You are on page 1of 6

Họ và tên: Mai Tiến Anh

MSSV: 49.01.201.003
Lớp: K49.01.SPHOA
BÁO CÁO NHIỆM VỤ HỌC TẬP 3
Đề bài:
1. Tìm hiểu về cấu hình electron nguyên tử:
- Giải thích xu hướng hay quy luật biến đổi cấu hình electron nguyên tử
theo chu kì và theo nhóm, kèm ví dụ.
- Giải thích sự ngoại lệ của một số cấu hình electron nguyên tử, kèm ví dụ.
- Dựa vào đặc điểm cấu hình electron nguyên tử:
+ Chỉ ra sự khác biệt giữa nguyên tố nhóm A và nguyên tố nhóm B.
+ Xác định số “electron ngoài cùng” và số “electron hóa trị” của nguyên
tử nguyên tố.
+ Chỉ ra đặc điểm cấu hình electron của kim loại, kim loại chuyển tiếp.
+ Xác định số electron độc thân của nguyên tử ở trạng thái cơ bản và
trạng thái kích thích của một số nguyên tố như C, N, O, S.
2. Tìm hiểu về bán kính nguyên tử:
- Nêu được khái niệm bán kính nguyên tử.
- Phân biệt được bán kính nguyên tử, bán kính Vander Waals, bán kính
cộng hóa trị.
Bài làm:
Câu 1:
Giải thích xu hướng hay quy luật biến đổi cấu hình electron nguyên tử theo
chu kì và theo nhóm, kèm ví dụ.
- Theo chu kì, đi từ trái sang phải điện tích hạt nhân tăng dần và hơn kém
nhau một đơn vị. Do đó, nguyên tố đứng sau sẽ nhiều hơn nguyên tố
đứng trước 1 electron. Càng dần về sau các electron sẽ điền vào những
phân lớp có mức năng lượng từ thấp đến cao cho đến khi đạt được cấu
hình bão hòa của khí hiếm của chu kì đó thì sẽ đến chu kì tiếp theo và
lặp lại như vậy. Các nguyên tố trong cùng một chu kì có số lớp electron
bằng nhau.

Trang 1
Cụ thể xét chu kì 2 và 3:

CK
Li(2s1) Be(2s2) B(2s22p1) C(2s22p2) N(2s22p3) O(2s22p4) F(2s22p5) Ne(2s22p6)
2:
CK
Na(3s1) Mg(3s2) Al(3s23p1) Si(3s23p2) P(3s23p3) S(3s23p4) Cl(3s23p5) Ar(3s23p6)
3:
Ta thấy quy luật điền electron đã xét là:
ns1; ns2; ns2np1; ns2np2; ns2np3; ns2np4; ns2np5; ns2np6
Tương tự với các chu kì lớn khác.
- Theo nhóm, đi từ trên xuống dưới điện tích hạt nhân cũng tăng dần.
Trong một nhóm có nhiều nguyên tố thuộc những chu kì liên tiếp nhau do
đó mà số lớp electron của các nguyên tố trong cùng một nhóm đi từ trên
xuống dưới sẽ hơn kém nhau một đơn vị. Tuy nhiên, do quy luật điền
theo chu kì đã xét ở trên cho thấy rằng các nguyên tố trong cùng một
nhóm giống nhau ở cách điền electron ở phân lớp ngoài cùng (trừ một số
nguyên tố ở nhóm B và họ nguyên tố phóng xạ). Đa số các nguyên tố
trong cùng một phân nhóm có cùng số electron hóa trị.
Cụ thể xét nhóm IA và IIA:
IA H(1s1) Li(1s22s1) Na([Ne]3s1) K([Ar]4s1) Rb([Kr]5s1) Cs([Xe]6s1)
IIA Be(1s12s1) Mg([Ne]3s2) Ca([Ar]4s2) Sr([Kr]5s2) Ba([Xe]6s2)
Ta thấy quy luật điền electron đã xét là:
nsk; (n+1)sk; (n+2)sk; (n+3)sk; …
Vai trò chủ yếu của xu hướng về cấu hình electron: giải thích về tính tuần hoàn
tính chất của đơn chất hay hợp chất trong các chu kì.
Giải thích sự ngoại lệ của một số cấu hình electron nguyên tử, kèm ví dụ.
Bên cạnh các nguyên tố có cấu hình electron nguyên tử tuân theo các nguyên lí
vững bền, nguyên lí Pauli và quy tắc Hund, còn có một số nguyên tố có cấu hình
electron nguyên tử ngoại lệ mà người ta đã xác định được dựa trên những nghiên
cứu thực nghiệm và đa số là những nguyên tố nhóm B như Cr, Cu, …
Ví dụ:

