You are on page 1of 7

SỞ GD-ĐT GIA LAI

TRƯỜNG THPT NGUYỄN CHÍ THANH ĐÁP ÁN KÌ THI


CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
LỚP 12, NĂM HỌC 2021-2022
ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Hóa học
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 24/11/2022 (Đáp án gồm 06 trang )
Câu I. (2,5 điểm)
1.(1,0đ) Cân bằng phương trình phản ứng oxi hoá - khử sau theo phương pháp thăng bằng electron:
FeO + HNO3  Fe(NO3)3 + NO + H2O.
2.(1,5đ) Hợp chất ion MX2 có tổng số hạt trong phân tử là 186 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều
hơn số hạt không mang điện 54 hạt. Số khối của ion M 2+ nhiều hơn của ion X– là 21. Tổng số hạt
trong ion M2+ nhiều hơn trong ion X– 27 hạt. Xác định tên nguyên tố M và nguyên tố X.
Câu I
Đáp án Điểm

1 FeO + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O


3 x Fe+2 → Fe+3 + 1e 0,25
(1,0đ) 1 x N+5 + 3e → N+2 0,25
3FeO + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O 0,5
Gọi số proton, electron, nơtron trong nguyên tử M và X lần lượt là p, e, n và p’, e’, n’.
Tổng số hạt trong MX2 : 2p+n + 2(2p’+n’) = 186 (1)
0,25
Tổng số hạt mang điện nhiều hơn không mang điện:
2p + 4p’ – (n + 2n’) = 54 (2)
Số khối của ion M nhiều hơn ion X– là:
2+

p + n – (p’ + n’) = 21 (3)


0,25
Tổng số hạt proton, notron, electron trong M2+ nhiều hơn trong X– là:
(2p+n-2) – (2p’+n’+1) = 27 (4)
Từ (1); (2); (3); (4) ta có
2
0,25
(1,5đ)

M là Sắt (Fe) và X là Clo (Cl)


