You are on page 1of 20

BÀI GIẢNG VLĐC 1

CHƯƠNG 5. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA VẬT LÝ HIỆN ĐẠI

Giảng viên: Hồ Thị Anh

Trường Đại học Công Nghệ - ĐHQGHN

Email: anhht@vnu.edu.vn
NỘI DUNG

5.1. THUYẾT TƯƠNG ĐỐI HẸP VÀ HỆ QUẢ


5.2. LƯỠNG TÍNH SÓNG HẠT, SÓNG DE BROGLIE
5.1. Thuyết tương đối hẹp và hê quả

5.1.1. Các tiên đề của thuyết tương đối hẹp


 Nguyên lý tương đối: Các định luật vật lý xảy ra như nhau trong mọi hệ
quy chiếu quán tính.
Nguyên nhân: không tồn tại một hệ quy chiếu quán tính chung
 Tốc độ ánh sáng: tốc độ ánh sáng trong chân không là như nhau (c =
299.792.458 m/s) trong mọi hệ quy chiếu quán tính, không phụ thuộc vào
phương truyền và tốc độ của nguồn sáng hay máy thu.
- Môi trường ête: Các nhà Vật lý từng giả thiết Trái đất
chuyển động trong môi trường chứa ête giúp ánh sáng lan
truyền. Môi trường này được dùng để định nghĩa hệ quy
chiếu tuyệt đối. Trong hệ quy chiếu này tốc độ ánh sáng
không phải là hằng số.
5.1. Thuyết tương đối hẹp và hê quả

5.1.1. Các tiên đề của thuyết tương đối hẹp


- Tuy nhiên các thí nghiệm chứng minh sự tồn tại của ête đều thất bại : thí
nghiệm Michelson-Morley (1887):
Sơ đồ thí nghiệm: (1): nguồn sáng đơn sắc đồng pha;
(2) Máy thu D; (3): Gương phẳng B (cách A 1 khoảng
l1); (4): Gương phẳng C (cách A 1 khoảng l2); (5)
Gương bán mạ A.
Ánh sáng đơn sắc đi vào gương bán mạ A, chia làm 2 phần: 1 phần
đi vào tấm gương phẳng B và phản chiếu lại; 1 phần đi vào tấm
gương phẳng C và phản chiếu lại. Tại máy thu D: nhận được 2 tia
phản chiếu từ B đến A và từ C đến A giao thoa với nhau tạo ra các
vạch giao thoa. Đếm các vạch giao thoa, sẽ biết được chính xác sự
lệch pha của hai chùm sáng  sư chênh lệch đường đi của hai tia
sáng
5.1. Thuyết tương đối hẹp và hê quả

5.1.2. Sự giãn nở của thời gian


 Đồng hồ đang chuyển động thì chạy chậm hơn đồng hồ đứng yên:
- Sự đo thời gian bị ảnh hưởng bởi sự chuyển động tương đối giữa người
quan sát và vật được quan sát.
- Đối với người quan sát, tất cả các quá trình (bao gồm các hoạt động sống)
đều xảy ra chậm hơn nếu quá trình đó nằm trong hệ quy chiếu chuyển
động tương đối so với người quan sát
- Trong một con tàu vũ trụ đang chuyển động, nếu người quan sát trên tàu
thấy khoảng thời gian giữa hai sự kiện xảy ra trên tàu là to (gọi là thời
gian chuẩn), thì người quan sát dưới mặt đất thấy khoảng thời gian đó là
t > to
5.1. Thuyết tương đối hẹp và hê quả

5.1.2. Sự giãn nở của thời gian

Đồng hồ xung ánh sáng gồm hai


gương A và B, giữa đó có một
xung ánh sáng đang nảy.
Mỗi lần tick khi xung ánh sáng
chạm vào một trong hai gương
5.1. Thuyết tương đối hẹp và hê quả

5.1.2. Sự giãn nở của thời gian

 Trong hệ quy chiếu mà đồng Hệ quy chiếu của quan sát viên đang
hồ đang dừng, xung ánh sáng chuyển động với vận tốc v so với hệ quy
vạch ra 1 đường là 2L, chu chiếu nghỉ của đồng hồ, xung ánh sáng
vạch ra đường dài hơn và có góc:
kỳ của đồng hồ là: Tổng thời gian để xung ánh sáng theo dõi
2𝐿 2𝐷
𝑡0 =
𝑐
đường đi của nó 𝑡 =
𝑐
5.1. Thuyết tương đối hẹp và hê quả

