You are on page 1of 19

CHƯƠNG 8: GANG

1. Định nghĩa về Gang


- Gang là hợp kim của Fe và C với hàm lượng %C>2,14
- Thực tế hay dùng gang với hàm lượng %C =(2,14-4).
- Trong gang còn có Mn và Si khoảng (0,5-2)% có tác
dụng điều chỉnh sự tạo thành Graphit và ảnh hưởng đến
cơ tính của gang.
- Ngoài ra còn có cả P và S khoảng (0,05 - 0,5)%, trong
đó S là nguyên tố có hại đối với gang nên càng ít càng
tốt.

1
CHƯƠNG 8: GANG
2. Phân loại Gang
Theo Tổ chức tế vi gang được chia làm 4 loại chính:
+ Gang trắng
+ Gang xám
+ Gang cầu
+ Gang dẻo

2
CHƯƠNG 8: GANG
2. Phân loại Gang
a. Gang trắng
- là loại gang mà C ở dạng liên kết trong dung dịch rắn
hoặc pha xen kẽ. Tổ chức tế vi của gang trắng hòan tòan
phù hợp với giản đồ trạng thái Fe –Fe3C và luôn có
chứa hỗn hợp cơ học cùng tinh Ledeburit.
- Hàm lượng C cao: 2,8%<%C<3,8%
- Gang trắng có độ cứng cao không cắt gọt được. Khả
năng chống mài mòn cao.
- Gang trắng không có ký hiệu
- Gang trắng dùng để luyện thép, chế tạo trục cán thô,
mép lưỡi máy cày, bánh răng tốc độ chậm…

3
CHƯƠNG 8: GANG
2. Phân loại Gang
a. Gang trắng
* Theo tổ chức tế vi có 3 loại gang trắng
- Gang trắng trước cùng tinh:
Tổ chức tế vi (P+XeII+Le)
- Gang trắng cùng tinh: Tổ chức tế vi (Le)
- Gang trắng sau cùng tinh: Tổ chức tế vi (XeI+Le)

4
CHƯƠNG 8: GANG
2. Phân loại Gang
b. Gang xám
- là loại gang mà C ở trạng thái tự do là graphit với các
hình dạng khác nhau: vảy, vạch, đường nhọn hai đầu.
* Các thành phần khác
- Si: là nguyên tố thúc đẩy mạnh quá trình graphit hóa
(nguyên tố quan trọng nhất trong gang xám) (1,5÷3) %.
- Mn: là nguyên tố cản trở quá trình graphit hóa làm hoá
trắng gang (0,5÷1) %.
- S: Là nguyên tố cản trở mạnh quá trình graphit hóa,
làm xấu tính đúc của gang do làm giảm độ chảy loãng
(0,1÷1,2)%
- P: Làm tăng tính chảy loãng, Làm tăng tính chống mài
mòn (0,1÷0,2)% 5
CHƯƠNG 8: GANG
2. Phân loại Gang
b. Gang xám
- Theo tổ chức nền kim loại, gang xám chia thành 3 loại:
* Gang xám pherít
- C ở trạng thái graphit hoàn toàn có
dạng hình tấm nền Pherit (α+Gtấm)
- Dùng làm các chi tiết chịu tải trọng nhỏ
và trung bình như nắp, mặt bích, bánh
đà, vỏ hộp giảm tốc, bệ máy…

6
CHƯƠNG 8: GANG
2. Phân loại Gang
b. Gang xám
* Gang xám Pherít - Peclít
- Tổ chức: α+P+Gtấm
- Mức độ Graphit mạnh
- C liên kết chiếm (0,1-0,6) %
- Dùng làm các chi tiết chịu tải trọng
tĩnh và tải trọng động cao như:
xylanh, piston, thân máy, bánh răng
và các vật đúc khác.

7
CHƯƠNG 8: GANG
2. Phân loại Gang
b. Gang xám
* Gang xám Peclít
- Tổ chức: P + Gtấm
- Mức độ graphit bình thường
- C liên kết chiếm (0,6-0,8) %
- Có cơ tính cao nhất do graphít nhỏ
mịn, thường được dùng rộng rãi làm
thân máy bơm, máy nén, …

8
CHƯƠNG 8: GANG
2. Phân loại Gang
b. Gang xám
* Ký hiệu theo TCVN: GX a-b
a: chỉ giới hạn bền kéo (kG/mm2)
b: chỉ giới hạn bền uốn (kG/mm2).
Ví dụ:
Có mác gang: GX 15-32
Có nghĩa là mác gang xám
Giới hạn bền kéo là 15 kG/mm2
Giới hạn bền uốn là 32 kG/mm2.

9
CHƯƠNG 8: GANG
2. Phân loại Gang
c. Gang cầu
- Gang cầu còn được gọi là gang có độ bền cao với
graphit ở dạng hình cầu, có độ bền cao nhất đồng thời có
thể chịu được tải trọng va đập.
- Để có được graphít dạng cầu người ta đã phải cho vào
gang chất biến tính đặc biệt (Mg, Ce (xêri)) trong khi
nấu luyện gang.
- Tùy theo mức độ graphit hóa chia gang cầu làm 3 loại
+ Gang cầu pherít: (F+Gcầu)
+ Gang cầu pherít+peclít: (F+P+Gcầu)
+ Gang cầu peclít: (P+Gcầu)
- Thành phần hóa học giống gang xám nhưng có thêm
lượng chất biến tính Mg=(0,04-0,08)% 10
CHƯƠNG 8: GANG
2. Phân loại Gang
c. Gang cầu
- Gang cầu có graphit ở dạng cầu là dạng thu gọn nhất, ít
chia cắt nền kim loại nhất, ít tập trung ứng suất.
- Cơ tính của Gang cầu phụ thuộc vào tổ chức nền kim
loại
+ Nếu nền kim loại là pherit thì gang có tính dẻo cao
+ Nếu nền là peclit thì có độ bền cao.