0,25

Fe: ô 26, chu kì 4, nhóm VIIIB


Cl: ô 17, chu kì 3, nhóm VIIA 0,25

0,25
Câu II. (1,5 điểm)
X, Y, R, A, B, M theo thứ tự là 6 nguyên tố liên tiếp trong bảng tuần hoàn, có tổng số đơn vị điện
tích hạt nhân là 63 (X có số đơn vị điện tích hạt nhân nhỏ nhất, M có số đơn vị điện tích hạt nhân
lớn nhất ).
a.(1đ) Xác định số đơn vị điện tích hạt nhân của X, Y, R, A, B, M.
b.(0,5) Viết cấu hình electron của X2−, Y−, R, A+, B2+, M3+. So sánh bán kính của chúng và giải
thích?
Câu II Đáp án Điểm
Gọi Z là số điện tích hạt nhân của X
(1,5đ) → Số điện tích hạt nhân của Y, R, A, B, M lần lượt
(Z + 1), (Z + 2), (Z + 3), (Z + 4), (Z+5) Theo giả thiết
Z + (Z + 1) + (Z + 2) + (Z + 3) + (Z + 4)+ (Z+5) = 63 0,25
→Z=8 0,25
→ 8X; 9Y; 10R; 11A; 12B, 13M
(O) (F) (Ne) (Na) (Mg) (Al) 0,25
O2-, F-, Ne, Na+, Mg2+ , Al3+ đều có cấu hình e: 1s2 2s2 2p6 0,25
Số lớp e giống nhau → bán kính r phụ thuộc điện tích hạt nhân. Điện tích
hạt nhân càng lớn thì bán kính r càng nhỏ. 0,25
0,25
> > rNe > > >
Câu III. (4,0 điểm)
1./ Viết phương trình hoá học hoàn thành các chuỗi phản ứng sau
a.(1,5đ) NaCl HCl Cl2 H2SO4 MgSO4 Na2SO4 BaSO4
b.(1,5đ) NH3 NO NO2 HNO3 H3PO4 Na2HPO4 Na3PO4
2.(1,0đ) Natri peoxit (Na2O2), kali supeoxit (KO2) thường được sử dụng trong bình khí lặn hoặc tàu
ngầm, vì chúng dễ dàng hấp thụ cacbonic và giải phóng khí oxi theo phương trình
2Na2O2 + 2CO2 → 2Na2CO3 + O2
4KO2 + 2CO2 → 2K2CO3 + 3O2.
Cần trộn natri peoxit với kali supeoxit theo tỉ lệ số mol như thế nào để thể tích khí cacbonic hấp thụ
bằng thể tích khí oxi sinh ra?
Câu II Đáp án Điểm
1a NaCl(tt) + H2SO4(đđ)  NaHSO4 + HCl 0,25
(1,5đ) 16HCl + 2KMnO4  2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O 0,25
Cl2 + SO2 + 2H2O  H2SO4 + 2HCl 0,25
Mg + H2SO4  MgSO4 + H2 0,25
MgSO4 + 2NaOH  Mg(OH)2 + Na2SO4 0,25
Na2SO4 + BaCl2  BaSO4 + 2NaCl 0,25
1b 4NH3 + 5O2  4NO + 6H2O 0,25
(1,5đ) 2NO + O2  2NO2 0,25
4NO2 + O2 + 2H2O  2HNO3 0,25
5HNO3 + P  H3PO4 + 5NO2 + H2O 0,25
H3PO4 + 2NaOH  Na2HPO4 + 2H2O 0,25
Na2HPO4 + NaOH  Na3PO4 + H2O 0,25
2 2Na2O2 + 2CO2 → 2Na2CO3 + O2
(1,0đ) 4KO2 + 2CO2 → 2K2CO3 + 3O2
Cộng 2 phản ứng ta được
Na2O2 + 2KO2 + 2CO2 → Na2CO3 + K2CO3 + 2O2
Vậy để thể tích khí cacbonic hấp thụ bằng thể tích khí oxi sinh ra ta cần
trộn với tỉ lệ mol Na2O2 : KO2 = 1: 2
Câu IV. (3,5 điểm)
Cho 5,2 gam hỗn hợp Mg và Fe tác dụng với 200 ml dung dịch HCl 2M. Sau phản ứng thu được
dung dịch X và 3,36 lít khí H2 (đktc). Cho 200 ml dung dịch NaOH 2,2M vào dung dịch X, lọc bỏ
kết tủa thu được dung dịch Y. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn trong điều kiện không có không khí.
Giả sử trong quá trình phản ứng và lọc kết tủa không làm hao hụt thể tích dung dịch.
a.(1,5đ) Tính nồng độ mol của các ion có trong dung dịch X.
b.(1,5đ) Tính khối lượng kết tủa, pH của dung dịch Y.

Câu IV Đáp án Điểm

a Số mol H2 = 3,36/22,4 = 0,15 (mol); Số mol HCl = 0,2.2 = 0,4 (mol). 0,25

(1,5đ) Mg + 2HCl  MgCl2 + H2 0,125

Fe + 2HCl  MgCl2 + H2 0,125


Gọi x, y lần lượt là số mol Mg, Fe

Ta có hệ phương trình: {
24 x+ 56 y=5 , 2
x+ y =0 , 15
0,25
Giải ra được x = 0,1; y = 0,05
0,125
Dung dịch X chứa 0,1 mol MgCl2; 0,05 mol FeCl2; 0,1 mol HCl (dư); Thể

tích dung dịch X = 0,2 (lít)


0,125
[Mg2+] = [H+] = 0,1/0,2 = 0,5 (M)
0,25
[Fe2+] = 0,05/0,4 = 0,25 (M)
0,125
[Cl-] = 0,4/0,2 = 2 (M)
0,125

b Số mol OH- ban đầu = Số mol NaOH = 0,2.2,2 = 0,44 (mol) 0,25

(1,5đ) H+ + OH-  H2O

Fe2+ + 2OH-  Fe(OH)2 0,25


Mg2+ + 2OH-  Mg(OH)2 0,25
Khối lượng kết tủa = 0,05.90 + 0,1.58 = 10,3 (gam)
0,25
Số mol OH- tham gia phản ứng = 0,1 + 0,05.2 + 0,1.2 = 0,4 (mol)
0,25
Số mol OH- dư = 0,44 – 0,4 = 0,04 (mol)
0,25
Thể tích dung dịch Y = 0,2 + 0,2 = 0,4 (lít)
[OH-] = 0,04/0,4 = 0,1 (M). Vậy pH = 13

Câu V. (2,0 điểm)


Hòa tan hoàn toàn 4,8 gam kim loại M (biết M chỉ có một hóa trị duy nhất) vào dung dịch axit
HNO3 loãng, dư, thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch A. Chia A thành 2
phần bằng nhau.
- Phần 1: Cho tác dụng với NaOH dư được kết tủa B. Nung B đến khối lượng không đổi thu được
4,0 gam oxit kim loại. Tìm kim loại M và tính V.
- Phần 2: Cô cạn ở điều kiện thích hợp thu được 25,6 gam một muối X duy nhất. Xác định công
thức phân tử muối X.