5.1.2. Sự giãn nở của thời gian

1
Mặt khác: 𝐷 = 𝑣𝑡 2 + 𝐿2
2

𝒕𝟎
𝒕= = 𝜸𝒕𝟎
𝒗𝟐
𝟏− 𝟐
𝒄
5.1. Thuyết tương đối hẹp và hê quả

5.1.2. Sự giãn nở của thời gian


𝒕𝟎
𝒕= = 𝜸𝒕𝟎
𝒗𝟐
𝟏− 𝟐
𝒄

o to: khoảng thời gian trên đồng hồ đứng yên so với người quan sát (thời
gian chuẩn)
o t: khoảng thời gian trên đồng hồ chuyển động tương đối so với người
quan sát
o v: tốc độ chuyển động tương đối; c: tốc độ ánh sáng
o Do v < c nên t > to tức đối với người quan sát trên mặt đất, đồng hồ
chuyển động cùng tàu vũ trụ sẽ chạy chậm hợn so với đồng hồ đứng
yên trên mặt đất. Kết quả này cũng đúng khi người trên tàu vũ trụ khi
quan sát đồng hồ trên mặt đất
5.1. Thuyết tương đối hẹp và hê quả

5.1.2. Sự giãn nở của thời gian


Ví dụ
Một tàu vũ trụ đang chuyển động tương đối so với trái đất. Một quan sát
viên trên trái đất nhận thấy khoảng thời gian giữa 1 và 2 giờ chiều (theo
đồng hồ của anh ta) thì tương ứng với 3601 giây trên đồng hồ nằm trên
tàu vũ trụ. Tính tốc độ tương đối của tàu vũ trụ so với trái đất.
5.1. Thuyết tương đối hẹp và hê quả

5.1.2. Sự giãn nở của thời gian


Đáp án:
Ta có t0 = 3600s là khoảng thời gian chuẩn trên Trái đất
t = 3601s là khoảng thời gian trên hệ quy chiếu chuyển động.
Theo công thức 𝒕𝟎
𝒕= 𝟐
𝒗
𝟏− 𝟐
𝒄

𝒕𝟎𝟐
v=c 𝟏 − 𝒕𝟐
→ 𝒗 = 𝟕𝟎𝟔𝟒𝟕𝟎𝟒 𝒎/𝒔

Hiện nay tốc độ của tàu vũ trụ còn thấp hơn nhiều giá trị này.
Ví dụ: tàu Apollo 11 bay tới Mặt trăng với tốc độ là 10840 m/s, và sự
khác biệt giữa đồng hồ trên tàu và đồng hồ trên Trái đất chỉ là < 10-9
5.1. Thuyết tương đối hẹp và hê quả

5.1.3. Giới hạn tốc độ của vũ trụ


 Tốc độ của ánh sáng trong chân không (c = 299.792.458 m/s) là tốc độ
lớn nhất trong vũ trụ. Không một vật thể nào có thể chuyển động
nhanh hơn tốc độ này
 Trong môi trường vật chất, ánh sáng chuyển động chậm đi với tốc độ
v = c/n với n là chiết suất của môi trường.

Bảng: Khoảng cách và thời gian chuyển động của ánh sáng
5.1. Thuyết tương đối hẹp và hê quả

5.1.4. Sự co ngắn chiều dài


 Tương tự như phép đo thời gian, phép đo chiều dài cũng bị ảnh hưởng
bởi sự chuyển động tương đối.
 Gọi Lo là chiều dài người quan sát đo một vật khi nó đứng yên so với
người đó;
 L là chiều dài đo được khi nó chuyển động tương đối so với anh ta.
Khi đó:
𝒗𝟐 𝑳𝒐
L = L0 𝟏 − =
𝒄𝟐 𝜸

 Sự co ngắn chiều dài chỉ xảy ra theo chiều chuyển động tương đối
5.1. Thuyết tương đối hẹp và hê quả

5.1.5. Nghịch lý anh em song sinh


Xét 2 anh em song sinh Dick và Jane. Dick thực hiện một chuyến du
hành trên vũ trụ đến 1 hành tinh khác nằm cách Trái đất 20 năm ánh
sáng, sau đó quay lại Trái đất, còn Jane ở lại Trái đất. Giả sử tốc độ tương
đối của tàu vũ trụ đối với Trái đất luôn là 0,8c. Khi đó tất cả nhịp sinh
học (nhịp tim, nhịp thở, tốc độ suy nghĩ của bộ não..) của Dick so với
Jane là :
𝑣2
1 − 2 = 60%
𝑐

 Nếu Dick trở lại Trái đất sau 30 năm (đối với Dick), thì đối với Jane
đã 50 năm trôi qua. Khi đó Jane sẽ già hơn Dick
5.1. Thuyết tương đối hẹp và hê quả

