You are on page 1of 3

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 5 – 8

Chương 5:

1. Giả sử chính phủ muốn tăng đầu tư nhưng muốn giữ cho sản lượng không
đổi. Vậy sự kết hợp nào của CSTK và CSTT trong mô hình IS – LM giúp
chính phủ theo đuổi mục tiêu trên?
2. Tại sao NHTW có khả năng kiểm soát được cung ứng tiền tệ
3. Trình bày cơ chế mà NHTW sử dụng để tác động làm giảm mức cung tiền?
4. Nếu người tiêu dùng kỳ vọng về thu nhập của họ sẽ tăng lên trong tương lai
và do vậy hàng hóa tiêu dùng hiện tại cũng tăng lên. Điều này được lý giải
bằng sự dịch chuyển lên phía trên của hàm tiêu dùng. Sự dịch chuyển này
tác động ntn đến lãi suất và đầu tư?
5. Giả sử NHTW cắt giảm cung ứng tiền tệ
- Điều gì xảy ra đối với đường AD?
- Điều gì xảy ra đối với mức giá chung và sản lượng trong ngắn hạn và dài
hạn?
6. Hãy sử dụng mô hình IS – LM để phân tích trong ngắn hạn và dài hạn đối
với Y, P, i
- Tăng cung ứng tiền tệcc
- Tăng mua hàng của Chính phủ
7. Hãy sử dụng lý thuyết về sự ưa thích thanh khoản, giải thích tại sao gia tăng
cung ứng tiền tệ lại làm giảm lãi suất và ngược lại?
8. Vai trò của NHTW?
9. Các loại số nhân tiền, đặc điểm của số nhân tiền, các nhân tố ảnh hưởng đến
số nhân tiền?
10. Cách dựng đường IS, hệ số góc, các nhân tố ảnh hưởng đến hệ số góc, các
nhân tố làm dịch chuyển đường IS, phương trình IS?
11. Các công cụ của chính sách tiền tệ, điểm lợi và điểm bất lợi của các công cụ
này?
12. Các trường hợp số nhân m phát huy đầy đủ tác dụng trong mô hình IS –
LM?
13. Trình bày các loại số nhân mà em đã học?

Chương 6:
1. Trình bày ý nghĩa của tổng cung?
2. Sử dụng giả định về tiền lương cứng nhắc chứng minh đường AS ngắn hạn
thực tế có hình dáng dốc lên?
3. Trình bày các nhân tố làm dịch chuyển đường AS ngắn hạn và dài hạn?
4. Trình bày quá trình tự động điều chỉnh của nền kinh tế trong hai trường hợp
sau:
- Y > Y*
- Y < Y*
5. So sánh tác động của chính sach tài khóa mở rộng trong mô hình IS – LM và
AD – AS?
6. Trình bày các trường hợp số nhân m phát huy đầy đủ tác dụng trong mô hình
AD – AS?
7. Chú ý các ví dụ đã chữa trong bài học trên lớp

Chương 7:

1. Trình bày các nhân tố làm dịch chuyển đường cung và cầu ngoại hối
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái danh nghĩa?
3. Tại sao nói tỷ giá hối đoái thực tế phản ánh năng lực cạnh tranh hàng hóa
giữa các quốc gia?
4. Vai trò của tỷ giá hối đoái?
5. Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực tế và xuất khẩu ròng?
6. Đầu tư nước ngoài ròng là gì?
7. Thực chất mối quan hệ giữa đầu tư nước ngoài ròng và xuất khẩu ròng ( hãy
trình bày cách xác định tỷ giá hối đoái cân bằng bằng phương pháp đồ thị)
8. Cơ chế thoái giảm xuất khẩu ròng?
9. Hãy trình bày các công cụ của chính sách bảo hộ mậu dịch, sử dụng mô hình
thích hợp giải thích tại sao các nhà kinh tế thị trường thường chống lại chính
sách bảo hộ mậu dịch ( tại sao CSTM ko cải thiện được tình hình cán cân
thương mại)
10. Chú ý ví dụ đã chữa trong bài học trên lớp

Chương 8

1. Trình bày ý nghĩa của phương trình số lượng?


2. Khi lạm phát xảy ra chính phủ là người có lợi đúng hay sai? Vì sao?
3. Tác động của lạm phát đến thâm hụt NS?
4. Phương trình Fisher?
5. Chi phí mòn giày là gì?
6. Ai là người nộp thuế lạm phát?
7. Lạm phát và thất nghiệp luôn có mối quan hệ đánh đổi đúng hay sai?
8. Thất nghiệp tự nhiên là gì? Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thất nghiệp tự
nhiên? Thuật ngữ “ tự nhiên” trong nghiên cứu thất nghiệp hàm ý điều gì?
9. So sánh thất nghiệp tạm thời và thất nghiệp cơ cấu?
10. Dựa vào mô hình đường Phillips hãy chỉ ra tình huống nào có thể cắt giảm
lạm phát và không gây ra suy thoái kinh tế?

You might also like