You are on page 1of 2

Bài 7: MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA ĐẤT TRỒNG

I. Keo đất và khả năng hấp phụ của đất (10 phút)
1. Keo đất
a. Khái niệm về keo đất
Là những phân tử có kích thước <1µm, không hòa tan trong nước mà ở trạng thái
huyền phù (trạng thái lơ lửng trong nước).
b. Cấu tạo keo đất. Gồm:

- Nhân keo.
- Lớp ion quyết định điện
+ Lớp ion quyết định điện mang điện âm thì keo mang điện âm,
+ lớp ion quyết định mang điện dương thì keo mang điện dương
- Lớp ion bù mang điện trái dấu với lớp ion quyết định điện gồm 2 lớp:
+ Lớp ion bất động.
+ Lớp ion khuyếch tán.
- Keo đất có khả năng trao đổi ion của mình ở ion khuyếch tán với các ion của dung
dịch đất. Đây chính là cơ sở của sự trao đổi dinh dưỡng giữa đất và cây trồng.
2. Khả năng hấp phụ của đất
- Là khả năng đất giữ lại các chất dinh dưỡng, các phân tử nhỏ như hạt limon, hạt
sét...; hạn chế sự rửa trôi chúng dưới tác động của nước mưa, nước tưới.
II. Phản ứng của dung dịch đất
Phản ứng của dung dịch đất chỉ tính chua, kiềm hoặc trung tính của đất. Phản ứng
của dung dịch đất do nồng độ [H+] và [OH-] quyết định.
- Nếu [H+] > [OH-] đất có phản ứng chua.
- Nếu [H+] = [OH-] đất có phản ứng trung tính.
- Nếu [H+] < [OH-] đất có phản ứng kiềm.
1. Phản ứng chua của đất
Căn cứ vào trạng thái của H+ và Al3+ ở trong đất, độ chua của đất được chia làm 2
loại:
a. Độ chua hoạt tính
Do nồng độ ion H+ trong dung dịch đất gây nên.
Độ chua hoạt tính được biểu thị bằng pH H2O.
Độ pH thường dao động từ 3-9
b. Độ chua tiềm tàng
Do H+ và Al3+ trên bề mặt keo đất gây nên.
2. Phản ứng kiềm của đất
Ở một số loại đất có chứa các muối kiềm Na2CO3, CaCO3 ...Khi các muôí này thủy
phân tạo thành NaOH và Ca(OH)2 làm cho đất hóa kiềm.
* Ý nghĩa trong sản xuất nông nghiệp
Bố trí cây trồng cho phù hợp, và có biện pháp để cải đất.
CÂU HỎI
1. Vì sao keo đất không hòa tan trong nước?
2. Tại sao khi bón phân cho cây, cây có thể sử dụng được trong thời gian dài mà rất ít bị
rửa trôi bởi nước mưa, nước tưới?
3. Vì sao keo đất có khả năng hấp phụ?
4: Bón quá nhiều phân hoá học dẫn đến hậu quả gì?
5. Tại sao đất gần các núi đá vôi thường là đất kiềm, không phải là đất chua?
6. Độ chua hoạt tính hay độ chua tiềm tàng ảnh hưởng trực tiếp tới cây trồng?
7. Cây hút các chất dinh dưỡng từ dung dịch đất hay từ keo đất?
8. Tại sao đất gần nơi có núi đá vôi thường là đất kiềm mà không phải đất chua?
9.Gia đình bạn Lan ở Hưng yên, rất thích uống nước chè xanh, bạn muốn trồng cây chè ở
xung quanh vườn nhà mình, vừa làm hàng rào vừa lấy lá để uống. Bạn thấy chè Thái nguyên
rất ngon nên bảo bố lên đó mua cây giống mang về trồng. Theo em, bạn có trồng được
hàng rào chè ở vườn nhà mình không, giải thích?

You might also like