng E  E +
dE, bên trong một hộp 3D với thể tích V.
a) Xác định trạng thái vi mô của hạt.
b) Xác định thể tích pha và multiplicity.

Câu 4: Một hệ gồm N hạt cùng khối lượng m chuyển động tự do trong một hộp 3D có
thể tích V, năng lượng E  E + dE.
a) Xác định trạng thái vi mô của hạt.
b) Xác định thể tích pha và multiplicity.

Câu 5: Xét một chất điểm dao động điều hòa tuyến tính cổ điển với năng lượng E  E
+ dE. Xác định trạng thái vi mô của hệ và số trạng thái vi mô của hệ.

B – Bài tập xác định trạng thái vi mô của hệ cổ điển


Câu 6: Một vi hạt ( hạt lượng tử ) chuyển động tự do trong 1 hộp thế năng 1D có kích
cỡ L ( 0 ≤ 𝑥 ≤ 𝐿 ). Xác định trạng thái vi mô của vi hạt này.

Câu 7: Một vi hạt ( hạt lượng tử ) chuyển động tự do trong 1 hộp thế năng 3D có thể
tích V ( 0 ≤ 𝑥 ≤ 𝐿𝑥 , 0 ≤ 𝑦 ≤ 𝐿𝑦 , 0 ≤ 𝑧 ≤ 𝐿𝑧 )
a) Xác định trạng thái vi mô của hạt.
b) Trong trường hợp 𝐿𝑥 = 𝐿𝑦 = 𝐿𝑧 , xác định multiplicity ứng với một giá trị năng lượng
E.
1
Bài tập Vật Lý Thống Kê Chương 1

c) Trong trường hợp điều kiện biên tuần hoàn, xác định mật độ trạng thái ( số trạng thái
trên một đơn vị thể tích không gian pha ).

Câu 8: Một vi hạt ( hạt lượng tử ) chuyển động tự do trong 1 hộp thế năng 2D có diện
tích A ( 0 ≤ 𝑥 ≤ 𝐿𝑥 , 0 ≤ 𝑦 ≤ 𝐿𝑦 ). Sử dụng điều kiện biên tuần hoàn, xác định mật độ
trạng thái.

Câu 9: Một hệ gồm N hạt tự do không tương tác có khối lượng m, chuyển động 1D
trong một “ hộp thế năng “ 1D có cạnh L. Sử dụng điều kiện biên tuần hoàn để xác định
mật độ trạng thái.

C – Các bài tập tổng hợp


Câu 10: Cho hệ ba mức năng lượng 𝜀1 = 𝜀 , 𝜀2 = 2𝜀, 𝜀3 = 3𝜀 có các bậc suy biến lần
lượt là 𝑔1 = 1, 𝑔2 = 2, 𝑔3 = 3. Những hạt không phân biệt được và được phân bố trên
ba mức năng lượng này. Hệ có năng lượng toàn phần là 𝐸 = 3𝜀 và có số hạt không xác
định. Gọi trạng thái vĩ mô là trạng thái được đặc trưng bởi năng lượng 𝐸 = 3𝜀 và số hạt
trên mỗi mức năng lượng là như nhau.
Hãy đếm số trạng thái vĩ mô cũng như số trạng thái vi mô khả dĩ tương ứng với: a) mỗi
trạng thái vĩ mô; b) số trạng thái vĩ mô trên.

Câu 11: Xem xét một hệ cô lập của các hạt độc lập với các mức năng lượng cho phép
và các bậc suy biến kết hợp là (𝜀0 = 0, 𝑔0 = 1), (𝜀1 = 1, 𝑔1 = 2), (𝜀2 = 2, 𝑔2 = 3).
Nếu hệ chỉ gồm hai hạt và năng lượng của hệ là 𝐸 = 2𝜀. Biết rằng sự phân bố các hạt
trên các mức năng lượng cho phép khác nhau với cùng năng lượng E của hệ sẽ cho ta
các trạng thái vĩ mô khác nhau.
a) Xác định số lượng các trạng thái vĩ mô.
b) Xác định số trạng thái vi mô trong trường hợp các hạt phân biệt.
c) Xác định số trạng thái vi mô trong trường hợp các hạt không phân biệt.
Giả thiết rằng: không có giới hạn trên số lượng các hạt cho một trạng thái năng lượng.