Trang 2
29 Cu: [Ar]3d94s2 (1) [Ar]3d104s1 (2)
↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑ ↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑
24Cr: [Ar]3d44s2 (1) [Ar]3d54s1 (2)
↑ ↑ ↑ ↑ ↑↓ ↑ ↑ ↑ ↑ ↑ ↑

- Đối với Chromium, thực nghiệm đã chỉ ra rằng dựa vào phổ phát xạ của
Cr cho thấy Cr có 6 electron độc thân, thực tế ta cũng gặp hợp chất mà Cr
có số oxi hóa +6 (trong hợp chất Chromate và Dichromate) do đó mà cấu
hình electron nguyên tử (2) là phù hợp. => số hạng của nguyên tử Cr=>
spin của nguyên tử Cr= 3 => Cr phải có 6e độc thân.
- Đối với Copper, trong thực tế cấu hình electron (2) lại giải thích được sự
tồn tại của Cu+ còn cấu hình electron nguyên tử 1 thì không.
Chỉ ra sự khác biệt giữa nguyên tố nhóm A và nguyên tố nhóm B.
Nhóm A Nhóm B
- Xuất hiện ở cả chu kì nhỏ và chu kì
- Chỉ xuất hiện ở chu kì lớn.
lớn.
- Gồm: nguyên tố s và nguyên tố p. - Gồm: Nguyên tố d và nguyên tố f
- Có cả nguyên tố phi kim, kim loại và
- Tất cả là các nguyên tố kim loại.
khí hiếm.
- STT nhóm= số e- hóa trị= số e- lớp - STT nhóm= số e- hóa trị (trừ một số
ngoài cùng. nguyên tố nhóm VIIIB)
Xác định số “electron ngoài cùng” và số “electron hóa trị” của nguyên tử
nguyên tố.
- Số electron ngoài cùng là tổng số electron trên lớp ngoài cùng của vỏ
electron nguyên tử.
- Electron hóa trị là những electron có khả năng tham gia hình thành liên
kết hóa học. bao gồm e ở lớp ngoài cùng và các e ở phân lớp d hoặc f
chưa bão hòa
Có 2 cách xác định số electron hóa trị:
+ Nếu phân lớp liền trước lớp ngoài cùng đã bão hòa thì số electron hóa
trị bằng số electron lớp ngoài cùng.
+ Nếu phân lớp liền trước lớp ngoài cùng chưa bão hòa thì số electron
hóa trị bằng tổng số electron trên phân lớp đó và số electron trên lớp
ngoài cùng.

