You are on page 1of 2

KINH TẾ VI MÔ BÀI TẬP

CHƯƠNG 5
I.Trắc nghiệm:
4. C 5. D 6 .C 7. D 8. C 9. D 10. D 11.C
12.B 13.D 14.D 15.A 16.B 17.C 18.B 19.C
20.C 21.A 22.B 23.A 24.B 25.B
II.Tự luận:
Câu 4:
a/ Khi TU max sẽ dẫn đến MU min:
 Sai. Vì khi TU max thì MU=0
Khi TU tăng thì MU>0
Khi TU giảm thì MU<0
Khi TU max thì MU=0

b/Khách sạn Đà Nẵng nên tăng giá trong mùa dịch Covid vì khách hàng kém phản ứng
với giá để doanh thu tăng:
 Sai, vì trong mùa dịch, kinh tế khó khăn mọi người sẽ có xu hướng chi tiêu ít hơn nên
nếu tăng giá sẽ làm cho cầu giảm đi nhiều. Từ đó làm giảm doanh thu.
Câu 5:
Bài luận:
(1) Thành ngữ "Tức nước vỡ bờ" không chỉ phản ánh một hiện tượng tự nhiên mà còn
là một ẩn dụ trong kinh tế học, thể hiện quy luật lợi ích tới hạn. Bản chất quy luật này
nhấn mạnh tới giới hạn của lợi ích khi tiếp tục tiêu dùng thêm một sản phẩm hoặc dịch
vụ. Mỗi hành động, từ việc tức nước đến tiêu thụ hàng hóa, đều có một điểm bão hòa nơi
lợi ích bổ sung từ mỗi đơn vị thêm vào không còn đáng kể hoặc thậm chí gây hại. Điều
này tương tự như việc tác thêm nước vào một hồ đầy: ban đầu nước sẽ tăng lên, nhưng
khi nó đầy, nước tràn ra ngoài, gây ngập lụt và hậu quả khó lường. Trong kinh tế, quy
luật lợi ích tới hạn giải thích tại sao một người cảm thấy hài lòng khi uống một lượng
nước nhất định nhưng sau đó cảm thấy thừa thãi hoặc thậm chí bất lợi nếu tiếp tục uống
thêm. Ví dụ, một ly nước làm dịu cơn khát, nhưng từ ly thứ tư trở đi, nó không còn mang
lại lợi ích và có thể gây ra cảm giác không thoải mái hoặc ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Nhận thức này có ý nghĩa thiết thực trong việc xác định lượng sản phẩm nào nên được
sản xuất và tiêu thụ. Các doanh nghiệp và người tiêu dùng cần nhận biết điểm nào là đủ
để tránh lãng phí và giảm thiểu các hậu quả tiêu cực, từ việc tối ưu hóa nguồn lực đến
việc bảo vệ môi trường. Kết luận, phát biểu "Tức nước vỡ bờ" và quy luật lợi ích tới hạn
đều nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc nhận biết giới hạn và đưa ra quyết định tiêu
dùng một cách sáng suốt. Việc áp dụng nguyên tắc này không chỉ giúp chúng ta tránh "vỡ
bờ" trong quản lý nguồn lực mà còn hướng tới một nền kinh tế bền vững hơn.

(2) Giá trị sử dụng là giá trị nhận được khi sử dụng một đơn vị hàng hóa dịch vụ.
Trong thức tế, nước vô cùng cần thiết đối với sự sống của con người : trong sinh hoạt ,
trong sản xuất,…Nói cách khác, con người cần nước để tồn tại. Ngược lại, kim cương
chưa hẵn là cần thiết với sự tồn tại của con người . Người có thu nhập cao mua kim
cương làm đồ trang sức. Người có thu nhập thấp xem như đó là một điều xa vời. Rõ ràng,
kim cương có hay không, không quan trọng. Vì vậy, các giá trị sử dụng của nước trong
đời sống cao hơn rất nhiều so với kim cương Mặt khác, giá trị trao đổi là số tiền người
tiêu dùng sẵn sàng bỏ ra để mua một đơn vị hàng hóa, dịch vụ. Nguồn nước vô cùng dồi
dào, có mặt ở hầu hết mọi nơi nên lợi ích cận biên của nước là vô cùng nhỏ. Trong khi đó
, kim cương lại vô cùng quý hiếm nên con người xem xét lợi ích cận biên của việc có
thêm một viên kim cương là rất lớn. Nghĩa là, người tiêu dùng khi có điều kiện, sẵn sàng
bỏ ra nhiều tiền để có thêm một viên kim cương hơn là một ly nước. Thế nên, giá trị trao
đổi của viên kim cương cao hơn so với nước.

You might also like