Câu 12: Một hạt có khối lượng m chuyển động tự do 1D. Ký hiệu tọa độ và xung lượng
của nó là x,p. Giả sử rằng hạt này bị cầm tù trong một hộp được định xứ giữa 𝑥 = 0, 𝑥 =
𝐿, và giả sử rằng năng lượng của nó nằm trong khoảng [𝐸, 𝐸 + 𝛿𝐸]. Hãy vẽ không gian
pha của hạt, xác định các vùng của không gian này phù hợp với sự tiến triển trạng thái
của hạt theo thời gian.

2
Bài tập Vật Lý Thống Kê Chương 1

Câu 13: Xét một hệ gồm 2 hạt tương tác yếu với nhau, mỗi hạt có khối lượng m và
chuyển động tự do 1D. Ký hiệu tọa độ và xung lượng của các hạt này là
(𝑥1 , 𝑝1 ), (𝑥2 , 𝑝2 ). Các hạt này được giam cầm bên trong chiếc hộp giới hạn bởi 𝑥 =
0, 𝑥 = 𝐿. Năng lượng toàn phần của hệ nằm trong khoảng [𝐸, 𝐸 + 𝛿𝐸]. Vẽ riêng biệt
phần không gian pha bao gồm 𝑥1 , 𝑥2 (không gian tọa độ) và phần không gian bao gồm
𝑝1 , 𝑝2 (không gian xung lượng). Tương ứng với từng phần không gian ở trên, xác định
các vùng phù hợp với hệ.

Câu 14: Xét một hệ cô lập bao gồm một số lượng N rất lớn của các hạt định xứ nhưng
tương tác yếu với nhau. Các hạt này là các hạt có spin ½ và mỗi hạt có moment từ 𝜇⃗
hoặc song song hoặc phản song song với từ trường ngoài 𝐻 ⃗⃗. Năng lượng của hệ là 𝐸 =
⃗⃗ và 𝑛2 : số spin phản song song với 𝐻
−(𝑛1 − 𝑛2 )𝜇𝐻, với 𝑛1 : số spin song song với 𝐻 ⃗⃗.
a) Xem xét vùng năng lượng giữa E và 𝐸 + 𝛿𝐸 (𝛿𝐸 thì rất nhỏ so với E nhưng đủ lớn
để 𝛿𝐸 ≫ 𝜇𝐻. Tính tổng số các trạng thái vi mô Ω(𝐸) để hệ có năng lượng nằm trong
khoảng này.
b) Viết biểu thức cho ln(Ω) như là hàm của năng lượng E. Đơn giản biểu thức này bằng
việc áp dụng gần đúng Stirling ln(𝑛!) = 𝑛𝑙𝑛(𝑛) − 𝑛.

Câu 15: Xét một số rất lớn hạt N được đặt trong từ trường ngoài 𝐻 ⃗⃗. Mỗi hạt có spin
bằng ½. Tìm số trạng thái khả dĩ đối với hệ như là một hàm số của Ms , thành phần z
của spin toàn phần của hệ. Xác định giá trị của Ms để số trạng thái là cực đại.

Câu 16: Một hệ có hai mức năng lượng gồm 𝑁 = 𝑛1 + 𝑛2 hạt được sắp xếp vào hai
trạng thái 1 và 2 tương ứng với năng lượng 𝐸1 , 𝐸2 . Hệ tiếp xúc với một bình điều nhiệt
ở nhiệt độ T. Nếu xảy ra một phát xạ lượng tử đơn lẻ vào bình điều nhiệt, số hạt trong
các trạng thái sẽ thay đổi 𝑛2 → 𝑛2 − 1 và 𝑛1 → 𝑛1 + 1. Biết rằng 𝑛1 , 𝑛2 ≫ 1. Hãy rút
ra biểu thức cho độ biến thiên entropy của:
a) Hệ 2 mức
b) Bình điều nhiệt
𝑛1
c) từ a) và b) nhận được hệ thức Boltzmann đối với tỷ số .
𝑛2

Câu 17: Xét một hệ gồm một số lượng N rất lớn các nguyên tử có thể phân biệt được,
không chuyển động và giữa chúng không có tương tác. Mỗi nguyên tử chỉ có hai mức
𝐸 𝑆
năng lượng (không suy biến) 0, 𝜀 > 0. Gọi , là năng lượng trung bình và entropy
𝑁 𝑁
𝐸
trên mỗi nguyên tử. Hãy tính entropy trên mỗi nguyên tử như là hàm của .
𝑁