Câu V Đáp án Điểm


(1) 3M + 4nHNO3 → 3M(NO3)n + nNO + 2nH2O
(2,0đ) (2) M(NO3)n + nNaOH → M(OH)n ↓+ nNaNO3
(3) 2M(OH)n M2On + nH2O 0,25
Sơ đồ:
2M → 2M(NO3)n → M2On
2M………………….2M+16n
2,4……………………4 0,25
→Tỉ lệ: M = 12n; biện luận M = 24(Mg) 0,25
nMg = 0,2mol → nNO = 0,4/3mol → V = 2,987 lít. 0,25

nMg(NO3)2 = nMg = 0,1 mol → mMg(NO3)2 = 14,8 gam < 25,6 gam 0,25
Suy ra muối thu được phải là muối ngậm nước: Mg(NO3)2.mH2O 0,25
Suy ra: 0,1.(148 + 18m) = 25,6 → m = 6
Vậy M là Mg và muối là Mg(NO3)2.6H2O. 0,5
Câu VI. (4,0 điểm )
1.(1đ) Viết phương trình hoá học hoàn thành chuỗi phản ứng sau
CaC2 C2H2 CH3CH=O C2H5OH CH3COOH CH3COOC2H5 CH3COONa
2.(1đ) Có 05 lọ mất nhãn đựng riêng biệt các chất C2H5OH, CH3CH2CH=O, CH3COOH,
CH2=CH-COOH, HCOOH. Nêu phương pháp hoá học để nhận biết các chất đó. Viết phương trình
hoá học nếu có.
3.(2đ) Hỗn hợp X gồm 0,2 mol axetilen, 0,1 mol propin, 0,15 mol etilen, 0,1 mol etan và 0,85 mol
H2. Nung nóng hỗn hợp X (xúc tác Ni) một thời gian, thu được hỗn hợp Y. Cho Y tác dụng với
AgNO3 dư trong NH3 thu được kết tủa và 19,04 lít hỗn hợp khí Z (đktc). Sục khí Z qua dung dịch
brom dư thấy có 8,0 gam brom phản ứng. Viết các phương trình hoá học có thể xảy ra. Xác định tỉ
khối của Y so với H2.
Câu VI Đáp án Điểm
1 CaC2 + 2H2O  Ca(OH)2 + C2H2 0,25
(1,0đ) C2H2 + H2O  CH3CH=O 0,25
CH3CH=O + H2  C2H5OH 0,25
C2H5OH + O2  CH3COOH + H2O 0,25
CH3COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 + H2O 0,25
CH3COOC2H5 + NaOH  CH3COONa + C2H5OH 0,25
2 Dùng quỳ tím, chia thành 2 nhóm
(1,0đ) - Nhóm 1: C2H5OH, CH3CH2CH=O không làm quỳ tím đổi màu.
- Nhóm 2: CH3COOH, CH2=CH-COOH, HCOOH quỳ tím hoá đỏ. 0,25
Dùng phản ứng tráng gương đối với nhóm 1
CH3CH2CH=O tham gia phản ứng tạo kết tủa Ag, còn lại C2H5OH không
phản ứng
CH3CH2CH=O + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O 
CH3CH2COONH4 + 2Ag + NH4NO3 0,25
Dùng phản ứng tráng gương đối với nhóm 2
HCOOH tham gia phản ứng tạo kết tủa Ag. Còn lại CH3COOH,
CH2=CH-COOH không có hiện tượng.
HCOOH + 2AgNO3 + 4NH3 + H2O 
(NH4)2CO3 + 2Ag + 2NH4NO3
0,25
Dùng dung dịch Br2 tác dụng với 2 chất còn lại, chất nào làm mất màu
dung dịch Br2 là CH2=CH-COOH, chất còn lại là CH3COOH.
CH2=CH-COOH + Br2  CH2Br-CHBr-COOH. 0,25
3 Các phản ứng
(2,0đ) CH≡CH + H2  CH2=CH2
CH2=CH2 + H2  CH3-CH3
CH≡C-CH3 + H2  CH2=CH-CH3
CH2=CH-CH3 + H2  CH3-CH2-CH3
CH≡CH + 2AgNO3 + 2NH3  AgC≡CAg + 2NH4NO3
CH≡C-CH3 + AgNO3 + NH3  AgC≡C-CH3 + NH4NO3
0,125
CH2=CH2 + Br2  CH2Br-CH2Br
x8=1
CH2=CH-CH3 + Br2  CH2Br-CHBr-CH3
đ
Gọi x là số mol của ankin có trong Y.
nZ = 0,85 mol, nBr2 = 0,05 mol  nanken(Z) = 0,05 mol
0,25
Số mol H2 pứ = nX – nY = 1,4 – (nankin + nZ) = 1,4 – (x+0,85) = 0,55 – x
Bảo toàn liên kết pi ta có 0,25
0,2.2 + 0,1.2 + 0,15 = (0,55-x) + 2x + 0,05
Giải ra x = 0,15
nY = nankin + nZ = 0,15 + 0,85 = 1 (mol) 0,25
mY = mX = 0,2.26 + 0,1.40 + 0,15.28 + 0,1.30 + 0,85.2 = 18,1 (g)

