You are on page 1of 18

Chương 5

CÂN BẰNG KẾT TỦA


NỘI DUNG

1 Khái niệm về độ tan và tích số tan

2 Đánh giá độ tan và tích số tan

3 Điều kiện tạo thành chất kết tủa

4 Các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan


1. Khái niệm về độ tan và tích số tan
Độ tan (S)
- nồng độ chất điện ly trong dung dịch bão hòa ở điều kiện nhất định
- lượng chất tan điện ly thành các ion

g/l; mol/l
Đơn vị của S
g/100g dung môi

Mối quan hệ giữa độ tan S (g/100g H2O) và nồng độ C%:


S  100
C% =
S + 100
1. Khái niệm về độ tan và tích số tan
Ví dụ <1> Độ tan của muối NaCl ở 100°C là 40g/100g H2O. Ở nhiệt độ
này dung dịch bão hòa NaCl có nồng độ phần trăm là bao nhiêu?

Theo đề bài: S = 40g/100g H2O


S  100 40  100
Có S  C theo công thức: C% = = = 28,57%
S + 100 40 + 100

<2> Độ tan của CaSO4 (MCaSO4 = 136g/mol) là 10-2,31M. Tính số gam chất tan
trong 100g nước? Cho biết dH2O = 1,00g/ml.

Theo đề bài tính được: Vdd = mdd/d = 100/1=100ml


mctCaSO4= n × MCaSO4 = CM × Vdd× MCaSO4 = 10-2,31×100×10-3×136 = 6,66.10-2g
1. Khái niệm về độ tan và tích số tan
Ví dụ <3> Lắc đều 0,20g CaSO4 (MCaSO4 = 136g/mol) trong 100ml ở 25°C.
Sau thí nghiệm, một thời gian thấy có 168,66mg tinh thể CaSO4.2H2O
(MCaSO4.2H2O = 172g/mol) kết tinh lắng xuống. Tính độ tan của CaSO4
theo mol/l (khi hòa tan coi thể tích thay đổi không đáng kể)?

Quy đổi dạng CaSO4.2H2O về CaSO4


Trong 172g/mol có 168,66mg tinh thể CaSO4.2H2O
Hỏi 136g/mol có ? mg tinh thể CaSO4
Độ tan của CaSO4 theo mol/l:
 136 168,66 
200 −  
n
CM = =
m
=  172 
= 4,90.10-3
V M V 136 100
1. Khái niệm về độ tan và tích số tan
Xét cân bằng: MmAn ⇌ mMn+ + nAm- Ks (T)

Ks = [Mn+]m × [Am-]n
Trong đó: KS hoặc T là tích số tan của hợp chất MmAn
[Mn+], [Am-] là nồng độ cân bằng của các cấu tử từ MmAn
Nếu chỉ có duy nhất cân bằng của hợp chất ít tan thì nồng độ chất điện
ly trong dung dịch bão hòa (độ tan S) cũng chính là nồng độ cân bằng
của các cấu tử từ hợp chất đang xét
2. Đánh giá độ tan và tích số tan
Tính tích số tan KS từ độ tan S
Ví dụ 1: Tính KS của Mg(OH)2 biết trong 100ml dung dịch bão hòa có chứa
0,84mg Mg(OH)2 biết MMg(OH)2 = 58 g/mol.

Ta xét cb sau:
Mg(OH)2 ⇌ Mg2+ + 2OH-
S 2S
KS = [Mg2+] [OH-]2 = S.(2S)2
n m 0,84 KS = 1,21.10-11
S= = =
V M . V 58.100
2. Đánh giá độ tan và tích số tan
Tính tích số tan KS từ độ tan S
Ví dụ 2: Tính tích số tan của Ag2CO3 ở 20°C, biết rằng ở nhiệt độ đó độ tan
của nó bằng 3,17.10-2g/l? Khi tính bỏ qua sự tương tác của các ion
kết tủa với các ion của nước. Cho Ag = 108; C = 12; O = 16.
Đổi đơn vị độ tan của Ag2CO3 từ g/l sang mol/l
3,17.10 −2
S= = 1,1486.10 −4 mol/l
(108  2 + 12 + 16  3)
Ta có cân bằng: Ag2CO3 ⇌ 2Ag+ + CO32-
2S S
Như vậy, KS= [Ag+]2×[CO32-] = (2S)2×S = 4×S3 = 4×(1,1486.10-4)3= 6,06.10-12
2. Đánh giá độ tan và tích số tan
Tính độ tan S từ tích số tan KS
Ví dụ 1: Trộn 2ml dung dịch K2CrO4 0,12 M với 1ml dung dịch Ba(OH)2 0,009M thấy
có kết tủa xuất hiện. Tính [Ba2+], [CrO42-] biết Ks(BaCrO4) = 1,2.10-10?
2×0,12 1×0,009
Ta có: CCrO2− = = 0,08M CBa2+ = = 0,003M
4 2+1 2+1

Ba2+ + CrO42- ⇌ BaCrO4 BaCrO4 ⇌ Ba2+ + CrO42- KS


0,003 0,08 - 0,077
- 0,08-0,003 S 0,077+ S
0,077
Áp dụng ĐLTDKL ta có: KS(BaCrO4) = [Ba2+]×[CrO42-] = S × (0,077+S) = 1,2.10-10
→ S = [Ba2+] = 1,56.10-9M
→ [CrO42-] = 0,077+1,56.10-9 = 0,077M
2. Đánh giá độ tan và tích số tan
Tính độ tan S từ tích số tan KS
Ví dụ 2: Tính độ tan của CaF2 trong nước? Bỏ qua quá trình proton hóa của F-.
Biết Ks(CaF2) = 3,9.10-11.