3
Bài tập Vật Lý Thống Kê Chương 1

Câu 18: Xét một hệ N hạt không tương tác, mỗi hạt được cố định tại một vị trí và có
⃗⃗. Khi đó, mỗi hạt có thể tồn tại ở một trong
moment từ 𝜇⃗. Hệ được đặt trong từ trường 𝐻
hai trạng thái năng lượng 𝐸 = 0, 𝐸 = 2𝜇𝐻. Xem như các hạt có thể phân biệt được:
a) Biết rằng Entropy của hệ là 𝑆 = 𝑘𝑙𝑛Ω(𝐸), hãy giải thích ý nghĩa của Ω(𝐸 ).
b) Tính 𝑆(𝑛) với n là số hạt nằm một trong hai trạng thái trên.
c) Tìm giá trị của n sao cho 𝑆(𝑛) đạt cực đại.

Câu 19: Xét một hệ cô lập gồm N hạt không tương tác mà mỗi hạt bao gồm ba mức
năng lượng, được cố định tại N vị trí.
a) Tính tổng số các trạng thái vi mô khả dĩ.
b) Tính xác suất để hệ ở một trạng thái vi mô khả dĩ nào đó.

Câu 20: Xét một hệ N (N rất lớn) dipole từ không tương tác được đặt trong từ trường
⃗⃗. Mỗi dipole chỉ có thể có hai hướng trong từ trường là song song hay phản song
ngoài 𝐵
⃗⃗ = 0.
song. Bây giờ, giả sử 𝐵
a) Tính multiplicity của một trạng thái vĩ mô với 𝑁↑ tổng số các dipole “up”.
b) xác suất của trạng thái vĩ mô đó.

Câu 21: (Problem 2.5 – Prof. Daniel Schroeder)

Câu 22: (Problem 2.6 – Prof. Daniel Schroeder)

Câu 23: (Problem 2.7 – Prof. Daniel Schroeder)

Câu 24: Xem xét một hệ cô lập gồm hai chất rắn Einstein A và B, mỗi trong chúng có
ba dao động tử điều hòa với tổng năng lượng là 6 đơn vị năng lượng. Giả sử rằng các
chất rắn thì tương tác yếu với nhau.
a) Xác định các trạng thái vĩ mô và multiplicity tương ứng.
b) Xác định tổng số các trạng thái vi mô khả dĩ.

Câu 25: (Problem 2.8 – Prof. Daniel Schroeder)

4
Bài tập Vật Lý Thống Kê Chương 1

Câu 26: Xét hệ N dao động tử điều hòa 1D mà phổ năng lượng của mỗi dao động tử có
dạng:
1
𝐸𝑛 = (𝑛 + )ℏ𝜔
2
Với 𝑛 = 0, 1, 2, … là số lượng tử và 𝜔 là tần số góc
Khi 𝑛 = 0, dao động tử điều hòa ở trạng thái cơ bản.
(2𝑘+1)ℏ𝜔
Nếu hệ có năng lượng 𝐸 = với 𝑘 = 0, 1, 2, … thì số tổi thiểu trạng thái cơ bản
2
của một dao động tử điều hòa mà hệ có được là bao nhiêu ?

Câu 27: Tính thể tích pha trong các trường hợp sau:
a) Hạt chuyển động phi tương đối tính trong thể tích V.
b) Hạt chuyển động tương đối tính trong thể tích V.
c) Hạt chuyển động siêu tương đối tính trong thể tích V.

Câu 28: Cho một khí lý tưởng có N hạt ( N phân tử) được nhốt trong một thể tích V.
a) Tính thể tích pha của hệ được giới hạn bởi hai siêu mặt năng lượng 𝐸, 𝐸 + 𝑑𝐸.
b) Nếu trạng thái vĩ mô của hệ là trạng thái có năng lượng E xác định. Hãy tính
multiplicity của hệ trong trạng thái vĩ mô đó.
c) Nếu giả sử hệ khí lý tưởng này gồm N hạt ( N phân tử) không phân biệt được. Hãy
tính lại câu a) và b).

Câu 29: (Problem 2.26 – Prof. Daniel Schroeder)

Câu 30: Spin nguyên tử (the atomic spin) trên một nguyên tử có thể nhận 2𝑆 + 1 giá
trị là 𝑠𝑖 = −𝑆, −𝑆 + 1, … , 𝑆 − 1, 𝑆. Moment từ tổng cộng của một hệ N nguyên tử là
𝑀 = ∑𝑁 𝑖=1 𝑆𝑖 . Hãy tính multiplicity của hệ với N, M cho trước.

Câu 31: (Problem 2.37 – Prof. Daniel Schroeder)

You might also like