You are on page 1of 3

CẢM NHẬN VỀ QUÁ TRÌNH DI CƯ CỦA NGƯỜI HOA QUA BÀI HÁT TRÊN

MẢNH ĐẤT TÌNH NGƯỜI (TRẦN LONG ẨN)

Khác với nhiều thành phần dân tộc cư trú trên đất nước Việt Nam, cộng đồng người Hoa
là một thành phần dân tộc “phi nguyên trú”, họ di cư từ các tỉnh phía Nam Trung Hoa
sang. Có thể nói do đặc điểm địa lý, so với các nước trong khu vực, người Hoa đến Việt
Nam khá sớm. Theo nguồn thư tịch cổ Việt Nam, họ đến đây từ thế kỷ thứ III trước công
nguyên. Không kể binh lính và các đội quân xâm lược, người Hoa di cư vào Việt Nam rồi
định cư ở đây thường diễn ra phổ biến từ sau các cuộc nội chiến ỏ Trung Quốc. Đó là các
2 thời kỳ cuối Đường - đầu Tống (960 - 1279); cuối Tống - đầu Nguyên (1279 - 1368);
cuối Nguyên - đầu Minh 1368 - 1644); cuối Minh - đầu Thanh (1644 - 1911). Theo dòng
lịch sử cùng với sự biến động của lịch sử Trung Quốc, số lượng người Hoa đến Việt Nam
ngày càng tăng dần. Họ cư trú khá tập trung ở những nơi có điều kiện buôn bán làm ăn,
dần dần hình thành các khu phố Khách (Chinatowns). Tại Việt Nam có bốn trung tâm
thương mại nổi tiếng mà ở đó người Hoa đã đóng một vai trò trung tâm trong hoạt động
thương mại. Đó là đô thị thương mại Vân Đồn thế kỷ XV, đô thị Phố Hiến thế kỷ XVI,
đô thị Hội An thế kỷ XVII và Sài Gòn - Chợ Lớn thế kỷ XVIII, XIX. Trong đó các đô thị
Vân Đồn, Phố Hiến, Hội An vai trò người Hoa chỉ nổi lên trong một thời gian rồi suy yếu
cùng với sự suy tàn của các đô thị này. Nhưng ở Sài Gòn - Chợ Lớn vai trò hoạt động
thương mại của người Hoa vẫn trường tồn theo năm tháng và ngày càng phát triển từ đô
thị thương mại trong thế kỷ XVIII đến nay đã trở thành một thành phố thương mại sầm
uất nhất của nước Việt Nam.

Hình thành muộn hơn Phố Hiến ở Đàng Ngoài và Hội An ở Đàng Trong, Sài Gòn - đô thị
ở vùng phía Nam của Việt Nam cũng là một trung tâm thương mại sầm uất mà ở đó
người Hoa cũng đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động buôn bán. Sài Gòn là một
đô thị thương nghiệp với vô số chợ lớn nhỏ: chợ Bến Nghé, chợ Cây Đa còm, chợ Bến
Thành, chợ Tân Kiểng, chợ Quán, chợ Nguyễn Thục, chợ Bình An,..., khu phố Chợ Lớn
là trung điểm của mọi hoạt động buôn bán mà người Hoa là lực lựợng chủ lực của trung
điểm này. Sau khi bị quân Tây Sơn phá huỷ khu trung tâm thương mại Cù Lao Phố (Biên
Hoà), thương gia người Hoa đã chạy xuống khu vực Tây Cống (Chợ Lớn ngày nay) năm
1778. Họ tụ hội tại đây và hình thành nên một phố chợ để tiếp tục hoạt động buôn bán
(gọi là Bazar Chinois - chợ người Hoa). Trước khi hình thành Bazar Chinois, ở đây đã có
khu phố thị của người Việt, tuy chợ của người Hoa xây sau nhưng lại bề thế hơn nên gọi
là Chợ Lớn (sau này thương gia người Hoa Quách Đàm tiếp tục lập ra Chợ Lớn mới nay
là chợ Bình Tây). Chợ Lớn trên thực tế là khu vực tiếp nhận sự di dời của cả một cảng thị
lớn của vùng Nam Bộ ở Cù Lao Phố (Biên Hoà) nên tuy mới hình thành nhưng nó đã
thừa kế được tiềm năng hoạt động buôn bán của khu vực cũ, các thương gia người Hoa
chỉ chuyển đổi hình thức hoạt động từ thu mua lâm sản sang hình thức dịch vụ xay xát,
xuất khẩu lúa gạo và cung cấp nhu yếu phẩm cho vùng đồng bằng sông Cửu Long đang
trong thời kỳ phát triển. Dưới thời nhà Nguyễn, đặc biệt là dưới thời Lê Văn Duyệt, do
chính sách mở rộng giao lưu và khuyến khích tiếp nhận tàu buôn nước ngoài đến buôn
bán làm ăn ở khu vực Sài Gòn - Chợ Lớn, người Hoa có điều kiện phát huy khả năng
hoạt động xuất nhập khẩu lúa gạo và vai trò môi giới của mình. Dưới thời Lê Văn Duyệt,
Chợ Lớn đã trở thành một trung tâm giao dịch sôi động và là thời kỳ làm ăn thịnh vượng
của người Hoa kể từ sau khi cuộc tàn sát của quân Tây Sơn. Vì thế, cho đến tận bây giờ,
ngưòi Hoa ở khu vực Sài Gòn - Chợ Lớn vẫn xem họ Lê như một vị thần tài của Sài Gòn.

