You are on page 1of 4

Lạm phát về thuyết tiền tệ.

Lý thuyết số lượng tiền tệ (quantity theory of money) là lý thuyết cho rằng có mối quan hệ trực tiếp giữa
cung tiền và mức giá chung trong nền kinh tế. Đồng nhất thức được sử dụng làm cơ sở cho lý thuyết số
lượng lần đầu tiên được Irving Fisher (1867-1947) đưa ra năm 1911, gọi là phương trình Fisher. Nó có
dạng :

MV = PT

Trong đó:

M là khối lượng tiền tệ

V là tốc độ lưu thông tiền tệ (số lần bình quân mỗi đồng tiền được trao tay để thanh toán các giao dịch
trong một năm )

P là mức giá chung (thường tính bằng chỉ số giá)

T là số lần giao dịch hay tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ cung ứng.

Trong ngắn hạn, ta giả sử tốc độ lưu thông tiền V không đổi. Và bằng các dữ
liệu trong quá khứ cùng các thông tin về tình hình hoạt động của nền kinh tế,
chúng ta có thể dự đoán được tốc độ gia tăng của sản lượng quốc gia Y.
Như vậy, từ phương trình (*) ta lấy log cả 2 vế, ta được:

ln(M.V) = ln(P.Y)
↔ lnM + lnV = lnP + lnY
↔ lnP = lnM + lnV - lnY
Vì V và Y có thể dự đoán được nên lnV và lnY cũng dự đoán được. Do đó hiệu
số (lnV - lnY) là biết trước hay là hằng số.
Đặt µ = lnV - lnY (const)
Ta suy ra: lnP = lnM + µ

Công thức trên nói lên rằng, tốc độ gia tăng của lượng cung tiền danh
nghĩa sẽ dẫn tới sự gia tăng tốc độ tăng của chỉ số giá với tỉ lệ 1:1. Chính vì vậy,
mà các nhà kinh tế học thuộc phái trong tiền, đặc biệt là Milton Friedman đã đưa
ra ý tưởng bằng cách việc kiểm soát mức độ cung tiền hoặc cung tiền với một
tốc độ không đổi; chúng ta sẽ kiểm soát được mức độ gia tăng của lạm phát.
LẠM PHÁT VÀ CHIẾN TRANH CÓ TÁC ĐỘNG GÌ ĐẾN NHAU KHÔNG?
Chiến tranh gây ra lạm phát. Lạm phát luôn gắn liền với các cuộc chiến tranh.

Cụ thể, nếu tiền lương không đủ để người lao động trang trải cho những nhu cầu sinh hoạt cơ
bản trong cuộc sống vì tình trạng lạm phát thì mức sống của họ sẽ giảm. Các vấn đề thiếu hụt sẽ
khiến nền kinh tế bị khủng hoảng nghiêm trọng.

Trong một số trường hợp, mọi người cũng có thói quen tích trữ hàng hóa, bao gồm cả thực
phẩm vì quan ngại giá tăng. Từ đó tạo ra tình trạng thiếu nguồn cung thực phẩm, người dân rơi
vào đói khổ. Cũng một phần do tăng giá quá mức nên tiền mặt hay tiền gửi tiết kiệm trong ngân
hàng có khả năng bị mất giá, thậm chí không còn giá trị bởi sức mua giảm đi rất nhiều. Vấn đề tài
chính của người tiêu dùng càng ngày càng xấu đi, không đủ tiền chi trả, đồng tiền mất giá,…
hoàn toàn có thể dẫn đến phá sản.

Tiền thu thuế cũng giảm do người tiêu dùng và doanh nghiệp đang vô cùng túng quẫn. Đến cuộc
sống hàng ngày của họ mà họ còn chưa thể đảm bảo thì dĩ nhiên việc đóng thuế coi như bất khả
thi. Điều này dẫn đến việc chính phủ không thể cung ứng các dịch vụ cơ bản để thực hiện các
hoạt động như bình thường.

Nước Đức rơi vào lạm phát trầm trọng nhất vào thời điểm tháng 10/1923 khi tỷ lệ lạm phát lê
tới 29.500%. Có nhiều người cho rằng tình trạng siêu lạm phát ở Đức xảy ra là do vấn đề nước
Đức đã chi trả quá nhiều cho chiến tranh. Tuy nhiên, nguyên nhân thực sự là do Chính phủ Đức
đã vay mượn để chi trả cho chiến tranh thay vì trả bằng đơn vị đồng mác thì phải dùng vàng –
ngoại tệ tương ứng. Khi Đức thất trận liên tục và không thể chi trả các khoản vay thì tình trạng
kinh tế nước Đức rơi vào trạng thái lạm phát phi mã.

Tháng 5/1949, tỷ lệ lạm phát tháng tại Trung Quốc là 2.178% và ngày là 11%. Khi đó, mệnh giá
tiền tệ lớn nhất là 6 tỷ Nhân Dân Tệ.
Chính quyền dân tộc Trung Quốc nắm quyền kiếm soát các ngân hàng và không ngừng in tiền để
chi trả cho cuộc chiến tranh với Nhật Bản và nội chiến chống lại lực lượng cộng sản của Mao
Trạch Đông.

Lạm phát còn có thể xảy ra khi niềm tin vào đồng tiền của một quốc gia bị mất, tức là khả năng
duy trì giá trị tiền tệ lưu thông trên thị trường của Ngân hàng Trung ương không còn, chẳng hạn
vào những giai đoạn chiến tranh.

CÂU HỎI TƯƠNG TÁC

1. TẠI SAO CÁC NƯỚC NGHÈO TRÊN THẾ GIỚI KHÔNG IN THẬT NHIỀU TIỀN ĐỂ TRẢ NỢ MÀ LẠI ĐỂ
BẢN THÂN LÂM VÀO CẢNH NỢ NẦN?

Đầu tiên, chính phủ các nước không thể in thêm tiền để trả nợ và chi tiêu vì họ không chịu
trách nhiệm về việc này. Chính phủ không in tiền, mà đây là một trong những công việc của
Cục Dự trữ Liên bang (Fed), tức ngân hàng trung ương Mỹ
Thứ hai, , Fed sẽ điều tiết nguồn cung tiền trong hệ thống tài chính để thúc đẩy nền kinh tế
tăng trưởng mà không kích thích áp lực lạm phát bùng lên. Trừ khi có sự gia tăng trong hoạt
động kinh tế tương xứng với lượng tiền được tạo ra, việc Fed in thêm tiền để giúp chính
phủ trả nợ sẽ khiến vấn đề lạm phát trở nên tồi tệ hơn.

In tiền là một công cụ mị dân hiệu quả để tạo ảo giác tăng trưởng GDP trong quần chúng,
trong khi đó, thứ đánh đổi lại là sự lạm phát. Vì thế, bên cạnh con số tăng trưởng GDP
6.81% được tô hồng, là lượng cung tiền (M2) tăng đến 16% tại Việt Nam vào cuối năm
2017 – nghĩa là chính phủ bơm vào thị trường 16% lượng tiền chỉ để đổi lấy 6.81% tăng
trưởng

2.

You might also like