Ta có: CaF2 ⇌ Ca2+ + 2F-


S 2S
KS(CaF2) = 3,9.10-11 = S×(2S)2 = 3,9.10-11

3 3,9.10−11
→S = = 2,14.10−4
4
3. Điều kiện tạo thành chất kết tủa
MmAn ⇌ mMn+ + nAm- KS
Tích số ion của hợp chất ít tan là tích nồng độ các ion trước khi xảy ra
phản ứng kết tủa, có biểu thức giống biểu thức tích số tan:

(CM)m × (CA)n ≠ KS
(CM)m × (CA)n < KS (CM)m × (CA)n = KS (CM)m × (CA)n > KS
3. Điều kiện tạo thành chất kết tủa
Cho dung dịch AgNO3 0,001M có thể tích là 500ml, người ta thêm
vào dung dịch đó 1ml Na2S 0,001M. Hãy xác định có kết tủa xuất
hiện không? Cho KS(Ag2S) = 6,3.10-50
Hướng dẫn: So sánh (CAg+)2 × CS2- và KS(Ag2S)
GIẢI Ta có: CAg+ = n/V = (0,001 × 500)/(500 + 1) = 9,980.10-4 M
CS2- = n/V = (0,001 × 1)/(500 + 1) = 1,996.10-6 M
Thay các giá trị vừa tìm được vào biểu thức:
(CAg+)2 × CS2- = (9,980.10-4)2 × (1,996.10-6 ) = 1,998.10-12 M
Như vậy (CAg+)2 × CS2- > KS(Ag2S)
 kết tủa đã xuất hiện
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan

4.1 Sự hiện diện của ion đồng dạng

4.2 Giá trị pH


4.1 Sự hiện diện của ion đồng dạng

Độ tan của một hợp chất ít tan giảm khi có mặt của ion đồng dạng

Ví dụ: Tính độ tan của K2[PtCl6] trong nước và trong KCl 0,1M;
biết pKs (K2[PtCl6] ) = 4,17.
Giải + pKs (K2[PtCl6]) = 4,17 → Ks (K2[PtCl6]) = 10-4,17
+ Trong nước: K2[PtCl6] ⇌ 2K+ + [PtCl6]2-
C = [C] 2S S
 Ks (K2[PtCl6]) = [K+]2 ×[PtCl62-] = (2S)2 ×S = 10-4,17
 S = 0,0257M
4.1 Sự hiện diện của ion đồng dạng
Ví dụ: Tính độ tan của K2[PtCl6] trong nước và trong KCl 0,1M;
biết pKs (K2[PtCl6] ) = 4,17.
Giải + Cân bằng: KCl → K+ + Cl-
0,1 0,1
+ Trong KCl 0,1M: K2[PtCl6] ⇌ 2K+ + [PtCl6]2-
Co 0,1
C 2S S
[C] 0,1+ 2S S
 Ks (K2[PtCl6]) = [K+]2 ×[PtCl62-]
= (0,1+2S)2.S = 10-4,17  S = 5,49.10-3M
4.1 Sự hiện diện của ion đồng dạng

Ví dụ Tính độ tan của K2[PtCl6] trong nước và trong KCl 0,1M;


biết pKs (K2[PtCl6] ) = 4,17.

+ Trong nước: S(K2[PtCl6]) = 25,7.10-3 (M)


+ Trong KCl 0,1M: S(K2[PtCl6]) = 5,49.10-3(M)

Độ tan của K2[PtCl6] giảm khi có mặt của ion đồng dạng K+
4.2 Giá trị pH
<Ví dụ> Cho độ tan của CaCO3 ở pH = 9 là 3,34.10-4M. Tính tích số
tan của CaCO3, biết H2CO3 có Ka1 = 10-6,35; Ka2 = 10-10,33?
+ Xét các cân bằng: CaCO3 ⇌ Ca2+ + CO32- Ks (1)
S S
CO32- + H+ ⇌ HCO3- Ka1-1 = 106,35 (2)
HCO3- + H+ ⇌ H2CO3 Ka2-1= 1010,33 (3)
+ Áp dụng định luật BTNĐBĐ cho:
(1) đối với Ca2+ : CCa2+ = [Ca2+] = S
(2) đối với CO32- : CCO32-= S = [CO32-] + [HCO3-] + [H2CO3]
= [CO32-] + Ka1-1 .[CO32-].[H+] + Ka2-1 .Ka1-1.[CO32-].[H+]2
= [CO32-]. (1+ Ka1-1 .[H+] + Ka2-1 .Ka1-1.[H+]2)
4.2 Giá trị pH
<Ví dụ> Cho độ tan của CaCO3 ở pH = 9 là 3,34.10-4M. Tính tích số
tan của CaCO3, biết H2CO3 có Ka1 = 10-6,35; Ka2 = 10-10,33?
+ Mà KS(CaCO3) = [Ca2+] . [CO32-]
= S.{S/(1+ Ka1-1 .[H+] + Ka2-1 .Ka1-1.[H+]2)} (*)
Thế các giá trị: S = 3,34.10-4M;
Ka1-1 = 106,35
Ka2-1 = 1010,33;
[H+] = 10-9 vào pt (*)

 KS(CaCO3) = 4,94.10-9

You might also like