0,25

Câu VII. (2,5 điểm)


Hỗn hợp E gồm 3 chất: X (là este của amino axit); Y và Z là hai peptit mạch hở, hơn kém nhau một
nguyên tử nitơ (đều chứa ít nhất hai loại gốc amino axit, MY < MZ). Cho 36 gam E tác dụng vừa đủ
với 0,44 mol NaOH, thu được 7,36 gam ancol no, đơn chức, mạch hở và 45,34 gam ba muối của
glyxin, alanin, valin (trong đó có 0,1 mol muối của alanin). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 36 gam E
trong O2 dư, thu được CO2, N2 và 1,38 mol H2O. Tính phần trăm khối lượng của Z trong E.

Câu VI Đáp án Điểm


(2,5) Qui đổi hỗn hợp E về C2H3NO x mol; CH2 y mol; H2O z mol
C2H3NO + NaOH → NH2-CH2-COONa
Ta có hệ 57x + 14y + 18z = 36
x = 0,44
3x + 2y + 2z = nH2O. 2
→ x = 0,44 ; y = 0,51 ; z = 0,21 0,5
Bảo toàn khối lượng → 36 + 0.44. 40 = 7,36 + 45,34 + mH2O
→ nH2O/peptit = 0,05 mol
Vậy mol este = 0,21 – 0,05 = 0,16 mol
NH2CH(R)-COOR1 + NaOH → NH2-CH(R)-COONa + R1OH
Vậy R1OH = 7,36: 0,16 = 46 là C2H5OH 0,5
Gọi số mol Gly-Na là a mol; Ala-Na=0,1 mol; Val-Na =b mol
97.a + 0,1.111 + b.139 = 45,34
a + 0,1 + b = 0,44
a = 0,31 và b =0,03
Vậy Gly- Na = 0,31 mol; Ala-Na = 0,1 mol; Val-Na = 0,03 mol
Mà số mol este = 0,16 mol nên este X phải tạo bởi Glyxin và C 2H5OH → X
là NH2CH2-COOC2H5 0,5
Vậy Gly-Na/peptit = 0,31 - 0,16 = 0,15 mol
Gọi peptit trung bình là Pn n = 0,28 : 0,05 = 5,6
→ có pentapeptit (Y) và hexapeptit (Z)
Gọi Y có x mol và Z có y mol
x + y = 0,05
5x + 6y = 0,28
x = 0,02 mol và y = 0,03 mol → Y có 0,02 mol và Z có 0,03 mol,
(tỉ lệ mol 2 :3)
0,5
Mà nGly : nAla : nVal = 15 : 10 : 3
15Gly = 2.3 + 3.3
10Ala = 2.2 + 3. 2
3Gly = 2.0 + 3.1
Vậy Y là Gly3Ala2 0,02 mol và Z là Gly3Ala2Val 0,03 mol
Vậy phần trăm khối lượng của Z là
0,5
0,03. (75.3 + 89.2 + 117 -18.5) : 36. 100%= 35,83%

You might also like