Trang 3
Ví dụ:
+ K([Ar]4s1): phân lớp liền trong phân lớp 4s bão hòa nên số electron hóa
trị là 1.
+ Zn ([Ar]3d104s2: phân lớp liền trong phân lớp 4s bão hòa nên số electron
hóa trị là 2.
+ Fe ([Ar]3d64s2: phân lớp liền trong phân lớp 4s là 3d chưa bão hòa nên số
electron hóa trị là 8.
Chỉ ra đặc điểm cấu hình electron của kim loại, kim loại chuyển tiếp.
- Kim loại A thường có số electron hóa trị ít (1-3e) để dễ dàng nhường đi
trong các phản ứng hóa học tạo thành các cation mang cấu hình electron
nguyên tử bền vững của khí hiếm gần nó. Thường là ns1, ns2, ns2np1.
Ví dụ: Na ([Ne]3s1), Mg ([Ne]3s2), Al([Ne]3s23p1)
- Kim loại B là những nguyên tố d, f nên ở các phân lớp d và f chưa bão
hòa nên chúng thường có số electron hóa trị rất nhiều.
Ví dụ: Fe ([Ar]3d64s2), Cr ([Ar]3d54s1)
- Kim loại chuyển tiếp là những nguyên tố kim loại mà nguyên tử có
phân lớp d chưa bão hòa hoặc tạo cation phổ biến có phân lớp d chưa
bão hòa.
Ví dụ: Xét Zn [Ar]3d104s2, Zn2+ [Ar]3d10 không thỏa cả hai trường hợp. =>
Zn không phải là kim loại chuyển tiếp.
Xét Cu [Ar]3d104s1, Cu2+ [Ar]3d9 không thỏa 1 nhưng thỏa 2=> Cu là kim
loại chuyển tiếp.
Xác định số electron độc thân của nguyên tử ở trạng thái cơ bản và trạng thái
kích thích của một số nguyên tố như C, N, O, S.
- Trạng thái cơ bản của nguyên tử mà ở đó nguyên tử có năng lượng
thấp nhất với cấu hình electron phù hợp với các quy tắc, nguyên lí phổ
biến.
Ví dụ: H ở trạng thái cơ bản có cấu hình 1s12s03s0
- Trạng thái kích thích của nguyên tử là trạng thái nguyên tử đã hấp thu
năng lượng để tách và chuyển electron từ phân lớp có năng lượng thấp
hơn lên phân lớp có mức năng lượng cao hơn nhưng thuộc cùng một
lớp vỏ.

Trang 4
C: 1s22s22p2 C*: 1s22s22p2
↑↓ ↑ ↑ ↑ ↑ ↑ ↑
2s 2p 2s 2p
2 electron độc thân 4 electron độc thân => giúp giải thích C hóa
trị IV trong hợp chất.
N: 1s22s22p3 N*: 1s22s22p3
↑↓ ↑ ↑ ↑ ↑ ↑↓ ↑ ↑
2s 2p 2s 2p
3 electron độc thân 3 electron độc thân
O: 1s22s22p4 O*: 1s22s22p4
↑↓ ↑↓ ↑ ↑ ↑ ↑↓ ↑↓ ↑
2s 2p 2s 2p
2 electron độc thân 2 electron độc thân
S: [Ne]3s23p4 S*: [Ne]3s23p4
↑↓ ↑↓ ↑ ↑ ↑ ↑ ↑ ↑ ↑ ↑
3s 3p 3d 3s 3p 3d
2 electron độc thân 6 electron độc thân => giúp giải thích lưu
huỳnh hóa trị VI trong hợp chất.
- Hóa trị của hợp chất CHT = số liên kết CHT quanh nguyên tử đó.(gồm
ghép đôi e độc thân và cho nhận e).
Câu 2:
Nêu được khái niệm bán kính nguyên tử.
Bán kính nguyên tử là khoảng cách từ tâm hạt nhân đến vị trí cực đại (xa nhất) của
xác suất có mặt electron của electron ngoài cùng.
Tuy nhiên, vì ranh giới không phải một thực thể vật lí được xác định rõ ràng, nên
có nhiều định nghãi không tương đương nhau về bán kính nguyên tử: bán kính
cộng hóa trị, bán kính Vander Waals.

Trang 5
Phân biệt được bán kính nguyên tử, bán kính Vander Waals, bán kính cộng
hóa trị.
Bán kính nguyên Bán kính cộng Bán kính Vander
tử hóa trị Waals
Cách xác định Khoảng cách từ Bằng một nửa Bằng một nửa
tâm hạt nhân đến khoảng cách giữa khoảng cách giữa
lớp vỏ electron hạt nhân của hai hai nguyên tử
ngoài cùng nguyên tử cũng không liên kết khi
nguyên tố có lực tĩnh điện giữa
chung liên kết chúng cân bằng.
cộng hóa trị (bằng
nửa độ dài liên
kết).
Ví dụ Bán kính nguyên Bán kính CHT của Bán kính Vander
tử H là 53pm H trong phân tử H2 Waals của nguyên
là 37pm (độ dài tử H là 1,2Ao.
liên kết H-H là
74pm).

Trang 6

You might also like