Quá trình di cư đó của người Hoa đã được phản ánh chân thật, sinh động và đầy cảm xúc
trong ca khúc “Trên mảnh đất tình người” của nhạc sĩ Trần Long Ẩn. Mở đầu ca khúc,
nhạc sĩ đã cho thấy quá trình di cư đầy khó khăn của người Hoa để đến vùng đất Nam
Bộ: “Vượt ngàn dặm xa người đến đây với mảnh đất này.Đâu biết con đường ngày mai ra
sao. Nhưng tin số phận chẳng lẽ nào”. Vượt qua khoảng cách rộng lớn và mênh mông về
địa lí, người Hoa đã nuôi dưỡng niềm tin vào một nơi để họ có thể nương náo.Người Hoa
đã bỏ lại “dòng suối đỏ”, “làn sương trắng” và những kỉ niệm gắn bó với mình để đến
Việt Nam. Đặt chân đến với mảnh đất Nam Bộ còn hoang sơ họ không biết rồi tương lai
của mình sẽ về đâu nhưng những con người ấy đã quyết định tin vào “số phận” rằng vùng
đất mới này – nơi họ lựa chọn là miền đất hứa để đến sẽ không bao giờ bỏ rơi họ. Bởi lẽ,
nếu không tin vào số phận thì những con người di cư ấy cũng chẳng biết phải đi về đâu
khi giờ đây quê hương của họ đã không còn là nơi để họ có thể nương thân. Sống trên
“mảnh đất của người”, nên những người Hoa di cư vẫn luôn đau đáu một nỗi niềm về quê
hương, đất nước của mình. Họ nhớ: “về bóng dáng người sinh thành”, “bức tranh của
riêng mình”, “một phần của quê hương”…Nhưng hơn hết họ nhớ về số phận của mình là
“cánh chim vô định”. Quả vậy, con người khi rời xa nơi chôn rau cắt rốn của mình thì
không thể nào nguôi ngoai về mảnh đất nơi mình sinh ra. Nỗi nhớ về số phận là “cánh
chim vô định” của mình còn thể hiện nỗi lo lắng, sợ hãi của những người Hoa di cư. Họ
sợ rằng liệu người Việt có chấp nhận để họ sống trên mảnh đất Nam Bộ hay không? Liệu
rằng quyết định di cư sang Việt Nam có đúng hay không? Và sự chân thành, đôn hậu,
hiếu khách của những con người Nam Bộ đã trả lời nỗi băn khoăn ấy. Người dân Nam
Bộ không chỉ chào đón những người Hoa di cư từ Trung Quốc sang mà còn xem họ
những đồng bào, dân tộc của mình. Những chính sách của chúa Nguyễn đã thể hiện cho
điều đó. Và khi chung sống với dân tộc Việt Nam - đặc biệt là người Nam Bộ, người Hoa
đã thật sự xem mảnh đất này là quê hương thứ hai của mình. Bởi lẽ, “Đời người qua mau/
Mảnh đất kia nay thành nấm mồ/ Chôn giấu những người mà ta yêu thương/ Yêu thương
mái nhà mẹ ta đang ngồi”. Khi có người thân ngã xuống trên mảnh đất này, họ đã thật sự
gắn bó với nơi đây như máu với thịt. Vì giờ đây, nó không chỉ là nơi họ di cư đến mà đã
hóa thân thành nơi lưu giữ tổ tiên, “những người mà họ yêu thương”. Và như thế thì mới
thấy được con người Nam Bộ phải hiếu khách đến nhường nào? Chính quyền chúa
Nguyễn phải có những đãi ngộ cho họ ra sao mới khiến họ xem trọng “mảnh đất tình
người” này đến thế. Như nhạc sĩ Trần Long Ẩn có viết “Rồi mùa xuân đến ngoài vườn
hoa nở/ Đàn bướm trắng bay bên lưng đồi mây bay thấp thoáng”. Không còn là “ngày
mưa” khi lần đầu họ chân ướt chân ráo đến nơi này, giờ đây họ thật sự đã hòa mình vào
hồn thiêng của mảnh đất Nam Bộ - đó là lúc “mùa xuân” đã đến với họ. Người Hoa đã
không còn là những người di cư mà họ đã trở thành một dân tộc của Việt Nam, một trong
những người chủ của mảnh đất Nam Bộ này. Có như thế mới thấy được sự cởi mở và
lòng nhân hậu của con người Việt, điều đó giúp cho bản sắc văn hóa Việt ngày càng
phong phú và đa dạng khi có thêm một nét văn hóa độc đáo mới – văn hóa của dân tộc
Hoa.

You might also like