11
CHƯƠNG 8: GANG
2. Phân loại Gang
c. Gang cầu
* Ký hiệu gang cầu
Theo TCVN : GC a-b
a: chỉ giới hạn bền kéo (kG/mm2)
b: độ giãn dài tương đối (%).
Ví dụ:
Cho mác gang: GC 60-02
+ Đây là mác gang cầu
+ có giới hạn bền kéo là 60kG/mm2
+ có độ giãn dài tương đối là 2%.

12
CHƯƠNG 8: GANG
2. Phân loại Gang
d. Gang dẻo
- Gang dẻo là gang có graphít ở dạng cụm nên có độ dẻo
có thể rèn tốt nên còn được gọi là gang rèn - theo tổ chức
tế vi chia gang dẻo làm 3 loại:
+ Gang dẻo pherít: (F+ Gcụm)
+ Gang dẻo pherít+peclít: (F+P+ Gcụm)
+ Gang dẻo peclít: (P+ Gcụm)
- Khác với gang xám và gang cầu graphit của gang dẻo
không phải tạo nên khi đúc mà tạo ra khi ủ gang trắng vì
thế gang dẻo còn có tên gọi là gang cácbon ủ.
- Để đảm bảo cho quá trình graphit hóa không được xảy
ra khi kết tinh thì tổng lượng C và Si không được nhiều
quá. (hàm lượng C+Si=3,5% là đủ) 13
CHƯƠNG 8: GANG
2. Phân loại Gang
d. Gang dẻo
- Để đạt được tổ chức gang trắng thì chiều dày vật đúc
cũng vừa phải không lớn lắm (10-20mm)
- Nhược điểm chủ yếu của gang dẻo là giá thành khá cao
do thời gian ủ kéo dài.
* Ký hiệu gang dẻo
Theo TCVN : GZ a-b
a: chỉ giới hạn bền kéo (kG/mm2)
b: độ giãn dài tương đối (%).
Ví dụ: GZ 33-08 là mác gang dẻo có
+ Giới hạn bền kéo là 33 kG/mm2
+ Độ giãn dài tương đối là 8%.
14
CHƯƠNG 8: GANG
3. Nhiệt luyện Gang
a. Gang trắng
- Chủ yếu ủ gang trắng trước cùng tinh (2,1-2,8)%C thành
gang dẻo, gồm 3 giai đoạn:
+ Nung nóng (OA): Tn= 1000oC [γ+XeII+Le] thời gian
20h

15
CHƯƠNG 8: GANG
3. Nhiệt luyện Gang
a. Gang trắng
+ Giữ nhiệt (AB): ở 1000oC thời gian 15h để phân hóa Xe
thành γ

16
CHƯƠNG 8: GANG
3. Nhiệt luyện Gang
a. Gang trắng
+ Làm nguội (BC): từ 1000oC xuống 700oC
~ Giữ nhiệt ở 700oC trong thời gian 10h (P+Gcụm)
~ Giữ nhiệt ở 700oC trong thời gian 10<t<30h (α+P+Gcụm)
~ Giữ nhiệt ở 700oC trong thời gian 30h (α+Gcụm)

17
CHƯƠNG 8: GANG
3. Nhiệt luyện Gang
b. Gang xám
- Chủ yếu làm biến đổi tổ chức nền kim loại hay lớp vỏ
biến trắng không làm biến đổi dạng tấm của graphit và
kích thước nó
* Ủ khử ứng suất bên trong: bảo quản vật đúc (6-12)
tháng sau đó mới gia công cơ khí (hóa già tự nhiên)
* Ủ khử lớp võ biến trắng: do nguội nhanh lớp bền mặt
bị biến trắng rất cứng khó gia công cắt gọt nên cần ủ bằng
cách nung nóng (800-850) oC giữ nhiệt (1-2)h để phân hóa
Xe→γ+G tiếp tục làm nguội thì Xe tiếp tục phân hóa phân
hóa Xe→α+G

18
CHƯƠNG 8: GANG
3. Nhiệt luyện Gang
b. Gang xám
* Ủ khử để thay đổi nền kim loại:
- Ủ giảm C liên kết: nung tới 700 oC giữ nhiệt Xe→α+G
- Ủ tăng C liên kết: nung tới T>A1 hay A3 giữ nhiệt để nền
kim loại có tổ chức P
* Tôi và ram: làm tăng độ cứng, tăng độ chống mài mòn
c. Gang cầu và gang dẻo
- Các phương pháp nhiệt luyện cho gang xám cũng áp
dụng cho gang cầu và gang dẻo
- Chu ý: gang cầu có nhiều Mg nên dễ hóa trắng nên nhiệt
độ ủ phải cao hơn (850-900) oC

19

You might also like