You are on page 1of 2

Câu 2:

Bán kính nguyên tử của một nguyên tố hóa học là kích thước nguyên tử của nguyên tố đó,
thường là khoảng cách trung bình tính từ tâm của hạt nhân nguyên tử đến ranh giới ngoài
cùng của đám mây electron.
Bán kính van der Waals của một nguyên tử là bán kính của một hình cầu cứng, tưởng
tượng được dùng để mô hình hóa cho nguyên tử đó.
Bán kính cộng hoá trị là một nửa khoảng cách giữa hai hạt nhân của hai nguyên tử có
chung liên kết cộng hoá trị.
Câu 1:
 Nhóm A gồm các nguyên tố s và p. Nguyên tử của các nguyên tố cùng một nhóm A có
số electron ngoài cùng (electron hóa trị) bằng nhau (trừ He trong nhóm VIIIA)
o Theo nhóm thì cấu hình electron mỗi nguyên tố sẽ tăng từ 1 đến 8
o Sau mỗi chu kì, cấu hình electron ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm
A được lặp đi lặp lại một cách tuần hoàn. Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron
lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố khi điện tích hạt nhân tăng dần là
nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn về tính chất của các nguyên tố
 Nhóm B gồm các nguyên tố d và f có tính chất cấu hình electron thay đổi theo nhóm
và chu kỳ tương tự nhóm A
Ví dụ: Na và K đều thuộc nhóm IA. Cấu hình electron của Na là [Ne] 3s1, cấu hình electron
của K là [Ar] 4s1
Zn và Cd thuộc nhóm IIB.Cấu hình electron của Zn là [Ar] 3d10 4s2 ,cấu hình electron
của Cd là [Kr] 4d10 5s2
Ngọai lệ là các trường hợp bán bão hoà của Cr là 3d5 4s1; Cu 3d10 4s1 tại vì 2 kim loại này
phải đạt cấu hình electron bán bão hòa mới bền để tồn tại được.
Sự khác nhau giữa nguyên tố nhóm B và nguyên tố nhóm A:
Nguyên tố nhóm A có các electron lớp ngoài cùng trên phân lớp s và p
Còn nguyên tố nhóm B có các electron lớp ngoài cùng trên phân lớp d và f
Trong một chu kì, các nguyên tố thuộc nhóm A có số electron hóa trị thay đổi từ 1 đến 8 và
đều thuộc lớp ngoài cùng. Các nguyên tố nhóm B có các electron hóa trị tồn tại trên các phân
lớp s của lớp ngoài cùng đồng thời với các electron của phân lớp d hoặc f thuộc lớp bên
trong. Như vậy, ở lớp ngoài cùng chỉ có từ 1 đến 2 electron (trừ nguyên tử palađi không có
electron nào trên phân lớp s ngoài cùng).
Xác định số electron ngoài cùng và số electron hóa trị của nguyên tố
 Số electron ngoài cùng:
 Số electron hóa trị = số electron lớp ngoài cùng + số electron ở phân lớp sát lớp ngoài
cùng (nếu nó chưa bão hòa).
Chỉ ra đặc điểm cấu hình electron cùa kim loại và kim loại chuyển tiếp
Cấu hình electron của kim loại:
 Các nguyên tử có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng là các nguyên tử kim loại, trừ H,
He và B.
 Một số nguyên tố có 4, 5, 6, 7 electron ở lớp ngoài cùng nhưng là kim loại như:Thiếc
(Sn); chì (Pb); bimut (Bi), poloni (Po) …
 Tất cả các nguyên tố nhóm B đều là kim loại.
Cấu hình electron của kim loại chuyển tiếp:
 Thông thường thì các quỹ đạo lớp trong được điền đầy trước các quỹ đạo lớp ngoài.
Các quỹ đạo s của những nguyên tố thuộc về khối quỹ đạo d lại có trạng thái năng
lượng thấp hơn là các lớp d. Vì nguyên tử bao giờ cũng có khuynh hướng đi đến trạng
thái có năng lượng thấp nhất nên các quỹ đạo s được điền đầy trước.
Xác định electron độc thân của nguyên tử ở trạng thái cơ bản và trạng thái kích thích
của một số nguyên tố C, N, O, S
C
 Electron độc thân trạng thái cơ bản:2
 Electron độc thân trạng thái kích thích:4
N
 Electron độc thân trạng thái cơ bản: 3
 Electron độc thân trạng thái kích thích:5

O
 Electron độc thân trạng thái cơ bản:2
 Electron độc thân trạng thái kích thích:không có
S
 Electron độc thân trạng thái cơ bản:2
 Electron độc thân trạng thái kích thích:4 hoặc 6

You might also like