5.1.5. Nghịch lý anh em song sinh


Nghịch lý: tại sao đối với Dick, Jane không trẻ hơn mình, nếu coi
Jane cũng chuyển động tương đối so với Dick

Giải thích:
 Do Jane luôn ở trên 1 hệ quy chiếu quán tính (HQC QT) là Trái đất, còn
Dick luôn chuyển từ HQC QT này sang HQC QT khác khi xuất phát,
khi quay lại, và khi hạ cánh trên Trái đất.
 Sự bất đối xứng đó khiến sự co ngắn thời gian chỉ có thể áp dụng trong
cách nhìn nhận của Jane đối với Dick, chứ không phải của Dick đối với
Jane
5.1. Thuyết tương đối hẹp và hê quả

5.1.5. Nghịch lý anh em song sinh


Đối với Dick:
o Khoảng cách từ Trái đất đến hành tinh ngắn lại, không phải là 20
năm ánh sáng mà là:
𝑣2 0.8𝑐 2
L = L0 1 −
𝑐2
= (20 𝑛ă𝑚 á𝑛ℎ 𝑠á𝑛𝑔) 1 −
𝑐2
 L = 12 năm ánh sáng

o Thời gian của chuyến du hành đến hành tinh đó là L/v = 15 năm ánh sáng,
và thời gian quay lại cũng là 15 năm, tổng cộng là 30 năm.
o Sự bất đối xứng trong sự già đi của cặp song sinh đã được kiểm chứng bằng
thực nghiệm trong đó các đồng hồ chính xác được đặt trên máy bay bay
vòng quanh Trái đất và sau đó so sánh với các đồng hồ y hệt nằm trên Trái
đất. Một quan sát viên ra khỏi một HQCQT và trở lại sau khi chuyển động
tương đối so với hệ đó luôn thấy đồng hồ của anh ta chậm hơn so với đồng
hồ trên HQC QT
5.2. Lưỡng tính sóng hạt. Sóng de Broglie

5.2.1. Lưỡng tính sóng hạt của ánh sáng

o Ánh sáng vừa có tính sóng ( E = hν), vừa có tính hạt ( E = pc).
o Suy ra một photon ánh sáng tần số ν mang động lượng:
ℎν ℎ
𝑝= =
𝑐 𝜆


o  bước sóng của photon 𝜆 =
𝑝

o Động lượng của photon có thể viết lại dưới dạng:

2𝜋ℏ 2𝜋
𝑝= = ℏk với k = là số sóng
𝜆 𝜆
5.2. Lưỡng tính sóng hạt. Sóng de Broglie

5.2.2. Sóng de Broglie


o De Broglie cho rằng phương trình trên có thể áp dụng cho mọi hạt vật chất
khác ngoài photon.
o Một vật thể chuyển động cũng thể hiện nó có bản chất sóng. Động lượng
của một hạt khối lượng m và vận tốc v là 𝑝 = 𝜸mv, và bước sóng de Broglie
𝒉 𝒉
là 𝝀 = =
𝒑 𝜸mv

 động lượng của hạt càng lớn thì bước sóng của nó càng ngắn
o Đối với sóng điện từ, bản chất sóng và hạt của vật thể chuyển động không
bao giờ có thể quan sát được đồng thời. Chỉ có thể nói trong 1 số trường hợp
một vật thể chuyển động thể hiện giống như sóng, còn trong trường hợp
khác, nó thể hiệ giống như hạt
5.2. Lưỡng tính sóng hạt. Sóng de Broglie

5.2.2. Sóng de Broglie


o Ví dụ:
Tìm bước sóng de Broglie của:
a) Một quả bóng golf nặng 46 g với vận tốc 30 m/s
b) Một điện tử với vận tốc 107 m/s
5.2. Lưỡng tính sóng hạt. Sóng de Broglie

5.2.2. Sóng de Broglie


Đáp án:
A, Do v<<c nên 𝜸 =1. Áp dụng công thức tính được 𝝀 = 4.8 x10-34 m
Bước sóng của quả bóng golf quá nhỏ so với kích thước của nó, vì vậy
nó hầu như không thể hiện tính sóng
B, Đối với điện tử , vẫn có 𝜸 ≈1 và m = 9.1 x 10-31 kg
 Áp dụng công thức tính được 𝝀 = 7.3 x10-11 m
 Kích thước của điện tử có thể so sánh được với giá trị này.
 Ví dụ: bán kính nguyên tử hydro là 5.3x10-11m. Vì vậy các đặc
trưng sóng của điện tử chuyển động là mấu chốt hiểu được cấu trúc
nguyên tử cũng như các hiện tượng xảy ra ở cấp độ nguyên tử

You might also like