You are on page 1of 2

Báo cáo thực hành

I. Danh sách nhóm


1. Nguyễn Diễm Quỳnh-705113030
2. Trần Thị Trà Giang-705113009
II. Trả lời câu hỏi
Câu 1: Tìm hiểu cách Tào Xung cân voi

Vào thời Tam quốc, chưa có những thiết bị cân đo hiện đại, không có chiếc cân nào có thể cân được
một con vật lớn như voi. Tào Xung đã nghĩ ra một cách để cân được voi gián tiếp. Tào Xung cùng tất
cả văn võ bá quan và Tào Tháo ra bờ sông, nơi một chiếc thuyền lớn neo đậu ở đó. Tào Xung yêu
cầu lính gác dẫn con voi lên trên thuyền. Khi chiếc thuyền đã thăng bằng, cậu bé vạch một vạch
đánh dấu mức nước lên thân chiếc thuyền. Rồi cậu hạ lệnh đưa con voi ra khỏi chiếc thuyền. Lúc
đó thuyền lại nổi lên như khi chưa có voi xuống. Sau đó cậu yêu cầu lính gác khuân những khối đá
với nhiều kích cỡ lên trên thuyền, và chúng khiến chiếc thuyền chìm thêm xuống mặt nước. Khi
mực nước đã đến mức được đánh dấu trên thân thuyền, cậu ra lệnh cho lính gác ngừng khuân
đá. Sau đó sai lính lần lượt cân số gạch đá này. Cân nặng của lượng đá vừa cân được chính bằng
cân nặng của con voi.

Câu 2: Cách xác định khoảng cách tới các ngôi sao và thiên hà

Vũ trụ rất là rộng lớn, ít nhất những gì con người có thể quan sát thấy được giới hạn bởi vận tốc ánh
sáng tức ánh sáng có cơ hội truyền tới Trái Đất, nó là một không gian được gọi vũ trụ khả kiến có
đường kính lên tới 93 tỷ năm ánh sáng, còn ngoài
khoảng không gian đó, không ai và cũng không nhà
khoa học nào biết nó thực sự là thứ gì. Bởi vậy
dường như cơ hội vượt ra khỏi hệ Mặt Trời, khám
phá các thiên thể xa xôi trong vũ trụ chúng ta chỉ có
phương án duy nhất là đứng từ xa quan sát và phân
tích về chúng. Nhưng khi đứng từ xa quan sát làm
sao các nhà khoa học tính toán được khoảng cách
của những ngôi sao, những thiên hà xa xôi. Để làm
được điều này thì cẩn phải kết hợp nhiều phương
pháp hoặc sử dụng kết quả đo nhiều lần. Dưới đây là ba phương pháp chính:

1. Phương pháp Thị Sai (Parallax)


Đây là phương pháp phổ biến trong thiên văn. Người ta xác định khoảng cách giữa các
thiên thể bằng cách thay đổi góc nhìn tới chúng. Để đo khoảng cách của một ngôi sao, các
nhà khoa học cần hai quan sát cách nhau 6 tháng (ví dụ: tháng 1 và tháng 7) khi Trái Đất đi
được một nửa vòng quanh quỹ đạo Mặt Trời. Sao khi thực hiện các quan sát, họ sẽ tính
toán góc thị sai thông qua sự thay đổi vị trí tương đối của các ngôi sao sao với nền sao ở rất
xa, từ đó các nhà khoa học sẽ có một tam giác vuông vô hình có một góc thị sai được biết
và một cạnh có độ dài 1 AU tương đương với 150 triệu km. Khi có hai dữ liệu thì sẽ dễ dàng
tính toán được khoảng cách của ngôi sao. Nhưng phương pháp này chỉ áp dung đo khoảng
cách tới các ngôi sao có khoảng cách khoảng 1 nghìn năm ánh sáng còn những ngôi sao xa
hơn thì phương pháp này có sai số nhiều

2. Phương pháp Phổ Sai (Spectroscopic parallax)


Khi phương pháp Thị Sai chỉ áp dụng với các ngôi sao gần, còn những ngôi sao ở xa việc
thay đổi góc nhìn sẽ gặp khó khăn. Vì vậy các nhà khoa học sẽ sử dụng phương pháp khác là
phương pháp Phổ Sai, phương pháp dựa vào sự chênh lệch quang phổ thu được của ngôi
sao, hiểu đơn giản là dựa vào màu sắc quang phổ thu được của ngôi sao sau đó đối chiếu
với biểu đồ quang phổ từ đó có thể xác định độ sáng tuyệt đối của ngôi sao tốc độ sáng thu
được thực tế của ngôi sao khi quan sát ở khoảng cách quy ước là 10 Parsec tương đương
32,6 năm ánh sáng. Sau khi biết được độ sáng tuyệt đối của ngôi sao họ sẽ so sánh và đối
chiếu với độ sáng biểu kiến ánh sáng mà chúng ta thường nhìn thấy bằng mắt thường trên
nền trời. Nếu hai ngôi sao có cùng độ sáng tuyệt đối thì ngôi sao ở xa hơn thì sẽ có độ sáng
biểu kiến nhỏ hơn. Khi so sánh những độ sáng này thì có thể tìm được khoảng cách của các
ngôi sao bằng công thức

m−M =5 log ( 10d )


Trong đó m: độ sáng biểu kiến, M: độ sáng tuyệt đối, d: khoảng cách được tính bằng đơn vị
Parsec
Nhưng nếu đo khoảng cách giữa các thiên hà thì phương pháp này không được áp dụng
3. Định luật Hubble
Phương pháp phổ biến nhất để tính khoảng cách giữa các thiên hà. Năm 1929, Edwin
Hubble khám phá ra sự rời xa của các thiên hà nhờ dịch chuyển về phía đỏ trên quang phổ
của chúng. Phát hiện này đã dẫn tới kết luận chúng ta đang sống trong một vũ trụ giãn nở,
đi kèm với nó là định luật Hubble về tốc độ dịch chuyển của các thiên hà so với chúng ta.
Công thức của định luật này như sau:
v+ r . H
Trong đó, v là vận tốc dịch chuyển ra xa của thiên hà, H là hằng số Hubble và r là khoảng
cách hiện tại của thiên hà.
Hằng số Hubble tới nay đã được xác định tương đối chính xác vì nó đưa ra kết quả tính toán
tuổi vũ trụ rất khớp với kết quả tính ra từ việc quan sát bức xạ nền của vũ trụ. Vận tốc v có
thể tính ra qua theo dõi dịch chuyển đỏ (red shift) của thiên hà. Từ đó người ta có thể tính
ngay ra khoảng cách r của thiên hà được quan sát.
Phương pháp sử dụng định luật Hubble này được ứng dụng rộng rãi trong việc đo khoảng
cách các thiên hà ở xa. Tuy vậy, nó lại không được áp dụng trong các trường hợp sử dụng
thị sai và phổ sai nêu trên, vì các sao trong cùng thiên hà của chúng ta thì không có chuyển
động dịch xa theo định luật Hubble, còn các thiên hà quá gần thì có độ dịch chuyển đỏ nhỏ,
khó có thể xác định chính xác.

You might also like